Tự sự:Tháng bẩy thật là đặc biệt


Như đã biết tháng bẩy này là một tháng đặc biệt với nhà mình. Tháng có ngày kỉ niệm sinh nhật của người đã có kỉ lục chiếm giữ “thứ hạng nhì” từ trên 70 năm nay Phạm Kim Anh (6.7.) và ngày kỉ niệm “Hoàng đạo” của người “xếp hạng chót”, không có người soán ngôi cũng đã gần 60 năm nay Phạm Vĩnh Tiến, (lại rơi vào đúng ngày có toàn con số bẩy “Bẩy giờ, thứ bảy, mồng bẩy, tháng bẩy, năm 2007).
Vậy thế nên mới là đặc biệt, hiếm có (nghe đâu mấy chục năm mới có một lần như thế).
Đúng là đặc biệt vì theo như bài thơ vần chan chứa tình cảm của Tiên sinh Đoàn Đình Hải đã tổng kết, trong hai ngày này có lời chúc mừng nồng nhiệt, thắm thiết của tất cả thành viên gia đình qua thư từ, văn, thơ, ảnh chụp, điện thoại, tin nhắn và có cả lời chúc rất giống câu khẩu hiệu chào mừng một ngày quốc lễ...Những lời chúc ấy đã được gửi từ nơi xa xôi tận miền phương Bắc (Matxcơva), từ thủ đô Hà Nội, tới miền Nam đất nước (Tp.Hồ Chí Minh).
Lại có cả những lời chúc từ những cuộc viếng thăm trực tiếp với qùa tặng là hoa tươi, soài vườn và dép mới…
Xem ra như thế thì quả thật là rất đặc biệt, hiếm có thật.
Hòa vào tháng bẩy đặc biệt này, lại là một tháng có những ngày kỉ niệm đáng ghi nhớ của chỉ riêng mình tôi, với một sự trùng lập đến ngạc nhiên. Rõ ràng là không xếp đặt trước, nhưng cũng không vì thế mà kém phần lí thú.
Điều đó sẽ được minh chứng trong mấy dòng thống kê dưới đây:
Ngày 2 và 3.7.1963, thi Đại học.
Ngày 04.7.1963, vào Đoàn Thanh niên.
Ngày 05.7.1963, vào bộ đội.
Ngày 17.7.1977, chuyển ngành lần thứ nhất
Ngày 17.7.1979, tái ngũ QĐND Việt Nam thời chiến tranh biên giới Việt -Trung.
Ngày 17.7.1981, chuyển ngành lần thứ hai.
Với mỗi ngày ấy là một cái mốc, đánh dấu sự biến chuyển trong từng khoảng thời gian của một quãng đường dài hơn 43 năm từ một anh lính trẻ (1963), cho tới ngày nghỉ hưu (2006) của một viên chức cần nẫm, bình thường như biết bao nhiêu người khác.
Ngẫm ra tháng bẩy như thế quả thật là rất đặc biệt, với chỉ riêng mình tôi.

Phạm Vĩnh Thắng
Ảnh trên: Suy ngẫm (chụp tối 17.7.2007, tại tư gia)

TÌM HIỂU VIỆC XẾP HẠNG CÁC TRANG WEB

TÌM HIỂU VIỆC XẾP HẠNG CÁC TRANG WEB

Nhìn vào mục dưới lịch 2007 phía trái trang chính của Blog GĐ-PV, chúng ta thấy có ghi kết quả đánh giá hàng ngày Web Blog này.Thí dụ ngày hôm nay 17/7/2007 ghi là: 1493 Blogpatrol.com; Rank:19; Links in 80,298 Review 4*5 Powered by@Alexa.Chúng ta thử tìm hiểu xem dòng thông tin đánh giá xếp hạng trang Blog -GĐ
PV có ý nghĩa gì ?
a/ Số liệu đầu tiên do một tổ chức quản lý Blog có tên là Blogpatrol ghi nhận ngày 17/7/2007 Blog GĐ-PV có 1493 lượt ngườ truy cập, chắc chủ yếu là các thành viên trong dòng họ Phạm nhà ta.
b/ Trên thế giới hiện nay để xác định thứ hạng của các trang web, hầu hết dựa trên sự đánh giá của Alexa.com.
Alexa là tên một Công ty thành lập năm 1996 và được Amazone.com - tập đoàn bán lẻ trực tuyến lớn của Mỹ mua lại, mục đích ban đầu là giúp cho người tiêu dùng có thể truy cập được những website phổ biến trên mạng, sau còn thống kê để nắm được thị hiếu của Người tiêu dùng từ đó đưa ra danh sách xếp hạng những website theo mức độ phổ biến và được truy cập nhiều nhất.Chỉ số thứ hạng của website gọi là Alexa ranking được biểu thị bởi hai yếu tồ là số trang web người dùng xem(Page views) và số người truy cập(Reach), các số liệu này đã được thống kê theo ngày và tính giá trị trung bình trong thời gian 3 tháng gần nhất, từ đó tính ra chỉ số Alexa, và được cập nhật tự động phản ánh xu hướng thay đổi theo chu kỳ 3 ngày một lần .Vì vậy số liệu trên có nghĩa là
ngày 17/7/2007 trang web Blog GĐ-PV thuộc vào trang web chính www.blogger.com được xếp hạng thứ 16 trên thế giới ( lưu ý là không phải trang web của dòng họ nhà ta xếp thứ 16 trên thế giới, mà là chính trang web chủ blogger.com xếp thứ 16 trên thế giới) và liện kết ( Link in) với 80290 các trang web khác có trên thế giới . Còn Review(Bình luận) xếp hạng 4 sao rưỡi ?(chưa rõ tiêu chí bình luận )
Việc đánh giá của Alexa đối với các trang web trên thế giới cũng đang còn có tranh luận về tính chính xác bởi vì những lý do chính sau :
- Alexa chỉ đánh giá mức độ truy cập ở domain chính , thí dụ như Blog của chúng ta khởi thảo từ trang web chính blogger.com, nên chỉ đánh giá theo web chính là Blogger.com. Ngày 30/12/2006 trang webVNexpress tờ báo điện tử hàng đầu của VN đã được Alexa xếp hạng thứ 189 trong bảng xếp hạng trên toàn cầu , do chất lượng nội dung thông tin và số lượng đông người truy cập trong và ngoài nước.Vì vậy VNexpress đã đoạt giải cúp vàng về CNTT và Truyền thông của Hội Tin Học VN năm 2006. Lưu ý là theo đánh giá của Alexa nhiều năm qua thì các trang web nổi tiếng hàng đầu trên thế giới là Yahoo, Microsoft Network (MSN), Google, My - Space và YouTube...Nhưng thứ hạng lên xuống là hiện tượng bình thường.
- Chỉ có các máy tính có cài công cụ Alexa Toolbar ( dữ liệu thu thập từ thanh công cụ ) mới thống kê được.
- Các website trên thế giới viết bằng các ngôn ngữ khác nhau, Alexa phản ánh khá chính xác với các web viết bằng tiếng Anh, còn tiếng Việt thì chưa rõ mức độ phản ảnh đã đúng hoàn toàn chưa ?
- Ngoài ra cần tham khảo thêm sự đánh giá trong nước của các Tổ chức có uy tín như Hội Tin Học , các Công ty Nghiên Cứu thị trường (Marketing Research Co., Ltd), thí dụ vừa qua ở VN Công ty AC Nielsen (Mỹ ) đã tiến hành khảo sát đánh giá sơ bộ thứ hạng các trang web ở VN. Có lần một phóng viên nữ nào đấy của Báo Tuổi trẻ cũng định viết một bài về Blog GĐ -PV rồi cũng lặn tăm ?
Chúng ta đều biết VNexpress ra đời cách đây gần 7 năm( ngày 26/2/2001) có tới 80 phóng viên làm việc full - time ở TpHN và cả TpHCM và rất nhiều cộng tác viên part-time trong và ngoài nước, liên tục cải tiến và phấn đấu không ngừng mới lọt được vào top 200 website của Thế giới .Tuy chưa dám so sánh , nhưng cảm nghĩ Blog GĐ-PV mới ra đời chưa đầy 8 tháng( 23/12/2006), không có ban biên tập, không có phóng viên chuyên nghiệp, các blogger chủ yếu là các cụ già Khốt đã về hưu., với kiến thức IT kiểu sơ đẳng, viết bài không lương mà giữ được đến ngày nay là một sự tiến bộ nhỏ bé trong việc tập sự ứng dụng nhanh chóng thành quả của CNTT và truyền thông cho gia đình và họ hàng, thêm một món ăn tinh thần bổ ích.
P.V.D
(Tản mạn một chiều mưa )

