Tin dịch bệnh hôm nay
Bộ Y tế thông tin tính từ 18h ngày 29/4 đến 6h ngày 30/4, Việt Nam thêm 4 ca mắc mới Covid-19 (3 ca ghi nhận trong nước tại Hà Nội (1), Hưng Yên (2) và 1 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Quảng Trị).Hiện đã có 2516 ca điều trị khỏi và 35 ca tử vong
Phạm Lê sưu tầm.
.
Chào Tháng 5 rực rỡ
Mưa rào bất chợt, xen bão giông
Đặc biệt cả
nước nhiều sự kiện
Vui kỉ niệm
thống nhất Đất nước
Ngày Quốc tế
lao động 1-5
Sinh nhật Bác,
bầu cử Quốc hội
Mở đầu bà
Chi thêm cháu con
Tuần Phương
vui vẻ bên Phú Đức
Toàn Tháng một
năm rời Hà Lan
Ngọc Ly trưởng
thành từ nước Đức
Trang Anh thể
hiện nhiều tài năng
Chúc mọi người
mạnh khỏe, bình an
Mong sớm dẹp
Covid đi chơi xa.
Kim
Anh
Khuyến cáo của Bộ Y tế dịp nghỉ Lễ
Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp, số lượng người mắc bệnh và người chết tiếp tục gia tăng. Đã phát hiện các trường hợp mắc bệnh nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân:
1. Hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập đông
người không cần thiết.
2. Không được chủ quan, lơ là. Luôn đề cao cảnh giác phòng chống dịch, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép cần lập tức thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời.
3. Thực hiện tốt Khuyến cáo 5K: KHẨU TRANG - KHỬ
KHUẨN - KHOẢNG CÁCH - KHÔNG TỤ TẬP - KHAI BÁO Y TẾ để phòng,
chống dịch COVID-19.
Vĩnh Thắng sưu tầm
4. Liên hệ với đường dây nóng Bộ Y tế:
1900.9095 để được tư vấn khi cần thiết.
Vì lợi ích của đất nước, cộng đồng và của
chính mình, mỗi người dân Việt Nam hãy đồng lòng quyết tâm
giữ vững thành quả đã đạt được trong phòng, chống dịch COVID-19.
Ba bài học chống dịch của Việt Nam
Trao đổi với Zing, bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch và Tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) nêu ba bài học chống dịch của Việt Nam,
Thứ hai, trong trường hợp dịch không may lan rộng, chúng ta cần áp dụng các biện
pháp mạnh như giãn cách xã hội, xét nghiệm diện rộng, phong tỏa trên diện hẹp với
chỉ thị 15, 16 của Chính phủ, từ đó cắt đứt nguồn lây.
“Thông qua các biện pháp này, chúng ta có thể phân loại trường
hợp cần chăm sóc y tế, điều trị tích cực nhằm đảm bảo nguồn lực. Với các trường
hợp không có diễn biến xấu, viêm phổi nặng hay suy đa phủ tạng, chúng ta có thể
theo dõi tại cơ sở y tế ban đầu với tiêu chí 4 tại chỗ của Bộ Y tế”,
Thứ 3, hệ thống điều trị của Việt Nam cần được thiết lập bằng nhiều tầng, lớp,
từ cơ sở địa phương đến tuyến tỉnh, Trung ương. Tại Trung ương, Bộ Y tế luôn có
hội đồng chuyên môn thường trực có thể hội chẩn trực tuyến, hỗ trợ cho các tuyến
cơ sở bất cứ lúc nào.
Bác sĩ Điền nhận định: “Đây là những tham vấn chuyên môn rất
quan trọng để góp vào thành công trong việc khống chế các đợt bùng phát dịch
Covid-19 vừa qua tại Việt Nam, từ đó điều trị khỏi cho những ca bệnh nặng, đưa
họ trở về cuộc sống bình thường”.
