Những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Pele

Những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Pele

 Huyền thoại Pele trút hơi thở cuối cùng vào ngày 30/12/2022. Sự ra đi của "Vua bóng đá" để lại niềm thương tiếc cho người hâm mộ trên toàn thế giới.

Huyền thoại Pele có một sự nghiệp lẫy lừng. Dưới đây là đoạn video FIFA ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của 'Vua bóng đá'.

Video những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Pele:

Được phát hiện tài năng từ khi còn rất trẻ, Pele bắt đầu chơi bóng cho Santos Futebol Clube khi mới 15 tuổi, vào đội tuyển quốc gia khi 16 tuổi và lần đầu đoạt chức vô địch World Cup khi mới ở tuổi 17.

Trong thế giới bóng đá, Pele là huyền thoại bất tử!

Trong thế giới bóng đá, Pele là huyền thoại bất tử!

Rõ ràng Pele vẫn đang là tượng đài bất diệt trong làng túc cầu thế giới với 1281 bàn thắng xuyên suốt sự nghiệp.

Bên cạnh đó là việc ghi được 77 bàn/92 trận giành 3 chức vô địch World Cup với ĐT Brazil (1958, 1962 và 1970) và được xem là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại.

Pele được FIFA trao tặng giải thưởng Quả bóng vàng danh dự vào năm 2013

Pele được FIFA trao tặng giải thưởng Quả bóng vàng danh dự vào năm 2013

Để ghi nhận những đóng góp của huyền thoại người Brazil cho bóng đá thế giới, vào năm 2013, Pele được FIFA trao tặng giải thưởng Quả bóng vàng danh dự (Ballon d'Or Prix d'Honneur). Ông đã bật khóc ngay trên sân khấu vì quá xúc động khi được vinh danh.

Huyền thoại Pele trút hơi thở cuối cùng vào ngày 30/12/2022. Sự ra đi của "Vua bóng đá" để lại niềm thương tiếc cho người hâm mộ trên toàn thế giới. Ngoài di sản khổng lồ về bóng đá, ông còn để lại cho hậu thế về tấm gương chiến đấu với bạo bệnh khiến báo giới và dư luận nể phục.

Ngay sau khi biết tin buồn, Liên đoàn bóng đá Brazil đã đăng tải trên trang Twitter một bức ảnh Pele ăn mừng một bàn thắng của ông trong màu áo “Selecao”. Kèm theo đó là thông điệp "Hãy yên nghỉ, Pele" và biểu tượng 3 chiếc vương miện ngụ ý về kỷ lục 3 chức vô địch World Cup của Vua bóng đá.

TheoBaomoi



Những việc cần làm trước khi sổ hộ khẩu hết giá trị

Những việc cần làm trước khi sổ hộ khẩu hết giá trị


Việc bãi bỏ sổ hộ khẩu và sổ tạm trú giấy được coi là bước ngoặt lịch sử trong quá trình cải cách hành chính.

Theo khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú năm 2020, kể từ ngày 1-1-2023, toàn bộ sổ hộ khẩu (SHK), sổ tạm trú (STT) giấy sẽ không còn giá trị sử dụng. Việc bãi bỏ SHK và STT giấy được coi là bước ngoặt lịch sử trong quá trình cải cách hành chính, với kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích cho cả người dân và cơ quan quản lý cư trú.

Trước thời điểm SHK và STT hết giá trị sử dụng, người dân vẫn còn một số băn khoăn, không biết cần chuẩn bị gì để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Nên xem lại việc cấp giấy xác nhận cư trú

Biết được SHK sắp hết hạn sử dụng, chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung, nhân viên kế toán một công ty ở TP.HCM, cho biết từ 1-1-2023, khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, người dân chỉ cần xuất trình CCCD gắn chip hoặc dùng ứng dụng VNeID là được, không cần xuất trình SHK như trước đây. Như vậy là quá tiện lợi cho người dân. “Thế nhưng, mọi thông tin của người dân đều gói gọn trong CCCD. Đặt trường hợp nếu bị mất thẻ, tôi rất lo việc thông tin của mình sẽ bị lộ hoặc bị người khác đánh cắp thông tin để làm việc vi phạm pháp luật” - chị Nhung nói.

