Đón năm mới 2017, nhớ cụ Nguyễn Lam.
Trưa nay 31/12 ngày cuối cùng của năm 2016, chúng tôi
đến nhà ông con trưởng cùng cụ bà mẹ vợ và toàn gia bên vợ họp mặt kỉ niệm 95
năm ngày sinh cụ ông Nguyễn Lam (31/12/1921), cũng là đón năm mới 2017 luôn thể.
Năm nay ngoại trừ các thành viên đang bận công việc ở xa, còn lại những người
đang sinh sống tại Hà Nội thu xếp có mặt, tuy vậy cũng vắng mấy nguời bận trực cơ quan. Nhà tôi hôm nay cũng chỉ có hai ông bà, gia
đình cậu con trai đang ở xa không về được.
Cụ bà Nguyễn Thị Lan là một trong chín thông gia của cụ Quang trường thọ tới
bây giờ,
năm nay Cụ đã bước vào tuổi 92. Năm qua có thời đỉểm sức khỏe không được tốt phải nằm viện
ít lâu,
may sao nhờ thuốc thang chạy chữa kịp
thời nay đã ổn định. Thời
gian nằm Viện bà Kim Anh và hai
cháu Hồng Vinh, Hồng Phương đã vào Viện thăm hỏi tặng quà. Trước đó dịp Tết Bính
Thân ông bà Tiến Phượng đại diện chi họ đã đến chúc tết Cụ bà. Nghĩa cử ấy đã để
lại những cảm nghĩ tốt về con cháu Cụ Quang.
Nhân 95 năm ngày sinh Cụ ông cô con gái út đã giới thiệu dự thảo kịch bản tự
viết về một bộ phin ngắn, kể lại quá trình Cụ ông từ những ngày ở chiến khu Việt
Băc 1945, thời gian làm việc tại Hà Nội cho tới ngày qua đời (4/1990).
Kịch bản dựa trên những hình ảnh tư liệu của gia đình, những câu chuyện họ hàng và người thân cùng đồng nghiệp của hai cụ còn lưu giữ được. Trong đó có những bức ảnh quí hiếm được chụp cùng với gia đình, chụp với Cụ Hồ hay bức ảnh mới tìm thấy cố chủ tịch Phidel Castro tiếp chuyện Cụ ông Nguyễn Lam trong một chuyến công tác tại Cu Ba.(ảnh bên)
Kịch bản dựa trên những hình ảnh tư liệu của gia đình, những câu chuyện họ hàng và người thân cùng đồng nghiệp của hai cụ còn lưu giữ được. Trong đó có những bức ảnh quí hiếm được chụp cùng với gia đình, chụp với Cụ Hồ hay bức ảnh mới tìm thấy cố chủ tịch Phidel Castro tiếp chuyện Cụ ông Nguyễn Lam trong một chuyến công tác tại Cu Ba.(ảnh bên)
Về kịch bản phim có một vài tình tiết được Cụ bà nói rõ hơn, giải đáp để mọi
người thấu hiểu ngọn ngành sự việc. Mong muốn chung là có được một tư liệu hoàn chỉnh của gia đình,
giúp con cháu nhớ về ông cha.
Khi tôi viết vài dòng này trời đã ngả sang tối của ngày cuối năm 2016, như vậy chỉ còn hơn chục tiếng nữa là sang năm mới 2017. Năm qua gia đình thành viên nào cũng có ít nhiều nốt thăng trầm
do cuôc sống đem lại, năm tới sẽ còn có những áp lực thử thách mới. Tuy nhiên cũng
có những ấp ủ dự tính mới, đỏi hỏi nhiều tâm sức hơn.
Tới đây vào ngày 6/1, toàn gia sẽ chính thức có thêm thành viên mới sau ngày cô cháu ngoại út
sinh năm 1989 lấy chồng. Như vậy bước vào năm mới 2017 đã
có ngay tin vui mới, báo hiệu một năm mới nhiều niềm vui mới, tốt đẹp hơn.
Vĩnh Thắng
Đón năm mới 2017
Click vào Đồng hồ, xem lại click Play again
Chào năm mới 2017
Sức khỏe năm qua đã ổn định
Năm nay chắc sẽ tốt hơn.
Đón Tết Đinh Dậu thêm mạnh
giàu.
Tết năm nay nhà Thắng bớt
người.
Nhưng con cháu đầm ấm xứ
Tây.
