Thơ vui

Thơ vui
Xin được chép tặng mọi người mấy bài thơ vui nữa mà tôi vừa sưu tầm được. Tôi đọc thấy hay vì nó mang tính thời sự và...vui !

QUÊ MÌNH
Quê mình cách mạng từ lâu
Nghệ An Xô viết dẫn đầu nước ta
Bao nhiêu năm trở lại nhà
Nghệ An Xô viết vẫn là Nghệ An !

VỀ HƯU
Về hưu mong Bác sống như tiên
Nghĩ ngợi làm chi lắm chữ Tiền
Sáng sớm uống trà bên cửa sổ
Tối về uống rượu ngắm trăng lên
Một tháng đôi lần thăm ai đó
Tâm sự cùng nhau giải nổi phiền…

BẰNG GIẢ BẰNG THẬT
Bằng giả đã rất nguy tai
Bằng thật học giả hại người mới ghê!
Bao nhiêu ông nọ bà kia
Bằng thì bằng thật học thì lơ mơ
Trình độ chỉ đáng i tờ
Mà bằng Đại học hoặc là cao hơn
Rồi thì thi thố tài năng
Kinh tế tri thức cũng bằng số không
Bể học thì rộng mênh mông
Tôi xin bái phục các ông các bà
Trăm năm trong cõi người ta
Học thì phải học như là trèo thang
Từng bậc một rất rõ ràng
Làm gì có chuyện tắt ngang thế này
Cuộc đời có chuyện rất hay
Học vài ba tháng đỗ ngay mấy bằng
Coi chừng kéo ngã gẫy răng
Hết răng các vị nhai bằng cái chi ?

ĐƠN XIN LÀM CỐ VẤN
Tôi là Tôn Gia Các
Công tác ở khoa Văn
Nay tôi xin đệ đơn
Để được làm cố vấn
Dù là dài hay ngắn
Mong các vị xét cho
Đơn rằng:
Nước ta có phong trào làm cố vấn
Tuổi hưu rồi nhưng vẫn chưa hưu
Vẫn còn ý kiến tham mưu
Vẫn đi chỉ đạo rất nhiều địa phương
Nay tôi được nhà trường báo nghỉ
Nhưng mà tôi sức khỏe còn nhiều
Vẫn còn dào dạt tình yêu
Yêu đời yêu Đảng yêu nhiều cá nhân
Chết thì nguyện làm phân bón lúa
Sống thì còn phục vụ nhân dân
Sông sâu sóng cả nếu cần
Yêu cầu tôi sẽ bất thần xông pha
Chỉ có điểm tôi là cấp dưới
Tài năng thì chưa phải là cao
Cách làm cố vấn thế nào
Cũng chưa am hiểu lối vào lối ra
Xin Đại học Quốc gia chiếu cố
Sư phạm thì giúp đỡ riêng tôi
Xin làm cố vấn một hồi
Nếu không tác dụng tôi thời quyết hưu
Đơn gửi đi có người bảo cụ tôi (cụ tự phong) rằng :
“ Đương chức còn chẳng ăn ai
Nữa là cố vấn hết thời về hưu
Ối giời, cố vấn tham mưu
Để cho lớp trẻ làm sao nó làm
Sao mà các cụ quá tham?”

Chào mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam




Hôm nay 27/2/2009 là ngày kỷ niệm lần thứ 54 Ngày thầy thuốc Việt Nam ( 27/2/1955 --27/2/2009 ). Nhân dịp này chúc mừng tất cả các thành viên trong Chi họ nhà ta đã và đang công tác trong ngành y tế nước nhà. Riêng đối với TS.BS Đỗ thị Kim Chi, chúc cho sức khoẻ thêm dồi dào để có thể tiếp tục tư vấn giúp cho các thành viên trong chi họ bảo vệ sức khoẻ, và trực tiếp tham gia công tác chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân, sau gần 15 năm đảm nhận trách nhiệm Trưởng Khoa Tim Mạch tại các bệnh viện lớn như BV Hữu Nghị Việt Xô ở HN, BV Nhân Dân Gia Định và Nguyễn Tri Phương ở Tp HCM. Tuy về hưu đã được 12 năm, vẫn tham gia công tác khám chữa bệnh tại các BV tư nhân lớn như Hồng Đức và An Sinh cho các bệnh nhân lão thành như Cụ Ông và Bà Mai văn Bộ cựu Đại sứ CHXHCNVN ở Pháp cho đến nhân dân. Bà đã được Bộ Y Tế nước ta tặng Huy Hiệu " Vì sức khoẻ nhân dân "

Blog GĐ Cụ Quang

Sự cố điện.


Quả thực tôi cũng có được một chút kiếm thức sơ đẳng về điện dân dụng như lưới điện, điện chiếu sáng, điện hai pha, ba pha, cân bằng pha...Hiểu thế tưởng là đủ, hoá ra chưa đủ.
Chiều tối chủ nhật vừa rồi đang giờ thổi cơm, mấy ngọn đèn đang bình thường lại bừng lên trong giây lát, rồi lại lịm mờ dần, rồi ổn định được ít lâu, lại lặp lại như thế hai ba lần. Nghĩ là nhà ai đó đang hàn, hoặc làm cái gì đó nên ành hưởng tới lưới điện chung, tôi bỏ qua. Nhưng một lúc sau thì đèn trong nhà phụt tắt, các Atomat nhảy liên tục, toàn nhà tối đen, có cả mùi khét của dây điện cháy. Tôi vội ngắt công tơ tổng, kiểm tra các đồ điện trong nhà. Nhìn sang mấy nhà bên cạnh cũng tối um, hoá ra không chỉ nhà mình.

Qua tổng đài 1080 tôi gọi trực điện khu vực tới chữa, hơn một tiếng sau mọi việc trở lại bình thường. Được một lúc cậu con trai báo tin cái sạc điện thoại di động, Adater máy tính bị nóng chảy rúm gió. Bộ thu HD vệ tinh vừa mới mua trước Tết, không có nguồn vào. Trưa hôm sau phát hiện thêm nồi cơm điện tịt ngóm, thêm cái máy giặt bị cháy bảng mạch nguồn, hai ngọn đèn bị cháy chấn lưu...Thiệt hại cũng đáng kể.
Đến nay mọi sự cố đã sửa chữa xong, nhưng qua đó mới thấy có mấy điểm thường thức cần bổ xung vào vốn kiên thức ít ỏi về điện của mình.

1.Khi thấy hiện tượng điện áp tăng giảm bất thường, tốt nhất là tắt cầu dao tổng, hoặc chí ít là tách các đồ điện đắt tiền như TV, đài.. ra khỏi nguồn điện lưới.
2.Luôn ghi nhớ số điện thoại của bộ phận trực điện khu vực dân cư, khi cần gọi báo chữa.
3.Khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà, rất nên quan tâm tới việc tách nguồn điện khỏi các đồ điện gia dụng đắt tiền.

Sớm nay chú Tiến góp ý phải đi kiện, vì đây là do sự cố lưới điện. Nhưng tôi nghĩ ngay đến báo chí cũng phải gọi ngành điện là “ông EVN”, thì quyền lực của họ lớn lắm, chắc gì mình đã kiện nổi. Thôi thì lấy đó làm bài học rút kinh nghiệm xử lí sự cố cho lần sau, bổ ích hơn là đi kiện.

