Tháng 12 năm 2008.

Tháng 12 là tháng cuối của một năm, tháng có nhiều công việc bận rộn từ ngoài xã hội đến các gia đình.
Năm nay Hà Nội vừa trải qua trận mưa lịch sử, từ cuối tháng 10 đến nay hậu quả vẫn chưa khắc phục hết. Cuối tháng 11 vừa rồi đông đủ anh chị em và các cháu ở Hà Nội đã dự lế tưởng niệm 3 thành viên thân yêu của gia đình là bà Phạm Kim Thoa (Sâm), ông Phạm Vĩnh Hải và cụ Ngọ.
Tháng 12 này đặc biệt có kỉ biệm ngày sinh của 9 thành viên gia đình, chắc chắn vẫn được nhớ tới và hứa hẹn có các cuộc gặp mặt thân mật và ấm cúng.
1.Cụ Phạm Thị Yến (1.12.1912) tuổi Nhâm Tý.
2.Tô Minh Hương (10.12.1974) Giáp Dần.
3.
Đoàn Ngọc Khanh (13.12.1970) Canh Tuất.
4.
Đoàn Ngọc Mai (15.12.2001). Tân Tỵ
5.Lê Bạch Hoa (19.12.1967).
Đinh Muì.
6. Nguyễn Minh Khuê (19.12.2007), Đinh Hợi
7.Phạm Hoàng Liên (23.12.2001) Tân Tỵ
8.Nguyễn Việt Hùng (27.12.1976) Mậu Ngọ.
9.Vũ AnhTuấn (29.12.1964).Nhâm Dần.
Như tôi đã từng viết những người sinh vào cuối năm, thường là thông minh, lanh lợi hơn người vì nằm yên ấm trong bào thai gần đủ cả bốn mùa, tiếp thu những tinh hoa của năm.
9 vị trên đều thuộc cá tính hàng Can, Chi và số người trong gia đình ta sinh vào tháng 12 này chỉ đứng sau số người sinh vào tháng 3. Như vậy, âu cũng là sự tận hưởng “năm đẹp, tháng tốt” để được may mắn.
Sau đây xin nêu một điểm giống nhau giữa cụ Phạm Thị Yến và cháu Vũ AnhTuấn.

“Bà Nhâm Tý, sinh ngày đầu tháng
Cháu Nhâm Dần, kết thúc cuối năm.
Ngẫu nhiên đến con đường kinh doanh.
Đều có những thành công đáng nể.”

Phải nói hai bà cháu đã vươt qua nhiều gian khó “tay không đánh giặc”. Nhưng tuổi Nhâm Dần của Tuấn, lại trội hơn về mặt bất động sản (tất nhiên phải có sự hỗ trợ của phu nhân Thanh Thuý, tuổi Mậu Thân).
Chúc sinh nhật vui vẻ, nhiều hình thức tổ chức thích hợp với hoàn cảnh, thời gian của từng người.

Kim Anh

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN


Chủ đề : Những đám cưới kỳ lạ

1. Đám cưới của chú rể mập nhất thế giới Manuel Uribe 43 tuổi, nặng 560kg với cô dâu Claudia Solin 38 tuổi đã có 1 con trai tại Mexico

























2. Đám cưới trên độ cao 40 m diễn ra ở Sint - Truder - nước Bỉ























































3. Đám cưới trên độ cao 1000m của chú rể Darren Mc Walters và cô dâu Katie Hodgson














( Ảnh tham khảo trên mạng )


Câu chuyện cuối tuần chỉ dành cho người trong gia đình:

Từ câu chuyện Phạm Ngọc Cường đu tư điện mặt trời (ĐMT), tôi liên tưởng tới câu chuyện về “cơ chế”. Hãy bắt đầu từ 3 mẩu chuyện (MC) con con dưới đây, trước khi nói tới câu chuyện cơ chế.

MC.1. Dư luận đang xôn xao chuyện Trung tâm Khí tượng thủy văn TW (TTKT-TV) và Trung tâm KTTV Quốc gia chỉ trong một tháng rưỡi đã 5 lần dự đoán sai bão và mưa, trong đó có trận mưa ngập thế kỉ ở Hà Nội. Nguyên nhân đúng sai còn phải chờ, mới đây dư luận trong ngành nói các đài quan trắc mặt đất và dự báo khí tượng của ngành hàng không, Không quân VN thu thập được rất nhiều số liệu ở khắp các vùng trên cả nước. Nhưng TTKT-TV không có cơ chế liên kết, phối hợp phân tích, xử lí số liệu dự báo.
Đó là câu c
huyện về cơ chế phối hợp (hay ăn chia).
MC.2 Quí vị đã nghe nhiều lần ngành điện Việt Nam độc quyền sản xuất, vận hành, phân phối và kinh doanh điện. Họ luôn kêu lỗ, đòi tăng tiền điện và cắt điện vô tội vạ. Dư luận đòi chống lại độc quyền, nghĩa là cần có thêm lực lượng sản xuất và kinh doanh phân phối điện, nhưng chưa được chấp nhận.
Đó cũng lại là câu chuyện về “cơ chế” .