Ý kiến cá nhân của người viết bài này: "Chủ trương chống dịch như đánh giặc của lãnh đạo Nhà nước, tạo dựng được sự nhất trí từ Trung ương đến dịa phương, toàn dân đồng tâm chống giặc Covid"
Vĩnh Thắng sưu tầm
Tin dịch bệnh
Sáng 28-4, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam tạm thời chưa ghi nhận thêm ca nhiễm Covid-19 mới. Đến nay, đã có 318.792 người được tiêm vaccine phòng Covid-19.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh
Covid-19 chiều 27-4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh
nguy cơ dịch bệnh rất cao không chỉ từ các nước có biên giới giáp Việt Nam mà
ngay cả trong nước vì chúng ta vẫn phải tiếp nhận các chuyên gia vào làm việc,
đón bà con bị kẹt ở nước ngoài về. Bằng chứng mới nhất là tại Yên Bái, khi đón
đoàn chuyên gia Ấn Độ vào đã lây cho một nhân viên ở khách sạn cách ly. Vì vậy,
chúng ta phải tiếp tục có các biện pháp ngăn chặn, kiên trì nguyên tắc ngăn chặn,
phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị hiệu quả.
Bộ Y tế kêu gọi người dân đồng lòng cùng phòng, chống dịch
Covid-19, khuyến cáo người dân tuân thủ thông điệp 5K, hạn chế đến nơi công cộng,
luôn đề cao cảnh giác và liên hệ ngay với đường dây nóng khi cần thiết.
Phạm Lê sưu tầm
Chỉ HAGL mới được như thế.
Đội bóng đá HAGL của ông bầu Đức ẵm trọn các giải thưởng tháng 4 Đội xuất sắc nhất, HLV xuât sắc nhất, Cầu thủ xuất sắc nhất và bàn thắng đẹp nhất cộng với giải CĐV dự đoaán chính xác nhất bàn thắng đẹp nhất.
Rất nhanh chóng, ông Nguyễn Minh Ngọc, Tổng giám đốc Công ty
cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam kiêm Trưởng Ban điều hành giải lên tiếng:
“Ban Điều hành tiến hành bầu chọn thông qua các phiếu bầu giải thưởng HLV do
HLV của 14 CLB, Hội đồng HLV và Ban Điều hành bầu chọn. Giải thưởng cho CLB và
cầu thủ gồm 23 phiếu từ đại diện phóng viên báo chí thể thao hai miền Nam – Bắc
và thành viên Ban điều hành. Còn giải Bàn thắng đẹp nhất do khán giả bầu chọn.Ban
Điều hành công bố kết quả dựa trên số phiếu hợp lệ trên tổng số phiếu thu về. Từng
hạng mục giải thưởng đều do bầu chọn chứ không phải Ban Điều hành giải tự nghĩ
ra và tự bầu chọn. Việc HAGL được tất cả các giải thưởng vì phiếu bầu cho ra kết
quả như vậy”.
HAGL đang trở thành hiện tượng giai đoạn một của đầu giải bóng đá
V.league 2021, với 7 trận thắng liên tiếp, ghi được nhièu bàn để thủng lưới ít
nhất. đội nhận được sự yêu mến của khan giả đến đâu cũng kéo khan giả tới sân đông
không chỉ ở sân nhà mà cả sân khách bởi lối đá cống hiến và đạo đức sân cỏ.
Vĩnh Thắng
Cảnh giác phòng dịch…
Sáng ngày 27.4, Bộ Y tế thông báo với 6 ca mắc mới Covid-19 được ghi nhận, 2852) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1) và Hà Nội
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, Việt Nam đã chữa khỏi 2.516/2.652 ca Covid-19, 35 trường hợp tử vong.
Bộ Y tế cảnh báo đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam do nhập cảnh trái phép.Theo Bộ Y tế, diễn biến dịch Covid-19 trên toàn cầu, nhất là
tại các nước trong khu vực như Campucia, Thái Lan, Ấn độ…, nguy cơ dịch lây nhiễm
vào Việt Nam rất lớn.
Các chuyên gia cho rằng nguy cơ lây nhiễm từ ngoài vào Việt Nam và việc một bộ phận người dân và cả các cơ quan quản lí lơ là, mất cảnh giác, có thể xuất hiện đợt dịch thứ 4 ở Việt Nam. Nhìn vào tình hình lây nhiễm hiện nay có thể thấy, tất cả những đợt dịch xảy ra lần sau thường lớn hơn, mạnh hơn và tàn khốc hơn lần trước.
