Công ty ở Mexico muốn che Mặt trời, làm mát Trái đất
Make Sunset muốn phun khí SO2 vào khí quyển để cản bức xạ chiếu xuống bề mặt Trái đất, làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị cấm vì lo ngại hậu quả.
Theo Wall Street Journal, chính phủ Mexico mới đây đã hoãn vô thời hạn một dự án dùng các hạt năng lượng phản chiếu ánh sáng Mặt trời chứa trong các khí cầu bay cao, được thả vào tầng bình lưu nhằm làm mát Trái đất, đảo ngược tình trạng nóng lên toàn cầu.
Họ cho rằng biện pháp này sẽ làm hạ nhiệt Trái đất. (Ảnh: Shutterstock).
Make Sunset, sáng lập bởi Luke Iseman là startup thực hiện thí nghiệm này. Công ty khởi nghiệp đã kêu gọi thành công 750.000 USD vốn với tham vọng bán “giải pháp làm lạnh” đến các công ty Mỹ. Nhà sáng lập nói rằng số tiền này sẽ được sử dụng để thả khí SO2 (lưu huỳnh dioxide) vào tầng bình lưu.
Ông cho rằng nếu một lượng lớn chất khí này nếu được đưa vào tầng bình nguyên, ánh sáng Mặt trời sẽ bị phản xạ ngược trở lại và làm giảm nhiệt độ không khí xung quanh. Make Sunset khẳng định đây là “hệ thống làm mát”, giúp giải quyết hàng tấn khí CO2 thải ra toàn cầu mỗi năm.
Bị cấm vì chưa có luật quy định
Dự án này đã thả chiếc khí cầu bay cao đầu tiên vào năm 2022 và dự kiến thả thêm vào tháng 1/2023 ở bang Baja California Sur, Mexico. Tuy nhiên, các chuyên gia khí hậu lại cho rằng hiện vẫn chưa rõ những hợp chất được dùng trong phương pháp này sẽ có phản ứng với những chất có trong không khí hay không. Họ lo ngại về những hậu quả khôn lường của giải pháp dùng khí SO2.
Khí SO2 sẽ được khinh khí cầu mang vào khí quyển nhằm ngăn ánh sáng Mặt trời chiếu xuống Trái đất. (Ảnh: Wikipedia).
Do đó, ngày 13/1, Bộ Tài nguyên và Môi trường Mexico đã tuyên bố sẽ tạm dừng vô thời hạn dự án của công ty Make Sunset. Không chỉ vậy, mọi dự án liên quan đến geoengineer (làm lạnh Trái đất) cũng bị cấm tại quốc gia này vì hiện vẫn chưa có công ước quốc tế nào quy định cụ thể về những hoạt động tương tự.
Năm 2010, các đại biểu tham gia Công ước về Đa dạng sinh học, trong đó có Mexico, đã thỏa thuận sẽ tạm hoãn các hoạt động làm mát Trái đất bao gồm cả những nghiên cứu ở quy mô nhỏ.
“Tôi hy vọng sẽ có cuộc đối thoại giữa hai bên. Tôi rất bất ngờ trước phản ứng và quyết định quyết liệt của chính phủ”, nhà sáng lập Make Sunset nói. Trên thực tế, công ty của Iseman chưa xin phép chính quyền địa phương hay tham khảo ý kiến người dân về thí nghiệm của mình.
Nói với Wall Street Journal, Iseman cho biết anh đã thả một quả khí cầu mang vài gam khí SO2 hồi tháng 4 và lên kế hoạch thả thêm nhiều quả cầu với lượng khí lớn hơn trong tháng này.
Nhà sáng lập cho biết anh đã mua những chiếc khí cầu này trên sàn thương mại điện tử và mua khí SO2 từ đại lý bán vật tư công nghiệp. Do đó, khi nghe tin dự án bị hoãn vô thời hạn, Iseman đã rất thất vọng với chính phủ nhưng vẫn đành chấp nhận hủy bỏ công sức của mình theo yêu cầu từ chính quyền.
Nguy cơ gây hại đến môi trường
Iseman sáng lập dự án này vì cho rằng các chính phủ vẫn đang ì ạch và chậm chạp với những hoạt động vì khí hậu toàn cầu. Ông đã tham khảo ý kiến của các nhà khoa học về dự án làm lạnh Trái đất của mình nhưng sau đó đã quyết định thiết kế và tự lên kế hoạch.
Nhiều người trong số những nhà khoa học đó cho biết một lượng nhỏ khí SO2 thải ra tầng bình lưu bằng khí cầu sẽ không có nhiều tác dụng trong việc hạ nhiệt độ Trái đất. Nhưng một số nhà khoa học cũng cho rằng kỹ thuật geoengineering sẽ có nhiều lợi ích nếu nghiên cứu được đầu tư và thực hiện đúng cách.