Anh Nguyễn Dương Nhật Uy, ở phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM, chia sẻ: “CCCD gắn chip của tôi sai thông tin, đã được thu hồi. Thế nhưng hơn một năm nay, tôi chưa được cấp lại. Hơn thế, số định danh trước đây tôi cũng đã bị hủy vì cập nhật sai thông tin. Sắp tới đây, SHK không còn giá trị thì tôi không biết làm cách nào để chứng minh nhân thân cũng như nơi cư trú của mình”.

Người dân đang làm CCCD gắn chip tại Công an phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Người dân đang làm CCCD gắn chip tại Công an phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Anh Trần Văn Hùng (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết hiện tại SHK của anh đã bị thu hồi vì trước đây anh có thay đổi thông tin trong SHK. Mặc dù anh đã được cấp CCCD gắn chip nhưng khi đi làm hợp đồng mua bán xe, nơi công chứng cũng yêu cầu anh phải xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú.

“Tôi đã quay về công an phường xin giấy xác nhận. Thế nhưng, giấy xác nhận này chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày. Nếu sau 30 ngày, tôi cần làm thủ tục liên quan đến công chứng thì phải ra công an phường yêu cầu cấp giấy tiếp. Như vậy rất mất công cho người dân. Cơ quan chức năng nên xem xét nếu bỏ SHK thì cũng nên xem lại việc cấp giấy xác nhận cư trú” - anh Hùng nói.

Nhanh chóng cập nhật thông tin cá nhân

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (cơ sở dữ liệu) là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Một cán bộ công an phường tại một quận ở TP.HCM cho biết Điều 9 Luật CCCD quy định thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; tình trạng hôn nhân; nơi thường trú; nơi ở hiện tại; nhóm máu...

Như vậy, nếu công dân chưa được cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu hoặc cập nhật nhưng chưa chính xác thì cần nhanh chóng đi cập nhật lại để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các thủ tục hành chính sau 31-12-2022.

Lý do, những thông tin trên cơ sở dữ liệu sẽ được sử dụng thay thế SHK, STT giấy khi hai loại giấy tờ này hết hiệu lực từ 1-1-2023. Nếu thời điểm SHK, STT hết giá trị mà công dân chưa cập nhật thông tin có thể sẽ dẫn tới những khó khăn trong việc khai thác dữ liệu phục vụ các giao dịch cần thiết.

Khi bỏ SHK, người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự sẽ sử dụng một số giấy tờ tay thay thế như giấy xác định nơi cư trú, CCCD gắn chip, chủ yếu là người dân sẽ sử dụng CCCD. Hiện nay, hầu như phường nào cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân đổi sang CCCD gắn chip để thuận tiện cho các giao dịch sau này.

Thậm chí có những trường hợp khó khăn, cán bộ công an sẽ đến tận nơi để làm thủ tục đổi CCCD cho người dân. Những trường hợp không đổi CCCD gắn chip vì cho rằng CMND còn hạn sử dụng thì phường cũng vận động để họ làm CCCD. Đây cũng là mục tiêu và là nhiệm vụ của mỗi cán bộ công an phường.

Số định danh cá nhân rất quan trọng, cần thiết

Theo một cán bộ công an phường, những thông tin liên quan về cư trú của công dân đều được cập nhật tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ quan công an sẽ sử dụng số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên cơ sở dữ liệu.

Điều 12 Luật CCCD quy định số định danh cá nhân như sau: Số định danh cá nhân được xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.

