Phóng sự ảnh (tiếp theo)

Ngày hôm qua 28.1.2007 đoàn gia đình gần 20 con cháu cụ Phạm Vĩnh Quang đã hành hương về nơi cội nguồn cách mạng Việt nam, thăm căn cứ địa kháng chiến chống Pháp những năm 1945 tại Tuyên Quang.

Phái nữ nhà mình (ảnh chụp trước đền Hồng Thái thuộc khu di tích căn cứ địa cách mạng Tân Trào, tuyên Quang)


Bà Nhu và cháu Hiền con dâu bà Kim Anh , bà Minh vợ ông Thắng và cô hướng dân viên) chụp trước cây đa Tân trào nơi Đại tướng Võ Ngyên Giáp tuyên thệ thành lập Đội Việt nam tuyên truyền giải Phóng quân, tiền thân của Quân đội NDVN.


Phú giây vui vẻ trên xe ô tô (Quí vị có thể nhận ra những gương mặt quen thân của nhà mình)

Toàn đoàn tại lán Nà Lừa nơi ở và làm việc của bác Hồ từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1945, lãnh đạo tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.

Phạm Vĩnh Thắng

Phóng sự ảnh

Tin mới:
Sáng ngày 28.1.2007, đoàn gia đình cụ Phạm Vĩnh Quang đã lên Định Hóa, Thái Nguyên thắp hương tưởng niệm ông Phạm Vinh Hải tại nghĩa trang nơi quê vợ ông.
(Ảnh do cháu nội Phạm Toàn Thắng chụp)