Make Sunset đã thả quả khí cầu đầu tiên hồi tháng 4/2022. (Ảnh: Make Sunset).
Theo Wall Street Journal, mặc dù được bàn luận rất nhiều, geoengineering vẫn là một lĩnh vực còn mới lại, chưa bao giờ được thực chứng bởi nguy cơ gây hại đến môi trường.
Một nghiên cứu của Đại học Harvard năm 2019 xuất bản trong tạp chí khoa học Nature Climate Change cho biết nếu sử dụng phương pháp phản xạ ánh Mặt trời, tình trạng nóng lên toàn cầu có thể giảm đi một nửa. Song, đổi lại, lượng mưa ở một số vùng trên thế giới sẽ giảm thiểu đáng kể.
Tháng 3/2021, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã đề nghị chính phủ đầu tư 200 triệu USD vào chương trình nghiên cứu phương pháp làm mát Trái đất, chấp nhận ý kiến phản hồi của người dân và giám sát gắt gao của chính quyền.
Tháng 4/2021, một thí nghiệm thả bóng ở Thụy Điển được thực hiện bởi Đại học Harvard và các nhà từ thiện đã bị hoãn vô thời hạn do sự phản đối của các tổ chức môi trường và người dân xung quanh.
TheoKhoahoc.tv
Du khách về miền tây Hậu Giang xem vườn Tre Tư sang
Vườn tre Tư Sang ở Hậu Giang, nơi được mệnh danh là con đường tre đẹp nhất miền Tây, những ngày qua rộn ràng với hàng ngàn lượt khách tham quan mỗi ngày.
Vườn tre Tư Sang tọa lạc ấp Phú Xuân, xã Thạnh Hòa, H.Phụng Hiệp, Hậu Giang. Chủ nhân vườn tre đẹp nhất miền Tây này là ông Đặng Văn Sang (thường gọi là Tư Sang, 87 tuổi), một người yêu tre hiếm thấy.
Mỗi ngày hàng ngàn khách tham quan đổ về vườn tre Tư Sang, điểm du lịch của Phụng Hiệp, Hậu Giang |
DUY TÂN |
Chủ nhân vườn tre đẹp nhất miền Tây này là ông Đặng Văn Sang (thường gọi là Tư Sang, 87 tuổi), một người yêu tre hiếm thấy |
ĐÌNH TUYỂN |
Con đường tre dài gần 1 km, rộng hơn 1 ha với nhiều loại tre đặc trưng của Việt Nam như tre mỡ, tre gai, tre xiêm, tre mạnh tông… Vào đến vườn tre của ông Tư Sang, khung cảnh hiện ra trước mắt là con lộ nông thôn sâu hút tầm mắt được bao quanh bởi những tàn tre uốn mình, đan nhau. Cả một rừng tre, xào xạc trong gió, hòa lẫn tiếng chim ríu rít.
Con lộ nông thôn bằng bê tông do địa phương đầu tư trước tết luôn rộn ràng khách tham quan |
DUY TÂN |
Cả con đường lộ nông thôn dọc vườn tre Tư Sang đều được phủ mát |
DUY TÂN |
Đặc biệt dịp Tết Quý Mão 2023 này, vườn tre Tư Sang đã được đầu tư và trở thành khu du lịch sinh thái, đặc sắc và tiêu biểu của H.Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Ở điểm du lịch này, điểm nhấn vẫn là bảo tồn, gìn giữ những bụi tre hơn 30 tuổi xanh mướt và con lộ nông thôn trải dài, xuyên qua vườn tre.
Người dân miền Tây đổ xô đi du xuân ở vườn tre “độc lạ" tại Hậu Giang |
Cạnh đó, nương sau những lùm tre là những căn chòi, tum lá “cao cẳng” được làm hoàn toàn bằng tre, cất trên cao với mái lá uốn cong như những cánh diều. Một con đường trên cao cũng hình thành với phía dưới là mương nước thả cá, phía trên là tàn tre phủ mát.
Những căn chòi tre lá được cất dưới tán tre |
ĐÌNH TUYỂN |
Du khách tham quan nghỉ ngơi trên những chòi trên cao giữa những tán tre phủ mát |
DUY TÂN |
Nhờ vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với những thiết kế mới lạ, hòa hợp cùng thiên nhiên đã giúp cho vườn tre Tư Sang trở thành điểm đến dã ngoại hút khách bậc nhất tỉnh Hậu Giang suốt những ngày Tết Quý Mão vừa qua.