MỜI CÁC THÀNH VIÊN HỌ PHẠM THAM GIA

Theo Báo Tuổi Trẻ ngày hôm nay 11/7/2007 có đăng bài về việc tổ chức NewopenWorld mở cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên của Thế giới,sau cuộc bình chọn 7 kỳ quan nhân tạo đượccông bố ngày 7/7/2007 vừa qua xem kỹ chi tiết trang web: www.natural7wonders.com để nắm vững thủ tục.Cuộc bình chọn này sẽ tiến hành qua hai giai đoạn : giai đoạn 1 là mọi người trên toàn thế giới đề cử các kỳ quan thiên nhiên do mình lựa chọn đến Ban Tồ Chức qua email , giai đoạn 2 là tuyển chọn ra 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới và kết quả cuối cùng sẽ đượccông bố vào ngày 8/08/2008 .Nước ta có nhiều cãnh quan thiên nhiên nổi tiếng như : Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng..., theo tôi để tập trung có kết quả có lẽ chỉ nên chọn một cảnh quan là Vịnh Hạ Long, vì dễ được mọi người chấp thuận cả trong và ngoài nước.Chắc các thành viên họ Phạm từ già đến trẻ cũng dễ thống nhất để tham gia cuộc chơi này vì nhẹ đầu , giống như nhiều người VN đã tham gia bình chọn cho Hoa Hậu Mai Phương Thúy để lọt được vào vòng chung kết cuộc thi Hoa Hậu Thế Giới vừa qua.
P.V.D
Phổ biến kinh ngiệm đề cử :
Tôi đã bình chọn cho Vịnh Hạ Long on-line vào ngày 12/7/07 và đã được BTC phản hồi ghi nhận đề cử của tôi. Hiện nay trên Báo Tuổi Trẻ có hướng dẫn chi tiết, qua kinh nghiệm tôi gợi ý đề các thành viên của họ Phạm nhà ta có thể tham gia cuộc chơi thuận tiện:
Bước 1 : Truy cập trang web :www.natural7wonders.com, xuất hiện thanh địa chỉ "Address" click vào Enter
Bước 2 : Xuất hiện trang hướng dẫn cách bầu chọn , nhấn nút"Make your nomination" ở cuối trang để
đề xuất những kỳ quan trên thế giới muốn đề cử.Khi đó xuất hiện một loạt ô, mà hai ô đầu tiên để đánh địa chỉ email của người đề cử, đánh hai lần,click vào ô thứ ba để chọn quốc gia muốn đề cử như VN .
Bước3 : Xuất hiện 7 dòng để điền 7 kỳ quan muốn đề cử (biết đến đâu thì đề cử đến đâý,BTC chấp thuận
chỉ cần 1 đề cử mà mình thích nhất. Ở dòng đầu tiên , ô đầu tiên ghi đề cử Vịnh Hạ Long (Ha Long bay) chọn phân loại kỳ quan dự định đề cử ( có 15 loại, Vịnh Hạ Long có thể là Địa điểm địa lý ( Geological site). hay là Địa điểm thiên nhiên tiền sử ( prehistoric natural site ).......
Bước 4 : Click vào " Submit" để gửi đề cử đi .
Bước 5 :Trở lại trang web mà người đề cử thường sử dụng để gửi mail (Yahoo.com,Yahoo.com.vn hay
Gmail.com) sẽ có phản hồi từ Ban Tổ chức gửi vào địa chỉ mail của mình. Click vào đường liên kết web
mầu hồng xuất hiện trong mail này, sẽ trở lại trang web :www.natural7wonders.com xác nhận việc đề cử của ta đã hoàn tất.

KẺ KHEN NGƯỜI CHÊ, BIẾT NGHE NGƯỜI NÀO?

KẺ KHEN NGƯỜI CHÊ, BIẾT NGHE NGƯỜI NÀO?

Xin giới thiệu toàn văn bài dưới đây được đăng trên báo Điện tử Dân trí số ra tối nay 10.7.2007, để tham khảo
UNESCO PHÊ PHÁN DANH SÁCH 7 KÌ QUAN MỚI CỦA THẾ GIỚI

.

Người phát ngôn của Tổ chức Giáo dục - khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Sue Williams, thẳng thừng rằng: “Cuộc bình chọn này đáp ứng những tiêu chí và mục đích khác với UNESCO trong lĩnh vực di sản”.
Và bà khẳng định: “Chúng tôi có cái nhìn bao quát hơn”.
Cuộc bầu chọn 7 kỳ quan mới của thế giới do một tổ chức tư nhân của Thụy Sỹ phát động vào đầu năm 2007, cho phép người tham gia chọn 7 trong số 21 “ứng cử viên” đã được một ủy ban đánh giá của tổ chức này chọn lọc từ 77 “ứng cử viên” trên khắp thế giới.
Hôm thứ bảy vừa qua 7/7, nam diễn viên người Anh Ben Kingsley và nữ diễn viên Mỹ Hillary Swank đã công bố danh sách 7 kỳ quan mới của thế giới, trong một buổi lễ tại Sân vận động Ánh sáng ở Lisbon, Bồ Đào Nha, và được truyền hình tới khoảng 1,6 tỷ khán giả trên hơn 170 quốc gia.
Danh sách 7 kỳ quan mới của thế giới gồm có: Vạn lý trường thành của Trung Quốc, Đền Taj Mahal của Ấn Độ, thành cổ Petra ở Jordan, Đấu trường Colosseum của La Mã cổ đại, tượng chúa Jesus nhìn ra Rio de Janeiro, Brazil, Machu Picchu ở Peru và Chichen Itza ở Mexico.
Tuy nhiên, Christian Manhart, nhân viên phụ trách báo chí của UNESCO, lên án cuộc bình chọn trên, và cho rằng nó đã gửi một “thông điệp tiêu cực tới đất nước mà địa danh của họ không được lọt vào danh sách” 7 kỳ quan mới của thế giới.
“Tất cả những kỳ quan này đều đáng được hưởng một vị trí trong danh sách, nhưng điều làm chúng tôi không hài lòng là danh sách chỉ giới hạn có 7 kỳ quan”. Ông chỉ ra rằng, “thời xưa 7 kỳ quan là đủ, nhưng thế giới cổ đại nhỏ hơn thế giới của chúng ta ngày nay rất nhiều”.
Cuộc bình chọn trên là ý tưởng của nhà làm phim kiêm phụ trách bảo tàng Bernard Weber, sau khi những bức tượng Phật khổng lồ của Afghnistan tại Bamiyan bị quân Taliban phá hủy vào năm 2001. Một phần tiền thu được từ buổi lễ hôm thứ bảy sẽ dùng cho việc xây dựng lại những bức tượng trên.
Tuy nhiên theo Manhart, “UNESCO không ủng hộ việc xây dựng lại tượng Phật”, bởi chính những gì còn sót lại của các bức tượng mới làm nên giá trị của nó. Và nếu xây dựng những bức tượng mới, những gì còn sót lại sẽ bị phá hủy. Ngoài ra, theo Manhart, cũng rất khó có thể xây dựng lại được “tượng thần” của một đất nước.
Còn đối với cuộc bình chọn 7 kỳ quan mới của thế giới, Ai Cập, nước có Kim tự tháp Giza, kỳ quan của thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại, cũng lên án kịch liệt. Họ cho rằng danh sách kỳ quan mới hoàn toàn không có giá trị gì. “Cuộc bình chọn không có giá trị gì bởi số đông không làm nên lịch sử”, Zahi Hawass một quan chức phụ trách các di tích của Ai Cập nhận xét.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng không phát sóng lễ công bố 7 kỳ quan mới hôm 7/7 vừa qua, khiến hàng ngàn khách du lịch tới thăm Vạn lý trường thành hoàn toàn không hay gì về “danh hiệu” mới của nó.
“Như thường lệ, có rất nhiều khách tham quan tới đây vào ngày hôm nay, nhưng tôi không nghĩ họ đến là do Vạn lý trường thành được bầu chọn là một trong những kỳ quan mới của thế giới”, Hu Yang, một quan chức phụ trách đoạn Vạn lý trường thành gần Bắc Kinh cho biết.
Tuy nhiên, người dân Ấn Độ lại mở tiệc, bắn pháo hoa ăn mừng bên ngoài Taj Mahal, ngôi đền có từ thế kỷ 17 do vua Mughal xây dựng để tưởng nhớ đến người vợ quá cố của mình.
Còn tại Jordan, Faruq Hadidi, Bộ trưởng du lịch cho biết, khách du lịch đến thăm thành cổ Petra tăng “gấp đôi”. Và tại Peru, hàng trăm người tụ tập thành hàng dài gần 2,5km ở gần Machu Picchu để mừng chiến thắng.
Hàng ngàn người Mexico hò reo, vẫy cờ và đổ về kim tự tháp ở Chichen Itza, hân hoan trong niềm vui khi địa danh được xướng tên trong danh sách 7 kỳ quan mới của thế giới.
Và ở Rio de Janeiro, hàng trăm ngàn người nhảy múa, hát mừng bức tượng chúa Jesus của họ được bầu chọn là một trong 7 “kỳ quan” mới của thế giới.

Nguyên Hạ
Theo AFP


TIN NHANH VỀ 7 KỲ QUAN MỚI CỦA THẾ GIỚI

TIN NHANH VỀ 7 KỲ QUAN MỚI CỦA THẾ GIỚI
Theo rõi Báo, Đài gần đây, chắc các thành viên trong dòng họ Phạm chúng ta cũng đã biết đến 7 kỳ quan Thế giới mới đã được Ban Tổ Chức New7wonders do nhà thám hiểm Thụy Sĩ Benard Weber phát động từ năm 1999 và được một Ủy Ban các chuyên gia do Nguyên Chủ tịch UNESCO ngài Federio Mayor công bố kết quả do gần 100 triệu người trên Thế Giới tham gia bình chọn qua Internet hay Điện thoại, (không kể những cuộc vận động hậu trường) danh sách tuyển chọn cuối cùng tại buổi lễ long trọng tổ chức tại sân vận động Benfica ở Thủ đô Lisbon (Portugal - Bồ Đào Nha) vào 9 giớ tối ( tức 4 giờ sáng VN ) đúng ngày "vàng" 7/7/2007 là : Thành phố đá cổ PETRA của Jordan Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc;Lăng Taj Mahal của Ấn Độ, Kim tự tháp Chichen Itza của Mexico;Tượng Chúa Cứu Thế -Jesus của Brasil; Đấu trường La Mã Colosseum của Ý và Di tích Machu Picchu của Peru .
Đầu năm 2006 có tới 200 công trình được đề cử, vào giai đoạn cuối 7 kỳ quan đã được chọn trên 21 công trình vào chung kết , cuộc bình chọn lần này đã thu hút từ các nguyên thủ quốc gia đến người dân thường. Có thể giới thiệu sơ qua vài nét về 7 kỳ quan trên như sau :
1.Vạn Lý Trường Thành(Trung Quốc) được xây dựng từ năm 220 trước Công Nguyên và từ năm 1368
- 1644 sau Công Nguyên, đó là bức tường đá nhân tạo do nhân dân Triung Quốc xây dựng để tạo nên
trường thành vĩ đại ngăn cản sự xâm chiếm của Quân Mông Cổ ở phía Bắc

