Giây phút lịch sử 30.4


Xe tăng Quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập trưa ngày 30.4.1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
Phạm Lê

Ngoại chuyện “Kí ức ngày giải phóng 30.4”

Tôi đã định kết thúc bài viết “Ký ức ngày giải phóng 30.4” ở Kỳ 4 hôm qua. Nhưng có gợi ý viết thêm  chuyện đến thăm họ hàng ngày mới giải phóng, vì thế tôi xin viết tiếp những mẩu chuyện bên lề dưới đây.
Đầu tiên tôi rất biết ơn Cụ bố vợ trong những ngày đầu mới giải phóng khi tôi ở Sài Gòn, đã hai lần bớt chút thời gian làm việc trong chuyến công tác của  minh đến nhà thăm ông Hai Trí nơi tôi ở nhờ và vào Trung đoàn ở Phú Lâm nơi tôi công tác. Tôi xin không kể chi tiết chỉ xin nói là ở cả hai nơi ấy Cụ đều được đón tiếp chân thành, quí mến. Còn Cụ bà mẹ vợ bế cháu Toàn Thắng lúc đó mới một, hai tuổi gì đó đến đường Hậu Giang thăm ông bà Thương Oanh chỉ với ý định trình diện "con Thắng" dù rằng trước đó không quen nhau.
Những ngày đầu vào Sài Gòn tôi được ông Năm Nhượng dẫn đến nhà ông Lê Sỹ Giai. Với ông Giai thì ngày còn bé ở Hà Nội tạm chiếm tôi có gặp một lần và có nhìn ảnh nên cũng không lạ lắm.
Tôi có đến thăm ông Lê Tài Tường như đã kể trước đây, đến nhà ông Phạm Vĩnh Trinh nhưng tiếc là không gặp ông bà Trinh Cúc. Ngoài ra tình cờ tôi có đến nhà vợ chồng bà Yên chị ruột ông Phan Tiến Đào, ông bà mở cửa hàng tạp hóa nhỏ ở một khu  phố bình dân. 
Người mà tôi rất muốn gặp đó là anh Thụy, trong tâm trí tôi vẫn còn nhớ lần cuối sắp giải phóng Thủ đô anh có đến chào các Cụ ở Lãn Ông rồi ra Quảng Yên. Ngày đó trong tâm trí đứa trẻ mới 8, 9 tuổi tôi hình dung anh ấy đứng trên đình núi cáo phóng tầm mắt ra biền khơi rộng lớn vì tôi cho rằng Quảng Yên chỉ toàn là biển cả. Nhưng tiếc là không bắt được liên lạc, sau này mới biết tin anh ây ở tận Thủ Dầu Một..
Tôi cũng có một lần duy nhất tới nhà ông Nguyễn Văn Trân lúc đó đang có chuyến nghiên cứu cải tạo Tư bản tư doanh miền Nam. Ông bà ở trong một biệt thự cũ sang trọng nằm trên đường Lê Quí Đôn, đường phố dành cho các quan chức chế độ SG cũ. Tôi có một lần tìm đến cơ quan Bộ Giáo dục thường trú ở miền Nam gặp được ông Hồ Trúc ở ngay trụ sở. lúc đó ông là Thứ Trưởng.
Đơn vị tôi gần nhà bà Oanh khi bà còn ở phố Hậu Giang, có thời gian rỗi là tôi hay ghé qua chốc lát. Tôi nhớ hàng tháng được mua 6 lít xăng không dùng đến đem gửi bà bán lấy tiền. Ý tôi là muốn biếu bà để chia sẻ bớt khó khăn cho các em Hương, Hường, Hồng nhưng lâu rồi tôi không nhớ chắc chắn minh có nhận lại tiền từ bà không. Nhưng khi nghĩ tới bản tính khí khái của bà, tôi nghiêng về khả năng mình đã nhận lại đủ tiền bán.
Tới đây tôi chợt nhớ một buổi gần trưa khi đi qua cổng Phi Long sân bay Tân Sơn Nhất bất ngờ gặp bà Minh Châu chị ruột bà Phượng. Tôi vào chỗ ở của mình trong trại Đa vít lấy một bánh xà phòng, một tuýp thuốc đánh răng những của hiếm ngày đó vừa được phát đem cho bà Châu. Sau này mới nghe nói hôm đó bà đi theo đoàn sinh viên vào thành phố chuẩn bị cho việc đổi tiền.
Với cụ Quang tôi có làm được một việc đó là gặp ông Lang Thịnh phố Lãn Ông, nhận tiền của Cụ gửi vào rồi mua cho Cụ một chiếc TV đen trắng hiệu Denon. Còn việc mua và đem TV ra ngoài Bắc tới giờ chịu không còn nhó nổi là tôi, hay ông Thịnh làm việc đó. Nhưng sự việc là hoàn toàn có thật. (Nhưng còn một việc tới nay mỗi lần nghĩ lại vẫn thấy ân hận, vì không hề nghĩ tới việc tìm cách bố trí để Cụ vào thăm Sài Gòn, nơi với Cụ không hề lạ lẫm)
Cuối cùng tôi cũng xin được khoe có một lần duy nhất được đón bà xã vào Sài Gòn, bất ngờ hơn ông Trung đoàn trưởng cho tôi nghỉ 10 ngày chuẩn bị giáo án giảng bài tại Trường Trung cấp Thông tin Kĩ Thuật Quân sự Vũng Tầu. Chúng tôi đến Vũng Tàu đúng vào thời mới giải phóng du lịch chưa hưng thịnh trở lại, nhờ thế chúng tôi may mắn có dịp được bố trí ở tại một nhà nghỉ riêng của một viên Đại tướng ngụy ngay sát biển ở khu nghỉ mát Vũng Tàu nổi tiếng cả nước.
Những câu chuyện sau ngày giải phóng ở Sài Gòn còn nhiều, tôi sẽ kể lại khi điều kiện cho phép.
Vĩnh Phạm
Ảnh trên mạng.