Phạm Lê

Cảm nhận Nhật bản

Cảm nhận Nhật bản
Kỳ II: Người Nhật
Chỉ với hơn 10 ngày lưu lại Nhật, mà không ở cùng cũng như không có hoạt động nào chung với người Nhật, thậm chí không biết tiếng Nhật, nhưng tôi vẫn thấy cần thiết chia sẻ những cảm nhận của bản thân về người Nhật. Khi xuống sân bay, cảm nghĩ đầu tiên của tôi về người Nhật đó là 1 giống người cao to và khỏe mạnh, với hình thức pha trộn nửa âu, nửa á. Không còn thấy vết tích nhật lùn mà cha ông ta đã nói. Nhà nước Nhật đã có chính sách và đã thành công trong việc cải tạo giống nòi. Thế hệ trung niên cũng có người không cao to lắm nhưng người béo phì rất hiếm gặp, thường là xương xương. Người Nhật có nước da trắng hơn so với người Việt (phụ nữ Nhật có da trắng và mỏng rất đẹp), phần lớn mũi cao gọn (thậm chí có nhiều người mũi hơi khằm), môi mỏng (thậm chí rất mỏng), khuôn mặt gọn trông rắn rỏi, dáng người thanh thoát, nhanh nhẹn. Phần lớn người Nhật mắt nhỏ hơn so với người Việt hay mắt 1 mí, đuôi mắt hơi cụp xuống, 100 phần trăm người Nhật tóc đen mắt đen như người Việt. Thanh nữ Nhật cũng hay nhuộm tóc nhưng chỉ hơi nâu thôi chứ không vàng hoe, hay để tóc dài ngang vai. Ít người uốn tóc xoăn tít mà thường chỉ uốn hơi cong lượn phần tóc từ gáy trở xuống. Phụ nữ trung niên hay để tóc cao. Tóc họ thường cứng hơn so với tóc người Việt. Khác với người Mỹ ăn mặc hơi cẩu thả, người Nhật khi đi đường thường ăn mặc rất lịch sự, thường chọn các tông màu trầm trang nhã(đen, tím than, ghi, be...)và không thích các màu chóe. Trong thời gian ở bên ấy, cháu Mai Anh mặc áo choàng màu da cam và do đó, thường nổi bật nhất trong đám đông. Dù trời rét như thế nào, hầu hết người Nhật đều không đội mũ khi đi đường. Về phong cách người Nhật giống người châu Âu ở ý thức tự giác cao, tuyệt nhiên không có cảnh chen lấn xô đẩy mặc dù phải xếp hàng hàng tiếng đồng hồ (đi xem lễ hội hay chơi trò chơi). Người Nhật cũng không nói chuyện ầm ĩ chỗ đông người, không hay cười to tiếng như người Mỹ hay người Việt. Khi gặp nhau, họ có thói quen cúi chào rất lịch sự nhưng hầu như không bao giờ bắt tay. Đi đứng hay ngồi ở những nơi công cộng, họ cũng thường chú ý để có 1 khoảng cách nhất định sao cho không va chạm người vào nhau (trừ trường hợp chật quá bất khả kháng như trong các toa tàu điện ngầm ở Tokyo vào giờ cao điểm). Ví dụ, bạn bước vào toa tàu, liếc nhìn và quyết định ngồi vào 1 chỗ trống giữa 2 người. Nếu bị va chạm người ta sẽ dịch ra hoặc ngồi lùi lên mép ghế cho rộng bớt. Về sau, tôi mới hiểu người Nhật rất sạch sẽ và họ không thích tiếp xúc với những gì chưa kiểm định được là sạch hay bẩn. Người Nhật cũng thường tranh thủ thời gian đi đường đọc sách (trung niên)hay nghe nhạc, học ngoại ngữ (thanh niên). Phần lớn người Nhật kém ngoại ngữ. Lớp trung niên ít người biết tiếng Anh. Lớp thanh niên có biết nhiều hơn nhưng phát âm đều kém. Người Nhật có tập quán đi du lịch đây đó. Điều đó lý giải vì sao du lịch nội địa chiếm đến 90 phầm trăm tổng doanh thu du lịch của Nhật. Với những khoản chi tiêu cho du lịch, người Nhật đã tạo công ăn việc làm cho đồng bào của mình và làm tăng GDP cho đất nước. Hiện nay, theo các số liệu thống kê của thế giới, Nhật cũng là 1 trong những nước có đông người đi du lịch nước ngoài nhất. Nhiều nước (trong đó có Việt nam)thích thu hút khách du lịch Nhật vì họ thường kết hợp mua sắm và chi tiêu nhiều trong mỗi chuyến đi so với khách du lịch của các nước khác (Trung quốc chẳng hạn). Khác với người Việt, người Nhật có ý thức tự giác làm việc rất cao. Họ làm việc không kể giờ giấc, làm hết mình, xong việc mới về chứ không thích để lại cho ngày mai. Trong khi xếp hàng chờ đến lượt chơi ở Disneyland Tokyo, tôi đã chứng kiến các tiếp viên luôn miệng cười và lớn tiếng chào hỏi hướng dẫn với các điệu bộ nhiệt tình liên tục trong hàng tiếng đồng hồ và nghĩ rằng ở việt nam chắc chẳng có ai thực hiện được như vậy vì không đủ nhiệt tình, trách nhiệm và sức khỏe.
Trong thời gian ở Nhật, 2 mẹ con chúng tôi phải nhiều lần hỏi đường đi và đều được người Nhật chỉ dẫn chu đáo vượt quá mong đợi. Có lần đi đến trường đại học OSAKA, hỏi xong đường chúng tôi đi tiếp rồi rẽ trái thì được những người vừa chỉ đường bảo là rẽ trái ở đoạn sau cơ. Thì ra, sau khi chỉ đường xong họ còn theo dõi tiếp xem mình đi có đúng đường không để bảo đảm rằng đã hoàn thành trách nhiệm. Một lần khác, trong khi đi tàu điện ngầm, chúng tôi cũng hỏi đường và 1 họa sỹ Nhật đã chỉ đường, hướng dẫn cách mua vé để bảo đảm chúng tôi mua đúng giá, đưa chúng tôi qua cửa soát vé xong rồi mới yên tâm quay về. Để chúng tôi không cảm thấy phiền lòng, lúc chỉ đường ông ấy nói là đi cùng đường nhưng sau khi qua cổng soát vé, chúng tôi mới biết ông đi đường khác. Ấn tượng nhất về hỏi đường là khi 2 mẹ con chúng tôi cùng chị Bình mẹ cháu Minh(rất giỏi tiếng Nhật)nói chuyện và hỏi đường 1 người Nhật ngồi cạnh trong toa xe tàu điện ngầm. Người này sau đó ra trước. Đối diện với chúng tôi lúc ấy có 1 phụ nữ trung niên chăm chú ghi chép. Khi tàu sắp dừng bến tiếp, người phụ nữ ấy bước ra phía cửa và chìa tờ giấy cho chị Bình nói rằng bà ấy phải xuống ga này còn chúng tôi phải xuống ga sau. Sau đó đi tiếp như thế nào thì bà ấy đã ghi và vẽ sơ đồ vào tờ giấy cho chúng tôi rồi. Trời, bạn có thể tưởng tượng ra 1 người mình không hề hỏi đường (vì không ngồi gần) nhưng biết mình cần chỉ dẫn (vì khi hỏi đường bà ấy nghe được - người Việt hay nói to ở nơi công cộng) nên vẫn ngồi ghi, vẽ đường chỉ dẫn. Hai mẹ con chúng tôi cũng có 2 buổi đi chơi với 2 cô bạn Nhật của Mai Anh: 1 cô ở OSAKA và 1 cô ở Tokyo. Cô ở OSAKA quen Mai Anh trong 1 chuyến cùng đi du lịch ở Úc 5 năm trước. Mai Anh có ghi lại email, số điện thoại và nghĩ cử thử gọi xem biết đâu được. Ấy vậy mà cũng hẹn gặp nhau đi chơi thành OSAKA 1 buổi. Trong lúc chờ, cháu Mai Anh cứ sợ không nhận ra (vì lần đi du lịch ở Úc chỉ vẻn vẹn có vài ngày)và cô bạn Nhật còn cẩn thận hơn lục tìm lại các ảnh cũ để chắc chắn là không gặp nhầm người. Buổi gặp diễn ra rất vui vẻ, cứ như là 2 người bạn thân lâu ngày không gặp nhau vậy. Cô bạn Nhật cười suốt buổi. Sau này, khi đã gặp cô bạn Nhật khác ở Tokyo tôi mới biết có sự khác biệt về tính cách, vóc dáng giữa người Nhật ở OSAKA và ở Tokyo. Người OSAKA có phần cao to hơn, tính cách cởi mở hơn. Còn người Tokyo có phần nhỏ nhắn hơn, lịch lãm hơn và cũng ... hơi khách sáo hơn. Nhân đây, cũng nói thêm là trước kia, khi học đại học ở Mỹ, Mai Anh có cô bạn thân người Nhật (hiện sống ở Tokyo) đã cùng em gái sang Việt nam ăn ngủ ở nhà D3 Trung tự với ông bà Mai Anh, đi xuyên việt với Mai Anh nhưng trong chuyến Mai Anh đến Tokyo đã không thu xếp nổi 1 buổi gặp nhau (chứ chưa nói đến giúp nhau). Còn cô bạn Nhật mà đi gặp Mai Anh lại chỉ là bạn của bạn Mai Anh ở Mỹ - do đó nếu như cô ấy chưa đủ nhiệt tình thì cũng dễ hiểu - vả lại lúc đầu cô ấy tưởng chúng tôi cần phiên dịch và hướng dẫn viên (vì cô ấy học chuyên ngành anh văn) nhưng sau biết là đã có phiên dịch - hướng dẫn viên - 1 người việt làm cho FPT đã nhiều năm. Ngoài ra, qua 1 vài lần mua sắm tại Nhật, tôi cũng có cảm nhận rằng người Nhật kinh doanh trung thực. Chẳng hạn, mặc dù biết mình không biết tiếng nhật, nhưng họ bao giờ cũng nói đúng xuất xứ hàng hóa chứ không nói lộn hàng trung quốc là hàng nhật. Nếu họ bán nhầm, sau quay lại đổi hoặc trả hàng họ cũng vui vẻ nhận lại chứ không quay quắt chối biến như người việt thường làm. Người Nhật còn tạo ấn tượng cho mẹ con tôi đến phút chót khi ra sân bay để về nước. Số là chúng tôi ra sân bay hơi sớm nên chưa thấy ai xếp hàng làm thủ tục. Trong khi còn đang chần chừ đứng ở xa quầy làm thủ tục thì từ quầy đó 1 nhân viên nam còn trẻ tiến đến gần hỏi chúng tôi đi đâu? có phải là 2 mẹ con không? rồi đẩy đồ đến quầy làm thủ tục. Hai mẹ con đã bảo nhau mua vé về cùng 1 chuyến nhưng do cháu Mai Anh mua từ Mỹ nên là vé của hàng không Nhật, còn tôi mua từ VN nên là vé của hàng không VN. Cùng 1 chuyến bay nhưng lại do 2 hãng khác nhau đồng quản lý. Vì vậy cậu nhân viên Nhật đã đổi cho tôi thành vé của hãng Nhật để 2 mẹ con được ngồi cạnh nhau và dặn phải khai vào tờ khai hải quan là đi chuyến của hàng không nhật. Vì không hiểu nên tôi đã khai đúng như vé mình đã mua ở VN nên hải quan khoanh 1 vòng vào chỗ chuyến bay bảo khai lại. Tôi cũng chưa hiểu tưởng mình viết nhầm nên lại giở vé ra kiểm tra (cháu Mai Anh thì đã xuôi lọt ở bên kia hàng rào). Đang lúng túng thì đã thấy cậu nhân viên hải quan đứng ở sau lưng cầm bút và sửa lại chuyến bay cho tôi. Tôi trộm nghĩ nếu là người việt thì chẳng việc gì mà họ phải nhiệt tình đến như vậy. Họ cứ ngồi 1 chỗ vẫy tay gọi lại cũng là quý lắm rồi.
Tóm lại, tôi thấy người Nhật có các ưu điểm nổi trội như cẩn thận, chu đáo, sạch sẽ, trung thực, nhiệt tình, có trách nhiệm. Họ đã kết hợp được những ưu điểm của người châu Âu và người châu Á. NHỮNG ƯU ĐIỂM ĐÓ đã giải thích vì sao nước Nhật đã vươn lên là 1 cường quốc trong 1 khoảng thời gian ngắn, tại sao hàng hóa của Nhật lại đạt chất lượng với độ tin cậy cao. Với những phẩm chất tốt đẹp của mình, người Nhật đã làm hài lòng các khách du lịch nước ngoài và không phải ngẫu nhiên kết quả 1 cuộc thăm dò dư luận đã cho thấy khách du lịch thế giới cảm thấy hài lòng nhất khi đi du lịch nước Nhật.