2.Thành phố cổ Petra (Jordan ) ( được xây dựng từ năm thứ 9 trước Công Nguyên cho đến năm 40 sau Công nguyên ) tọa lạc gần Sa mạc Ả Rập. Petra là một thành phố có một thời rực rỡ thời Vua Aretas IV của Đế chế Nabataean. Những bậc thầy về công nghệ nước, đã thiết kế và xây dụng nhiều đường ống dẫn nước lớn từ các đài chứa nước để cung cấp cho thành phố. Ở đây còn có một nhà hát, thiết kế theo kiểu kiến trúc Hy Lạp-Petra có thề chứa được 4000 người . Quảng trường Palace Tombs của Petra với
thánh đường Hellenistic cao 42 m đối diện với Tu viện El-Deir, là những công trình kiến trúc tiêu biểu theo phong cách Trung Đông.
3. Tượng Chúa Cứu Thế Jesus ( Brasil )) ( được khánh thành ngày 12/10/1931) . Bức tượng nổi tiếng này cao 38m, nằm trên đồi Corvocado, nhìn xuống toàn bộ thành phố Rio de Janeiro, do kiến trúc sư Brasil Heitor da Silva Costa thiết kế và Nhà điêu khắc người Pháp Paul Landowski xây dựng.
4. Di tích Machu Picchu (Peru ) (được xây dựng từ năm 1460 - 1470) . Vào thế kỷ thứ 15 Hoàng đế Pachacutec của dân tộc Inca xây dựng một thành phố trên núi cao gọi là Machu Picchu, nằm sâu trong rừng Amazone trên sông Urubamba. Nhiều năm bị bỏ hoang do có dịch sốt đậu mùa, sau khi quân Tây Ban Nha xâm chiếm thành phồ này bị lãng quên gần 3 thế kỷ, sau được khôi phục lại, vì vậy còn có tên gọi là Phế tích Machu Picchu.
5. Kim tự tháp Chichen Itza ( Mexico) ( được xây dựng trước 800 sau Công Nguyên ), đó là thành phố thánh đường cổ nổi tiếng của dân tộc Maya. Xung quanh còn có các công trình kiến trúc nổi tiếng khác là Tháp Kukulkan, Đền Chac Mool, Hội trường có 1000 chỗ ngổi, Quảng trường ngoài trời của các tù nhân.
6. Đấu trường la Mã Colosseum ( Italy), được xây dựng vào năm 70 - 80 trước Công Nguyên tọa lạc giữa Thủ Đô Rome của Ý , xây theo thiết kế của Colosseum thời Đế che71 La mã. Đó là mốt quảng trường lớn để thi đấu và thế thao nổi tiếng.
7. Lăng Taj Mahal ( Ấn Độ) ( được xây dựng vào năm 1630 sau Công Nguyên ), đó là một Lăng tẩm vĩ đại được xây dựng theo lệnh của Shah Jahan, Hoàng đế thứ năm của triều đại Muslim Mogul để tưởng nhớ đến người vợ bé yêu quí . Lăng được xây bằng đá cẩm thạch, bao quanh bởi những công viên cây xanh rất đẹp .
Chúng ta còn nhớ 7 kỳ quan thế giới cũ do nhà văn Hy Lạp Antiperter nêu ra từ thế kỷ thứ 2 trước Công
Nguyên, chủ yếu theo nhãn quan của người Hy Lạp, và chỉ quan tâm đến các công trình nổi tiếng nằm trong vùng Địa Trung Hải và vùng Trung Đông là :
1 Vườn treo Babilon ( không còn)
2. Hải đăng Alexandria ( không còn)
3. Tượng thần Zenus ở Olympia( không còn )
4. Đền Arrtemis ở Ephesus,Tiểu Á ( Thổ Nhĩ Kỳ - Không còn )
5. Lăng mộ Vua Maussollos tại Halicarmassus, chúa tể xứ Caria, vùng vịnh Percic ( không còn )
6. Bức tượng khổng lồ thần mặt trời Helios do người Hy Lạp dựng lên tại một cảng gần đảo Địa Trung Hải ( không còn )
7. Kim tự tháp Giza, một kết cấu bằng đá khổng lồ gần thành phớ cổ Menphis, nơi chôn Pharaoh Ai Cập Khufu ( còn tồn tại )
Hy vọng sắp tới ngành du lịch VN sẽ có các tour dẫn chúng ta đến thăm các kỳ quan thế giới mới nêu trên. Tuy vậy hiện nay dư luận quốc tế còn cho kết quả bầu chọn trên chưa phản ánh đánh giá đầy đủ của nhân dân toàn cầu, vì việc bầu chọn thông qua mạng Internet, nên có một số nước do vận động nên số người tham gia bầu chọn đông, một số nước khác thì nhiều người chưa tham gia bầu chọn. Do đó có nhiều công trình nổi tiếng khác xứng đáng là kỳ quan thế giới đã chưa xét tới như Tháp Eiffel - Pháp ,
Tượng Nữ thần tự do(Mỹ), Nhà hát Con sò Sydney (Úc), đảo Phục sinh ( Chile).... Thậm chí đại diện của tổ chức UNESCO còn cho rằng chương trình bầu chọn của Bernard Weber đi ngược lại với tiêu chí và mục tiêu về bảo tồn các di sản văn hóa của thế giới theo chức năng của UNESCO. Chúng ta hãy chờ xem ...?



The Great Wall China
Petra , Jordan
The Christ Redeemer, Brazil
Machu Picchu, Peru




( Tham khảo : www.new7wonders.com )

P.V.D

Chúc mừng

Chúc mừng
Nhiệt liệt chúc mừng cuộc hội ngộ của 5 Tiến sĩ và một nữ doanh nhân tài giỏi, thế hệ con cháu cụ Phạm Vĩnh Bảo và cụ Phạm Vĩnh Quang tại Tp. Hồ Chí Minh nhân kỉ niệm ngày sinh của Dr. Phạm Vĩnh Tiến vào ngày 7.7.2007 lịch sử, đã thành công tốt đẹp.

Phạm Vinh Thắng

HỘI NGỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chiều ngày 7/07/2007 cuộc hội ngộ họ Phạm tại trang trại của GS-TS Toán Cơ Ngô Thành Phong & PGS - TS Sinh Học Phạm Ánh Hồng( con Cụ Phạm Vĩnh Bảo ) ở Thành phố Hồ Chí Minh , có mặt các Ông Bà Phạm Vĩnh Tiến& Phạm Minh Phượng và Phạm Vĩnh Di & Đỗ Thị Kim Chi để mừng nhà mới và sinh nhật lần thứ 60 của Ô. Phạm Vĩnh Tiến .

P.V.D

Chúc mừng

NHIỆT LIỆT CHÚC MỪNG KỈ NIỆM 59 NĂM
NGÀY SINH Dr.PHẠM VĨNH TIẾN (07.7.1948)
( Ảnh chụp năm 2006 tại Sở Kiện- Hà Nam, nơi ông Tiến được sinh ra )