Bài học từ Ấn độ mấy ngày nay, nước ta lại sắp tới kì nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài tới 4 ngày là dịp có nhiều cơ hội tụ tập đông người dễ xuất hiện nguy cơ lây lan
trong cộng động. Cơ quan quản lí Nhà nước yeu cầu các địa phương tăng cường công
tác phòng ngừa, hạn chế các hoạt động tập trung đông người.
Mỗi người dân cẩn nghiêm chỉnh thực hiện biện pháp phòng tránh 5 K, tiêm Vắc xin phòng bênh theo kế hoạch của cơ quan Y tế Nhà nước.
Vĩnh Phạm
20 năm Axis
Nhân dịp sinh nhật Axis tròn 20 tuổi (26/4/2001-26/4/2021) báo Thế Giới Nữ Doanh Nhân có cuộc phỏng vấn chị Lê Bạch Hoa, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Axis Group .20 năm với nhiều trăn trở và thách thức được chị hiếm hoi trải lòng trên 2 trang báo số ra tháng 4/2021. Được biết Axis Group là CTTNHH hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thi trường
Vĩnh Thắng
Số ngày nghỉ lễ
Theo qui định người lao đông, viên chức nhà nước được nghỉ một ngày đối với ngày Chiến thắng Giaỉ phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Năm nay do ngày Quốc tế Lao động 1/5 rơi vào ngày Thứ bảy vì
vậy được nghỉ bù vào ngày thứ hai 3/5. Như vậy số ngày nghỉ của hai ngày lễ này là 4 ngày từ thứ sáu 30/4 đến hết thứ hai 3/5.
Vĩnh Thắng
Nữ cầu thủ bóng đá Sán chỉ
Đã thành thường niên, vào dịp rằm tháng Ba, Lễ hội Sóong Cọ (xã Húc Động, Bình Liêu, Quảng Ninh) lại được diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ của người dân tộc Sán Chỉ. Đáng chú ý hơn hết là giải đấu bóng đá dành riêng cho nữ diễn ra tại sân bóng nhà văn hóa xã nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao.
Theo ông La Ngọc Dương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Húc
Động cho hay: "Xã Húc Động gồm 5 đồng bào dân tộc, riêng với dân tộc Sán
Chỉ chiếm trên 70% trong số khoảng 2800 nhân khẩu. Xã có 9 thôn bản, trong đó 6
thôn chủ yếu là người Sán Chỉ, 3 thôn còn lại là người Dao".
Hàng năm các trận đấu bóng đá nữ vần thường diện ra trên sân vận đồng trước cửa UBND xã, sân đuwọc xây dựng trên một quả đồi. Trên sân các cẩu thủ tranh cướp bóng không khác gì cầu thủ nam. Trong khi đó ngoài sân cỏ bà con tập trung đông đảo reo hò, cổ vũ náo động cả một khu đồi.
Giải đấu năm nay sẽ tiếp tục các trận bán kết vào ngày 26/4.
Trận chung kết và lễ trao giải sẽ diễn ra vào dịp kỷ niệm ngày thống nhất đất
nước 30/4/2021.
Phạm Vĩnh sưu tầm theo Đỗ Linh
Tình hình dịch bệnh
Bản tin sáng 24/4 của Bộ Y tế cho biết có thêm 2 ca mắc COVID-19 đều là người nhập cảnh đã cách ly. Việt Nam hiện có 2.832 bệnh nhân.
NHìn chúng cả nước đã không chế địch Covid 10 tỉnh, thành phố (Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình
Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh)
đã 70 ngày và Hà Nội 66 ngày và Hải
Phòng tròn 2 tháng, Hải Dương tròn 1 tháng không có ca lây nhiễm COVID-19 trong
cộng đồng.
Tuy nhiên số người nhập cảnh trái phép đang diên ra chủ yếu ở
các tỉnh biên giới Tây Nam được xác định là nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Chính Phủ yêu cẩu các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát người
nhập cảnh có và không được phép.