MC.3 là câu chuyện nhà mình, trên Blog Cụ Quang Cháu Phạm Ngọc Cường con Ô. Phạm Vĩnh Ngọc ở CHLB Đức đã lắp đặt một hệ thống dàn gương thu NLMT để sản xuất điện năng cho gia đình công suất 11kw/h, vốn ban đầu khỏang 50,000 euro ( xem ảnh ). Hàng tháng dư thừa điện bán lại cho Cty điện được khỏang 8 triệu đồng VN, có thể bán trong 20 năm và thiết bị được tòan quyền sử dụng hay trao đổi, chỉ cần trời sáng khi mặt trời ít là máy đã có thể họat động, sau 10 -12 năm là thu hồi được vốn ban đầu.”
Đoạn trên có thể biên tập lại thành một câu “Cháu Phạm Ngọc Cường ở CHLB Đức (người dân) đã lắp đặt một hệ thống dàn gương thu NLMT (đầu tư) để sản xuất điện năng cho gia đình (sử dụng). Hàng tháng dư thừa điện bán lại cho Cty điện (nhà nước hoặc tư nhân). Có thể bán trong 20 năm (kinh doanh) và thiết bị được tòan quyền sử dụng hay trao đổi (s hữu). Sau 10 -12 năm là thu hồi được vốn ban đầu (bài tóan thu hồi vốn)”.
Lại đem nh
ững chữ trong dấu ngoặc đơn ghép lại thành câu “Người dân đầu tư trang thiết bị, dùng cho gia đình. Dùng không hết có thể bán cho nhà nước (hoặc tư nhân). Quyền sử dụng và kinh doanh ổn định trong 20 năm. Với cách làm này nhà nước cũng lợi, mà người dân sau 10- 12 năm sẽ hoàn được vốn đầu tư”
Đem MC.1,2
so với MC.3 có xuất sứ nước Đức, đến đây ta có đầu đề câu chuyện rất quen tai "cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Phạm Lê

Điện gió, ước mơ (tiếp)

Hôm qua tôi có tâm sự đôi điều trên Blog Cụ Quang về “điện gió, uớc mơ”, bác Di từ thành phố Hồ Chí Minh đã bổ xung thêm mấy chi tiết để làm sáng tỏ hơn.
Theo bác ĐG nhỏ Việt Nam ta đã làm từ những năm 80, nhưng không duy trì nghiên cứu tiếp, vì thế kết quả không nhiều. Nếu làm điện gió lớn rất tốn kém, phải nhờ công nghệ nước ngòai. Hiện nay Viện Năng lượng thuộc TCT điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư 1 dự án phát điện hỗn hợp dàn pin mặt trời(14,4 Kwp) và tuabin gió(10 Kw) + diesel(20Kw + accuy 4800Ampe.h - lúc ít gió hay mặt trời ) tại xã An Bình, Lý Sơn, Quảng Ngãi cung cấp điện sinh họat cho 106 hộ dân, tổng đầu tư là 10tỷ VNĐ ( 80% vốn ODA+ 20% vốn địa phương ) dự kiến cuối 2009 sẽ hòan thành.
Còn ở nước Đức có ưu điểm phát triển NLG ở ngay đồng bằng (onshore), tất nhiên ngòai biển cũng có (offshore). Không phải chỉ ở nông thôn mà gần thành thị như Berlin cũng có. Nhưng ở những nơi gió yếu như vùng Berlin, chắc là phải có thêm bộ tăng tốc vào mỗi cột gió. Như vậy một dàn hàng trăm cột gió các cánh quạt mới đủ gia tốc để thu được nhiều năng lượng. Điện gió hiện giá thành còn cao, chưa chắc VN đủ khả năng đầu tư, trừ phi có sự hỗ trợ vốn của nước ngoài.
Tiềm năng gió ở VN theo tạp chí "Wind Energy Resource Atlas of Southest Asia" ra tháng 9/2001 thì ở độ cao 65m tốc độ gió trung bình là 6 -7 m/giây tiềm năng là 401.444Mw, ở mức khá 7 -8m/s là 102.716Mw, ở mức cao 8 -9m/s là 8.748 Mw, trên còn 9m/s là 452 Mw(chỉ để tham khảo). Khó khăn là hiện nay VN chưa xây dựng xong bản đồ phân bố NL gió các vùng trên toàn lãnh thổ, nên việc phát triển điện gió sẽ rất khó khăn.
Những ý kiến trao đổi của bác Di góp cho những điều suy nghĩ của tôi rõ hơn và có cơ sở hơn.
Vĩnh Toàn
(ảnh trên:bác Di tại chân cột điện gió, ảnh chụp tại Beeskow, tháng 5 năm 2005)

