và số điện thoại của nhà nghỉ Ban cơ yếu Trung ương: 0211 3856 004.
Đại lải - một địa chỉ cuối tuần
và số điện thoại của nhà nghỉ Ban cơ yếu Trung ương: 0211 3856 004.
27.8, là ngày Phạm Ngọc Cường tròn 40 tuổi (1969), cũng là ngày Phạm Vĩnh Tuấn Khoa tròn 20 (1989). Nhân ngày này tôi gửi tới Cường lời chúc mừng tốt đẹp nhất trên con đường mưu sinh và có đôi điều về Khoa.
Ở nhà ta chỉ tính riêng hàng cháu gọi bằng chú, bác tôi có tới hơn chục gồm cả nội, ngoại. Đa phần mỗi năm bình quân gặp được một, hai lần đã là quí. Nhưng gặp nhau tới 8 ngày, 7 đêm như dịp tôi và Khoa cùng đi tour Bắc Kinh, Hàng Châu, Thượng Hải, Tô châu vào tháng 7 vừa rồi là chuyện xưa nay hiếm.
Ngày đầu tiên thăm một đoạn Vạn Lý Trường Thành tôi và bà xã lấy hơi trèo từng bậc, đến nửa đường dừng lại để còn dành sức cho những ngày sau. Chúng tôi chủ ý dựa lưng vào tường thành chụp vài kiểu ảnh, cốt sao để còn khoe đã từng “kinh qua” Vạn Lý Trường Thành lịch sử cho oai. (Nói “kinh qua” là theo cách chơi chữ của người Việt
Lại nói về Khoa sau khi chụp với chúng tôi vài kiểu ảnh kỉ niệm trên đoạn trường thành ấy, cậu ta tạm chia tay hai bác. Sẵn sức trẻ băng băng trèo lên tận đỉnh, rồi lại chạy ào xuống bãi đỗ xe ngồi chờ, thản nhiên “Như chưa hề có cuộc chia tay”. Còn cánh già chúng tôi lại lần từng bậc trở xuống, thỉnh thoảng ngó nghiêng chụp vài kiểu ảnh cũng là một cách nghỉ ngơi dưỡng sức.
Có lẽ tour này chúng tôi gặp may ở toàn khách sạn cỡ 4 sao (tôi chấm điểm có khi còn hơn một tí ?). Mõi lần đến khách sạn mới tôi lại phải vời Khoa sang giúp khi là cái điều hòa, lúc là TV vì thiết bị ở đó thế hệ mới lạ lắm, hình hài chẳng giống cái mà tôi đang dùng ở nhà. Cậu ta làm những công việc ấy ra dáng hiểu biết, thành thạo lắm. (Có lẽ cũng là lợi thế sức trẻ vào thời đại KHKT).
Trên đường thỉnh thoảng hai bác cháu cũng trao đổi, chuyện trò. Khoa hay “trắc nghiệm” tôi đại loại như bác có chơi thể thao không, có biết đá bóng không, biết bơi không, có biết...Kongfu?. Tất nhiên tôi chỉ trả lời “Có, Không” theo đúng luật định. Khi tôi nói hồi trẻ bác cũng có đá bóng, cũng bơi, tập cả quyền anh, Judo... Cậu ta liền nắn nắn bắp tay, bắp chân nhão nhoét tuổi 64 của tôi rồi chìa ra bắp chân, bắp tay rắn đanh tuổi 20 của cậu ấy ra chiều so sánh khó tin.
Một lần sau khi đã vượt qua trót lọt phần "trắc nghiệm" của Khoa, chớp thời cơ tôi lên lớp cậu cháu “Có lẽ Khoa nên quen với ý nghĩ thế hệ bác cũng có một thời trai trẻ, cũng làm những gì như cháu đang làm. Chỉ khác ở điều kiện mà thôi. Như thế cháu sẽ khỏi cảm thấy đột ngột khi nghĩ về thế hệ bác hay bố mẹ cháu”. Câu ta cuời cười và nói “Cháu hiểu, cháu hiểu. Đấy là cháu chỉ ngạc nhiên thôi”
Tôi còn nhớ đêm trước ngày về VN Khoa cùng bố thăm lại trường Đại học Thanh Hoa, nơi ông đã học cách nay hơn 40 năm. Chụp với bố mấy kiểu ảnh kỉ niệm, rồi tất tả quay về họp mặt chia tay với nhóm trẻ cùng trang lứa trong đoàn (lại là lợi thế tuổi trẻ dễ quen, dễ thân). Tôi đoán ông Tiến chắc là bồi hồi với kỉ niệm xưa thời trai trẻ lắm. Nhưng sáng ra tôi lại hỏi về Khoa, ông ấy vui vẻ kể cậu ta cũng trân trọng chia sẻ với kỉ niệm của ông.