Phạm Lê sưu tầm
HỒI ỨC VỀ MẸ
Trong tâm khảm mỗi người luôn đau đáu về người mẹ của mình. Hôm nay 22/4 là ngày sinh nhật lần thứ 94 của mẹ tôi - người đã đi xa cách đây 14 năm. Thời gian càng lùi xa thì các hồi ức về mẹ càng hiện lên rõ nét trong tôi.
Với chúng tôi mẹ là người phụ nữ Việt Nam điển hình của thế hệ trước. Luôn
hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao phó, không quản ngại gian khó vất vả, luôn lạc
quan yêu đời, dành tình yêu thương chăm sóc vô bờ bến cho mọi thành viên gia
đình. Cuộc đời mẹ trải qua nhiều vất vả - mồ côi mẹ từ khi mới 3 tuổi, bị bệnh
tim bẩm sinh, lớn lên trong khu phố cổ Hà nội, chứng kiến nạn đói năm 1945 diễn
ra hàng ngày. Năm 18 tuổi thoát ly gia đình đi hoạt động cách mạng. Năm 19 tuổi
được kết nạp vào Đảng. Tham gia biểu
tình chiếm phủ khâm sai ngày 19/8/1945, chiến đấu trong hàng ngũ trung đoàn thủ
đô ngày toàn quốc kháng chiến 22/12/1946, tham gia Ban chấp hành phụ nữ lưỡng
Hà (Hà nội, Hà đông), sau rút lên chiến khu Việt Bắc làm kế toán văn phòng
trung ương Đảng rồi chuyển sang Nha Công an trong kháng chiến chống Pháp. Tiếp
quản Hà nội năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ, mẹ công tác tại Bộ Công an
cho đến khi nghỉ hưu năm 1982. Công việc chính mẹ đảm nhiệm tại Bộ Công an và
hoàn thành xuất sắc là trưởng phòng tổng hợp Cục hồ sơ. Suốt những năm chiến tranh
phá hoại từ 1964 - 1972 bộ phận hồ sơ của mẹ sơ tán trên Việt bắc, sống chung với
bà con dân tộc Tày. Khi miền Nam giải phóng, mẹ đi công tác một loạt các tỉnh
phía nam, hướng dẫn xử lý, bảo quản các hồ sơ, tài liệu thu thập được. Trong suốt
hàng chục năm tham gia công tác hồ sơ, mẹ đã không để xảy ra bất kỳ trường hợp
thất lạc, nhầm lẫn nào. Năm 2002, mẹ được Bộ Công an trao tặng Huân chương độc lập hạng ba. Với gia đình họ hàng, mẹ luôn tận
tuỵ giúp đỡ hỗ trợ và bao dung. Tính mẹ hiền lành nhưng dí dỏm, thích gặp gỡ
giao lưu với con cháu họ hàng bạn bè , đi thăm thú các địa điểm mới ở Hà nội,
quay lại chiến khu xưa...
Mẹ qua đời ngày 19/10/2007 (âm lịch) vì bị suy hô hấp nặng -
căn bệnh phổi bị nhiễm do tiếp xúc nhiều với chất bảo quản hồ sơ. Cuộc đời mẹ
là tấm gương sáng cho con cháu noi theo.
Xin ngàn lần tri ân mẹ của chúng con.
Lê Hồng Phương
V. I. Lênin (1870 - 1924)
Vơlađimia Ilich Lênin (Vladimir Ilyich Lenin) sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk) mất năm 1924.
Vĩnh Thắng sưu tầm
Giỗ Tổ Hùng Vương
Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày Lễ Hội truyền thống hằng năm của nước ta nhằm ghi nhớ công ơn các vua Hùng dựng nước và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người gặp gỡ cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong ngày 19.9.1954 "các Vua Hùng đã có công dựng nươc, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"
Hàng vạn người từ khắp các địa phương trong nước đã hành hương về đất Tổ dự lễ. Sau chương trình nghệ thuật "Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương” tối 20/4 (tức 9/3 Âm lịch), người dân Phú Thọ và du khách thập phương đã được chiêm ngưỡng màn pháo hoa tầm cao tại khu vực hồ Công viên Văn Lang, TP.Việt Trì, Phú Thọ.
