Cháu TRANG ANH hát hai ca khúc Việt ở London

 


Cháu TRANG ANH con gái anh chị Thắng &Trang biểu diễn hai ca khúc Việt ở LONDON (Anh quốc)


VideoVS Stellar

Blog Gia Đình Cụ Quang

Xe tăng Nga bị hư hại trưng bày ở Berlin, dân Đức phản ứng "lạ"

Xe tăng Nga bị hư hại trưng bày ở Berlin, dân Đức phản ứng "lạ"

 

Phản ứng của người dân Đức khi thấy chiếc xe tăng T-72 bị hỏng xuất hiện giữa thủ đô Berlin khiến Đại sứ quán Nga lên tiếng cảm ơn.

Xe tăng Nga bị hư hại trưng bày ở Berlin, dân Đức phản ứng "lạ" - 1

Người dân Đức cài hoa lên chiếc xe tăng T-72 bị hư hỏng (ảnh: RT)

RT hôm 27/2 đưa tin, chiếc xe tăng T-72 hỏng được đặt ở trung tâm thành phố Berlin vào ngày 24/2, tròn 1 năm Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine (24/2/2022). Bảo tàng Berlin Story Bunker đã vượt qua tranh cãi về pháp lý với chính quyền thành phố để được phép trưng bày xe tăng này.

“Chiến dịch quân sự của Nga sẽ thất bại, giống như chiếc xe tăng này”, Wieland Giebel – nhân viên bảo tàng Berlin Story Bunker – nói về mục đích trưng bày xe tăng.

Ông Giebel cho hay, chiếc T-72 của quân đội Nga được đưa từ Ukraine đến Đức. Nó bị hư hỏng do trúng mìn ở Bucha (ngoại ô Kiev) hồi cuối tháng 3 năm ngoái.

Bảo tàng Berlin Story Bunker dường như muốn dùng chiếc xe tăng hỏng để “bêu xấu”. Tuy nhiên, người dân Đức lại phản ứng theo cách hoàn toàn khác.

Theo RT, nhiều người ở Berlin đã cài hoa và treo biểu ngữ phản chiến lên chiếc xe tăng. Họ biến địa điểm trưng bày thành nơi tưởng niệm những người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột Nga – Ukraine.

“Hãy chung sống hòa bình, không xung đột”, một người viết trên tấm bảng đặt cạnh chiếc T-27

Trong một bài viết trên Telegram, Đại sứ quán Nga đã gửi lời cảm ơn hành động của người dân Đức.

“Nỗ lực khiêu khích của một số người ủng hộ Kiev không là gì so với sự hiểu biết, cảm thông và ủng hộ của người dân Đức. Người dân Đức rõ ràng ủng hộ giải pháp hòa bình cho xung đột và chống lại việc Berlin cung cấp vũ khí cho Kiev”, Đại sứ quán Nga bình luận.

Trước đó, hôm 25/2, nhiều người ở Berlin đã xuống đường để phản đối việc Đức cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Trong khi Đức liên tục “bơm” vũ khí đến Ukraine, ông Andre Wustner – chủ tịch Hiệp hội Lực lượng Vũ trang Liên bang Đức – cho rằng, quân đội nước này đang phải đối mặt với nhiều vấn đề.

Xe tăng Nga bị hư hại trưng bày ở Berlin, dân Đức phản ứng "lạ" - 2

Binh sĩ Ukraine trong xe bọc thép (ảnh: CNN)

Năm ngoái, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố sẽ đầu tư hơn 100 tỷ USD để biến lực lượng Đức thành quân đội được trang bị tốt nhất châu Âu. Theo ông Wustner, đây mới chỉ là tuyên bố “suông”.

“Đối với những người lính, không có gì được cải thiện kể từ tuyên bố đó”, RT hôm 27/2 dẫn lời ông Wustner.

Theo ông Wustner, Đức chỉ còn khoảng 30% số xe tăng Leopard đáp ứng đủ điều kiện trong chiến đấu. Mặc dù vậy, nước này vẫn phải thực hiện cam kết gửi xe tăng Leopard cho Ukraine.

Ông Wustner cho rằng, viện trợ vũ khí cho Ukraine đã gây ra “những lỗ hổng mới” trong quân đội Đức. Khi được hỏi rằng liệu quân đội Đức có sẵn sàng để chiến đấu ngay lập tức hay không, ông Wustner đáp rằng “không”.

Nguồn: https://vietnamdaily.trithuccuocsong.vn/doi-song-24h/xe-tang-nga-bi-hu-hai-trung-bay-o-berlin-da...