Gia đình Nhu lần đầu ăn
Tết (*)
Thêm cháu Dim du học
Pháp về.
*****
Chúc mọi người hân hoan vui vẻ.
Dù trong nước, hay ở nước ngoài.
Vui công việc, càng chăm học tập.
Sức khỏe dẻo dai, đón Xuân sang.
Kim Anh
(*) dự kiến
Nỗi nhớ mùa đông
NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG
Dường như ai đi ngang cửa,
Gió mùa đông bắc se lòng,
Chút lá thu vàng đã rụng
Chiều nay cũng bỏ ta đi.
Nằm nghe xôn xao tiếng đời
Mà ngỡ ai đó nói cười
Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
Giờ đây cũng bỏ ta đi.
Làm sao về được mùa đông,
Dòng sông đôi bờ cát trắng
Làm sao về được mùa đông
Để nghe chuông chiều xa vắng.
Làm sao về được mùa đông,
Dòng sông đôi bờ cát trắng,
Làm sao về được mùa đông
Mùa thu cây cầu đã gãy,
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về…
(Phú Quang)
Sài gòn đón Năm mới 2017
Mùa lễ Tết, các tuyến đường trung tâm TP.HCM rực rỡ, lung linh hơn với đèn hoa nghệ thuật chào xuân Đinh dậu 2017.
Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, đèn màu đủ sắc đón chào năm mới lại tràn ngập khắp các tuyến đường trung tâm TP.HCM, mang mùa xuân đến gần hơn với người dân thành thị.
Các tuyến đường Lê Duẩn, Lê Lợi, Đồng Khởi… lung linh đèn hoa với những hình ảnh cách điệu hoa mai, hoa đào, hoa sen, sao vàng, nón lá, chợ Bến Thành…
Công trình đèn đường sử dụng kinh phí từ nguồn xã hội hóa công khai, đa dạng thiết kế, với đơn vị chủ trì thực hiện là Công ty Viễn Đông, phối hợp cùng Công ty Tiếp thị Vi Na. Đây được xem là bước tiến mới của UBND TP.HCM nhằm góp phần xây dựng thành phố ngày càng đẹp hơn.
Tuyến đại lộ Lê Duẩn từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn đến Dinh Thống Nhất được trang trí đèn màu ấn tượng, lộng lẫy với hình ảnh sao vàng sáng rực.
"Mỗi khi Tết đến, tôi thấy thành phố được trang hoàng rất đẹp nhưng chưa năm nào rực rỡ như năm nay. Được biết, Tết dương lịch thành phố không bắn pháo hoa nên gia đình chúng tôi sẽ cùng nhau xuống phố ngắm đèn đường, tham gia các hoạt động lễ hội ánh sáng chào năm mới", chị Ngọc Hà sống tại quận 3 chia sẻ.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ sáng rực với thiết kế cổng hình vòm "Chúc mừng năm mới 2017", gây ấn tượng không kém so với các nước trong khu vực.
Đường Phạm Ngọc Thạch, đoạn từ Hồ Con Rùa đến Nhà thờ Đức Bà lung linh sắc màu của đèn LED thiết kế hiện đại, tiết kiệm điện với độ an toàn cao.
Đường Đồng Khởi, một trong những con đường lâu đời nhất Sài Gòn, được trang trí với hình ảnh mai vàng và nón lá - hình ảnh đặc trưng của người dân Nam Bộ.
Với sự sáng tạo, đổi mới không ngừng, việc trang trí đèn đường năm nay đã mang lại cho Sài Gòn một diện mạo mới, thú vị và ấn tượng hơn.
Bên cạnh đó, để chào đón năm mới, TP.HCM còn tổ chức chương trình chiếu sáng nghệ thuật 3D và sự kiện đếm ngược thời khắc giao thừa tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.
(Theo Zing)
MỪNG SINH NHẬT EM TUẤN
Anh chị Lương&Phương chúc mừng Sinh nhật em lần thứ 54 và có chuyến đi Cực Bắc vui vẻ, thú vị !
