Vài hình ảnh ngày 2 tết,giỗ cụ Quang

CẢM NHẬN MỘT CHUYẾN DU NGOẠN BỐN NƯỚC EU

B. Hồi 2 : Thăm PARIS (Cộng Hòa Pháp) .
Từ Berlin khởi hành lúc 20g đi xe bus nhanh(Eurobusexpress) của hãng Gulliver (có toilet trên xe )tới 9g sáng thì đến ga xe lửa phía Tây của Paris.Ở đó có Ô.Jean Vidal ,Việt kiều gốc Pháp - là Ba của Cô Vidal Mai Lan cộng tác viên của Cty AXIS của Minh&Hoa chờ sẵn đón về nhà ở 44 Résidence des Coteaux-Chevreuse, cách trung tâm Paris chừng 25 km (Ô Jean trước khi về hưu là Kỹ sư của Hãng máy tính IBM của Mỹ tại Paris).
Chevreuse là một vùng ngoại thành, yên tĩnh, đầy cây xanh và có nhiều hồ, gần khu các Trung tâm nghiên cứu và đào tạo lớn của Paris, nơi đây lúc đó khí hậu mát mẻ như Đà Lạt. Trên đường đến nhà Jean , chúng tôi đã dừng lại chụp ảnh trước biệt thư, nơi mà Ô Lê Đức Thọ và Ô. Kissinger đã gặp nhau để họp kín nhiều lần , trong thời gian diễn ra Hội Nghị Hòa Bình ở Paris .Nhà Ô Jean lúc đó có ba người : vợ Bà Michèle gốc Huế, con trai thứ hai là Nam -Kỹ sư Điện Tử tin học và cô Bảo Trân ( sinh viên du học ở nhờ , có ba mẹ là lãnh đạo một Cty du lịch ở Huế, bạn của Jean),còn Mai Lan lúc đó đang làm việc ở TpHCM. Chúng tôi được bố trí ở phòng của Vidal trên tầng 2, có cửa sổ nhìn ra đường, nhà nằm trên gò đất cao, bao quanh có vườn trồng hoa . Ăn, ở tại nhà Jean khoảng gần 4 ngày, cả GĐ tiếp đón nồng hậu như người nhà , mặc dù chúng tôi chỉ mới quen nhau qua giới thiệu của con gái Jean.Chúng tôi đã được đi thăm phong cảnh Chevreuse gần nhà Jean, như trèo lên đồi men theo đường Chemin de Jean Racine để ngắm cảnh toàn bộ khu vực, tham quan lâu đài cổ, chụp ảnh bên bờ hồ, đến quán thưởng thức bánh mì Baguette (loại bánh mì dài ), và rượu vang đặc sản đỏ của Chevreuse chỉ có vài Euro. Sau đó nhờ Jean thuê được một phòng đôi giá vừa phải tại KS Asia-Italy nằm trên đường chính của Quận 13 gần trung tâm Paris để đi tham quan cho tiện.Hàng ngày Jean đánh xe ôtô riêng chở chúng tôi đi tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Paris .Đối với tôi đến Pháp lần này là lần thư ba, hai lần trước tôi đã được đến Paris theo giấy mời trực tiếp của ACCT ( Tổ Chức Quốc tế Pháp Ngữ ) để tham dự Hội thảo vè Đầu tư Năng lượng tổ chức tại École Internationale ở Tp Bordeaux, cách Paris 500km (vào các năm 1990 và 1992). Lúc đó ACCT đài thọ vé máy bay khứ hồi từ HN- Paris –HN và Paris-Bordeaux-Paris, được bố trí ăn ở ngay tại nơi tổ chức Hội Thảo, được đi tham quan nhiều địa danh nổi tiếng ở quanh Bordeaux ( như các lâu đài cổ,các bảo tàng, các nơi sản xuất rượu vang và champagne nổi tiếng, thưởng thức các loại rượu vang và cham - pagne đặc sản ngay trong các hầm rượu, kèm các bánh ngọt chế biến riêng để uống cho đỡ say ..)Lần đầu sang Pháp năm1990 tôi chỉ biết Bordeaux , lần thứ hai sang Pháp năm 1992 do rút được kinh nghiệm tôi đã mầy mò tự túc đi xe hỏa đến Foulayronnes cách Bordeaux chừng 50km, để thăm gia đình chị Tố Tâm (con gái đầu của Bà Phạm thị Hài ,hay gọi là Cô Tú), và khi trở lại Paris, nhờ có Chú Đỗ Xuân Khôi ( em ruột Cô Chi ) sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ quốc gia về Hệ thống điện ở Grenoble(phía Nam nước Pháp ) đã lên trọ ở Paris để thực tập tại EDF(Tổng Công Ty Điện Lực Pháp )và vợ chồng anh Đỗ tuấn Khanh (họ hàng bên nhà Cô Chi ) cả hai là Việt kiều làm việc lâu năm ở Paris giúp đỡ nên cũng được đi thăm vài nơi chính của Paris như: ThápEiffel , Nhà thờ Đức Bà, Sông Seine, Bảo tàng hiện đại Georges Pompidou , được thết ăn ở các quán ăn VN tại quận 13. Chỉ đến lần này sang Pháp năm 2005 , do ở ngay Paris, lại được sự sự hướng dẫn nhiệt tình của vợ chồng Jean- Michèle nên chúng tôi đã có cơ hội đi tham quan kỹ hơn nhiều nơi nổi tiếng của Kinh đô ánh sáng như :
+