Dân nhiều nước châu Âu biểu tình 'Vì hòa bình' cho Ukraine"

Dân nhiều nước châu Âu biểu tình 'Vì hòa bình' cho Ukraine"

  Hàng nghìn người xuống đường biểu tình ở nhiều nước châu Âu như Pháp, Đức và Ý yêu cầu các bên thúc đẩy đàm phán tìm hòa bình cho Ukraine thay vì viện trợ quân sự.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài đã hơn một năm và khiến người dân châu Âu ngày càng lo ngại về về hậu quả mà cuộc chiến gây ra.

Cuộc chiến đã gây nên nhiều khó khăn cho thế giới nói chung và các nước châu Âu nói riêng. Ngày càng xuất hiện nhiều lời kêu gọi các bên mau chóng tìm giải pháp hòa bình.

Dân Pháp tuần hành vì hòa bình

Ngày 26-2, nhiều cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra tại thủ đô Paris và nhiều địa điểm khác trên khắp nước Pháp. Theo đài RT, các cuộc biểu tình do chính trị gia cánh hữu Florian Philippot (thuộc đảng Mặt trận Quốc gia Pháp) dẫn đầu, người đã đích thân tham dự cuộc biểu tình ở thủ đô Paris.



Cuộc biểu tình tại thủ đô Paris hôm 26-2 do chính trị gia cánh hữu Florian Philippot (thuộc đảng Mặt trận Quốc gia Pháp) dẫn đầu. Nguồn: TWITTER

Gọi cuộc biểu tình là một cuộc tuần hành vì hòa bình, ông Philippot cho hay sự kiện đã thu hút nhiều người tham gia hơn so với cuộc biểu tình một tuần trước đó, với khoảng 10.000 người tham gia.

Ông cho biết thêm rằng các cuộc biểu tình chống NATO quy mô nhỏ hơn cũng được tổ chức tại khoảng 30 địa điểm khác trên khắp nước Pháp.

Người biểu tình diễu hành trên đường phố Paris, mang theo biểu ngữ lớn có nội dung "Vì hòa bình". Những người tuần hành kêu gọi Pháp rút khỏi cả khối quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu lẫn Liên minh châu Âu (EU), đồng thời kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine.



Cuộc biểu tình hôm 26-2 tại thủ đô Paris, Pháp, có sự tham gia của khoảng 10.000 người. Nguồn: TWITTER

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhiều lần kêu gọi giải quyết xung đột bằng con đường ngoại giao thay cho các hành động thù địch. Song một thực tế là Pháp vẫn đang tích cực viện trợ nhiều loại vũ khí cho Ukraine, bao gồm xe bọc thép và pháo tự hành tiên tiến.

Người dân Đức kêu gọi hòa đàm

Cùng ngày 26-2, khoảng 2.000 người tập trung biểu tình bên ngoài căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở tây nam nước Đức, kêu gọi thúc đẩy đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, yêu cầu chấm dứt các chuyến hàng viện trợ vũ khí đến Ukraine



Khoảng 2.000 người tập trung biểu tình bên ngoài căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở tây nam nước Đức. Nguồn: TWITTER

Trước đó một ngày, hàng chục nghìn người đã tập trung tại trung tâm thủ đô Berlin để tham gia cuộc biểu tình “Vì hòa bình” do chính trị gia nổi tiếng cánh tả Sahra Wagenknecht và nhà đấu tranh hàng đầu cho quyền lợi của phụ nữ Alice Schwarzer dẫn đầu.

Cuộc biểu tình tại Berlin cũng phản đối việc phương Tây viện trợ vũ khí cho Kiev và kêu gọi đàm phán hòa bình giữa các bên tham chiến.

Dân Ý biểu tình phản đối gửi vũ khí cho Ukraine

Tại Ý cũng nổ ra các cuộc biểu tình tại 2 thành phố Genoa và Milan vào ngày 25-2, với sự tham gia của hàng nghìn người nhằm phản đối việc viện trợ vũ khí cho Ukraine.



Hàng nghìn người xuống đường biểu tình tại 2 thành phố Genoa và Milan (Ý) vào ngày 25-2. Nguồn: RT

Truyền thông địa phương cho biết cuộc biểu tình ở Genoa đã thu hút gần 4.000 người tham gia từ khắp đất nước cũng như từ Thụy Sĩ và Pháp



Người dân Ý biểu tình kêu gọi NATO và EU ngừng viện trợ vũ khí cho Ukraine. Nguồn: RT

Các nhà hoạt động cánh tả có mặt tại buổi biểu tình cho rằng Ý đã vi phạm luật pháp quốc gia khi gửi vũ khí đến Ukraine, cụ thể là vi phạm luật “áp đặt lệnh cấm nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển vũ khí từ Ý đến các quốc gia có chiến tranh”.

