Giỗ Cậu Hải

Giỗ Cậu Hải
Ngày 27/11 vừa qua, dưới sự tổ chức của Cô Nhu và Cậu Thắng, chi họ Cụ Quang đã lên Định Hóa-Thái Nguyên để dự giỗ Cậu Hải. Sau khi dự giỗ Cậu Hải xong trên đường về Hà Nội, đoàn có ghé qua Sóc sơn để thăm tượng đài Thánh Gióng và ghé qua cửa hàng ăn uống và nhà của cháu Hương&Mai ở Ciputra. Tôi xin được bổ sung thêm một số hình ảnh của chuyến đi này với tư cách là "phó nháy" của đoàn.

Tin chi họ mới nhất từ Hàn Quốc!

Theo LĐO, 28.11.2010 "Hàn Quốc và Mỹ ngày hôm nay (28.11) đã bắt đầu cuộc tập trận chung 4 ngày tại vùng biển Hoàng Hải ở phía tây bán đảo Triều Tiên, bất chấp sự phản đối từ phía Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

d
Nhiều tàu chiến của Mỹ và Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận chung.

Cuộc tập trận bắt đầu từ 6h sáng ngày chủ nhật với sự tham gia của tàu sân bay khủng USS George Washington, một quan chức của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết. Cuộc tập trận được tiến hành ở phía tây thành phố Taean, cách xa về phía nam vùng biển Hoàng Hải nơi diễn ra trận đấu pháo dữ dội hôm thứ 3 vừa qua.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington với hơn 6.000 thủy thủ và 75 chiến đấu cơ đã di chuyển hướng về phía biển Hoàng Hải để tham gia cuộc tập trận quân sự 4 ngày. Ngoài ra, còn có tàu tuần dương USS Cowpens, tàu khu trục USS Stethem, USS Fitzgerald và USS Shiloh của Mỹ cũng được huy động. Phía Hàn Quốc tham gia tập trận có tàu khu trục Aegis 7.600 tấn, hai tàu khu trục 4.500 tấn, tàu chiến cùng máy bay chống tàu ngầm."

Sau hơn chục ngày gián đoạn, hôm nay tôi đã nối liên lạc được với ông bà Phạm Vĩnh Tiến được biết thủ đô Seoul, Hàn Quốc vẫn trong trạng thái bình yên. Đa phần người dân Hàn đều mong muốn một giải pháp hoà bình. Tuy vậy, một số người cứng rắn đòi giáng trả quân sự Bắc Triều Tiên mạnh mẽ.

Công việc hiện tại của ông bà, cùng con cháu vẫn diễn ra bình thường như mọi ngày trước đó. Để chứng minh điều này, ông gửi cho tôi bức ảnh đại gia đình đang dạo chơi dưới tán cây lá đỏ rực rỡ trong khung cảnh yên tĩnh thơ mộng.

Ông vẫn theo dõi các thông tin từ Sứ quán ta tại Hàn Quốc, trên báo chí diễn biến tình hình đặc biệt là những thông tin liên quan tới cộng đồng người Việt Nam tại nước này. (Theo ông hiện ước khoảng 100.000 người VN đang làm việc ở khắp nơi trên đất Hàn, có một số lao đông đang làm việc trên đất liền gần vĩ tuyến 38.).

Phạm Vĩnh

KHÔNG ĐỀ


Đường lên tượng Thánh cao, hơi dốc
Nhìn xuống một vùng : Ngói đỏ tươi
Lại đến cửa hàng ăn Âu,Á
Nhà hàng quá xịn của Mai + Hương *
Một ngày du ngoạn,đầy thích thú
Sang năm còn khỏe, tiếp tục đi
* Tô minh Hương, con gái bà Lê Hồng Vinh
27/11/2010

ĐI THĂM CHÚ HẢI NHÂN NGÀY GIỖ



Các anh,các chị lên thăm chú
Chú vẫn bình yên, ngủ ngon lành
Tán lá rừng xanh che mưa nắng
Đồi cọ rì rào, tiếng võng ru


*


Thâm Tý- Bảo Cường nay đổi khác
Điện,đường,trường trạm đã về thôn
Đường làng,ngõ,xóm bê tông hóa
Một bước dùng xe, đỡ khó khăn




Nội, ngoại xum vầy ngày giỗ chú
Tiếng đàn, giọng hát thoảng đâu đây
Minh,Thắng,Vinh,Lương, thương tiếc chú :
Vội vã, đi về với tổ tiên !

*

“ Lũ quyét “ lướt qua vườn rau sạch
Cải làn,xà lách thiệt hại to
Mâm cơm Hà Nội thêm tinh khiết
Quà của đồng quê, của Chuyền*, Dung

3h ngày 28/11/2010
* Chuyền tên vợ chú Khánh

Tìm lại chính mình


Ảnh chụp với Thầy Viên Minh tại Chùa Bửu Long - Quận 2 -TP HCM

Người Thầy đầu tiên

Thầy không phải là người thầy giáo đầu tiên trong cuộc đời đi học, dạy tôi biết chữ hay làm toán, nhưng lại là người Thầy đầu tiên chỉ cho tôi thấy ra ‘Tôi là ai’, và cũng là người cho tôi biết ‘Tôi chẳng là ai cả’. Người đã giúp tôi trực nhận ra con người tôi từ bao thủa, để tôi biết yêu thương nhiều hơn mọi người và cuộc sống này.

Nhờ Thầy, tôi được trở lại là mình thực sự, một người bình thường (không bất thường, cũng chẳng khác thường hay phi thường). Tôi sung sướng được làm một -người –bình –thường như bao người khác.

Tôi cảm thấy yên bình khi mỗi sớm mai thức dậy, vươn vai mỉm cười. Nhìn vào những cọng tóc mai đang dần bạc mà tôi cảm thấy bình thản chẳng hề sợ hãi tuổi già như trước đây, hay phải suy tư cho công việc trong ngày. Mọi việc với tôi bình yên như vẫn vậy. Thầy đã dạy cho tôi thấy ra sự vô thường của cuộc sống.

Thầy đưa tôi về lại tuổi thơ của một cô bé. Cô bé ấy vẫn sống trong tôi, thơ ngây trong sáng, thanh khiết, chân thành. Trở lại để mà thấy ra tôi hình như, chẳng thay đổi gì sau bao năm tháng. Thầy đánh thức sự trong sáng trong tôi để tôi thấy mình thật là một con người ‘trong lành’, một phần của cuộc sống tốt đẹp.