Bồi dưỡng sức khỏe


Sữa chua vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng phòng chống nhiều bệnh


Vào những ngày hè oi bức ngòai thói quen dùng hoa quả, nhưng cũng ngại về an tòan thực phẩm, nên tôi hay dùng sữa chua .Những năm gần đây trên thị trường có bán nhiều lọai sữa chua, sử dụng rất bổ ích cho sức khỏe và tiêu hóa, nhất là người già thường ăn khó tiêu.Tôi đã dùng thử nhiều lọai, hiện nay thích thú với lọai sữa chua lên men dạng lỏng Yakult gốc của Nhật, uống thấy sảng khóai vì có tố chất tăng lực. Dưới đây giới thiệu bài viết về tác dụng của sữa chua để chúng ta cùng tham khảo :

Sữa chua: “Vaccine” tăng sức đề kháng cho cơ thể :


Các nghiên cứu khoa học mới khám phá ra sữa chua là một loại “vaccine” giảm thiểu khả năng mắc bệnh ung thư. Cục quản lý thuốc - thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng khuyến cáo nên sử dụng loại thực phẩm bổ dưỡng này hàng ngày.

Sữa chua giúp giảm nguy cơ ung thư

Cuộc khảo sát trên 800 ngàn bệnh nhân, kéo dài trong 9 năm của Viện Nghiên cứu Karalinska (Stockholm, Thụy Điển) so sánh chế độ dinh dưỡng của các bệnh nhân mắc ung thư bàng quang và nhóm ngưòi không mắc bệnh. Kết quả cho thấy: Những người ăn sữa chua thường xuyên mỗi ngày giảm được tới 40% nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang.Còn theo kết quả nghiên cứuđược công bố trên Tạp chí Dinh Dưỡng Hoa Kỳ, khi ăn 2 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cớ mắc ung thư bàng quang đến 45% ở nữ và 36% ở nam. Các nghiên cứu này đã chỉ ra sữa chua có tác dụng tuyệt vời đ1o là nhờ có chứa các vi khuẩn lên men rất hữu ích cho cơ thể.

Các thí nghiệm trên tế bào Peyer của chuột cho thấy sữa chua ăn có khả năng kích thích hoạt động miễn nhiễm bằng cách gia tăng tỷ lệ các tế bào lympho loại B và kích thích sự sản xuất gamma interferon (hoạt chất sử dụng để phòng và điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus và ung thư) để làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.

Một nghiên cứu khác tại Hà Lan, kéo dài gần 3 năm, thử nghiệm trên gần 121 ngàn người cũng đã chứng tỏ những người thường xuyên sử dụng sữa chua sẽ giảm được nguy cơ bị ung thư ruột già. Các cuộc thí nghiệm với động vật trong phòng thí nghiệm cũng có cùng kết quả này. Sữa chua có các chất probiotics và prebiotics có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột già. Đặc biệt, khuẩn Lactobacilli trong sữa chua có thể giảm thiểu nguy cơ tử vong ở nam giới bị ung thư ruột kết và ung thư trực tràng.


Bổ dưỡng và ngon miệng

Thường ngày, sữa chua là món khoái khẩu của nhiều người, nhất là phụ nữ, trẻ em, thậm chí kể cả trẻ biếng ăn.

Được làm từ sữa tươi lên men nên sữa chua rất giàu canxi giúp tăng chiều cao ở trẻ em và phòng ngừa bệnh loãng xương ở người lớn. Vitamin D trong sữa chua giúp cơ thể dễ hấp thụ canxi. Để chống loãng xương, phụ nữ cần 1.000mg canxi mỗi ngày và chỉ cần một hộp sữa chua bạn đã cung cấp cho cơ thể 1/4 nhu cầu đó. Sữa chua còn chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngay cả những người bị chứng không dung nạp lactose trong sữa vẫn có thể ăn và hấp thu tốt sữa chua.

Cơ thể hấp thụ sữa chua nhiều hơn gấp 3 lần sữa tươi nên đây chính là loại thực phẩm rất tốt cho người kém ăn, suy nhược. Đặc biệt, sữa chua không những giữ được mà còn làm giàu thêm lượng chất protein trong sữa, đặc biệt là chất casein, vitamin và các loại khoáng chất cần thiết, giúp cân bằng hệ vi khuẩn, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể.

Protein trong sữa ngăn ngừa ung thư dạ dày, đường lactose làm tăng vi khuẩn bifidobacteria trong ruột. Canxi và sắt trong sữa chua giúp ngăn chặn bệnh thiếu máu… Bên cạnh đó, trong sữa chua có chất kháng sinh lactocidine, có khả năng chống lại các virus gây bệnh.

Các sản phẩm sữa chua trên thị trường hiện nay rất đa dạng và phong phú. Các nhà sản xuất tại Việt Nam đã tạo ra nhiều hương vị cho sữa chua như hương trái cây, dâu, cam ….để đem lại cảm giác ngon miệng và tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng.