TheoPlo.vn

Biểu tình ở Berlin phản đối Đức cấp vũ khí chống lại Nga

Biểu tình ở Berlin phản đối Đức cấp vũ khí chống lại Nga

 

Biểu tình ở Berlin phản đối Đức cấp vũ khí chống lại Nga


Theo Reuters, khoảng 10.000 người hôm 25.2 đã xuống đường biểu tình ở Berlin để phản đối việc chính phủ Đức cung cấp vũ khí cho Kyiv trong cuộc chiến tại Ukraine.

Cuộc biểu tình đã vấp phải sự chỉ trích từ các quan chức chính phủ hàng đầu của Đức. Đông đảo cảnh sát đã được triển khai để duy trì trật tự.

aafytahsavkh5kdl4fh4gkjidq.jpg
Những người tham gia cuộc biểu tình giơ cao biểu ngữ phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine - Ảnh: Reuters

Được tổ chức bởi chính trị gia cánh tả nổi tiếng của Đức - bà Sahra Wagenknecht, cuộc biểu tình mang tên “đấu tranh vì hòa bình” diễn ra một ngày sau lễ kỷ niệm một năm ngày Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine (24.2.2022).

Đức hôm 24.2 cùng các đồng minh phương Tây cam kết sẽ cung cấp thêm vũ khí, áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt mới đối với Nga cũng như thể hiện sự ủng hộ dành cho Kyiv trên toàn cầu.

u6vymqpbjzmnfbynj73af6tnsa.jpg
Đám đông người biểu tình tụ tập tại Cổng Brandenburg ở thủ đô Berlin hôm 25.2 - Ảnh: Reuters

"Chúng tôi kêu gọi Thủ tướng Đức ngừng leo thang cung cấp vũ khí… và đưa chúng ta đến gần hơn với một cuộc chiến quy mô lớn hơn", những người tổ chức cuộc biểu tình cho biết.

Người phát ngôn của cảnh sát Đức cho biết 10.000 người đã tập trung quanh Cổng Brandenburg mang tính biểu tượng của nước Đức ở trung tâm thủ đô Berlin. Cảnh sát đã huy động 1.400 sĩ quan để giữ gìn trật tự và thực thi lệnh cấm mặc quân phục, cờ Nga và Liên Xô, hay hát các bài hát của quân đội Nga.

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã lên tiếng phản đối cuộc biểu tình trên Twitter. “Bất cứ ai không đứng về phía Ukraine là đi ngược lại lịch sử”, ông Lindner cho hay.

Trong khi đó, hãng thông tấn AFP cho biết tại Pháp, từ tối 23.2, tháp Eiffel được chiếu sáng hai màu quốc kỳ vàng xanh nước biển của Ukraine. Nhiều cuộc biểu tình phản đối chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine diễn ra trên khắp nước Pháp hôm 25.2, từ Paris đến Marseille, từ Nantes đến Lyon, với sự tham gia của nhiều chính trị gia, các tổ chức công đoàn và người tị nạn Ukraine.

Video hé lộ căng thẳng giữa Mỹ - Trung trên Biển Đông

Video hé lộ căng thẳng giữa Mỹ - Trung trên Biển Đông

 Video ghi lại cảnh Trung Quốc cảnh báo máy bay Mỹ và điều chiến cơ áp sát khi máy bay trinh sát Hải quân Mỹ bay gần quần đảo Hoàng Sa.


Sự việc xảy ra ngày 24/2 khi máy bay tuần tra Hải quân Mỹ Poisedon P-8 Mỹ bay ở độ cao 21.500 feet (6.553m) trên Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) khoảng 30 dặm (48km).

Theo hãng tin CNN, lúc đó, có tiếng thông báo phát ra từ thiết bị vô tuyến trên máy bay của Hải quân Mỹ, giới thiệu là từ phía sân bay (mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa – PV), cảnh báo máy bay Mỹ đây là khu vực 12 hải lý của họ, yêu cầu không tiếp cận nếu không sẽ phải chịu mọi trách nhiệm.

video hé lộ căng thẳng giữa mỹ - trung trên biển Đông

Chiến cơ J-11 của Trung Quốc nhìn từ máy bay tuần tra Poisedon P-8 của Hải quân Mỹ. Ảnh - CNN

Trong vài phút, một chiến cơ J-11 của Trung Quốc trang bị tên lửa không đối không đã được triển khai để giám sát máy bay Mỹ, tiếp cận chỉ cách mạn trái của chiếc P-8 khoảng 152 m.

Chiến cơ Trung Quốc bay rất gần, đội ngũ phóng viên của hãng tin CNN ngồi trên Poisedon P-8 có thể nhìn thấy ngôi sao màu đỏ trên phần đuôi máy bay cũng như tên lửa được trang bị trên chiến cơ.