Cũng lại là Thầy, người đã chỉ ra cho tôi thấy cả một bao ‘kiến thức’ nặng nề mà tôi đa mang, cái kho tàng sách vở mà đã từ lâu tôi cứ cố gắng thu lượm để làm đầy thêm gánh nặng cho mình. Chính Thầy đã làm tan biến những kiêu ngạo của ‘hiểu biết’ chữ nghĩa, của sự vay mượn, của sự tham đắm và si mê vào ‘tri thức’ của tôi.

Những gì mà tôi nghĩ là ‘của tôi’ ấy, đã được Thầy chỉ ra rằng ‘chẳng có cái gì là của tôi’ cả. Bản ngã trong tôi bị loại bỏ không thương tiếc. Tôi như rơi xuống vực sâu, để rồi được nâng lên lại mặt đất bình an.

Thầy là người đưa tôi ra khỏi bến bờ mê đắm Thiền định. Vì cũng đã bao lâu nay tôi tìm vào Thiền như là phương pháp cứu cánh, ‘quên’ đi cuộc sống thật. Bám víu cái ‘ảo’ để mà tự lừa phỉnh mình đã ‘tới’, ‘đã ‘đạt’ một điều gì đó hoang tưởng. Thầy đánh tan hình thức chấp vào ngồi Thiền cổ điển. Qua Thầy, có gì không phải là Thiền cơ chứ trong đi, đứng, nằm, ngồi, trong mọi công việc hằng ngày của tôi?

Cũng lại là Thầy đã đánh tan suy nghĩ cũ kỹ và chật ních những cảm tính của tôi. Thầy không ăn chay, nên khiến cho người đang ăn chay như tôi hụt hẫng vì sự bám víu lâu nay vào chay tịnh hình tướng bị Thầy làm cho ra ‘thật tướng’, để mà biết chay mặn chẳng còn quan trọng với cái tâm trong sáng không hề phân biệt.

Thầy cho tôi thấy ra ‘núi lại là núi, sông lại là sông’, để cho tôi thấy cuộc sống vốn ‘như nó là’ không thêm không bớt. Một cuộc sống Bình Thường. Từ Bình Thường ấy tôi phải viết hoa một cách trân trọng. Bình thường, bình an, và bình yên.

Tôi chẳng thể nói gì hơn về Thầy, người Thầy đầu tiên đã cho tôi trở lại với thực tại, đầy ắp những yêu thương. Người Thầy đầu tiên của tôi ấy, rất giản dị, chính là Thầy.

Như Hải – Bạch Hoa

(Viết gửi Thầy Viên Minh nhân ngày 20/11/2010)

Lên Định Hoá, nhớ chú Hải.


Hôm nay cuối tháng đầu đông.

Xe lên Định Hoá, gồm hơn mười người.

Ngoài đường gió rét căm căm

Lòng ấm áp thăm người thân cô, bác.

Nhiều người tuy bận chưa lên.

Vẫn đau đáu nhớ người đi xa vắng.

Người xưa, cảnh cũ còn đây

Lời ca, tiếng đàn âm vang núi đồi.

+++++

Mong người ra đi thanh thản.

Người ở lại luôn mạnh khoẻ, dẻo dai.


Kim Anh

(Định Hóa 27.11.2010, ngày giỗ chú Phạm Vĩnh Hải )


Vườn rau nhà tôi.

Nhà tôi giờ đã có một “vườn rau” nhỏ được trồng trong các chậu cây cảnh, hộp xốp và được đặt ở nóc tầng tum ngôi nhà 4 tầng.

Mới đây nhiều vị như bà Lan, bà Dung, bà Anh…đặc biệt là bà Nhu và cháu Phương Thuý những người có thâm niên trồng rau nhà đã bớt chút thời gian thăm và dự hội thảo “đầu bờ” bên vườn rau nhà tôi. Các vị ấy đã tư vấn nhiều ý kiến bổ ích không chỉ về ý nghĩa, mục đích, kĩ thuật và các điều cấm không được làm khi trồng cây, mà cả kinh nghiệm thưởng thức rau xanh, từ đó định hướng các loại cây nên trồng.

Nhờ thế mà vào thời điểm này vừờn rau nhà tôi đang có rau thơm, húng quế, bạc hà, kinh giới, rau răm, tía tô, dấp cá, ngải cứu, su hào, cà chua, rau ngót, chanh, ớt, 2 loại cải mầm, cải bẹ, cải mơ, rau xà lách cuộn, xà lách lá, rau muống, rau dền đỏ (21 loại tất cả). Vài tháng nay bữa cơm hàng ngày của gia đình có tới 90% là rau nhà, không phải đi mua ở chợ.

Theo tôi muốn có vườn rau nhà phải giải quyết được bài toán “diện tích; đất, giống cây và nhân công”. Về diện tích vì nhà không có vườn nên tôi đành chọn mái tầng tum, ở đó có đủ ánh nắng thường xuyên giúp cho cây phát triển. Giống cây và đất cứ ra chợ Bưởi muốn loại gì cũng có. Nhưng mua mãi cũng xót tiền, đành phải bổ sung thêm đất tự kiếm. Tôi ra bãi sông Hồng đến đường Lê Văn Lương kéo dài đang thi công, hoặc về Quốc Oai, xuống làng Sét xúc vài bao tải đất chở về nhà để thêm vào lượng đất đã mua vừa đỡ tốn tiền, vừa tăng thêm chất lượng đất trồng.

Nhưng vất vả nhất là chuyển được đất lên mái nhà, tôi cứ chia nhỏ thành những gói trên dưới 3 đến 4kg. Thân già 65 như tôi cứ túc tắc lúc nào khoẻ thì vác, đến tầng nào mệt để đấy, không khoẻ hoặc không hứng thú thì ngừng lúc khác làm. Thủng thẳng như thế mà mọi việc đâu vẫn ra đấy, kiếm được bao tải đất nào là chỉ vài hôm sau chuyển hết. Người vẫn khoẻ không bị sai khớp hoặc đau lưng, mỏi gối và tinh thần vẫn minh mẫn mà rau vẫn lên xanh tốt.

Tôi chỉ tiếc là tiếc rằng sản lượng chưa cao, mới chỉ đôi lần biếu bà mẹ vợ môt ít. Vừa rồi, nhân Vũ Anh Tuấn đột ngột có mặt tại Hà nội dự Hội trường Trần Phú tôi đãi khách từ Nga về một bữa cơn đặc sản toàn rau nhà vào ngày 19.11.2010. Cả chủ và khách rất vui vẻ, ấn tượng với rau nhà.