Điện gió, uớc mơ

Chiều nay có việc trèo lên trần nhà tầng 5, gió Hồ Tây lồng lộng nhìn dàn NNMT đem đến nhiều tiện ích chợt nghĩ gió thế này trong khi gia đình mình chưa có dàn ĐMT, nếu có điện chạy bằng gió (ĐG) mà dùng cho quạt máy, TV, tủ lạnh…thì tốt qúa, đỡ tốn được ối tiền.
Tôi lơ mơ hiểu rằng năng lượng gió (NLG), cũng là một dạng của NLMT. Bởi không khí và nước dưới tác động của ánh nằng mặt trời tạo ra sự biến đổi về nhiệt độ, ẩm độ và áp xuất của các tầng không khí là nguồn cơn tạo ra gíó. Ở nước ta vùng nhiệt đới có nhiều gió bốn mùa quanh năm, tiềm ẩn sản sinh được rất nhiều ĐG.
Năm 2005, tôi có dịp được tháp tùng TS.Phạm Vĩnh Di nhân chuyến bác qua Đức và mấy nước Châu Âu. Dẫn bác đến tận chân cột điện gió ở Beeskow cách Berlin khoảng gần 100km để
bác chụp ảnh, sờ tay vào hiện vật, đọc vài thông số kĩ thuật, gặp gỡ mấy anh em cộng đồng có ý tưởng về ĐG cho nước nhà (và cũng là để kinh doanh kiếm lời)…Theo bác nước Đức ĐG xuất hiện ở nhiều vùng, đâu chỉ ở bờ biển, hải đảo, vùng núi mà ngay ở sâu trong nội địa như vùng Berlin cũng có rất nhiều nơi sử dụng ĐG bổ xung vào biểu đồ điện quốc gia. Tôi cũng nghe nói đầu tư cho ĐG là rất lớn, một cột điện theo giá chào hàng của mấy anh em người Việt quen biết từ Đức về VN khoảng ngót nghét 1.000.000 Euro. Còn đầu tư cho một dàn ĐG dùng cho gia đình tất nhiên không đến nỗi như thế, nhưng chắc cũng không dưới vài chục ngàn Euro.
Nhân đà trên Blog Cụ Quang có bài trao đổi về NNMT và ĐMT, tôi lại nảy ra mong muốn nhà ta lại có người đầu tiên sử dụng ĐG với một dàn ĐG gia đình, giống như Phạm Ngọc Cường là người đầu tiên có dàn NLMT
.

Vĩnh Toàn

THĂM LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN





Nhân đợt sinh họat định kỳ tháng 11/2008 CLB hưu trí tự lập của các cán bộ và giảng viên đại học ngành Hệ Thống Điện đã tổ chức đi tham quan Khu Du lịch mới ở miền Nam, với tên gọi là “ LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN, nằm bên trái quốc lộ 13 hướng từ TpHCM đi Bến Cát, tọa lạc tại Phường Hiệp An, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cách Tp HCM khỏang trên 30km . Đây là một công trình lưu giữ , tôn vinh và vọng ngưỡng những tinh hoa của dân tộc Việt Nam qua 4000 năm văn hiến. Nơi đây có đủ biển, sông, núi và trường thành nhân tạo, toát lên vẻ đẹp của Sơn Hà Xã Tắc. Là một tổ hợp giải trí và du lịch theo thiết kế rộng tới 450 hecta, có thể vừa du lịch văn hóa - tâm linh để hiểu biết khái quát về Lịch Sử VN, đồng thời cũng là nơi có nhiều hạng mục vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, mua sắm, ăn uống, và tham quan vườn thú …….vừa được khai trương hòan thành xây dựng xong giai đọan 1 rộng 261 hecta ngày 11/9/2008 sau 10 năm thi công gồm: :

Đền Đại Nam Văn Hiến
Với diện tích rộng 9 ha, Đền Đại Nam là ngôi Đền lớn nhất Việt Nam và là nơi giới thiệu và tôn vinh văn hóa, lịch sử Việt Nam Nơi đây có đủ núi non, sông hồ tạo nên quần thể thắng cảnh. Điểm nhấn của khu vực này là Kim Điện với các pho tượng thờ, phù điêu, và các vật dụng thờ cúng được dát vàng. Dòng sông Bảo Giang dài 720m (dòng sông nhân tạo dài nhất Việt Nam) uốn lượn quanh khu vực Đền, chảy qua chân dãy núi Bảo Sơn (ngọn núi nhân tạo dài nhất Việt Nam – 250m). Toàn cảnh Đền Đại Nam Văn Hiến thấm đẫm không gian thuần Việt.




















Công viên trò chơi).
Khu công viên trò chơi với hơn 40 trò bao gồm những trò cảm giác mạnh, trò chơi khám phá và trò chơi dân gian. Hầu hết các trò chơi này đều lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và được các chuyên gia nước ngoài lắp ráp và vận hành sẽ mang đến cho du khách những phút giây vui chơi tràn đầy hứng khởi.


Vườn Bách Thú
Với tổng diện tích mặt bằng trong giai đoạn 1 là 12,5ha, bao gồm nhiều chủng loại thú hoang dã quí hiếm có tên trong sách đỏ như Sư Tử Trắng, Tê Giác, Cọp Đông Dương…Với định hướng giáo dục cho thanh thiếu niên về việc gìn giữ và bảo tồn thiên nhiên. Ngoài ra du khách sẽ được thưởng thức những màn biểu diễn độc đáo của các loài thú đã được huấn luyện công phu.