TÌnh hình dịch bệnh hôm nay

Tính từ 18h ngày 29/4 đến 6h ngày 30/4, Việt Nam không có thêm ca mắc COVID mới. Nư vậy đã sáu ngày không thêm ca nhiễm mới và 14 ngày không ca lây nhiễm trong cộng đồng. Số ca mắc Covid-19 ở nước ta hiện vẫn là 270. 

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 34.836,
Phạm Lê

Chúc mừng sinh nhật


Mưng anh Phạm Lê Gia Minh, thứ nam nhà Hoa Minh tròn 20 tuổi (30.4.2000). Chúc sinh nhật vui vẻ, nhiều may mắn, thu thêm những kết quả mới tốt đẹp hiện thực giấc mơ nâng cao kiến thức IT và Trí tuệ nhân loại.
BLOG GIA ĐINH CỤ QUANG

Chào mừng ngày lễ 30.4

Chi họ Cụ Quang chào mừng kỉ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Nam bắc về một nhà (30.4.1975-30.4.2020).
Blog gia đình Cụ Quang

Kí ức ngày Gải phóng 30.4 (kỳ 4 và hết)

Tôi đã có hơn một năm rưỡi sau giải phóng ở Sài Gòn không thể quên. Nhớ hôm đầu tiên vào tới SG sau chặng đường dài hành quân xuyên Việt, nhóm chúng tôi tới trình diện Trung đoàn tại Trại Đa Vít trong sân bay Tân Sơn Nhất. Chưa ấm chân ông Năm Nhượng lúc đó là Phó tư lệnh Thông tin Miền Quân giải phóng (chồng bà Mỡ có họ với cụ Quang Yến) cử cậu cần vụ lái chiếc xe Honđa 90 màu đỏ mới cứng tới đón tôi về nơi ông làm việc gần đó.
Sài gòn ngày giải phóng
Sau bữa cơm trưa cậu ấy lại đưa tôi trở lại Trung đoàn đúng lúc Ông Trung đoàn Trưởng (TĐT) đang phổ biến nhiệm vụ cho nhóm của tôi. Mọi người nhìn tôi ra ý âu lo vì tôi đến muộn, lo cho tôi bị qưở trách vì ông ấy nổi tiếng là người nóng tính lính lơ mơ là ăn phạt ngay. Nhưng rồi chẳng có chuyện gì sảy ra, chắc là ông  Năm Nhượng đã có lời trước nên ông ấy mới bỏ qua chứ người khác thì gay rồi.
Sau những ngày đầu tiên ấy tôi về Bình Thủy nhận công tác ngay, cho tới sau Tết 1976 nhận lệnh về Tiểu ban kĩ thuật Trung đoàn đóng ở Phú Lâm, Sài Gòn. Ngày nghỉ, chủ nhật tôi toàn về phố Lý Trần Quán gần chợ Tân Định, Sài Gòn ở nhà ông Hai Trí, cán bộ đội biệt động Sài Gòn. Ông bà cho tôi toàn quyền xử dụng căn phòng gác tư nhà bốn tầng do chính quyền giải phóng bố trí cho gia đình. Ông còn giao cho tôi sử dụng chiếc xe máy SUZUKI, nhờ vậy tôi có điều kiện vi vu đến nhiều nơi trong thành phố.
Tại đây tôi có  những ngày tháng sống cùng gia đình, ăn uống đi chơi như con cháu trong nhà. Ông dẫn tôi đến các cơ sở của biệt động trong nội thành như Dinh Độc Lập, Phở Bình, Chùa Phú Lâm, Công Lý, Lý Chính Thắng...Tôi được tiếp xúc với mấy cô biệt động xinh đẹp áo dài thướt tha, nếu không có giới thiệu trước của ông, thì chẳng bao giờ nghĩ là biệt động tham gia nhiều trận đánh. Có cô còn mạnh bạo xin phép ông cho tôi đưa đi dạo quanh đường phố Sài Gòn. Đặc biệt tôi được làm quen với ông Năm Lai cũng là biệt động trong tổ của ông Hai Trí, ông nổi tiếng cả nước báo chí thỉnh thoảng đưa tin vì có căn hầm bí mật chứa súng đạn trong nhà. Thường ngày ông lái chiếc xe ô tô cỡ nhỏ Đalát đi lại, có lần ông bảo tôi "kiếm can xăng đi ra xa lộ tao dạy lái cho, chỉ vài tiếng là biết ngay mà".
Tôi biết ơn ông bà Hai Trí và các em đã cho tôi ở nhờ, cho mượn xe máy đối xử với tôi như con cháu trong nhà. Nhờ đó tôi có chỗ đi lại và được sống trong khung cảnh môt gia đình có người thân tham gia lực lượng biệt động nội thành đã nhiều năm ẩn mình trong lòng địch phải giấu diếm tung tích. Nay thành phố được giải phóng mới bung hết ra nhất là về tinh thần chẳng phải bí mật gì nữa, ngày nào trong nhà cũng như ngày hội. Thú thật tôi có cảm giác như được sống lại những ngày Thủ đô Hà Nội mới giải phóng tháng 10.1954.
Đến tháng 7 năm 1977, tôi nhận lệnh ra Hà Nội và chuyển ngành, lúc này đeo lon Trung úy. Thế là từ lúc vào Sài Gòn những ngày đầu giải phóng mới 30 tuổi, hôm nay khi viết bài này đã ở tuổi 75. Ngần ấy năm trôi đi nhưng kí ức về những ngày đầu giải phóng 30.4.1975 vẫn còn như đâu đây không thể quên.
Không thể quên vì ngoài việc được sống ở thời điểm lịch sử của đất nước, ở chính nơi diễn ra sự kiện vĩ đại ấy (30.4), còn vì ở thành phố mới giải phóng tôi đã tránh được rất nhiều cám dỗ dễ xa ngã mà có đồng đội tôi đã mắc phải. Còn nếu có điều gì tiếc ư, đó là tiếc rằng tôi không có nổi bức hình nào của chính mình làm kỉ niệm thời điểm quí giá ấy để hôm nay đem minh hoạ cho bài viết này.
Vĩnh Phạm
Ảnh trên mạng.