Bây giờ vợ chồng tôi rất sướng chăm sóc vườn rau, chăm chỉ hái rau ăn hàng ngày. Nhưng tôi vẫn tâm niệm 1 trong 9 điều bác Di nhắc nhở người già nên tránh “không được sướng quá, dễ vỡ mạch máu”(*) và một triết lí nổi tiếng đại ý là “làm ra rồi đã khó, giữ được lại còn khó hơn”. Vì thế phương châm lúc này của tôi là phải hạn chế sự sướng, cố gắng duy trì vườn rau lâu dài ít ra là cho đến khi ngoài chợ chỉ toàn rau xanh, sạch mới thôi.


Phạm Vĩnh

(*) Xem Blog 53, ngày 4.11.2010:“9 điều người cao tuổi nên tránh”, nguyên văn:
”Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não…”

Tưởng nhớ Mẹ

Các con tưởng nhớ đến Mẹ nhân ngày giỗ lần thứ 3 !

Hôm nay là ngày giỗ Mẹ lần thứ 3 - 19/10/2007(AL)-19/10/2010(AL). Cách đây 3 ngày (16/10 AL), theo sáng kiến của Bà chị Vinh, chúng con đã tổ chức giỗ Mẹ. Theo Bà chị Vinh phải tổ chức giỗ trước để kết hợp tiễn cháu Thu trở lại Nhật và để gia đình cháu Hương-Mai có điều kiện tham gia vì ngày đó đúng ngày chủ nhật, các cháu chắt không bận việc kinh doanh, học hành...Bản thân con thì muốn giỗ Mẹ đúng ngày để Mẹ còn biết ngày về vui vầy với con cháu vì con nghĩ người âm không dễ dàng gì cập nhật được thông tin. Tuy vậy đã là quyết định của bà chị cả - bà chủ của nhà 42 Trung Tự thì phải tham gia và tuân thủ thôi ! Vợ con thì "dạ-vâng" rồi còn con như vậy là thiểu số...và hơn nữa là không có chân trong "Hội đồng quản trị" vì không có "cổ phiếu" mà.
Nhớ về Mẹ, con lại thấy hiện lên một bà mẹ hiền lành, ít nói nhưng sắc sảo. Sắc sảo vì Mẹ không nói nhưng Mẹ biết con cháu làm gì và những gì sẽ xẩy ra trong tương lai. Sinh thời mọi việc đổi mới trong gia đình từ việc mua sắm các thiết bị điện tử dùng cho sinh hoạt hàng ngày hay sửa chữa, hợp lý lại nhà cửa mẹ là người đề xuất và thực hiện. Còn Ông thì tính tình dễ dãi, sống thế nào cũng được nên vô tư không quan tâm đến những việc này... Nhớ về Mẹ con thấy Mẹ là một người bao dung. Sinh thời Mẹ ít trách móc và bỏ qua những khiếm khuyết nhỏ của con cháu. Việc con cháu đến thăm Mẹ, Mẹ không bắt buộc. Đứa nào đến thăm được thì đến không đến thăm được thì thôi. Mẹ không hề trách móc hay để bụng để đánh giá này nọ. Việc thông cảm cho con cháu, tự lo cho cuộc sống của mình và không phụ thuộc, ỉ lại con cháu là một đức tính đặc trưng và rất đáng quý của Mẹ. Thế hệ từ U60 trở đi thường có những bảo thủ nhất định, có lúc hơi khe khắt với lớp trẻ và con cháu mình. Còn Mẹ không thế. Mẹ rất thông cảm, ít trách móc con cháu và không để bụng về cách xử sự của con cháu đối vời mình. Cháu Mai Anh ở với Bà có lúc cáu gắt với Bà nhưng Bà không giận lâu. Những lúc Bà có vẽ giận, Cháu Mai Anh lại ôm và cù Bà. Bà cười! Thế là mọi việc đâu lại vào đấy. Đức tính này không phải người già nào cũng có được. Con cũng chưa học và chắc không học được đức tính đáng quý này của Mẹ. Con thấy mình ít nhiều còn cố chấp với lớp trẻ. May ra nếu có thiện chí khắc phục chắc phải qua U70 mới thành công hoặc có thể không thành công được hoàn toàn.
Mấy lời bộc bạch của con rể nhân ngày giỗ lần thứ 3 của Mẹ. Nhân đây tôi cũng xin cảm ơn Chi họ Cụ Quang đã cho tôi một người Mẹ hiền từ, bao dung như Mẹ Phạm Thị Kim Thoa. Cầu mong Mẹ phù hộ độ trì cho con cháu và chi họ. Chúng con luôn tưởng nhớ và kính trọng Mẹ - một người Mẹ hiền lành nhưng sắc sảo và có tấm lòng bao dung với con cháu ! Trong ngày tổ chức giỗ mẹ có mặt hầu hết các em và con, cháu, chắt của mẹ. Đến giỗ Mẹ còn có em Hoa đại diện cho em Di của mẹ từ Tp HCM ra và có vợ chồng em Tuấn &Thúy từ Nga về
Sau đây là một số hình ảnh về ngày giỗ của Mẹ.

Mừng sinh nhật



Mừng Giảng viên nhạc Nguyễn Thiều Hương ( con dâu Ông Bà Nguyên&Lan) tròn 32 tuổi (22/11/1978).Chúc sinh nhật vui vẻ, dồi dào sức khỏe, gia đình riêng hạnh phúc

Mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam



Nhân ngày Nhà Giáo Viet Nam 20/11/2010 chân thành tưởng nhớ và chúc mừng các thành viên trong chi họ đã và đang tham gia công tác trong ngành giáo dục nước nhà là Cụ Phạm Vĩnh Quang, Ông Đoàn Hưng Nông, Ông Đoàn Đình Hải, Bà Đỗ Kim Chi, Bà Hoàng Thị Dung, Ông Phạm Vĩnh Tiến, Bà Phạm Minh Phượng, Chị Lê Hồng Phương, Anh Tạ Đình Thi và Chị Nguyễn Thiều Hương

Blog Gia Đình Cụ Quang

Chúc Mừng Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo


Chúc Mừng Ngày Quốc tê Hiến chương các Nhà giáo 20/11 !