Khách sạn Với tổng chiều dài 13,5 km, Khách Sạn Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến được xây dựng theo kiến trúc trường thành sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời. Với 134 phòng trong giai đoạn 1 và sẽ hoàn thành tiếp 199 phòng trong giai đoạn 2, có tiêu chuẩn 3 sao, nhiều phòng họp tiêu chuẩn Quốc Tế cũng như các dịch vụ đã được hoàn chỉnh. Khách sạn Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến đã sẵn sang chào đón những đoàn khách trong và ngoài nước.









Siêu thị
Siêu thị Đại Nam với tổng diện tích sàn hơn 8000m2 với nhiều mặt hàng đa dạng phục vụ cho nhu cầu của du khách, các công ty và nhân dân địa phương.

Đại Nam phố:
Với nhiều loại hình giải trí độc đáo như : Khu ẩm thực, phố đi bộ và mua sắm, rạp chiếu phim 4D, rạp chiếu phim vòm… sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu cho du khách trong những ngày lưu lại Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến.

Biển
(dự kiến hoàn thành 04/2009):
Với tổng diện tích toàn khu vực là 11,5 hecta, biển Đại Nam với nhiều khu vui chơi như :bể tạo sóng kép với diện tích mặt nước 2 ha và các trò chơi liên hợp, khu công viên nước, khu trò chơi trượt cỏ và các khu vui chơi giải trí sẽ mang đến cho du khách những giây phút thư giãn tuyệt vời.

Một số hạng mục tiếp tục triển khai trong giai đoạn 2:
- Vườn thú ban đêm
- Khách sạn 5 sao.
- Casino.
- Du lịch Sinh thái dọc sông Thị Tính.
- Kênh truyền hình cáp giới thiệu Văn Hóa - Lịch sử Việt Nam.

Vào dịp tiết trời mát mẻ cuối năm 2008, hay tiết Xuân đầu năm 2009 cùng gia đình và bạn bè tới tham quan và du lịch nơi này sẽ thật thú vị. Ra về Đòan còn ghé qua Khu ẩm thực Dìn Ký gần cầu Bình Triệu ăn trưa và thưởng thức bia đen tươi của Đức do một bạn đồng nghiệp là Doanh nhân ở Bình Dương chiêu đãi và ghé qua quán Cà Phê RIO trên đường Trần Não để giải khát trườc khi ai về nhà nấy.



Phạm Gia

Lại nói một chút về NLMT

Chẳng hiểu có phải là do bài viết với nhiều số liệu cụ thể về dạng NLMT của bác Ngọc trên Blog Cụ Quang mà trên Tiền Phong Onlines sáng nay 24.11.2008, tôi thấy xuất hiện bài viết “Tìm đường sản xuất điện từ gío và năng lượng mặt trời” của tác giả Mỹ Hằng.
Thực ra sử dụng NLMT dưới dạng điện mặt trời (ĐMT) đối với chi họ nhà ta mới có một người đầu tiên là Phạm Ngọc Cường, với dàn NLĐMT lên tới 50.000Euro đang sử dụng ở CLHB Đức.

Riêng tôi mới chỉ là được sử dụng ở dạng nước nóng bằng NLMT (NNMT) với công xuất thấp. Trong quá trình sử dụng tôi thấy cũng có ưu điểm và nhuợc điểm.
Uư điểm thì như tôi đã viết có nước nóng dùng liên tục kể cả mấy ngày trời mưa lất phất như khi có gió mùa Đông Bắc, hay trong dịp trận mưa kỉ lục cuối tháng 10, đầu tháng 11 vừa rồi. Đối với nhà đông người thì tiện ích và tiết kiệm là rất đáng kể. Chính vì thế mà sau khi tham khảo kinh nghiêm của tôi, nhà ông Tiến Phượng cũng đã lắp dàn NNMT xịn hơn nhiều. Kết qủa hơn chục người trong gia đình ấy dùng thoải mái, giảm đáng kể tiền điện hàng tháng.
Còn nhược điểm do dường ống dẫn nước nóng không có hệ thống bảo ôn như ở Châu Âu, nên truớc khi sử dụng ta phải xả cho hết lượng nước lạnh đang có sẵn ở trong đó. Vào những tháng rét đậm như dịp Tết năm ngoái, nước không đủ ấm phải dùng thêm bình đun nước nóng bằng điện hỗ trợ mất khoảng hơn 20 ngày theo độ dài của đợt rét này. Ngoài những nhược điểm trên, dàn NNMT khẳng định ưu điểm là có nhiều và tiện ích. Tuy nhiên giá thành đầu tư ban đầu hơi lớn, theo thời giá hiện tại nghe đâu một dàn 18 ống dùng cho gia đinh 4 đến 5 người phải cỡ trên 7 triệu VNĐ. Thực ra còn có một dang năng lượng khác được dùng trong gia đình nhà bác Lan Nguyên, đó là đun nước nóng bằn Gas. Nghe tin tôi lắp dàn NNMT, bác thông báo nhà bác đun nước nóng bằng Gas quanh năm tốn ít tiền, mà dùng lại vô tư.
Tuy vậy đến nay tôi vẫn có nguyện vọng được một dàn ĐMT để dùng cho quạt, TV, tủ lạnh.. như của Phạm Ngọc Cường thì vượt mức mơ ước. Nhưng với giá đầu tư tới 50.000 Euro, cả đời tôi nhịn ăn, nhịn mặc cũng không thể có. Nếu quả thật như thế có lẽ tôi vẫn phải
chờ ở thì "tương lai".