Tuy nhiên, để sữa chua vẫn giữ được vị ngon và các giá trị dinh dưỡng của nó một cách tuyệt hảo nhất, sữa chua phải được bảo quản ở nhiệt độ 6 độ C trong tủ lạnh.

“Với những lợi ích như vậy, không gì khó hiểu khi sữa chua được đưa vào danh sách 10 món ăn bổ dưỡng nhất thế giới và được Cục quản lý dược - thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo nên sử dụng hàng ngày”.

A.V

( Mạng vnn )

Thăm lại trường xưa


Hôm qua anh bạn Trần Kiến Quốc va Trần Đình Ngân nguyên cựu giáo viên ĐHKTQS rủ đi thăm trường cũ tại Vĩnh Yên, tôi liền nhận lời ngay. Quả thực kể từ ngày ra trường tháng 3.1975 đến nay, do phải đi công tác xa liên tục nên lần này tôi mới có dịp quay lại trường.
Tôi vốn là lính nghiã vụ ở đơn vị 6 năm mới được gọi về ĐHKTQS,học cùng khoá với Trần Kiến Quốc (1969-1975). Lúc này anh Ngân đã là giáo viên khoa vũ khí của trường, sau khi đã được đi tu nghiệp nhiều năm tại Liên Xô cũ và Trung Quốc.
Đi theo hai thầy Trần Kiến Quốc và Trần Đình Ngân tôi đươc thăm lại trường xưa, chụp mấy tấm ành kỉ niệm trước cổng trường, lối vào đại đội học viên 153 của chúng tôi, Bây giờ chỉ còn lại chiếc cổng trường đứng trơ trọi, vì trường đã chuyển về Hà Nội (xem ảnh).
Thật tình tôi không có nhiều “cơ sở cách mạng” ngoài phố như hai ông bạn để đi thăm, vì lúc bấy giờ tôi là học viên bị quản lí giờ giấc rất chặt theo điều lệnh quân đội, chỉ chúi mũi vào học, được ngày nghỉ chủ nhật nào là lại tức tốc tìm đủ lí do xin về Hà Nội thăm nhà. Vả lại đã bỏ đèn sách 6 năm, kể từ ngày thi hết phổ thông 1963, nên phải tốn nhiều thời gian học hơn.
Vĩnh Yên ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với thời tôi học cách nay đã trên 30 năm, khu vực trường không còn như xưa, cái sân bóng đá nơi chiều nào tôi cũng ra đấy quần nhau với quả bóng không còn nữa thay vào đó là khu nhà ở. Kỉ niệm đọng lại với sân bóng này là trận chung kết giải trường 1975, giũa khoa tôi VTĐ(K3)và K2(khoa cơ khí, tôi có mặt trong đội hình K.3 hôm ấy. Chúng tôi đoạt chức vô địch, sau khi đã hạ đội bạn K.2 với tỉ số 2-0. Ngay ngày hôm sau trận đấu đó, tôi về Hà Nội nghỉ ít ngày rồi lên đường vào Trung đoàn thông tin 596 ở miền Nam, không được ở lại cùng đồng đội hưởng dư vị chiến thắng.
Tôi với ông bạn Quốc có nhiều kỉ niệm trong 5 năm học ở trường, sau này ra công tác tuy ở những lĩnh vực khác nhau và có lúc ở rất xa nhau, nhưng hai anh em vẫn dành cơ hội thư từ liên lạc với nhau. Còn đối với anh Trần Đình Ngân chúng tôi cũng có dịp gặp nhau nhiều lần khi còn công tác ở bên Đức. Trên đường về Hà Nội ba anh em chúng tôi thay nhau kể về những kỉ niệm xưa, mà thấy bồi hồi như mới ngày nào gần đây thôi.

Vĩnh Thắng

Mừng sinh nhật


















Gửi Kim Nhu

Thất thập ngày xưa cổ lai hy
Thất thập ngày nay chả là chi
Chẳng qua sang ngưỡng người cao tuổi
Vẫn thời trang, xe máy vèo vèo

Nhắn ai đang ở bên trời Nga
Chăm sóc cháu con vui tuổi già
Tranh thủ tham quan phong cảnh đẹp
Thỉnh thỏang a lô gọi về nhà

KIM ANH
( 21/2/2009)


Hôm nay 21/2/2009 kỷ niệm ngày sinh nhật tròn 70 tuổi của Bà
Phạm Kim Nhu ( 21/2/1939 - 21/2/2009). Nhân dịp này chúc Bà Nhu vui khỏe với thành quả nỗ lực giúp đỡ các con và các cháu khi ở Hà Nội, cũng như hiện nay đang ở Moskva.


Gia đình Ông Bà Di&Chi ở Tp HCM

Đi Yên tử

Ngày 16, 17/2/2009, các cựu học sinh cấp 3 Ngĩa đàn khóa 1965-1968 của chúng tôi đang sinh sống tại Hà Nội, Uông bí, Nha trang và Hải phòng có tổ chức buổi gặp mặt và sau đấy đi dã ngoại ở Yên tử. Các vị nên đến đó để được thưởng thức cảnh đẹp, để lòng mình được thanh thản, không bận bịu với cuộc sống thường nhật nhật và gột rửa một phần thói xấu của con người là đố kỵ, tranh chấp, giành giật...mà ở cõi phật hoàn toàn xa lạ
Sau đây là một số hình ảnh của buổi gặp mặt đó :



Thơ vui

Thơ vui
Xin gửi thế hệ từ U50 trở lên hai bài thơ vui tôi vừa mới sưu tầm để cùng đọc và suy ngẫm

Bài 1
TỨC CẢNH

Hai con chó một con mèo
Yên tâm sống với chủ nghèo xưa nay
Chủ về nhảy nhót múa may
Xem ra tình nghĩa còn hay hơn người

Bài 2

LO XA

Mình mà chết trước không sao
Vợ mà chết trước lao đao vô cùng

Bơ vơ nửa cụ nửa ông
Ăn không nên bữa ngủ không ấm giường
Ừ thì cũng thói thường quy luật
Được mấy ai đầu bạc răng long
Người chết vợ, kẻ góa chồng
Đời là bể khổ long đong kiếp người
Mình mà đi trước mình ơi
Mình lo kiếm trước cho tôi một bà
Không trẻ quá cũng đừng già
Biết lo thu xếp việc nhà cho tôi
Nhưng mà thôi, nhưng mà thôi
Để tôi chết trước cho vui cửa nhà
Để cho mình đỡ hát ca
Để cho mình khóc anh à, anh ơi
Để cho mình được đổi đời
Từ nay mình sẽ là người thong dong
Khổ nhất là cái nợ chồng
Tôi đi nhẹ gánh tang bồng mình ơi
Thương mình nước mắt đầy vơi...


Uống thuốc đúng cách


Dược sĩ dặn uống thuốc với nhiều nước . Ảnh N.C.T


Uống thuốc là việc thường ngày xem ra đơn giản, nhưng uống thuốc đúng cách không phải ai cũng biết. Chúng ta cùng tham khảo bài viết sau khi sử dụng thuốc đối phó với bệnh tật :