Thầy giáo Lê Uy Vệ (bố vợ tôi) - Nguyên Hiệu trưởng Trường công ích Bạch Mai
Nhân dịp Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo, xin Chúc Mừng Phu nhân của tôi: Lê Thị Hồng Phương và những Nhà giáo trong chi họ Cụ Quang. Tôi xin đươc tặng 2 bài hát cho những người hoạt động trong lĩnh vực trồng người này.

Chi Cụ Quang, các nhà giáo chuyên và không chuyên.

Chi Cụ Quang có nhiều vị đã và đang đựơc đứng trong hàng ngũ cao quí nhà giáo Việt Nam.

Đầu tiên phải kể tới Cụ Phạm Vĩnh Quang, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học Nghiệp vụ Bộ LTTP thời kì chiến tranh phá hoại của Mĩ. Cụ giữ chức vụ này cho tới ngày nghỉ hưu vào năm 1971. Con cháu Cụ Phạm Vĩnh Quang cũng có nhiều vị đã và đang là nhà giáo:

-Con rể cả Cụ Đoàn Hưng Nông (93tuổi), nguyên Hiệu trưởng trường Quốc ngữ Hà Nội trước CM T.8. Sau này trong nhiều năm giữ cương vị Phó Cục trưởng Bộ CA về lĩnh vực giáo dục, giáo dưỡng cho đến ngày nghỉ hưu.

-Con dâu cả TS.Y khoa Đỗ Kim Chi, hoàn thành nghiên cứu sinh tại Đức những năm 80. Là giảng viên trường Trung cấp Y sĩ Bộ Y tế, sơ tán tại Yên Bái thời kì chiến tranh phá hoại bằng máy bay của Mỹ đối với miền Bắc những năm 60 thế kỉ trước. Sau này bà đảm nhiệm Trưởng khoa tim mạch Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.

Phu quân bác Chi là TS.Phạm Vĩnh Di (Hungari, 1969), tuy không phải là nhà giáo chuyên nghiệp nhưng cho tới những năm trước đây, khi đã nghỉ hưu ông vẫn đôi lần tham gia hướng dẫn sinh viên ở TP. Hồ Chí Minh.

-Con rể thứ TS.Đoàn Đình Hải (ĐH Bắc Kinh, 1965) nguyên chủ nhiệm khoa Lâm học, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam những năm sơ tán chống Mĩ tại Đông Triều, Quảng Ninh. Sau này ông trở thành chuyên gia kế hoạch lâm nghiệp, Phó Vụ Trưởng UBKHNN Việt nam cho đến ngày nghỉ hưu.

-Con dâu thứ ba Hoàng Kim Dung tốt nghiệp đại học sư pham, giáo viên toán phổ thông tại Thái Nguyên. Hiện nghỉ hưu tại quê nhà Định Hoá, Thái Nguyên.

-Con trai út TS.Phạm Vĩnh Tiến (Ba Lan) nguyên giáo viên Trường sư phạm 10+3 Hà Nội, sau này ông nhiều năm là Phó Vụ trưởng Ban Khoa giáo TW. Phu nhân là bà Phạm Minh Phượng, nguyên giáo viên hoá Trường cấp 3 Trần Phú Hà Nội (hai ông bà đã nghỉ hưu ngành giáo dục).

-Cháu ngoại TS.Lê Hồng Phương (LB Nga, 1992), đương nhiệm Phó Chủ nhiệm khoa Kinh tế, trường ĐH mở Hà Nội.

-Cháu rể nội Ths.Hoạ sĩ Tạ Đình Thi, giảng viên trường Đại học sư phạm nghệ thuật TW và là hoạ sĩ chuyên nghiệp duy nhất của chi họ.

-Cháu dâu ngoại Ths.Thiều Hương, giảng viên Piano hiện đang giảng dạy, hướng dẫn nhiều học trò theo học Piano.

Đạo đức nhà giáo là điều luôn được các thành viên chi họ kế tục. Xin điểm vài ví dụ, Bác sĩ Đỗ Kim Chi nay đã sang tuổi “xưa nay hiếm” vẫn hành nghề y, nhưng luôn luôn vì người bệnh. Không “bỗng dưng” kê đơn thuốc ngoại đắt tiền, cũng không “bỗng dưng” góp phần đưa bệnh nhân lên bàn mổ để nhận được nhiều tiền "bồi dưỡng" nếu như chưa thấy cần thiết.

Cựu nhà giáo Đoàn Hưng Nông (nay 93 tuổi) truyền cảm sự hiếu học cho đời sau, lớp con cháu của Cụ nay đều tốt nghiệp đại học, hoặc trên ĐH ở các trường danh giá trong và ngoài nước và đều thành danh trên các lĩnh vực nghề nghiệp. Vợ chồng người con trưởng của ông bà Di Chi là Phạm Tuấn Minh và Lê Bạch Hoa tuy hành nghề kinh doanh, nhưng đã hướng nghiệp theo ngành giáo dục bằng cách mở trường “Ido” ở TP.Hồ Chí Minh nhằm phát triển trí tuệ trẻ em.

Trong khi điểm lại các nhà giáo chi họ Cụ Quang, chúng ta cũng không quên nhắc tới các nhà giáo chuyên nghiệp chi Cụ cả Phạm Vĩnh Bảo là vợ chồng TS.PGS Phạm Ánh Hồng và TS.PGS Ngô Thành Phong; nhà giáo và là nhà quản lí giáo dục đức độ nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục Hồ Trúc.

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20.11, chúng ta gửi lời chúc tới các vị đã và đang là nhà giáo tiếp tục góp sức vào sự nghiệp “trồng người”, trước hết là cho gia đình mình và sau đó là đào tạo được môt lớp người có ích cho xã hội xuất sứ là con cháu Cụ Quang.


Vĩnh Thắng

Thăm triển lãm Quốc Tế về Du Lịch

Thăm triển lãm Quốc Tế về Du Lịch
Triển lãm quốc tế về du lịch năm 2010 vừa qua đã tổ chức tại TTTL Phú Mỹ Hưng. Các tour du lịch 3 nước Đông Dương được quảng bá rộng rãi, Nhiều nước đã giới thiệu các tour du lịch tại VN như : Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Myamar, Macao....


Mọc Quan Nhân, Nhân Chính quê tôi.