Vĩnh ThắngBát Phở không chanh
Đầu hàng Đồng giáp phố Hàng Vải có hiệu Phở những năm trước đây tôi thường đến ăn và quen gọi là Phở Hàng Đồng. Nước Phở trong ngọt, đặc biệt là không có chanh như nhiều hiệu Phở khác. Chi tiết này lại nhớ cụ Quang ngày còn sống thường bảo đại ý “Phở mà ăn với chanh coi như không biết ăn””.
Gần đây đọc được bài viết lai lịch Phở Hàng Đồng là của Cụ Chiêu có gốc gác Phở Cồ Nam Định. Số là từ đầu thế kỷ 20, ông nội cụ Chiêu đã
xách dao thớt và nồi nấu phở lên Hà Nội mưu sinh. Đầu tiên là phở gánh, rồi đến
đời bố cụ Chiêu mới mở được quán ở phố Bát Đàn, sau đó chuyển sang Hàng Phèn,
nơi cụ Chiêu được sinh ra. Sau đó bị gián đoạn vì chiến tranh, phải
đến thập niên 1980, cụ Chiêu mới mở lại quán phở để nuôi gia đình, tại số 48
Hàng Đồng.
Đặc trưng của phở Hàng Đồng và của dòng họ Cồ là gia giảm vị
mặn khi nấu bằng nước mắm nguyên chất, nên hương vị nước phở đậm đà và khác biệt
với những dòng phở khác nấu ở Hà Nội vốn khăng khăng cho rằng nước mắm làm hỏng
vị phở.
Một nguyên tắc ở phở Hàng Đồng là không dùng chanh hoặc quất để vắt vào bát phở, nhằm lấy vị chua. Không biết thời ông nội và bố của cụ Chiêu, nguyên tắc này đã có chưa, nhưng kể từ khi cụ Chiêu mở quán phở rồi truyền lại cho vợ chồng con trai trưởng là Cồ Như Việt và Nguyễn Thị Xuân Hòa cho đến nay, chưa từng có ai thấy sự hiện diện của chanh và quất cả.
Có tìm hiểu kỹ mới thấy sự tinh tế của nguyên tắc này. Vị
thơm của thịt bò rất dễ bị phá hủy bởi acid có trong chanh và quất, thế nên khi
vắt nước chanh hay quất vào bát phở bò, vị thơm ngon của món ăn sẽ bị hủy hoại.
Chanh đã không hợp, nhưng quất còn không hợp với phở bò hơn nhiều, cũng như xì
dầu với phở bò vậy.
Tôi thời chưa nghỉ hưu đã có lần dẫn nhóm đồng nghiệp thân quen đến ăn trưa thưởng thức bát Phở Hàng Đồng thơm ngon. Ra về vị nào cũng gật gù, tấm tắc về hương vị bát Phở đã thưởng thức.
Vĩnh Thắng sưu tầm
Nhớ cụ Nguyễn Lam
Hôm nay ngày 6/3 âm lịch tức 17.4.2021 gia đình làm giỗ lần thứ 31 cụ Nguyễm Lam. Cụ là người Ông, người Cha kính mến cả cuộc đời hy sinh phấn đấu cho sự nghiệp của Đảng, đất nước và hạnh phúc gia đình.
Trong cuốn sách mới xuất bản của NXB Thanh niên Đồng chí NGUYỄN LAM Bí thứ thứ nhất đầu tiên của Đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam nhân kỉ niệm
90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh viết “Cái tên Nguyễn Lam sau này
được ghi trong lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng, lịch sử dân tộc, được nhiều thế
hệ thanh niên Việt Nam nhắc tới là do ông chọn để đi làm cách mạng trong thời kỳ
còn phải hoạt động bí mật. Nguyễn để tránh họ thật là Lê, Lam là để nhớ về quê
hương, thời đó là xã Lam Cầu Thượng, thuộc tổng Lam Cầu, tỉnh Hà Nam. Tên thật
của đồng chí Nguyễn Lam là Lê Hữu Vỵ. Ông sinh ngày 31-12-1921, tại thôn Đại Cầu,
xã Tiên Tân ngày nay”. Ông mất năm 1990, 69 tuổi.