Bên mộ ông Phạm Vĩnh Hải
Đường lên mộ


Phạm Vĩnh Thắng

VÀI KỶ NIÊM SÂU SẮC VỀ CHA MẸ THÂN YÊU

Tôi được Cha, Mẹ sinh ra từ 3/01/1938, tính đến nay đã 70 tuổi , trải qua một quãng thời gian dài trên 1/2 thế kỷ thực sự khó mà nhớ hết những kỷ niệm về Cha, Mẹ, những người đã bỏ ra biết bao công sức để nuôi nấng , dạy dỗ mình từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành , qua biết bao giai đọan khó khăn của hai cuộc kháng chiến , của một gia đình gốc Hà Nội bình thường ,nhưng không giầu có , vì Cha vốn là viên chức sau là cán bộ nhà nước, Mẹ chủ yếu là nội trợ, khi Cha xa nhà tham gia kháng chiến, Mẹ phải vất vả xoay sở kiếm sống nuôi gia đình đông tới 8 người con, nhưng thực chất mẹ vẫn chỉ là một tiểu thương , một xã viên hợp tác xã văn phòng phẩm , nhưng gánh nặng đã đè lên vai Mẹ, vì tuy là con dâu thứ , nhưng có trách nhiệm như nàng dâu trưởng lo toan cho cả gia đình riêng cũng như họ hàng nhà chồng . Khi hòa bình lập lại Cha, Mẹ được sống gần nhau , có lui vui có lúc buồn , nhưng nghĩ lại Cha, Mẹ vẫn sống khổ hơn các con hiện nay .Sắp tới ngày giỗ lần thứ 16 của Cha thân yêu tôi muốn phác họa vài kỷ niệm sâu sắc về Cha, và cả về Mẹ , vì nói đến Cha mà không nói đến Mẹ thật là bất công, vì tục ngữ có câu "Công Cha, nghĩa Mẹ như núi Thái Sơn".
a/ Thời thơ ấu :
Tôi nhớ nhất khi còn 6 tuổi, đựơc cha mẹ rất chiều vì là con trai lớn của cả nhà, Mẹ thường nhờ Anh Thanh ( con trai bác Bảo, anh ruột của Cha ) dẫn tôi ra Đường thành đễ dạy tôi tập đi xe đạp , nhiều khi ngã đau,nhưng Cha vẫn động viên cố gắng tập, thế rồi chỉ một thời gian ngắn là tôi đã tự mình đạp được xe đạp nhỏ. Một buổi chiều tôi ra phố chơi chẳng may va phải người bàn hàng xén, bị kính vỡ đâm vào chân phải, Cha, Mẹ hốt hỏang đưa lên đồn cảnh sát ở Hàng Cót để yêu cầu xử lý, tôi không còn nhớ kết quả xử ra sao, chỉ biết vết sẹo to vẫn tồn tại cho đến ngày nay . Đến khi lên 7 lúc đó Thủ Đô sống tưng bừng của những ngày Cách Mạng Tháng Tám 1945 , Cha lại động viên tôi tham gia Đội thiếu niên nhi đồng khu phố Đông Thành ( Gồm phố Phúc Kiến, sau đổi là Lãn Ông, phố ThuốcBắc và phố Hàng Bồ ), do họat động tích cực tôi trở thành đội trưởng và được đại diện đội tham dự lễ Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử vào ngày 2/09/1945.
b/ Thời tản cư :
Khi tòan quốc kháng chiến bùng nổ Cha,Mẹ đưa cả 8 người con tản cư xa Thủ Đô và có thời gian lâu nhất ở thôn Hữu Vĩnh thuộc huyện Ứng Hòa tỉnh Hà Tây, nơi đó Cha đang công tác với trách nhiệm Chánh Văn Phòng UBKCHC Liên khu 3, rồì giám Đốc Sở Kinh Tế LK3. Thời gian đó tuy sống vất vả, vì nhiều bữa cơm chỉ có rau diếp chấm nước cà chua, nhưng cuộc sống vẫn vui , phần vì nơi tản cư là một làng rất lý tưởng, gần sông Đáy trong xanh, gần núi Tiên Sơn ,có danh lam thắng cảnh đẹp của Chùa Tuyết, nằm trong chuỗi di tích nổi tiếng của Chùa Hương mà tôi đã được Cha hay dẫn đi tham quan. Lúc đó tôi là lớn nên đựơc cha cho đi bộ học tận làng Sêu, cho đến khi vì hòan cảnh rất khó khăn của gia đình đông con,Cha phải tạm biệt Mẹ và các con để Mẹ tôi đưa Bà Nội cùng các con hồi cư về HN tiếp tục ăn học và sống ở HN , còn Cha và Chị cả Thoa ở lại ngòai vùng tự do họat động cho đến ngày giải phóng thủ đô .
c/ Thời gian ở HN tạm chiếm :
Trong thời gian tạm chiếm sống ở HN , nhưng vẫn thấy những người lạ đến thăm gia đình và chỉ Mẹ được tiếp, sau mới được biết đó là các đồng chí bạn của Cha và các Chị tôi đang còn ở Kháng Chiến họat động nằm vùng trong nội thành . Có nghĩa là gia đình tôi vẫn còn mối liên lạc với những người thân đi theo Cách mạng. Về HN trong thời gian đầu cuộc sống có cải thiện hơn, nhưng do Mẹ tôi chưa co thu nhập,nên đã cùng với Bà Nội khôi phục lại việc bán thuốc Nam-Bắc tại nhà 53 Lãn Ông , là nghề cũ của bà Nôi những năm xa xưa với tên hiệu thuốc thân quen của khối phố là Phú Đức. Từ lâu chỉ quen công việc nội trợ, nay Mẹ tôi phải cố gắng vừa học Bà Nội, vừa làm nghề bán và chế biến thuốc Nam- Bắc . Chỉ sau vài năm Mẹ tôi đã có thể thay Bà Nội quản lý tòan bộ cửa hàng, lúc đó thu nhập của gia đình cũng khá lên, nhưng cũng chỉ lo đủ sống, còn phải nuôi thợ làm thuốc, và các khỏan chi nghĩa vụ khác. Hồi ấy chúng tôi còn nhỏ, nên tất cả đều được học mẫu giáo hay tiểu học.Tôi là con trai cả, nên khi lên học lớp đệ tam ở Trường Chu Văn An thì mẹ mua cho một chiếc xe đạp mới rất đẹp.Do Cha,Mẹ thân quen với hai Bác Nguyễn Duy Kiên cũng bán thuốc ở hiệu Đức Phong cùng Phố LÔ , BácKiên trai còn là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng của HN thời đó, còn Bác Kiên gái vốn được học hành nhiều, nên khuyên mẹ tôi, cho tôi học thêm tiếng Pháp do Cô giáo Pháp dạy, để chuẩn bi tốt thi vào học tại trường Lycée Albert Saraut . Nhưng rất đáng tiếc khi thi tuyển vào trường này tôi bị trượt ( do số sĩ lấy rất hạn chế) vì viết sai Chính tả, khi nghe thầy Pháp coi thi đọc phát âm nặng từ Cochon (con lợn ) ,tôi viết nhầm là Coson. Hồi đó có nhiều bạn học rủ sang Pháp học, bước đầu là vào học ở các tu viện cho dễ dàng, vì không cần học phí, sau sẽ chuyển ra ngoài học.Hơn nữa Cô ruột thân cũng có lời khuyên như vậy, Mẹ tôi rất phân vân không dám quyết định, nên tìm cách liên hệ để hỏi ý kiến Cha tôi .Khỏang cuối năm 1952 Cha tôi nhắn về là đưa tôi ngay ra vùng tự do để học tập. Thế là một bước ngoặt mới đã xảy ra trong thời trai trẻ của tôi là : từ vùng tạm chiếm trở lại vùng tự do để học tập.
d/ Thời gian ra học ở vùng kháng chiến :
Theo lời nhắn của Cha , Mẹ tôi chấp thuận cho tôi mang theo xe đạp mới mua ra vùng KC đi về phía nhà Chị Ất (người giúp đỡ công việc nhà cho Cha, Mẹ tôi từ nhiều năm trứớc, nay đã là người thân của nhà ) ở làng Sáu giá - Hà Tây, vùng giáp gianh với kháng chiến, mà Cha tôi đã chờ ở đó từ đêm trước. Trên đường đi bị bọn lính Tây và ngụy khám xét, nhưng vì còn trẻ nên vẫn cho đi với lý do là về quê . Khi gặp Cha tôi rất mừng, nhưng vẫn lo, trong lòng không dám nói ra ,vì không rõ những ngày sắp tới sinh họat và cuộc sống của mình sẽ ra sao đây Sáng hôm sau Cha tôi nhắc dạy sớm, mổi người một xe đạp đi về phía Ngô Khê Hà Nam, vì ở đó Cha tôi đã liên hệ để tôi học ở Trường Cù Chính Lan ( một nhánh của Trường Nguyễn Thượng Hiền từ tỉnh Thanh Hóa chuyển ra ).Lâu nay chỉ quen đạp xe giữa phố phường HN nhiều cây cao có bóng mát , nay phải đạp xe trên đường dài băng qua các cánh đồng rất ít bóng cây trời lại nắng , tôi cảm thấy rất mệt và khát nước, nên đến chỗ nào có thể xin được nước uống lại nói với Cha cho dừng lại, có nhiếu khi khát quá chưa hỏi xin đã uống rồi. Đến Ngô Khê Cha tôi không cho ở chung vì lý do bảo vệ cơ quan, mà bố trí tôi ở một nhà nông dân vào lại nghèo, thua xa nhà Ông Bà Ba mà có thời gian gia đình tôi đã ở tại Hữu Vĩnh khi tản cư, để cho tôi rèn luyện và quen dần với sinh họat khó khăn của ngòai KC. Ăn ở chung với gia đình nhà chủ ở nông thôn đối với một thanh niên lúc đó mới có 15 tuổi cũng không phài dễ dàng gì , ngại nhất là mỗi bữa ăn chỉ tòan dưa tự muối mùi khó chịu, lại chỉ chấm với nước mắm cáy chủ tự làm, lại chấm chung vào một chén . Khi nhập học, sau khi kiểm tra trình độ, nhà trường xếp tôi vào học lớp 7, vốn chăm học từ bé nên tôi nhập học một cách thỏai mải không có trở ngại gì , chỉ phải mặc đồng phục quần đen , áo nhuộm nâu, và phân công nhau phải nấu ăn cho cả lớp .Thỉnh thỏang cha tôi đến chơi, hỏi thăm tình hình , nhưng rất ít cho quà , ngòai văn phòng phẩm và xà phòng . Những kỷ niệm học ở Cù Chính Lan thì nhiều , nhưng tôi nhớ nhất vài sự việc sau : * Khi đi đại tiện ở nhà chủ, chỉ là một cái hố chứa phân có cây gỗ mỏng bắc ngang, vì ngồi ở tư thế chưa quen làm thanh gỗ bị gaỹ, thế là ùm một cái rơi xuống hố quần áo đầy phân, vội vàng chảy ra sông ngâm mình xuống nuớc ,lúc đó xà phòng rất hiếm, bỏ lại quần áo bẩn xuống sông, chạy vội về nhà với chiếc quần lót * Một hôm lần đầu tiên tôi được phân công nấu ăn cho cả lớp gần 20 người, khi đem nồi thật to đổ đầy gạo ra sông vo , dùng đòn gánh để quấy, thì nồi bị lật , gạo rơi hết xuống sông, thế là bị kiểm điểm khá đau * Một buổi thầy giáo hóa chất dạy về hóa, yêu cầu tôi lên kể cho cả lớp nghe cho biết bơ ngon như thế nào, vì nghĩ dân trong thành quen bơ sữa, tôi rất tự ái nhưng phải chấp thuận lệnh của thầy giáo * Khi HN gần được giải phóng vào năm 1954, tôi vẫn còn học ở Ngô Khê , một hôm đang tắm dưới sông, nhìn lên bờ ngạc nhiên thấy em ruột là Chú Ngọc và em họ là Cậu Đào từ HN vào thăm mà cảm động rơi nước mắt, lúc đó tôi cũng nhận thấy các em cũng xúc động vì thấy ông anh biến đổi quá nhiều, không còn là một thư sinh trắng trẻo khi còn ở HN, mà đã là một thanh niên đen đủn quê mùa . Dù sao những biến đổi vất vả phải chịu đựng trên không thấm thía gì so với các Chú Hải , Thắng khi gia nhập quân đôi nhân dân VN sau này, nhưng đối với tôi đó củng là những thử thách đầu tiên thời trai trẻ mà Cha tôi đã gián tiếp dạy dỗ tôi rèn luyện tập sự, để quen dần với cuộc sống gian khổ ở nông thôn, và trong kháng chiến.
e/ Thời kỳ sau Thủ Đô giải phóng :
Sau khi Thủ đô giải phóng được một năm , năm 1955 tôi mới từ Ngô Khê trở lại HN . Lúc đó nhà 53 Lãn Ông rất đông người, ngòai Cha, Chị cả Thoa trở về, còn gia đình của Bác Bảo anh ruột của Cha từ miền nam ra, và các anh chị khác con Bác từ ngòai kháng chiến về, thêm cả gia đình Chú Hanh. Lúc đó Bà Nội vẫn còn sống, nhưng sinh họat hàng ngày càng trở nên khó khăn trong một thời gian dài,cho đến khi Nhà nước xắp xếp được chỗ ở riêng cho mọi người mới trở về . Lương cơ quan của Cha thì ít ỏi, thu nhập của Mẹ thì không đủ chi tiêu cho cả nhà thêm đông đúc. Rồi do chủ trương cải tạo tư sản, hạn chế kinh doanh tư nhân, nên mẹ tôi phải ngừng bán hàng thuốc, chuyển sang làm xã viên cho một hợp tác xã văn phòng phẩm.Trước tình hình kinh tế khó khăn như vậy, nhưng Cha, Mẹ tuy có xuy nghĩ nhiều, nhưng cũng rất ít biểu lộ bực dọc với các con , mà chỉ khuyên các con nên tìm kiếm việc làm, hay chuyển sang học nghề hoặc học trung cấp. Thời gian đầu chưa có công ăn việc làm, cả nhà xúm xít làm bột gia công cho Mậu dịch, sau dần dần mỗi người tự lập xa nhà tìm việc làm hay đi học nghề, hay trung cấp.Tôi may mắn hơn các chị và các em khác là được tiếp tục học Đại Học Bách Khoa HN từ năm 1958 cho đến khi tốt nghiệp KS Điện năm 1962. Thời gian này tôi nhớ có hai kỷ niệm : * Khi còn học ở Trường Phổ Thông Cấp 3 HN ( dành cho con em cán bộ kháng chiến ) do thành tích học tốt, tôi được Nhà trường xét tuyển chọn cho đi học ở các nước XHCN ở Đông Âu , nhưng cuối cùng không được đi , vì thầy Chủ nhiệm cho biết là Chi Đòan TNLĐ không đồng tình , vì cho tôi là con nhà buôn bán.* Cha và Mẹ lại động viên tôi cố gắng thi đỗ vào Đại học, lúc đó chưa có ai tư vấn chọn nghề, chỉ theo bạn bè rủ rê mà học ĐHBK, là một trong các trường nổi tiếng thời đó, cho đến nay nghĩ lại tôi vẫn thấy chưa phù hợp với sở trường của tôi. Lúc đầu Nội trú của trường còn hạn chế, nên hàng ngày tôi vẫn từ nhà đạp xe đến trường học và sinh họat với nhóm sinh viên ngọai trú ( hầu hết là các bạn sống và học ở trong thành, chưa ra kháng chiến ). Giữa sinh viên nội trú và ngọai trú lúc đó tuy không ai nói ra, nhưng vẫn có quan niệm cách biệt , nên khi học xong năm thứ hai tổ chức Khoa khuyên tôi chuyển vào ở hẳn nội trú, vì được xét là cảm tình Đảng . Cha, Mẹ đã động viên tôi vào ở nội trú cho đến khi tốt nghiệp . Thời gian đầu chưa quen vì đói, nhiều tối phải xuống nhà bếp xin cơm cháy rang lại với dầu cá để ăn, hay thỉnh thỏang nhảy vội lên tầu điện để về nhà bồi dưỡng thêm . Thế rồi chẳng hiểu lý do gì tôi cũng không được vào Đảng và cũng không được ở lại trường để giảng dạy theo như thông báo của Chi bộ và Tổ trưởng.Khi ra trường tôi được chuyển công tác về Bộ Thủy Lợi Điện lực và được phân công lên thực tập trưởng ca điều hành Nhà máy điện Cao ngạn-TN , sau khi tốt nghiệp được chuyển về Trung Tâm Điều độ Hệ Thống điện miền Bắc thuộc TCĐL - Bộ CN nặng , qua chiến tranh phá họai miền Bắc làn đầu , tại đây tôi được kết nạp vào Đảng năm 1968 , lúc đó Cha tôi rất mừng và thường động viên tôi cố gắng hơn nữa . Cuối năm 1969 tôi được chọn đi NCS ở Viện Nghiên Cứu Năng Lượng tại TĐ Budapest Hungari , khi tốt nghiệp PTS trở về năm 1973 thì Cha tôi đã về hưu , tôi để lại chiếc TV duy nhất đen trắng mua ở Moscow, hồi đó còn hiếm để Cha, Mẹ dùng. Khi thành lập gia đình riêng, về tại nhà vợ ở phố Lò Đúc, tôi ít có điều kiện sống cùng Cha, Mẹ. Thỉnh thỏang mới lên thăm, thấy rất thương Cha ,Mẹ tuổi tuy đã già vẫn phải tự nấu nướng , lo nấu ăn từng bữa . Khổ nhất là những mùa hè nước máy Tp lại khan hiếm, lúc nào rổi rãi lại lên LÔ đế hứng nước máy từ ngòai hè tích nước cho Cha, Mẹ dùng, nhưng việc này đâu có làm được thường xuyên.Khi đó chẳng hiểu sao kiếm người giúp việc cũng khó khăn và chính tôi còn ỷ lại vào Cô Nhu đang ở cùng với Cha, Mẹ. Nay nghĩ lại thấy còn thiếu trách nhiệm bàn với anh chị em lo cho Cha, Mẹ đỡ vất vả lúc tuổi già, vì Cô Nhu cũng bận bịu về công việc và do sức khỏe yếu , nên khó có thể quán xuyến hết được.
g/ Trong quá trình công tác
Sau khi tốt nghiệp PTS từ Hungary trở về quá trình công tác của tôi rủi nhiều hơn may, âu cũng là cái số mà một người tuổi Đinh Sửu, có cơ hội nhưng lại không vẹn tròn về ngày sinh, giờ sinh . Đó là nhận xét của những bạn bè có am hiểu về tử vi. Cha tôi hiểu rất rõ về quá trình công tác của tôi , đôi khi ý kiến đóng góp của Cha rất bổ ích là phải chịu khó gắn bó với sản xuất từ cơ sở mới có thể trưởng thành được. Nhưng sự việc không hòan tòan như vậy, nên đôi khi giữa Cha và tôi cũng chưa đồng quan điểm ,Có thể nêu qua vài sự việc một cách ngắn gọn
- Khi về nước tôi nhận được quyết định của Ban phân phối PTS thuộc Văn Phòng Chính Phủ về công tác tại Vụ CN thuộc UBKHKTNN . Sau khi đựợc gặp đ/c Vụ trưởng Vụ TCCB giao nhiệm vụ với nhiều hứa hẹn, khi ra hành lang gặp ngay cậu bạn học cùng Khoa, hiện đang công tác tại UB , tôi thật thà kể lại việc sắp về làm việc, tuy không dám nói chi tiết . Không ngờ cậu ta lại nói lại với Giám Đốc CtyĐL1, nơi tôi đã công tác ở đó nhiều năm, nên hắn ta lấy uy của một vị lãmh đạo cao cấp viết công văn đòi bằng được tôi phải trở về nơi cũ. Lúc đó tôi có thể biết cách để không phải trở về, nhưng Cha tôi khuyên nên về, vì tôi đã được cử đi học, tôi thấy có lý, có tình nên chấp thuận theo góp ý của Cha . Nhưng giữa Bộ trưởng Bộ ĐT và GĐCtyĐL1 cũng chẳng ăn giơ với nhau , nên tổ chức không đưa tôi về nơi cũ mà chuyển đến nơi mới là Viện QHTK Điện , tại đây tôi được GĐ Viện là một trí thức yêu nước, theo lời gọi của Bác Hồ về nước phục vụ, có nhiều công lao ,quan tâm động viện và trao đổi với Bộ để chuẩn bị giao cho tôi những nhiệm vụ quan trọng mới như làm Phó trưởng đòan làm việc với Viện TKNL Liên Xô hợp tác khởi thảo Tổng Sơ Đồ phát triển hệ thống Điện miến Bắc đầu tiên có liên quan đến việc xây dựng đuờng dây 500kv và dự kiến xây NMĐNT ở VN, và TSĐ đã được thông qua vào năm 1977.Trong quá trình dẫn đòan các chuyên gia Liên Xô đi tìm hiểu ngành điện phía Nam , cũng không hiểu sự trục trặc gì giữa GĐCT ĐL2 với Bộ mà kế họach đi bị rút gọn, khi đến khách sạn Caravel, sau khi Trưởng phòng XDCB đã bố trí xong cho chuyên gia, tôi và phiên dịch ở và nhận phòng, thì được lệnh Từ CtyĐL 2 phải về ăn, ngủ tại nhà nghỉ của Cty. Sau khi họp với lãnh đạo CT ĐL2 về kế họach đưa chuyên gia đi thăm NĐ Cần thơ ,và được thông báo Cty cử một cán bộ của Phòng KT mang tiền đi cùng hỗ trợ, nhưng đến giờ hẹn, vẫn không thấy đâu. Do chuyên gia gịuc, tôi quyết định tiếp tục đi và gọi điện thọai báo trước cho GĐ NĐCT. Đến CT rất may GĐ đã chờ sẵn và đưa cả đòan đến ăn ở tại KS, thì lại có lệnh gọi từ SG là tôi phải về ăn ở tại nhà nghỉ của NĐCT.
- Chuyện nực cười lại còn tiếp diễn khi đựợc trúng cử vào ban Chấp hành Đảng ủy Viện QHTKĐ, có tới hàng trăm đảng viên, được thống nhất tăng lương để nhận chức vụ mới trong hội nghị liên tịch giữa ĐU và BGĐ, nhưng sau khi mọi người nhận được quyết định, tôi thì vẫn chưa có gì mới.Lên hỏi Vụ TC Bộ thì được trả lời là tôi không có danh sách Viện báo lên nên không xét. Thế rồi tại đây tôi đã phải chứng kiến " sự đấu đá thường xuyên " giữa các lãnh đạo chủ chốt của Viện để đến năm 1978 thì tòan bộ lãnh đạo Viện phải giải tán, GĐ cũ thì điều đi học tập trung, Trưởng phòng hành chính lại đề bạt lên Phó GĐ tạm thời quản lý tòan Viện .
- Từ đó tôi lại chuyển về Viện NCKHKT Điện , GĐ mới là Vu trưởng Vụ KT cũ sắp về hưu, gọi tôi lên, nói là Anh không thể làm Bí thư chi bộ, mà phải là tôi, tôi giải thích không được vì phải họp Chi bộ , sau khi chờ quyết định của ĐU Bộ thì tại Vịện xuất hiện hai Bí thư một thời gian, sau đó tôi không những bị mất chức danh Bí thư mà còn bị xếp là Đ/v thường ?
Rồi còn nhiều chuyện ly kỳ nữa không tiện nêu ra đây , khi tâm sự với Cha thì Cha nói về kinh nghiệm công tác của Cha cũng vất vả không kém, nên Cha sẵn sàng thôi công tác ở Cục tại HN để về làm Hiệu Trưởng một trường dạy nghề tận Hải Phòng cho đến khi nghỉ hưu.
-Từ năm1992 theo vợ con, tôi phải chuyển công tác vào Nam với điều kiện không được yêu cầu chức vụ,không được xin cấp nhà ở.., lại còn bị hạ thấp lương từ chuyên viên nghiên cứu cao cấp lọai trung, để nhận lương CV-
Cty với lương hưu hiện nay sau khi tăng cũng chỉ 1,3 triệu/ tháng. Thỉnh thỏang tôi có ra HN để kết hợp công tác
và thăm Cha, Mẹ, vì ở xa hàng ngàn cây số ,không có điều kiện gần gũi chăm sóc Cha, Mẹ . Cũng may nhờ có
nhiều anh chị em ruột ở HN ( thay tôi con giai trưởng ở xa ) nên có nhiều thành tích giúp Cha, Mẹ hơn tôi .Khi Cha mất tôi chỉ ra dự được tang lễ, khi Mẹ mất tôi chỉ kịp vào trực bên Mẹ đang cấp cứu ở bệnh Viện BM, lúc đó mẹ biết có tôi bên cạnh, mẹ khóc nhưng không nói được gì, chỉ vài phút trước khi Mẹ sắp lâm chung,do trực khuya mệt tôi tranh thủ đi ngủ, lúc Mẹ nhắm mắt chỉ còn duy nhất Cô Liên chứng kiến. Đúng là Mẹ đã quí Cô Liên hơn tôi, vì Cô là tấm gương cho tất cả anh, chị em về một người con tốt về nhiều mặt , tuy Cô đã qua nhiều năm tháng sống trong hòan cảnh khó khăn xa HN, xa Cha, Mẹ ở mãi trên TN từ khi mới thành lập khu Gang thép,và liên tục công tác cho đến khi về hưu. Nhiều năm sau nhờ hỗ trợ của Chú Tiến và sự góp sức của cả gia đình Cô, mới có điều kiện mua nhà để trở lại nơi sinh sống ở Thủ Đô.
Điều tôi học tập nhiều nhất ở Cha là : Cha đúng là một người HN gốc hiền lành, không thích bon chen chạy chọt , đấu đá, không có thủ pháp để tranh chức tranh quyền, thích quan tâm đến nọi người trong gia đình, họ hàng, đến khối phố. Cha đã từng được mời tham gia xử những vụ kiện li kỳ giữa một ca sĩ nổi tiếng nọ với một nhạc sĩ vì chuyện tình đứt gánh,Cha đã từng tổ chức họp cả dòng họ Phạm một cách nhiệt tình vào ngày mùng 2 Tết hàng năm,Cha rất quan tâm đến việc viết gia phả họ Phạm, Cha và Mẹ luôn nhớ đến những ngày giỗ chính của họ hàng và nhắc nhở các con quan tâm , Cha từng làm mối cho nhiều thành viên trong gia đình, các cháu và bạn bè nên duyên , nên phận, như Chị Mai con gái ruột của GS- BS-Thiếu Tướng Đỗ Xuân Hợp kết hôn với anh Xuất cán bộ công tác tại cơ quan của Cha.
Sau khi trải qua nhiều qua năm tháng của cuộc đời , tôi đã có nhiều kinh nghiệm và thay đổi , nhưng có thể đã học tập Cha còn giữ lại được ít nhiều chất HN là thật thà, ham hiểu biết, có trách nhiệm với nghề nghiệp, nhã nhặn với mọi người. Nhưng vì thiếu bản lĩnh, thiếu thủ đọan, không thích nịnh nọt , nên tôi chỉ có thể tự quyết đóan là làm lính bình thường thì khỏe hơn làm tướng . Cho dù có cơ hội để làm chức này, chức nọ, nhưng dễ bị lừa phỉnh vì tính thật thà , hay tin người, và còn ít thực tế, nên dễ gặp rủi ro. Cho đến khi về hưu tôi mới thấy tôi mới được thực sự sống thật với bản chất của mình, tuy hòan cảnh kinh tế hiện nay còn có điều chưa hài lòng, nhưng cảm thấy tự hào vì do chính sứclao động của mình và gia đình tự tạo nên , ngay cả khi đã về hưu vẫn còn cố gắng làm việc đễ tăng thêm thu nhập. Tôi cảm thấy đã học được ở Cha tính tự trọng vì cả cuộc đời chưa phải nhờ cậy ai để tiến thân , nên rất tự hào khi gặp lại bạn bè hay những thủ trưởng cũ, những vị mà trước đây tôi rất ngại tiếp xúc, do họ hay ra oai " kẻ cả " kèm với cái thói quen " chủ quan công thần " coi thường nhân viên của họ. Hãy sống thật với bản thân mình , chính là lời khuyên hay về hạnh phúc mà môt tác giả nước ngòai (do First New dịch) đã khuyên mọi người, tôi tự thấy quả là rất đúng , trước hết là đối với trường hợp của tôi.
(Vài dòng tâm sự còn lộn xôn trích từ Blog cá nhân)
PHẠM VĨNH DI