Mọc Quan Nhân một trong số năm làng Mọc cổ xưa của Hà Nội (Quan Nhân, Cự Lộc, Phùng Khoang, Giáp Nhất và Chính Kinh), nay thuộc phường Nhân Chính quận Thanh Xuân. Làng nay đã đô thị hóa, nhưng nhiều đường phố vẫn mang tên xưa Quan Nhân, Chính Kinh, Khương Đình, Khương Trung v.v...

Làng Mọc Quan Nhân có ngôi Đình, Chùa Quan Nhân ngày còn bé mỗi lần được theo bà nội về quê trên chiếc tầu điện “leng keng tiếng còi sớm khuya” là một lần háo hức không kể siết.

Nhân Chính quê tôi quận Thanh Xuân.

Quan Nhân thôn, vốn làngvăn hoá.

Những ngày theo bà nội về làng.

Trường sơ tán tránh máy bay Nhật (1944)

Cùng cô Thảo, chị Phạm Chu Sa.

Gần họ hàng, cầu ao, giếng nước.

Tôi yêu quê, không những quê đẹp.

Vì tuổi thơ tôi quyện hồn quê.

Yêu mến làng quê nhất là Đình, Chùa Quan Nhân nơi tôi có nhiều kỉ niệm thời thơ ấu, xin ghi lại một ít điều tham khảo.

-Năm 1986 đã tìm thấy Bia đồng, sách đồng ở Đình Quan Nhân trên đó khắc 2.700 chữ Nho vào năm thứ 6 Quí Sửu (1853). Văn bia do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc thứ 2 (1573) thời vua Lê Anh Tông phong cho vị thần là Hùng Lãng Công Trung nghĩa Vương Hồ Quốc an dân (dòng dõi vua Hùng là huyền truởng Vũ Tiên dẹp giặc Nam Chiêu), vợ là Dục Đức Tề My Quan Nhân nương công chúa. Ông bà đuợc phong là Thánh Hoàng làng.

-Chùa Quan Nhân, tên hiệu là “Sùng Phúc Tự” năm 2002 được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật mang đậm dấu ấn nghệ thuật chạm khắc thế kỉ XIX. Toạ lạc trên khuôn viên rộng 1300 mét vuông, vừa qua sau 13 tháng trùng tu nhiều hạng mục tôn tạo thêm vẻ đẹp của ngôi chùa và đã được gắn biển Công trình kỉ niệm 1000 năm Thăng Long.

-Người Nhân Chính có nhiều nhân vật nổi tiếng, chỉ riêng về văn chương có nhà thơ Đặng Trần Côn, tác giả kiệt tác văn chương bằng chữ Hán “Chinh phụ ngâm” Nhà văn Vũ Trọng Phụng,nổi danh với nhiều tác phẩm trào phúng những năm 40 thế kỉ trước.

Chi họ Cụ Quang cũng như các chi khác thuộc nhánh họ Cụ Lê Thị Cả (Cụ bà Phạm Chí Lễ) xuất thân Làng Mọc Quan Nhân, Chính Kinh nay cũng có nhiều người thành đạt trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, khoa học, kinh tế và xã hội…kế tục truyền thống làng văn hoá Quan nhân xưa.

Hiện nay mộ chí Cụ Phạm Chí Lễ-Lê Thị Cả được an táng tại nghĩa trang Quán Dền, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân Hà nội ( Trong khu mộ của dòng họ cụ Tuần Nguyễn Hữu Đắc - Mộ đã di chuyển 3 lần thời chống máy bay giặc Mỹ; sau năm 1975, xã Nhân Chính huyện Từ Liêm đã quy hoạch lại khu dân cư, khu nghĩa trang. Gần đây khi xã trở thành phường và mở rộng các khu đô thị, dòng họ Cụ Nguyễn Đắc đã quy tập các mộ của dòng họ vào 1 khu , hiện nay Nghĩa Trang này nằm ngay tại trục đường lớn – Lê văn Lương kéo dài - ).

Chùa Quan Nhân là nơi trước đây vẫn tổ chức ngày hội Làng Mọc hằng năm vào ngày 11 tháng hai âm lịch có rước kiệu, múa rồng, sư tử, chọi gà, đánh cờ người…thu hút rất nhiều du khách tới tham dự. Bắt đầu từ năm 2000, lễ hội làng Mọc cứ 5 năm một lần và do 5 làng luân phiên nhau tổ chức.


Kim Anh

(Có tham khảo tư liệu và ảnh trên mạng. Các ảnh từ trên xuống Chùa Mọc Quan Nhân, Múa kiệu và người dân dự hội làng Mọc)

NHÂN NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14 -11!$_!!

NHÂN NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14 -11!$_!!
Bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?
Tỉ lệ bệnh đái tháo đường tại TP.HCM gia tăng từ 3,8% năm 2001 lên gần gấp đôi 7,04% vào năm 2008 (theo số liệu điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM và Viện Nội tiết T.Ư).
Nhân Ngày đái tháo đường thế giới 14-11, chúng tôi xin trích giới thiệu một bài kiểm tra nhanh (gồm chín câu hỏi) giúp mọi người tự nhận biết mình có thuộc nhóm nguy cơ mắc căn bệnh này hay không để có kế hoạch dự phòng. Nếu bạn trả lời “có” cho bất cứ câu nào thì bạn được 1 điểm, nếu trả lời “không” là 0 điểm. Điểm của bạn càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
Câu 1: Bạn có bị thừa cân béo phì hay béo bụng không? Để biết mình có thừa cân béo phì hay không, bạn có thể tính dựa theo công thức BMI, bằng cách lấy cân nặng (tính theo kg) chia cho chiều cao bình phương (tính theo m). Nếu BMI trên 23 là thừa cân, BMI trên 25 là béo phì. Ngoài ra, béo phì vùng bụng còn được định nghĩa là vòng bụng đo ngang mức rốn trên
Câu 2: Bạn thiếu vận động thể lực trầm trọng? Bạn có thuộc típ người di chuyển bằng xe máy, làm việc văn phòng, ít tập thể dục, không chơi thể thao, không đi bộ hằng ngày, ít làm việc nhà?
Câu 3: Bạn ăn uống không điều độ? Có phải bạn thường uống nước đóng chai có đường, thích ăn ngọt, thích ăn các món béo như thịt mỡ, các món chiên ngập dầu? Ăn ít rau quả, uống nhiều bia rượu? Thường xuyên đi làm về trễ và 80cm ở nữ giới và 90cm ở nam giới. ăn tối sau 20g?
Câu 4: Bạn quá 40 tuổi chưa? Sau tuổi 40 nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường càng gia tăng.
Câu 5 : Bạn bị tăng huyết áp hoặc cholesterol máu?
Câu 6: Bạn có cha mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường? Nếu có thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của bạn cao hơn người khác bởi bệnh này có tính di truyền mạnh.
Câu 7: Bạn là nữ và từng bị chẩn đoán đái tháo đường trong lúc mang thai hoặc bạn sinh con nặng ký (trên 4kg)? Nếu có, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường về sau.
Câu 8: Yếu tố chủng tộc. Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới, người dân sống vùng Nam Á như nước ta có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường và bạn đương nhiên nhận 1 điểm ở câu này.
Câu 9: Bạn bị bác sĩ chẩn đoán rối loạn dung nạp đường huyết hay tăng đường huyết lúc đói? Nếu bị chẩn đoán gặp một trong hai vấn đề trên, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường sau này. Các tình trạng này theo y học gọi là tiền đái tháo đường.
Với chín câu hỏi, có thể bạn chưa trả lời được ngay một số câu, như vấn đề cholesterol máu, rối loạn dung nạp đường, huyết áp... Vì thế, bạn nên thu xếp một buổi để đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Ngoài ra, trong các yếu tố nguy cơ đã liệt kê có nhiều yếu tố bạn có thể thay đổi được, ví dụ các yếu tố nguy cơ liên quan đến cân nặng, vòng eo, ăn uống, vận động thể lực. Do vậy bạn nên thay đổi lối sống trước khi quá muộn, bởi một khi bị chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, bạn phải mang căn bệnh này suốt đời.