Để đảm bảo quyền lợi, nhất là khi SHK và STT không còn giá trị, công dân đến độ tuổi làm CCCD thì cần nhanh chóng đi làm ngay để đảm bảo quyền lợi của mình. PV

TheoPhapLuat

Màn trình diễn của đội bay tiêm kích Su-30MK2 trên bầu trời Hà Nội

 


Nhiều người dân Hà Nội có mặt từ sớm trên khu vực đê sông Hồng chờ xem màn trình diễn của đội bay tiêm kích Su-30MK2 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.

TheoVTCNews


Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022 đã khai mạc sáng 8/12, tại khu vực Sân bay Gia Lâm, (Long Biên, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ ngày 8-10/12 với nhiều nội dung phong phú.

Nội dung được nhiều người chờ đợi nhất chính là màn biểu diễn nhào lộn của dàn máy bay chiến đấu được mệnh danh "hổ mang chúa" Su-30MK2 của Trung đoàn Không quân 927 và dàn trực thăng bay biểu diễn kéo cờ Tổ quốc, cờ triển lãm của Trung đoàn Không quân 916.

TheoTintuc



TheoVnexpress

Siêu quái vật đầu rắn dài 10 m, 100 triệu tuổi hiện hình ở Úc

Siêu quái vật đầu rắn dài 10 m, 100 triệu tuổi hiện hình ở Úc

 

(NLĐO) - Một trong những quái vật gây kinh hãi nhất của thời đại khủng long đã hiện ra gần như trọn vẹn với phần đầu và thân được bảo quản trong đá cổ đại ở phía Tây Queensland - Úc.

Theo Sci-News, các mẫu vật ban đầu được phát hiện bởi nhóm thợ săn hóa thạch nghiệp dư "Rock Chicks", sau đó được thu thập và nghiên cứu bởi nhóm khoa học gia đẫn dầu bởi nhà cổ sinh vật học Espen Knutsen của Mạng lưới Bảo tàng Queensland.

Nó được xác định là một con thuộc loài Eromangasaurus australis, một thành viên của nhóm bò sát biển đáng sợ elasmosaur, tức một chi "thằn lằn đầu rắn", nổi tiếng với chiếc cổ dài như cổ rắn, ngự bên trên là chiếc đầu quái dị với mõm dài và răng sắc nhọn, thân hình thì gần "đúng chuẩn" khủng long với 4 chân được thay thế bằng 4 vây lớn và khỏe.

Siêu quái vật đầu rắn dài 10 m, 100 triệu tuổi hiện hình ở Úc - Ảnh 1.

Bức ảnh chụp hóa thạch giữa các nhà cổ sinh vật học, được phủ thêm "bóng ma" bằng đồ họa để dễ hình dung về siêu quái vật khi còn sống - Ảnh: BẢO TÀNG QUEENSLAND

Con Eromangasaurus australis này sống vào khoảng 100 triệu năm trước, tức thuộc kỷ Phấn Trắng, càn quét cá và mực trong vùng biển đầy quái vật của thời kỳ khủng long.

Tiến sĩ Knutsen cho biết đây sẽ là phần đầu và thân đầu tiên được biết đến của một con Eromangasaurus australis được trưng bày trong bộ sưu tập của Bảo tàng Queensland.

"Chúng tôi vô cùng phấn khích khi nhìn thấy hóa thạch này - nó giống như Đá Rosetta của ngành cổ sinh vật biển vì nó có thể nắm giữ chìa khóa để làm sáng tỏ sự đa dạng và tiến hóa của thằn lằn đầu rắn thuộc kỷ Phấn Trắng ở nước Úc" - ông nói thêm.

Đá Rosetta là một tấm bia Ai Cập cổ đại làm bằng đá granodiorite có khắc một sắc lệnh ban hành ở Memphis năm 196 trước Công Nguyên của pharaoh Ptolemaios V, được viết bằng chữ tượng hình Ai Cập, tiếng Hy Lạp cổ và chữ Demotic. Nhờ đó con người hiện đại mới có căn cứ đầu tiên để dịch chữ tượng hình Ai Cập vốn đã thất truyền nhiều thế kỷ.