Mấy ngày tuor ấy hai bác cháu cùng chuyến bay, cùng ô tô, ghế liền kề, ngồi cùng mâm, ăn cùng món, ngủ cùng nhà, tham quan cùng chỗ. Nhờ vậy tôi có dịp nhận ra vào tuổi 20 Khoa có vẻ trưởng thành hơn, có chiều sâu hơn thì phải.
P.V.Thắng
Những đám mây kỳ thú trên bầu trời Hà Nội
Chiều 20/8, sau cơn mưa lớn, những tảng mây muôn màu, tầng tầng lớp lớp bỗng xuất hiện trên bầu trời thủ đô . Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khiến nhiều người ngỡ ngàng và thích thú.
18h20 chiều qua, những đám mây hiện lên với hình dáng lạ mắt. |
Tạo nên khung cảnh thơ mộng hoàng hôn trên một con đường ven đô. |
Khi mây tan dần tại một hồ câu địa bàn quận Thanh Xuân. |
Người đánh cá hối hả cất cần câu. |
Những người công nhân nghỉ tay ngắm trời đất. |
Mây như những vảy rồng từ hướng công viên Thống Nhất. |
Trời chuyển màu. |
|
Một em bé cũng ngỡ ngàng ngoái nhìn ra ngoài khung cửa sổ. |
Mặt trời lặn dần. |
|
Nắng tắt, tia ánh sáng yếu ớt cuối cùng tạo nên vẻ đẹp kỳ ảo buổi hoàng hôn. |
Thanh Long - Hoàng Hà
( Tham khảo Vnexpress )
Dạo này báo chí đưa tin dồn dập về dịch cúm A/H1N1, số bệnh nhân tăng lên từng ngày, các trường học phổ thông ở Hà Nội đã tạm đóng cửa được hơn mươi ngày. Xem ra không thể coi thường đại dịch này.
Hà Nội dịp này thời tiết thất thường lúc mưa, lúc nắng, oi bức khó chịu. Môi trường như thế dễ lây lan loại dịch bệnh này lắm. Từ hôm có bài báo của Hồng Phương trên Blog 53 về tác dụng của quả chanh, cứ mỗi lần ra đường thế nào tôi cũng thủ một quả chanh trong túi phòng khi bất trắc (thú thật về nhà vẫn còn nguyên, vì chẳng có lúc nào dùng đến).
Đi đâu về lần nào tôi cũng làm đúng như báo hướng dẫn rửa tay xà phòng kĩ lưỡng, mà rửa tới hai lần cho tiệt con A/H1N1. Rửa tay xong ra ngồi ghế bật quạt máy tận hưởng không khí mát lành, nhưng lại chưa yên tâm vì còn mặt, chân nữa chẳng nhẽ con vi trùng ấy lại tha. Thế là lại sát xà phòng rửa mặt, rửa chân cẩn thận mới yên.
Ẫy vậy nào có xong vì tính tôi hay lo xa, tính quẩn lại nghĩ con vi trùng nó bé tí thế, có cả chân cả cánh cũng nên, lẽ nào nó lại không chui cả vào nách, vào quần...Nghe ra cũng có lí liền lao ngay vào phòng tắm, tổng vệ sinh toàn thân một trận kĩ lưỡng, cho hết đất lây lan con vi trùng cúm ấy.
Buổi tối ăn cơm xong ngồi xem TV chương trình thời sự, nghe diễn biến dịch cúm A/H1N1 trên cả nước và thế giới. So với mấy điều khuyến cáo phòng tránh dịch, trộm nghĩ mình đã thực hiện nghiêm chỉnh như thế “Có lẽ nào ta vẫn bị cúm” A/H1N1?.
Vĩnh Toàn
(Ảnh trên mạng)
Chiều tối hôm qua ngày 18.8.2009, ông Phạm Vĩnh Ngọc và cháu nội Phạm Vĩnh Long con trai của Cường Uyên đã đến thăm ông bà Minh, Thắng và chụp mấy tấm ảnh kỉ niệm.
Chụp với bà Minh:
Ngày 3.9 cháu sẽ trở về nước Đức để kịp khai giảng năm học mới vào ngày 5.9.2009. Chúc cháu Long có những ngày hè tuy ngắn ngủi nhưng thú vị và bổ ích tại quê nhà Việt Nam.