Vĩnh Thắng
Thẻ CCCD gắn chíp
Thẻ CCCD gắn chip điện tử có dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như chữ ký số, sinh trắc học, mật khẩu một lần,… Thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, đảm bảo an toàn bảo mật, nhất là trong các giao dịch tài chính.
Dữ liệu trên chip có thể được truy cập ngay lập tức mà không
bị phụ thuộc vào kết nối mạng, thông qua các thiết bị đọc. Ngoài ra, việc tích
hợp chip trên CCCD đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông
tin sau khi thẻ được phát hành bởi cơ quan công an.
Thời gian tới khi thẻ CCCD gắn chip tích hợp đầy đủ thông tin, người dân đi giao dịch và làm thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ khác (như bằng lái xe, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội).
Thêm nữa trong tương lai, thẻ CCCD gắn chip có thể thay hộ chiếu cho công dân nhập cảnh những nước có ký kết với Việt Nam. Để như vậy, thẻ CCCD gắn chip bắt buộc phải được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, liên thông được với cơ sở dữ liệu dùng chung của các bộ, ngành liên quan.
Đáng chú ý, chip gắn trên thẻ CCCD là để lưu trữ các thông tin của công dân, không có chức năng định vị, theo dõi vị trí. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Trong trường hợp người dân mất thẻ CCCD gắn chip, cũng không có nguy cơ lộ lọt thông tin.
Nhìn chung lợi ích và hiệu quả của việc làm thẻ CCCD là rất
rõ ràng, công dân được phục vụ nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí, công
sức đi lại. Cùng với đó, các cơ quan nhà nước được kết nối, khai thác thông tin
phục vụ công tác quản lý của mình nhanh chóng, chính xác, độ tin cậy cao.
Tất nhiên, thẻ CCCD đã được cấp trước ngày ban hành Thông tư số 06 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định, các loại giấy tờ sử dụng thông tin từ thẻ CCCD cũ vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Vì thế, người dân không cần gấp rút đi làm thẻ CCCD mới nếu chưa thực sự cần thiết, tránh tình trạng quá tải.
Vĩnh Thắng theo H.A.H (Tổng hợp)
Đừng tin quảng cáo bịp nhé…
Theo TTO -Tuỏi trẻ Online - 'Chỉ cần mua một thiết bị giúp tiết kiệm điện với giá vài trăm ngàn đồng sẽ giảm 30 - 40% tiền điện mỗi tháng, dùng càng nhiều càng tiết kiệm tiền' là lời quảng cáo đường mật trồi lên đầy trên mạng mùa nắng nóng. Chớ dại mà tin.
Các chuyên gia về điện khẳng định, chưa có cơ quan nào công
nhận và không hề có thiết bị nào "thần thánh" như thế. Thậm chí, sử dụng
thiết bị này có thể dẫn tới "tiền mất tật mang".
Vĩnh Thắng sưu tầm
Tin dịch bệnh
Bản tin sáng nay Bộ Y tế tính từ 18h ngày 13/4 đến 6h ngày 14/4, nước ta thêm 3 ca mắc mới Covid-19 (BN2715-2717) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Khánh Hòa.
Trước đó Bản tin chiều 13/4 của Bộ Y tế cho biết có 7 ca nhập cảnh mắc COVID-19 tại Đà Nẵng, Bến Tre và Kiên Giang.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam - Bộ Y tế, đánh giá, nguy cơ Việt Nam đối mặt sự bùng phát dịch COVID-19 là rất lớn. Theo ông Phu, dịch đang bùng phát mạnh ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước Đông Nam Á gần Việt Nam,trong đó có Campuchia.
“Người Việt Nam làm ăn sinh sống ở Campuchia nhiều, việc đi lại giữa hai nước rất lớn. Trong lúc này, người Việt Nam từ Campuchia muốn trở về quê hương cũng rất cao nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào nước ta là lớn”, ông nhận định.