Chụp với BB & Mitchèle ở Versailles
Chateau de Versailles (
Cung điện Versailles ) tại đây ngẫu nhiên khi dạo chơi được gặp nói chuyện, chụp ảnh kỷ niệm với Nữ minh tinh màn bạc nổi tiếng của Pháp những năm 1960 là Brigitte Bardot, đang tham quan ở đó (xem ảnh ).Nơi đây xa xưa là một trại ngựa để săn bắn , sau vua Louis XIV đã cho xây dựng lại thành một Lâu đài uy nghi, bao quanh có những công viên thiết kế đẹp với tham vọng lớn nhất, đẹp nhất, lộng lẫy nhất Âu Châu .Sau 21 năm cải tạo và xây dựng, nhờ tài ba của các Kiến trúc sư nổi tiếng Hardouin Man
sart và Le Vau, công trình vĩ đại và đáng tự hào này trở nên một danh lam thắng cảnh có một không hai của Pháp,cách xa Paris 13 dặm về hướng Tây Nam.
+Tour Eiffel ( Tháp Eiffel ) được coi là biểu tượng của Paris mà đã đến một lần, còn muốn đến mãi .Tháp do kỹ sư Gustave Alexandre Eiffel xây dựng cao 1056 feet (1 feet = 30cm), vào những ngày đẹp trời từ cách xa 65 km cũng có thể nhìn thấy, tháp nặng 8000 tấn, toàn bằng sắt thép, đã là một công trình biểu tượng đáng tự hào của nước Pháp tại Triễn lãm quốc tế Paris từ năm 1889.Thang máy có thể đưa lên tận đỉnh tháp, nơi đây có các quầy bán đồ lưu niệm, các quầy giải khát và các balcon bao quanh để có thể quan sát toàn cảnh Paris . Cột ăngten truyền hình lớn đặt trên đỉnh tháp cao 55 feet .Tháp được xây dựng trên công viên Champs des Mars.
+Cathédrale de Notre Dame (Nhà thờ Đức Bà ) tọa lạc tại ngay Trung tâm thành phố, và của cả nước Pháp, trên đảo Ile de la Cité nằm giữa sông Seine thơ mộng, vì mọi khoảng cách gần xa cũng lấy đây làm cơ sở để đo lường so sánh, vì vậy ngay trước Nhà thờ có đặt tấm bảng đồng ghi rõ cây số không ( Kilomètre Zero) .Nhà thờ được xây dựng từ năm 1103 tới năm 1250, khởi đầu từ Giám mục của Paris lúc đó là Maurice de Sully,đến năm 1845 được trùng tu lại bởi kiến trúc sư Pháp thiên tài là Eugène Emmanuel Viollet le Duc theophong cách Gothic nổi tiếng nhất cho đến ngày nay.Tháp chuông cao 225 feet, nơi đây nhà văn hào vĩ đại của Pháp Victor Hugo đã đề cập đến trong tác phẩm nổi tiếng “Anh Gù của Nhà thờ Đức Bà”.
+Palais de Louvre ( Bảo tàng Louvre) là một trong những viện bảo tàng danh tiếng và lớn nhất thế giới, rộng 16 hecta, tọa lạc phía bắc sông Seine, do vua Francois I cải tạo từ một pháo đài, xây dựng thành một tòa lâu đài tráng lệ vào năm 1546 nhờ tài ba của Kiến trúc sư Pierre Lescot và nhà điêu khắc Jean Goujon tạc các bức tượng theo phong cách La mã và Hy Lạp. Các triều đại vua sau tiếp tục cải tạo và hoàn thiện .Từ năm 1984 nơi đây đã trở thành Bảo tàng triễn lãm các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng do các vua chúa ,hoàng đế của Pháp thu thập trong nước hay chiếm giũ được qua các cuộc chinh chiến ở nước ngoài. Tới năm 1989 thời Tổng Thống Francois Mitterand, kiến trúc sư I.M.Pei đã xây dựng Nhà kính theo mô hình Kim tự Tháp Ai cập trước cửa chính vào Bảo tàng cao 71 feet . Nhờ ánh sáng qua kính chiếu xuống phần sảnh lớn phía dưới, nơi có các quầy bán vé, các gian hang lưu niệm, và các nhà hàng khác, tăng thêm hấp dẫn thu hút khách thập phương trong và ngoài nước Pháp, ngày nào cũng xếp hàng dài.để được vào tham quan . Ở đây có tới gần 600 bức danh họa với bề dầy lịch sử hàng 500 năm .Người ta thường nói : " Nếu chỉ dừng lại trước mỗi bức tranh một phút , thì cũng phải mất cả năm mới xem hết được Bảo tàng Louvre". Khi vào tham quan được biết Bảo tàng đã chia ra các phân khoa : Cổ Ai Cập,Cổ Đông Phương ,Cổ Hy Lạp, Cổ La Mã, Các tranh sơn dầu Italie, Các tượng đồng La mã… Phòng triễn lãm chính ( Grand Gallery ) dài 400m dành cho việc giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới,vì thời gian tham quan có hạn,chỉ có thể dừng lại lâu để chiêm ngưỡng những tuyệt tác bất hủ như :
- Bức họa “Mona Lisa “(La Gioconda) của danh họa Ý Leonardo da Vinci được đặt trong một lớp kính chống đạn, kích thước tranh vừa phải , và chỉ có thể đứng từ xa để xem hay chụp ảnh, vì có hàng rào bằng dây vây quanh khó tiếp cận gần , khó tìm được chỗ chụp ảnh thuận tiện nhất, vì người xem chen chúc rất đông Đành ra quầy bán lưu niệm mua 1 bức tranh in từ bản gốc Mona Lisa để mang về làm kỷ niệm.
- Bức tranh “ The Coronation of Napoléon “ ( Lễ đăng quang của Hoàng đế Napoléon) rất hoành tráng.
- Tác phẩm điêu khắc Hy Lạp "Winged Victory "(Chiến thắng có cánh ) là một bức tượng nổi tiếng khộng đầu hai vợ chồng tôi có chụp hình dưới chân tượng này.
- Danh họa “ Virgin and child with St.Anne “ (Đức Bà đồng trinh và Chúa hài đồng với Thánh Anne) cũng là bức tranh nổi tiếng khác do Leonardo da Vinci vẽ .
Tôi tranh thủ xách máy ảnh kỹ thuật số lướt nhanh qua vài phòng ,chụp vội một số các tranh ưa thích, nhưng tiếc rằng do kỹ thuật chụp còn kém, nên các ảnh chụp đều bị ánh sáng chiếu qua kính trên trần các gian triễn lãm xuống mà không biết, nên khi rửa ảnh hiện lên các vết bóng , nếu biết kỹ năng Photoshop có thể sửa lại được . Trong khi đang tham quan thì nhận được tin buồn Bà Dục mất ( Mẹ vợ tôi , tức mẹ ruột Cô Chi ) , nên phải ra về ngay đến Hãng Air France để đổi vé cho Cô Chi về nước, nhưng không có kết quả ( vì đã mua vé khứ hồi ).
KS Asia-Italy ở ngay Quận 13, nơi chúng tôi trọ có nhiều người Việt và Hoa sinh sống , có điều kiện vào thăm Trung Tâm , ăn ở các quán ăn phổ thông của người Việt và Hoa ở Paris như : Thái Viên, Restaurant Chinese , Ristorante Cinese, Capitol, Foyer VN….Tranh thủ đi thăm Bác Đỗ Xuân Thân – 90 tuổi (Anh họ Ô Đỗ Xuân Dục ) và vợ chồng Anh- Chị Đỗ tuấn Khanh - Bác sĩ con trai Bác ở tầng 14 chung cư 89 Rue de l’ Ourcq -75019 Paris. Anh Khanh nói ở Paris nhà hướng tây và tầng càng cao giá càng đắt, vì sẽ bớt lạnh .Phòng khách của anh trồng nhiều cây cảnh trong nhà mà vẫn xanh tươi, vì bên đó có bán loại phân đặc biệt , nhưng mua về VN chưa chắc đã hiệu quả do khí hậu nhiệt đới. Anh Chị Khanh còn đưa chúng tôi đi tham quan nhiều nơi khác ở Paris,đặc biệt là Khu kiến trúc hiện đại hình 4 quyển sách mở, trường Đại học Sorbone Paris (Université de Paris ), Cung Khoa Học có nhà chiếu phím màn ảnh rộng xoay vòng , khi xem có cảm giác như thật, được xem phim khoa học về các động vật hoang dã châu Phi , hoảng hốt như thấy thú vật sát ngay cạnh mình, thăm Musée d’Orsay (Cung điện của các ấn tượng - Le temple de l’impresionnisme).Lúc đó ở Paris đang có triễn lãm quốc tế Paris-2012, quảng cáo cho Thế vận hội bóng đá vào năm 2012, tranh thủ vào tham quan để biết đặc trưng của Triễn lãm Quốc tế như thế nào ? Đến ngày gần về GĐ Jean lại đón về Chevreuse để tham quan nốt một số địa danh như : đi thuyền dọc Sông Seine, hay du ngoạn ban đêm trên đồi Montmartre cao 129m, tại đây có thể ngắm toàn cảnh thành phố Paris về ban đêm. Ở đây có giáo đường Basilique du Sacré Coeur, nhà thờ Saint - Pierre , dạo qua vườn hoa có nhiều họa sĩ cả Pháp lẫn Việt vẽ tranh chân dung tại chỗ, hay vào một quán cà phê nghẹ "hát sống ". Hôm sau thăm vườn Bách thảo, gặp nhiều nữ lưu học sinh VN bán kem kiếm thêm tiền ngay trong công viên . Paris còn có rất nhiều các danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác chưa thể tham quan hết được hay hai lần sang Pháp trước chỉ đi ngang qua như : Arc de Triomphe , Hotel des invalids ( Đài các chiến sĩ trận vong, nơi có ngôi mộ của Hoàng Đế Napoléon I), Bảo tàng Pompidou có nhiều ống kim loại bao quanh hay Bảo tàng Picasso, Đại lộ Elysées, khu St Germain des Prés, khu kiến trúc mới La Défense v.v
Trong thời gian ở Pháp vào giữa năm 2005. tình hình có những đặc trưng sau :
- Tổng thống Pháp lúc đó là Ngài Jacques Chirac ( trước là thị trưởng Paris ), Ông vốn là một chính khách lão luyện , đồng thời lại là một nhà ngoại giao lịch thiệp có cảm tình với VN. Chính sách đối ngoại nổi tiếng của Ông là : “ Làm chủ toàn cầu hóa và làm cho toàn cầu hóa mang tính chất nhân bản hơn "
- Thu nhập quốc dân của Pháp năm 2005 ước tính 1816 tỷ USD,đứng thứ 7 thế giới sau Mỹ, TrungQuốc,
Nhật , Ấn Độ, Đức và Anh , thu nhập đầu người trung bình là
29900USD/năm, trong đó Dịch vụ chiếm tỷ lệ 76,4%, Công nghiệp 21,4%, Nông nghiệp 2,2%..GDP hay PIB .Tuy tỷ lệ NN trong GDP bé , nhưng Pháp đứng đầu EU về xuất khẩu nông sản, khoảng 6.6 tỷ USD /năm (lúa mì, rượu nho, các sản phẩm chế biến từ thịt và sữa). đăc biệt lao đông trong nông nghiệp chỉ có 6%, vì trình dộ sản xuất nông nghiệp khá cao ( nhất là trong công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm).CN sản xuất ôto Pháp đứng thứ 5 thế giới , chủ yếu sản xuất Peugeot Renault, CNGT như sản xuất máy bay Airbus đứng thứ 3 thế giới , ngoài ra còn sản xuất xe lửa cao tốc, tầu điện ngầm .Đặcbiệt CN du lịch của Pháp đứng vào hàng đầu thế giới với lượng khách đến 60 triệu/năm
- Tháng 6/2005 Hội nghị hợp tác phi tập trung Việt&Pháp lần thứ 6 được hai bên tổ chức tại VN, đó là hình thức hợp tác giữa 52 địa phương hay tỉnh của Pháp với 54 địa phương và tỉnh của VN thông qua 657 dự án trong đó 257 đã kết thúc, 400 dự án còn đang hoạt động.
- Tính đến tháng 10/2005 xuất khẩu từ VN sang Pháp là 660 triệu Euro , tăng 1,5 lần so với năm 2004(xe đạp và phụ tùng 13,8 triệu, đồ gỗ 24,5 triệu, đồ gia dụng 79,1 triệu) .
Chỉ vẻn vẹn hơn một tuần lễ khó có thể cảm nhận hết vẻ đẹp và các đặc trưng khác của Paris, chưa dám nói đến nước Pháp. Ra về chúng tôi đều có cảm xúc giống như một Cố GS đã thổ lộ:
" Paris, nàng đối với tôi không phải là một phát hiện, mà là một kỷ niệm "
( Paris, tu n'est pas pour moi une découverte, mais un souvenir )
Những ngày về nước còn đọng lại nhiều kỷ niệm đẹp về Paris, về nước Pháp, nên thật sững sờ khi chứng kiến trên TV cảnh các thanh niện nhập cư "đập phá ", " đốt cháy " các công trình công cộng, các cửa hàng, các phương tiện giao thông chỉ vì bất mãn xã hội. Rồi lại đến các sinh viên biểu tình củng có hành động tương tự, chiếm giữ nhiều ngày các trường học, trong đó có Đại Học Sorbones nổi tiếng vì bất mãn về qui chế lao động. Rồi sự biến đổi chưa từng có khi nhiệt độ vào mùa hè ở Pháp đôt ngột tăng cao, khiến nhiều cụ già đã ra đi do không chịu nổi khí hậu nóng bức,dù nước Pháp xưa nay vẫn tự hào là nơi có khí hậu ôn hòa vào bậc nhất thế giới. Tuy các sự kiện trên chỉ xảy ra trong thời gian ngắn hay cục bộ , nhưng do sự biến động khó đóan trước của trời đất, khí hậu và con người, thì ngay đến một đất nước dù đã phát triển, dù có bề dầy về truyền thống văn hóa và an sinh xã hội cũng có thể bị "Tấn công ".Chỉ còn hai tháng nữa nước Pháp lại bước vào cuộc đọ sức quyết liệt để bầu cử Tổng thống mới, hai nhân vật sáng giá ( Ô. Nicolas Sarcozy - Đại diện cho đảng cầm quyền Liên minh vì phong trào nhân dân và Bà Ségolene Royal- Đại diện cho Đảng Xã Hội ) đang giành giật từng lá phiếu bầu, chỉ cần lưỡng lự của các cử tri thì nhân vật " cứng rắn " Le Pen, mà dân Pháp lâu nay vẫn e ngại có thể làm xoay chuyển tình thế.
( Vài dòng trích từ Blog cá nhân )
PHẠM VĨNH DI