Chị Nguyễn Trinh, du khách từ Sóc Trăng cho biết, “Tôi thích nhất là vườn tre nằm cặp con sông nhỏ phủ bóng tre. Rồi phía trên, cả con đường quê giữa những hàng tre, những căn chòi bằng tre lá như đưa mình đến một góc quê thanh bình mà đi mấy chỗ khác không có được”.
Khách du lịch nước ngoài cũng tìm đến tham quan vườn tre đặc trưng ở Phụng Hiệp, Hậu Giang |
DUY TÂN |
Khung cảnh thiên nhiên mát mẻ phía cuối vườn tre Tư Sang |
ĐÌNH TUYỂN |
Cho đến sáng ngày 27.1 (mùng 6 tết) lượng khách đổ về tham quan vườn tre Tư Sang vẫn rất đông, không chỉ du khách trong và ngoài tỉnh, du khách nước ngoài cũng rất thích thú tham quan, chụp ảnh tại vườn tre này.
Anh Nguyễn Hải Đăng (30 tuổi, ngụ TP.Cần Thơ) cũng vượt hơn 30 km để cùng bạn bè đến tham quan vườn tre ngày tết, cho biết: “Tới đây, thích nhất là thư thái đi dạo giữa bốn bề tre xanh, không gian thanh bình. Đi dạo, chụp hình mệt rồi thì mọi người cùng ra tum ngoài bờ sông thưởng thức ẩm thực đồng quê”.
Người dân thích thú check-in những tiểu cảnh làm bằng tre |
ĐÌNH TUYỂN |
Theo ông Trần Không Dận, Phó chủ tịch UBND H.Phụng Hiệp, Hậu Giang, trong Kế hoạch phát triển du lịch năm 2023 của Phụng Hiệp trọng điểm là hỗ trợ xây dựng điểm tham quan du lịch vườn tre Tư Sang. Định hướng bảo tồn vườn tre kết hợp đầu tư các tiểu cảnh làng quê xưa, ao tắm tự nhiên, sản xuất nông nghiệp an toàn. Cùng với đó là tổ chức các hoạt động cắm trại, trải nghiệm bắt cá, thu hoạch rau màu theo sản xuất truyền thống kết hợp ẩm thực đồng quê… Ngoài ra, lựa chọn trồng các loại hoa kiểng đặc trưng trên tuyến lộ, tạo nét đẹp riêng khi đến tham quan.
Phía ngoài bờ sông, những mái tum cũng được thiết kế uốn cong như những thân tre |
DUY TÂN |
Ông Tư Sang kể về từng loại tre trong khu vườn của mình |
ĐÌNH TUYỂN |
Con đường phía cuối vườn tre sâu hun hút |
ĐÌNH TUYỂN |
Vườn tre được ông Tư Sang bảo tồn, chăm sóc suốt hơn 30 năm qua |
ĐÌNH TUYỂN |
Kế bên vườn tre, khu vườn cam của gia đình ông Tư Sang giờ cũng trở thành điểm tham quan với lối đi được thiết kế trên sàn đi xuyên qua vườn cam |
ĐÌNH TUYỂN |
Nhiều bạn trẻ thích thú chụp ảnh check-in khung cảnh thiên nhiên ở khu vườn cam |
DUY TÂN (ThanhNien) |
Ngôi chùa Hà Nội có tượng Phật cao bậc nhất Đông Nam Á đón vạn khách/ngày
Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, hàng vạn du khách và phật tử thập phương tới chùa Khai Nguyên (Hà Nội) để chiêm bái, vãn cảnh.
Độc đáo lễ rước ‘cụ Thượng’, giữ truyền thống kính lão đắc thọ
Ngày 28-1 (mùng 7 tháng giêng), hàng ngàn người dân đổ về miếu Tiên Công tại xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh để xem nghi lễ rước “cụ Thượng” độc đáo.
"Cụ Thượng" là để chỉ những người lên lão thượng thọ khi tròn 80, 90 tuổi, 100 tuổi trở lên và cứ đến mùng 7 tháng giêng hằng năm - con cháu sẽ tổ chức nghi lễ đưa rước lên miếu Tiên Công để cáo yết chư vị thần linh - những người khai phá vùng đất đảo Hà Nam.
Náo nhiệt lễ rước "cụ Thượng"
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Dương Thị Dung - chủ tịch UBND xã Cẩm La, kiêm trưởng ban tổ chức lễ hội Tiên Công - cho biết lễ hội được khôi phục sau hơn hai năm tạm hoãn vì dịch COVID-19.
Năm nay, có 202 cụ Thượng (trong đó có 4 cụ tròn 100 tuổi) tại các xã, phường thuộc vùng đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên.
