Nhân xem phim "Ngã Rẽ"

Vừa rồi trên kênh VCTV 14 từ 22 đến 24 giò đêm có phát chiếu bộ phim truyền hình dài 30 tập "Ngã Rẽ" của Hãng phim TFS Đài Truyền hình TPHCM sản xuất năm 2010 của Đạo diễn Nguyễn Tường Phương (ảnh trái). Tôi không xem được liên tục nhưng xem được như hầu hết các tập của bộ phim này. Tối qua mồng một tháng tám bộ phim được kết thúc ở tập 30.
Chuyện phim được mở đầu từ quá khứ, trên một ngọn đèo heo hút nơi miền Trung. Thơm là một cô gái điếm đã trôi qua cái thời xuân sắc, hiện sống bám bên cạnh một quán đổ nước mui, hành nghề mại dâm trên một dốc đèo. Thơm có đứa con trai chín tuổi tên Liêm. Thằng bé Liêm là kết quả của cuộc hôn nhân giữa Thơm và Ông Cẩn, một phó giám đốc sở giáo dục tỉnh. Ông Cẩn xuất thân là một người có học thức cao, sống trong một gia đình nề nếp và sung túc. Nhưng chỉ sau khi sanh Liêm được một thời gian ngắn, Thơm đã ôm con ra đi, với một lời thề không bao giờ quay lại.
Thơm trở về nhà nhưng gia đình đã không chấp nhận. Thơm cương quyết không hé môi nói rõ nguyên nhân tại sao cô lại ra đi. Thơm sống lang thang phiêu bạt, cô buôn bán đủ nghề nhưng thất bại, cuối cùng Thơm trở thành một cô gái điếm… Thời gian trôi qua, xuân sắc tàn phai, Thơm phải sống bám bên quán đổ nước mui và hành nghề với “khách hàng” là những tay bặm trợn chốn giang hồ…
Liêm, con trai Thơm 20 năm sau trở thành một trong những nhân vật khét tiếng ở biên giới Việt - Campuchia. Băng nhóm của Liêm chuyên buôn bán phụ nữ. Một băng tội phạm khác xâm phạm địa phận, Liêm đã dẫn đàn em đi thanh toán để thị uy…
Sao Mai, nhà báo thực tập đã rơi vào tay Liêm, và đã bị đối xử một cách tàn nhẫn. Phi vụ đưa gái vị thành niên qua biên giới tưởng đã trót lọt đến chín mươi chín phần trăm, nhưng vào giờ cuối một chiến dịch truy quét đặc biệt đã làm gián đoạn công việc của Liêm. Liêm phải giao bọn con gái cho đám đàn em canh giữ, Liêm bắt Mai làm con tin bỏ chạy về một hướng khác.
Nhận được tin Liêm thất thế đang trên đường đào tẩu, một băng tội phạm khác có thâm thù với Liêm đã đổ người đi truy sát trả thù. Trong lúc bị băng nhóm giang hồ truy sát, Liêm đã cứu Sao Mai thoát chết trước sự tấn công của những tên côn đồ. Liêm bị thương nặng nơi chân. Mai đã giúp Liêm băng bó vết thương, khoảng cách giữa cô và tên tội phạm bắt đầu thu hẹp. Trên đường bôn tẩu, nhiều lần Liêm chứng tỏ bản lãnh là một tay nguy hiểm, anh ta đã thoát khỏi những đợt bủa vây của công an…
Vết thương của Liêm ngày một trầm trọng. Liêm đã bị ngất đi trong rừng. Sao Mai phân vân giữa bỏ đi hay cứu Liêm. Nhưng nhớ đến ơn Liêm liều thân cứu mạng khi cô bị truy sát, Sao Mai đã đưa Liêm vào một ngôi chùa hẻo lánh thuộc địa phận tỉnh An Giang. Đó là một ngôi chùa của người theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Liêm bị thương nặng đành phải lưu lại tại chùa. Nơi hậu viện ngôi chùa có một khoảng đất nhỏ dùng làm nhà trẻ, nơi đó nuôi dưỡng những đứa bé bị bỏ rơi. Trong một lần khi ngồi buồn trong sân chùa, Liêm đã lấy đất sét nặn lại tượng những con chó.
Mai nhận ra được tung tích của Liêm qua những bức tượng đó. Liêm bất ngờ khi biết con tin mà hắn đang cầm giữ lại chính là cô bé ngày xưa mà mình từng chăm sóc.
Liêm cho phép Mai được ra đi … Nhưng Mai đã ở lại