Thư ngỏ ngày chủ nhật đầu tuần năm mới

Thư ngỏ ngày chủ nhật đầu tuần năm mới
Hà nội, ngày mồng 9 Tết Đinh Hợi, 25.2.2002
Kính gửi bác Di.
Sau khi có bài” một chuyện nhỏ, mà không nhỏ ngày mồng 3 Tết…” xuất hiện trên Blog nhà mình của tác gải bài viết này, ngày 5 Tết có bài phản hồi của bác Di nói rõ hơn về cụm từ “trưởng giả và trưởng thật”.
Lại nghe nói bác gọi điện cho các bác gái ở ngoài này nhắc lại việc bác đã có ý kiến quyết định trong tang lễ cụ bà hồi năm 2003, mà lòng em thấy áy náy quá.
Vẫn biết tuy bác là trưởng nam thật đấy, lại không ở Hà Nội nhưng mọi việc ngoài này việc lớn cho đến việc nhỏ bác rất quan tâm. Chẳng hạn như giỗ cụ ông vừa mới tổ chức hôm mồng 2 Tết vừa qua, ngay sáng hôm sau đã có thông báo trên Blog của bác rất kịp thời, chính xác đến bất ngờ lại rất chi tiết tới con số 30 người đến dự, mặc dầu bác ở tận trong đó.
Còn nhiều việc nữa chứng tỏ vợ chồng bác rất có trách nhiệm, như việc duy trì sức khỏe của cụ ông, cụ bà đều có ý kiến tư vấn nghiệp vụ của bác dâu cả Kim Chi, rồi thì thuốc thang nếu cần bác đều gửi ngay cấp tốc.