Trung uý Nikki Slaughter – phi công máy bay Mỹ cũng thông báo tới máy bay 2 động cơ, 2 chỗ ngồi của quân đội Trung Quốc cho biết: “Chiến cơ Trung Quốc! Đây là máy bay P-8A của Hải quân Mỹ… Tôi ở phía cánh trái, dự định sẽ đi về phía Tây”.

Tuy nhiên máy bay Trung Quốc không trả lời và chỉ đi sau máy bay Mỹ khoảng 15 phút rồi quay đầu.

Đối với phóng viên CNN có mặt trên chiếc Poisedon P-8, đó là bằng chứng rõ ràng về những căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo giới chức Mỹ, các vụ chạm trán như ngày 24/2 trên Biển Đông gần như xảy ra hàng ngày và đang dần nguy hiểm hơn.

Tháng 12/2022, Mỹ đã cáo buộc một máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay cách máy bay do thám Mỹ chỉ 20 feet (khoảng hơn 6 m) trên Biển Đông song Bắc Kinh cáo buộc sự việc là do máy bay Mỹ đột ngột chuyển hướng về phía chiến cơ Trung Quốc.

Video máy bay tuần tra Hải quân Mỹ đã “chạm mặt” chiến cơ Trung Quốc trên Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của VN):

TheoBaoGiaothong

Chúc mừng Anh Chị DAVID&LINH đã tới Tp Nam Úc ADELAIDE

 

                                


Vợ chồng Anh Chị David&Linh đã bay từ Sài Gòn đến Tp Nam Úc Adelaide sáng ngày 13/2/2023 để chuẩn bị tham gia học và nghiên cứu sau Đại Học chuyên ngành Compunter Innovation. Cả nhà chúc gặp nhiều may mắn và thành công trong nghiên cứu học tập, vui khỏe bình an trong thời gian sống ở Adelaide

ByPVD

Blog Gia Đình Cụ Quang

Vạn người ùn ùn đổ ra biển xem màn rước kiệu bay 'thót tim' ở Nghệ An

Vạn người ùn ùn đổ ra biển xem màn rước kiệu bay 'thót tim' ở Nghệ An

 Sáng 11/2, trong khuôn khổ lễ hội đền Cờn năm 2023, trên bãi biển phường Quỳnh Phương (TX Hoàng Mai, Nghệ An) đã diễn ra lễ cầu ngư với màn rước kiệu vô cùng độc đáo, thu hút hàng vạn người xem.

Lễ cầu ngư được người dân phường Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai) tổ chức hằng năm vào dịp đầu Xuân, với mong muốn một năm đi biển đánh bắt mưa thuận gió hoà, tôm cá đầy khoang, ngư dân bình an, khoẻ mạnh.

Năm nay, dù thời tiết se lạnh, nhưng lễ cầu ngư vẫn thu hút sự tham gia của hàng vạn người dân địa phương và du khách. 

Từ 5h30 sáng, đoàn người nối chân nhau tập trung tại bãi biển phường Quỳnh Phương để đón xem và tham gia vào các đoàn rước kiệu di chuyển từ đền Cờn trong theo đường bộ trên bãi biển.

Dẫn đầu đoàn diễu hành là đội cầm cờ, biển hiệu, chiêng, trống; đi tiếp theo là kiệu thánh, trên kiệu có hương án và hoa thơm. 

Đội nghi thức rước kiệu từ đền Cờn trong ra bãi biển thị xã Hoàng Mai

Bốn chiếc kiệu, mỗi kiệu do 20 thanh niên trai tráng, ăn mặc chỉnh tề có nhiệm vụ khiêng kiệu. Các kiệu rước được sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa rộn rã.

Tại lễ cầu ngư, tiếng chiêng, tiếng trống xen lẫn tiếng reo hò của những tốp thanh niên khiêng kiệu chạy ra phía biển và tung kiệu lên cao theo từng đợt. 

Khi đoàn diễu hành về phía bãi biển sát đền Cờn ngoài, đội tế lễ sẽ tiến hành các nghi lễ cầu ngư, mong cho mưa thuận gió hòa, ngư trường đắc lợi, an toàn, may mắn...

Về tham gia lễ cầu ngư từ sáng sớm, ông Hồ Văn Tâm (63 tuổi, trú xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu) cho hay, năm nào, ông cũng tham gia lễ cầu ngư ở đền Cờn mong cả năm ra khơi suôn sẻ, sức khoẻ dồi dào.

Du khách đổ về bãi biển phường Quỳnh Phương tham gia lễ cầu ngư đầu năm
Kiệu “bay” trong không trung được thanh niên trai tráng di chuyển liên tục dọc bãi biển
Người dân biển cầu mong một năm thuận buồm xuôi gió, cá tôm đầy khoang
Tục hoá thuyền giấy, vàng mã ngay tại bãi biển
Sau phần yết cáo, hàng trăm người dân ùa vào lấy lộc với mong muốn có được may mắn
Tại lễ cầu ngư cũng đã diễn ra tục tung kiệu trên bờ biển trong tiếng reo hò cổ vũ của đông đảo người dân

TheoVietnamnet

Báo Mỹ khẳng định không vũ khí thần kỳ nào cứu được Ukraine!