Báo Thanh Niên Thứ Sáu, 12/11/2010

Nhớ

Nhớ !


Nhớ lại thủa lên mười
Mới đầu đông, chớm lạnh
Gánh cá Mòi chạy bán
Khắp phố phương Thăng Long

Thành phố đã lên đèn
Cũng là giờ tan học
Về nhà, cơm dọn sẵn
Thơm nức mùi cá chiên





Miếng cá nóng dòn,ấm
Bùi,béo ấm chân răng
Xương ròn,tan trong miệng
Ôi cá Mòi thực ngon !


Năm nay sông Hồng cạn
Chưa thấy bán cá Mòi
Bỗng ngày qua nở rộ
Cá Mòi bán mọi nơi


Tần ngần trước hàng cá
Tặc luỡi, mua nửa cân
Giá năm nay đắt quá *
Gấp đôi vụ trước đây

Cũng rủa sạch con cá
Cũng ướp lát gừng tươi
Cũng đen rán, ròn nóng
Ăn vào chát- đắng, sao ?





Con Mòi không vượt sông
Đến bằng xe đông lạnh
Có chứa chất bảo quản
Để con Mòi không ươn ?

Nhớ sông Hồng ngày trước
Dòng nước đỏ phù sa
Hiền hòa trôi về biển
Đón các Mòi vượt sông !
* 7.000.đ00/100gr

Chúc Mừng Sinh nhật em Thi

Nhân Sinh nhật lần thứ 38 của Em (11/11/1972-11/11/2010)Anh chị Lương & Phương Chúc Em Mạnh khỏe, Hạnh phúc và Mọi sự Tốt lành !
Anh chị tăng Em bài hát "Khúc hát Mừng Sinh Nhật"

Mừng sinh nhật



Mừng Họa sĩ Tạ Đình Thi ( con rể Ông Bà Ngọc&Phi) tròn 38 tuổi ( 11/11/1972).Chúc sinh nhật vui vẻ, dồi dào sức khỏe, gia đình riêng hạnh phúc


NHỚ !

Thời gian thấm thoát năm muơi năm *
Kỷ niệm ngày ra trường Giao thông
Năm lăm * nhớ cơn bão thế kỷ
Toàn trường chống chọi thật lao đao
Gió vật, cây nhào, nhà tốc mái
Mưa ào ào, trút giận trần gian
Không ngại ngần thầy trò bảo nhau
Nằm đè giữ máí nhà khỏi lật
Chống bão là nhiệm vụ hàng đầu
Dù chỉ mái tranh nghèo giản dị
*
* *
Nhớ mãi những ngày sôi nổi
Của một thời học cao đẳng Giao thông
Tấm lòng tình cảm thiết tha
Dưới mái trường bên gốc đa Voi Phục

Hà Nội 10/11/2007
Phạm Thị Kim Anh
* 1957 – 2007
** 1955

Ghi chú : Tôi đọc được bài thở này, là bài đầu tiên trong tuyển tập “ Một Thòi . . ..”
do nhà xuất bản Giao thông vận tải được phát hành vào ngày 6 tháng 11 năm 2010
Thật là ích kỷ nếu không để bạn đọc của blog
53 được thưởng thức !

Tính Cách Đặc Trưng Của Con Gái 3 Miền !!!!!

Nhân Cậu Di có đăng bài "Khẩu Nam, Khí Bắc", cháu cũng xin góp thêm một bài về chủ đề này nhưng không phải ngôn từ mà về...con gái 3 miền của Việt Nam
CON GÁI BẮC (mà điển hình là con gái Hà Nội), là những cô gái khôn ngoan và tinh tế.Họ làm ra vẻ như rất giữ khuôn nếp nhưng thực ra họ đong đếm bạn kỹ lưỡng trước khi bật đèn xanh cho bạn tiến đến.
Họ nghĩ nhiều đến vấn đề gia đình đôi bên môn đăng hộ đối, do đó khi đã thành đôi rồi, dù bên ngoài có nhìn vào như thế nào đi nữa họ cũng vẫn thấy vừa lòng với nhau và cuộc sống hôn nhân ít xao động.
Nếu mà như thế được cả thì đâu có gì mà nói nhỉ?
Sau khi về nhà chồng thì những cái mà các cô dâu Bắc hay có là :
- Khắc kỵ với mẹ chồng.
- Kiểm soát chồng chặt chẽ và tranh giành tài sản cũng như quyền lực trong nhà chồng.
Còn trong gia đình thì khỏi nói : con gái Bắc coi chồng như một anh lao công và khi nắm quyền lực trong gia đình rồi thì bắt đầu nhiều lời.
Những câu nói đay nghiến dấm dẳng không biết có phải từ trong tiềm thức tổ tiên để lại bắt đầu tuôn ra một cách rất tự nhiên.
Khi những điều đó bành trướng lên quá đáng thì anh chồng bắt đầu ngao ngán gia đình - chuyện ngoại tình là sẽ đến và nếu có điều kiện là "chuồn" luôn cái bà vợ chán chường đó mà đi lấy một người vợ khác.
Con gái Bắc còn có tật thiên vị tình cảm nội ngoại, và không ít những chuyện không hay thường bắt nguồn từ nàng dâu.
Thêm một tính nữa là hơi một tí là bỏ về nhà cha mẹ, và gia đình ngoại hay có chuyện can thiệp vào gia đình chồng.
Nói đến các cô gái Bắc còn phải nói đến cái tính điêu ngoa và đanh đá. Và từ đó dẫn đến hỗn láo xấc xược là rất gần. Những cuộc cãi nhau, chửi nhau của các bà vợ Bắc cứ như những bản nhạc được học thuộc lòng trước khi lên xe hoa.
CON GÁI MIỀN TRUNG được tính từ Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh vào đến Phú Yên, Ninh Hòa.
Có thể nói đây là một khu vực nhân văn đa dạng.
Phía Bắc thiên về văn hóa Hà thành còn phía Nam thiên về Sài thành.
Họ đều có những đức tính chung của những người con của biển.
Con gái miền Trung cần cù, nhẫn nhục.