TÌnh hình dịch bệnh tính tới sáng nay 29.4


Bộ Y tế thông tin, tính từ 6h sáng ngày 16/4 đến 6h ngày 29/4: bước sang ngày thứ 13 Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Phạm Lê

Chúng tôi đã đến Keukenhof

Chúng tôi đã đến thăm Vườn hoa Keukenhof Hà Lan tháng 5.2007
 Phạm Lê

Hà Nội đón chào ngày Lễ

Đường phố Hà Nội cờ hoa, biểu ngữ một khu cao tầng cờ đỏ giao vàng dán ngày trước cacsoo cửa đón chào ngày Lễ kỉ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2020).
Phạm Lê

Hồi ký của Chị Lê Lan thăm Công viên Hoa Keukeuhof Hà Lan



Nếu bạn là một du khách yêu cảnh sắc thiên nhiên, khí hậu trong lành, muốn thưởng ngoạn cái đẹp thì hãy đến Hà Lan, xứ sở của loài hoa tuy lip và vô số các loài hoa tuyệt mĩ khác.
Nếu bạn tới Hà Lan, thì hãy đi vào dịp tháng 4-5. Bởi đó là mùa lễ hội hoa lớn nhất với sức hấp dẫn thu hút hàng triệu du khách trên toàn thế giới đổ về tham quan.

Được dịp đi ngắm cảnh vào một ngày thứ 7 đẹp trời, cái nắng hanh vàng chiếu xuống làm cho cảnh sắc tươi vui và trở lên lung linh hơn. Mặc dù sát biển, gió thổi mạnh nhưng dòng người đông đúc vẫn đồ dồn 2 bên đường để chờ đón buổi lễ diễu hành hoa diễn ra.

Được tận mắt ngắm nhìn một buổi lễ diễu hành được trang trí từ hoa mới thấy con người thật tài hoa và khéo léo. Các xe được các nghệ nhân trang trí cầu kì, cẩn thận theo các chủ điểm khác nhau: hình đàn vịt, hình cối xay gió, hình ngôi nhà, vườn hoa tuylip, đàn cá heo, những chiếc giày gỗ, hình những chiếc ghế, chú khỉ đạp xe, con bò sữa...rất đa đạng. Trong đó, hai đại diện của châu Á là đoàn của Trung Quốc kết hoa thành chú Gấu trúc và đoàn Malaysia tạo hình toà tháp đôi cũng rất ấn tượng.

Màn trình diễn khiến cho người xem thật mãn nhãn, những khán giả đứng chiêm ngưỡng với sự hân hoan, reo hò cổ vũ và ai cũng cố chụp hình, quay video để lưu giữ lại những hình ảnh đẹp nhất.

Từ điểm đầu tiên diễu hành hoa qua công viên hoa Keukenhof mất khoảng 15' đi xe. Tuy nhiên, để vào được trong công viên bạn phải di chuyển khá lâu để gửi xe và xếp hàng mua vé. Văn hoá xếp hàng thực hiện nghiêm túc ở khắp mọi nơi: quầy vé, điểm thăm quan cối xay gió, quầy ẩm thực, quầy lưu niệm...
Vào trong công viên, bạn hoàn toàn bị choáng ngợp bởi màu sắc, kiểu dáng, cách bài trí nơi đây.
Với diện tích công viên rộng tới 32 ha, bạn phải dành cả một ngày mới có thể đi hết để ngắm hoa và thưởng thức cảnh sắc bồng lai tiên cảnh. Khi bước vào bạn cảm giác mình như lạc vào thế giới thần tiên, nơi không chỉ có hàng trăm mà tới hàng nghìn loại hoa khác nhau nhưng phong phú, đa dạng và chủ đạo là hoa tuy lip. Bạn nhìn trước là một luống hoa màu vàng óng, nhìn sang trái là luống hoa đỏ rực, sang phải là luống hoa màu tím huyền bí, xa xa là rặng cây đào trắng mộng mơ. Ôi chao, xung quanh chỗ nào cũng là hoa đẹp.
Cứ thế bước tiếp theo các điểm mốc được in trên bản đồ công viên do nhân viên hướng dẫn phát miễn phí, bạn sẽ lạc từ thiên đường này qua thiên đường khác. Hoa ngập tràn khắp nơi nhưng bạn sẽ không có cảm giác nhàm chán bởi nó được trồng theo nghệ thuật tạo hình từ mầu sắc, hình dáng luống hoa, chủng loại hoa đan xen hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên.
Khi quãng đường đi khá dài, bạn thấm mệt sẽ bắt gặp con sông nước trong vắt, in bóng những cây xanh, có những chú thiên nga lông trắng muốt, những chú vịt mỏ xanh tung tăng bơi lội, ven bờ sông cỏ mọc xanh mướt, kế bên là những luống hoa đủ màu sắc như tấm thảm màu. Lúc ấy, tâm trí như bừng tỉnh, cá thể bạn như chìm vào vẻ đẹp trong lành của cảnh vật, tầm hồn tĩnh lại. Bạn lại được tiếp thêm sức mạnh, lại đi và ngắm và đắm mình với cái đẹp.
Công viên đẹp là thế, hoa nhiều đến thế nhưng điều thích thú nhất lại là được ra ngắm hoa tại cánh đồng hoa bát ngát, mênh mông. Cả một luống hoa dài rộng chỉ là một màu, một loại hoa trải dài bất tận. Dưới cái gió vun vút, lạnh cóng, bạn có cảm giác như được bay theo các cánh hoa lên bầu trời. Một cảm giác thật Yomost!
Một buổi trải nghiệm thú vị!
Fb LÊ LAN
#Keukenhof2019
                      Mời xem video toàn cảnh Công Viên Hoa KEUKENHOF- Hà Lan
Video YOUTUBE

Kí ức ngày giải phóng 30.4 (Kỳ 3)