Hóa thạch siêu quái vật vừa được khai quật cũng được kỳ vọng là tấm bia "khai sáng" giống như vậy, bởi độ hoàn chỉnh từ tình trạng mẫu vật cho đến trạng thái sắp xếp không bị xáo trộn.

Siêu quái vật đầu rắn dài 10 m, 100 triệu tuổi hiện hình ở Úc - Ảnh 2.

Chân dung gây kinh hãi của siêu quái vật biển kỷ Phấn Trắng - Ảnh: SCITECH DAILY

"Bởi vì những con thằn lằn đầu rắn này có 2/3 cơ thể là cổ, thường thì đầu sẽ tách ra khỏi cơ thể sau khi chết, rất khó tìm thấy hóa thạch bảo quản cả hai cùng nhau" - tiến sĩ Knutsen giải thích.

Giám đốc điều hành của Mạng lưới Bảo tàng Queensland, Tiến sĩ Jim Thompson cho biết: "Hiện chúng tôi đang nắm giữ phần đầu và cơ thể duy nhất của một con Eromangasaurus australis trên thế giới và phát hiện quan trọng này sẽ đóng góp rất lớn cho nghiên cứu quan trọng về kỷ Phấn Trắng ở Queensland".

Các nhà cổ sinh vật học cho biết vào đầu kỷ Phấn trắng, phần lớn Queensland được bao phủ bởi một vùng biển nông, rộng lớn có tên là Biển Eromanga.

Vì vậy các di tích hóa thạch của sinh vật đại dương cổ xưa, bao gồm cả các loài bò sát biển như plesiosaur và ichthyosaur (ngư long) thường được tìm thấy trên khắp tiểu bang, dần dần hoàn thiện bức tranh về một "hệ sinh thái quái vật biển" đầy bí ẩn và khốc liệt.

TheoNLD - Anh Thư

Cảnh giác với thịt bò nhập theo đường bộ

                                             


Theo các báo cáo của Bộ NN&PTNT, hiện nay nguồn cung thịt bò từ các trang trại, các hộ chăn nuôi trong nước chỉ chiếm khoảng 10% - 20% số lượng cung ứng trên thị trường. Phần còn lại là các loại thịt bò nhập khẩu. Ngoài phần nhỏ nhập khẩu từ các nước Mỹ, Úc, Brazin qua đường biển, chủ yếu bò được nhập về Việt Nam qua đường bộ từ các nước lân cận. Đây là các quốc gia có thể xem là đầu mối chính cung cấp bò cho các lò mổ Việt Nam với số lượng hàng trăm ngàn con mỗi năm.

Câu hỏi đặt ra là tại sao phải nhập khẩu bò nhiều như vậy? khi chúng ta là một nước nông nghiệp với sự đầu tư, hỗ trợ rất lớn của Nhà nước cho các mô hình chăn nuôi

TheoVTV24


Tưởng nhớ Bác VŨ OANH

 


       Chi họ Cụ Quang thành thực chia buồn với gia đình Bác VŨ OANH về tin buồn này

 Ông Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Kinh tế Trung ương, sau một thời gian lâm bệnh, đã từ trần vào ngày 30/11/2022, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thành phố Hà Nội.

Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Kinh tế Trung ương, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần vào hồi 14 giờ 35 phút, ngày 30/11/2022, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thành phố Hà Nội.

Ông Vũ Duy Trương (tức Vũ Oanh). Ảnh: kinhtetrunguong.vn

Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng ông Vũ Oanh sẽ được thông báo sau.