Phạm Toàn
Từ khi về hưu đến nay, tôi đã bỏ xe máy, hòan tòan đi xe đạp liên tục vừa tròn đúng 11 năm ( 1998 – 2009), vì nghĩ rằng đạp xe có ích cho sức khỏe hơn, nhất là người cao tuổi . Đạp xe ngoài trời không chỉ là một hình thức tập luyện giảm cân mà còn là một hoạt động giải trí rất thú vị, giúp bạn được hít thở và ngắm cảnh. Môn thể thao này giải phóng 800 kilocalo trong vòng 1 giờ đồng hồ. Hơn thế, tập luyện môn này đều đặn còn rất tốt cho đôi chân và vòng hông. Các nhà khoa học Thuỵ Điển nhận thấy: tuân thủ một chương trình đạp xe đều đặn, với cường độ vừa phải sẽ giúp giảm nguy cơ bị đau đầu tới 90%, nhất là những lúc căng thẳng hay stress..
Trong tình hình giao thông bất cập như hiện nay, chuyện ùn tắc trên dọc đường thường hay xảy ra, lúc đó mới thấy ưu thế của xe đạp là có thể luồn lách rẽ vào các hẻm để tránh ùn tắc. Đi xe đạp còn thuận tiện là không phải đeo mũ bảo hiểm,lại có thể dừng bất kỳ chỗ nào trên lề đường, để quan sát, hay mua sắm Từ năm 2001 -2007 khi còn làm Giám Đốc Công Ty TNHH AXIS, tôi vẫn dùng xe đạp làm phương tiện chủ yếu để đến các cơ quan chính quyền như Sở Kế Họach Đầu Tư, Cục Thuế hay các Chi Cục thuế ở TpHCM, thậm chí còn đi xe đạp để đến Ngân hàng lĩnh tiền cho Công Ty v.v Ngòai r a xe đạp còn là phương tiện chính hàng ngày để đi chợ, đi siêu thị, làm các dịch vụ cho gia đình hay phục vụ sinh họat hàng ngày. Tôi đã từng đạp xe hàng chục km từ nơi ở cũ ở phố Đào Duy Anh, Quận Phú Nhuận về Quận 6 thăm Cụ Oanh .Những ngày chuyển sang sống tại Phú mỹ Hưng, ở đây đường xá rộng rãi, xe cộ ít, không khí thóang đãng, quang cảnh hữu tình, sáng sáng, chiều chiều đạp xe thật thú vị. Hiện nay, hàng tuần vào các buổi tối ngày chẵn tôi còn đạp xe chở cháu nội Gia Minh đi học võ Tawekondo. Công nghệ sản xuất xe đạp ngày nay đã tiến bộ nhiều, ở Tp HCM xe đạp nhãn hiệu Martin rất tốt và đã xuất khẩu, nghe nói tương lai sẽ có xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời, thậm chí hãng Aurumania của Thụy Điển còn sản xuất đợt đầu 10 chiếx xe đạp Crystal Edition mạ vàng 24 cara và nạm 600 viên kim cương, đã trở thành mẫu xe đạp đắt nhất thế giới với giá bán hơn 91.500USD
Xe đạp cổ ở thế ký 19
Xe đạp gấp lại được
Xe đạp Cristal Edition
Ưu thế của xe đạp là vậy nhưng nhiều khi đi xe đạp cũng thấy không yên tâm vì dòng xe ôtô, xe máy chạy nhanh khắp nẻo đường, chỉ cần sơ hở một chút là tai nạn xảy ra, tôi đã hai lần hú vía bị tai nạn khi đi xe đạp, đó là vào năm 2000 khi đạp xe trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1 ở TpHCM tôi đã bị xe búyt ép sát ngã vào lề đường, nhưng không việc gì, và gần đây sáng ngày 10/8/2009 khi đạp xe đến UBND phường Tân Phong, Quận 7 để lĩnh lương hưu, khi qua ngã tư đã giơ tay rẽ trái,thì đột nhiên bị hất ngã sóng xòai trên mép đường do một xe máy cũng rẽ trái tông vào, lúc ngã khủy tay trái kéo lê trên mặt đường, bị xây sát, kính cận văng xa trên 1 mét. Khi đó chỉ thấy hơi đau, vẫn đi và tiến hành công việc bình thường., nhưng khi vể đến nhà thì khớp khủy tay sưng vù, và phía sau tay trái máu chảy tụ bên trong xoa dầu mãi cho đến ngày hôm nay vẫn chưa hết. Đúng là đi xe đạp trong thời buồi xe cộ chạy với tốc độ cao dày đặc như hiện nay quả là nguy hiểm.Tính đến năm 2008, cả nước ta có 25,5 triệu xe máy bằng dân số VN năm 1954 có khiếp không, hiện nay xe máy sản xuất trong nước đã nhiều, mà hàng ngàn cửa hiệu bán xe máy còn nhập về hàng vạn - vạn xe TQ giá rẻ, bầy bán khắp các nẻo đường ! !