Báo Mỹ khẳng định không vũ khí thần kỳ nào cứu được Ukraine!

 GD&TĐ - Một nhà báo Mỹ cho rằng, Ukraine thất bại trước Nga là điều tất yếu, không loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây có thể cứu được nước này.

Báo Mỹ khẳng định không vũ khí thần kỳ nào cứu được Ukraine!

Mới đây, nhà báo Mỹ Christopher Roach bày tỏ quan điểm trong bài báo viết cho tờ The American Greatness rằng, Quân đội Ukraine đang trên bờ vực thẳm thất bại và không có loại "vũ khí kỳ diệu" nào của phương Tây có thể cứu được nước này.

Ông Christopher Roach cũng nêu một số nguyên nhân dẫn đến nhận định này, mà đầu tiên là chỉ ra những điểm tương đồng giữa cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay với các sự kiện trong Thế chiến thứ hai, khi Liên Xô đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức.

Theo ông, bất lợi chính của Đức là thiếu dân số và sức mạnh kinh tế so với sức mạnh tổng hợp và quy mô của các đế chế Anh, Mỹ và sự hùng mạnh của Liên bang Xô viết với khẩu hiệu “tất cả huy động cho tiền tuyến” và một nền kinh tế Nhà nước tập trung, kế hoạch hóa.

Theo ý kiến ​​​​của ông, tình hình ở Ukraine tương tự như tình hình mà Đức từng phải đối mặt trong Thế chiến 2, vào năm 1944.

Khi đó, xe tăng của Đồng minh gồm T-34 của Liên Xô và M4 Sherman của Mỹ, có pháo chính yếu hơn, lớp giáp bảo vệ kém hơn và các đặc tính kỹ thuật thấp hơn so với Tiger và Panther của Đức. Tuy nhiên, sự vượt trội về kỹ thuật đã không cứu chế độ Đức quốc xã khỏi thất bại.

Nói về tình hình hiện tại, Roach lưu ý rằng, nền kinh tế Nga không thể bị sụp đổ bởi các biện pháp trừng phạt ở quy mô chưa từng có, sức mạnh công nghiệp của đất nước này hóa ra cao hơn so với tập thể phương Tây; trong khi đó, nền kinh tế Ukraine gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Đáng ngạc nhiên là Nga không chỉ có thể sản xuất nhiều vũ khí hơn Ukraine, mà ít nhất là ở giai đoạn này, còn có thể sản xuất nhiều vũ khí và đạn dược hơn toàn bộ phương Tây.

Phải thừa nhận sức mạnh ghê gớm của nền công nghiệp quốc phòng Nga, vượt trội so với ngành công nghiệp quân sự phương Tây, vừa không có khả năng cả về tăng tốc độ lẫn khối lượng sản xuất.

Ông cũng chỉ rõ rằng, việc tăng cường sức mạnh cho Ukraine bằng vũ khí phương Tây sẽ không thay đổi cục diện cuộc đối đầu.

Đối với lục quân, các xe tăng hiện đại được hứa hẹn cung cấp rất phức tạp, đòi hỏi phải bảo trì cẩn thận và cũng như công tác huấn luyện lâu dài cho kíp lái.

Hơn nữa, phương Tây cũng chỉ có thể cung cấp một số lượng nhỏ xe tăng khoảng vài trăm chiếc, không đủ xoay chuyển cục diện.

Hiện chưa có nước nào cam kết chuyển giao máy bay chiến đấu cho Ukraine bởi mỗi chiếc có giá tới vài chục đến hàng trăm triệu USD, chưa kể những phí tổn về tên lửa, đạn dược; công tác huấn luyện đào tạo phi công, nhân viên kỹ thuật; các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng….

Ngay cả khi những vũ khí này đều được cung cấp thì cũng phải tới nửa năm sau và có lẽ lúc đó đã là quá muộn, bởi Nga đã đạt được mục tiêu của mình là đánh chiếm trọn Donetsk, giải phóng toàn bộ Donbass và tuyên bố chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Cũng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine, bài báo của tác giả Aaron Blake trên tờ The Washington Post (WP) của Mỹ hôm 07/2 tiết lộ rằng, giới chính khách ở Washington cũng không tin vào thắng lợi của Kiev trước Moscow, ngày càng có nhiều ý kiến đòi Ukraine phải ngừng bắn, chấp nhận mất các phần lãnh thổ hiện đang nằm trong tay Nga.