ẢNH KỶ NIỆM MỚI NHẬN TỪ PHÁP

Anh Lê Thức Chi vừa gửi từ Pháp về hôm nay 24/1/2007 ,một vài ảnh của Ô Phạm Vĩnh Trinh ( thường gọi là Anh Định , là con cả của Cụ Phạm Vĩnh Bảo), chụp ở Đà Lạt khỏang năm 1950-1953 , khi Ô Định đến thăm Gia Đình Ông Bà Lê Tài Trường . Vì điều kiện kỹ thuật , chỉ tạm đưa lên Blog ảnh Ô. Định chụp năm 1950 ( đứng thứ ba từ trái sang) cùng với các con của Ô, Bà Trường (A.Đài,A.Chi ,Chị Hợp,Chị Tâm ).Ô. Định đã mất 1997 tại Tp HCM .Theo yêu cầu của Ô Chi, các ảnh này sẽ gửi cho các cháu Khanh&Phương là các con gái của Ô.Định và Bà Cúc (mất năm 2005) sau khi nhận được địa chỉ email , và sẽ đề nghị các cháu cung cấp thêm thông tin về Ba, Mẹ của các cháu , là những cán bộ đã họat động tích cực cho nước nhà trong thời gian từ năm 1955 đến khi ra đi về cõi vĩnh hằng .

NHỚ LẠI NGÀY CUỐI CÙNG CỦA BỐ TÔI

Sáng sớm nay mở Blog gia đình Phạm Vĩnh 53 Lãn Ông, thấy bài viết của vợ chồng cháu đích tôn Phạm Tuấn Minh với những lời tâm huyết thật cảm động tưởng nhớ về người ông kính yêu cụ Phạm Vĩnh Quang.

Chỉ còn đúng 30 ngày nữa là đến ngày giỗ bố tôi cụ Phạm Vĩnh Quang, tôi chọt nhớ tới ngày cuối cùng của cụ trước khi ra đi vĩnh viễn.

Ngày 1 Tết Tân Mùi (1991)

8h, vợ chồng tôi đến chúc Tết bố mẹ và cũng là trực theo kế hoạch đã được mấy anh em phân công trước đó. Lúc này hai cụ đang ở nhà anh chị Kim Anh (Đoàn Hải). Do chúng tôi đến muộn một tiếng theo như đã hẹn nên cả nhà chị Kim Anh đã đi đến nhà nội chúc Tết, chỉ còn hai cụ ở nhà.

Vừa đến nơi cụ bà bảo cậu xem bố thế nào hôm qua ông ấy bị sốt đấy. Lúc đó cụ ông đang nằm trên giường đắp một cái chăn bông to tướng, bên trong còn có một cái quạt thổi hơi nóng hầm hập. Khi tôi dìu cụ vào nhà vệ sinh, lúc quay ra cụ cn ngoái đầu lại nhìn vào cái đèn, ra ý chưa tắt. Một lúc sau cụ lại chỉ vào bàn chân rồi chỉ dần lên đến đầu gối. Tôi linh cảm là cái chết đang đến từ từ, bắt đầu từ đôi chân như người ta vẫn nói. Tôi lấy đôi giày sưởi bằng điện mà tôi đem từ bên Đức về, lồng vào hai bàn chân của ông.

12h, chị Nhu đến thay tôi ăn Tết và trực trông nom bố mẹ.

16h, đang ngồi cùng anh Vĩnh Ngọc ở phòng khách nhà tôi trên phố Hạ Hồi bàn chuyện lo xa cho bố, cháu Đoàn Ngọc Khanh con chị Anh đến bảo cô Nhu nói các chú đến ngay, ông nguy lắm rồi. Ngay tức khắc anh Ngọc quay lại nhà chị Anh thu xếp công việc, còn tôi và cháu Khanh phóng thẳng vào bệnh viện Việt Xô gọi cấp cứu.

Hôm đó là ngày Tết bệnh viện vắng vẻ lắm, tôi vào thẳng phòng trực xin xe cấp cúu, rồi xuống đội xe chúc Tết đưa một hộp mứt, một chai rượu và một ít tiền mừng tuổi gọi là.

Sau khi biết tôi là em chồng chị Đỗ Kim Chi vợ anh Vĩnh Di, người trực đội xe nhiệt tình lắm cho xe đi ngay. Ông ấy còn bảo trước đây cũng có lần đã nhờ cậy sự giúp đỡ của chị Kim Chi, khi chị ấy còn làm Trưởng khoa tim mạch của bệnh viện.

Cũng may nhờ danh tiếng bà chị dâu trưởng và sự can thiệp có hiệu quả của chú Phạm Vĩnh Tiến lúc đó đang là Vụ phó Ban khoa giáo trung ương Đảng với lãnh đạo bênh viện,mà mọi việc tiếp theo ở bệnh viện Việt Xô được thuận lợi hơn, không tốn kém lắm ngoại trừ tiền lệ phí theo qui định của bênh viện.

17h, lúc ra xe cấp cứu, cụ Quang còn chỉ vào chiếc giường ngủ trên đó có một gói tiền nhỏ khoảng 80 đồng, tôi đưa cụ bà. Rồi cụ ông được đưa thẳng vào khoa cấp cứu của bênh viện, lúc đó trời cũng đã tối.

19h, các con cháu lần lượt vào thăm. Một lát sau bà Nguyễn Thị Lan, mẹ vợ tôi nghe tin cũng vào ngay. Trực đêm hôm đó là ông TS.Niệm tốt nghiệp ở Hungari về, một người quen của bà đã nhiệt tình chăm nom săn sóc cụ Quang.

21h, cụ Quang còn giục mẹ vợ tôi “cô về đi, trời tối rồi”. Sau đó mọi người ra về để còn thay nhau trực những ngày sau, chỉ còn tôi và chị Nhu ở lại đêm đó.

21h hơn, nếu tôi nhớ không nhầm thì trước khi tiêm thuốc ngủ một chút, cụ Quang ú ớ gọi tên anh Di, chị Lan và anh Hải (anh Di ở Sài Gòn, chị Lan ở Thái Nguyên, còn anh Vĩnh Hải đang ở Hải Phòng).

Ngày 2 tết Tân Mùi

3h, chị Nhu giục tôi đi ngủ để mình chị thức, lúc đó vì đã sang ngày hôm sau lại đã quá giấc rồi chẳng buồn ngủ nữa, tôi ngồi nán lại bên giường bố.

Một lúc sau thấy người và chân tay của cụ cứ giật giật, tôi và chị Nhu cuống lên, tôi vội chạy ra ngoài gọi bác sĩ trực.

Sau khi khám nghiệm họ nói ông đã qua đời và mời chúng tôi ra ngoài để các nhân viên làm nhiệm vụ.

3h15, cụ Phạm Vĩnh Quang đã vĩnh biệt cuộc đời ở tuổi 86.

Chị Nhu òa lên khóc nức nở, còn tôi lặng lẽ đứng ngoài hành lang nhìn ra màn đêm lạnh giá mà nước mắt không chảy được, cố giữ vẻ bình tĩnh.

5h30, hầu hết con cháu ở Hà Nội đều có mặt để đưa cụ Quang vào nhà lạnh, chuẩn bị cho lễ tang sau đó mấy ngày.

7h, Khi anh em chúng tôi về tới nhà chưa kip nói gì cụ bà đã hỏi ông ấy đi rồi à, sao nhanh thế. Mới chỉ nghe thấy mẹ nói vậy, tôi đã vội quay ra góc sân bật khóc nấc lên thành tiếng, nước mắt lã chã chảy thành dòng.

Lúc này mới thực sự là giây phút tôi xúc động nhất, mới thực nhận ra một điều mà chỉ mới đây thôi vẫn chưa nhận ra rõ nét là mình đã mất bố thật rồi.

Cảm giác này thực ra đã manh nha từ những năm khi bố mẹ tôi đã già yếu, đôi lúc cứ rình rập trong tôi. Nhiều lần nhất là những đêm khuya vắng vẻ yên tĩnh, đang nằm trên giường ngủ thật đó mà tôi cứ có cảm giác như sắp có một tin dữ về bố mẹ mình.

Nhưng lần này thì chẳng có ai báo tin cả, mà chính tôi được chứng kiến cái giây phút bố tôi vĩnh viễn ra đi, vĩnh biệt cõi đời này.

Ngày 6 tết Tân Mùi,

9h30 dưới sự điều hành của anh “trưởng thứ” Phạm Vĩnh Ngọc, tang lễ cụ Phạm Vĩnh Quang với sự có mặt đông đủ con cháu đã được tổ chức trang nghiêm tại bệnh viện Việt Xô, Hà Nội. Ông phụ trách trách hành chính cơ quan tôi dự đám tang về, đứng giữa sân trụ sở nói oang oang vẻ ngạc nhiên người đến viếng đông lắm, cứ như là vào Lăng viếng Bác.