Uống thuốc cũng ba, bảy đường

Không chỉ người cao tuổi tự ý bẻ viên thuốc ra làm ba, tư rồi mới uống, trẻ con được bố mẹ nghiền thuốc viên ra thành bột rồi đổ vào miệng, mà ngay một số thầy thuốc, nhân viên y tế cũng hướng dẫn chia nhỏ viên thuốc. Tuy nhiên, một số trường hợp uống thuốc viên cần nuốt trọn, không được phân nhỏ ra hoặc mở vỏ nang uống lấy bột, vi hạt. Nếu phân nhỏ, cà nhuyễn, mở vỏ nang, không chỉ làm hại chất lượng điều trị của thuốc mà còn có thể gây tai biến do thuốc (như hại dạ dày). Khi thuốc đến tay người sử dụng, nó đã được sản xuất ở một dạng thích hợp. Có nhiều dạng thuốc: viên uống, xirô, thuốc tiêm, thuốc mỡ… và mỗi dạng khi sử dụng đòi hỏi tuân thủ một số điều kiện, nếu sử dụng không đúng sẽ gặp hậu quả bất lợi. Dạng thuốc uống thông dụng nhất là thuốc viên. Thuốc viên có nhiều loại: viên nén trần, viên nén bao (vỏ bọc là đường hoặc lớp phim mỏng), viên nhộng (còn gọi là viên nang, capsule, gélule)… Với thuốc viên, ta có thể dùng bằng cách: Uống nuốt cả viên với nước, tốt nhất nước đun sôi để nguội. Hòa tan hoàn toàn trong nước và uống (viên nén sủi bọt). Không nên Khi uống thuốc xin nhớ những điều không nên: Không nhai hoặc ngậm thuốc trừ khi được hướng dẫn. Không bẻ nhỏ viên thuốc (thuốc có thể bẻ sẽ có khắc rãnh trên viên thuốc), không cà nhuyễn, không mở viên nang, nếu cần làm việc này nên hỏi dược sĩ ở nhà thuốc. Không nên ngưng, bỏ thuốc hoặc uống thêm thuốc khác khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ. Không nên lấy thuốc viên nén dành cho người lớn bẻ nhỏ ra để phân liều và sau đó cà nhuyễn hoặc dùng dụng cụ nghiền thuốc để làm thành bột cho trẻ uống. Đối với trẻ, dạng thuốc uống lỏng là thích hợp hơn cả. Đó là xirô, hỗn dịch, thuốc uống nhỏ giọt hoặc cũng có thể dùng dạng thuốc bột đóng gói, viên sủi bọt (hòa vào nước cho tan trước khi uống). Nhai nát trước khi uống viên khá lớn, thường là thuốc kháng acid, dùng trị chứng dư acid, viêm loét dạ dày. Ngậm cho tan (tác dụng tại vùng miệng, hầu họng). Cũng có loại thuốc viên nén không được uống mà dùng ngoài, đó là viên nén phụ khoa, được đặt sâu vào âm đạo của người phụ nữ sau khi nhúng ướt viên thuốc. Uống nguyên viên Đối với loại thuốc cần uống nguyên viên, có những dạng đặc biệt có thể kể như sau: - Thuốc bao tan ở ruột có thể là viên nén bao tan ở ruột (như Aspirin PH8 là thuốc chống viêm) hoặc viên nang chứa các vi hạt được bao (như Zymoplex là thuốc trị khó tiêu do thiếu men tiêu hóa). Các thuốc này không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang. Nếu ta mở viên nang và uống các hạt thuốc Zymoplex mà lại nhai thì xem như thuốc bị dịch vị phân hủy không còn tác dụng. Còn nếu bẻ nhỏ, cà nhuyễn Aspirin PH8 và uống thì vô tình gây hại cho niêm mạc dạ dày vì hoạt chất đã được giải phóng tiếp xúc với niêm mạc. - Thuốc có tác dụng kéo dài là dạng thuốc phóng thích hoạt chất thuốc một cách liên tục theo tốc độ có kiểm soát trong thời gian kéo dài (thường là 12 giờ). Tên thuốc loại này thường kèm chữ viết tắt có nghĩa “có tác dụng kéo dài” hoặc “tác dụng lặp lại, tác dụng chậm” như: Adalate LP, Procan SR, Adalat LA, Adalat Reatard, Polaramine Repetabs. Các dạng thuốc cho tác dụng kéo dài cũng thế, không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang. Do dạng thuốc này chứa liều cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định, nếu uống sai có thể bị quá liều nguy hiểm. Mấy điểm lưu ý Khi uống thuốc nên thực hiện các điều sau: Hỏi kỹ bác sĩ, dược sĩ cách dùng thuốc theo đúng chỉ định về số viên, số lần dùng trong ngày, số ngày trong đợt điều trị. Nếu có bảng hướng dẫn nên đọc kỹ trước khi dùng thuốc để biết thuốc nên nhai, ngậm, lắc lọ thuốc trước khi uống, hòa viên thuốc trong nước cho tan trước khi uống, nên uống thuốc trước, sau, cách xa bữa ăn; tác dụng phụ: thuốc có thể làm nước tiểu hoặc phân có màu, thuốc làm buồn ngủ... để bệnh nhân an tâm dùng thuốc và tránh tai nạn. Đọc kỹ tên thuốc để tránh nhầm lẫn và có thể để biết dạng thuốc. Sau tên thuốc lưu ý chữ viết tắt cho biết dạng thuốc tác dụng kéo dài đã nêu ở trên (LP, LA, Rertard, SR, Repetabs). Các thuốc loại này nhớ uống đúng theo chỉ định. Dùng tay sạch và khô cầm thuốc. Ngồi hay đứng uống thuốc (nếu nằm thuốc có thể bị dính lại ở thực quản). Uống thuốc với nhiều nước (đã có trường hợp nuốt viên nang mà không uống nước, viên nang dính ở thực quản, thuốc phóng thích làm hại niêm mạc thực quản). Nước dùng để uống thuốc là nước đun sôi để nguội (có thuốc kỵ uống với sữa: Tetracyline, Doxycycline; thuốc kỵ với nước quả chua: Erythromycine; thuốc kỵ với nước trà: thuốc bổ có chứa sắt). Đối với người cao tuổi dễ bị nhầm lẫn nên có người thân trẻ tuổi giữ thuốc và đưa thuốc khi dùng .
PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC (ĐH Y dược TP.HCM)

Bệnh sởi SOS !

Bệnh sởi SOS !
Nghe nói hiện nay ở HN bệnh sởi phát triễn, không chỉ ở trẻ con mà cả người lớn cũng bị. Dưới đây giói thiệu vài nét về bệnh này đễ chi họ nhà ta tham khảo :

Cách nhận biết và phòng ngừa bệnh sởi

Nhận biết bệnh sởi

Tác nhân gây bệnh sởi là virut thuộc giống Morbillivirus của họ paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virut cấp tính với sự lây truyền cao. Sau khi virut xâm nhập vào cơ thể, biểu hiện khởi đầu là sốt, viêm kết mạc, chảy nước mũi, ho và có nốt trắng nhỏ (nốt koplik) ở niêm mạc miệng (trong má).

Ban đỏ xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Ban bắt đầu mọc ở mặt, sau lan ra toàn thân và kéo dài từ 4 - 7 ngày, có những trường hợp bệnh kết thúc trong tình trạng tróc vảy. Trong thời gian mang bệnh, xét nghiệm máu sẽ thấy lượng bạch cầu giảm.

Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng của bệnh, đó là do sự nhân lên của virut hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não. Tất cả mọi người chưa mắc bệnh hoặc được gây miễn dịch chưa đầy đủ đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh dễ dàng và có thể xuất hiện những biến chứng nặng nề. Trẻ sinh ra từ những người mẹ đã bị bệnh sởi trước đây sẽ được miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho trong vòng 6 - 9 tháng.

Hầu hết tử vong khi bệnh sởi xuất hiện thường không do virut sởi gây ra mà do những biến chứng. Sự lây nhiễm của bệnh sởi do virut từ những giọt nước bọt li ti của người bệnh bắn ra khi nói và người lành hít phải khi tiếp xúc, do vậy bệnh rất dễ lây lan thành dịch.

Chẩn đoán bệnh thường căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học. Tuy nhiên, cách xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trong phòng thí nghiệm là đặc biệt cần thiết để phân biệt với các bệnh sốt phát ban khác như Rubella.

Phòng ngừa bệnh sởi

Vaccin là biện pháp dự phòng tốt nhất. Trước khi có vaccin phòng bệnh sởi thì đây là căn bệnh mà tuổi ấu thơ hầu như ai cũng mắc phải. Phòng bệnh bằng vaccin được khuyến cáo khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, tuy nhiên người ta thấy rằng việc tiêm một mũi vaccin duy nhất không đủ tạo ra miễn dịch bền vững và rộng rãi trong cộng đồng vì tỷ lệ trẻ tiêm phòng bệnh sót cũng như tỷ lệ đạt được miễn dịch của vaccin này cũng chỉ đạt xung quanh 90%.

Do vậy cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2, thời gian tiêm là khi trẻ đủ 6 tuổi, độ tuổi bước vào lớp 1. Việc tiêm liều thứ 2 có thể tạo miễn dịch tới 99%. Chương trình TCMR Việt Nam đã thực hiện mũi nhắc lại này trên cả nước từ năm 2006. Tại các địa phương còn xuất hiện những vụ dịch sởi nhỏ, khi đối tượng mắc không chỉ có trẻ em thì cần thiết phải thực hiện những chiến dịch tiêm nhắc cho người dân khu vực này để tạo miễn dịch lớn và bền vững trong cộng đồng trong nhiều năm. Hiệu quả của tiêm phòng vaccin sởi còn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng bảo quản, vận chuyển vaccin. Nhiệt độ bảo quản vaccin lý tưởng là từ 2-8oC. Có thể dùng loại vaccin kết hợp sởi - quai bị - rubella (MMR) để phòng được 3 bệnh một lúc.