Thư Matxcơva

Thư Matxcơva
Matxcơva 3.7.2007
Những ngày này ở Matxcơva cũng đang bắt đầu bước vào đầu hè, trời không nóng đến 35,36 độ như ở Việt Nam, nhưng cũng bắt đầu có nắng, người ta đổ xô nhau phơi nắng nơi các bãi cỏ vườn hoa công viên. Vào tháng này từ rất xa nhà, tôi vẫn nhớ chỉ còn vài ngày nữa là tới kỉ niệm ngày sinh của bác Phạm Kim Anh (6.7.1936) và của chú Phạm Vĩnh Tiến (7.7.1948).
Bác Kim Anh như chúng ta đã biết là thứ hai trong một gia đình đông đúc có tới 9 người con, với 5 trai và 4 gái. Bác sinh năm Tý, tục truyền người tuổi Tý là giàu lòng vị tha, có thiên hướng về thơ văn. Tôi còn nhớ khi ông bà ngoại còn sống trong số anh chị em chúng tôi, bác là người cháu được ông bà thương yêu nhất nhà, được gần bà ngoại nhiều nhất. Bà ngoại là người rất hay làm thơ, chính vì thế mà bác Kim Anh đã được thừa hưởng của bà “chất thơ”. Thơ của bác không bay bổng mà bình dị, đằm thắm và gần gũi với đời thường như “tương cà, mắm muối”.
Thời trẻ khi còn học ở Trường Đại học Giao thông, bác đã từng là cây văn nghệ với thành tích đáng nể tham gia tốp ca, đóng kịch, viết báo tường, làm thơ, nghe nói cả tập tành chơi đàn Ghi ta nữa…bác Kim Anh ngày đó đã tham gia đoàn văn nghệ của trường, đi phục vụ nhiều đơn vị trong ngành. Đến nay tuy đã ở vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy” bác vẫn hăng say làm thơ, đã tích lũy được mấy tuyển tập thơ, in thành sách nhưng chưa xuất bản. Hiện bác là một Bloger nhiệt thành, tác giả của nhiều bài thơ văn trên Blog gia đình ta.
Không chỉ đối với tôi mà đối với anh chị em trong nhà, bác Kim Anh là một người chị hiền dịu, bao dung, luôn gần gũi quan tâm săn sóc chúng tôi. Đức tính hiền dịu, quan tâm đến mọi người của bác là mẫu người con hiếu thảo, được bố mẹ tôi rất tin yêu. Sự bao dung của bác đã cảm hóa được tính “lành chanh”, “ương ngạnh” ngay từ thời con gái của tôi.
Ngày nay bác cùng với bác trai Đoàn Đình Hải vui tuổi già với một gia đình lớn gồm 3 cậu con trai đã trưởng thành, có công ăn việc làm ngày càng phát triển. Nghe lời bố mẹ chồng, hai cô con dâu của hai bác đều giỏi giang, đảm việc nhà lại giỏi việc xã hội, nuôi dạy các con ăn học đầy triển vọng tương lai. Đối với gia đình ta bác Kim Anh vẫn tham gia vào nhiều hoạt động chung, điều hòa gắn kết các con cháu của hai cụ Phạm Vĩnh Quang và Phạm Thị Yến.
Tâm sự với tôi bác bảo, bây giờ bác đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ chờ đón nàng dâu út về nhà, để cho đủ một gia đình mà các con đều đã yên bề gia thất.
++ +
Khác với bác Kim Anh, chú Tiến là người em út trong nhà, chú là người duy nhất trong 9 anh chị em được sinh ra trong khi tản cư thời kháng chiến chống Pháp và lại không sinh ở Hà Nội. Mẹ tôi bảo lúc đó tuy điều kiện kinh tế, y tế không bằng mấy lần sinh trước nhưng lúc sinh ra chú lại nặng tới 5,2 kg, bụ bẫm và dễ nuôi. Ngay từ khi mẹ tôi chuẩn bị sinh chú, tôi đã được theo cụ cùng với gì Oanh, chú Thắng (lúc đó 3 tuổi) từ Hữu Vĩnh, Hà Đông đến Sở Kiện, Nam Hà để giúp mẹ tôi trong những ngày sinh nở (việc này tôi đã viết trong loạt bài kí sự về thăm Sở Kiện hồi tháng tư năm nay).
Chú Tiến là người có thể nói rất thành đạt trên con đường học vấn và kinh doanh. Thời còn đi học phổ thông, học Đại học, rồi nghiên cứu sinh chú học rất giỏi đạt bằng Tiến sĩ giáo dục tại Ba lan. Chú có năng khiếu hoạt động xã hội do sự hiểu biết sâu sắc nhiều vấn đề, có tính hài ước và quảng giao nên rất dễ gần mọi người. Hiện nay ngoài việc trợ giúp vợ trong công việc kinh doanh, chú còn mở Trung tâm phát triển trí tuệ trẻ em, một cơ sở giáo dục theo phương pháp mới đang có tiếng vang tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với gia đình ta có thể nói vợ chồng chú không quản ngại giúp đỡ anh chị em khi cần thiết.
Với các cháu trong gia đình và cả nhiều người khác, vợ chồng chú đã từng giúp đỡ tìm công việc làm, giúp phát triển nghề nghiệp và năng khiếu. Ngày nay cũng có nhiều người trong số đó đã thành đạt, tôi nghĩ chắc là họ vẫn luôn luôn ghi nhớ sự giúp đỡ chân tình, không quản ngại công sức, tiền bạc của vợ chồng chú.
Kỉ niệm ngày sinh nhật của bác Kim Anh và chú Tiến năm nay, nhất là kỉ niệm ngày sinh của chú Tiến lại rất đặc biệt vào 7 giờ, ngày thứ bảy, mồng bảy, tháng bảy, năm 2007 tôi nghĩ chắc là ở Hà Nội anh chị em ta sẽ có một ngày họp mặt hoành tráng, vui vẻ.

Ở rất xa đất nước tôi và các cháu Tuấn Thúy, Phương Anh, Tuấn Việt qua Blog gửi tới bác Kim Anh, chú Tiến lời chúc mừng sức khỏe và hạnh phúc.
Phạm Kim Nhu

Cảm xúc

Cảm xúc

Thứ Sáu mùng Sáu
Mồng Bảy thứ Bảy
Linh Bảy - Đinh Hợi
Sao mà Đẹp ghê!

Chị tròn Bảy Hai
Em Sáu Mươi chẵn
Sinh cùng tháng Bảy
Năm chệch một Giáp

Sáng, Vĩnh Ngọc tới
Mừng bó hoa tươi
Quả soài vườn nhà
Đượm tình mến chị

Chiều, có Kim Lan
Nén chân đau khớp
Lùng tìm phố, chợ
Mừng chị đôi giày

Cô em Kim Nhu
Từ ở nơi xa
Đăng bài Blog
Thắm tình chị em

Vĩnh Di, Thắng, Tiến
Tuy chưa gặp mặt
Cũng qua dây nói
Chúc Mừng Chị, Anh

Mừng ngày Sinh Nhật
Con cháu đề huề
Hưởng đức Ông Bà
Nhớ ơn Cha Mẹ!


Đoàn Hải
06-07-2007

Quà tặng ngày sinh nhật.

Quà tặng ngày sinh nhật.

Anh bạn tôi là Nguyên Đăng Du nhà ở Phố Thuốc Bắc, chúng tôi chơi với nhau suốt từ ngày học cấp II Trưng Vương cho đến hết năm học cấp III Chu Văn An III.B tôi vào bộ đội. Cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt kéo dài, mỗi người một nơi mãi cho đến năm 1993 sau 30 năm chúng tôi mới bắt được liên lạc với nhau trong một cuộc họp lớp.
Từ đó chúng tôi cũng ít có dịp gặp nhau, phần vì tôi đi công tác xa nhiều năm, phần vì hoàn cảnh Nguyễn Đăng Du cũng có nhiều trục trặc, không may mắm. Cậu ấy hay mặc cảm, ngại gặp gỡ bạn bè. Ngày hôm qua 5.7, tình cờ Du đạp xe đến nhà tôi, ngồi nói chuyện vui vẻ đến mấy tiếng đồng hồ.
Chuyện rôm rả lắm vì trước đây ở gần nhà nên từ lúc đi học ở trường cho đến khi về nhà, hễ có thời gian rỗi rãi là chúng tôi lại sang nhà nhau chơi, có khi ăn cơm, hoặc là ngủ lại…nên có nhiều chuyện để nói.
Tôi còn nhớ hồi đó Nguyễn Đăng Du có một chiếc xe đạp thồ Trung Quốc, có cái tay lái cao vổng lên, rất cồng kềnh, không có chắn bùn (gọi là xe cởi...áo). Nhưng ở thời đó có được chiếc xe đạp "cởi áo"
như thế, cũng đã là của hiếm. Chúng tôi hay đèo nhau đi học, hoặc đi chơi bằng chiếc xe ấy. Cậu ấy còn nhớ thỉnh thoảng vào tối thứ bẩy lại đèo tôi qua cầu Long Biên, sang Gia Lâm xem phim ở bãi chiếu công cộng. Du nói tiền vé thì xin chị Anh cho, đến tối hết buổi xem phim muộn quá hai đứa lại kéo về ga Gia Lâm nơi chị ấy làm, mắc màn lăn ra ngủ trên hai cái ghế dài bằng gỗ ở ngay sân ga. Nửa đêm chợt tỉnh giấc vì những hồi còi tầu đêm rúc liên hồi khi vào ga, cựa quậy một lúc chúng tôi lại lăn ra ngủ say sưa cho đến tận sáng mới lên xe đạp về Hà Nội.
Nhân kỉ niệm ngày sinh bác Kim Anh, không kịp mua hoa và bánh Gatô, chỉ xin nhắc lại một chuyện xưa cách đây ngót nghét trên 40 năm có lẻ được kể lại từ một người bạn, coi như quà tặng bà chị.