Đúng là ông ấy có phần ví von nhưng sự thực là đông lắm, vì lúc đó hầu như các con vẫn còn đang công tác. Đông nhất là cơ quan ngành giao thông của anh chị Ngọc Phi, ngày đó anh ấy đang làm Giám đốc một công ty đường bộ có quan hệ rộng rãi với nhiều đối tác trong Nam ngoài Bắc.

Thế mà thấm thoát đã được 16 năm ngày bố tôi qua đời.

Ngày 9.12.2006

Anh em chúng tôi đã tổ chức bốc mộ mẹ tôi cụ bà Phạm Thị Yến và hợp nhất hai cụ vào một ngôi mộ mới xây tại khu A Nghã trang Văn Điển, Hà Nội.

Sắp đến ngày giỗ cụ Phạm Vĩnh Quang (2 Tết Đinh Hợi, tức 18.2.2007), tôi viết đôi dòng về ngày cuối cùng của cụ để các con cháu xa gần cùng nhơ, cũng là mong muốn góp phần ghi chép lại một sự kiện trong kho lịch sử của dòng họ nhà Phạm Vĩnh Quang, 53 Lãn Ông Hà Nội

Phạm Vĩnh Thắng

Đôi lời đàm luận

Đôi lời đàm luận

ĐỂ “HÃY SỐNG THẬT VỚI CHÍNH MÌNH”

PHẢI CHĂNG HÃY BẮT ĐẦU TỪ

TỰ MÌNH QUYẾT ĐOÁN

Hôm nay có chút thời gian rỗi rãi ngồi lần giở những bài viết đã đăng tải trên Blog 53 Lãn Ông nhà mình, tôi dừng lại ở bài HÃY SỐNG THẬT VỚI CHÍNH MÌNH (trích từ cuốn Bí mật của hạnh phúc, theo bản dịch của First New) do ông Phạm Vĩnh Di trích dẫn ngày 18.1.2007.

Mấy lần đọc xong, tôi cứ tự ngẫm mà chưa dám hỏi “Phải chăng đó là những điều tâm niệm rút ra từ chính cuộc đời của bác trưởng nam Phạm Vĩnh Di” về các mối liên hệ được thua của cuộc đời, giưã ham muốn và bệnh sĩ, giữa cái vô cùng và hữu hạn, giưã cái có thể và không thể, giữa cái vốn kiến thức phong phú và thực tiến muôn màu nhiều vẻ của đời thường, giưã nỗi niềm ưu tư và sự thanh thản, giữa điều có thể và không thể nói ra, giữa sự quyết đoán và chần chừ, …

Theo mạch logic ấy, lại đúng dịp chỉ còn mấy ngày nữa là đến ngày giỗ cu Phạm Vĩnh Quang, lại cứ tự vấn vào mình tôi liên tưởng đến mấy kỉ niệm dưới đây.

1. Cuối năm 1989, trở về sau gần bốn năm đi nhiệm kì đầu tiên tại Đại sứ quán Việt Nam ở CHDC Đức, từ đó tôi có dịp được gần bố mẹ hơn. Hằng ngày tôi hay ghé qua nhà 53 Lãn Ông thăm hỏi, thường là ăn cơm trưa với hai ông bà. Nhìn cảnh bố mẹ đã già có một đống con thật đấy mà phải sống một mình lại chẳng đủ tiện nghi, tôi cũng suy nghĩ lắm, nhưng bất lực chẳng thể làm gì hơn.

2. Nhớ dịp Tết Nguyên đán năm ấy khi chỉ còn vợ chồng tôi ở lại sau bữa cơm gia đình chiều tối 30, chẳng may chiếc đèn neon bị cháy, nhà tối om. Tôi vội phóng xe về nhà lấy bộ đèn neon mới, mắc lên cho bố mẹ kịp đón giao thừa. Công việc xong xuôi thì cũng đã quá 23h, tôi vội thu xếp ra về.

Nhìn tôi chuẩn bị bố tôi lẩm nhẩm bảo “cậu có dám hy sinh ở lại đón giao thừa với tớ không?”. Tôi chững lại đôi chút rồi chẳng nói gì, vẫn ra về để còn kịp đón giao thừa với vợ con.

Hôm vừa rồi nhắc lại chuyện này, vợ tôi bảo ừ nhỉ sao hôm ấy anh không ở lại. Lâu lâu nghĩ lại chuyện này tôi vừa ân hận, vừa như thấy mình có lỗi vì đã không nhận lời ở lại ăn Tết cùng với bố mẹ.

3. Tôi còn nhớ vào năm 1978, cụ ông đưa tôi bộ hồ sơ xác nhận cán bộ hoạt động tiền khởi nghĩa để tôi hỏi bà mẹ vợ về thủ tục xem đã đủ chưa. Chẳng là lúc đó bà đang làm ở tổ chính sách của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội.

Phần sĩ diện mới về nhà vợ ngại nhờ vả, phần cũng không nhận thức được hết tầm ý nghĩa của danh hiệu này đối với bố tôi, phần thì sau đó tôi lại đi nước ngoài…nên hồ sơ cứ để đó, năm này qua năm khác, lâu dần tôi quên hẳn.

Nhưng đặc biệt là bố tôi không bao giờ nhắc tới chuyện này một lần nào nữa, mặc dầu các bạn cụ nhiều người đã được giải quyết.

Tính bố tôi là như thế đấy, rất tự trọng lại chẳng muốn làm phiền ai cả. Ngay trong quan hệ thông gia với nhà vợ tôi, dù biết bố vợ tôi thời đó đang là Phó Thủ tướng, Bí thư TW Đảng một chức vụ cũng cao đấy, nhưng ông chẳng một lời nhờ vả, mượn thế ỉ eo.

Lại nói tiếp bộ hồ sơ này với nét chữ nghiêng nghiêng rất đẹp của bố tôi, vẫn còn nguyên vẹn cho tới khi chuyển nhà về Võng Thị, Hà Nội tìm mãi chẳng thấy đâu, chắc là bị thất lạc lúc di chuyển.

4. Đầu tháng 12.2006 nhân chuyến bác trưởng nam Phạm Vĩnh Di ra Hà Nội để chủ trì việc xây mộ mới cho bố mẹ về ở cùng nhau. Lúc hàn huyên mấy anh em chúng tôi đều có một ý nghĩ rất giống nhau là sau khi Sài Gòn được giải phóng 1975, đã không thu xếp được cho bố một chuyến trở lại thăm Sài Gòn, đó là điều mà ông đã ao ước mấy chục năm ròng.

Tuy nhiên, chúng tôi lại không thống nhất được nguyên nhân. Có nhiều lí do được đưa ra lắm, người nói vì hoàn cảnh lúc đó không có tiền, người thì nói vì ông bị bệnh áp huyết không đi máy bay được…

Nhưng dù là lí do gì đi nữa, riêng tôi tự nhận thấy một điều là thực ra anh em chúng tôi vô trách nhiệm với bố, chẳng ai quan tâm đúng mức tới việc này cả. Ai cũng chỉ nghĩ tới bản thân mình, gia đình mình, vợ con mình mà thôi.

Thử hỏi trong số 9 người con chưa kể dâu rể, “cũng là ông nọ bà kia đấy chứ” đã có ai chỉ có một lần ra vào trong đó.

Có nhiều khả năng làm việc này lắm, đâu có khó nhưng nào có ai nghĩ tới. Này nhé, cùng nhau góp tiền mua cho ông không được một vé máy bay hay xe hỏa thì một vé ô tô cũng được lắm, sao không? Nhà có đến 8, 9 người con cơ mà, nào có phải ít ỏi gì đâu cơ chứ.

Hôm nay bình tâm ngồi suy nghĩ cá nhân tôi thấy chẳng có lí lẽ nào biện bạch được cho việc này, chỉ có một lời tạ lỗi mà thôi.

Dẫn ra những kỉ niệm trên của chính mình đối với bố, tôi tự nghĩ phải chăng những điều bất lực, sự hy sinh, nỗi niềm ân hận vì chẳng còn dịp nào nữa, sự sĩ diện ngại nhờ vả và sự mong muốn, tính vô trách nhiệm và sự quan tâm, giữa thời cơ và bỏ lỡ vận hội… đều là hệ quả tất yếu của sự không quyết đoán và tính do dự trong những giây phút cần thiết của chính mình.

Xét cho cùng cũng chính là do tự mình, hay do chính mình không quyết đoán mà ra đấy thôi.

Từ bài viết mà bác trưởng nam Phạm Vĩnh Di đã dẫn “Hãy sống thật với chính mình” rồi tự suy luận vào việc của mình, tôi rút ra một điều phải chăng để “Hãy sống thật với chính mình” có lẽ phải bắt đầu từ sự TU MÌNH QUYẾT ĐOÁN.

Như vậy thì bài mà bác trưởng nam Phạm Vĩnh Di đã dẫn ra “Hãy sống thật với chính mình” cũng thật là bổ ích (ít ra là đối với tôi) đấy chứ.