Về nguy cơ dịch bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 khi người dân đi
du lịch nhiều, ông Phu cho rằng, mở cửa để phát triển du lịch, kinh tế là cần thiết
nhưng phải phòng bệnh chu đáo; chính quyền nơi có các điểm du lịch, du khách và
dân địa phương phải có ý thức phòng dịch cao; nếu để dịch xảy ra thì vô cùng
khó kiểm soát, quản lý, phát hiện và truy vết. Vì thế, việc thực hiện thông điệp
5K là rất quan trọng, “không được chủ quan một chút nào”, ông nói.
Phạm Vĩnh sưu tầm
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Sáng nay mở mạng đọc báo người Việt ở nước ngoài bỏ rác vào thùng, về nước mình lại xả rác bừa bãi. Bỗng dung có chút tâm tư.
Tôi có thời gian hơn chục năm sống và làm việc ở ngoài nước, đi
qua vài nước Châu Âu nhận ra người Việt mình dù đi du lịch hay ở hẳn nước sở tại
bỗng dưng tự giác chấp hành nghiêm chỉnh nếp sống văn minh, sạch sẽ trật tự công cộng nơi đất khách quê người.
Có lần tôi bày tỏ thắc mắc của mình với một vài Việt kiều lâu
năm ở nước sở tại, tại sao trừ những người sinh ra ở ngoài nước đã đành, phần lớn họ đều
đã có mấy chục năm sống ở Việt Nam giờ lại nghiêm chỉnh
đến thế. Không vứt rác ra đường, không uống rượu bia khi lái xe, không ồn ào nơi
cư trú và nhiều thứ không khác không kể hết
Họ cười và bảo ở đâu quen đó. Ví dụ sống ở nước Đức kỉ luật xã
hội rất nghiêm minh, có cái bất thành văn đa phần dân họ thực hiện tự giác, mình làm khác đi cảm thãy xấu hổ mất
uy tín dân mình.
Có lẽ đúng là thế các cụ ta từ xưa đã có câu “gần mực thì đen,
gần đèn thì sáng” quả không sai.
Vĩnh Thắng
Điểm tin dịch bệnh
Sáng 12/4, Bộ Y tế thông tin có 3 ca nhập cảnh đều từ Nhật Bản về nước, được cách ly tại Hà Nội và Thái Nguyên. Như vậy, tính đến 6h ngày 12/4, Việt Nam có tổng cộng 2.696 ca Covid-19.
Các ca mắc mới trong những ngày gần đây đều là từ người nhập
cảnh được cách ly ngay, không có ca lây
nhiễm trong cộng đồng.
Để phòng tránh người dân cần thực hiện 5 K và kế hoạch tiêm Vắcxin
của Bộ Y tế để ngăn chặn lây lan trong cộng đồng.
Phạm Lê sưu tầm
"Nữ dân quân"
Những người cao tuổi chi họ chắc không ai là không nhớ tới bức ảnh nỏi tiếng “Nữ dân quân”. Đây là bức ảnh đầu tiên được giải thưởng Nhà nước.