Phạm Vĩnh Thắng

Ngày Hội ngộ

Cách đây 44 năm vào ngày 5.7.1963, tôi, Nghiêm Sỹ Nông và Nguyễn Thế Hiệp ba chàng trai Hà Nội vừa tròn 18 tuổi và cũng vừa trải qua hai ngày thi vào đại học (ngày 2 và 3.7.1963) lên đường nhập ngũ.
Ba chúng tôi cùng vào đại đội C.1, trung đoàn pháo cao xa E.210 bảo vệ khu Gang Thép Thái Nguyên. (Ảnh trên tôi và Nghiêm Sỹ Nông, chụp trưa nay ngày 5.7.2007 tại nhà tôi).
Tuy cùng là học sinh trường Chu Văn An III.B, nhưng khi còn đang học chúng tôi chưa quen nhau. Nay vào cùng một đơn vị, lại là dân Hà Nội duy nhất của đại đội, nên ba chúng tôi sớm trở thành những người bạn thân thiết. Cứ sau một ngày tập luyện vất vả, chúng tôi lại ra góc đồi ngồi tán gẫu. Ngày đó mới xa nhà lần đâu, chúng tôi nhớ nhà lắm, vì thế câu chuyện thường xoay quanh chuyện bố mẹ, chuyện đường phố, chuyện trường học và bạn bè cùng trang lứa.
Thế rồi chỉ hơn một tháng sau ngày nhập ngũ, chẳng hiểu làm cách nào mà cậu Nông được điều lên Trung đoàn bộ, vào bộ phận quân bưu, được đi học lái mô tô, một việc mà tôi hằng mơ ước. Mơ ước vì ngày đó mô tô là của hiếm, không nhiều như bây giờ, hơn nữa làm lính pháo thủ nặng nhọc lắm, từ lâu lính ta đã có câu "Làm quan đại đội, không bằng làm lính Trung đoàn bộ".
Đến cuối năm ấy đùng một cái lại đến lượt Nguyến Thế Hiệp được ra quân, vì lý do yếu sức khỏe(?). Nghe tin này tôi "choáng váng", thẫn thờ đến mấy ngày. Thế là chỉ còn mỗi mình tôi ở lại với cuộc đời của một pháo thủ pháo cao xạ hang nặng, vất vả quá.
Sau này cứ mỗi lần nhìn thấy cậu Nông cưỡi xe Sít- đờ -ca (mô tô ba bánh) quân phục tề chỉnh, sạch sẽ phóng ào ào trên đường phố, trước con mắt mê mẩm thán phục của các cô gái Thái Nguyên mà tôi thấy sao số tay này đỏ thế, còn mình hẩm hiu quá.
Rồi từ khi Mỹ mở rông cuộc chiến tranh phá hoại ra khắp miềm Bắc, đơn vị cao xạ của tôi tham chiến ở nhiều nơi như cầu Phủ Lạng Thương, Bắc Giang; sân bay Kép; cầu Đuống, Hà Nội; nhà máy suýp pe phốt phát Lâm Thao, Phú Thọ; Thành phố Vinh, Nghệ An; tuyến đường giao thông chi viện miềm Nam, Sông Lam Nghệ An...nên tôi mất liên lạc với hai ông bạn trên. Nhưng thật tình là sau những giây phút buồn tình lúc chia tay, phần vì cuộc chiến, phần vì thời gian sống với họ quá ít, nên tôi hầu như quên bẵng hai ông bạn này.
Năm 2002, khi còn ở bên Đức tôi được biết tin, anh bạn Nguyễn Thế Hiệp ngày đó vừa ra quân đã được vào trường Đại học Y Hà Nội học ngay. Sau này làm Giám đốc Bệnh viện nhân dân Gia Định TP.Hồ Chí Minh, đại biểu quốc hội nhiều khóa. Nay với hàm Phó giáo sư, Tiến sỹ vẫn làm việc và là Hiệu trưởng một trường đào tạo cán bộ y tế của thành phố này.
Còn anh bạn Nghiêm Sỹ Nông thì mãi đến tháng 5 năm nay, tình cờ qua một người bạn tôi mới bắt được liên lạc lại với anh ta. Hiện nay Nghiêm Sỹ Nông với cái mái tóc dài rất nghệ sỹ (xem ảnh), đang hành nghề thợ chụp ảnh tự do, có hai cửa hàng ảnh ở phố Lê Trọng Tấn, Hà Nội.
Đúng ngày hôm nay 5.7.2007, tôi và Nghiêm Sỹ Nông sau 44 năm bặt tin nay lần đầu tiên đã có dịp hội ngộ tại nhà tôi để ôn lại những kỉ niệm năm xưa. Còn Nguyễn Thế Hiệp thì cũng sáng nay, nhờ có sự liên lạc của Nghiêm Sỹ Nông chúng tôi đã có cuộc nói chuyện lần đầu tiên sau 44 năm qua điện thoại đến mấy chục phút, hẹn hò ngày hội ngộ.
Thời gian trôi đi đã 44 năm, ngày đó chúng tôi là những chàng trai Hà Nội vừa tròn 18 tuổi, còn bây giờ như các vị thấy đấy, chúng tôi đã là những ông già lứa tuổi U.70. Những kỉ niệm với hai người bạn vào những ngày đầu trong quân ngũ năm 1963 ở một thời điểm hào hùng của đất nước, tuy ngắn ngủi nhưng sẽ còn mãi mãi trong tâm trí của tôi, không bao giờ có thể quên.
Xin được kể ra đây, để quí vị cùng chia sẻ.

Phạm Vĩnh Thắng
Thứ 7 ngày 7 tháng 7 năm 2007

CHÚC MỪNG NGÀY SINH NHẬT ÔNG PHẠM VĨNH TIẾN



Mừng ngày chú Tiến tuổi sáu mươi
Thứ ngày tháng năm đều là bảy
( Bốn bảy liền nhau, hiếm vậy thay )
Mới rồi, lên chức ông ngoại đấy
Chắc hẳn năm nay " Thắng " đậm đây ?
CHÚC MỪNG BÁC PHẠM KIM ANH NHÂN NGÀY SINH NHẬT


Bước vào tuổi bảy hai
Bác Anh vẫn mạnh khoẻ
Thời trẻ thích hát múa
Sinh viên còn đóng kịch
Về già thích làm thơ

Tuy đang ở chung c ư
Chờ cậu út có bến
Chuyển về khu biệt thự
Sống yên vui tuổi già



Bác Hải nay đã khoẻ
Thời trẻ thích chè, thuốc
Về già vẫn thuốc, chè
Báo, Đài xem rõ kỹ
Bóng đá vẫn si mê
Đôi khi nhớ chuyện cũ
Liên lạc viên quận 5
Ngày toàn quốc Kháng chiến
Thành Hoàng Di ệu - Đông Đô


Ông bà vẫn sóng đôi
Tham quan cùng du lịch
Năm con Chuột thêm d âu
Năm con Trâu thêm cháu
Gia đình đông,vui quá
Chờ đón quê hương ta
Thăng Long ngàn năm tuổi

THƯ TỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THƯ TỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chi Cụ Phạm Vĩnh Quang nhà ta có 3 thành viên có ngày sinh cùng vào tháng 7/2007 này:đó là Bác gái cả Phạm Thị Kim Anh, Chú út Phạm Vĩnh Tiến và cháu Phạm Lê David .
+ Bác gái Phạm thị Kim Anh năm nay vừa tròn 72 tuổi (1936-2007). Cuộc đời của Bác đã trải qua sự phấn đấu không ngừng từ một thiếu nữ HN ngây thơ của Trường TH Trưng Vương HN, để trở thành một cán bộ của NN cứng rắn .Từ thuở ấu thơ chẳng may Bác đã bị tai nạn do ngã từ trên cao , tưởng thập tử nhất sinh thế rồi trải qua nhiều năm phấn đấu phải xa Thủ Đô để học Trung Cấp, rồi tốt nghiệp Đại Học, trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước Bác đã trở thành một cán bộ lâu năm thuộc lĩnh vực Kế hoạch của TCĐS, một trong những ngành quan trọng của Bộ GTVT, phục vụ ngành liên tục cho đến khi về hưu. Từ khi thành hôn với bác trai Đoàn Đình Hải, một thiếu sinh quân từ thời tiền khởi nghĩa,đã từng nhiều năm du học ở Đại Học Thanh Hoa Trung Quốc,và giảng dạy ở Trường ĐHLN miền Bắc, rồi giữ trọng trách ở Vụ LN thuộc UBKHNN, hai Bác đã cùng chung sức,chung lòng tạo dựng một gia đình hạnh phúc với 3 con trai trưởng thành, cùng các nàng dâu hiếu thảo và các cháu ngoan.
+Chú út Phạm Vĩnh Tiến năm nay vừa tròn 60 tuổi (1948-2007), liên tục hoạt động trong ngành giáo dục đào tạo từ những ngày còn là thầy giáo cấp 2- 3 tại Trường hữu nghị VN-CuBa ở HN, sau khi du học ở Ba Lan tốt nghiệp TS- GD trở về, đã nhiều năm công tác ở Ban KGTW. Hiện nay tuy đã về hưu, nhưng rất quan tâm dạy dỗ hai con thành đạt, cháu gái lớn đã tốt nghiệp Đai HọcQTKD ở Anh Quốc, hiện theo chồng công tác ở Đài Bắc, cháu trai út sắp sang Mỹ du học, ngoài ra đã phối hợp tích cực với phu nhân vốn cũng là một nhà giáo ở HN, vượt qua nhiều khó khăn để kinh doanh tại một số nước ở Châu Phi, một thị trường tiềm năng, nhưng cũng không kém rủi ro.Từ khi Trung Tâm phát triển Trí Thức trẻ IDO được thành lập tại TpHCM, chú đã có nhiều đóng góp với cương vị Chủ tịch HĐQT xây dựng T T vượt qua những khó khăn trước mắt để duy trì và phát triển, cùng với các thành viên tích cực khác, trực tiếp phục vụ cho việc xây dựng và chấn chỉnh ngành Giáo Dục và đào tạo của nước ta hiện nay.Chú Tiến là một người dễ giao tiếp, khiêm tốn với anh chị em, có quan hệ rộng
quan tâm đến bạn bè và các đồng nghiệp.

+ Cháu Phạm Lê David năm nay vừa tròn 15 tuổi(1992-2007), sinh ra tận nước Balan - Thủ đô Varsawa, sớm được cha mẹ thầy cô dạy dỗ nên đã bước vào thế giới tuổi “Teen” với những trang bị lành mạnh ban đầu về vi tính, về ngoại ngữ, và kiến thức sống....Vừa qua cháu đã có nhiều cố gắng thử sức trong các cuộc thi về năng khiếu, thi lấy học bổng, thi vào lớp 10.. tuy chưa đạt thành tích cao, nhưng cũng có nhiều cố gắng để rèn luyện…
Chân thành chúc các thành viên trên nhân ngày sinh cùng vào tháng 7/2007.
P.V.D và gia đình.

Sa Pa điểm đến của chúng ta !

Nhân dịp cháu Cường ( Nguyệt ) về thăm quê hương sau sáu năm xa cách, gia đình chúng tôi có tổ chức đi Sa Pa, cản nhận của cháu về chuyến đi, có ông hàng xóm nghe được, ông có viết mấy vần chúng tôi bắt được và đưa lên Blogg để mọi người cho ý kiến

Sa Pa hè này mát.dịu thay
Điều hòa, quạt máy không cần nữa
Đêm ngủ không màn, nhớ đắp chăn
Nhớ đun nước nóng khi cần tắm
Chớ có chủ quan, cảm đến ngay

Phan xi păng mây phủ bao quanh
Những hạt sương rơi, như đón xuân về
Thác bạc, nước về tung trắng xóa
Như những trùm mây, gắn giữa đèo

Chợ ẩm thực về đêm sao đông thế ?
Sắn, trứng, thịt rừng, gà ác nướng luôn tay
Thực khách râm ran : " Sao ngon thế " ?
Độc ẩm, món này chỉ có đây ?