Dịp tháng 12 vừa rồi ra Bắc mặc dầu chương trình làm việc của bác dầy đặc, tuổi cũng đã cao bác vẫn mấy lần lên thăm bác Vĩnh Hải tận Thái Nguyên rồi thì những khoản kinh phí đóng góp bác đều gương mẫu thực hiện...
Nhiều việc lắm kể ra không hết được, anh em trong nhà ai ai cũng đều biết cả.
Lại trở về bài “một việc nhỏ, mà không nhỏ” mà bác phân vân.
Khi viết bài ấy, nếu để ý sẽ thấy người viết đã đề cập tới 4 ý thế này:
Một là,
Hai bác Di, Ngọc nhiều năm nay cứ phân trần “trưởng giả với trưởng thật” làm gì, dẫu hai bác cũng đều biết chuyện đó chỉ là thuật ngữ, đâu có chức thật. Chuyện tưởng đùa cho vui, mà nhiều năm lặp lại hóa ra là thật, kéo theo cả bậc đàn em vào cuộc.
Anh em ruột thịt việc gia đình chứ có phải việc buôn bán lợi lộc gì đâu, bác cả ở xa không trực tiếp đảm đương được thì bác thứ làm thay (cho bác cả yên lòng).
Gỉa sử nếu bác thứ bận không nhận làm, bác cả giao cho người khác thậm chí giao chú út, cô út làm cũng được, có sao đâu.
Con cháu nhà mình đều trưởng thành giỏi giang cả, nhiều việc lớn tầy đình ngoài xã hội còn làm được, huống chi như mấy việc gia đình ấy cũng thuộc “sêri” việc xã hội, xá chi không làm nổi.
Hai là,
Lịch sử nhà ta các bác gái rất nhún nhường khép mình sau các bác nam, cũng vì tính khiêm nhường bố mẹ để lại (mặc dầu cũng biết các bác gái rất thùy mị, nết na thật đấy, nhưng liệu chừng lúc ”xung trận” cũng chẳng khác mấy nữ tướng họ Hà Đông).
Lại nhớ cụ bà một thân một mình nuôi dạy con cái suốt 8, 9 năm trời đằng đẵng trong khi cụ ông ra vùng kháng chiến chống Pháp, mà vẫn âm thầm tôn vinh cụ ông một trời một vực cứ như là chỉ có cụ ông làm tuốt tuột.
Các bác gái nhà mình nay lại thêm mấy bà con dâu, cháu gái, cháu trai, cháu dâu, cháu rể… cũng giỏi giang lắm đấy chứ (cứ nhìn Minh Trang nhà chú Tiến, Ngọc Khanh nhà bác Kim Anh, Anh Tuấn nhà bác Nhu, Việt Hùng nhà bác Lan, Ngọc Cường nhà bác Ngọc, chắt Hương nhà cháu Vinh rồi Tuấn Minh Bạch Hoa nhà bác mà suy ra thì thấy).
Dịp cụ bà mất, bà xã nhà em cũng khẳng định là bác trưởng có ra kịp thời lúc cụ sắp lâm chung, giữa” hiện trường” gồm toàn là cánh nữ bác là người có ý kiến quyết định những việc chính trong tang gia bối rối (như bác đã viết).
Rồi thì do tính khiêm nhường vốn có bác để cho bác thứ đứng ra điều hành mọi việc, kể cả lời tổng kết tại nhà hàng Chả cá Lã Vọng Nguyễn Trường Tộ Hà Nội 3 ngày sau tang lễ, bậc đàn em đều biết cả.
Nhưng thay vì khen bác cả có vài lời động viên các bác gái, đề cao việc các bác ấy đã làm vào thời điểm ấy, để lần sau các việc trọng đại hơn, các bác ấy lại ra tay làm cũng là việc nên lắm, có sao đâu.
Chắc bác cả khi đã hiểu ra ý em, cũng đồng tình và hãnh diện có một đàn em gái, cháu chắt giỏi giang như thế.
Ba là,
Người viết bài đó muốn nêu một vấn đề dù cho có “trưởng giả hay trưởng thật” đi nữa nếu con cháu không một lòng, việc lớn việc nhỏ đâu có thể làm được.
Bác cứ thử nghĩ mà xem nếu chỉ có hai bác trưởng và thứ, dù có tài ba đến mấy mọi việc đâu có xong. Bao nhiêu việc anh em con cháu nhà mình lâu nay vẫn rất chú ý nghe theo sự phân công của bác trưởng, hoặc bác thứ nào có ai dám chống.
Chỉ trừ phi thấy không hợp lí mới kiên quyết góp ý, còn như thấy châm chước được vẫn vui vẻ cho qua.
Mong hai bác trưởng, thứ thông cảm sở dĩ thế vì anh em, con cháu nhà mình ngày nay cũng thuộc hạng ISO chất lượng cao đấy.
Nói như thế để hai bác yên tâm cứ thế mà điều hành, thực thi nhiệm vụ trưởng thật và thứ thật cho thật đúng tầm.
Bốn là:
Việc giỗ Tết ấy mà chỉ là “chuyện thường ngày ở xã”, một bữa giỗ 20,30 người cũng là vất vả. Nhưng thú thật với các bác em cứ nói thật lòng, chừng ấy với em ý nghĩa gia đình là to lớn, chứ vụ việc cũng chỉ là chuyện thường thường bậc trung, chẳng có gì to tát.
Ví như nhà em hồi tháng 10 năm 2005, vừa về nước được hai tháng sau gần bốn năm ở nước ngoài chưa kịp hồi phục đường đi nước bước, bác Ngọc phân công làm giỗ mẹ chúng em vinh dự nhận làm giỗ đàng hoàng, người đến dự còn đông hơn cả giỗ vừa rồi ở nhà bác Ngọc vì có cả gia đình ông Hanh, ông Công con ông Bảo thế mà mọi việc cũng êm lặng như tờ.
Chẳng những nhà em mà như bác Nhu có một thân một mình, chằng cần ai giúp đỡ Tết năm 2006 giỗ cụ ông cũng rất đông người đến dự, mà đâu cũng vào đó.
Chẳng nói xa ngay như tối ngày 22.2.2007, sinh nhật bác ấy có đồng đủ anh chị em, con cháu ở Hà Nội dễ có đến hơn 20 người đến dự bữa cơm thật “đơn giản”, toàn thức ăn Matxcơva kéo dài gần 4 tiếng do bác Nhu chuẩn bị, vẫn một thân một mình lo toan vui vẻ, đâu ra đấy.
Ấy vậy mà chuyện giỗ ngày 2 Tết hàng năm, quân số cũng chỉ có ngần ấy người mà năm nào cũng” lên đài, lên báo” hết nội bộ lại công khai, năm nay lên cả Blog lại cũng chỉ mỗi một khoản giỗ thế nào, to hay nhỏ…
Không biết các bác thế nào chứ em thì nghĩ, đã nhận làm giỗ là đương nhiên phải mỏi mệt, phải mất công, phải có thừa có thiếu, phải làm sao cho hợp khẩu vị thực khách đều là con cháu nhà mình cả, mà lại chi phí hợp lí đúng đồng tiền bát gạo đưa ra theo phương thức tự lực hay cùng nhau đóng góp…
Mấy điều ấy rõ ràng chỉ phụ thuộc duy nhất vào mỗi một điều, đó là do tài nghệ của gia chủ.
Hôm rồi bác Ngọc phát biểu trên Bog về việc giỗ bố, đọc xong thấy thông cảm cho hai bác Ngọc Phi tuổi cao sức có hạn.
Nhưng chắc là bác Ngọc muốn đề cập tới một phương án nào đó tối ưu hơn để cho tổ chức giỗ bố vào đúng ngày Tết được hợp lí, vừa không tốn kém, vừa đơn giản lại phù hợp với sức khỏe, mà vẫn có ý nghĩa đoàn tụ gia đình con cháu gặp nhau.
Em nghĩ như bác Ngọc viết trên Blog đầu xuân ngày 4 Tết đưa ra “vài câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn” (lời của bác ấy) là một cách nghi binh của tướng đa mưu đời xưa vẫn làm “đánh trận giả, tạo mâu thuẫn lớn” để thảo luận cho Blog được hấp dẫn. Chứ thực ra bác Ngọc nhà mình thiên hạ ai cũng biết là một tay tổ chức, nấu ăn có đẳng cấp chứ bữa cỗ nho nhỏ hôm vừa rồi ở nhà bác ngày mồng 2 Tết, có thấm tháp gì so với năng lực của hai bác ấy.
Kính gửi bác cả Di
Em viết mấy điều vừa qua là theo đúng lời bác dạy đại ý: “Blog của gia đình có gì viết nấy, rồi ta cùng sửa…”.
Sự thực đúng là như thế, chứ có làm sai lời bác đâu, bác đừng suy luận mà lại mâu thuẫn với tôn chỉ Blog chính bác đã nêu ra.

Nay thấy bác phân vân, em không vững vàng cũng phân vân theo nên mới viết thư lại để bác hiểu lòng em, đâu có ám chỉ ai.
Bài viết này cũng chỉ là học thuật văn chương Blog mà thôi, bác cứ luận vào thân những điều đâu đâu cho thêm phần đau khổ.
Mong bác và em cùng bớt phân vân cho lòng thanh thản, vấn vương đặng dồn sức mà chuẩn bị đón Xuân năm 2008 cho tưng bừng hơn.

Kính

Phạm Vĩnh Thắng


Con cháu họ Phạm Vĩnh ở nước ngoài

NHÀ HÀNG HÀ NỘI Ở NƯỚC ĐỨC

Các cháu chắt nội, ngoại của cụ Phạm Vĩnh Quang hiện đang sinh sống, công tác, học tập và kinh doanh ở các nước Nga, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Angola và Đài Loan mỗi người mỗi vẻ, đều thành đạt trong lĩnh vực của mình.

Cháu Phạm Vĩnh Ngọc Cường con trai cả của ông Phạm Vĩnh Ngọc cùng với vợ và hai con đang sinh sống ở thành phố Nurnberg CHLB Đức đã có một thời gian dài mở nhà hàng ăn (Restaurant) lấy tên Hà Nội, tọa lạc trên một khu đất cỡ trên 1.000 mét vuông.



Đây là dinh cơ thuộc quyền sở hữu vĩnh viễn của gia đình cháu Cường, sau nhiều năm vật lộn vất vả với thương trường Đức mà có.

Sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu như cửa hàng ăn của cháu không mang tên Hà Nội, vì khi đó nó cũng chẳng khác gì với nhiều cửa hàng của người Viêt Nam khác đang nhan nhản khắp nước Đức.

Điều đặc biệt lại đến từ cái biển hiệu Hà nội của cửa hàng này đấy.

Các vị có hiểu vì sao lại đặc biệt không?

Đặc biệt là vì trong khi nhiều người Việt Nam mình đang có cửa hàng ăn ở Đức mà lại tự ti, sợ mất khách nên không dám lấy tên quán ăn của mình bằng một cái tên Việt Nam, thậm chí món ăn 100% là Việt mà phải lấy tên là China, Thai hoặc Taiwan.

Nhiều bạn Đức đã nói với tôi họ rất ngạc nhiên, không hiểu nổi tại sao lại như thế.

Nhà hàng Hà Nội có khoảng trên 80 chỗ ngồi nằm ở ngay trung tâm một thị trấn du lịch sinh thái của thành phố Nunrnberg (một trong những thành phố lớn nhất nhì nước Đức, nổi tiếng với Toà án Quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh Hitle vào năm 1945), lại ở cạnh mấy khách sạn lớn của người Đức trong khu vực.

Thế mà khách vẫn đến nhà hàng đông lắm, nhất là vào những ngày nghỉ cuối tuần.

