Đôi điều về Hà Nội

Chỉ còn hơn 70 ngày nữa là đến Đại lễ " 1000 năm Thăng Long- Hà Nội". Hà Nội là một địa danh nhân kiệt có 1000 năm lịch sử và tồn tại. Có rất nhiều điều đáng nói về mảnh đất và con người Tràng An. Tôi là dân tỉnh lẻ có hân hạnh được sống ở Hà Nội hơn 35 năm trời. Sống ở trong lòng Hà Nội và làm rể Hà thành theo nghĩa thật của nó chứ không phải rể của xứ "không nói tiếng Kinh, không nói tiếng Việt mà nói tiếng của núi rừng ……” như Nhạc Sý Lê Minh Sơn đã viết trong bài "Hà Nội của tôi ơi!" do ca sỹ Tùng Dương trình bày trong đêm nhạc "Net Việt" của Anh. Không hiểu Lê Minh Sơn có ẩn ý gì đây không về việc sát nhập một số địa phương khác vào Hà Nội? Ai mà biết được ! Theo tôi thủ đô của một nước đâu cần phải quá "hoành tráng" mà phải sát nhập một số tỉnh lân cận vào. Cứ để nguyên Hà Nội cũ : nhỏ nhưng mà tinh thì mới giữ "nét Hà Nội" được.Hà Nội trước khi sát nhập đã pha tạp lắm rồi!!. Nhập làm gì cho Hà Nội nó biến chất đi! !

Theo tôi, người Hà Nội gốc phải là những người có nguồn gốc 3, 4 đời trở lên (mốc tính là những người đã 60 tuổi như tôi). Nếu tôi có Ông hay Cụ sống ở Hà Nội thì hiện tại tôi nới được coi là dân Hà Nội gốc ! Nên chăng như thế ?
Tôi thấy (theo nhận xét của cá nhân thôi), người Hà Nội gốc nhìn chung là thanh lịch, sành ăn. Họ xử sự trong cuộc sống rất bình tĩnh và biết dấu những suy nghĩ thật của mình. Giữa thật và giả khó lòng phân biệt được nếu như anh không có đầu óc nhận xét tinh tế và sâu. Có điều phải công nhận là dân Hà Nội gốc lịch sự, xử sự trong cuộc sống khéo léo, hơi giả giả thật thật một tý nhưng vẫn đặt được những mục đích của mình và người tiếp xúc không cảm thấy khó chịu.
Luôn tiện viết về Hà Nội, thiết nghĩ cũng nên điểm qua những nét đặc trưng của một vài địa phương khác trên đất nước Việt Nam để chúng ta càng "tâm phục, khẩu phục" rằng Hà Nội và những gì nó có, xứng đáng để các địa phương khác tôn vinh. Nói người thì phải ngẫm đến ta nên đầu tiên tôi xin nói về dân Nghệ An "quê choa".
- Dân Nghệ An thường nóng nảy, hay để lộ những ý định của mình. Sống chân thành nhưng thô ráp. Đã thương ai thì thương yêu hết mình nhưng đã ghét ai thì "trời không dung, đất không tha". Một đặc điểm nữa làm dân Nghệ An cứ nghèo đi theo nghĩa đen của từ này là chịu khổ nhưng không hề chịu khó. Thà chết đói nhưng hay sĩ. Tôi đã thử cố tìm ngần ấy năm trời ở Hà Nội nhưng gặp rất ít "đồng hương" của mình bưng bê ở các quán bia, đánh dày, cắt tóc-gội đầu hay làm "cave", mặc dầu làm những việc này có thể thu nhập gấp 3, 4 lần so với làm ruộng ở quê. Tôi có tính xấu lúc còn làm việc cũng hay lân la ở các quan nhậu nên nhận thấy như vậy.
- Dân Thái Bình - quê hương 5 tấn thì do đất chật, người đông nên bao giờ cũng bon chen, gìành giật ngay cả đối với những người thân của mình. Họ muốn vơ tất cả về mình mặc dầu họ đâu có thiếu! Chúng ta cũng không nên trách họ làm gì bởi vì nó đã ngấm vào máu thịt họ rồi mà. Mong rằng mhững người có dính dáng vào dân Thái Bình không tiếp nhận đức tính "tốt" này !! Tôi có một hàng xóm cận kề là dân Thái Thụy-Thái Bình. Lúc xây nhà bao giờ cũng tìm cách lấn sang đất nhà tôi (nhưng tôi đố lấn chiếm đấy!!). Không lấn chiếm được thì lúc xây tường ngăn ở sân vẫn gắng bổ trụ tường sang phía nhà tôi. Biết vậy nhưng tôi chấp nhận. Vì "chuyện nhỏ" nên tôi "đáp ứng" tính thich lấn chiếm, giành giật để cho anh ta vui lòng mà.
- Dân Thanh Hóa thì lèo lá, độ tin cậy đối với họ nên vừa phải thôi. Họ có thể nói : "Em ủng hộ Anh mà" nhưng lúc cơ quan lấy phiếu đề bạt mình thì người ta gạch tên mình đến nát giấy ra đó.
Ngoài ra còn có" Quảng Nam hay cãi, Quảng ngãi hay lo, Bình Định nằm co, Quảng Bình chết đói nữa", vân vân và vân vân ! Chỉ điểm qua vậy thôi, còn mọi người thêm vào nhé ! Tóm lại người Hà Nội gốc, theo tôi vẫn là những người đại diện cho dân Việt Nam : lịch lãm, mềm dẻo, tinh tế, ít ai có thể trách họ được nếu như không sống thật gần. Mạo muội mấy điều về người Hà Nội và một số địa phương. Có gì không phải mong được bỏ qua !. Vì đã là cảm nhận thì có thể đúng mà có thể sai mà. Con người Hà Nội tôi đã nói ở trên. Còn địa danh Hà Nôi thì miễn bàn rồi. Thời tiết có 4 mùa rõ rệt. Khí hậu ôn hòa hơn so với những miền đất khác.Từ xưa đến nay Hà Nội vẫn được chọn là Thủ đô của cả nước, điều đó hoàn toàn hợp với lòng người và Đất Trời. Còn nói về ẩm thực thì nhất nước rồi, không có địa phương nào sánh kịp. Hà Nội có nhiều rau xanh tươi và ngon. Mùa nào thức nấy. Một số đặc sản Hà Nội như : bún thang, bánh tôm và ốc luộc Hồ Tây, chả cá Lã Vọng, nước rau muống luộc dầm sấu...ai đã một lần được ăn, được nếm thì không thể nào quên được.
(Tôi muốn để bài này vào mục "Cảm nhận" , không để vào Mục khác!)
Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