SA Pa " Hàn đới " của nước ta
Cứ mùa đông, tuyết trắng rơi đầy
Về đây, nghỉ dưỡng thật thích thú
Sa Pa điểm đến của chúng ta

Ghi chú : Chúng tôi vẫn thường xuyên xem các bài trên blogg, bài viết của Bác Ngọc và chú Thắng về Ông Phạm vĩnh Bảo, nhà tôi ( Cô Lan ) vẫn nhớ Bác Bảo về 53 Lãn ông lần đầu tiên sau chiến tranh chống Pháp là vào ban đêm



DU LỊCH MIỀN BẮC VỚI "NGƯỜI NƯỚC NGOÀI "

Nhân dịp ra Hà Nội tháng 4/2007 tôi đã được đi tham quan du lịch nhiều thắng cảnh ở miền Bắc, chủ yếu do anh chị em trong gia đình, họ hàng nhiệt tình tổ chức tự túc như: Chùa Keo(Thái Bình), Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), Khu di tích Hoa Lư và Suối nước nóng Kênh Gà ( Ninh Bình ), Đền Sòng Phú cát(Thanh Hóa), chưa kể là đã được về thăm lại những nơi mà cách đây hàng 50 chục năm đã sống trong vùng kháng chiến như : Hữu Vĩnh ( Hà Tây),Thạch Thành( Thanh Hóa), Tiên Hưng( Thái Bình ). Nhiều cảm xúc khó quên ở những nơi mà tôi đã đến nêu trên, vì đó là những nơi từ lâu đời đã nổi tiếng là những danh lam thắng cảnh của VN ( trừ Suối nước nóng kênh Gà hay Hồ Núi Cốc đã và đang được Nhà nước cùng Tư Nhân đầu tư để hoàn thiện và phát triển trong những năm gần đây), và đến các nơi có nhiều kỷ niệm của thủa ấu thơ sống trong vùng tự do, khi Thủ đô yêu dấu đang còn bị đich tạm chiếm. Tuy sinh trưởng và sống lâu năm ở Hà Nội, nhưng tôi vẫn ao ước được tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Bãi Chay Đảo Cát Bà, và Sapa ….Vào cuối năm 1955, tôi đã được ra thăm Bãi Cháy, Vịnh Hạ Long bằng “ tour xe đạp “ do Thành đoàn Hà Nội tổ chức, và đã được tới thăm Hang Đầu Gỗ rất nổi tiếng .Trong những năm cả miền Bắc bị Mỹ ném bom , bắn phá , đôi lần tôi cũng được cử ra công tác tại vùng Quảng Ninh, nhưng lúc đó đâu còn thời gian và hứng thú mà ngắm cảnh . Ngoài ra do bận bịu đời thường nhiều nơi nổi tiếng khác ở miền Bắc tôi cũng rất tiếc chưa được đến như Tam Đảo,Ba Vì., hồ Ba Bể hay Sapa..Do đó chuyến đi ra Bắc tháng 4 vừa rồi tôi đã ước ao và trù tính đi thăm những nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên . Tôi đã đăng ký vài hãng du lịch có tiếng, nhưng phải chờ đủ người thành đoàn, mới đi được.Do thời gian lưu lại ở Miền Bắc có hạn, nên tôi đã tranh thủ đăng ký tại một đại lý của Cty du lịch Sinh-Café có trụ sở chính tại ở Tp- HCM, mà khách du lịch đông nhất của SCF là “Tây ba lô “, nên lúc nào cũng sẵn có đoàn đi, chứng tỏ khách nước ngoài rất quan tâm đến các tour du lịch VN. Tuy có điều đắn đo là có quá nhiều đại lý của SCF ỡ HN tập trung ngay trong phố Hàng Bạc và rải rác các phố cổ xung quanh , mà giá và chương trình của tour lại khác nhau tuy cùng đến một địa điểm , mà việc tiếp thị đều “ chính hãng “ như nhau .Tôi nghĩ dùng danh từ “Tây ba lô" ở đây chưa hoàn toàn đúng, vì có đi theo tour của SCF mới thấy không phải chỉ có “Tây ba lô “với đặc điểm là họ ăn mặc rất bụi, hay đi dép lê nhựa kiểu sỏ quai không an toàn( xem ảnh trên mạng Brad Pitt đèo Angelina Jolie mang dép xỏ quai dạo xe máy ở SG mà phát sợ vì không an toàn ), họ thường vác trên vai những ba lô cao ngất ngưỡng , và không quên mang theo những bình nhựa đựng nước uống, hầu hết còn trẻ ở lứa tuổi học sinh trung học hay sinh viên, nhưng còn có những người đứng tuổi là người Việt ở nước ngoài, khách Châu Á và những khách “Tây sịn “ là thương gia, nhà doanh nghiệp , nhân viên nhà nước hay các công ty tư nhân từ nhiều nước trên thế giới cùng đi. Do đó tôi đã chọn tên bài viết này là : Đi du lịch miền Bắc cùng với “ người nước ngoài “có lẽ hợp hơn.
Tour du lịch Bãi cháy- Tuần Châu -Vịnh Hạ Long- Đảo Cát Bà : Bãi Cháy là địa danh nằm dọc bờ Vịnh Hạ Long, trung tâm du lịch lớn nhất Quảng Ninh , nay đã trở nên khang trang hiện đại, quanh năm có gió biển từ Vịnh thổi vào .Địa hình Bãi Cháy là một dải đồi thoai thoải xuôi ra biển Chạy sát Vịnh là một quốc lộ lớn , có vỉa hè rộng , dưới hàng cây xanh mát là những công viên , phía đối diện là những khách sạn sang trọng cỡ 4 -5 sao san sát mọc lên , đều hướng ra biển , trong đó có Khách sạn Hạ Long hoành tráng do một nhà kỹ thuật & doanh nhân thành đạt Đoàn Quốc Việt (nguyên cán bộ Viện Năng Lượng – Bộ NL ) đã hùn vốn xây dựng .Tại đây tôi đã thuê một cuốc xe ôm chạy loanh quanh để quan sát toàn bộ quang cảnh Bãi Cháy từ trên đồi cao và không thể nào quên dừng chân chụp ảnh trên và dưới Cầu treo dây văng bê tông cốt thép chịu ứng lực một mặt phẳng dây , tầm cỡ quốc tế , lần đầu tiên được xây dựng ở VN. Cầu chính dài 903m, rộng 25,3m .Cầu dẫn cho 5 làn xe dài 99m, rộng từ 25,7 - 30,3m . Nghe nói tổng vốn đầu tư ước 1046 tỷ VNĐ, thi công trong vòng 40 tháng , tầu biển cỡ 40,000 tấn có thể qua lại dưới cầu .Bến tầu du lịch Bãi Cháy lúc nào cũng nhộn nhịp với hàng trăm xe ôtô chở khách đến và đi, dưới Vịnh hàng trăm tầu gỗ cánh buồm đỗ san sát chở khách đi tham quan Vịnh hay đưa khách trở lại bờ , một quang cảnh vô cùng nhộn nhịp , và không tránh khỏi hỗn độn. Đến Bãi Cháy mà không thăm khu thắng cảnh "nhân tạo " nổi tiếng cách chừng trên chục km là đảo Tuần Châu thì đáng tiếc.
Tuần Châu là một quần thể du lịch nổi tiếng khác ở vùng QN, đó là một khu du lịch “n
hân tạo” với hàng loạt biệt thự 4 – 5 sao được xây dựng ở phía Đông . Hấp dẫn du khách bởi các Khu biểu diễn cá heo,sư tư biển,hải cẩu với sân khấu thiết kế hiện đại dạng mái vòm như những cánh buồm ,chứa được 3000 chỗ ngồi do các chuyên gia Nga huấn luyện và trình diễn. Tôi đã mua vé 50,000đ vào xem, có cảm giác như đang ngồi tại Khu biểu diễn tại đảo Santosa của Singapo. Ngoài ra trên đảo còn có nhiều phố ẩm thực, khu biều diễn xiếc thú với 500 chỗ ngồi, nhiều khu vui chơi giải trí khác như suối nhân tạo, thảo cầm viên, hồ sinh vật biển, bể bơi, các cù lao bải đá thoải thoải thuận tiện cho du khách tắm biển..... Nghe nói sắp tới phía Hàn Quốc sẽ hùn vốn đầu tư xây thêm nhiều biệt thự, đường ngầm bằng kính tới động Thiên Cung -Vịnh Hạ Long , hệ thống cáp treo tới tận phà Gia luân (Cát Bà - Hải Phòng ) ? Vịnh Hạ Long, vùng Đông Bắc VN là một phần của Vịnh Bắc Bộ, gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên..Vùng tập trung dầy đặc các đảo có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long ( bao gồm Vịnh Hạ Long- phía Tây Nam và một phần vịnh Bái tử long- phía Đông Nam có kiến tạo địa chất dạng đá vôi và phiến thạch có tuổi từ 250 - 280 triệu năm. Vùng DSTN Thế giới này được UNESCO công nhận lần đầu vào năm 1994, và lần thứ hai vào năm 2000 có diện tích 434km2, bao gồm 775 đảo, có hình tam giác với 3 đỉnh là Đảo Hang Đầu Gỗ ( phía Tây),hồ Ba Hầm( phía Nam ), đảo Cống tây ( phía Đông). Từ bến Bãi Cháy xuống thuyền rồng gỗ xuôi ra Vịnh, trèo lên nóc thuyền, mà khách Tây cả nam lẫn nữ đã thoải mái với các bộ bikini đủ kiểu , nằm ngồi để tha hồ thưởng ngoạn những hòn đảo ngoạn mục mà thiên nhiên đã dành cho Vịnh HL. Nghe nói nơi đây đã có nhiểu dự án mới do nhiều nước ỡ khu vự và thế giới sẽ đầu tư .Tại đây với vốn ngọai ngữ "bình dân" do tự học, tôi đã mạnh dạn giao tiếp làm quen trò chuyện và chụp ảnh cho cặp tình nhân đến từ Thụy sĩ Ruth&Kammerlander ( công tác tại NH Suisee-Credit ) và cặp vợ chồng đến từ Đức Glantz - Zytariuk (công tác tại Sở Kiến trúc Đô thị Dresden).....và các du khách khác...
Note: Dear foreign friends, if some published photos on this blog will cause the trouble for you, please contact me via my email adress : diphamv@gmail.com. Thank.
P.V.D ( Trích hồi ký tháng 4/2007 - Còn tiếp )