Phạm Vĩnh Thắng

XUY NGHĨ VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN VN

XUY NGHĨ VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN VN
Nhân bài viết của Cháu Minh Trang, Cử nhân quản trị kinh doanh đang công tác ở Đài Loan " Cả nhà ơi có ai chơi chứng khóan không ?" , người viết bài này chưa hề chơi, vì một lý do đơn giản là chưa có khả năng và điều kiện hiểu biết kỹ càng về lĩnh vực mới mẻ này .Trong nền kinh tế mở và ngày càng hội nhập với thế giới , thế hệ trẻ của dòng họ PHẠM VĨNH biết quan tâm đến vần đề này là thức thời, vì ai cũng có thể có nguyện vọng được giầu có một cách chính đáng. Gần đây trên báo chí giấy và mạng dồn dập thông tin về "Cơn sốt " chứng khóan ở VN, đó là chỉ số chứng khóan VNIndex ( là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu, hiện thế giới có 5 phương pháp tính với tên gọi chỉ số này khác nhau,VNIndex tính theo phương pháp Passcher ) đã vượt ngưỡng 1000 điểm trong phiên giao dịch sáng 19/1/07, đạt mức kỷ lục là 1023 điểm, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. . Hiện tượng này có nhà đầu tư thì háo hức, có người thì lo ngại, lý do là TTCK VN tuy đã phát triển nhưng còn nhỏ bé so với khu vực, chứ chưa dám nói là so với thế giới như London, New York,Hongkong. TTCK New York nổi tiếng hàng thế kỷ nay ( nhưng hiện nay cũng đang lo bị cạnh tranh với các TTCK khác) ra đời từ năm 1906, sau 10 năm chỉ số Dow Jones (tương tự như VN Index nhưng tính theo phương pháp khác ) chỉ lên đến 100 điểm và phải mất nửa thế kỷ sau đến năm 1956 mới đạt 500 điểm., và 76 năm sau khi ra đời đến năm 1972 mới đạt đến 1000 điểm. Một biểu hiện mà nhiều người lo ngại là tỷ số P/E (Price/Earning Ratio) là tỷ số giữa giá trị thị trường của cổ phiếu hiện hành với lợi nhuận có được từ cổ phiếu ấy trong một năm khá cao, bình quân ở VN dao động từ 40-100 ( có nghĩa là nếu ta đầu tư 100đồng và nhận được lãi là 10đồng/năm, thì tỷ số P/E là 10 , nhưng nếu P/E tăng lên 40 chẳng hạn thì đầu tư 100đồng chỉ lãi còn 2,5 đồng ) . Như vậy chỉ số P/E không phải lúc nào cũng ở thế đi lên để đổ xô vào thị trường chứng khóan thành " cơn sốt" như nhiều cơn sốt đã xảy ra ở VN,như 'đất đai, tín dụng .." Sang đến những tuần cuối tháng1/07 này, cơn sốt đã có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng TTCK vẫn còn sôi động , có nhiều người đã phất lên vì đã nắm một số luợng cổ phiếu không lồ,nên đầu tiên ở VN báo VNexpress, rồi đến báo Tuổi Trẽ đã công bố Danh sách "100 người giầu nhất trên sàn chứng khóan VN", có nghĩa là những người này đều có tài sản chứng khóan vượt 2 triệu USD, thậm chí có 2 người có 100 triệu USD. Những thông tin trên đã trở nên hấp dẫn không phải chỉ với những nhà đầu tư lớn trong và ngòai nước, mà kể các nhà đầu tư cá nhân VN. Trong khi chờ đợi sự hướng dẫn và phổ biến kinh nghiệm của các chuyên gia ở trong nước như Chi Phương, Chắt Hương ...và ngòai nước như Chú Chi ( Luật sư về tài chính-ngân hàng Pháp ), Cháu Emily ( Công tác tại một Ngân hàng ờ London ), và những người đã nắm được luật chơi nhưng còn giữ kín..., tôi mạn phép nêu lên một vài khái niệm cơ bản về TTCK, như là "đọc thay" họ hàng , vì trong thời kỳ Kinh tế mở cửa hiện nay đã xuất hiện một nghề mới là " Đọc Thuê ". Còn quí vị muốn tham khảo đầy đủ hơn có thể tìm hiểu trên mạng, sách liên quan và cả các báo xuất bản hàng ngày trong nước.
1/ Thị trường chứng khóan là gì ?
Nôm na là nơi diễn ra sự mua, bán chứng khóan trung hay dài hạn trên hai thị trường :
-
Thị trường sơ cấp: là khi người mua mua được chứng khóan lần đầu từ những nơi phát hành.
-
Thị trường thứ cấp : là mua đi bán lại chứng khóan từ thị trường sơ cấp
- Tùy theo phương thức họat động của thị trường còn chia ra : thị trường tập trung ( Tại các trung Tâm Giao dịch Chứng Khóan ở HN và TYpHCM ) và thị trường phi tập trung( OTC viết tắt của từ Over the Counter ) để chỉ việc giao dịch cổ phiếu ngòai sàn tập trung trên. Hiện nay ở VN có hai nơi giao dịch chứng khóan chính là : TTGDCK Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
2/ Ai tham gia thị trường chứng khóan (TTCK ) ?
-
Nhà phát hành : là các tổ chức (Nhà nước hay tư nhân ) muốn huy động vốn bằng cách bán hàng hóa chứng khóan niêm yết trên TTCK. Thường thì Nhà nước hay các Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu,CácCty Cổ phần thì phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, hay các tổ chức tài chính khác như Ngân Hàng ...
- Nhà đầu tư : là những người thực sự mua ,bán trên TTCK , có hai lọai : nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư tư nhân.
3/ Các nguyên tắc họat động trên TTCK ?
Có 3 hình thức theo nguyên tắc : công khai, trung gian và đấu giá .
Mục tiêu cơ bản của TTCK là nơi để: Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế - Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng- Đánh giá họat động của các Doanh nghiệp - Tạo điều kiện giao dịch liên quan đến chứng khóan .
4/ Hàng hóa trên thị trường chứng khóan là gì ?
Có 3 lọai :
-
Cổ phiếu : chia ra cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi .
- Trái phiếu : chia ra trái phiếu chính phủ , trái phiếu địa phương và trái phiếu của các công ty cổ phần
-
Công cụ chứng khóan phái sinh : giao dịch các chứng từ liên quan đến chứng khóan như ; quyền mua cổ phiếu chứng phiếu, quyền hợp đồng chọn cổ phiếu ...
5/ Cần tìm hiểu gì trước khi tham gia TTCK ?
-
Đầu tiên phải đọc kỹ Bản Cáo Bạch ,hiểu nôm na là Bản công bố thông tin của Công ty phát hành cổ phiếu cho người mua biết về bản thân Công ty mình, đễ biết trước khả năng và uy tín của công ty đó kể cả sản phẩm của họ,thấy được triển vọng sinh lời, để cân nhắc kỹ trước khi quyết định muc Cổ phiếu của Cty đó .
- Có 3 lọai cáo bạch : Bản cáo bạch sơ bộ do Cty phát hành cổ phiếu gửi lên UBCKNN xét - Bản cáo bạch chính thức là bản sau khi đượcUBCKNN duyệt chấp thuận - Bản cáo bạch tóm tắt đăng lên báo phản ảnh những nội dung chính quan trọng trích từ Bản chính thức đễ dễ tìm hiểu giao dịch khi mua hoặc bán chứng khóan.
- Cần đọc kỹ ,không sẽ phải trả giá khi thất bại .
6/ Cá nhân có thể mua Cổ phiếu như thế nào ?
-
Nếu người đang đương chức ở Cty có phát hành cổ phiếu thì có nhiều triển vọng được mua . Hiện nay VN đã có Luật Chứng Khóan , nhưng hình như mỗi Cty có qui định riêng về số % Giá trị tài sản của Cty dành ưu tiên bán cho nhân viên đang làm việc hay đã về hưu ,và số lượng cổ phiếu được mua còn tùy thuộc vào thâm niên công tác ( thí dụ như Cty ĐL2 mà tôi công tác thì những người về hưu từ trước tháng 10/2006 không được mua, tôi đã về hưu từ năm 1998 )
- Tuyệt đại đa số các người mua ( gọi là các nhà đầu tư cho oai ) hay giao dịch trên OTC - có người còn gọi tắt là thị trường" thiêu thân ". Thực sự trong giai đọan ban đầu của sự phát triển TTCK ở VN việc xuất hiện OTC là bình thường, đó là nơi giao dịch kinh tế dân sự được pháp luật bảo vệ, hiện nay trong thị trường này ước tính có 6 lọai trái phiếu ( có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu ) của nhiều Cty đại gia như : Ngân hàng ACB, Ngân hàng ngọai thương VN... Rủi ro ở thị trườngnày là mua theo tin đồn và kỳ vọng được lãi nhanh mà không hề tìm hiễu kỹ TTCK , vì vậy đã xuất hiên các cò trung gian gây cơn sốt rủ một người mua , kéo theo dây chuyền rủ thêm nhiều người mua với giá leo thang so với giá trị ban đầu của cổ phiếu lần đâu tiên được ban hành. Do đó không phải ai cũng có thể ngủ sau một đêm dễ trở thành tỷ phú, vì đã xuất hiện việc mắc ngoặc giữa các nhân viên trong các Cty phát hành cổ phiếu với các đại gia, việc rò rì thông tin, việc chạy chọt hành lang ( Lobby ), việc mua đi bán lại để kiếm lời , thậm chí cả mua danh, có nghĩa là ghi tên mua giữ chỗ , nhưng không bỏ tiền mua , sau bán lại cho người cần mua để kiếm lời ...) . Tóm lại đã vào cuộc chơi phải tỉnh táo để tránh rủi ro , rủi ro ít thì không sao, nhưng nếu xảy ra khuynh gia bại sản thì chỉ khổ gia đình và họ hàng và tổn hại đến sức khỏe . Điều đó còn tùy thuộc vào bản lĩnh của từng người , lời khuyên chân thành của tôi một người già cả là hãy cân thận với cuôc chơi hiện đại này ,kiếm lời bằng chính khả năng và kiến thức vốn có của mình tuy chậm chạp và ít ỏi hơn , nhưng độ rủi ro chắc sẽ ít hơn . Không biết có quá cổ hủ không ? vì lớp trẻ thời nay tiến bộ hơn các Cụ khốt nhiều. Hãy tiếp tục trao đổi nếu thấy vấn đề này hay !
Vài lời nhắn nhủ
PHẠM VĨNH DI ( viết từ 4g30 sửa tới gần 7 g)


Cùng nhau "chơi chứng khoán", làm sao đánh chữ có dấu

Cùng nhau "chơi chứng khoán", làm sao đánh chữ có dấu
Cả nhà ai giỏi chơi chứng khoán đứng ra, mọi người sẽ góp vào mỗi người một ít cùng chơi. Chắc ai cũng biết chơi chứng khoán vốn càng lớn càng dễ thắng. Vậy vấn đề huy động vốn cùng chơi là hay nhất đấy.

Những ai chưa đánh được tiếng Việt trên blog, như Minh Trang chẳng hạn thì click vào đây để tải phần mềm Unikey xuống. Sau đó Install vào máy, rồi vào chọn mã Unicode là được. Đánh không có dấu nhỡ hiểu lầm thì sao?

HÃY THAM GIA VIẾT BÀI CHO BLOG THÊM SÔI NỔI

HÃY THAM GIA VIẾT BÀI CHO BLOG THÊM SÔI NỔI
Rất mừng trong thời gian gần đây nhiều người trong họ hàng 53 Lãn Ông đã tham gia viết bài trực tiếp hay tâm sự với Blog GĐ-PV. Thế hệ 7-8X còn viết ít , tuy là những con cháu, chắt thông minh và có nhiều tài năng của dòng họ như đã trải qua nhiều công việc tân tiến trong học tập hay làm ăn nhiều năm ở nước ngòai : Minh&Hoa, Tuấn&Thúy,Cường&Uyên,Tòan thắng, Minh Trang, Hương-Thu, Mai Anh ; có người có nhiều năm đã vươn lên giữ những vị trí quan trọng trong các Công ty của nước ngòai ở VN như: Minh&Hoa, Khanh, hay ở ngòai nước như Minh Trang; hoặc giữ những trọng trách trong công tác của Nhà nước như : Dũng ,Tòan Thắng, hay đã mở Công ty tư nhân riêng như: Minh&Hoa, Khanh, Mai&Hương . Ngòai ra còn có người lại họat động nhiều năm trong những ngày nghề phục vụ thiết yếu cho cuộc sống như :Hùng&Hương(sáng tác và giảng dậy âm nhạc) Tuấn Phương (Thiết kế Kiến trúc),Hiệp (GT đường sắt ).Trong số đó có người đã thành đạt và cũng có người còn gặp nhiều khó khăn trong công việc và tình cảm ( như tầu anh chưa qua hay không thèm qua núi ). Thế hệ từ U 50 trở lên nay hầu hết đã già nua và về hưu , nên rất kỳ vọng và tin tưởng vào lớp trẻ vì họ đã , đang được tiếp thu những kiến thức mới, hiện đại , lại được sống trong thời kỳ đất nước đang mở cửa , hội nhập với thế giới, có nhiều cơ hội để phát triển vươn lên.Vậy các cháu, chắt hãy dành thời gian để trao đổi với nhau trên Blog này về những chủ đề phong phú trên cho sôi nổi nhé.
Tuy từ nay đến ngày giỗ lần thứ 16 của Cụ Phạm Vĩnh Quang ( Mùng 2 Tết Đinh Hợi ) nếu ai có kỷ niệm về Cụ thì nên cố gắng viết , nhưng không hạn chế viết các chủ đề khác. Hoan nghênh Tuấn Minh và Minh Trang đã mở
đầu bằng những bài liên quan đến " Những người giầu nhất VN và làm thế nào để giầu có nhanh và đỡ vất vả như tham gia thị trường chứng khóan ? " Bật mí là trong dòng họ nhà ta hiện có hai chuyên gia về lĩnh vực này là Chị Phương ( con Bác Thoa ) Tiến sĩ về kinh tế hiện đang giảng dạy về Kế tóan tài chính ở Trường đại Học mở tại HN và các chắt Mai&Hương(con của Chị Vinh con Bác Thoa) hiện đã mở một Công ty tư vấn chuyên về chứng khóan ở HN , sau nhiều năm tu nghiệp ở New Zealand.9 ( Sẽ tìm cách để cung cấp địa chỉ email sau )




chung khoan

chung khoan
Chào chau Trang Thang co tin gi moi nho bao nhe. Dung la chung khoan o nha dang soi suc lam, den luc no ro thi da co tin nhieu nguoi trung to, salon o to den noi khong con hang nua, roi lai co ca danh sach nhung nguoi giau nhat VN tren san chung khoan. Trang Thang co kinh nhiem gi pho bien cho moi nguoi biet nhe.

Tren mang Blog nha minh moi chi co anh Minh, Trang va anh Hiệp (bai tho) con lai cac anh chi cua Trang the he ke tuc cac bac cac chu chua thay ai xuat hien tren Blog, chac la ban cong viec lam an.

Ca nha oi, co ai dang dau tu vao chung khoan ko?

Ca nha oi, co ai dang dau tu vao chung khoan ko?
Thi truong chung khoan nha minh dao nay dang nong hoi hoi qua den bac Di cung phai dang 1 bai ve 100 nguoi giau nhat tren thi truong CK cua nuoc ta. Nen post them 1 de tai ve chung khoan voi hy vong blog nha minh se cung soi noi theo thi truong.

Cac anh chi 6-7x dau het roi nhi? Chac chan la it nhieu cung tham gia CK , den em o nuoc ngoai ma con phai tim hieu chut it.... O khap noi thay nguoi ta noi chuyen ve CK, tren mang, dien dan...ve VN thi cu cho nao tu tap la thay ban tan, vay anh em minh cung chia se voi nhau qua blog chu nhi?!Cung voi cac bac 3-4x nha minh - toan la cac chuyen gia ve moi lanh vuc ma tu van, chac han nha minh se doi dao kien thuc day. Co ai co kinh nghiem, thong tin gi thi cung nhau chia se nhe.

(May em/chau ko type duoc tieng Viet, ca nha chiu kho doc nhe)

Danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam

Báo VnExpress vừa công bố danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán. Không biết giàu "ảo" hay giàu thật, mọi người ai muốn xem thì click vào đây nhé!

Hãy sử dụng FireFox để vào 53lanong blog

FireFox chạy nhanh hơn, dễ sử dụng hơn và không bị lỗi như Internet Explorer của Microsoft. Nhất là chơi blog. Click vào đây, mọi người có thể download bản mới nhất của FireFox. Download xuống desktop của bạn, sau đó cài đặt thế là xong. Phần mềm này sử dụng miễn phí!