Đánh giá đặc tính của người các địa phương, vùng miền cũng chỉ là tương đối. Tôi nghĩ ở đâu cũng có vô số người tài giỏi, người tốt chỉ có một số rất ít người xấu. Tôi xin bổ xung bốn đặc điểm về người HN gốc, ngoài những đặc điểm như NML đã nêu. Một là, người Hà Nội gốc không có tính đồng hương, bè đảng cao như các địa phương khác. Ví như dù gặp nhau ở trong hay ngoài nước, khi biết là đồng hương HN thường chỉ tay bắt mặt mừng, đồng cảm xong là thôi tài năng vẫn là chính. Thứ hai là người HN có tính "sĩ diện" cao (không đến nỗi tự phụ kiêu căng, nhiều khi còn là khiêm tốn, tự ti) biết khâm phục người tài và cái đúng, thích an nhàn, ngại va chạm... Nhưng không chịu luồn cúi "đi bằng đầu gối", hay đấu lí ngay cả với cấp trên...Thứ ba là do lối sống nhẹ nhàng, ý tứ ít to tiếng dễ bị người địa phương khác nghi ngờ giả tạo, khéo léo không thật...Thú tư ngoài ba đặc điểm tự có đã nêu, đăc điểm này tôi gọi là khách quan vì người HN được ca tụng là thanh lịch, hào hoa... nên dễ bị người địa phương khác săm soi để ý, ghét hội đồng dù là vô cớ.
Với bốn đặc điểm như trên (chưa bàn tới trình độ) vì thế trên đường quan trường và thương trường, ít người gốc HN có vị trí cao như các địa phương khác.

Balas