Tiếp quản đài TTĐL Bình Thủy công việc của tôi là tổ chức khai thác vận hành từ con số 0 là một nhiệm vụ rất nặng, những ngày đầu quân số về phía ta chỉ có tôi và cậu Trung sĩ Trung cấp Thông tin. Sau đó vài tháng được bổ xung thêm lính mới từ ngoài Bắc qua các trường lớp chuyên ngành thông tin vào đông dần lên.
Ban đầu chúng tôi phải sử dụng một số anh em nhân viên cũ nhưng lâu quá không nhớ số lượng và tên sau đó giữ lại vài người được đánh giá là có trình độ chuyên môn khá ở một vài khâu cần thiết, có thái độ thân thiện để vận hành máy móc, tranh thủ họ ghi lại các bước thao tác chuẩn bị cho khóa huấn luyên tân binh sắp tới. (Thực ra việc chọn cũng là theo cảm tính qua lời khai, tiếp súc chứ làm gì có hồ sơ)
Bộ đội ta đánh chiến sân bay
Mọi việc đang đà vào khuôn phép thì bất ngờ có tình huống, một buổi trưa ngồi trong phòng máy lạnh Đài trưởng, tôi cúi xuống gầm tủ tài liệu kĩ thuật thấy mấy chiếc Chứng minh thư (CMT) còn nguyên dấu đỏ chế độ Việt Nam Cộng hòa. Thoáng giật mình thấy hai CMT rõ nguyên khuôn mặt hai người chúng tôi đang sử dụng vốn giỏi chuyên  môn đứng máy hàng ngày, lại hay tâm sự hỏi han tỏ ra thân thiện ngưỡng mộ chế độ XHCN miền Bắc, khâm phục bộ đội ta và khen chúng tôi có học, lịch sự…Đáng nói trong đó một người là Sĩ quan Tuyên úy Đại đội (Giống như Chính trị viên của ta), một người là nhân viên quân báo, toàn những thành phần có điều buộc phải canh chừng.
Bộ đội ta tiến vào thành phố
Tôi báo cáo gấp với cơ quan bảo vệ cấp trên, sau khi kiểm tra chỉ ít ngày sau nhận lệnh cho thôi việc trả về địa phương. Tuy vậy để tạo điều kiên thuận lợi cho họ, cấp trên cấp cho mỗi người Giấy chứng nhận đã làm việc cho đơn vị Quân Giải phóng trong thời gian tiếp quản. 
Đúng ngày đã định tôi và hai chiến sĩ bảo vệ đặt một cái bàn ở cổng trực ban sân bay, khi đến lượt họ trình giấy tờ làm việc như hàng ngày chúng tôi tách ra khỏi hàng tuyên bố cho nghỉ việc và giải thích lí do là giảm biên chế. Cánh nhân viên cũ làm cho các bộ phận khác trong sân bay chứng kiến cảnh này đã có tiếng xì xào từ trong hàng ngũ có việc rồi...
May sao trải qua mấy tháng chúng tôi đã tự vận hành khai thác đưa đài vào hoạt động trên hệ thống cùng các đài bạn giữ liên lạc thông suốt. Việc cho thôi số nhân viên cũ không ảnh hưởng gì tới nhiệm vụ của Đài.
Sau Tết 1976, từ Cần Thơ tôi được lệnh trở về Tiểu ban kĩ thuật Trung đoàn đóng ở Trung tâm TTĐL Phú Lâm, Tp.Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ mới của tôi là cùng với mấy anh em sĩ quan theo dõi kĩ thuật vận hành của các đài thuộc hệ thống toàn miềm Nam. 
Cũng do nhiệm vụ mới tôi có điều kiện đi tới hầu hết các Đài ở các địa phương vừa là thực thi nhiệm vụ, vừa có cơ hội thăm quan nhiều danh lam thắng trên toàn miền Nam.
Vĩnh Phạm
Ảnh trên mạng (Kỳ sau tiếp và hết)

Một lần đến đát nước Hà Lan xinh đẹp

Đất nước Hà Lan có độ cao trung bình nằm dưới mực nước biển, nhưng họ lại có một hệ thống đê ngăn biển vĩ đại nhất thế giới vì vậy mặc dù lãnh thổ Hà Lan có vô vàn con sông, kênh rạch chằng chịt nhưng hầu như không bao giờ có hiện tượng ngập lụt. 
Đó chính là thành quả của ý chí chinh phục thiên nhiên và trình độ khoa học tiên tiến của các nhà khoa học Hà Lan. Người ta nói: “Chúa tạo ra thế giới, nhưng chính người Hà Lan đã tạo ra đất nước Hà Lan”. 
Thật đáng khâm phục!. Trong một chuyến du lịch, thật may mắn chúng tôi được vợ chồng Ngân Tính mời đi cùng đến thăm Hà Lan theo lời mời của Phó Đại sứ Hà Lan và đã được tận mắt ngắm nhìn đất nước xinh đẹp và ngăn nắp này. Sau đây mời các bạn thăm một đoạn đường nông thôn Hà Lan, và một ngôi làng cổ xinh đẹp của họ nhé
Phạm Thanh Bình

Chúc mừng Sinh nhật

Mừng chị Hương Nhung trưởng nữ nhà Tô Minh Hương, hôm nay tròn 21 tuổi (28.4.1999). Chúc sinh nhật vui vẻ, nhiều may mắn, học tập thu được những kết quả tốt đẹp như mong muốn.
Blog gia đình Cụ Quang

Tình hình dịch bệnh tới sáng 28.4.2020


Bộ Y tế công bố đến 6 giờ sáng ngày 28/4, số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam là 270 ca mắc. 
Trong đó, kể từ ca 268 khi nhận tại Hà Giang trước đó, đến nay Việt Nam đã 12 ngày không ghi nhận ca mắc ngoài cộng đồng.
Phạm Lê

Kí ức ngày giải phóng 30.4 (Kỳ 2)