WP dẫn thông tin từ một cuộc thăm dò của Viện Gallup cho biết, số lượng các đảng viên Đảng Cộng hòa Mỹ ủng hộ việc trao một phần lãnh thổ Ukraine cho Nga để chấm dứt xung đột, đang ngày càng gia tăng. Hiện nay, có khoảng một nửa số đảng viên Đảng Cộng hòa ủng hộ quyết định này.

Tương đồng với đó, hơn một nửa thành viên Đảng Cộng hòa cũng tin rằng Washington đang “làm quá nhiều” cho chính quyền Zelensky và đòi hỏi chính phủ của ông Joe Biden phải ngừng tài trợ cho quân đội Ukraine và rút lui khỏi cuộc xung đột Nga-Ukraine.

TheoGiaoducthoidai

Cựu binh Mỹ trả nhật ký: "Tôi như trút được nỗi dằn vặt suốt 50 năm"

 

 


Cựu binh Mỹ trả nhật ký: "Tôi như trút được nỗi dằn vặt suốt 50 năm"

Cựu binh Mỹ khát khao trao trả tận tay cuốn nhật ký cho gia đình liệt sĩ Cao Văn Tuất, khép lại quá khứ và những trăn trở suốt hơn nửa thế kỷ về một giai đoạn biến động của cuộc đời mình. 

Sau nhiều nỗ lực kết nối, nhóm PV Dân trí ngày 8/2 đã liên lạc được với cựu binh Peter Mathews, 77 tuổi, hiện sống tại bang New Jersey (Mỹ) để tìm hiểu về hành trình gần 56 năm lưu giữ cuốn nhật ký chiến tranh của người lính Việt Nam.

Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Peter nhiều lần xúc động, dành lời cảm ơn tới cơ quan chức năng và người dân Việt Nam trong nỗ lực xác minh nhân thân liệt sĩ Cao Văn Tuất.

Ông hy vọng cuốn nhật ký sớm tìm về với gia đình người lính, khép lại quá khứ và những trăn trở suốt bao năm qua về một giai đoạn biến động của cuộc đời mình. 

Sáng 8/2, báo Dân trí phỏng vấn cựu binh Mỹ Peter Mathews về hành trình lưu giữ cuốn nhật ký của người lính Việt. (Video: Minh Hoàng).


Vết hằn chiến tranh

Xin ông chia sẻ những ký ức về thời gian tham chiến tại Việt Nam? Sau khi kết thúc nghĩa vụ, ông đã từng trở lại Việt Nam chưa?

- Tôi sinh ra tại Hà Lan và di cư sang Mỹ năm 1963. Tôi nhập ngũ theo diện nghĩa vụ quân sự vào năm 1966, khi còn cách thời hạn nhận thẻ xanh vài tháng và sau đó được triển khai đến chiến trường Việt Nam.

Tôi được huấn luyện làm xạ thủ súng máy, sau khi đến Việt Nam được biên chế vào một đơn vị yểm trợ đường không cơ động thuộc Sư đoàn Kỵ binh số 1 của quân đội Mỹ.

Tôi đã từng tham chiến ở An Khê và Pleiku (cùng thuộc tỉnh Gia Lai), cũng như thực hiện một số nhiệm vụ tại Lào và Campuchia.

Kết thúc thời hạn nghĩa vụ vào tháng 12/1967, tôi trở về Mỹ, vài tháng sau được nhập tịch. Từ đó đến nay, tôi chưa từng có cơ hội trở lại Việt Nam.



Những bức ảnh ông Peter Mathews đăng tải trên website tìm kiếm chủ nhân cuốn nhật ký. (Ảnh: Peter Mathews).

Sau khi rời Việt Nam, cuộc sống của ông ra sao?

- Về nước sau tham chiến tại Việt Nam, tôi phải đối mặt với khủng hoảng tâm lý suốt một thời gian dài. Tôi từng uống rượu để cố quên đi những ký ức không mấy tốt đẹp của chiến tranh.

Tôi kết hôn, nhưng những ảnh hưởng của chiến tranh và rượu đã khiến cuộc hôn nhân này tan vỡ sau chỉ sau 5 - 6 năm.

Sau đó, tôi quyết định làm lại cuộc đời và mở một công ty xây dựng nhỏ. Tôi gặp người vợ hiện tại của mình và chúng tôi đã ở bên nhau 45 năm. Bà ấy đã hỗ trợ và giúp tôi xoay chuyển cuộc đời theo hướng tích cực hơn. Chúng tôi đã có 4 người con và 7 người cháu.

Sau khi tôi chia sẻ câu chuyện về cuốn nhật ký lên mạng xã hội, các con đã rất hạnh phúc vì cuối cùng họ đã biết được về một phần quá khứ mà cha mình từng không muốn chia sẻ.