Vĩnh Toàn

Mừng sinh nhật












Nhân ngày Nhà Giáo VN và ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30 của cháu
NguyễnThiều Hương con dâu Ông Bà Nguyễn Xuân Nguyên&Phạm Kim Lan ( 22/11/1978 -22/11/2008) chúc Cô giáo âm nhạc Hương sinh nhật vui vẻ, gặp nhiều may mắn trong công tác và gia đình riêng hạnh phúc.

Ông Bà Chi&Dzi ở Tp HCM

NGHĨ VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI














Dàn gương thu Năng Lượng Mặt Trời đẻ sản xuất điện lắp trên mài nhà P.N .Cường tại Gunzenhausen - Đức



NMĐNT Zwentendorf sau 30 năm không vận hành biến thành NM sản xuất điện bằng NLMT


Từ những năm 70 nghiên cứu về sử dụng năng lượng mặt trời đã hiện hữu ở nước ta , tới những năm 1980 đã trở thành Chương Trình NC KHCN Năng Lượng Mới cấp Nhà Nước việc nghiên cứu ứng dụng NLMT đã bắt đầu khởi sắc, nhiều cơ sở đã chế tạo ra các thiết bị ứng dụng NLMT như dàn đun nước nóng cho tập thể ( bệnh viện, trường học…) các hộ dân cư , thiết bị sấy sản phẩm nông nghiệp bằng NLMT, dàn chưng cất nước bẩn hay nước biển bằng NLMT, bếp đun nấu bằng NLMT, lắp các dàn pin MT sản xuất điện qui mô nhỏ cho các vùng sâu vùng xa v.v…Nhưng rất tiếc kết quả nghiên cứu trên đã bị lãng quên trong một thời gian dài, hay chỉ họat động lẻ tẻ ở một số Trường, Viện NC, hay tham gia các dự án do nước ngòai tài trợ như Solar Lab của Viện Vật Lý, Trường ĐHKT Thủ Đức ở Tp HCM hay ĐHBK Hà Nội……Trong khi nhiều nước trên thế giới và khu vực đã đầu tư NC và TK ứng dụng NLMT cho 2 mục tiêu sản xuất điện và tận dụng NL nhiệt để tiết kiệm điện năng. Theo nhiều kết quả NC thì nước ta có dư tiềm năng về NLMT, bức xạ trung bình 5kw/giờ/ngày ở hầu hết miền Trung và Nam. Ở miền Bắc thì thấp hơn khỏang 4kw/giờ/ngày. Tuy NLMT bị gián đọan vào mùa mưa hay mùa thu hay đông, nhưng tiềm năng NLMT ở nước ta khá cao so với nhiều nước trên thế giới vì có thể cung cấp 43,9 tỷ TOE( tấn dầu tương đương )/ năm, thời gian trung bình có ánh nắng Mặt trời trong năm là tù 1500 – 1700giờ ở miển Bắc hay 2000 – 2600 giờ ở miền Nam. Đứng trước thách thức về nhu cầu dùng điện ngày càng tăng phục vụ phát triển kinh tề và nâng cao mức sinh họat của nhân dân, nước ta đang gặp nhiều khó khăn về năng lượng do cung không đủ cầu, nên trong những năm gần đây NN đã có chủ trương Tiết kiệm NL và tìm các nguồn NL thay thế than, dầu, khí như NLMT, NL Gió, NL Địa nhiệt, và NL Nguyên Tử. Nếu nước ta có đủ vốn và nhân lực hãy xây dựng các NM hiện đại và đầy rủi ro như NLNT, còn trước mắt nên tận dụng khai thác các nguồn NLTT hiện có rải rác khắp các địa phương như NLMT. Một trong những sản phẩm có trên thị trường nước ta gần 10 năm nay là dàn đun nước nóng bằng NLMT mà trong chi họ nhà ta Ô Phạm Vĩnh Thắng đã áp dụng lắp đặt và sử dụng đầu tiên ở nhà riêng khu Võng Thị , quận Tây Hồ. Giá một dàn có dung tích 120 lít ( dùng cho gia đính 4 người ) khỏang 4,5 triệu đồng, nhưng chỉ phải trả 3,5 triệu đồng do CT Tiết Kiệm NL của NN hỗ trợ mỗi dàn 1 triệu đồng, và có thề dùng trong 15 năm. Nhưng số người mua vẫn còn ít phần vì do thói quen sài điện, phần vì chưa rõ hiệu quả TKNL .Theo báo SGTT ngày 21/11/1008 nếu sử dụng máy đun nuớc nóng bằng điện có cùng công suất 2,5 kw mất 2 triệu đồng. Một gia đình 4 người , mổi ngưởi tắm 25 phút sẽ tiêu thụ 2,5Kwh nhân với 365 ngày tốn khỏang 1,1 triệu đồng, cộng với giá máy mua ban đầu sau hai năm sử dụng sẽ ngang bằng với số vốn sắm dàn nuớc nóng bằng NLMT, sau 15 năm theo tuổi thọ trừ đi 2 năm đầu tiên, chỉ riêng chuyện tắm mỗi gia đình tiết kiệm được 13,2 triệu đồng/ năm. Trên TV đã thông báo một gia đình ở Nhật đã sử dụng NLMT cung cấp tòan bộ năng lượng điện cho gia đình sài, còn thừa còn bán cho Cty điện .