Kết thúc cuộc hành quân xuyên Việt chúng tôi tới Chỉ huy sở Trung đoàn thông tin đặt tại trại Đa Vít trong sân bay Tân Sơn Nhất trình diện, sau khi nghỉ ngơi mấy ngày tỏa về các đài ở các tỉnh.
Tôi lúc đó đeo hàm Thiếu úy được cử làm đài trưởng Đài Thông tin đối lưu (TTĐL) Bình Thủy, Cần Thơ nằm trong sân bay Bình Thủy. Tuy đài nằm riêng một góc sát hàng rào sân bay, trước mặt là cánh đồng sông nước bát ngát, nhưng vì nằm trong phạm vi sân bay nên việc bảo vệ đã có lực lượng bộ đội chuyên trách. Tôi và cậu Trung sĩ Trung cấp thông tin ngủ trong một nhà gỗ nhỏ làm từ contenơ có hai giường ngủ. Mỗi chúng tôi để ở đầu giường một khấu AK và băng đạn phòng thân, nhưng chẳng bao giờ phải dùng đến.
Đài TTĐL Sơn Trà Đà Nắng
Về khoản ăn uống hai anh em tự lo nấu lấy. Cần Thơ thực phẩm sẵn lắm ra chợ mua lươn to bằng cổ tay vàng óng, cá, rau xanh và hoa quả các loại …ôi thôi nhiều vô kể. Có lần chúng tôi còn vây bắt gà hoang trong khu nhà sĩ quan Mỹ đổ nát sát cạnh đem về nấu được bữa no nê. Còn chó hoang cũng có vài con đói ăn chạy lung tung, bọn tôi định bắt làm thịt cầy bảy món, nhưng vì chỉ có hai người nên thôi tuy rất khoái khẩu món ăn này.
Còn về kĩ thuật do chưa được học về TTĐL, tôi phải mất nhiều thời gian cùng với cậu Trung sỹ dò các mạch điện nghiên cứu khai thác vận hành.  Chúng tôi phải sử dụng mấy nhân viên kĩ thuật cũ của đài thao tác vận hành hàng ngày. Họ được quân đội chế độ cũ huấn luyện qua các khóa 3 tháng, 6 tháng trong nước, có người được qua Mỹ học chuyên tu một hay hai năm nên rất thành thạo.
Qui trình quản lý đài để lại cũng rất như Mỹ, ví dụ nhân viên khai thác trình độ 3 tháng chỉ mỗi việc mở máy theo thứ tự các bước đã học. Nếu đến bước 5 chẳng hạn thấy đèn A không sáng, hay không có chuông reo như đã học là gọi nhân viên 6 tháng đến xử lý. Các chi tiết máy qui định rõ thời gian thay thế, dù không hỏng cũng thay không tiếc của như ngoài Bắc. Bộ phận dự phòng thay thế ngoài cơ số dự trữ sẵn ở Đài, còn lại lĩnh ở Tồng kho Long Bình, nhưng cũng có bộ phận phải chờ nhập từ Mỹ. Đặc biệt không tự sửa chữa, vì thế khi thấy anh em chúng tôi dò mạch điện khắc phục một sự cố nào đó gặp phải họ ngạc nhiên lắm cứ khen Kĩ sư ngoài Bắc giỏi.
                                    Cần Thơ trước giải phóng
Ở Cần Thơ thỉnh thoảng tôi lại nhảy xe Lam ra bến Ninh Kiều chơi, mới giải phóng bao giờ cũng phải giắt theo khẩu súng lục ruro phòng thân nhất là đi buổi tối. Khoái nhất là thưởng thức chai bia Laze,  nhấm nháp với trứng vịt lộn. Tôi không nhớ chính xác giá tiền nhưng tin chắc những ngày đó thực phầm rẻ lắm, hoa quả, trứng…tính theo chục, mỗi chục 12 chứ không phải là 10 như ngoài Bắc. Bữa cơm hàng ngày ngoài thịt cá lại còn có thêm hoa quả tráng miệng hơn đứt bữa cơm bộ đội ngoài Bắc. Còn một cái khoái nữa là ra trung tâm thành phố ngày chủ nhật, hàng hóa bày bán dọc vỉa hè rất nhiều thứ ngoài Bắc hiếm. Tôi nhớ mua được một cái quạt điện nhỏ nhãn Calor cũ nổi tiếng rất rẻ, về Hà Nội tôi tặng cho bác Lan đang ở Thái Nguyên.
Đơn vị tôi không có xe oto riêng, nhưng mấy ông bạn ở các Đài khác có xe Zep quân ngụy bỏ chạy để lại. Thỉnh thoảng vào ngày nghỉ họ đánh xe đến đón tôi đi chơi khi thì Rạch Giá, khi thì Cà Mau, Sóc Trăng hoặc Long Xuyên…
Những ngày ở Cần Thơ thời tiết mát mẻ, nóng có điều hòa, ăn uống sinh hoạt tiện lợi lại trong không khí những ngày đầu giải phóng giúp tôi vơi đi phần nào nỗi nhớ vợ và cậu con trai mới đẻ tháng 5.1975. 
Vĩnh Phạm
Ảnh trên mạng (Kỳ sau tiếp)

Tin dịch bệnh hôm nay 27.4


Sáng 27/4, Bộ Y tế thông báo Việt Nam không có ca nhiễm SARS-CoV-2 mới. Tổng số bệnh nhân ở nước ta là 270 trường hợp. 