Những bông hoa xương rồng lộng lẫy.
Tình yêu của họ không rộ nở tưng bừng nhưng lại sâu lắng.
Họ ít đòi hỏi nơi người chồng nhưng lại hy vọng rất nhiều vào người chồng.
Nếu ai cần một người vợ để dựng nghiệp thì nên chọn con gái miền Trung.
Bạn sẽ luôn được sự yên tâm về lòng chung thủy của họ.
Họ cần cù nhẫn nhục chịu đựng gian khổ với bạn.
Nhưng nếu mà bạn đổ đốn ra, phụ bạc chân tình của họ thì cũng hãy coi chừng đấy. Đã nghe câu "con gái Bình Định múa roi dạy chồng" chưa?
Điểm yếu của những cô gái miền Trung là hơi quê mùa, dù rất nhiều cô tỏ ra mình bảnh như ca sĩ Mỹ Tâm chẳng hạn... bạn vẫn nhìn được cái nét quê mùa của họ.
Miền Trung nói chung và nên có nói riêng về Huế.
Đó là một vùng đất dường như là rất riêng biệt của Việt Nam.
Huế có văn hóa của cố đô nên Huế trầm lặng, lắng đọng và lãng mạn như những vần thơ.
Những cô gái Huế có những nét rất riêng biệt đối với miền Trung và các vùng khác trên lãnh thổ Việt Nam do cái truyền thống cố đô để lại.
Nhưng nếu bạn cưới được một cô vợ người Đà Lạt thuần gốc... Đó là những tiểu thư gốc người Huế vào Đà Lạt dựng nghiệp từ thời Pháp thuộc.
Những tiểu thơ da trắng môi hồng với văn hoá Anh, Pháp, Việt.
Bạn khó kiếm ở đâu trên thế giới một người vợ lý tưởng hơn ở đây.
Cao nguyên Lâm Viên với rất nhiều thú vị cho những chàng trai đi tìm vợ.
Có những cô gái làm bạn ngỡ ngàng về nhan sắc cũng như về phong cách.
Bạn ngơ ngẩn bám theo và rồi hiểu ra đó là một cô gái Jarai lai Pháp từ cái thời ông cố nội nào đó.
Bạn cũng có thể gặp những cô gái da trắng tóc vàng, mắt xanh và mũi cao như Tây.
Nhưng kìa, cô ấy nhu mì và có vẻ như không văn minh hơn những người Kinh.
Họ là những người dân tộc Thái gốc Indian.
Tôi khuyên bạn là nếu quen những cô gái ấy, đã yêu thương thì phải cưới, nếu không thì rất là phiền phức đấy!
Làm quen với họ không khó nếu biết cách (vì họ có vẻ hơi cô lập).
Mách bạn nhé : Bạn để ý con đường đi làm của nàng... có thể là ở đâu đó hay ở nương rẫy... và chờ ở đoạn suối trên đường đi...
Các nàng này rất thích tắm suối và khoe thân thể kiều diễm của mình...
Bạn cứ việc ngắm và thích ai thì cứ để bụng, thò đầu ra lúc này mất mạng không ai thương đâu...
Sau đó thì tìm cách gặp nàng và nói là đang tương tư nàng từ cái hôm ấy...
Thành công hay không còn tùy cái bản mặt của bạn!