Ông Vũ Oanh, tên thật là Vũ Duy Trương, sinh năm 1924, tại xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Ông từng giữ chức: Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông (1946), Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam (1947), Chánh văn phòng Quân ủy Trung ương (1948). Sau đó, ông lần lượt giữ các chức vụ Ủy viên Liên khu ủy Khu 3, Phó Chính ủy Đại đoàn Đồng bằng, Cục trưởng Cục địch vận, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Từ năm 1979 đến 1981, ông lần lượt giữ chức Phó ban Công tác giúp nước bạn Campuchia, Phó trưởng ban Thứ nhất Ban Tổ chức Trung ương.

Năm 1982, ông làm Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương, sau đó là Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa V, VI, VII; được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, VII và Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, giữ các chức vụ: Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương, Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Ông là Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội từ năm 1987-1989.

Khi nghỉ hưu, ông làm Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam.

Ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng vào tháng 9/2022.

Theo Tintuc/TTXVN

Diện mạo 2 ga ngầm tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên sau gần 10 năm thi công


TheoVTCNews

 

Giao hữu Việt Nam - Dormund (Đức) 2- 1

 




Trận giao hữu giữa Việt Nam(Áo đỏ)  và Dortmund (Đức ) tối thứ Tư đã khép lại với chiến thắng 2-1 nghiêng về Việt Nam.

TheoVNexpress

 

“Sở hữu chung cư có thời hạn chính là hình thức thuê chung cư dài hạn”

“Sở hữu chung cư có thời hạn chính là hình thức thuê chung cư dài hạn”

 “Sở hữu chung cư có thời hạn chính là hình thức thuê chung cư dài hạn”

Đây là nhận định của chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh tại Tọa đàm “Quy định thời hạn sở hữu chung cư, những vấn đề pháp lý và thực tiễn” do Tạp chí Luật sư Việt Nam tổ chức mới đây.

Trước đó, Bộ Xây dựng đã đưa ra 2 phương án đề xuất: Bổ sung mới quy định về thời hạn chung cư căn cứ theo thời hạn sử dụng công trình và giữ nguyên quy định hiện hành (không quy định thời hạn sở hữu, người mua nhà được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định).

Theo ý kiến của chuyên gia, nếu bổ sung mới quy định về thời hạn chung cư căn cứ theo thời hạn sử dụng công trình thì người mua chung cư chỉ có quyền sử dụng có thời hạn chung cư, chủ đầu tư dự án vẫn là người nắm giữ quyền sử dụng đất và tiến hành xây dựng các khu chung cư theo quy hoạch và bán có thời hạn cho người cần mua.

Người mua chung cư thực chất là đi thuê chung cư trong một khoảng thời gian đủ dài, không có quyền sử dụng đối với đất xây chung cư. Giá căn hộ chung cư vì thế sẽ về đúng giá trị thật của nó, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng có nhu cầu thực mà phần lớn là người lao động tại các khu vực đô thị lớn tiếp cận được nhà ở có giá hợp lý.

“Sở hữu chung cư có thời hạn chính là hình thức thuê chung cư dài hạn” - Ảnh 1.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính chia sẻ tại tọa đàm.

Ông Thịnh đưa ra dẫn chứng nhiều quốc gia trên thế giới, việc sở hữu chung cư có thời hạn cũng được thực hiện như một hình thức cho thuê dài hạn các chung cư. Trung Quốc quy định tại một số thành phố lớn như Bắc Kinh, Thẩm Quyến, Thượng Hải thì các căn hộ chung cư được bán dưới hình thức có thời hạn từ 50-70 năm, khi hết thời hạn thì Nhà nước thu hồi và không phải thực hiện bồi thường.

Điều này đặc biệt rõ tại quy định của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Thái Lan quy định 2 hình thức cho người dân lựa chọn: sở hữu vĩnh viễn hoặc sở hữu có thời hạn tối đa 30 năm. Khi sở hữu vĩnh viễn, người sở hữu căn hộ chung cư được cấp quyền sở hữu đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đai. Còn trong hình thức sở hữu 30 năm thì chỉ có giấy chứng nhận sở hữu tài sản 30 năm và giá mua nhà có thời hạn chỉ bằng 30% đến 70% nhà có quyền sở hữu vĩnh viễn, quyền sở hữu đất đai vẫn do chủ đầu tư chung cư nắm giữ. Khi hết hạn sử dụng, người sở hữu chung cư có thời hạn có trách nhiệm bàn giao tài sản cho chủ đầu tư.