Cháu Phạm Ngọc Cường con Ô. Phạm Vĩnh Ngọc ở CHLB Đức đã lằp đặt một hệ thống dàn gương thu NLMT để sản xuất điện năng cho gia đình công suất 11kw/h, vốn ban đầu khỏang 50,000 euro ( xem ảnh ), hàng tháng dư thừa điện bán lại cho Cty điện được khỏang 8 triệu đồng VN, có thể bán trong 20 năm và thiết bị được tòan quyền sử dụng hay trao đổi, chỉ cần trời sáng khi mặt trời ít là máy đã có thể họat động, sau 10 -12 năm là thu hồi được vốn ban đầu.
Báo SGTT ra ngày hôm nay cũng nêu lên ở Áo NMĐ Nguyên Tử Zwentendorf 750 MW khởi công xây dựng vào thập niên 1970 cách thủ đô Vienna 50km, nhưng ngày 5/11/1978 dân Áo đã phản đối đưa NM này vào vận hành, sau khi chưng cầu dân ý , và xuy nghĩ các biện pháp để khỏi lãng phí 380 triệu euro chi vào xây dựng thì Công ty NL tòan Áo đã mua lại nhà máy này năm 2005 để biến thành NM sử dụng NLMT để phát điện với công suất 3MW bằng cách lắp đầy các dàn thu NLMT trên mái của NM và 14ha khuôn viên xung quanh NM Zwentendorf.



Phạm Vĩnh Ngọc








NGHĨ VỀ KHỦNG HỎANG KINH TẾ



Ngày 18/11/2008 và ngày hôm nay 20/11/2008 tôi đã tham dự cuộc Hội Thảo với chủ đề “ Kinh tế Việt Nam trước khủng hỏang kinh tế tòan cầu “ do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế Họach Đầu tư chủ trì tổ chức tại KS Rex và “Tuần Lễ Quốc Gia Các Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa 2008” do Phòng TMCN VN tổ chức tại Dinh Thống Nhất TpHCM . Hai cuộc hội thảo diễn ra trong bối cảnh thế giới, nhất là ở Mỹ đang xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính và lan nhanh ra thế giới với diễn biến phức tạp có tác động bất lợi không phải chỉ đối với những nước kinh tế phát triển mà kể cả những nước kinh tế đang phát triển như VN. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta đều biết từ khi nước Mỹ ra đời đã trải qua nhiều lần suy thóai kinh tế từ những năm 1819,1837, 1857, 1893, 1907 1920, và năm 1929….nhưng cuộc khủng hỏang lần này có qui mô lớn hơn nhiều so với các cuộc khủng hỏang đã xảy ra trườc đây, trong đó vấn đề tự do hóa thương mại cần phải xem xét lại trong mối quan hệ giữa nguyên tắc tự điều tiết của thị trường và vài trò điều tiết của chính phủ. Nguyên nhân sâu sa của cuộc khủng hỏang lần này bắt nguồn từ sự dễ dãi của các ngân hàng Mỹ trong vòng 10 năm trở lại đây đã cho vay ồ ạt các khỏan tiền lớn để dân chúng mua nhà và các tiện nghi gia đình cao cấp như ôtô….dẫn đến hàng triệu người đi vay không thể trả được cả vốn lẫn lãi, khiến các ngân hàng và nhà đầu tư bị lỗ nặng mất khả năng thanh tóan tài chính, dẩn đến phá sản hay giãn nhân công làm tăng nạn thấp nghiệp ở ngay nước cường quốc số một về kinh tế của thế giới.