Trong thời gian làm việc ở Sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức có một lần vợ chồng tôi đến thăm cháu Cường, chúng tôi đã chứng kiến khoảng hơn 20 người Đức trong một buổi tối giữa tiết trời lạnh giá, tuyết rơi dày đặc mà họ vẫn đứng xếp hàng trật tự ở ngoài trời trước cửa ra vào, đợi đến lượt mình được chủ nhà hàng Hà Nội mời vào mỗi khi có chỗ trống.

Sở dĩ được như thế không chỉ là do cái tên Hà Nội, mà còn do cách bài trí nội thất phần lớn là từ Việt Nam đem sang, với các món ăn thuần Việt và sự sởi lởi chu đáo của ông bà chủ quán Cường - Uyên (nghe đâu được như vậy cũng còn nhờ ở sự tư vấn, góp sức từ xa của ông Phạm Vĩnh Ngọc)

Tuy vậy cũng phải nói việc làm ăn của vợ chồng chủ nhà hàng ăn Hà Nội, không phải lúc nào cũng thuận buồn xuôi gió. Đã và vẫn còn nhiều gian truân, vất vả lắm nhất là trong cái thời buổi vạn người bán, mươi người mua như hiện nay.

Nhưng cái quí và đáng khen ngợi là ở chỗ có một nhà hàng mang tên Hà Nôi ở trên đất Đức, do một người con trai gốc 53 Lãn Ông Hà Nội, con ông Phạm Vĩnh Ngọc, cháu nội cụ Phạm Vĩnh Quang đứng tên làm chủ.

Quí vị thành viên gia đình 53 Lãn Ông có dịp đến nước Đức, nhớ ghi địa chỉ nhà hàng Hà Nội ZUR ALTMUHL.1 – 01710 GUNZENHAUSEN, Tel 09831.619090, hoặc thông báo cho bạn bè của mình đến thưởng thức phong cảnh và món ăn ở đây.

Đó cũng là một cách góp phần quảng bá và làm tăng thêm thu nhập cho nhà hàng Hà Nội của người nhà mình, trên đất CHLB Đức.

Phạm Vĩnh Thắng

Vui

Vui

BLOG 53 LÃN ÔNG KÍ SỰ

Để vào được Blog 53 Lãn Ông hơn tháng qua tôi đã phải trải qua “ba chương”gian nan vất vả, mới có được như ngày hôm nay.
Chương một:

Như mở đầu bài viết “Tản mạn đôi điều về Blog 53” đã đưa lên Blog hồi tháng trước tôi có viết “Hơn tháng nay trong Nam ngoài Bắc…Lại đúng lúc mạng Yahoo sập chẳng làm sao xem được Blog nhà mình, làm cả nhà tôi cứ như kiến lửa đốt (bài này tôi phải E.Mail nhờ cháu Minh giúp vào Blog)
Quả thật, đây đúng là tâm tư lúc đó của tôi, vì từ khi có Blog 53 Lãn Ông cứ mỗi sáng sớm bác Kim Anh, đến gần trưa bác Ngọc rồi đến chiều tối là bác Nhu, dăm ngày đến lượt chú Tiến gọi điện bảo đọc Blog chưa dễ lắm
cứ Click một cái là được ngay (chỉ còn thiếu bác Lan vì không thích dùng máy vi tính nên chưa gọi, nếu có thì chắc là phải thêm một lượt nữa) làm tôi lại càng rối ruột hơn nên mới viết như thế.
Mấy hôm liền tôi hộc tốc phóng vào trung tâm thành phố, đến nhà bác Nhu ở tận phố hàng Bún (nhà đất ở đấy có giá đắt nhất nhì Hà Nội) đọc nhờ mấy bài trên Blog (nhà bác Nhu có bộ máy vi tính đời cực kì mới, cực kì hiện đại, cực kì chính xác với màn hình cực kì siêu phẳng lại cực kì mỏng, thiết nghĩ không thể nào còn mỏng hơn được nữa).
Đọc xong mấy bài trên Blog tôi lại ngao ngán chán cho cái số của mình sao mà nó hẩm hiu thế, mãi không vào nổi Blog Phạm Vĩnh như các bác nhà mình.
Đang cơn “bĩ cực” như thế may sao trên Blog bỗng xuất hiện bài “Thông báo một phương pháp viết lên Blog nhanh” của bác cả Di, gồm các bước thao tác rất rõ ràng, rành mạch.
Từ hôm ấy làm theo lời bác, tôi cắm đầu cắm cổ cứ thế mà hí hoáy ra vào mạng hết sáng lại đến chiều, hết chiều rồi lại đến tối, mỗi ngày mấy lần liền không biết mệt.
Nhưng nào có được đâu, mặc dầu tôi đã thực hiện rất đúng sách mà bác Di đã dạy.

Chương hai
Còn đang suy tính về đường đi nước bước tiếp theo, thình lình lại có bài trên Blog “Suy nghĩ về thị trường chứng khoán Việt nam” lại là của bác cả Di (sao bác cả giỏi thế, vừa mới đầu tuần có bài về khoa học kĩ thuật thông tin h
ướng dẫn Blog, giữa tuần có bài gợi ý đề tài viết tin, đến cuối tuần lại có ngay bài về kinh tế thị trường chứng khoán, toàn những lĩnh vực chẳng giống nhau).
Thú nhất là bài viết rất dễ hiểu, đoạn mở đầu bác viết: “
trong thời kỳ kinh tế mở cửa hiện nay đã xuất hiện một nghề mới là "Đọc Thuê". Rồi bác lại tự liệt mình cũng là diện đọc thuê, giống như nghề đọc thuê đang thịnh hành ngoài xã hôi.
Chỉ mới đọc đến đó tôi đã kịp hiểu ra ngay à thế ra bấy lâu nay nhờ nghề này mà nước mình đã xuất hiện thêm nhiều nhà khoa học, nhà kĩ thuật…viết nhiều loại sách đề cập đến nhiều lĩnh vực, mà toàn những lĩnh vực bức xúc cả.
Này nhé, tôi chẳng dám đặt điều nói sai chỉ xin dẫn ra hai ví dụ cụ thể để chứng minh từ việc tế nhị như phải chuẩn bị chăn gối thế nào, phải chọn giờ hành sự ra sao để được con trai, hay con gái theo ý mình, đến việc chẳng cần tế nhị lắm như làm thế nào để nhổ bớt lông chân, lông nách, rồi… đủ cả.
Trở lại việc của tôi khi đọc tiếp đến đoạn
“người viết bài này chưa hề chơi, vì một lý do đơn giản là chưa có khả năng và điều kiện hiểu biết kỹ càng về lĩnh vực mới mẻ này”
Đọc tới đây liên tưởng ngay tới nỗi vất vả cực khổ của tôi khi truy nhập Blog như đã nói ở chương một, tôi bỗng thấy sa sẩm mặt mũi, suýt té xỉu rồi tự trách mình quá tin báo chí.
Mới thấy bác cả viết thế tôi đã vội làm, lẽ ra phải tế nhị hỏi bác lấy một câu: “Em hỏi thật bác nhé, bài một phương pháp viết lên Blog thật nhanh ấy hay thì hay thật đấy, nhưng bác đã thử làm lần nào chưa, chứ em làm mãi mà chẳng được(!)”.
Vẫn biết là bác cả viết không sai lại còn dễ hiểu hơn cả sách đã dẫn, nhưng tại mình chưa hỏi cặn kẽ để được hướng dẫn chi tiết cho ra ngô ra khoai, mà đã đâm đầu làm thì “chệch hướng” là cái chắc, chẳng trách ai được nữa.

Chương ba :
Rất may đang lúc lúng túng chưa biết lối ra, lại thấy trên Blog có bài của cháu Minh “Hãy sử dụng FireFox để vào 53 Lãn Ông Blog” kèm với biểu tượng con rồng lửa sắc mầu rực rỡ, tôi mừng quá.
Lần này rút kinh nghiệm cẩn thận hơn thỉnh thoảng tôi thư đi thư lại hỏi bác Di, rồi hỏi cháu Minh cho kĩ, mọi việc nhờ thế được tỏ tường từng bước.
Quả thật phương pháp này thật hay chỉ với vài động tác vèo một cái là được ngay, giống như con rồng lửa uốn mình một cái rồi phóng vút lên chín tầng mây.
Bây giờ tôi vào Blog rất ngon lành, viết bài và sửa bài cực nhanh không còn vất vả như hồi trước nữa.
Thông tin tôi vào được Blog lan đi nhanh lắm, hay tin bác cả Di rồi bác thứ Ngọc kịp thời qua con đường chính thức E.Mail, long trọng gửi ngay một thư rất ngắn gọn chỉ vài chữ, nhưng toát lên lời nồng nhiệt động viên rất là quốc trưởng: “Hoan nghênh chú đã vào được Blog”(chỉ cần thêm cụm từ bác yên lòng là đúng như Mao Chủ Tịch vẫn nói)
Nhờ ba chương vất vả là thế, tôi mới có được như ngày hôm nay.
Thât lòng tôi rất biết ơn hai bố con bác Di, cháu Minh tài cao học rộng chẳng những đã phát minh, mà còn tận tình hướng dẫn sử dụng Blog Phạm Vĩnh nhà mình.
Ơn này biết trả sao đây.