Tại Singgapore cũng quy định cả 2 hình thức sở hữu nhà ở vĩnh viễn và sở hữu nhà ở có thời hạn, trong đó nếu sở hữu có thời hạn thì tối đa là 99 năm. Nhưng với các chủ căn hộ chung cư sở hữu có thời hạn cũng không được cấp quyền sở hữu đất đai, chỉ được cấp quyền sở hữu có thời hạn tài sản và sau khi hết hạn phải bàn giao lại tài sản mà không được đòi bồi thường hay nhận được một khoản đền bù nào khác.

Ở Việt Nam, thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua đã có một số chủ đầu tư dự án bán căn hộ theo hình thức sở hữu có thời hạn. Ví dụ như: Công ty cổ phần quốc tế C&T đã triển khai dự án Beehome tại quận Tân Bình để bán có thời hạn sở hữu đối với 318 căn hộ có diện tích từ 30m2 - 65m2, trong đó giá bán 180 triệu đồng với thời hạn sở hữu 6 năm hoặc giá 347 triệu đồng với thời hạn sở hữu 12 năm. Sau khi hết thời hạn sử dụng thì chủ các căn hộ sẽ bàn giao các căn hộ lại cho chủ đầu tư để chủ đầu tư thực hiện quản lý, sử dụng.

Hoặc như Công ty Lê Thành triển khai dự án Lê Thành Twin Towers và dự án Lê Thành Tân Tạo (quận Bình Tân) với diện tích từ 30m2 - 45m2 có giá bán 240 triệu đồng với thời hạn sở hữu 15 năm hoặc 350 triệu đồng với thời hạn sở hữu 49 năm. Sau khi hết thời hạn sử dụng thì chủ các căn hộ sẽ bàn giao các căn hộ lại cho chủ đầu tư. Thực tế trên cho thấy đây là một loại hình cho thuê nhà ở dài hạn của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản, giúp thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm nhà ở để phù hợp với khả năng tài chính của người dân.

“Như vậy, sở hữu có thời hạn các chung cư chỉ là một hình thức chủ đầu tư các khu chung cư cho thuê có thời hạn lâu dài, xác định trước theo hợp đồng dân sự giữa chủ đầu tư chung cư và người đi thuê (người mua chung cư có thời hạn)”, PGS.TS Thịnh nhấn mạnh.

Vì vậy, theo ông Thịnh cần giữ nguyên quy định theo khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai năm 2013. Hoặc nếu cần thiết, có thể quy định cả 2 hình thức sở hữu vĩnh viễn và sở hữu có thời hạn với các chung cư. Đồng thời, trong Luật Nhà ở cần có các quy định rõ ràng, đầy đủ và toàn diện hơn đối với mỗi hình thức sở hữu để quá trình áp dụng trong thực tiễn được thống nhất, dễ dàng, bảo đảm tính hiệu lực của pháp luật.

Tại tọa đàm, Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội không đồng tình với quy định về thời hạn sở hữu chung cư trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Ông cho rằng, các quy định về nhà chung cư cũng như việc cải tạo nhà chung cư đã được quy định quá rõ ràng, vì vậy, nên tiếp tục giữ nguyên chính sách cho phép phát triển cả 2 loại nhà chung cư sở hữu không xác định thời hạn gắn liền với quyền sử dụng đất ở ổn định lâu dài hoặc nhà chung cư sở hữu có thời hạn để bảo đảm chính sách nhà ở nhất quán và có tính kế thừa.

Linh Phong

Nhịp sống thị trường