Qua theo rõi chưa thấy tác dụng nhiều của giải pháp cứu vãn nền kinh tế Mỹ bằng NN bỏ ra 700tỷ USD và cắt giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp nhất còn 1% trong vòng 50 năm gần đây, tiếp theo các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản là các doanh nhiệp sản xuất và kinh doanh ôtô Mỹ hiện củng đang gặp nhiều nguy cơ nếu không nhận được sự chi viện của NN Mỹ. Căn bệnh cho vay dưới chuẩn của Mỹ đã tác động đến các nước EU và các nước đang nổi lên về kinh tế ở chấu Á, châu Mỹ La Tinh bài học về cuộc khủng hỏang tín dụng có tính chất tòan cầu. Nhiều biện pháp tài chính và kinh tế đã được đề ra ở các nước, nhiểu Hội Nghị QT đã nhóm họp để bàn biện pháp đối phó với khủng hỏang, nhưng chưa có thể dự đóan được chắc chắn thời hạn kết thúc của nó, có thể năm 2009 hay có thể dài hơn ?Vì nước Mỹ đang ở giai đọan chuyển giao Tổng Thống, cuộc chiến ngốn tiền ở Irak còn kéo dài 3 năm nũa ( hàng năm chi khỏang 500 tỷ USD) chưa có thễ ổn định ngay tình hình bất lợi trên và do đó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Sau 2 năm VN gia nhập WTO với bao kỳ vọng hội nhập mạnh hơn vào nền kinh tế thế giới, trong đó có Mỹ và EU là hai thị trường VN hy vọng xuất khẩu được nhiều hàng hóa. Tình hình trên khiến người tiêu dùng ở các nước Mỹ và EU bị khủng hỏang niềm tin và sức mua giảm sút làm cho hàng hóa VN sẽ khó khăn nhập vào các thị trường trên, bên cạnh rào cản về tranh chấp do “phá giá” vì chính sách bảo hộ mậu dịch, còn do các nước trên chưa công nhận hòan tòan VN thực sự có nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế VN có sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa với số lượng chiếm tới 90 % trong tổng số hơn 300,000 DN , đóng góp hàng năm cho Ngân sách NN gần 50%, đang giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn người lao động, sẽ gặp nhiều khó khăn do tình hình trên, nhất là những DN chuyên về gia công hay sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Tình hình sẽ diễn biến xấu cho nền kinh tế trong nước nếu hàng ngọai rẻ nhập tràn lan vào VN, nhất là hàng TQ do không bán được ở các thị trường Mỹ và EU vì sức mua giảm sút. Các DNNVV thường ít vay NH do khó khăn về thủ tục thế chấp, cho dù có sự hỗ trợ vốn của NN hay các nguồn khác thì không phải dễ dàng có cơ hội kinh doanh thuận lợi như các DNNN, nên sẽ gặp khó khăn là muốn duy trì kinh doanh phải tự xoay sở bằng cách hợp tác, liên doanh, hay mua bán công ty, nhưng cũng đầy rủi ro vì thể chế về lĩnh vực này còn chưa hoàn chỉnh. Các DNVVN thường vốn điều lệ ít, tài sản hữu hình ít hơn tài sản vô hình, nhưng việc xác định giá trị doanh nghiệp rất cần thiết để thực hiện có hiệu quả việc hợp tác,liên doanh hay bán công ty, vì hiện nay chưa có phương pháp thống nhất của NN để giúp các DN tự xác định giá trị tài sản của mình., nên một số DNNVV đã phá sản . Các đại gia là các DNNN tuy gặp khó khăn, nhưng NN vẫn còn bảo hộ hay chưa có chế tài kiểm sóat hữu hiệu, nên có nhiểu tập đòan vay nợ NN gấp nhiều lần số vốn tự có vẫn chưa bị phá sản ?

Cũng may giá dầu thế giới lúc này đang có xu hường giảm, không rõ vì sao ? Nếu giá dấu đột ngột tăng cao thì dân chúng trên quả đất này sẽ chịu tác động kép của khủng hỏang kinh tế và khủng hỏang năng lượng. Lúc đó không rõ tình hình kinh tế đất nước và đời sống của người dân sẽ chịu đựng đến đâu ?

Một cảm nghĩ

Một buổi chiều mấy ngày sau khi đọc xong bài của bác Di “Cảm nghĩ về năng lượng“, tình cờ tôi xem được chương trình do VTV phát lại sự cố nhà máy điện nguyên tử Trecnobưn (Liên Xô cũ).

Xem mà kinh khủng quá, thiệt hại không biết bao nhiêu là người và của. Hầu như cả nhà nước Xô viết lúc đó dốc sức cứu nạn, mà hậu quả để lại vẫn rất ghê gớm. Đúng ngày đó tôi đang học tiếng tại trường dạy tiếng ở CHDC Đức, bà giáo già người Đức đứng trên bục giảng thông báo tin này với một nỗi lo buồn thực sự.

Tôi không phải là chuyên gia về năng lượng, kiến thức cũng chỉ có ở mức dưới cơ sở nên không dám phát biểu về dự án nhà máy điện nguyên tử của nước ta sắp sửa thành hiện thực. Mà nếu có, tôi chỉ dám nói về sự lo ngại của mình tới độ an toàn nhìn từ thảm hoạ Trecnobưn (điều mà chắc các nhà thiết kế đã tính tới?).

Hơn hai năm nay nhà tôi sử dụng hệ nước nóng mặt trời, khoái nhất là mùa rét, tha hồ có nước nóng dùng vào công việc bếp núc và tắm giặt. Tiền điện, gas giảm hẳn tiết kiệm được ối tiền vì nấu cơm, nấu canh, đun nước uống... đều bắt đầu từ lượng nước đã có sẵn nhiệt độ 40, 50 có hôm đến 60, 70oC (nóng rát tay).