TIN MỚI

TIN MỚI
Sắp tới ngày Tết Đinh Hợi nhóm con cháu của Cụ PHẠM VĨNH QUANG ở Hà Nội ngoài việc chuẩn bị đón Tết như mọi năm, năm nay còn có thêm một họat động mới bổ ích.
Đó là ngày 28/01/2007 ( tức 10 tháng Chạp ta ) là giỗ 49 ngày ra đi của Ông Phạm Vĩnh Hải , thể theo ý kiến của Bà Phạm Kim Anh tòan thể anh chị em đang ở Hà Nội đã quyết định cùng con, cháu lên Định Hóa, Thái Nguyên là quê vợ Ô.Hải (Bà Dung ) và cũng là nơi Ô. Vĩnh Hải yên nghỉ , để thắp hương tưởng nhớ tới Ông.
Sau đó đòan sẽ sang Tuyên Quang đến thăm cây đa Tân Trào, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ cách mạng tuyên thệ thành lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân, tiền thân của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ngày nay . Tiếp đó đòan sẽ thăm lán Na Lừa nơi Bác Hồ đã sống và làm việc, chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang cướp chính quyền thành lập Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ( năm 1945 ), tiền thân của Nhà nước Việt Nam đổi mới ngày nay.
Hiện nay theo thông tin ban đầu đã có 29 người đăng ký tham gia, bao gồm nhà Bà Anh 6 người, nhà Ô.Ngọc 4, nhà Ô.Tiến 3, nhà ô.Thắng 5 ( có thêm 2 mẹ con em gái Bà Minh vợ Ô.Thắng ), nhà Bà Lan 4, nhà Bà Nhu 1, nhà Ô.Dư 2, nhà Bác Thoa1,Ô Công ( con út ô.Phạm Vĩnh Bảo ), Cô An và Cô Linh (các con gái Cụ Phạm Vĩnh Hanh ).
Theo Bà Kim Anh, người vạch kế họach chuyến đi này cho biết đã có sự chuẩn bị phân công chu đáo cho các thành viên tham gia như Ô. Phạm Vĩnh Ngọc chỉ huy tòan bộ " chuyến hành quân " và công tác đối ngọai, Bà Phạm Kim Nhu và Phạm Kim Lan chuẩn bị hậu cần cho đòan, quà tặng gia đình và địa phương, Cháu Phạm Toàn Thắng lo chụp ảnh kỷ niệm chung cho toàn đòan.
Đến nay mọi công việc chuẩn bị đã hòan tất. Đây là một họat động tình cảm của gia đình, vừa là một dịp để các thành viên được thăm địa danh nổi tiếng của Cách Mạng Việt Nam.
Khi kết thúc chuyến đi sẽ có phóng sự ảnh và bài gửi trên Blog Gia Đình Phạm Vĩnh , để anh chị em con cháu và họ hàng ở xa cùng chia xẻ .

Tin từ PHẠM VĨNH THẮNG

Cảm nghĩ từ ngoài nước về Blog nhà mình.

Cảm nghĩ từ ngoài nước về Blog nhà mình.
Cháu Vũ Anh Tuấn cháu ngoại cụ Phạm Vĩnh Quang (con trai bà Phạm Kim Nhu) hiện đang sinh sống tại LB Nga từ Matxcova điện về cho biết, ở nước ngoài được đọc những trang viêt về gia đình trên Blog cháu thât sự xúc động và tự hào về truyền thống gia đình ta. Không chỉ một mình đọc, mà cháu Tuấn cùng với vợ và hai con theo dõi thường xuyên các trang Blog 53 lãn Ông nhà mình. Cháu muốn trang Blog tiếp tục đưa tin về gia đình, một gia đình lớn gốc Hà Nội thanh lịch, có truyền thống cách mạng, có học vấn và nhiều người thành đạt để con cháu hiểu và noi theo.

Cháu Phạm Vĩnh Ngọc Cường con trai cả của ông Phạm Vĩnh Ngọc từ Nunberg CHLB Đức cũng điện thoại về cho biết, đọc bài viết của bố cháu về lịch sử dòng họ và bài của bác Di, bác Anh, anh Hiệp...về gia đình nhà mình, về những tình cảm đối với chú Phạm Vĩnh Hải chúng cháu thêm hiểu về gia đình, càng động viên chúng cháu khi đang sống ở nước ngoài bớt đi nỗi nhớ nhà.

Cả hai cháu Phạm Vĩnh Ngọc Cường và Vũ Anh Tuấn đều nói thời còn bé được ở gần ông nội (ngoại) Phạm Vĩnh Quang, có rất nhiều kỉ niệm về ông, nhưng do hoàn cảnh làm ăn bận rộn chưa có điều kiên viết cho Blog. Nhưng các cháu vẫn luôn ghi nhớ những kỉ niệm về ông, sẽ đọc Blog thường xuyên và cố gắng suy nghĩ để viết.
Thiết nghĩ đây là những thông tin bổ ích tôi xin ghi lại để mọi người cùng đọc.

Tin từ ông Phạm Vĩnh Thắng

CẢM NGHĨ VỀ NỖI BUỒN VÀ ÂM NHẠC

Vùa qua từ đầu tháng 12/2006 đến ngày 14/12/2006 tôi cũng như các anh chị em thuộc chi Cụ Ông Phạm Vĩnh Quang đều có cảm giác buồn và căng thẳng vì phải thức khuya dậy sớm lo việc Bốc mộ Cụ Bà Phạm Thị Yến và Cải táng để nhập Tiểu của hai Cụ vào chung một mộ được xây lại khá đẹp , để hai Cụ được an nghỉ mãi mãi bên nhau tại Nghĩa Trang Văn Điển Hà Nội.Thế rồi lại thay phiên nhau tất bật lên Thái Nguyên để thăm chú PHẠM VĨNH HẢI - Trung Tá Quân Đội Nhân dân VN- Nhạc sĩ bị bệnh nặng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên . Mặc dù Cô Dung Giáo viên dạy Tóan Cấp 3, vợ mới của Chú Hải cùng anh chị em và các cháu bên ngọai đã tận tình chăm sóc ngày đêm bên giường bệnh , cùng với sự quan tâm giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần cùa các anh chị em ruột bên nội ở Hà Nội , nhưng Chú Hải cũng không qua khỏi do bệnh quá nặng hậu quả của viêm gan siêu vi . Chú đã ra đi về cõi vĩnh hằng lúc 18g30 ngày 11/12/2006 thọ 65 tuổi. Lễ tang Chú Hải đã được gia đình , họ hàng nội ngọai , chính quyền địa phương cùng các Cựu chiến binh và bà con hàng xóm tiễn đưa long trọng đến nới an nghỉ cuối cùng nằm trên sườn đồi cao nhìn ra đường cái, lại gần ngôi nhà xinh sắn mà Hải& Dung góp nhặt xây dựng và ở chưa đầy một năm . Dưới suối vàng chắc Chú Hải cũng yên lòng vi tuy sinh trưởng ở Thủ Đô, nhưng lại đựoc an nghỉ tại một làng thuộc huyện Định Hóa - Thái Nguyên gần khu di tích lịch sử nổi tiếng ATK ( An Tòan Khu ) , nơi mà các vị lãnh đạo cao cấp thời Kháng chiến chống Pháp đã ở đây và chỉ huy cuộc Kháng chiến thần thánh nổi tiếng trong lịch sử VN và thế giới.

Trong những ngày buồn có lẽ âm nhạc là bổ ích để thư giãn, tôi đã bật máy nghe bản hòa tấu "THE ENDING OF LOVE " của PAUL MAURIAT ,mà tôi chắc nhiều người trong dòng họ Phạm Vĩnh đều có vài đĩa nhạc của Paul để thưởng thức. Đặc biệt Chú Ngọc còn kiếm được bộ đĩa xịn của Paul mua tại Nhật từ nhũng năm VN còn chưa mở cửa. Tiếc thay " Nghệ sĩ Pianist và nhà sọạn nhạc nổi tiếng của Pháp Paul Mauriat đã tạ thế ngày 3/11/2006 " Paul vốn sinh trưởng trong một gia đình rất coi trọng nhạc cổ điển , nhưng khi trưởng thành Ông lại say mê nhạc Zazz và Pop. Năm 17 tuổi Paul đã có ban nhạc riêng của mình và được Charles Azvanour ca sĩ nổi tiếng thời đó để ý và mời Paul sọan nhạc và chỉ huy dàn nhạc cho mình. Từ đó sự nghiệp nghệ thuật của Paul ngày càng phát triển và đã cộng tác với nhiều ca sĩ nổi tiếng khác thời đó như : Dalida , Mireille Mathieu, Vicky Leandros, Raymond Lefevre… Bản hòa tấu nổi tiếng mà Paul đã sáng tác để tham gia Nhạc hội Âu Châu Eurovision năm 1967 ở Luxembourg và gần đây năm 2006 ở Athens là " Love is Blue ". Các bản nhạc hòa tấu của Paul nhiều vô kể , nhiều bài hấp dẫn khác như El Bimbo , Mammy Blue, Adieu L'été, Tombe de la neige, Toccata…, Paul còn sáng tác những bản hòa tấu mang âm hưởng dân ca của nhiếu nước trên thế giới như : El Condo Pasa , The Bird of Wounds, Kalinka,Katiousha… Paul cũng không quên sáng tác những bản phổ nhạc dễ nghe của các Nhạc sĩ cổ diển thiên tài như Symphony số 40 của Mozart hay Hungarian Dance số 5 của của Johannes Brahms….

Nghĩ về Chú Hải một Nhạc sĩ tự học bình thường đến Paul Mauriat nhà sọan nhạc nổi tiềng mà thấy cuộc đời của một con người thật ngắn ngủi . Điều mà mọi người còn nhớ mãi đến người đã khuất chính là những gì họ đã đóng góp it nhiều cho xã hội .Tôi không dám đặt ngang Chú Hải với Paul trong nhật ký điện tử này , dù sự thật khi đã trở về nơi cát bụi thì từ vĩ nhân đến dân thường cũng giống nhau . Tôi là Anh cả , nhưng rất thiếu xót là còn biết quá ít những họat động về nghệ thuật của Chú Hải, một phần cũng vì gần 15 năm nay sống xa nhau hàng ngàn cây số , nên ít có dịp trao đổi. Có lẽ cái bệnh này cũng phải nhắc nhở con cháu rút kinh nghiệm vì cái " tật "thích biết về người ngòai hay nước ngòai nhiều hơn trong nước. Dù cuộc đời của Chú Hải cũng ba chìm bẩy nổi ,có khi sóng gió , nhưng thời gian đầu cũng đã góp công xây dựng Đội Ca của Đoàn Văn Công Quân Khu tả Ngạn với chức danh Đôi Trường ,đã từng tuyển Ca sĩ Lê Dung mội Diva nổi tiếng ở VN từ công nhân ờ Quàng Ninh về Đoàn, đã sáng tác nhiều ca khúc (trong đó có ba ca khúc " Gương than lấp lánh có hình bóng em - Âm vang hầm lò - Đèo De một khúc tình ca " mà tôi kiếm được ngay ngòai sân tại nhà Chú ở Định Hóa khi dự lễ tang , và định sẽ đưa lên Blog Phạm Vĩnh sắp tới như là một trong những hiện vật còn lại của Chú), đã tham gia dàn dựng nhiều tiết mục được giải thưởng tại các đợt biểu diễn , các cuộc thi văn công. Những năm tháng cuối đời, Chú cũng đã đóng góp cho một số địa phương đẩy mạnh phong trào văn nghệ, trong đó có cả Định Hóa. Vì thế khi tiễn đưa Chú đến nơi an nghỉ cuối cùng bà con, các cưu chiến binh đều tỏ lòng tiếc thương , dù Chú vẫn chưa hòan tất thủ tục để về định cư và tham gia sinh họat với các tổ chưc của đia phương. Nhờ những đóng góp dù còn nhỏ bé trên mà người sống vẫn còn cảm nhận người đã ra đi vẫn còn đâu đó quanh mình , cuộc sống tinh thần của họ vì đó mà vô tình lại được dài hơn . Vì thế mà tôi lại thích nghe bản nhạc êm dịu của Paul "Love is Blue ".