Phạm Vĩnh Thắng
(10.2.2007)

Bổ Xung :
Mạn phép chú Thắng, tác giả bài viết này nói lên sự "vật lộn " để nắm được kỹ năng Upload lên Blog GĐ- PV , tôi tranh thủ thông báo mail của Anh Lê ThứcChi ở bên Pháp cũng rất "thích thú " với Blog này, và đang tích cực thực hiện theo "Hướng dẫn " để có thể thành công như chú Thắng hiện nay. Như vậy chẳng gì người trong nước, mà cả họ hàng ở nước ngòai cũng gặp khó khăn tương tự. Âu là vạn sự khởi đầu nan, kiên nhẫn là mẹ thành công !

Hello to both of you ( A.Di, cháu Minh)
We opened your guide, but unfortunately we got a blank page only ( 0 octet indicated)... We have often visited the Blog and the other day, we saw the pictures " published" together a " presentation" of our family and our messages. At that moment, we were thinhking about a " contribution" relating to the most cheerfull moments passed among our Pham cousins, nieces, and nepheews during our travel through the motherland. In case any significant event would happen, we shall not fail to report via the Blog. Bien affectuesement.
CHI

Thay lời chúc Tết

THỬ BÌNH CHỌN SỰ KIỆN NỔI BẬT NHẤT
CỦA BOLOG 53 LÃN ÔNG.

Theo thông lệ cứ vào thời khắc chuyển mình từ năm cũ sang năm mới dương lịch, các hãng truyền thông trên thế giới lại bình chọn 10 sự kiện nổi bật nhất trong năm.
Bắt chước họ nhưng là vào dịp Tết Nguyên đán Đinh Hợi năm nay, tôi thử làm một cuộc thăm dò mini vui vẻ là chính với những thành viên gia đình về những sự kiện nổi bật nhất có liên quan tới Blog 53 Lãn Ông, tính tới 19H00 ngày hôm nay 30 Tết.
Do Blog 53 Lãn Ông từ ngày ra đời có nhiều sự kiện hay, bạn đọc đã thống nhất chọn con số 13 cho công bằng, chứ không phải là 10 như thông lệ và chỉ bầu chọn chuyện vui, không tính chuyện buồn.

DƯỚI ĐÂY LÀ 13 SỰ KIỆN NỔI BẬT NHẤT DO BẠN ĐỌC BÌNH CHỌN

1.Sự kiện nổi bật nhất tác động đến cả đại gia đình ta là việc xác định được chính xác ngôi mộ cụ Phạm Chi Lễ tại Nghĩa trang Mọc Chính Kinh, Hà Nội sau nhiều năm thất lạc. Sự kiện này là điềm báo hiệu một thời kì hưng thịnh mới của con cháu dòng họ Phạm, được bắt đầu từ mùa Xuân năm Đinh Hợi, 2007.
2.Con cháu đã hoàn thành việc bốc mộ cụ bà Phạm Thị Yến, đưa hai cụ Phạm Vĩnh Quang và Phạm Thị Yến về một ngôi mộ chung được xây mới tại khu A, Nghĩa Trang Văn Điển, Hà Nội (9.12.2006).
3.Blog Phạm Vĩnh, bắt đầu từ ngôi nhà 53Lãn Ông được đề cử là có cái tên hay nhất đối với Blog gia đình họ Phạm Vĩnh Quang, do cháu đích tôn Phạm Tuấn Minh thiết kế và hướng dẫn sử dụng. Chỉ với một cái tên như thế mà đã khơi dậy niềm kiêu hãnh đến khó tả của cả một thế hệ, những người đã sinh ra và lớn lên tại ngôi nhà này. Gỉa sử nếu có ai đó là con cháu cụ Phạm Vĩnh Quang muốn thay bằng một cái tên khác, thì sẽ không thể chọn được một cái tên nào hay hơn thế nữa.
4.Ngày 28.1.2007, con cháu cụ Phạm Vĩnh Quang đã thực hiện chuyến hành hương về căn cứ địa cách mạng Việt Nam năm 1945 Tân Trào, Tuyên Quang.
Đây là lần đầu tiên nhà mình có một chuyến đi xa đông con, cháu trên một quãng đường dài gần 400km, trong một ngày.
5. Bài viết được đánh giá cao là của ông Phạm Vĩnh Ngọc về công sức truy tìm tư

liệu về một đề tài dược quan tâm có ý nghĩa giáo dục lịch sử truyền thống dòng họ và gia đình, là bài viết về gia phả.
6. Được bình chọn là tác giả có nhiều điểm nhất đã thuộc về ông Phạm Vĩnh Di:
- Là tác giả có nhiều bài viết nhất về nhiều thể loại (nhiều khi lại thuộc các lĩnh vực đối ngược nhau), thường xuyên xuất hiện trên các trang hàng ngày của Blog.
- Là người có nhiều ý tưởng uyên thâm nhất, đa chiều nhất, nhiều gợi ý nhất, nhiều lời động viên và kiên trì không biết mệt mỏi nhất cho Blog.
- Là tác giả duy nhất có các bài viết trên Blog đều được bắt đầu khởi thảo từ lúc gần bước sang ngày mới, sớm nhất là từ 4 giờ sáng.
- Là tác giả của bài viết nổi tiếng nhất trên Blog có tính chất như một trang sách giáo khoa kinh điển Suy nghĩ về thị trường chứng khoán Việt Nam”, bao gồm đủ cả các khái niệm cơ bản chỉ có trên giảng đường như thị trường chứng khoán là gì, ai có thể tham gia chứng khoán, các nguyên tắc hoạt động chứng khoán, rồi thì cổ phiếu, cổ tức…
Rành rọt đến thế là cùng, nhưng…tác giả lại chưa hề… biết chơi chứng khoán !!! (trong một phút sống thật với chính mình tác giả đã tự bôc bạch như thế).

7.Người may mắn nhất trong năm đã thuộc về bà Phạm Kim Anh, khi đã bước sang tuổi 70 được con trai trang bị một bộ máy vi tính đời mới hoàn hảo.
Thật không còn có gì may mắn hơn vừa biết dùng máy tính được ít ngày, thì đúng lúc Blog Phạm Vĩnh ra đời tha hồ mà xem.
8. Người đầu tiên trong số các con dâu, con rể viết bài kỉ niệm về cụ Phạm Vĩnh Quang là phu quân của bà Phạm Kim Anh, Tiên Sinh Đoàn Đình Hải tác giả bài viết đăng trên Blog “Nhớ bố, nhớ mẹ” đầy cảm xúc trào dâng.
9. Bức ảnh Lên núi của Phạm Toàn Thắng được coi là “hot” nhất trên trang Blog miêu tả các cháu Dũng, Thi, Hiệp đang giúp bác Nhu, chú Tiến, cháu dâu Hiền leo núi thăm mộ ông Vĩnh Hải nhân 49 ngày mất 28.1.2007, tức 10 tháng chạp Bính Tuất.