ĐI DU LỊCH MIỀN BẮC CÙNG VỚI " NGƯỜI NƯỚC NGOÀI "

Vịnh Hạ Long ( tiếp )
Thuyền đưa du khách dạo qua một phần Vịnh Hạ Lon
g chưa thể thưởng ngoạn hết sự hấp dẫn của Vịnh, nhưng tôi cũng đã được chiêm ngưỡng những khung cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ mà tạo hóa đã dành cho VN để trở nên một trong những kỳ quan thiên nhiên của Thế giới. Nơi đây còn in dấu vết nền văn hóa Hạ Long từ hàng nghìn năm trước với những truyền thuyết chống giặc Nguyên xâm lược bởi chiến công hào hùng của ngưới anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.Nhiều nhà báo còn ví Vịnh H Long như một cô gái đẹp rực rỡ, còn Vịnh Bái Tử Long lại như một cô gái đẹp đằm thắm (rất tiếc tôi chưa đến được) Truyền thuyết kể rằng xa xưa người Việt khi lập nước đã đã phải chống cự với giặc ngoại xâm, nên Ngọc Hoàng sai Rồng mẹ mang theo một đàn rồng con hạ giới xuống giúp đánh giặc , đàn rồng này đã phun ra vô số châu báu biến thành ngàn hòn đảo đá trên biển tạo nên bức tường thành thành vững chắc, chặn bước tiến của quân thù. Sau chiến thắng đàn rồng không trở lại trời mà lại hạ giới ở nơi đây.Vị trí Rồng mẹ xuống là Hạ Long, Rồng con xuống là Bái tử Long, đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa là Long Vĩ , nơi có bán đảo Trà Cổ nổi tiếng với bãi cát mịn và dài hàng chục km Tại đây lần đầu tiên tôi đã được tham quan Động Thiên Cung , môt trong những hang động đẹp nổi tiếng của Vịnh HL mới được phát hiện gần đây, nằm ở phía Tây Nam cách bến tầu du lịch 4 km, ở độ cao 25m so với mặt biển. Đường lên động vách đá cheo leo, qua một khe cửa hẹp vào động mở ra một không gian rộng có chiều dài hơn 130m, tuy không to bằng Hang Đầu Gỗ, nhưng có nhiều thạch nhũ đẹp, tạo thành các rèm đá, trên các vách còn có những bức tranh như chạm khắc tinh tế,giữa động có 4 cột trụ lớn tạo nên quang cảnh như Thiên cung, nghe nói tên động đã gắn với truyền thuyết vua Rồng xưa, sau khi giúp dân Việt đánh thắng giặc trở về an tọa tại đây. Gặp những năm hạn hán, nhiều người dân đã đến gằp Rồng vua cầu cứu trong đó có một người con gái tên là Mây đã làm xao xuyến trái tim Hoàng tử Rồng và đám cưới linh đình của họ đã được tổ chức ở đây . Tới ngăn động cuối cùng có một vòi nước tự nhiên tuôn chảy róc rách, xuống 3 ao nước trong vắt, mà nàng Mây đã tắm cho 100 người con, nuôi dưỡng trưởng thành.Sau này 50 người con theo mẹ ra đi để khai phá vùng đất mới, 50 người con ở lại theo cha xây dựng quê hương, di vật mà người mẹ để lại là Bầu vú tiên trong động biểu tượng cho sức sống còn tràn trề. Thuyền tiếp tục đưa chúng tôi đến đảo Cát Bà.
Cát bà là một quần đảo có tới 366 đảo lớn ,nhỏ mà đảo chính là Cát bà,rộng khoảng 100km2, cách Hải Phòng 30 hải lý,tiếp nối Vịnh Hạ Long,tạo nên một quần thể đảo và hang động trên biển hấp dẫn du khách trong quang cãnh thiên nhiên hùng vĩ .Theo truyền thuyết dân gian thì tên Cát Bà gốc từ Các Bà, xa xưa có một đức ông đến đây khai phá làm ăn tại vùng Hòn Gai, Bãi Cháy đã cưu mang nhiều số phận các phụ nữ đơn côi do người thân và chồng của họ ra khơi gặp rủi ro vĩnh viễn không trở về, rồi tập trung họ sống tại hòn đảo thơ mộng và trù phú này. Vì vậy hiện nay có hai địa danh Cửa Ông (thuộc Quảng Ninh) và Cát Bà ( thuộc Hải Phòng). Khu bảo tồn sinh quyển thế giới Cát Bà mà UNESCO đã công nhận ngày 19/12/2004 có vườn quốc gia được qui hoạch bảo vệ là 15.200ha, trong đó có 9800ha rừng và 4200ha biển, có dãy núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú, với các ngọn núi có độ cáo trung bình 150m, tôi đã tới đỉnh Cao vọng nơi cao nhất 322m để thưởng ngoạn toàn cảnh hùng vĩ của Cát Bà , nhìn xuống núi xen kẽ là những bải biển đẹp dành cho tắm biển .Hai nét nồi bật của nơi dậy là có đường quốc lộ chạy quanh núi từ bến thuyền vào khu trung tâm , đường xuyên đảo dài tới 60km, và là môt nơi vừa thích hợp với du lịch và nghỉ dưỡng .Hiện ở nước ta có 3 vùng sinh thái nổi tiếng cùng bắt đầu bằng chữ C Cần Giờ là vùng ngập mặn cửa sông, Cát Tiên là vườn rừng quốc gia trên cạn ,đến Cát Bà thì hội tủ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong-cỏ biển….So với hai khu trên thì Cát Bà là khu dự trữ sinh thái hỗn hợp của VN. Vì vậy tới 1/3 lượng du khách đến tham quan nơi đây đa phần là người nước ngoài, trong thời gian tới chắc sẽ còn tăng thêm. Ngoài những hải sản phổ biến của vùng biển nơi đây có thể mua các lòai cá song, cá giò dễ chế biến thành nhiều món ăn khác, mực một nắng ngon giá phải chăng so với mua ở Bãi Cháy, Hòn Gai .Ở đây còn có loại trai ngọc quý do Viện NC nuôi trồng Thủy sản đã nuôi thành công, trai ngọc cho nhiều hạt ngọc đẹp mầu sắc rực rỡ. Khu Trung tâm tuy còn nhỏ, nhưng đã có tới hàng trăm khách sạn, các cơ sở dịch vụ , các công viên ven biển,nổi bật là Khu Công Viên nước và Khu bãi tắm hiện đại, giao thông trên đảo thuận tiện và hấp dẫn.
Đối với những du khách muốn tìm hiểu những điều kỳ thú thì nơi đây cũng có truyền thuyết về thủy quái như thủy quái của LochNess ở Scotland .Nhiều cụ già còn sống ở đây đã tường thuật lại từ những năm 1980 -1984 khi ra khơi đã từng gặp thủy quái tại vùng biển Cát Bà đó là một loài tựa như rắn&cá không lồ dài chừng 5m , nặng hàng tạ , có thể quật ngã các tầu thuyền khi đến gần. Chưa rõ thủy quái trên có thực sự không, nhưng hiện nay trên bãi biển của xã Phù Long - CB thường xuyên là nơi tập kết xác những loài sinh vật biển lạ ,bị sóng đánh trôi dạt vào.
Sapa Sapa thuộc huyện Sapa, tỉnh Lào cai, trung tâm huyện cách Tp Lào Cai 37km về phía Tây Nam, ở độ cao trung bình từ 1200m đến 1800m, đỉnh núi Phan Xi Păng cao 3143m và thấp nhất là Suối Bo cao 400m so với mặt biển. Sapa hấp dẫn không chỉ vì có quan cảnh núi non trùng điệp, có nhiều cảnh quan đẹp như Thác Bạc, Cầu Mây, Hàm Rồng, Động Tà Phìn…., mà chính đặc điểm khí hậu tuyệt vời của Sapa đã hấp dẫn du khách, vì biến đổi ngay trong một ngày đêm : buối sáng se se lạnh tựa mùa xuân, buổi trưa trời hửng nằng nhưng vẫn mát mẻ, chiều về mây và sương phủ kín có cảm giác lành lạnh của mùa thu, càng về khuya trời càng lạnh như mùa đông .Vào mùa đông trong những năm gần đây đã có tuyết phủ ở Sapa. Đó là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú xuất hiện trên nước VN vốn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới , vì vậy hện tượng trên đã thu hút sự hiếu kỳ của nhiều du khách trong và ngoài nước tới thưởng ngoạn.
Dân số cả huyện vào năm 2005 là 43600 người, nhưng có tới 7 dân tôc chính, trong đó đông nhất là người Mông chiếm gần 55%, các dân tôc cư trú trong 17 xã, sản xuất nhiều sản phẩm thủ công như dệt thổ cẩm, mây tre đan, thu hút sự quan tâm của nhiếu khách nước ngoài khi đến đây không quên mua về làm kỷ niệm. Nhiều phong tục tập quán sinh hoạt của các dân tộc bản địa đã được khai thác phục vụ du lịch như Chợ Tình Sapa nổi tiếng, thung lũng Hoa Hồng, nhiều bản đã được tổ chức dành cho du khách tham quan như Bản Hồ,Tả Phìn, Tà Van…để tìm hiểu thêm về phong tục,tập quán sinh hoạt và phong cách sống của các dân tộc…Cũng nhờ du lịch mà mức sống của dân địa phương đã được cải thiện, điều đặc biệt bất ngờ tại các trọng điểm tham quan, tụ tập trước các khách sạn là những chàng trai hay cô gái ngưới dân tộc mặc quần áo , mang dép còn chưa đẹp và sang, nhưng nghe - nói ngoại ngữ khá nhanh ( nhất là tiếng ANH ), lại biết sử dụng điện thoại di động, Internet và đảm nhận cả vai trò hướng dẫn viên du lịch dẫn khách tham quan các địa danh ở đây.