Bình luận văn học
Lời nói đầu : Bình luận và phê bình văn học là món "ăn " không thể thiếu được trong sinh hoạt văn học, hai thể loại trên giúp cho người đọc nâng cao kiến thức văn học và hướng đạo cho người đọc tiến tới chân, thiện, mỹ. Rất tiếc mấy chục năm gần đây thể loại này ít được đăng tải. Bài viết được sưu tầm duới đây thể hiện rõ điều muốn nói :
Bãng
ch÷
*
Chia xa råi anh míi thÊy em
Em vÒ t¨ng ®Çy cong khung nhí
Mua mÊy mïa, m©y mÊy ®é thu
Vuên thøc mét mïi hoa ®i v¾ng
Em vÉn ®©y mµ em ë ®©u
ChiÒu ¢u L©u
bãng ch÷ ®éng ch©n cÇu
Lª §¹t
Khúc xạ của công phu chữ nghĩa –
Lời bình của Phạm Minh Trị :
Hình
như nhip điệu của từng câu thơ cuốn người đọc đi theo cách dùng câu chữ. Chưa
kịp hiểu ngữ nghĩa đã bị cái bóng ma mị của chữ dẫn dụ. Người đọc có cảm giác,
tác giả có nén cái công phu trong một cái lo xo cảm xúc
Câu
mở đầu : Chia xa rồi anh mới thấy bóng em,
nghiêng về sự thức nhận, đánh giá, mang nét sắc sảo của tư duy nhưng lại
nhẹ về cảm xúc. Nếu có độ lùi cần thiết – chia xa – sẽ nhận thấy rõ ràng, chính
xác hơn – mới thây . Những vẻ đẹp của em ngày chưa chia xa vẫn hiện hữu sao anh
chưa nhận thấy, chi khi cách xa ta mới thấy vẻ đẹp thánh thiện, tinh khiết cuả
em – như một thời thơ thiếu nhỏ. Một
hoán dụ mới lạ được tác giả kết dính hài hòa cùng phụ âm đầu được lập lại ba lần
( thời thơ thiếu ) vừa gợi sự suy tư, vừa tạo dòng nhạc tình rất hay và độc đáo
Thời
quá khứ nhập chồng thời hiện tại, cái hiện tại soi tỏ cái đã qua. Sự chia xa ở
đây đâu cứ phải là sự chia xa của một thời ly loạn. Vì thế em về mới : Trăng đầy cong khung nhớ . Tác giả dùng
từ rất lạ đã đầy rồi lại cong mà cong trong khung nữa - Khung
nhớ… Nỗi nhớ được tác giả cô đặc , tác giả dùng biện pháp chuyển đổi tính
chất đặc trưng của sự vật. Các tính từ Đầy,
Cong tạo cảm giác viêm mãn, khêu gợi, xui khiễn người đọc tưởng tượng. Đặc
biệt nét cong mong tròn, mỡ màng, mướt mát được ướp ủ trong khung nhớ, được bọc
bởi một màng ánh trăng vàng Em về đem
đến cho anh trọn vẹn đủ đầy. Bởi em đã xa : Mưa
mấy mùa, mây mấy độ thu rồi Phụ âm
mờ-m được lặp năm lần trong một câu thơ bảy chữ. Rất giầu tính nhạc. Đằng sau
sự giầu có về nhạc điệu kia là tầng tầng lớp lớp nỗi nhớ cứ chồng xếp lên nhau,
theo thời gian, theo mùa , theo thời tiết. Bởi thế khi em về mới sung mãn căng
tràn, ăm ắp đủ đầy, khơi gợi mà thanh khiết lại lùng . Khiến cho : Vường thức
dù mùa hoa đi vắng. Em thật quả không thể thiếu trong anh, trong không gian,
thời gian trong cỏ cây hoa lá, trong cuộc đời này, Vì sao vườn lại thức được
khi vắng mùi hương của hoa nở ? Bởi vì em là hương, sự tinh khiết được chắt lọc
của đất trời nắng mưa. Chỉ có về vườn mới thực sự thức – em là linh hồn là sự sống
Em
mơ hồ mờ mờ ảo ảo như làn hương, ánh trăng cảm nhận thấy mà khó nắm bắt em vẫn
về đây mà em ở đâu. Từ nỗi nhớ tác giả
nâng thành nỗi khát khoa ước vọng. Em chính là hồn quê, hồn đất là nét đẹp của
cội nguồn văn hóa : Chiều Âu Lâu bóng chữ
động chân cầu
“ Bóng chữ “ một bài thơ bảng lảng
khói sương, ám ảnh người đọc bằng sự khúc xạ của công phu chữ nghĩa
MỪNG GIÁNG SINH 2016
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)