Theo bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính đến 6h ngày 27/4, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 270 ca mắc Covid-19.
Như vậy là từ 16/4 đến nay, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng. Hiện 255 người khỏi bệnh, 45 người tiếp tục điều trị tại các cơ sở y tế.
Chúng ta nên tự giác thực hiện các biên pháp phòng ngừa dịch bệnh như đeo khẩu trang, không có việc thật cần thiết hãy ở nhà, không tụ tập đông người, rửa tay thường xuyên...
Phạm Lê

Kí ức ngày giải phóng 30.4 (4 Kỳ liên tiếp)

Kỳ một. Tôi không có mặt trong ngày Giải phóng 30.4, nhưng ba tháng sau chúng tôi nhóm Kĩ sư vừa  tốt nghiệp ĐHKT Quân sự theo đường giao liên khởi đầu từ Thanh Trì Hà Nội xuyên Việt dọc theo đất nước vừa giải phóng bổ xung cho lực lượng cán bộ chiến sĩ tiếp quản khôi phục, khai thác hệ thống Thông tin đối lưu (TTĐL) của quân đội Mỹ Ngụy để lại.
Trung tâm TT Đối lưu Phú Lâm, sài Gòn ngày đầu giải phóng nơi tôi dừng chân đầu tiên
Phải nói rất may toàn bộ hệ thống gồm các đài TTĐL hiện đại bậc nhất bấy giờ được Mỹ xây dựng, trải dài khắp các tỉnh miền Nam từ Huế xuống tận Cà Mau vẫn còn hầu như nguyên vẹn (chỉ mất một đài Quy chuẩn đo lường Cần Thơ bị cháy). Nói hiện đại bậc nhất là vì lúc đó chưa có thông tin vệ tinh, hệ thống TTĐL dựa trên nguyên lý truyền dẫn sóng ở tầng đối lưu có thể cùng lúc thực hiện 1.000 cuộc liên lạc trên cùng một đường truyền. Nhất còn là vì các đài được xây trên các khuôn viên lớn, bộ cánh anten rất to (ảnh trên). Hệ thống được địch giữ bí mật đến mức tới ngày giải phóng quân, dân vẫn gọi là các đài Rađa chứ không gọi là đài thông tin. (Đến nay tôi vẫn còn câu hỏi chưa giải đáp không có một đài nào bị quân ta đánh chiếm trong thời gian còn chiến tranh, vì thế đến ngày giải phóng còn hầu như nguyên vẹn)
Ngoài các đài trên mặt đất còn có hệ thống cáp quang xuyên biển nối liền tới Guam, Philipin tạo cánh vu hồi thông tin liên lạc. Ngày đó đã có thể gọi quay số mã vùng như bây giờ ra ngoài nước tới các tỉnh trong nước và tới tận nước Mỹ dễ dàng. Các chuyên gia Liên xô tới khảo sát thán phục vì Nga cũng chưa có hệ thống này. Tôi còn nhớ năm 1985 qua Matxcơva Vũ Anh Tuấn dẫn tới Trung tâm Bưu điện đăng ký gọi điện về Hà Nội qua tổng đài cắm phích. Mà về tới Hà Nội không phải nhà nào cũng có điện thoại như bây giờ, phần lớn phải tới bưu điện đăng kí chờ cuộc gọi từ nước ngoài về.
Trên đường hành quân chúng tôi dừng chân ít ngày thăm quan và chia tay nhau lần lượt về nhận nhiệm vụ tại các đài Sơn Trà Đà Nẵng, Lâm  Đồng, Qui Nhơn, Vũng Tàu, Phú Lâm, Cần Thơ,  Long Xuyên , Sóc Trăng, Rạch Giá, Cà Mau...
Vĩnh Phạm
Ảnh trên mạng (Kỳ sau tiếp)

Ý kiến bạn đọc

Một bạn đọc cảm nghĩ về Phó Thủ tưởng Vũ Đức Đam, Trưởng ban phòng chống dịch bệnh Covid Nhà nước.
Phạm Lê sưu tầm

Chỉ cho người quan tâm tới rượu.

Một bạn nhậu tự rút ra các mức uống rượu tương ứng hậu quả
Phạm Lê sưu tầm

TIn dịch bệnh hôm nay


Bản tin 6 giờ sáng ngày 26/4, Bộ Y tế cho biết không phát hiện ca mắc mới Covid-19.  Việt Nam đã qua 11 ngày không ghi nhận ca bệnh trong cộng đồng (Không tính 2 ca xâm nhập là du học sinh nước ngoài).
Nếu tính 2 ca là LHS từ Nhật về được phát hiện cách ly ngay kịp thời an toàn ngày 24.4, nước ta đến hôm nay có tất cả là 270 ca mắc Covid-19.
Phạm Lê sưu tầm



Cảnh giác chống làn sóng thứ 2 dịch bệnh


Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tổng kết cho thấy có nhiều trường hợp không có triệu chứng lâm sàng hoặc những triệu chứng lâm sàng rất mờ nhạt, chỉ đau mỏi người, triệu chứng giống cảm cúm, dấu hiệu rất mơ hồ nên rất dễ bỏ qua. Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cũng xác định có thể tồn tại một số trường hợp trong cộng đồng nhưng không phát hiện ra. Vì chưa có miễn dịch cộng đồng nên khả năng lây nhiễm trở lại là rất lớn.
“Chúng tôi rất lo ngại làn sóng thứ 2 đối với dịch. Bài học các nước chúng ta phải học. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đối mặt làn sóng thứ 2 xâm nhập vào và tồn tại phát triển trong một cộng đồng mà chúng ta không biết được. Đến khi dịch xảy ra trên một diện rất lớn thì lúc đó mới phát hiện ra. Lúc đó hệ thống y tế của ta sẽ trong tình trạng rất khó khăn”, thứ trưởng Long nhấn mạnh. 
Do đó cần kiên quyết ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào qua đường hàng không, kiểm soát với từng chuyến bay, từng hành khách nhập cảnh vào Việt Nam, kiểm soát chặt chẽ gắt gao ở các tuyến biên giới đường bộ….
Chúng ta phải ngăn chặn triệt để tất cả những trường hợp từ bên ngoài vào trong giai đoạn hiện nay. Nếu không thế chúng ta dễ bỏ qua và dễ gây ra tình trạng làn sóng thứ 2”, thứ trưởng Long nói.
Phạm Lê sưu tầm

Tin thời tiết hôm nay 25,4

Tin từ cơ quan dự báo khí tượng: Hà Nội sáng và đêm có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Từ nay đến ngày 26/4 trời rét với nền nhiệt độ thấp nhất khoảng 16-18 độ C, cao nhất 19-21 độ C.
Phạm Lê