Do đặc điểm khí hậu trên với thời tiết thay đổi từ mờ sáng đến chiều tối, tạo ra các vùng sinh thái khác nhau.có nhiều động thực vật phong phú về sô lượng chủng loại và quí hiếm thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, nên năm qua 2006 Vườn Quốc gia Hoàng Liên-Sapa đã được công nhận là vườn di sản ASEAN, năm 2003 tỉnh Lào cai đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Du lịch Sapa(1903-2003) đánh dấu một bước trưởng thành của khu du lịch biên giới tầm cỡ quốc gia và khu vực, vừa kết hợp nghỉ mát, an dưỡng. Thời gian ở đây tôi đã đến thăm nhà thờ cổ xây dựng từ thời Pháp thuộc, và trú tại khách sạn tuy nhỏ nhựng kiến trúc theo kiểu Pháp khá hấp dẫn ..Rất tiếc chưa đến thăm được bãi đá khắc cổ cách Sapa về phía đông chừng 8km, nơi đây còn còn nhiều dấu ấn của người cổ xưa còn chưa được giải mã đó là các dòng chữ lạ, các bản đồ, sợ đồ vẽ trên đá.báo hiệu đã tồn tại một nền văn minh cổ đại tại ngàn năm có tại đây. Tại Sapa tôi đã làm quen được với nhiều du khách nước ngoài đến từ nhiều miền xa xôi trên thế giới như hai Cụ Smith ở Thụy Sĩ, các cô cậu sinh viên học ĐH-QTKD ở bang Ariozona-Mỹ, chàng sinh viên Martin học về Multimedia đến từ Argentina, cô Anna nhân viên một nhà hàng ở Thụy Điển, chàng trai Pháp Axel điều phối viên sư phạm của Trung Tâm IDECAF, cô Med da ngăm đen học sinh trung học đến từ Philipine, chàng trai vạm vỡ Andrew đến từ Canada, Gbesnier nhà kinh doanh Pháp làm ở Bangkok, cô Vourn chuyên gia về môi trường đến từ Úc và có cả khách đến từ vùng Trung Đông nóng bỏng...
Khi cùng dạo chơi hay trong các bữa ăn hàng ngày là cơ hội đề mọi người giao tiếp và nói chuyện vui vẻ thoải mái. Ấn tượng đầu tiên mà tôi cảm nhận được từ các du khách nước ngoài là sự cởi mở và dễ làm quen của họ (sympathy), dù quốc tịch, tuổi tác nghề nghiệp khác nhau, nhưng họ trao đổi thoải mái địa chỉ để sau này ra về còn liên hệ, với tình cảm cùng là công dân của thế giới (worldcitizens), phải chăng đây cũng là môt biểu hiện nét văn hóa mới mà chúng ta nên tiếp thu. Qua trò chuyện và quan sát, thấy nổi bật ở họ là chi tiêu khá tiết kiệm,hầu như không thích uống bia nhiều , tuy rằng giá từ lon bia cao cấp đến lon nước ngọt đồng loạt 15m000đ/lon?và họ rất ngạc nhiên sao ở VN lại có nhiều loại bia thế, hình như tỉnh nào cũng có bia riêng của tỉnh đó, chả thế mà họ càng ngạc nhiên hơn khi thấy ở bàn nhậu bên cạnh hai chàng trai Việt uống cả két bia, cười nói huyên thuyên, khi ra về mà trên bàn còn thừa thãi nhiều thức ăn do uống quá nhiều nên không ăn hết, có chàng thanh niên Mỹ không thích các món ăn định xuất 25,000đ/xuất, vì bữa nào củng như giống nhau..... mà hỏi ăn rau muống, đậu phụ , khi thăm dò mới biết cậu sống và làm việc căng thẳng ở nước công nghiệp hiện đại nên giải stress bằng cách theo các phong tục của Á đông như thiền, tập Yoga, thậm chí theo cả đạo Phật ..mà chúng ta đã nghe đến các diễn viên nổi tiếng thế giới như Madona, Richard Gere đã từng ăn chay, niệm Phật ; hỏi hai cụ Smith sao không thấy Thụy Sĩ gia nhập EU, cụ ông ít nói , cụ bà có vẻ hồi xuân nên rất vui vẻ nhanh nhẩu trả lời mức sống ở TS rất cao nên khỏi gia nhập EU, hỏi hai Cụ leo núi có mệt và đau không, hai cụ cho biết giá mà có tour dành cho riêng người già thì quá tốt vì leo núi không lạ gì với người Âu châu, mà leo núi ở đây toàn theo các đường mòn hiểm trở của dân đi kiếm củi trong rừng khá cheo leo và nguy hiểm, dù các cụ có tiêu chuẩn bảo hiểm và lương hưu khá cao…Ngược lai đám du khách là các chàng trai cô gái Mỹ lại thích uống nước tăng lực quá ngọt Red Bull vì kêu khát và nóng khi du thuyền hay leo núi, giá mà có các loại nước hoa quả do VN sản xuất thì cũng là một dịp tiếp thị hiệu quả chăng ?.Khá nhiều người hỏi tôi mua dùm loại nước có mùi thơm đặc biệt dùng khi ăn , vì thiếu vốn từ nên qua mô tả trực giác hiểu ngay ra là "cà cuống", về nhà tra tự điển mới biết có tên là Belostomatid essence?. Nhớ lại thủa xa xưa còn bé ở HN mỗi khi ăn bánh cuốn thường kèm theo nước chấm có hương vị cà cuống, hồi đó rất dễ kiếm, nay không biết loại sản phẩm độc đáo nguyên chất này ( từ một chú dế có mầu xam sám tạo ra) đã biến đi đâu? hay đã bị các chất trừ sâu,diệt cỏ hủy diệt ? Tại quán Chả Cá Lã Vọng Anh Vũ ở Giảng Võ, chỉ mỗi giọt cà cuống ( do TL hay TQ chế biến dưới dạng hương liệu) giá đã lên tới 10,000đ, thì giá trị của một chai cá cuống nhỏ cũng phải tới hàng trăm USD? Vì thời gian tham quan có hạn và chi phí cũng tốn kém nên tôi chưa có thể đến và tham quan các diểm du lịch khác thuộc Quảng Ninh và Lào Cai mà cố gắng đến thăm Hà Khẩu ( cửa khẩu biên giới giữa VN và TQ ) ở gần TT Lào Cai . Thủ tục qua biên giới khá đơn giản , hàng ngày có rất nhiều dân đía phương hai nước qua lại , tại đây có bán những đồ gia dụng , quần áo và các thiết bị và sản phầm điện tử, phần lớn do TQ chế tạo, giá chấp nhận được, nhưng buôn bán sầm uấn nghe nói không bằng cửa khâu Tam Thanh Lạng Sơn .Mặc dầu NN và CQ địa phương đã có nhiều có gằng trong việc qui hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng và phát triển du lịch ở vùng biên giới này trong chiến lược du lịch trọng điểm của TCDL VN từ năm 2001 đến nay, nhưng để du khách trong và ngoài nước có thề đến và trở lại theo Slogan mới là “The hidden charme-VietNam” thì còn nhiều khâu phải chấn chỉnh và hoàn thiện hơn như trật tư giao thông, môi trường cần được bảo vệ, nâng cao chất lượng liên kết giữa các hãng du lịch với các nhà hàng khách sạn, có thêm nhiều hàng hóa và sản phẩm đặc trưng của địa phương và của VN sao cho phong phú hơn để lữ khách “ chi “ nhiều hơn như khi du lịch sang các nước khu vực gần VN như Thái lan hay Singapore…được mua sắm nhiều hàng hóa với giá cũng rẻ, đó là một nguồn thu lớn bù lại "lổ"? do chi phí chỉ dành cho tổ chức các tour. Tôi nghĩ ngoài ra nên có quà kỷ niệm gì đó có thể biếu ngay cho từng khách du lịch khi đến đặt tour, để sau này họ về nước còn phổ biến cho gia đình,.hàng xóm đến VN, thí dụ như điã VCD do SVHTT QN sản xuất rất công phu, nhưng chỉ thấy các cháu bán dạo ngoài đường nên họ ngại mua vì e sao chép không đảm bảo chất lượng . Qua báo chí thấy chủ trương của NN đã có, nhưng khó khăn còn nhiều…., hy vọng ngành du lịch miền Bắc nói riêng và VN nói chung trong thời gian tới sẽ có nhiểu bước tiến vượt bậc, ngày càng sáng tạo, đổi mới và hấp dẫn hơn. trong hoàn cảnh khu vực này sát biên giới lại gần biển, dễ chịu những hậu quả bất thường của thời tiết khí hậu và những biến động bất ngờ khó dự đóan trước chắc chắc như : lũ lụt, lũ quét, sạt lở ,biển động sóng to hay ảnh hưởng của sóng thần do động đất ngầm dưới biển khơi có thể ảnh hưởng đến những công trình thiên nhiên kỳ thú mà tạo hóa đã dành cho nhân dân nước ta.....
Note : Dear foreign friends, if some published photos on this blog will cause the trouble for you, please
contact me via my email adress : diphamv@gmail.com.Thank.
P.V.D