Bức ảnh đẹp vì gương mặt tươi trẻ, tự tin của cô gái trong ảnh và vì cái nhạy cảm, tinh tế của người chụp ảnh đã khéo chớp được khoảnh khắc đó. Tác giả của bức ảnh là nhà báo Nguyễn Đình Ưu, người Hải Phòng. Ông tham gia cách mạng từ sớm (những năm 1948-1950), công tác tại Đại đoàn 308, tham gia chiến đấu, chụp ảnh phục vụ công tác địch vận, ảnh sinh hoạt, lao động và chiến đấu của đồng bào, chiến sĩ ta... Năm 1951, ông được điều động về Báo Quân đội nhân dân, làm việc cùng nhiều nhà nhiếp ảnh tên tuổi như: Bùi Duy Ly, Triệu Đại, Đinh Ngọc Thông
Bức ảnh “Nữ dân quân” ra đời năm 1960. Chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 15 năm Quốc khánh (2-9-1945 / 2-9-1960), ban tổ chức chọn một tiểu đoàn nữ dân quân gồm những người có sức khỏe, chiều cao đồng đều, đại diện cho hàng triệu nữ dân quân toàn miền Bắc về sân bay Bạch Mai tập duyệt. Nhà báo Nguyễn Đình Ưu được tòa soạn giao nhiệm vụ phải chụp được tấm ảnh một nữ dân quân để đăng báo với tiêu chí: “Tươi, trẻ, khỏe, nghiêm”.Lúc bấy giờ, nhà báo Nguyễn Đình Ưu được trang bị chiếc máy ảnh
Rolleiflex và chỉ có tiêu cự ngắn. Một buổi sáng, trên sân bay Bạch Mai, khi
các khối bắt đầu luyện tập, nhà báo Nguyễn Đình Ưu chỉnh xong tốc độ, khẩu độ
và lựa chọn tiêu cự hợp lý. Ông bấm liền 3 kiểu một lúc khi đội hình nữ dân
quân hành tiến qua lễ đài. Cô dân quân trong ảnh tên Nguyệt, 16 tuổi, ở ngoại
thành Hà Nội. Nguyệt mặc áo bà ba, đai lưng thắt chẽn gọn gàng, đầu chít khăn mỏ
quạ, vai mang súng, đứng trong đội hình duyệt binh hướng về lễ đài. Ánh sáng chếch
xiên làm nổi bật lên nét thanh xuân tươi trẻ của cô gái, đôi mắt sáng, nét mặt
cương nghị, nắm tay giữ chặt dây súng thật kiên định. Hai nhân vật phụ và nòng
súng mờ nhòe phía sau càng khẳng định tính chân thật, không sắp đặt của người
chụp, phía xa xa là mây trời Hà Nội. Bức ảnh nổi tiếng ngay khi được công bố,
đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, tiêu biểu là Huy chương Vàng quốc
tế tại Hungary (năm 1961). Đây là tác phẩm nhiếp ảnh đầu tiên của Báo Quân đội
nhân dân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, lĩnh vực
nhiếp ảnh, năm 2001.
Phạm Lê sưu tầm (Theo QĐND)
Chuyến bay cách nay 60 năm
Chúng ta còn nhớ cách nay đúng 60 năm, ngày 12.4.1961 Liên xô phóng thành công con tàu Vũ trụ Phương Đông 1 (Vostok 1) mang theo nhà du hành vũ trụ đầu tiên của thế giới Thiếu tá Yuri Alekseyevich Gagarin
Ngay từ đầu thập niên 60, ông là một trong số 20 phi hành gia được tuyển chọn từ 3.000 học viên quân sự xuất sắc nhất của Liên xô đào tạo cho ngành
du hành Vũ trụ tương lai.
Yuri Gagarin đã làm nên lịch sử là người đầu tiên trên thế giới bay quanh Trái Đất trong 108 phút trên con tàu vũ trụ Phương Đông 1 khi mới 27 tuổi.
Sự kiện này đã đưa Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử nhân loại đưa con người vào vũ trụ, mở đầu cho việc con người chinh phục không gian vũ trụ. Hình ảnh nụ cười chiến thắng của ông được phát sóng trên tất cả các kênh thông tin trên thế giới. Chiến tích của ông đưa Liên Xô trở thành cường quốc số 1 trong việc chinh phục vũ trụ.
Rất tiếc 6 năm sau đó ông qua đời trong một chuyến bay thử nghiệm khi tuổi vẫn còn trẻ. Một
tai nạn máy bay đến giờ mà nguyên nhân vẫn chưa được sáng tỏ với nhiều giả thiết
khác nhau.
Tôi vân còn nớ như in hôm đó tôi đến trường Chu Văn An, lớp 8C khi thủ tướng Phạm Văn Đồng thông báo tin này tại Quốc hội Việt Nam đang họp tại Hà Nội. Chiều tối hôm đó cánh học sinh cùng lớp tôi râm ran bàn tán ca ngợi anh cả Liên xô quên cả ra về dù trời đã tối mịt. Chúng tôi còn lấy câu thơ của nhà thơ Xuân Thủy ""Trái đất mi ôm, ôm chẳng nổi. Trời cao ta với tận cung mây" để ca ngơi chiến tích của những người cộng sản Liên xô anh em.
Vĩnh Thắng sưu tầm