Tất cả bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và tại các cơ sở y tế. Trước khi tiêm, cán bộ y tế cần khám sơ loại, nếu trẻ đang mắc các bệnh khác thì có thể hoãn lịch tiêm đến khi trẻ khỏe mạnh bình thường.

*
Bs Nguyễn Vân (Báo sức khỏe đời sống)

Một điều không tin.

"Nhiều chủ vườn đào, quất ở Nhật Tân, Quảng Bá khóc dở mếu dở vì chỉ bán được non nửa trong dịp Tết Kỷ Sửu và nhiều vườn ế đến 60% đành để lại đến sang năm” (*). và đã có một lời bình kèm theo (đại ý) nhiều người không còn coi đào, quất là đặc trưng của ngày Tết bởi nó cồng kềnh chiếm nhiều chỗ trong nhà, tốn thêm tiền mua lọ, mua chậu rồi đất. Hết Tết lại lo vứt đi vừa cồng kềnh lại vừa nặng nhọc, vì thế họ tìm đến những lọai hoa khác đẹp và tiện dụng hơn.
Tôi không tin điều đó là có thật ít ra là với số đông người, Với tôi và các vị cao niên nhà mình từ khi còn nhỏ ngày Tết luôn gắn với cành đào, cây quất vì “không có đào, coi như không có Tết”. Cứ đến Tết đào, quất là công viêc tôi quan tâm đến trước tiên, bỏ ra nhiều thời gian tìm kiếm cho ưng ý. Rồi những ngày sau đó chăm chút theo dõi cành đào nở hoa, ngắm nhìn sắc hồng toả ra trong căn phòng khách mà cảm nhận không khí ngày Tết đến từng ngày.
Quả thật cùng với thời gian có thêm những ngày lễ mới hội nhập như Valentine (14.2), Noel (24.12), Phục Sinh, ngày Cá Tháng tư...Những ngày đó chúng tôi thế hệ 4X cảm thấy chưa quen, chưa hiểu hết giá trị tinh thần của nó. Ngày nay chỉ thấy qua các bạn trẻ háo hức, nồng nhiệt đón chào vì thế cũng vui lây. Nhà ta có niều vị xuất ngoại, có vị nhiều năm sống ở nước ngoài đều thấy như Châu Âu văn minh, Tết đối với họ vẫn có giá trị linh thiêng chứ không hề đơn giản hoá như nhiều người Việt nghĩ. Ngày Tết với họ không thể thiếu cây thông, ở những nơi công cộng, trong các gia đình đều có những cây thông to được trang trí đèn hoa lộng lẫy. Rồi hết Tết họ cũng đem vứt đi, nhưng không vứt vô tội vạ ra đường phố.
Lại quay về Tết Việt, nơi tôi ở vốn là một làng nhỏ ngoại thành Hà Nội, nay được lên phố, mấy gia đình nhà nông sát vách vẫn dinh về cây đào, cành quất năm nay cỡ bạc triệu. Họ bảo từ xưa đến nay Tết nào cũng thế, chỉ khác to nhỏ mà thôi. Còn các vị nhà mình ngày Tết cũng thế đều cả, phải có đào, quất hoặc mai vàng. Không thể thiếu.
Thế mới biết cành đào, cây quất vẫn không thể bị thay thế, ít nhất là với cư dân Hà Nội gốc. Tôi đồ rằng tác giả bài viết trên đã không tìm hiều kĩ khi đưa tin, vì Hà Nội ta bây giờ rộng quá, gấp 3 lần Hà Nội cũ(?).

Phạm Lê
(*) Tin LĐ

Lễ Valentine





Hôm nay 14/2/2009 là ngày Lễ Valentine hay còn được gọi là Ngày Lễ Tình Nhân. Năm ngóai vào ngày này trên Blog GĐ Cụ Quang tôi đã có bài viết ngắn nói về lịch sử lễ Valentine. Giả thuyết mà nhiều người chấp nhận là : Valentine là tên của một linh mục dưới thời Hòang Đế La Mã Claudius II, thế kỷ thứ 3, lúc đó La Mã tham gia nhiều cuộc chiến tranh và không được dân tình ủng hộ, do đó khi gặp khó khăn kếu gọi các chàng trai nhập ngũ vì họ lưu luyến với gia đình và người yêu, nên Claudius ra lệnh cấm tổ chức đám cưới hoặc lễ đính hôn.Valentine lúc đó là một linh mục ở thành Rome đã chống lại sắc lệnh này và tổ chức bí mật lễ cưới cho các đôi vợ chồng trẻ, khi bị phát hiện, ông bị bắt rồi bị tù đầy, trước khi bị xử tử ông gửi tấm thiếp Valentine cho con gái viên cai tù bị mù mà ông đã chữa khỏi và ký dòng chữ “ From your Valentine “. Ông mất ngày 14 tháng 2 năm 270, từ đó thế giới lấy ngày này là ngày Lễ Valentine . Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới và ở cả nước ta nhiều cặp tình nhân thường gửi thiếp, tặng hoa, chocolat, quà hay thơ cho người mình yêu và kèm theo những lá thiếp đẹp. Lá thiếp Valentine đầu tiên do Esther Howland một cô gái quê ở thành phố Worcester, tiểu bang Massachusetts làm bằng tay năm 1849. Trong ngày này hàng tỷ tấm thiếp trang trí đủ mọi hình thức đã được sử dụng trên thế giới, ở Tp HCM vào ngày 13/2/2009 Công Ty Close up còn tổ chức Đêm dạ tiệc miễn phí dành cho 500 cặp tình nhân và chứng kiến nụ hôn thế kỷ của 500 cặp này để chào mùng ngày lễ Valentine tổ chức tại CLB Phan đình Phùng Q3.Ở HN nghe nói đêm Valentine sẽ tổ chức lễ hội tôn vinh những cặp vợ chồng đã có thành tích hiến máu nhân đạo . Dịp nay ban nhạc FABBA của Úc sẽ đến trình diễn những nhạc phẩm bất hủ mà họ convert của Ban nhạc huyền thọai xa xưa nổi tiếng thế giới ABBA của Thủy Điển với ca khúc “ Happy New Year “ mà chắc trong chi họ nhà ta ai cũng biết. FABBA thành lập năm 1996 có 7 thành viên, mà trụ cột là nữ ca sĩ Anthex Johnson, họ làm thế giới kinh ngạc về diện mạo và phong cách sao y bản chính ABBA. Bên Nhật thì mọi người nơ nức đến xem còn bê có hình trái tim Valentine trên trán . Đối với nhiều người khác thì ngày Valentine cũng có những điều bực mình như giá cả hoa hồng, thiếp tăng vọt, trời lại lạnh lớt phớt mưa….đối với những ai độc thân thì càng thấy “ buồn “ khi thiên hạ ca ngợi ầm ĩ trên báo đài về các cặp tình nhân có đôi, có lứa…… Trong chi họ nhà ta còn 3 vị trung niên có lẽ cũng quan tâm đến ngày này là Tuấn Phương, Tòan Thắng, Đình Hiệp, chúc cho 3 “lão tướng “ sẽ nhanh chóng tìm được một nửa của mình. Còn đối với các vị cao niên chúc cho dồi dào sức khỏe, để sống vui, sống khỏe, như đại danh hào Mark Twain từng nói : “ Cuộc sống sẽ chắc chắn vui vẻ hơn nếu chúng ta có thể sinh ra ở tuổi 80 và dần dần đi đến tuổi 18 “.Nếu có điều kiện con cháu sẽ giúp các Cụ tổ chức kỷ niệm ôn lại ngày lễ thành hôn xưa ( trong họ nhà ta cặp tình nhân Ánh Hồng& Thành Phong đã tổ chức ở Tp HCM ) mà theo phong tục tây phương đó là các ngày kỷ niệm có tên gọi đặc trưng khác nhau tùy theo độ dài của cuốc sống lứa đôi : 1 năm là Giấy ( Paper ); 2 năm là Vải ( Cotton), 3 năm là Da ( Leather), 4 năm là Vải lanh ( Linen); 5 năm là Gỗ (Wood), 6 năm là Sắt ( Iron), 7 năm là Len ( Wood), 8 năm là Đồng ( Bronze), 9 năm là Gốm ( Pottery), 10 năm là Thiếc (Tin), 11 năm là Thép (Steel), 12 năm là Lụa ( Silk), 13 năm là Đăng ten ( Lace), 14 năm là Ngà ( Ivory), 15 năm là Thủy tinh ( Glass), 20 năm là Sứ ( China), 25 năm là Bạc ( Silver), 30 năm là Ngọc Trai (Pearl), 35 năm là Ngọc Bích(Tade),40 năm là Hồng Ngọc ( Ruby), 45 năm là Saphia ( Sapphire), 50 năm là Vàng ( Golden), 55 năm là Ngọc lục bảo ( Emeral), 60 năm là Kim Cương ( Diamond).
Happy Valentine’s Day