Bà Dung cho biết thêm lễ hội Tiên Công được tổ chức từ mùng 4 đến hết mùng 7 tháng giêng âm lịch hằng năm, trong đó ngày 7 tháng giêng được coi là chính hội. Quy mô lễ hội diễn ra ở các phường Phong Cốc, Phong Hải, Yên Hải và xã Cẩm La với trung tâm lễ hội là tại di tích miếu Tiên Công được xây dựng ở xã Cẩm La.
Mở đầu lễ hội là "lễ tế Tổ" được các dòng họ Tiên Công tổ chức vào ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch hằng năm, đây là nghi lễ lớn nhất ở các từ đường thờ tiên công trong năm.
Ngày này, gia đình cụ Thượng sẽ có lễ vật đến từ đường nội, ngoại để kính cáo với tiên công và tổ tiên đã ban phúc ấm cho cụ thượng được lên chiếu thọ. Đồng thời, kính báo cho hội đồng gia tộc năm nay cụ được thượng thọ và mời hội đồng gia tộc đến nhà dự lễ mừng thọ.
Ngày mùng 5 tháng giêng, con cháu trong gia đình có cha mẹ thượng thọ sẽ trang trí khuôn viên gia đình theo nghi lễ truyền thống mừng thọ; chuẩn bị trang phục áo gấm, khăn thêu chữ thọ, gậy thọ cho cha mẹ…
Ngày mùng 6 tháng giêng, các gia đình không tổ chức đoàn rước "cụ Thượng" về miếu Tiên Công lễ tổ thì sẽ tổ chức đoàn chỉ đội lễ đưa lên miếu lễ tổ, truy ơn tiên công.
Lễ hội Tiên Công đông vui náo nhiệt và rực rỡ nhất vào ngày chính hội (mùng 7 tháng giêng) với nghi lễ rước "cụ Thượng" độc đáo nhất cả nước, thể hiện sự ngưỡng vọng, tôn vinh các tiên công, mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân vùng cửa biển Bạch Đằng.
Từ sáng mùng 7 tháng giêng, các cụ Thượng được con cháu cung kính tặng áo bằng vải lụa, có hoa văn chữ Thọ và mời ngồi lên võng đào hoặc xe đẩy có lọng che để cử hành nghi lễ rước lên miếu Tiên Công.
Đoàn rước là các con cháu, họ hàng thân thích với sự phân chia nhiệm vụ cụ thể khi có đoàn múa lân dọn đường, đoàn cầm cờ; đoàn chiêng, trống, kéo nhạc; đoàn bê lễ vật và đoàn khiêng kiệu, đẩy xe...
Một lễ vật không thể thiếu trong lễ rước là long mã (thần biển) được kết bằng hoa quả - là điểm nhấn của ban thờ. Long mã mang ý nghĩa nhắc nhở con cháu truyền thống trị thủy của cư dân đảo Hà Nam. Ngoài ra, lễ vật trong lễ rước còn có trầu cau, đầu lợn, gà, bánh dày, hoa quả, bánh kẹo...
Mỗi gia đình, dòng họ tạo thành một đám rước dài cả trăm mét và các đám rước nhập lại khi đến gần miếu Tiên Công tạo nên một không khí tưng bừng, náo nhiệt nhưng rất trang trọng, thiêng liêng.
Các cụ Thượng sau khi được rước đến miếu Tiên Công sẽ vào miếu dâng lễ vật, tế lễ với sự thành kính, tri ân đến những bậc tiền nhân đã khai làng, mở xóm.
Rước "cụ Thượng" để giữ gìn truyền thống kính lão đắc thọ
Ông Phạm Văn Mịch (80 tuổi) - trưởng ban khánh tiết lễ hội Tiên Công - cho biết lễ hội đến nay đã tồn tại mấy trăm năm với mục đích khơi dậy đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và giữ gìn truyền thống "kính lão đắc thọ" của người Việt, đề cao tình đoàn kết dòng tộc, xóm làng...
Đặc biệt, lễ hội Tiên Công là nơi để những người con dân vùng đảo Hà Nam thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những vị thủy tổ, những người có công khai sinh lập ấp, lập làng...
Theo đó, thời vua Lê Thái Tông niên hiệu Thiệu Bình (1434) có 17 vị Tiên Công là người cùng quê ở phường Kim Hoa, phủ Phụng Thiên, thành Thăng Long (nay là phường Kim Liên, TP Hà Nội) đã tới đây khai phá, lập làng.
Để tưởng nhớ công lao của 17 người dân đầu tiên đến vùng đất đảo Hà Nam, năm 1804, nhân dân trong vùng đã lập miếu thờ, gọi là miếu Tiên Công. Từ đó đến nay, miếu thập cửu Tiên Công trở thành điểm du lịch tâm linh và là trung tâm tổ chức lễ hội.
Với những nét văn hóa độc đáo, lễ hội Tiên Công đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2017.