Nhìn ánh nắng mặt trời thừa thãi hằng ngày tôi lại ước ao nếu máy điều hoà, lò sưởi, đèn chiếu sáng, quạt máy, tủ lạnh..mà lại dùng điện mặt trời nữa, tiền tiết kiệm sẽ còn nhiều hơn.

Tôi cứ nghĩ nôm na là nếu tất cả dân ta, các nhà máy, cơ quan trường học, khách sạn, nhà hàng... có điện mặt trời dùng ít nhất là trong sinh hoạt, hội họp, văn phòng...đã giảm được mấy chục phần trăm lượng điện cần phát ra. Lúc đó có khi không phải xây thêm nhà máy điện nguyên tử, cho tôi khỏi phải lo.

Tôi có cảm nghĩ năng lượng mặt trời nước ta đâu có thiếu, chỉ có điều các nhà khoa học Việt Nam mình hình như chưa chú trọng lắm tới điều này.


Vĩnh Toàn

Ảnh trên: Nhà máy điện nguyên tử Cattenom của Pháp


Bảo Cường một thoáng quê hương

Hôm nay trời nắng đẹp gió mùa Đông Bắc tràn về từ đêm qua, trời trở gió, rét nhẹ các bác cao niên U.80 Đoàn Hải, Kim Anh, Dư và Ngọc (U.70) không quản đường xa đã tham gia đoàn 12 thành viên gia đình ta đang sinh sống ở Hà Nội lên Định Hoá, Thái Nguyên nhân ngày giỗ lần thứ hai ông Phạm Vĩnh Hải.

Vẫn quãng đường đó nhưng hôm nay xe chạy có cảm giác lâu hơn vì đường xấu, mặt đường có nhiều “ổ gà, ổ voi”, nhiều đoạn bị bóc thành từng mảng dấu vết của trận mưa những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11vừa qua.

Từng thành viên đoàn đã thay nhau thắp nén hương lên bàn thờ tưởng nhớ ông, lặng lẽ đến bên ngôi mộ nơi ông nằm xuống cách nay đã hai năm.

Trở về căn nhà nhỏ nơi ông đã từng sống, giữa lúc dàn CD đang phát giọng hát của ông với bài “Bảo Cường một thoáng quê hương”, do chính ông sáng tác. Tôi tranh thủ ít phút trò chuyện cùng bà HoàngThị Dung, vợ ông đôi nét về bài hát này.

Ông Phạm Vĩnh Hải ra đi ở tuổi “còn trẻ” (1941-2006), trẻ bởi kể từ ngày về hưu “bỗng dưng” ông có vẻ “sung” cho ra “lò” mấy bài hát, bàn nhạc và đang ấp ủ những dự định sáng tác mới. Là một nhạc sĩ trưởng thành từ phong trào ca hát nghiệp dư ở Hải Phòng khi còn là công nhân Cảng, ra nhập đoàn văn công Quân Khu Tả Ngạn, lên đến chức Thiếu tá, Quyền Trưởng đoàn cho đến ngày về hưu.

Bài hát “Bảo Cường một thoáng quê hương” ông viết về quê vợ Thâm Tuý, Bảo Cường, Định Hoá, Thái Nguyên vào năm du lịch 2006 của tỉnh với chủ đề “Về với Thủ đô gió ngàn”. Với bài hát này ông như gửi gắn tâm tình của mình nơi quê vợ, căn cứ địa cách mạng những năm chống Pháp. Cũng là nơi ông quyết định lưu lại những năm cuối đời sau những năm tháng bôn ba, mệt mỏi, đầy trắc trở và bệnh tật.

Bà Dung nói với tôi bài hát được chính quyền và nhân dân địa phương rất quí trọng, coi đó là một bài ca truyền thống và chính thức xin phép bà với tư cách chủ sở hữu tác phẩm được sử dụng vào những dịp lễ tết, hội hè của địa phương.

Tôi đã nói với bà về sự thông cảm của tôi đối với nỗi cô đơn của bà, một người vợ goá trẻ không con. Nhưng tôi mừng cho bà có được một niềm an ủi nho nhỏ, một niềm tự hào mà ông đã để lại, đem đến cho bà một sự ấm lòng tại chính nơi miền quê của bà.

Phạm Toàn

TƯỞNG NHỚ CHÚ PHẠM VĨNH HẢI



Ảnh kỷ niệm thăm Cô Chú Dung&Hải tại nhà riêng ở Khu Gang Thép Thái Nguyên

Hôm nay 18/11/2088 tức 21/10 âm lịch là ngày giỗ lần thứ hai của Chú Phạm Vĩnh Hải. Nhân ngày này Cô Hòang Thị Kim Dung có nhã ý mời anh chị em và họ hàng lên Định Hóa để viếng mộ và dự giỗ của Chú, chắc các thành viên chi họ ở HN sẽ tham gia . Gia đình chúng tôi ở Tp HCM thành kính thắp nhang tưởng nhớ hương hồn Chú ở nơi vĩnh hằng.

Gia đình Ông Bà Di&Chi ở Tp HCM