Tôi nghĩ đến một ngày nào đó phong trào đi xe đạp ở trong nước lại khôi phục thì tệ nạn giao thông xảy ra như cơm bữa hiện nay ở nước ta sẽ giảm đi và việc bảo vệ môi trường sẽ tốt hơn. Chả thế mà ở các nước công nghiệp tiên tiến như Đức, Pháp, Thụy Điển,Trung Quốc ……lại đang phổ biến và động viên mọi người đi xe đạp. Điều đó ở VN lúc này chắc khó, vì mọi người đã có thói quen đi xe máy, thậm chí ở thành phố cũng như thôn quê nhà nhà có trên 2 chiếc xe máy không hiếm, và xe máy vẫn còn là phương tiện hữu dụng trong việc đi lại hàng ngày , vì phương tiện giao thông công cộng ( xe bus, xe điện dây, xe điện ngầm ) còn hạn chế, chưa đầu tư cao, hay chưa có.Nhưng điều đáng ngại là tư duy về đi xe đạp đã thay đổi, bị coi là phương tiện giao thông dành cho những người thấp kém hay nghèo. Chúng ta hãy đọc qua bài “ Thành phố không dành cho xe đạp “ đăng trên báo Tuổi Trẻ của anh Sam Grover, người New Zealand sẽ hiễu tâm tư của người đi xe đạp lâu năm như tôi.
Thành phố không dành cho xe đạp
|
|
TT - Tôi quyết định đến sinh sống và làm việc tại TP.HCM một năm sau khi tốt nghiệp Đại học Otago (
Việc đi xe đạp không quá xa lạ với tôi vì ở vùng
Thứ nhất, có lẽ vì người VN quan niệm xe đạp chỉ dành cho người nghèo nên khi ở ngoài đường tôi thấy chỉ những ai mặc đồ cũ kỹ, nhăn nheo mới chấp nhận còng lưng đạp xe. Có những buổi chiều đứng trên lan can nhà trọ nhìn xuống đường Trần Hưng Đạo đông đúc, tôi thấy chỉ khoảng 5-10 chiếc xe đạp lạc lõng bên cạnh hàng ngàn xe máy đang vùn vụt phóng qua. Nhìn một rừng xe máy di chuyển trên đường phố, tôi tự hỏi không biết có ai trong số những người đi xe máy từng tự vấn về lượng khí CO được thải ra mỗi ngày.
Ngoài ra, tôi còn nhận ra một điều rằng đi xe đạp ở VN dễ khiến bạn “nổi” hơn cả khi dùng những loại xe máy xịn như Dylan, SH... Mọi người không tin à?
Thực tế tôi đã nhận được rất nhiều ánh mắt dõi theo và hầu hết mọi người đều phì cười khi thấy một người có trọng lượng “khiêm tốn” như tôi (khoảng 100kg) hì hục đạp xe. Họ cười một cách khoái trá chứ không phải cười mỉm khiến tôi cảm nhận sự trêu chọc hơn là chia sẻ. Rồi nhiều người còn cười nhạo khi thấy tôi đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp. Mỗi lần như vậy không lẽ tôi phải dừng xe lại để phân tích cho họ biết rằng khi tai nạn xảy ra thì đi xe máy hay xe đạp cũng đều nguy hiểm...?
Còn một vấn đề nữa là đi xe đạp ở TP.HCM thật nguy hiểm vì có rất nhiều đoạn đường trong TP không hề có đèn đường trong khi xe đạp ở VN thường không gắn đèn, rất khó để các phương tiện khác nhận ra. Chưa kể có lẽ nhịp sống ở đây quá căng thẳng nên xe máy cứ thi nhau phóng nhanh giành đường mỗi khi có cơ hội, khiến người đi xe đạp đến các ngã tư có khi phải xuống xe, đứng đợi và... dắt xe qua đường cho yên tâm!
Đã thế, đi xe đạp còn bị khó xử ở chỗ là luôn bị chèo kéo mỗi khi đến gần các quán nhậu lề đường. Nhiều khi tôi đi sát bên đường chỉ vì lý do an toàn, nhưng có nhiều anh chàng to cao, lực lưỡng đứng tràn ra cả đường thản nhiên kéo xe tôi vào bên trong, mặc cho tôi gào to trong tuyệt vọng “No, no” (không, không!). Quán nhậu “chào đón” là thế, nhưng khi tới các quán cà phê lớn trong thành phố tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu, lắm lúc kèm theo hai tiếng “Go go!”(đi đi!). Họ nói không nhận giữ xe đạp hoặc có giữ cũng không có thẻ xe dành cho tôi...
Tôi không hiểu tại sao xe đạp bị phân biệt đối xử như thế?
Sam Grover (giảng viên Trường Super Youth, TP.HCM)
Công Nhật ghi ( Báo Tuổi Trẻ ngày 7/8/2009)