Nguy cơ vẫn cỏn quanh chúng ta

Trước đó, trong các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, làm việc với các ngành suốt thời gian qua, ngay cả khi chúng ta đã thắng "chiến dịch" mở màn trong "cuộc chiến" chống dịch bệnh COVID-9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam luôn nhấn mạnh tuyệt đối không được chủ quan, nhất là những thời điểm chúng ta kiểm soát tốt dịch bệnh.
Và tại cuộc họp Ban Chỉ đạo hôm nay 24.4.2020,, một lần nữa Phó Thủ tướng nhắc lại: Đây là lúc chúng ta tuyệt đối không được chủ quan. 
Chúng ta vui mừng vì “những con số biết nói” cho thấy đến giờ phút này dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhiều địa phương được nới lỏng cách ly, học sinh sắp quay trở lại trường… nhưng trên thế giới, mỗi ngày vẫn ghi nhận khoảng 50.000 người nhiễm mới, 5.000 người tử vong. Nhiều nơi tưởng chừng đã kiểm soát được tình hình nhưng dịch bệnh đã bùng phát trở lại.
Bên cạnh đó, virus SARS-CoV-2 rất “biến ảo”. Nhiều người nhiễm không có triệu chứng. Nhiều người có thời gian ủ bệnh rất lâu. Không ít người đã xét nghiệm âm tính rồi lại dương tính nhiều lần. Các chuyên gia đều cho rằng tất cả mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều có rủi ro người mang mầm bệnh trong cộng đồng.
Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo khẩn trương có những hướng dẫn hết sức chi tiết với từng lĩnh vực quản lý như giao thông, đi lại, sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đi học trở lại tới đây… sao cho an toàn.
Phó Thủ tướng nêu ví dụ: Đối với đi học an toàn, Bộ GD&ĐT là thành viên Ban Chỉ đạo nên biết rõ như thế nào là an toàn, nắm được điều kiện trường lớp, giáo viên ở từng tỉnh, từng cấp học… để đưa ra hướng dẫn hết sức chi tiết nhưng không được cứng nhắc, máy móc.
Theo Trần Mạnh – Đình Nam
Phạm Lê sưu tầm

Nhớ Hội hoa Keukenhof Hà Lan

Nhớ lại những mùa xuân đã qua, các bạn nhỏ luôn góp mặt cùng dòng người đông đúc náo nhiệt khắp mọi miền đổ dồn vào Hội hoa Keukenhof của Hà Lan, nơi được coi là công viên hoa lớn nhất thế giới.
Năm nay là một năm đi vào lịch sử, chưa có tiền lệ khi em Vi xuất hiện, lệnh cách li được ban bố thì vườn hoa lẻ loi, buồn tê tái không một bóng người. Những cánh đồng hoa dài tít tắp bị phá bỏ, những xe hoa bị đổ đi chất đống. Giờ chỉ còn là kỉ niệm...
Lê Lan

Nhắc nhau


Giãn cách xã hội là cách Chính phủ bảo vệ cho tôi và bạn, nay giỡ bỏ GCXH là lúc ta phải chủ động tự lo bảo vệ mình.
Hãy nhớ và làm theo những căn dặn y tế từ đầu mùa dịch!
Rửa tay - Xúc miệng - Đeo khẩu trang - Lau dọn - Tránh đông người..
Nguyễn Đức Minh

Nghỉ lễ 30.4 và 1.5

Năm nay nghỉ lễ 30.4 và 1.5 được diến ra 4 ngày bao gồm hai ngày thứ năm 30.4, thứ sáu 1.5. Thứ bày 2.5 và Chủ nhật 3.5. Trước đó ngày 2.4 là ngày nghỉ gi Tổ Hùng Vương
Phạm Lê

Tin dịch bệnh

Sáng nay 24/4, Việt Nam trải qua một "tuần chiến thắng" không có thêm ca mắc mới Covid-19. Với số ra bệnh nhân khỏi bệnh 224/268, tỉ lệ điều trị thành công tại Việt Nam là 84%. 
Tuy nhiên chúng ta vẫn phải cảnh giác không chủ quan thực hiện các khuyến cáo của cơ quan Y tế Nhà nước về phóng dịch đeo khẩu trang, ở nhà nhiều nhất có thể, không tập trung đông người, chưa vội đến thăm hội họp, rửa tay thường xuyên, cách ly 1 m khi tiếp xúc, cẩn thận trước những thông tin trên mạng chưa được kiểm chúng... .
Phạm Lê

Ghi công ngành Y

Một trong nhiều bức ảnh do một du học sịnh đã vẽ trong thời gian cách ly ghi ơn các Bác sỹ, nhân viên Y tế ngày đêm quên mình chăm sóc người dân trong khu cách ly của mình.
Phạm Lê sưu tầm

HẾT CÁCH LY NHƯNG ĐỪNG QUÊN

Bão đã dừng lại sau cánh cửa. Việt Nam đang từng bước trở thành ngôi nhà an toàn nhất nếu chúng ta đừng quên những điều này:
1. Đừng quên đeo khẩu trang khi ra đường
Bạn sẽ trở thành con virus Corona nếu bạn bỏ khẩu trang đi tung tăng ngoài đường. Hãy kỳ thị và xa lánh những kẻ không đeo khẩu trang gần bạn khi ra đường.
2. Đừng tham gia vào những nơi đông người.
Thấy đông nên tránh ngay. Giữ khoảng cách 2m với nhau là giữ an toàn cho chính bạn và những người thân đang ở nhà bạn. Hãy nhớ, nếu bạn không tuân thủ, con cái bạn ở nhà lãnh đủ.
3. Đừng quên rửa tay sát khuẩn
Giữ tay sạch là giữ mình an toàn. Rửa tay tốt cho cả tiêu hoá của bạn.
4. Đừng vội mà sang thăm nhà nhau
Vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho những buổi tụ nhậu tại nhà. Vui đấy nhưng có thể vẫn còn nguy cơ tiềm ẩn.
5. Đừng chủ quan.
Dù Việt Nam đang nổi tiếng trong việc chống dịch giỏi nhưng ai mà biết ở chỗ này chỗ kia vẫn còn người mắc Covid không biểu hiện mà chính họ cũng không biết. Nên nhớ, khai báo y tế là tự nguyện. Mà chỉ cần vài người không tự nguyện cũng đã là nguy cơ. Tôi tin Việt Nam không che giấu dịch nhưng tôi không chắc chúng ta đã tìm ra hết 100% người nhiễm.
22 ngày cách ly xã hội chúng ta đã trải qua rất vất vả, xin hãy cùng nhau bảo toàn cuộc đời mình, sức khoẻ của mình để không phải trở lại dù một phút, một giây nào 22 ngày ấy nữa. Hàng chục triệu người cần công ăn việc làm để sống. Làm ơn, đừng vì bạn mà khiến tất cả chúng ta lại trở về thời cách ly. Chính Phủ và Bộ Y Tế đã đang “đánh cược” vào việc bỏ cách ly xã hội. Đừng ai “bán độ” bằng chính sức khoẻ của mình. Ý thức của mỗi người mới chính là vũ khí chống dịch hiệu quả nhất.
Cuối cùng, làm ơn, hãy là những người lớn biết nghĩ!
Hoàng Anh Tú
Phạm Lê sưu tầm


