Tạm biệt Luân đôn - Nhìn lại một hành trình
TheoFbLeHongPhuong
Tạm biệt Luân đôn - Nhìn lại một hành trình
Nét đẹp của mùa thu Hà Nội
Hoàng Thái tử Akishino và Công nương Kiko tới Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam trong dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Máy bay chở Hoàng Thái tử Akishino và Công nương Kiko hạ cánh xuống sân bay Nội Bài chiều nay.
Chuyến thăm diễn ra ngày 20-25/9, theo lời mời của nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao cho biết. Đây là chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên của Hoàng Thái tử và Công nương sau dịch Covid-19, cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của thành viên hoàng gia Nhật Bản sau 6 năm, diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật (21/9/1973 - 21/9/2023).
Hoàng Thái tử Akishino đã là thành viên hoàng gia đầu tiên của Nhật Bản thăm Việt Nam, ông từng đến Việt Nam vào năm 1999 và 2012.
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản có sự tin cậy chính trị cao, liên kết khu vực ngày càng chặt chẽ, chia sẻ quan điểm chung trong nhiều vấn đề hợp tác khu vực, quốc tế.
Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về cung cấp viện trợ ODA, thứ hai về hợp tác lao động, thứ ba về đầu tư và du lịch, thứ 4 về thương mại. Kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt gần 50 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 24,2 tỷ USD và nhập khẩu 23,4 tỷ USD.
Nhật Bản là đối tác ký nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương nhất với Việt Nam, gồm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
TheoVnexpress
Một số thông tin cần lưu ý khi sang bên kia thác:
Phát triển mạng lưới đường sắt, nhất là đường sắt cao tốc là một trong những thành tựu lớn nhất của Trung Quốc.Dù việc xây dựng nhanh chóng vượt bậc đi kèm với nhiều khó khăn và phát sinh những vấn đề gây tranh cãi nhưng không thể phủ nhận hệ thống đường sắt Trung Quốc hiện đại bậc nhất và vô cùng tiện lợi.
Theo quy định khi tham gia thẻ BHYT thì có những đối tượng này sẽ được hưởng đủ 100% quyền lợi của mình, ai cũng nên biết.
Bảo hiểm y tế là gì?
BHYT là một loại bảo hiểm về sức khỏe được cơ quan nhà nước cung cấp, khi tham gia loại hình bảo hiểm này người dân sẽ được chi trả một phần chi phí khám chữa bệnh, và được hỗ trợ rất nhiều về kinh tế khi đau ốm giúp giảm gánh nặng khi tế khi đi viện. Chính vì vậy, theo khuyến cáo thì người dân nên tham gia thẻ BHYT đủ 100%.
Theo quy định thì những người được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh sẽ có sự thay đổi về quyền lợi được hưởng từ ngày 1/7/2023 – khi lương cơ sở tăng.
5 nhóm đối tượng được BHYT chi trả 100% chi phí khi đi khám chữa bệnh
Nhóm 1: Những người lão thành người đã có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Cựu chiến binh; Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp hằng tháng...
Nhóm 2 - Những người sau được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật:
Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 - khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; Trẻ em dưới 6 tuổi.
Nhóm 3: Người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh tại tuyến xã.
Nhóm 4: Chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
Nhóm 5: Có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
Thay đổi điều kiện hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh từ ngày 1/7/2023
Nhiều điều kiện, quyền lợi hưởng thanh toán 100% BHYT khi khám chữa bệnh liên quan đến lương cơ sở. Vì vậy, từ 1/7/2023, khi mức lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng, một số điều kiện hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh cũng có sự thay đổi.
Như đã đề cập ở phần trên, một trong 5 nhóm đối tượng được BHYT chi trả 100% chi phí khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến khi chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
Theo đó, 15% mức lương cơ sở hiện tại là 223.500 đồng; từ ngày 1/7/2023, con số này là 270.000 đồng. Như vậy, từ 1/7, người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh đúng quy định của Luật Bảo hiểm y tế có chi phí cho một lần dưới 270.000 đồng thì được BHYT chi trả 100%, người bệnh được khám chữa bệnh miễn phí.
Tương tự như trên, đối với nhóm 5, khi lương cơ sở tăng thì điều kiện để hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh của người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên cũng thay đổi theo.
Cụ thể, từ đầu năm 2023 cho đến hết ngày 30/6, người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 8,94 triệu đồng (6 tháng lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng) thì phần vượt quá 6 tháng lương cơ sở sẽ do quỹ BHYT thanh toán và người bệnh được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh từ thời điểm này cho đến hết năm.
Từ ngày 1/7/2023, khi tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên phải có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 10,8 triệu đồng (6 tháng lương cơ sở) mới được hưởng các quyền lợi trên.
Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám chữa bệnh BHYT gồm:
- Khám, chữa bệnh đúng nơi đăng ký ban đầu;
- Khám, chữa bệnh tại nơi được thông tuyến;
- Khám, chữa bệnh có giấy chuyển tuyến của cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu;
- Trường hợp cấp cứu;
- Khám, chữa bệnh trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu.
TheoPhunutoday