Cũng nhân dịp giãi bầy tâm sự trên Blog gia đình này tôi lại nghĩ đến Cháu nội thứ hai Phạm Lê Gia Minh sinh vào một ngày đăc biệt mà cà nước đều nhớ: Ngày 30 tháng 4 (năm 2000). Tuy hiện nay Cháu còn đang học tiểu học và học thêm Piano, nhưng đã có biểu hiện năng khiếu về âm nhạc. Hy vọng Cháu sẽ được bố mẹ quan tâm tiếp tục bồi dưỡng để trở thành một Pianist thực thụ. Kỳ vọng Cháu sẽ thích trường phái của Paul Mauriat hay Richard Clayderman để phổ nhạc các ca khúc nổi tiếng của VN , mà hình như các nghệ sĩ Pianist lừng danh của VN như Đặng Thái Sơn , Tôn Nữ Nguyệt Minh , Bích Trà …đã say sưa với dòng nhạc cổ điển đề sống ở nước ngoài , nơi có nhiếu người biết thưởng thức và có đất dụng võ hơn trong nước…

Tạm dừng bút… " Love is Blue "

Tp HCM lúc 4giờ sáng ngày sinh nhật lần thứ 69 (3/1/1938-3/1/2007)

PHẠM VĨNH DI

TƯỞNG NHỚ THIẾT THỰC ÔNG NỘI KÍNH YÊU

TƯỞNG NHỚ THIẾT THỰC ÔNG NỘI KÍNH YÊU
Cháu là Phạm Tuấn Minh, cháu đích tôn của ông Nội kính yêu PHẠM VĨNH QUANG. Lúc Ông còn sống thì cháu còn quá nhỏ, nhưng vẫn thường nghe Ba, Mẹ cháu kể lại là khi cháu mới sinh ra Ông rất vui mừng, tuy lúc đó cháu ở tận phố Lò Đúc ,Quận Hai Bà Trưng HN, nhưng sáng sớm nào Ông cũng đạp xe từ phố Lãn Ông Quận Hòan Kiếm cách xa hàng chục cây số đến thăm cháu . Kỷ niệm đó sau này cháu vẫn còn nhớ mãi và cũng được biết Ông (Bà ) nội có tới 9 người con và hàng chục cháu chắt , đã vất vả và gặp nhiều gian nan để nuôi nấng dậy dỗ các con cháu qua các thời kỳ khó khăn của đất nước, để tất cả đã trưởng thành đáng tự hào cho đến ngày nay.Ông rất quan tâm giáo dục thế hệ trẻ , vì Ông đã nhiều năm đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng của một trường dạy nghề lớn. Khi về hưu tuy tuổi cao, Ông vẫn tích cực, năng nổ tham gia các nhiệm vụ trọng trách của khối phố, vì Ông rất quan tâm đến mọi người xung quanh mình từ gia đình, đến họ hàng và xã hội .Thấm thóat ngày sinh nhật lần thứ100 của Ông Nôi kính yêu (4/9/1906 - 4/9/2006) đã trôi qua, tuy Ông đã đi xa về cõi vĩnh hằng, nhưng Ông đã để lại cho các con, cháu, chắt và họ hàng một tấm gương sáng của một Người Cha, Ông, Cụ hiền lành nhân hậu luôn luôn sống vì mọi người .Ông là một người gốc Hà Nội tiêu biểu cho các thế hệ sau .Trong những năm qua,Cháu và gia đình cháu, cũng như các gia đình khác tuy phải bận rộn bươn chải với cuộc sống để phấn đấu trong học hành, trong công tác, kể cả trong kinh doanh, nhưng cứ đến ngày giỗ Ông vào Mùng 2 Tết hàng năm mọi người lại xum họp bên nhau để tưởng nhớ tới ÔNG. Nhờ sự động viên của Cha, Mẹ và Họ hàng,Cháu đã tham gia lập Blog Gia Đình Phạm Vĩnh để mọi thành viên trong gia đình và họ hàng dù ở trong hay ngòai nuớc có cơ hội và phương tiện để cùng tưởng nhớ Ông , cùng nhau tâm sự và trao đổi nhiều việc khác. Noi gương Ông chúng cháu đã thành lậpTrung Tâm Phát Triển Năng Khiếu cho thanh thiếu niên IDO ( Intelligent Development Organization) từ tháng 9/2006 tại 231/3 Lê văn Sỹ, Phường 14,Quận Phú Nhuận TpHCM. Với sự tham gia và hỗ trợ nhiệt tình của Chú Phạm Vĩnh Tiến, một chuyên gia về sư phạm, cùng bạn bè thân thiết, sự quan tâm của của các cán bộ có trách nhiệm ngành giáo dục và lãnh đạo các trường trung, tiểu học tại TpHCM, Trung Tâm đã và đang cố gắng vượt qua mọi khó khăn chủ quan và khách quan để xây dựng và triển khai bước đầu 14 chương trình đào tạo các kỹ năng sống khác nhau , tổ chức các buổi dã ngọai mang tính chất giáo dục nâng cao kiến thức thực tế gắn liền các họat động của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất công nông nghiệp, các trung tâm đào tạo kỹ thuật cao.cho các em học sinh .. Sự ra đời của Trung Tâm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu giải trí và phát triển trí thức của các em ở tuổi TEEN. Trước mắt khó khăn còn rất nhiều , nhưng chúng cháu tin tưởng noi theo tấm gương của Ông, hy vọng vào sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với sự nghiệp giáo dục của VN, như Cố vấn Cao Cấp của Chính phủ Singapore, Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đông Nam Á : Ngài Lý Quang Diệu khi sang thăm và trao đổi kinh nghiệm với VN gần đây đã phát biểu là : " Thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong kinh tế "
Mãi mãi nhớ về ông Nội thân yêu.

Phạm Tuấn Minh - Lê Bạch Hoa
(
Mong họ hàng có thể tham khảo trang web: www.idovietnam.com và đọc báo Tuổi trẻ ngày 19/1/2007
qua báo giấy hay báo mạng đã đăng bài xã luận "Một ý tưởng nhân bản" trên trang 1 và 13 có đề cập đến IDO, và tối nay 18g30 ngày 20/1/2007 kênh truyền hình HTV9 sẽ giới thiệu chương trình vui chơi "Name That Toan" có sự tham gia của IDO. )

NHỚ 100 NĂM NGÀY SINH CỤ PHẠM VĨNH QUANG (1906 - 2006)

NHỚ 100 NĂM NGÀY SINH CỤ PHẠM VĨNH QUANG (1906 - 2006)

Nhớ về Cha cảm xúc dâng trào
Anh chị em con đều tâm huyết
Kỷ niệm nhiều về Cha thanh cao
Nếu có kiếp sau chọn Gia đình
Con xin đầu thai-con Cha Mẹ
Cha ít nói, độ lượng, bao dung
Họ hàng thân thiết xa gần mến
Bà con khu phố trọng người hiền
Bí thư Chi bộ luôn năng nổ
Gắn kết tình dân-Đảng-Chính quyền
Đã tham gia hai cuộc kháng chiến
Cha để lại chỗ dựa tinh thần
Cho các con tiếp tục phấn đấu
Nay đã trưởng thành, nghỉ hưu trí
Chúng con vẫn gắn bó với nhau
Vừa xong hợp táng nơi nghĩa trang (9/12/2006)
Mừng hai Cụ mãi mãi bên nhau
Đón Vĩnh Hải xum họp một nhà.

Phạm kim Anh
15-12-2006

Vĩnh Hải đã về với mẹ cha !

Vĩnh Hải đã về với mẹ cha !
Vĩnh Hải “đi “ rồi,chiều giữa đông
Tiếng đàn,gịong hát đâu còn nữa !
Để lại trong ta nỗi tiếc thương !


Bà con Định Hoá nhiều nguời nhắc
Hội diễn gần xa,nhất Huyện ta
Gia tộc họ Hoàng, thương tiếc mãi
Chàng trai Hà Nội, lắm tài ba
(Tứ nhạc bừng lên trong đêm vắng
Ca từ rộn rã báo tin vui
Thâm Tý- Bảo Cường quê ta đó
Xoá đói, vượt lên với ấm no )


Mới đó, ngày nào tuổi mười ba
Rền vang tiếng trống cùng dân phố
Đón chào giải phóng thủ đô ta


Trái bóng tròn lăn khắp nơi nơi
Cùng Phú,Tường,Năng,Sầu,Thuận,Hóng
Vang danh Đoàn Kết,đội phố ta


Mấy chục năm dòng vùng biên viễn
Khu ba,đường 9 với khe xanh
Tiếng hát, cùng quân, dân đánh giặc
Giữ vững biên cương tổ quốc ta


Vĩnh Hải đã về với mẹ cha !
Ngàn năm yên nghỉ “ Khu di tích “
Nhớ tới trần gian, nhớ tới Dung


Cùng với chị Anh,thương nhớ Vĩnh Hải trên đường đi thăm bà Vinh,ông Ba,chị ất Dư với anh Di,VĩnhThắng,Vĩnh Tiến.
Ngày 16/12/06

TẤM LÒNG CÁC CHÁU

TẤM LÒNG CÁC CHÁU
Được tin Cậu mất
Lòng cháu thắt đau
Kiếp người là vậy
Sống chết có hay
Những lời cậu dặn
Chúng cháu ghi sâu
Đưa vào tiềm thức
Chuyển cho đời sau
Cậu là Chiến sĩ
Lại là Nhạc sĩ
Viết những nhạc phẩm
Cảm động lòng người
Một đời vất vả
Chẳng ngại khó khăn
Hết Quân khu 3
Rồi về Gang Thép
Xây dựng cơ sở
Phát triển phong trào
Dũa những lời ca
Động viên sản xuất

Nơi Cậu yên nghỉ
Tràn ngập ân tình
Rừng cây, đất cỏ
Người người mến thương !

Đòan Đình Hiệp

THƯƠNG NHỚ VĨNH HẢI

THƯƠNG NHỚ VĨNH HẢI

Tạo hóa thật lắm đa đoan
Sao bắt em tôi về trời ?
Cái chết đâu chỉ đau khổ
Khi mà sự sống đã phai
" Dung ơi " Em đừng khóc nữa
Cầu cho linh hồn siêu thóat
Chu du, phiêu bạt bốn phương
Thăm anh chị em , người thương
Vĩnh biệt tâm hồn yêu nhạc
Đem tiếng hát vui cuộc đời
Cùng nốt nhạc dịu cơn đau
Làm thế gian bớt u sầu
Vĩnh biệt Em- người chiến sĩ
Người Nhạc sĩ luôn yêu đòi
" Dung ơi " hãy vui, tự hào
Để thanh thản Vĩnh Hải yên nghỉ....

Phạm Kim Anh

CHÚC MỪNG

CHÚC MỪNG
Lâu nay ít hiện diện
Nay Minh đã ra tay
Cả nhà đầu hoan nghênh
Blog Gia Đình Phạm Vĩnh
Mọi người nhanh đưa tin
Blog ngày thêm phong phú
Tăng tinh thần họ hàng
Dù ở trong hay ngòai nước
Năm Đinh Hợi 2007
Mọi gia đình hạnh phúc

Phạm Kim Anh

Thông điệp gửi các thành viên Blog 53 Lãn ông nhân ngày giỗ cụ Phạm Vĩnh Quang.

Thông điệp gửi các thành viên Blog 53 Lãn ông nhân ngày giỗ cụ Phạm Vĩnh Quang.

Ông Phạm Vĩnh Ngọc trưởng nhóm con cháu cụ Phạm Vĩnh Quang ở Hà Nội vừa báo tin cho tôi biết, năm nay giỗ cụ Phạm Vĩnh Quang sẽ được tổ chức tại nhà ông vào ngày 2 Tết Đinh Hợi, tức ngày chủ nhật 18.2.2007.

Đây là lần giỗ thứ 16 kể từ ngày cụ qua đời (1991-2007).

Năm 2006 vừa qua, là 100 năm ngày sinh của cụ Phạm Vĩnh Quang (04.9.2006-04.9.2006). Rất tiếc vào dịp đó Blog gia đình Phạm Vĩnh 53 Lãn Ông chưa được cháu Phạm Tuấn Minh cho ra đời.

Vì thế còn ít con cháu nhớ tới ngày kỉ niệm đáng ghi nhớ này.

Năm nay theo gợi ý của chú Phạm Vĩnh Tiến dịp Tết này ngoài việc con cháu tổ chức giỗ, nên chăng có một hoạt động gì đó đơn giản mà có nội dung thiết thực.

Thiết nghĩ trên mạng Blog gia đình bắt đầu từ hôm nay các thành viên có thể gửi các bài thơ, những mẩu chuyện ghi lại những kỉ niệm ghi nhớ về cụ Phạm Vĩnh Quang qua những thời kì ở 53 lãn Ông thời trước năm 1945, thời kì tản cư ở Hữu Vĩnh, rồi sau này khi hòa bình lập lại 1954, thời kì sơ tán chống Mỹ…

Tôi nghĩ sẽ rất phong phú vì hai điều thuận lợi:

Một là hiện còn nhiều nhân chứng lịch sử là con cháu đã có những thời gian sống gần cụ Phạm Vĩnh Quang như các ông Phạm Vĩnh Di, Phạm Vĩnh Tiến, bà Phạm Kim Thoa, Phạm kim Anh, Phạm kim Nhu…; các cháu Đoàn Chiến Dũng, Vũ Anh Tuấn, Phạm Ngọc Cường, Phạm Vĩnh Minh Trang…từng được gần ông ở 53 Lãn Ông, được ông yêu quí đưa đón đi nhà trẻ, mẫu giáo…

Hai là con cháu cụ Phạm Vĩnh Quang tiềm ẩn nhiều tài năng đã xuất lộ và còn đang ẩn náu về các thể loại như thơ, văn, nhạc, họa, kể chuyện đời… như các ông Phạm Vĩnh Di (tác giả của nhiều bài báo đăng tải trên một vài tờ báo và tạp chí có tiếng), ông Phạm Vĩnh Ngọc (nhà nghiên cứu gia phả dòng họ Phạm), ông Phạm Vĩnh Tiến và các ông con rể Lê Nông, Đoàn Hải là những nhà triết lí sự đời; các bà Phạm Kim Anh (tác giả của nhiều bài thơ chưa cong bố) và kho tư liệu rông lớn Phạm Kim Nhu, Phạm Kim Lan…Ngoài ra còn có thể sư tầm những kỉ vật như thư từ, giấy tờ có lưu lại bút tích, chữ viết hoặc ảnh của cụ Quang…

Chỉ với hai điều đó tôi tin tưởng dù là người đã được sống gần cụ Phạm Vĩnh Quang nhiều năm, hay ít năm ít nhiều cũng có những kỉ niệm riêng với cụ, có thể chọn lựa đưa lên Blog để con cháu cùng hiểu về cụ Phạm Vĩnh Quang.

Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy có một điều khó là kỉ niệm thì có đó, nhưng có khả năng viết hay không, có thời gian hay không để viết không phải là dễ. Ví như tôi vừa về hưu thật đấy, nhưng vẫn cảm thấy thiếu thời gian, còn nhiều công việc lắm.

Nhưng như ông anh trưởng Phạm Vĩnh Di đã nói “Blog là diễn đàn gia đình nên cứ viết, rồi cùng nhau góp ý trao đổi miễn là đúng sự thật, đừng hư cấu lịch sử”.

Như vậy thì dù có khả năng hay không sẽ không còn là trở ngại nữa, mà chỉ còn phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mỗi thành viên mà thôi.

Tôi mới chỉ nghĩ ra hai điều thuận và một điều khó trên đây, nhưng chắc là có nhiều điều nữa còn đang tiềm ẩn trong mỗi thành viên mà tôi chưa nghĩ ra.

Rất mong được Blog quan tâm.

Phạm Vĩnh Thắng

thanghahoi@gmail.com

HÃY SỐNG THẬT VỚI CHÍNH MÌNH

HÃY SỐNG THẬT VỚI CHÍNH MÌNH
.
Mạn phép thông báo quí vị tham khảo một bài báo hay " Hãy sống thật với chính mình" trích từ " Bí mật của hạnh phúc" theo bản dịch của First New dưới đây :

Con người cảm thấy tự tin nhất khi họ được bộc lộ tính cách riêng của mình, chứ không phải khi họ làm theo những khuôn mẫu được chấp nhận rộng rãi. Những người đàn ông thường cho rằng mình phải hành động cứng rắn, cũng như những phụ nữ lại tin rằng mình phải cư xử dịu dàng, nhịn nhục. Chính những suy nghĩ, định kiến ấy khiến họ bị đóng khung trong những khuôn khổ giả tạo và mất dần cá tính rất riêng của họ . Viện Sức khỏe Quốc gia đã đưa ra tài liệu chứng minh rằng khi cùng chịu những nỗi đau về tinh thần hay thể xác, đàn ông ít để lộ trạng thái đau buồn của mình hơn so với phụ nữ. Bởi từ nhỏ nam giới được dạy dỗ phải luôn tỏ ra cứng rắn, không nên biểu lộ tình cảm của mình. trong khi đó phụ nữ lại được dạy bảo là phải cởi mở hơn. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng đều thích hợp với những khuôn mẫu đó.Một người đàn ông muốn khóc trước một nỗi đau hay tại đám tang nhưng lại cố ghìm nén . Vậy thì anh đâu phải là một người thực sự cứng rắn. Một người phụ nữ ép mình phải cởi mở, tưoi cười trước tất cả những người khác, trong khi bản chất lại là người luôn dè dặt, sống nội tâm thì cô ta sẽ chẳng thấy vui hơn vì đã phải xử sự trái ngược với bản chất vốn có của mình. Bạn nên hành động và cư xử theo cách mà bạn cho là phù hợp, chứ không nên theo một khuôn mẫu mà bạn nghĩ là những người khác cho là đúng.
Chúng ta những con người rất riêng với những tư chất và uớc mơ khác nhau. Sở thích của người này chưa hẳn là sở thích của người khác, ước mơ của người này không phải là ước mơ của người khác . Trong từng giai đọan của cuộc đời, bạn hãy luôn là chính mình. Điều đó sẽ giúp bạn hài lòng hơn về bản thân và về cuộc sống xung quanh bạn

Con cháu cụ Tú Lễ, ai sinh ra và lập gia đình ở 53 Lãn Ông ?

Con cháu cụ Tú Lễ, ai sinh ra và lập gia đình ở 53 Lãn Ông ?
Tản mạn đôi điều về những chuyện xa xưa

Thế kỷ 20, thể kỷ đầy biến động với Phố Lãn Ông. Người người trên trái đất, ở Việt Nam còn sôi động hơn, vìệc sinh trú quán với mọi nguời sống trong thời đại này tất nhiên bị ảnh hưởng của thời cuộc. Cả bốn người con của cụ Tú cũng đều sinh ra ở 53 Lãn Ông, ngay cả cụ Tú Lễ cũng sinh ra và trưởng thành từ ngôi nhà này, những năm 1900 -1920 khái niệm đi nhà thương để sinh nở,còn xa lạ với người VN, có lẽ sau những năm 30, dân HN mới đựoc tiếp cận với nền Y học hiện đại ? (Đến những năm 1950 từ “Nhà thương“ vẫn còn thông dụng hơn từ bệnh viện).

Lễ thành hôn của Ô Bảo (Lần thứ 1 chắc chắn đuợc tổ chức ở 53 LÃN ÔNG, lần 2 năm 1947 đuợc tổ chức ở chiến khu Miền Đông, chỉ có 1 ngừoi duy nhất con cháu cụ Tú được dự đó là Bác Phạm vĩnh Tường người con trai thứ 3 của ông Bảo năm đó 19 tuổi, là ngừoi cháu trai đuợc Cụ Tú yêu nhất vì ông học giỏi,tốt nghiệp tú tài tiếng Trung, sống với nguời Hoa ở khu vực Chợ Lớn, là niềm hy vọng thay cụ nối nghiệp cha ông.Rất tiếc ông đã hy sinh tại mặt trận Thu Ba ở Kiên Giang tháng 3 năm 1954, khi đó bác Tường đã có quyết định ra Việt Bắc làm việc ở Tổ Hoa Vận của Phủ Chủ Tịch, tại Đại hội 2 ô. Lê Duẩn tiến cử bác Tường cho Hồ chủ tịch khi người cần 1 thư ký giỏi tiếng Hoa, nắm vững tình hình Hoa vận ở phía Nam, năm 1956 khi ra Hà Nội , ô.Duẩn có cho nguời đi tìm Bác Tường.

Với Bà Tú và Ô Quang(cả hai lần kết hôn) đều được tổ chức ở 53 LÃN ÔNG (1926,1935 ) điều này mọi người hãy tin vì lúc đó chưa có phòng cưới, khách sạn.

Với ông Hanh lễ thành hôn được tổ chức ở Làng Hữu Vĩnh -Ứng Hoà - Hà Tây vào năm 1949, đám cưới ông rước dâu tù Làng Sêu ( Mỹ Đức Hà Tây ) về Hữu Vĩnh đi bộ 7 km do bà Yến đi đón về ( Người viết bài này súng sính với bộ áo bluson dạ, quần gon, cũng đi đón dâu ), tuần trăng mật của ông rất thi vị, hiếm có - Đại diện nhà gái đưa bà Oanh về nhà chồng ở Quế Quyển xa 35 km đi bằng đò dọc vào chiều 28 tết năm Kỷ Sửu sang năm Canh Dần, ngày 29 tết ( tháng thiếu,không có ngày 30 ) lại suôi thuyền về Hữu Vĩnh trên đường về còn chứng kiến cảnh các anh Vệ quốc từ Công binh xưởng bên cạnh chùa Ba Đanh, ném “ thử “ lựu đạn xuống dòng sông Đáy thơ mộng, trong xanh, cá chết rất nhiều – lại có thực phẩm ăn tết ? . Ở Hữu Vĩnh còn có 1 đám cưới của bác Hà - bác Trúc,được tổ chức vào tháng 3 năm 1950 – mùa dưa chuột, đám cưới này thực đơn có thịt Dê là chủ đạo.

Các con của ô. Bảo đều được sinh ra ở mọi điạ phuơng, nơi ông hành nghề “ Lục Lộ “, những người con bà sau sinh ra ở nhũng nơi ông đóng quân, để đánh dấu những sự kiện sinh thành các con, ông lấy tên địa phưong để đặt tên con : Quy (Quy Nhơn), Định (Gia định), Viên (Viên Chăn), Cán (Căn Kớt *), Bắc (Pắc sế), Tường (Hà Nội), Thanh (Thà Khẹt) , Sa ( Sa vẳn nà khẹt), Ánh Hồng, Gieo Đu, Chỉnh Huấn, Thành Công (1955 ở Hà Nội) **. Sau này Bác Bắc cũng làm như ô Bảo, đặt tên các con là tên địa phuơng mình ở cữ như Hà (Nhị Hà - sông Hồng Hà Nội), Bình (Thái Bình), Nga (Nga Sơn) Hùng (Đoan Hùng)

Các con ô Bảo chỉ có bác Trinh (Định) nguời con trưởng, đựoc Cụ Tú, bà nội tổ chức đám cưới cho cháu đích tôn tại 53 LÔ, đây là đám cưới đầu tiên, duy nhất của các con ông Bảo được tổ chức tại ngôi nhà 53 với nghi thức “ Đời sống mới “ và cũng là đám cưới “ Tiệc trà “ đầu tiên . Năm 1946 ông Nguyễn Lương Bằng thay mặt đoàn thể đưa đ/c Nguyễn văn Trân đến 53 Lãn Ông để xin cụ Tú cho bác Bắc về làm dâu họ Nguyễn, nhà gái lúc đó chỉ có Cụ Tú và Ô Quang tiếp,đám cưới bác Bắc được tổ chức trong những ngày tháng HN chuẩn bị tiêu thổ kháng chiến . Đây cũng là lễ “ ăn hỏi “ đầu tiên của các cháu cụ Tú tại 53 L Ô

Các con Ô Quang,rất tiếc Bác Thoa không xác minh được nơi sinh ở nhà ( Lò Đúc – Lãn ông hay nhà Hộ sinh), còn 6.người con đếu sinh ở 167b Rue Henri d’Oléans Hà Nội, nay là 167 Phố Phùng Hưng. Henri d’Oléans ,viên quan ba người Pháp bị nghĩa quân của Nguyễn trí Phương tiêu dịêt khi đổ bộ từ bến Phà Đen lên bờ tiến đánh khu Đồng Thuỷ ngày nay . Sau khi Thành Hà Nội thất thủ để ghi công nên chính quyền thời đó lấy tên đặt cho một đường phố . Tên quan hai Henri Viere bị nghĩa quân “ Cờ Đen “ Hoàng nghĩa Phúc tiêu diệt thời kỳ tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn,mộ anh ta được chôn bên lề đường cạnh nhà thợ đạo Gia Tô ở làng Giảng Võ.

“ Nhà thương “ 167 là 1 nhà hộ sinh do bác sỹ Phạm văn Chương – Chương “ thọt “ điều hành, ông ta trở thành bác sỹ riêng của nhà 53, không hiểu có phải vì Ô Quang lúc đó là Sécrétaire à la Résidenee Supérieure au Tonkin, theo tôi có khả năng đúng, vì những nhà thương tư cũng cần có quan hệ thân thiết với quan chức đương thời, chả thế mà sau này ông ta làm Bộ trưởng Bộ Y tế thời chính phủ Trần văn Hữu ở miền Nam

Con ông Quang chỉ có mấy nguời được tổ chức ở nhà 53 là : Anh Di, Hải, Thắng, Tiến, còn những người con khác đám cưới tổ chức ở cơ quan là chủ yếu. Bác Thoa do chiến tranh, Xuân Đinh Hợi – 1947 bác Nông mới ra mắt gia đình vợ ở Hương Sơn Thạch Thành Thanh Hoá, nơi đây, năm đó tướng Nguyễn Sơn đẫ đến dự Đại hội nhà Văn Liên khu 4 và đã đọc tham luận về truyện Kiều tới gần 2 ngày trước các học giả danh tiếng như cụ Đặng Thái Mai Lúc đó mọi nguời mới biết khả năng văn học và tài hùng biện của tướng Nguyễn Sơn, xin lưu ý ông nói vo không giấy tờ không chuẩn bị trứoc. Ông cũng tổ chức thành công đại hội dân quân khu 4, người viết bài này cũng được tham dự do cụ Kiệm Chủ tịch Huyện Thạch Thành đèo xe đạp, sau này cụ là Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc tỉnh Thanh Hoá, ô Quang lúc đó là Phó Giám đốc Sở Kinh tế liên khu 4. Còn Phạm vĩnh Tiến ra đời ở nhà thờ Kiện Khê Hà Nam, bây giờ đi đến thị xã Hà Nam tới Nga ba đi Nam Định – Ninh Bình gặp một cây cầu, Cầu Đọ Xá qua cầu là đến Kiện Khê, tháp tùng bà Yến đến Kiện khê có chị Ất, chị Nhu.

Đến thời các cháu Dũng, Minh, Cường, Tuấn, Trang chỉ là transit ở 53 Lãn Ông mà thôi.


* Nơi đây ông Phạm đăng Thành bị hổ 3 chân vồ năm 1926

** Cô ánh Hồng sẽ giải thích hộ

Phạm Vĩnh Ngọc