Niềm vui sau cach ly!

Chi họ cụ Quang đón nhận tin vui Tp.Hà Nội trừ hai điểm dịch đang cách ly Mê Linh và Thanh Trì được Thủ tướng Chính Phủ hạ mức từ có nguy cơ cao xuông có nguy cơ được dỡ bỏ Cách ly xã hội do việc phòng chống giặc Covid 19 có kết quả bước đầu tốt. Tuy vậy vẫn phải thực hiện Chỉ thi 15/CP và những qui định cụ thể của Thành Phố.
Mừng thì có mừng, tuy nhiên đó mới chỉ là thắng lợi chặng đầu. Các chuyên gia nhận định nguy cơ tiền ẩm lây lan cộng đồng còn, vì thế không chủ quan lơ là, tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh các qui định trong thời gian tới.
Phạm Lê

Tưởng nhớ Sinh nhật Mẹ Thoa lần thứ 93.

Nhân Ngày sinh nhật Mẹ Thoa, bà xã tôi đã đăng ảnh còn Cô Nhu, cậu Thắng đã đăng bài rồi. Tôi là con rể cũng muốn có đôi lời về bà mẹ vợ của mình để tưởng nhớ đến Ngày sinh của Mẹ.
Từ khi con được Mẹ và Bố chấp nhận là con rể, con thấy Mẹ là người hiền lành, không muốn làm phiền đến con cháu và hết mực thương yêu cháu. Bà có 3 cháu gái ngoại thì buổi đầu đều ở Trung Tự với Bà cả. Cháu nào cũng được bà chăm nom nhưng Mai Anh con gái tôi ở với Bà lâu nhất.


Bà nấu ăn không thật khéo nhưng bù lại bà sẵn sàng bỏ hết tiền lương ra để các cháu ăn đủ chất. Tôi cũng có hơn 2 năm ở với ông bà ở Trung Tự và thấy lương của ông bà thường tập trung hầu hết cho ăn uống nên tiết kiệm được không nhiều, mặc dầu lương ông bà thuộc loại cao ở thời bao cấp. Ông bà đều có phiếu B nên kẹo bánh cho cho các cháu cũng tạm đủ. Các cháu không quá thèm bánh kẹo như trẻ con các gia đình khác trong thời bao cấp.
Lúc đang tìm hiểu bà xã, vài tuần vào thứ bảy hay chủ nhật tôi thường sang thăm và hay được mời ở lại ăn cơm. Cơm gia đình lúc ấy cũng chẳng phải sang trọng gì nhưng so với cơm ở bếp tập thể Ngô Quyền với suất ăn Đại táo là một trời một vực.
 Chính vì không quá tiết kiệm trong ăn uống nên trộm vía cháu nào của Mẹ cũng ít ốm đau và sức khoẻ tốt. Mai Anh nhà tôi lúc còn học phổ thông sức ăn khá khoẻ. Mỗi lần chúng tôi đưa cháu đi ăn cải thiên ở nhà hàng, bao giờ  cũng gọi thêm cho cháu (phở có lúc cháu có thể chén được 2 tô; còn đi ăn bánh mỳ, bít tết bao giò cũng phải gọi thêm bánh mỳ).
Mẹ là người có kiến thức về thuốc nam, thuốc bắc nên thường ăn uống nhiều thức ăn thực vật là cây thuốc như: tía tô, lá lốt, diếp cá... để giải nhiệt, chống viêm. Có thời gian bố vợ  bị viêm họng uống khắng sinh lâu ngày không khỏi nhưng mẹ đã dùng cây bồ công anh sắc uống thay nước chè hàng ngày thì bố vợ tôi lại khỏi bệnh. Về sử dụng thuốc, mẹ tự lo và uống rất đúng đơn, chỉ dẫn cúa bác sỹ.
Mẹ à ! 
Cháu Mai Anh của Mẹ nay đã lập gia đình và đã có con trai 3 tuổi. Trước Tết Canh Tý (2020) gia đình nhà cháu bên Mỹ về Việt Nam đã đến Trung Tự để thắp hương tưởng nhớ Bà với lòng biết ơn người bà hiền từ, vô tư, hết lòng thương yêu và nâng giấc ngủ, lo bữa ăn cho cháu lúc sinh thời...
Cháu gái Mai Anh của Mẹ hiện định cư bên Mỹ, có ccoong ăn việc làm ổn định. Gia đình cháu cũng tạm ổn và thương yêu, tôn trọng nhau. Còn chắt Sam của bà ngoan nhưng nghich lắm. Sam là viết tắt Samanuel trong tiếng anh nhưng có thể hiểu là tên Mẹ SÂM trong tiếng Việt đó  Mẹ ạ !

Nhân Ngày sinh nhật của mẹ lần thư 93, con có mấy dòng gửi đến Mẹ. Mẹ cứ yên tâm về chúng con,. Dứt khoát chúng con sẽ làm tất cả để mẹ thanh thản, yên lòng !