Ngôi nhà của nàng Juliet


Ngày mai 14.2, là ngày Lễ "Tình yêu Vlalentine”. Chắc hẳn vào dịp này nhiều người vẫn còn nhớ tới câu chuyện tình cảm động của nhà viết kịch nổi tiếng người Anh Shakespeare có tựa đề "Romeo Juliet". Câu chuyện này đã được nhiều nước dựng thành phim, kịch và có cả một vở vũ ba lê do các nghệ sĩ nổi tiếng của Liên Xô trước đây biểu diễn.
Chúng tôi đã có dịp được ghé thăm căn nhà của nàng Juliet trên một con phố nhỏ tại TP.Verona, Italia vào một chiều mùa hè chan hoà ánh nắng rực rỡ. Vẫn còn đó ngôi nhà nhỏ hai tầng, chiếc ban công nàng vẫn đứng ngóng trông chàng Romeo. Hàng ngày từng đoàn du khách đủ các quốc tịch rồng rắn tới đây chiêm ngưỡng ngôi nhà.
Tận cùng phía sau lưng chúng tôi trong bức ảnh kèm theo(xem ảnh) có một bức tượng toàn thân bằng đồng nàng Juliet, một bên ngực đã bị mòn nhẵn thím bởi du khách đến đây ai cũng cố đặt tay lên ngực nàng, làm một kiểu ảnh kỉ niệm một chuyến viếng thăm ngôi nhà của nhân vật này.

Phạm Lê

Chia buồn






Thay mặt anh, chị em trong chi họ Cụ Quang chân thành gửi lời chia buồn tới Cụ Phạm Quang Chúc, gia đình Ông Bà Phạm Vĩnh Tiến & Phạm Minh Phượng , cùng gia đình Bà Dương về sự ra đi về cõi vĩnh hằng của Bà
Phạm Minh Dương lúc 15g15 ngày 12/2/2009 , thọ 67 tuổi, cựu Phó Tổng Giám Đốc  Đài Truyền hình VN.
Kính viếng hương hồn Bà

Blog GĐ Cụ Quang

Mừng Sinh nhật Hồng Vinh




Hôm nay sinh nhật Hồng Vinh

Trưởng cả nội, ngoại tận tình đảm đang
Những người tuổi Mão có tài
Bắc, Thoa hai bác, đến Vinh sau này

Cuối đời tuy có đắng cay
Người thân yêu nhất vội vàng ra đi
Giờ đây con cháu xum vầy
Gia đình hạnh phúc, xóm giềng ngợi khen

Chúc Vinh vui khoẻ trẻ lâu
Đầu đàn tổ chức những ngày vui chung


Bác KIM ANH

Chúc mừng sinh nhật


Nhân Sinh nhật lần thứ 58 của Chị (13/2/1951 - 13/2/2009), hai em Phương và Lương kính chúc Chị khỏe, vui vẻ và Mọi sự tốt lành !

Mừng sinh nhật












Ngày 13/2/2009 là ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 58 của Cháu
Lê Hồng Vinh ( 13/2/1951 - 13/2/2009) trưởng nữ của Ông Bà Lê Uy Vệ & Phạm Kim Thoa. Nhân dịp này chúc sinh nhật vui vẻ, dồi dào sức khỏe, các con và các cháu thành đạt trong công tác, trong kinh doanh và học tập .


Gia đình Ông Bà Di&Chi ở TpHCM

Góp ý nhỏ



Vừa qua theo yêu cầu của Hội Tư Vấn Khoa Học Công Nghệ và Quản Lý Tp HCM đề nghị góp ý cho
Dự Thảo Chiến Lược phát triển giáo dục 2009 -2020 do Bộ GDĐT xây dựng từ tháng 8/2007 với sự tham gia của 27 nhóm nghiên cứu. Tôi đã có bài góp ý ngắn gửi Hội TVKHCNQL Tp HCM và Mục Giáo Dục của Báo Tuổi Trẻ. Tuy vấn đề này xem ra không có liên quan trực tiếp, nhưng chi họ nhà ta có hơn chục người đã và đang làm công tác giáo dục, hiện Trung Tâm Phát Triển Trí Thức Trẻ IDO do Phạm Tuấn Minh & Lê Bạch Hoa đã thành lập từ năm 2007 theo mô hình giáo dục hiện đại . Năm đầu tiên khi IDO ra đời đã được xã hội và các cơ quản lý hoan nghênh vì đã có sáng kiến đưa ra ứng dụng mô hình giáo dục thanh, thiếu niên mới với phương pháp " Tôi tự làm, Tôi có thể làm, Tôi chủ động và tự lập " của I DO dựa trên các giáo trình giảng dạy sinh động về kỹ năng sống, phát triển các năng khiếu của trẻ em từ Mẫu gíao, Tiểu học rồi đến Trung học..với tiêu chí lấy " học sinh là trung tâm", vừa học vừa chơi, với các tiết học sinh động về Anh văn, nhạc lý hội họa, thể dục, công nghệ thông tin, nấu ăn, ....cùng với cơ sở vật chất trang bị hiện đại, đội ngũ giáo viên được đào tạo và tuyển chọn kỹ càng... Đây là tiêu chí mà các tập đòan giáo dục nổi tiếng trên thế giới như Steiner, Motessori đã lấy làm nền tảng. Tuy hiện nay TT IDO vẫn đang họat động, nhưng do những khó khăn khách quan và chủ quan nên đã phải thu gọn lại . Vì có thực tiễn như vậy nên tôi mạn phép đưa lên Blog góp ý trên để mọi người trong chi họ nhà ta cùng biết và trao đổi :

K/g Hội TVKHCN và QL và Tòa sọan Báo Tuổi Trẻ

Vì bản Dự Thảo CLPTGDVN 2009 -2010 khá dài , khó có thể góp ý đầy đủ, với thiện ý xây dựng tôi mạn phép đóng góp một vài ý nhỏ dưới đây :