Ông Peter Mathews trong buổi trò chuyện với Báo điện tử Dân trí sáng 8/2. (Ảnh: Minh Hoàng).

"Tôi choáng ngợp trước cuốn nhật ký"

Ông nhặt được cuốn nhật ký của người lính Việt Nam trong hoàn cảnh nào? Khi lật giở từng trang viết, cảm xúc của ông ra sao?

- Tháng 11/1967, đơn vị của tôi nhận lệnh yểm trợ cho lực lượng Mỹ tham chiến tại Đắk Tô. Tôi đã ở đó trong 5 - 6 ngày. Nhiều trận giao tranh khốc liệt đã diễn ra.

Sau khi tình hình tạm lắng xuống, tôi nhận lệnh ra khu vực cao điểm Đồi 724 để kiểm tra thương vong và tìm kiếm những vũ khí hoặc hiện vật có giá trị quân sự mà người lính Việt Nam bỏ lại.

Cựu binh Mỹ bên cuốn nhật ký của người lính Việt. (Ảnh: Northjersey.com).

Tôi tìm thấy 4 - 5 chiếc ba lô bị bỏ lại. Tuy nhiên, không có thi thể nào được nhìn thấy tại vị trí phát hiện ra những chiếc ba lô này. Vì vậy, tôi không biết được rằng liệu chủ nhân của chúng còn sống hay đã chết.

Sau khi mở chúng ra, tôi đã tìm thấy một cuốn sổ mà bên trong là những ghi chép của một người lính Việt Nam.

Theo quy định, tôi sẽ phải nộp lại tất cả tài liệu chứa dữ liệu quân sự cho cấp trên, nhưng khi mở cuốn sổ, tôi nhận ra rằng nó không chứa đựng những thông tin như vậy. Tôi quyết định giữ cuốn nhật ký và nó đã ở bên tôi hơn nửa thế kỷ. 

Ngày tôi nhặt được cuốn nhật ký là 11/11/1967, 30 ngày trước khi nhiệm vụ của tôi ở Việt Nam hoàn tất. Phần lớn binh sĩ Mỹ tham chiến tại Việt Nam chỉ ở đây trong vòng một năm. Tôi rời Việt Nam vào tháng 12/1967 và tính đến nay, tôi đã giữ cuốn nhật ký được gần 55 năm 3 tháng.

Cảm xúc đầu tiên của tôi khi nhặt được cuốn nhật ký là choáng ngợp. Tôi hiểu được rằng chủ nhân của cuốn nhật ký này là một con người tài năng. Tôi cho rằng đây không hẳn chỉ là một cuốn sổ ghi chép thông thường, mà nó nên được gọi là một "tác phẩm nghệ thuật" với rất nhiều hình vẽ và bài thơ tuyệt đẹp.

Tôi tự nhủ người lính này đã chiến đấu đến cùng vì lý tưởng của mình. Nếu chiến tranh không xảy ra, anh ấy có lẽ đã trở thành một họa sĩ hoặc nhà văn tài năng.

Cảm xúc của ông như thế nào khi giữ một món đồ đặc biệt như vậy hơn nửa thế kỷ? Điều gì đã thôi thúc ông trao trả cuốn nhật ký cho người lính Việt Nam?

- Tôi từng cảm thấy dằn vặt vì đã giữ cuốn nhật ký trong thời gian lâu như vậy. Tôi hiểu điều đó không công bằng với cha mẹ và gia đình liệt sĩ Cao Văn Tuất - những người luôn muốn nhận lại kỷ vật từ người thân của mình.

Tuy nhiên, sau khi trở về từ Việt Nam, tôi đã bỏ tất cả kỷ vật từ đất nước này vào một chiếc hộp và cố quên nó đi. Tôi muốn chôn chặt những ký ức tại đây và không muốn nhớ lại.

Khi tôi mở lại chiếc hộp kỷ niệm, cảm xúc vẫn còn nguyên vẹn: Tôi choáng ngợp bởi vẻ đẹp của những bức tranh, những dòng chữ chép tay của người lính Việt Nam.

Tôi tự nhủ với bản thân mình rằng: "Chúa ơi, phải có cách nào đó để tìm được chủ nhân của cuốn nhật ký này". Anh ấy đã tạo ra một "tuyệt phẩm" và tôi muốn toàn thế giới được chiêm ngưỡng nó.

Cách đây hơn một năm, tôi gặp một khách hàng - người đã nhận nuôi 2 người con gốc Việt và đã đến thăm đất nước này nhiều lần. Tôi mang cuốn nhật ký đến nhà vị khách, nhờ chuyển ngữ một số trang, từ đó mới biết tên của người lính Việt Nam.