10-Sự kiện hy hữu nhất là tác giả của Blog Phạm Vĩnh, Phạm Minh Tuấn sinh năm 1966 tại 95 Lò Đúc, cách nhà 53 Lãn Ông theo đường chim bay khoảng 3 km, từ khi đẻ cho đến 19h00 ngày hôm nay 30Tết (cùng với vợ con) chưa hề một lần ở ngôi nhà 53 Lãn Ông trọn đủ 24 giờ. Vậy mà đã nghĩ ra được cái tiêu đề bắt đầu từ ngôi nhà 53 Lãn Ông hay đến thế, xúc cảm lòng người đến thế, cứ như là tác giả đã được sinh ra và lớn lên ở đó ít nhất là vài thế kỷ(!).
11. Người đầu tiên đang ở ngoài nước gửi lời chúc mừng năm mới Đinh Hợi tới đại gia đình qua Blog là hai chắt của cụ ông Phạm Vĩnh Quang và cụ bà Phạm Thị Yến, con của Phạm Ngọc Cường, cháu nội ông Phạm Vĩnh Ngọc, là cháu Phạm Ngọc Ly (13 tuổi) và Phạm Vĩnh Ngọc Long (11 tuổi). Hai cháu sinh ra và lớn lên tại thành phố Nunrnberg, CHLB Đức.
12. Tiếng kêu hốt hoảng vọng về từ Đài LoanCả nhà ơi có ai đầu tư vào chứng khoán ko!” của cháu Phạm Vĩnh Minh Trang, Thạc sĩ quản trị kinh doanh con gái rượu đầu lòng của ông Phạm Vĩnh Tiến, được bình chọn là tiếng kêu hiệu quả nhất xuất hiện trên trang Blog nhà mình.
Tính hiệu quả được thể hiện ở chỗ ngay lập tức đã có ba sự kiện xảy ra:
-Làm xé ruột, xé gan các thành viên gia đình, làm bừng tỉnh cả dòng họ vùng dậy rủ nhau quan tâm đến chứng khoán.
-Chỉ trong một thời gian cực ngắn đã xuất hiện ít nhất 5 bài và tin vắn về chứng khoán trên Blog (chắc chắn còn thêm nữa).
-Làm lan truyền một chiến dịch “rỉ tai” và cả “một cuộc dò hỏi” âm thầm mà quyết liệt những ai trong dòng họ đã và đang được hưởng lợi từ trò chơi chứng khoán.
13.Người có những bài viết mắc nhiều lỗi chính tả nhất đã đăng trên Blog, chẳng phải ai xa lạ chính là tác giả bài viết này, ông Phạm Vĩnh Thắng.

Xin chúc mừng quí vị được bình chọn.

Phạm Vĩnh Thắng

Mừng sinh nhật bác Phạm Kim Nhu

Tối qua 22.2.2007 tức ngày mồng 6 Tết Đinh Hợi, sinh nhật bác Phạm Kim Nhu đã được tổ chức long trọng tràn đầy lời chúc mừng, tiếng cười vui vẻ tại tư dinh cao cấp của bác ở phố Hàng Bún.
Đến dự có đông đủ anh chi ẹm và các cháu hiện đang có mặt ở Hà Nội. Đặc biệt có anh chị Nông Thoa không ngại tuổi cao sức yếu và cháu Nguyệt con bác Lan Nguyên mới từ Angola về cũng tới dự.
Cháu Vũ Anh Tuấn con trai bác Nhu, từ Matxcowva đã rất chu đáo gửi về các loại thực phẩm đặc biệt siêu hạng, đặc biệt siêu sạch, đặc biệt ngon gồm các loại giò, chân giò, thịt hun khói, nước uống, bánh mỳ đen... và nói chuyện trực tiếp với tất cả các bác, cô chú và anh chị em có mặt.
Ông Phạm Vĩnh Di, từ Sài Gòn đại diện cho những người ở xa cũng đã gọi điện chúc mừng ngay tối sinh nhật. Trước đó trên Blog 53 đã có các bài thơ chúc mừng của bác Ngọc và bác Anh gửi tặng bác Kim Nhu.
Xin giới thiệu vài hình ảnh chọn lọc
1. Đầu bếp nổi tiếng
2.Chị em gái
3.Cùng nâng cốc chúc mừng
4.Bậc trưởng lão
5.Các cháu cũng vui

6.Tranh thủ tăng hai
7.Khổ chủ cắt bánh
8.Kết thúc vui vẻ
(Cháu Nguyệt con gái bác Lan Nguyên mới từ Angola về)

Phạm Vĩnh Thắng
(bài và ảnh)

Vui, Vui!