CON GÁI NAM
Những cô gái miền Nam thực sự tôi luôn thấy rất nhẹ nhàng mỗi khi tiếp xúc với họ...
Cái chất đơn giản mộc mạc của họ là cái nét làm cho mọi người dễ gần.
Giọng nói của người miền Nam trong sáng như tâm hồn họ vậy.
Nếu nói là những cô gái miền Nam không có chiều sâu tâm hồn cũng có phần nào đúng, bởi nếu họ cũng sâu lắng thì lấy đâu cái nét hồn nhiên trong sáng kia chứ.
Đó là cái đặc tính được thiên nhiên ưu đãi cho những con người sống trên vùng đất phù sa màu mỡ.
Chinh phục một cô gái miền Nam không khó. Họ dễ tin, không tính toán quá xa xôi...
Cũng vì thế giữ được một cô gái miền Nam trong vòng tay của mình lại đâm ra khó... vì ai họ cũng tin cả...
Ta có thể thấy số phụ nữ miền Nam thôi chồng, tái hôn rất nhiều là vì các ông chồng không có đủ bản lĩnh để giữ họ.
Tâm hồn của họ gần như là người phương Tây. Khi mà bạn không còn là niềm tin của họ nữa thì họ cũng chẳng lưu luyến bạn làm gì cho mệt xác.
Nói như thế không có nghĩa là nói họ không chung thủy hay hời hợt trong tình cảm.
Do sự ưu đãi về phong thổ và tập tục, họ là những người thực dụng.
Tình yêu của họ luôn có giá trị của bạn kèm theo.
Họ là những bông hoa giữa trời, giữa đời... Nở rộ một thời xuân sắc và rất nhiều nỗi buồn khi đã tàn hương...
Không nhiều người biết lo cho cái tuổi về chiều của mình...
Họ sống tưng bừng một thời và chấp nhận những hẩm hiu trong buổi chiều cuộc đời.
Đó là tình trạng đang có nhiều ở các bậc tiền bối của các cô gái miền Nam.
Họ là những người rất đáng thương.
Lấy một cô gái miền Nam? Bạn có thể mà.
Đó là một bông hoa, một con bướm tung tăng bên bạn. Sống rất nhiệt tình với bạn. Sự đòi hỏi của họ cũng không cao. Vấn đề là bạn cũng đừng quá tệ.
Về phong tục tất nhiên là dễ dàng hơn mọi vùng miền : thương nhau một bữa cơm đơn giản cũng thành vợ thành chồng.
Lấy một cô gái miền Nam làm vợ?
Bạn hãy nên nếu bạn có một mức sống tương đối.
Bạn ít khi phải đau đầu về họ và đó là một trong những bí quyết sống thọ.
Nhưng đừng nghĩ tất cả họ là như thế nhé. Guốc dép sẽ bay vèo vèo khi mà bạn nhìn không kỹ và nghĩ ai cũng thế.
Ở miền Nam con gái Sài Gòn là một đặc trưng.
Họ không khác nhiều với những vùng phụ cận, có chăng là lịch lãm hơn và đương nhiên cái nhìn cũng cao hơn.
Ngày nay sự pha trộn của nông thôn vào Sài Gòn cũng làm bão hòa cái đặc tính của con gái Sài Gòn.
Đó là dưới cái nhìn tổng quát về con gái Sài Gòn.
Nhưng tinh ý một chút bạn vẫn có thể nhìn ra ,phân biệt được con gái Sài Gòn và những cô gái nhập cư.
Có ba dạng nhập cư :
1- Những cô gái từ các tỉnh thành tới Sài Gòn để làm ăn sinh sống.
2- Những cô gái theo gia đình nhập cư và định cư tại Sài Gòn.
3- Những cô gái mà cha mẹ nhập cư vào Sài Gòn và được sinh ra ở Sài Gòn.
Trong thành phần thứ 3 này có cô thì đúng là sinh trưởng theo môi trường và thành dân đô thị chính hiệu.
Có cô thì vẫn giữ nề nếp của gia đình như ngày ở tỉnh thành.
Tôi gặp nhiều bạn người Bắc vẫn còn giữ nguyên nể nếp từ lời ăn tiếng nói, cách sống y như những người ở quê nhà dù ông nội là người di cư vào Nam từ năm 1954.
Sài Gòn với tất cả những cái phức tạp của một thành phố lớn nhất Việt Nam cho một cái nhìn đa dạng về con người.
Có thể nói ở đây có tất cả mọi đẳng cấp - bạn thích đẳng cấp nào cũng có...
Không ở đâu kiếm vợ dễ hơn ở Sài Gòn.
Và cũng không ở đâu nuôi vợ khó như ở Sài Gòn.
Vì mảnh đất này cái gì cũng phải trả tiền.
Bạn phải có công ăn việc làm, thu nhập ổn định thì mới nên nghĩ tới việc lấy một cô vợ ở đây.
Không thể không nói đến những người đẹp Bình Dương và Tây Đô (Cần Thơ) - hai vùng đất sản sinh ra những người đẹp nổi tiếng của miền Nam.
Họ là những bông hoa đáng yêu và bạn dễ dàng chết ngất khi gần họ.
Muốn gần họ, thân cận với họ? Nói nhỏ cho bạn biết nhé : Bạn phải biết nghe cải lương!
Sưu tầm trên mạng

Khẩu Nam, Khí Bắc




Bắc than gầy thì Nam bảo ốm

Bắc cáo ốm, Nam khai bịnh hay đau

Bắc cuốc nhanh, Nam đi bộ mau mau

Bắc bảo muộn thì Nam cho là trễ

Nam mầm sơ sơ, Bắc làm lấy lệ

Bắc lệ trào, Nam chảy nước mắt ra

Bắc nói úi chà, Nam kêu úi dà

Bắc bước vào kia, Nam đi vô trong

Nam kêu vạt tre, Bắc là cái chõng

Nam trả treo, Bắc lý luận ngược xuôi

Nam biểu vui ghê, Bắc nói buồn cười

Bắc chỉ thế thôi, Nam là vậy đó

Nam làm giỏ tre, Bắc đan cái rọ

Nam muỗng cà phê,Bắc gọi cái thìa

Nam muỗng canh, Bắc gọi cùi dìa

Nam đi tuốt, thì Bắc lìa xa mãi

Nam nói dai, Bắc cho là lải nhải

Nam keu xe hơi, Bắc gọi ôto

Nam xài dù, Bắc lại dùng ô

Nam đi trốn, Bắc cho là lánh mặt

Nam là hơi mắc, Bắc là khá đắt

Nam mầm ăn, thì Bắc cũng kinh doanh

Nam chối lòng vòng, Bắc bảo dối quanh

Nam biểu từ từ, Bắc khuyên gượm lại

Nam ngu ghê, còn Bắc quá dại

Nam sợ ghê, Bắc thì hãi quá đi

Nam nói gì ? Bắc hỏi dạ bảo chi ?

Nam kêu trúng lắm, Bắc bàn chí phải

Bắc gọi thích ghê, Nam kêu là khoái

Bắp Nam kêu hái, Bắc bảo vặt ngô

Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp

Nam rờ bông bụp, Bắc vuốt tường vi

Nam nói : Mày đi ! Bắc kêu Cút xéo

Bắc bảo Cứ véo, Nam bảo ngắt đi

Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gởi

Nam kêu muốm ói, Bắc bảo buồn nôn

Bắc nói tiền đồn, Nam kêu chòi gác

Bắc nói khoác lác, Nam bảo xạo ghê

Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi hay

Bác nấu thịt chó, Nam kêu thịt cầy

Bắc vén búi to, Nam bới tóc lên

Anh Cả Băc gọi, Nam kêu anh Hai

Nam : ăn đi chứ, Bắc mời anh xơi

Bắc nói tập bơi, Nam kêu đi lội

Nam kêu xe lôi, Bắc gọi xích lô

Bắc nói cao to, Nam kêu là lớn

Đùa ma không thật, Bắc bảo là điêu

Giỡn hớt đã nhiều, Nam kêu là xạo

Nam nói mập bạo, Bắc bảo béo ghê

Bắc bảo sướng ghê, Nam rên đã quá

Bắc ngồi bia bọt, Nam nhậu lade

Bắc bùi lạc rang, Nam thơm đậu phộng

Nam “ Hông chịu đâu “, Bắc kêu “ Em chả



( Theo Internet )