Trai Hà Thành nhớ “Nác chè xanh Nghệ An”.

Tôi ở Nghệ An không đươc lâu như Ngô Minh Lương đã ở Hà Nôi, tổng cộng số lần lưu trú từ năm 1964,1965 và 1969 có lẽ sấp sỉ gần 2 năm ở Hưng Nguyên, Diến Thành, Diễn Châu, Thanh Chương và chủ yếu là ở nông thôn.
Ngày đó đang là thời kì chiến tranh phá hoại máy bay Mĩ ném bom ác liệt ngày đêm, kinh tế thời chiến rất khó khăn tôi không có cơ hội được thưởng thức các món đặc sản của địa phương. Nhưng đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ hương vị, ngữ cảnh của nước chè tươi (tiếng địa phương gọi là Nác chè) ở những nơi tôi đã qua.
Hồi đó cứ mỗi lần được rút về vùng sơ tán trong dân, tôi lại được thưởng thức hương vị Nác chè tươi (xanh) thơm ngọt chát. Nác chè đươc nấu trong nồi đất nung trên bếp củi có màu xanh tươi, lá chè phải là loại bánh tẻ, không già mà cũng không non và không bị dập nát. Sau khi uống hết mước đầu, ông chủ nhà lại ra sân múc một, hai gáo nước mưa (bằng sọ dừa khô) đổ vào nồi và để than om âm ỉ trước khi ra đồng làm ruộng..
Ấn tượng lâu quên còn bởi ngữ cảnh
quanh ấm chè, chả là cứ vào buổi sáng sớm khi nồi nác chè đã sôi, ông chủ nhà lại ra sát bờ rào gọi với sang nhà hàng xóm mời gọi sang thưởng thức Nác chè xanh. Tiếng gọi mang âm điệu địa phương rất ấn tượng, quả thực đến bây giờ tôi thật khó tả lại một cách chính xác.
Từ ngày đó đến nay tôi đã nhiều lần vào Nghệ An, nhưng chưa môt lần đươc thưởng thức lại Nac chè đúng trong khung cảnh như thế. Tôi tự suy diễn chắc bây giờ khó duy trì được như trước vì xóm làng beton, phố hóa gần hết. Làng xóm đâu còn cảnh rào, rậu để ới nhau sang uống Nác chè như xưa.
Nếu món “Bún thang” được Ngô Minh Lương coi là “Quốc khẩu” của gia đình Lương trên đất Hà Thành trong chi họ Cụ Quang và được Lương ưa thích. Thì hương vị và ngữ cảnh thưởng thức “Nác chè xanh Nghệ An” hồi đó, đối với riêng tôi được coi như “Quốc chè Nghệ An” trong những ngày tháng ít ỏi được sống ở đó thời chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.

Phạm Vĩnh.
(ảnh trên mạng)

Previous
Next Post »
2 Komentar
avatar

Trong quê Cháu có tục nấu nác chè xanh vào buổi trưa rồi mời hàng xóm xung quanh sát nhà mình đến uống.
Chè xanh không nấu bằng lá như ở Hà Nội mà thường nấu cả cành nữa. Chè thường được cắt từ vườn nhà vào sáng sớm để giữ được nhựa của cành chè.Chè nấu sôi một lát thì cho một gáo nước lã vào rối tắt lửa để hãm chè. Làm như thế này nước chè múc ta bát sẽ xanh, không đỏ. Mọi người vừa uống nác chè xanh vừa nói chuyện hoặc rít thuốc lào, vui lắm !

Balas
avatar

Vì Nghệ an chỉ là một tỉnh nên chăng chỉ gọi là "tỉnh chè" chứ không phải là "quốc chè".

Balas