Anh ấy đã khuyến khích tôi đưa câu chuyện này lên mạng xã hội nhằm tìm kiếm chủ nhân của cuốn nhật ký. Tôi đã bắt đầu chia sẻ các thông tin lên mạng xã hội, đồng thời lập một website mong muốn tìm kiếm các đầu mối liên hệ, thu thập thông tin.



Vậy là sau hơn 50 năm, chuyện gì phải đến cũng đã đến.

Hành trình ông cùng cơ quan chức năng Việt Nam tìm kiếm chủ nhân cuốn nhật ký diễn ra như thế nào?

- Ông Trần Nhật Tân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, đã tìm cách liên lạc với tôi. Qua kết nối từ nữ phóng viên nước ngoài, chúng tôi đã gửi cho nhau hàng chục email trao đổi.

Tối 31/1 (giờ Việt Nam), tôi đã gửi cho ông Tân hình ảnh một số trang trong cuốn nhật ký thể hiện khá chi tiết về họ tên, địa chỉ của một số người.

Đó là: "Cao Xuan Tuat, xóm Cao Thắng, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, hòm thư 21222 GM, phi trường 10". Ở một trang khác là các dòng chữ viết về những người thân của người lính Việt Nam, có ký hiệu "C - Cao Xuân Kế, M - Lê Thị Vỹ, chị - Diếu".

Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, cùng đại diện thị xã Kỳ Anh về gặp thân nhân liệt sĩ Cao Văn Tuất. (Ảnh: T.H.).

Hôm sau, tôi nhận được email của ông Tân, kèm một số hình ảnh và thông tin kết quả bước đầu của chủ nhân cuốn nhật ký, có thể là liệt sĩ Cao Văn Tuất, quê xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Tiếp nhận thông tin này, tôi đã khóc. Đó là cảm xúc mà tôi không bao giờ quên. Tôi vẫn luôn xúc động mỗi khi nghĩ về cuốn nhật ký và hành trình gia đình anh Cao Văn Tuất tìm kiếm kỷ vật, mộ liệt sĩ.

Tôi và anh Cao Xuân Tuất, từng ở hai đầu chiến tuyến và có những quan điểm, niềm tin khác nhau, nhưng tựu chung lại, chúng tôi có một mối nhân duyên thật đặc biệt, thông qua cuốn nhật ký "vượt thời gian".

Sau cùng, theo tôi, chiến tranh đáng lẽ không nên xảy ra.

Trang viết chứa đựng những thông tin quý giá về chủ nhân cuốn nhật ký.

"Từ tận đáy lòng, tôi cảm ơn Việt Nam"

Ngày 6/2, chính quyền Hà Tĩnh cho biết, dù khác về tên đệm Văn - Xuân, nhưng bước đầu xác định liệt sĩ Cao Văn Tuất và Cao Xuân Tuất là một, là chủ nhân cuốn nhật ký. Tiếp nhận thông tin này, cảm xúc trong ông ra sao?

- Đó là một cảm xúc hỗn độn, một phần trong tôi cảm thấy nhẹ nhõm.

Nhưng ở một khía cạnh nào đó, tôi tiếc nuối vì mình đã giữ cuốn nhật ký trong thời gian quá lâu. Tôi cũng cảm thấy buồn mỗi lần nhớ về những gì đã xảy ra trước khi tìm ra cuốn nhật ký.

Chiến tranh thật tồi tệ. Nó như vết hằn chứa đựng nhiều cảm xúc nặng nề mà tôi cố gắng quên đi.

Ông bày tỏ nguyện vọng cùng vợ sang Việt Nam đầu tháng 3 để trao trả cuốn nhật ký. Nếu gặp gia đình liệt sĩ Cao Văn Tuất, ông muốn nói điều gì với họ?

- Tôi rất mong được gặp gia đình liệt sĩ Cao Văn Tuất và tận tay gửi trả lại cuốn nhật ký, giúp vơi đi nỗi đau và sự mất mát trong họ. Họ mới là chủ nhân thực sự của cuốn nhật ký và có toàn quyền quyết định những bước tiếp theo.

Chắc chắn tôi có nhiều điều muốn được chia sẻ với họ, nhưng sẽ giữ nó cho đến khi chúng tôi gặp nhau.

Ngoài ra, tôi thật sự ấn tượng với những gì đã xảy ra trong khoảng thời gian qua. Tôi biết ơn người Việt Nam vì lòng tốt và sự trợ giúp của các bạn. Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến mọi người. Sự hỗ trợ và ủng hộ của người Việt Nam đã vượt quá sức tưởng tượng của tôi.

Một lần nữa, từ tận đáy lòng, tôi cảm ơn các bạn!

Xin chân thành cảm ơn ông về buổi trò chuyện! 


Thực hiện: Tùng Nguyễn - Minh Nhân - Minh Hoàng(TheoDantri)


Ảnh: Peter Mathews, Northjersey.com