Sau vài ngày lưu lại ngôi chùa, Liêm phát hiện ra những đứa trẻ ngây thơ nơi đó đang mang một án “tử hình”. Bởi tất cả những đứa bé đều nhiễm HIV từ mẹ chúng. Trong số đó có những bà mẹ trước đây từng bị bán qua biên giới làm điếm, khi nhan sắc tàn phai họ đã bị đẩy về và mang theo trong người mầm bệnh nguy hiểm nhưng không hề hay biết. Những đứa con được sinh ra và chúng đã mang án tử ngay từ đầu.
Liêm lần đầu đối mặt với lương tâm, bởi anh ta nhận ra trong bản án “tử hình” của những đứa bé kia, có một phần tội lỗi của chính mình.
Liêm và Mai trốn trong một hốc đá, vết thương ở chân của Liêm sau khi chạy đường dài lại vỡ ra. Mai đã xé áo khoác của mình làm băng, băng chặt vết thương cầm máu cho Liêm. Nhưng trong đêm khuya lúc Mai mệt mỏi ngủ thiếp đi, Liêm đã quyết định gỡ vết băng để máu tiếp tục chảy. Minh (em cùng cha khác mẹ với Liêm) là công an hình sự được phái đi truy bắt Liêm.
Khi Minh và đồng đội ập đến thì Liêm đã chết. Một tên tội phạm khét tiếng cuối cùng đã tự chọn cái chết để “chuộc lỗi” với cuộc đời.
Một thời gian sau, một phiên tòa được mở ra để xử Liêm và đồng bọn. Sao Mai đã gửi đến Nam An một bài báo với nhan đề “đối thoại với người phạm tội”. Sao Mai nhận định một tội phạm dù dã man đến đâu đó cũng vẫn là một con người, đơn giản đó chỉ là một con người lầm lạc. Theo quan điểm của Sao Mai nếu muốn giảm số lượng tội phạm, cũng như người phạm tội tái phạm thì chúng ta cần đối thoại để có thể hiểu được họ. Xin đừng coi tội phạm như những con thú, bởi sâu thẳm trong trái tim hoang dại kia, họ vẫn ước mong một cuộc đời hạnh phúc và bình an.
Khi xem Câu chuyện pháp đình phần 3 : NGÃ RẼ này tôi thật sự xúc động vì bối cảnh của phim, gam màu chủ đạo của phim đầy u uất, tâm trạng. Từng nhân vật đã được khắc họa quá sâu sắc và thực tế khiến cho chúng ta cảm nhận rằng câu nói của người xưa: " Nhân chi sơ, tính bổn thiện" là không sai chút nào. Bi kịch bắt đầu từ những sự nghi ngờ, lạnh lùng vô cảm của con người đã đẩy số phận nghiệt ngã lên đến cao trào và làm cho mình không thể kìm được nước mắt. Diễn viên Trí Thảo vai bé Liêm( lúc nhỏ) và Đinh Y Nhung vai Thơm đã diễn đạt được cái thần của nhân vật và qua họ cũng cho chúng ta một cách nhìn khác về cuộc sống: hãy chìa tay ra để cứu lấy những số phận nghiệt ngã!
Đậy là một bộ phim với kết thúc không có hậu vì khi kết thúc ta vẫn thấy đâu đó đôi mắt thơ ngây của bé Liêm khắc họa nên số phận nghiệt ngã của một cuộc đời bị đánh cắp, bị chối bỏ từ thuở ấu thơ. Trong ký ức của cậu bé luôn là những nỗi ám ảnh về những tháng ngày đau thương, buồn bã và chỉ còn một cách phải "đối phó" với cuộc đời một cách tiêu cực như vậy vì có ai giơ bàn tay chính nghĩa đầy yêu thương cho em ngoài những con người cùng khổ như em!
Qua bộ phim cho ta thấy một điều rằng đôi lúc chúng ta nên thu mình lại để cảm nhận những nỗi đau lên đến tận cùng đó và từ đó nhận thức ra một điều rằng cái ác đôi khi không phải do bản chất mà phảng phất đâu đó là cách mà bản năng sống trỗi dậy để phản ứng trước sự lạnh lùng, vô cảm đến tê người của một bộ phần con người nào đó trong xã hội bất luận xưa hay là nay!
Hãy chìa tay ra để cùng nhau đan chặt lại và cùng truyền cho nhau những yêu thương con người để những mảnh đời dù bất hạnh đến mấy, dù nghiệt ngã đến mấy cũng sẽ có những phút giây bình yên!
Tôi rất thích bài nhạc "Hơi ấm bàn tay" trong phim này. Mời các vị cùng nghe nhé !