1/ Viện Khoa Học Gíáo Dục VN đơn vị chủ trỉ soạn thảo đã có nhiều cố gắng đề cập đến hầu hết những vấn đề nổi cộm trong ngành giáo dục VN, đó là ưu điểm cơ bản, nhưng cũng vì vấn đề quá rộng và lớn bao trùm từ đại học đến mẫu giáo nên rất khó góp ý kiến cụ thể.
2/ Nên xem lại sự khác biệt giữa sự xây dựng Chiến lược ( strategy) và Kế hoạch dài hạn (planification) vì chiến lược chỉ nên nêu các mục tiêu định hướng, không cần đưa ra các chỉ tiêu con số cụ thể như Kế hoạch, tuy rằng 2009 -2010 không còn xa, nên chỉ coi là kế hoạch trung hạn, thậm chí có thể coi là ngắn hạn, vì nhỏ hơn 5 năm. Nếu xuất phát từ nhận thức đó, thì chỉ nên tập trung vào những vấn đề cấp bách nhất cần giải quyết đến năm 2010, còn lại sau 2010-2020 khi NNVN dự kiến đến năm 2020 trở thành nước Công nghiệp hóa thì chiến lược giáo dục phục vụ cho mục tiêu đó cụ thể là gì ? Do đó nên chăng đổi tên là " Kế hoạch PTGDVN đến năm 2010 và chiến lược đến năm 2020" .
3/ Phải xét bối cảnh hiện nay là ngành giáo dục đã có một bộ phận thương mại hoá ( các trường tư thục, dân lập, bán công ), nên những biện pháp gì nêu ra áp dụng cho các trường công lập, chưa chắc đã phù hợp với các trường đã thương mại hoá. Kinh tế thị trường hiện nay ở VN đã tác động đến ngành giáo dục, nên đối với các trường đã thương mại hoá thì giưã chất lượng và thương mại có những vấn đề cụ thể vưà thống nhất, lại vưà mâu thuẫn không giống như các trường công lập do NN quản lý. Hiện nay nhiều nhà giáo và doanh nhân đã coi kinh doanh mở các trường ĐH hay CĐ là có lời vì thu vốn học phí trước, giảng dạy sau...., do đó nhiều trường ngại công khai hoá tài chính và chất lượng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh? Cần có biện pháp hữu hiệu để quản lý.
4/
Dự thảo nêu ra 10 biện pháp mang tính đột phá, nhưng có cái thực hiện trong 2 năm tới có cái những năm sau mới thực hiện hay thực hiện lâu dài, nên chăng tập trung những biện pháp phải dứt điểm trong 2009-2010, thí dụ như thống nhất đầu mối NN quản lý GD và xây dựng đội ngũ Giáo viên và Cán Bộ quản lý GD, còn những giải pháp cần dài hơn thì đưa vào dài hạn như Tái cấu trúc hệ thống GDQD và mở rộng mạng lưới cơ sở GD vào chiến lược đến năm 2020. Có một vấn đề cấp bách là giáo trình giảng dạy phải cải cách vưà tránh ôm đồm, vưà tránh lạc hậu với thực tế, nhất là giáo trình đại học và trung học phổ thông.
5/ Tiêu chí thành lập các Trường ĐH đật tiêu chuẩn quốc tế hay vào top các trường chất lượng cao, chỉ có ý nghiã "nôi điạ" như Hàng VN chất lượng cao, vì sinh viên hay học sinh sau khi học xong các trường này mà bằng tốt ngiệp không được khu vực và thế giới công nhận tương đương, thì tiêu chí trên đặt ra vưà tốn kém lại không hiệu quả.Nên chăng xây dựng một vài trường đảm bảo giá trị khu vực hay quốc tế về bằng tốt nghiệp, trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tiếp lên cao hay có việc làm sớm. Một trường X đạt chất lượng cao coi như có thương hiệu, thương hiệu đó có 2 phần chính : hưũ hình là những gì thể hiện cụ thể ở trường đó ( cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chất lượng giảng dạy....), một phần vô hình là sự tín nhiệm cuả dân chúng ( học sinh hay sinh viên và phụ huynh ) nhiều khi khó định lượng được cụ thể, Vì vậy cũng như đánh giá thương hiệu một DN phải có một cớ quan đầu mối như cơ quan Sở hữu trí tuệ, ngoài ngành giáo dục đánh giá các trường mới khách quan.
6/ Việc đặt ra chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu là cần thiết, nhưng chỉ tiêu đó nên cân nhắc kỹ tính khả thi , vì nếu đề ra mà không thực hiện được hay thực hiện không được như mong muốn thì tốn công, tốn của, chúng ta nên suy nghĩ kỹ để nói không với duy ý chí. Chẳng hạn chỉ tiêu đào tạo 1000 Tiến sĩ ( ? ) chẳng hạn, tuy rất cần nhưng chưa đủ, vì 3 lẽ :
- về định lượng khó biết rõ cơ sở nào để quyết định số lượng cần là 500 hay 1000 Tiến sĩ phải đào tạo, khi số đông các TS trong nước đã có bằng, có kinh nghiệm mà còn chưa phát huy được ?
- về định tính nếu không giao đề tài cụ thể từ trước cho nghiên cứu sinh, thì khi đi nghiên cứu họ phải tự xoay sở chọn đề tài hay theo ý thầy hướng dẫn, chưa chắc nội dung luận án đã phù hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước ( thí dụ năm 2020 NN ta muốn Điện Nguyên Tử vào vận hành, thì đã có bao nhiêu nghiên cứu sinh được giao nghiên cứu đề tài này ? )
-
về thể chế nếu không có ràng buộc về trách nhiệm đào tạo, thì khi làm xong luận án TS có thể có người ở lại làm việc và sinh sống ở nước sở tại mà không về nước phục vụ.

Phạm Gia

Phúc đáp của Tòa Sọan Báo TT :

"Xin chân thành cảm ơn quí bạn độc giả cung cấp thông tin & góp ý chia sẻ và gửi tin bài cộng tác với Báo Tuồi trẻ, chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự cộng tác của quí vị "
Ban CTBD



Lễ rằm tháng giêng





Phong tục dân gian Việt Nam cứ đến ngày 15/1 ta , năm nay là ngày 9/2/2009 thì cúng Lễ Rằm tháng giêng. Lễ này còn được gọi là Lễ Nguyên Tiêu hay Thượng Nguyên ( khác với Trung nguyên là Rằm tháng 7 là lễ Vu lan, báo hiếu và Rằm tháng 10 là lễ Hạ Nguyên). Ngày này các phật tử thường đi lễ chùa dâng sớ xin cầu an và cúng giải hạn. Dân gian có câu " Cúng quanh năm không bằng rằm tháng giêng " Năm nay nhiều chùa không làm lễ dâng sao giải hạn, nhưng có tụng kinh cầu an cho mọi người trong gia đình. Năm nay gia đình tôi cũng đi lễ Rằm tháng 1 tại chùa Phổ Quang, quận Phú nhuận, mội chùa rất đẹp và linh thiêng. Theo truyền thuyết trong ngày này Đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các tìn đồ. Dân SG có thói quen ăn chay trong ngày này, sáng 16 mới bầy cỗ lễ mặn cúng . Ở Trung Quốc ngày này thường tổ chức lễ hội đèn lồng để chính thức kết thúc những ngày Tết Nguyên Đán dùng hình tượng lửa để xua đi những điều không may của năm ngóai.Nhân ngày này cũng cầu chúc cho các thành viên chi họ nhà ta được an bình trong năm mới với gặp nhiều may mắn.











Ảnh chụp tại Chùa Phổ Quang


Sau đó chúng tôi đến tham quan Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến ở phường Hiệp An, thị xã Thủ đầu một, tỉnh Bình Dương ( mà tôi đã có dịp giới thiệu khá chi tiết trên Blog ) và không quên đến viếng Đền Đại Nam Văn Hiến , xây dựng 1999, hoàn thành 2008. Đền này có thể coi là lớn nhất VN , tọa lạc trên
diện tích 9 ha, Đền Đại Nam là nơi giới thiệu và tôn vinh văn hóa, lịch sử Việt Nam. Nơi đây có đủ núi non, sông hồ tạo nên quần thể thắng cảnh. Điểm nhấn của khu vực này là Kim Điện với các pho tượng thờ, phù điêu, và các vật dụng thờ cúng được dát vàng, có thờ Phật Tổ, Vua Hùng, vua Trần Nhân Tôn, vua Trần Hưng Đạo và Bác Hồ .... Dòng sông Bảo Giang dài 720m (dòng sông nhân tạo dài nhất Việt Nam) uốn lượn quanh khu vực Đền, chảy qua chân dãy núi Bảo Sơn (ngọn núi nhân tạo dài nhất Việt Nam – 250m). Toàn cảnh Đền Đại Nam Văn Hiến thấm đẫm không gian thuần Việt. Kim Điện, với diện tích 5.000 m2 ,là một công trình mang lối kiến trúc cổ kết hợp kiến trúc dân gian với những họa tiết: Long-Lân-Qui-Phụng, Mai-Lan-Cúc-Trúc.Tất cả các pho tượng và vật dụng thờ cúng đều được dát vàng 24k. Hai bên là cặp nến rồng phượng, mỗi cây có chiều cao2,7m và đường kính 90cm có thể cháy trong suốt 1000 năm.Giữa chính điện là điểm vọng âm, đứng ngay vị trí này nói không cần micro tất cả mọi người đều có thể nghe được trong phạm vi đền. Vào Đại Nam Văn Hiến mỗi du khách đều tìm thấy dòng họ, tổ tiên của mình qua bảng thờ 54 dân tộc anh em và hơn 1000 dòng họ Việt Nam. Bao quanh điện là 28 bộ cửa, mỗi bộ cửa là một câu chuyện lịch sử được thể hiện bằng phù điêu dát vàng. Mặt ngoài cửa là những truyền thuyết dân gian được chạm khắc trên gỗ.













Trước cửa Đền Đại Nam

Mong các thành viên ở HN khi có dịp vào Nam sẽ tham quan Đền trên để hiểu rõ hơn về lịch sử ngàn năm văn hiến của nước VN .