Liêm và Sao Hôm trong phim"Ngã rẽ"


Giờ bóng đêm cuộc đời hắt hiu. Tìm đâu thấy đâu 1 chút thôi. Hồn đã đong 1 màu tối tăm. Tìm đâu thấy đâu 1 ánh sao đêm. Những ước mơ của thời ấu thơ. Đã chết đi trong đời khốn khó. Những giấc mơ 1 thời ấp ôm. Đã chìm trong nước mắt. Vẫn ước mong những bàn tay ấm nồng. Sẽ đỡ đau trong cuộc đời bão giông. Vẫn ước mong những mảnh đời nghiệt ngã. Được phút giây bình yên
Previous
Next Post »
5 Komentar
Nhận xét này đã bị tác giả xóa. - Hapus
Nhận xét này đã bị tác giả xóa. - Hapus
avatar

Cháu sẽ hướng dẫn Cậu xóa nhận xét đã post qua mail. Dể như thế thì "oan" cho Cháu quá. Hi hi

Balas
avatar

Phim này đã chiếu vào giờ vàng trên kênh HTV9 ở Tp HCM từ lâu và gia đình tôi đã xem trọn bộ toàn tập.Đồng cảm với Minh Lương ở chỗ hiếm thấy 1 phim VN nào lại đề cập đến vấn đề nóng bỏng trong xã hội hiện nay : nạn buôn bán phụ nữ nghèo sang Campuchia, vấn nạn HIV,và vấn đề hoàn lương những người phạm tội. Cuộc đời của Thơm người mẹ nghèo phải bán thân nuôi gia đình và đứa con trai là Liêm lúc tuổi thơ sống vất vả và đã trải qua cuộc sống đầy cay đắng. Lớn lên Liêm đã trở thành tướng cướp và tham gia các phi vụ bắt cóc các cô gái miền Tây nghèo khổ sang Campuchia làm trong các nhà chứa.Tội ác của Liêm thật ghê gớm ,nhưng Mai em gái của bạn học thuở nhỏ với Liêm tuy căm thù nhưng vẫn vượt qua gian khó để thức tỉnh Liêm hoàn lương.Phim đầy tình nhân văn, nhất là cách nhìn và đánh giá đúng đăn đồi với những con người bất hạnh. Các diễn viên vào vai Liêm lúc bé (Trí Thảo),Liêm lúc lớn ( Huỳnh Đông) Mai ( Minh Phương)và Thơm ( Đinh Y Nhung) đóng rất đạt..

Balas
avatar

Cháu cảm ơn Cậu đã sửa lại nhận xét !

Balas