BẢN KIỂM ĐIỂM NGÀY TẾT ĐINH HỢI, 2007

Năm nào cũng vậy khi không khí ngày Tết đã lắng, mọi công việc lại trở về với đời sống thường nhật.
Ngày mai mồng 6 Tết các cơ quan công sở lại làm việc như thường lệ. Hôm nay cả nhà tôi hop kiểm điểm rút kinh nghiệm Tết Đinh Hợi vừa qua, đề ra phương hướng Tết cho 5 năm tới, trước mắt là Tết 2008.
Tết năm nay cũng như mọi năm ưu điểm vẫn là cơ bản, khuyết điểm là rất ít và chỉ là tạm thời.
Trước ngày Tết 3 tháng vợ tôi bảo năm nay ăn Tết phải thật đơn giản, vui chơi là chính, hạn chế mua sắm đồ đạc, ăn uống linh đình tốn kém nhất là thừa thãi thức ăn dự trữ như mọi năm và phải giữ gìn sức khỏe.
Định hướng này cả nhà nhất trí quán triệt ngay, được ít nhất 2 tháng trước Tết rất là nghiêm túc.
Nhưng rồi chỉ một tháng trước Tết, tôi và bà xã lúc rỗi rãi ghé vào cửa hàng nhà Xinh ở phố Cát Linh, xem đồ nội thất.
Bà ấy không thể rời được khu trưng bầy tủ bếp mẫu, xem từng thứ rất là chi tiết.
Về nhà vợ tôi bảo tủ bếp nhà mình cũ quá rồi, nên thay bếp mới. Tôi thì lưỡng lự vì nghị quyết ngày Tết đã ban rồi không mua sắm thêm đồ đạc, nếu mua thì phải sửa lại nghị quyết, phải tổ chức họp xin ý kiến mà Tết đến nơi rồi, chẳng còn thời gian nữa.
Thế rồi bà ấy rủ cậu con trai cùng đi xem tủ bếp, xem rồi tôi hỏi ý kiến thế nào, cháu bảo mẹ đã thích thì phải chiều thôi.
Thế là không chờ họp lai, biết là sai nhưng chúng tôi vẫn kí hợp đồng lựa chọn phương án thiết kế cho hợp với nhà mình để còn kịp đón Tết, chỉ có điều duy nhất tính toán rất lâu là khoản “đầu tiên” sao cho hợp lí.
Việc làm bếp giao toàn quyền bà xã, tôi và cậu con trai chỉ đứng vòng ngoài góp ý chung chung, không can thiệp sâu để đảm bảo chỉ “một cửa”.
Cũng may là bản hợp đồng này đến ngày 25 Tết đã hoàn thành, tương đối đúng với kế hoạch đã định.
Thế rồi thiên hạ đi sắm Tết đông quá, tấp nập quá chẳng nhẽ nhà mình lại không.
Thế là do tư tưởng không vững vàng, dẫu biết tuy quán triệt nghi quyết ngày Tết đã rất kĩ, nhưng dao động vì thế cứ ru ri “chệch hướng” dần từng bước.
Về thực phẩm ngày Tết so với năm ngoái tuy có tiến bộ, nhưng đến hôm nay trong tủ lạnh vẫn còn gà, thịt lợn, thịt bò, cá, rồi bánh chưng, một két bia Hà Nội còn nguyên...nhà mình ăn, uống ít nhất mươi ngày nữa mới hết.
Bà xã tôi bảo tại hai bố con chẳng chịu ăn, mà năm nay cũng lạ khách đến nhà ai cũng ngại ăn, ngại uống nên mới thừa. Rồi bà ấy bảo không lo, hồi ở nước ngoài vẫn mua thức ăn để trong ngăn đá ăn dần vẫn còn tốt chán, có làm sao đâu.
Mà nhiều thứ ngày Tết thấy mọi người mua, nên cũng mua. Ví dụ như giò chả chẳng hạn, bác Nhu goi điện rủ mua giò nhà ông Dư ở làng Sấu ngon lắm. Phần vì sợ giò chả Hà Nội dạo này có nhiều hàn the, phần sợ uy bà chị chồng chu đáo thế là vợ tôi đặt luôn hai cây một giò bò, một giò lụa mặc dù trước đó đã quyết tâm không mua giò chả (lúc ăn thấy còn giòn hơn cả giò có nhiều hàn the nhất nội thành, nghĩ mà dại).
Chuyển sang vấn đề cây hoa ngày Tết, bà xã tôi bảo năm nay nhà mình có cành đào phai kép tán rộng, nhiều hoa, nhiều nụ, đến ngày 5 Tết vẫn còn hoa nở rực rỡ.
Bốc lên, bà ấy còn đánh giá đẹp nhất mấy nắm gần đây (có lẽ kể cả những năm bây giờ không còn nhớ được hình thù cành đào như thế nào nữa)
Thật đúng thế nhiều người đến chúc Tết, lại có cả người làng làm nghề trồng hoa cũng khen như thế.
Thế là tôi được biểu dương vì mua cành đào vừa ưng ý, lại với giá chỉ có 80.000 VNĐ so với mức sàn qui định 250.000VNĐ, tiết kiệm được những 170.000VNĐ (đấy là so với mức sàn, chứ nếu so với “mức trần” thì còn tiết kiệm được nhiều hơn nữa).
(Ảnh chụp vợ chồng cháu Hùng Hương con bác Lan, đến chúc Tết vợ chồng tôi lúc 16h30 chiều 5 tết Đinh Hợi bên cành đào năm nay ở nhà tôi)
Về sức khỏe chưa được thực hiện tốt, vì mải mê chuẩn bị Tết hết trồng cây, lại dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, thức khuya, dậy sớm. Nhất là khi có tủ bếp mới bà xã tôi tất bật xếp đặt mấy hôm liền không nghỉ, riêng khoản vứt đi hay để lại cũng bã cả người.
Kết quả là đúng ngày 29 Tết bắt đầu sụt sịt, húng hắng ho, phải uống thuốc “phản ứng cực nhanh” đến hôm nay chiều ngày 5 tết mới coi như là tạm gần hết.
Thế còn khoản biếu xén.
Thì cũng như mọi năm thôi, nhà mình chẳng có ai đến “Tết” cả Chẳng bù ông chủ sát vách nhà tôi mới chỉ là trưởng phòng tổ chức của công ty gạch, đồ vệ sinh Vinasera, một tuần trước Tết người ra, người vào khăn gói tấp nập đến Tết nhà xếp trưởng phòng. Chỉ tội cho bà vợ than thở với hàng xóm khổ lắm, cứ hết một ngày lại phải ngồi đến tận đêm khuya thống kê, phân loại Tết mỏi cả lưng, mờ cả mắt mà lại phải nghĩ mãi mới tìm ra chỗ cất giữ an toàn. Đấy mới chỉ là cấp trưởng phòng mà đã như thế, còn nếu là Giám đốc chắc là phải tăng thêm ca để thống kê, phân loại (tôi lại trộm nghĩ không biết hồi bác Ngọc làm Giám đốc công ty cầu đường, hay như bác cả Di hiện nhiều năm làm Giám đốc công ty tư vấn AXIS ở Sài Gòn có lâm vào cái cảnh đáng thương này không? Nói dại nếu có, thì lại thương cho hai bác gái Chi và Phi cùng các cháu Minh và Phi Nga khốn khổ còn hơn cái bà vợ ông hàng xóm của tôi, vì hai bác đều là Giám đốc còn cao chức hơn ông ấy nhiều)
Thế có chuyện gì đột xuất trong mấy ngày Tết không?
À có chứ, đúng sáng ngày 29 Tết (tức 30 tết) vừa ngủ dậy bà xã tôi đã hớt hải báo tin tự nhiên đường cấp nước nhà mình bị dò gỉ, nước chảy róc rách, bếp ga âm bật mãi chẳng giữ lửa.
Lo quá phen này mất nước, mất lửa, có hai cái cơ bản nhất mà mất thì gọi là mất luôn cả ăn Tết, chẳng những thế lại dông cả năm mất.
Trên đường đi thăm mộ bố mẹ đẻ ở nghĩa trang Văn Điển, bố vợ ở Mai Dịch tôi phải goi điện liên tục hết chỗ này đến chỗ khác mời thợ đến sửa. Cũng may đến đầu giờ chiều ngày 29 Tết, mọi việc được hoàn thành đâu vào đó, bớt đi một nỗi lo khủng khiếp.
Cuối cùng sang đến phần quan trọng nhất là khoản “đầu tiên”, tôi hỏi có tốn lắm không . Bà xã bảo tốn kém hay không thì chưa biết được, cũng có cân nhắc thận trọng khi mua, nhưng khi cần tiêu là cứ tiêu, chẳng ghi chép thống kê làm gì.
Ừ thế cũng là phải, ngày Tết có nhiều việc phải mua sắm, có cả những việc không tên đột xuất, có tốn kém một tý cũng đươc, chuyện này không có khuyết điểm, cho thông qua.
Sang đến phần khen thưởng thật là khó, vì các thành viên gia đình ai cũng có thành tích, mỗi người một vẻ đều xứng đáng cả.
Vậy thế nên phải vận dụng phương pháp so bó đũa chọn cột cờ.
Cuối cùng thống nhất biểu dương chỉ một mình bà xã vì tuy bị sụt sịt, phải uống thuốc “phản ứng cực nhanh” vẫn phải cơm nước đãi khách mấy ngày liền, đột xuất cũng có, lúc ít thì 3,4 người, lúc nhiều có khi tới 15,16 người thành mâm thành bát hẳn hoi với 4,5 móm chứ có ít ỏi gì đâu.
Tuổi đã sấp sỉ 60, khách ra về lại một thân một mình cặm cùi lau chùi rửa bát, giải quyết hậu quả đến tận đêm khuya mỏi rã rời toàn thân, mà sáng ra vẫn vui vẻ tham gia đi chúc Tết các bác rồi bạn bè họ hàng hai bên đâu ra đấy, chẳng một lời kêu ca (khoản này nên đặc biệt biểu dương vì khách đến nhà là quí, nếu không vì Tết chắc gì người ta đến nhà mình).
Khen thì khen thế, nhưng vẫn phải kiên quyết lưu ý Tết năm sau phải giữ gìn sức khỏe, không được để sụt sịt ảnh hưởng tới khí thế chung của cả nhà (nếu tái diễn sẽ kông được biểu dương khen thưởng).
Thế là phần kiểm điểm công viêc đã qua về cơ bản là xong, tổng kết lại là thực hiện đúng định hướng ăn Tết vui vẻ, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc nhà mình, nhớ bố mẹ, tổ tiên, có tốn kém một tí, có thừa thức ăn một tí…
Nhưng chẳng sao Tết ấy mà, năm sau ta lại rút kinh nghiệm chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết đã được thông qua.
Sửa điều này nghe nói thì dễ, nhưng thật ra là rất khó, ví như năm nào cũng thế các bác còn có kinh nghiệm và từng trải đường đời hơn tôi, nhất là khoản giỗ Tết như bác Kim Anh, bác Kim Nhu, bác Ngọc rồi bác Kim Lan năm nào cũng thế, cứ sau Tết lại có đến mấy cuộc trao đổi tay đôi, tay ba…rồi hội ý nhóm, có cả hội thảo đàng hoàng rất tốn tiền của và thời gian, lần nào cũng vậy đều nhất trí rất cao với kết luận giỗ cụ Quang vào 2 Tết năm sau nên làm đơn giản, chỉ có hoa quả và nước uống, không nên cầu kì nhiều móm làm gì.
Thế mà năm nay đến lượt bác Ngọc làm giỗ bố, cũng như những năm trước đã lần lượt làm ở nhà bác Nhu, bác Anh…mặc dầu đã rất quyết tâm làm đơn giản, nhưng theo thống kê của tôi có phần “bịa đặt”vẫn thấy đầy đủ một bát, năm nâm, hai đĩa, hai loại nước uống hoành tráng lắm (thế nên ngay sáng ngày 4 Tết rút kinh nghiệm ngày giỗ vừa qua, bác Ngọc cũng đã có lời trên Blog trao đổi về cách thức tổ chức, món ăn sao cho ngày giỗ cụ Quang mồng 2 tết năm sau được gon nhẹ, đơn giản đỡ mệt cho gia chủ mà vẫn có ý nghĩa).
Vậy thì khuyết điểm này là có hệ thống và đích thực là do cơ chế, cả làng đều mắc chứ chẳng riêng gì gia đình tôi nên được bỏ qua, chỉ lưu ý năm sau rút kinh nghiệm phải làm đơn giản hơn.(phần này nghị quyết mới ghi chữ nghiêng, nét đậm để xem cho rõ)
Nghị quyết về nhiệm vụ Tết 5 năm tới, trước mắt là Tết năm 2008 đã được gia đình nhất trí thông qua nhanh chóng với nội dung không mua nhiều thức ăn dự trữ, không sắm sửa đồ đạc, đi chơi là chính…(vẫn nguyên văn nội dung nghị quyết Tết năm Đinh Hợi vừa rồi, chỉ đảo thứ tự để mang mầu sắc mới).
Do xác định được nội dung, hướng kiểm điểm, thái độ của các thành viên lại vô cùng thành khẩn và nghiêm túc, buổi kiểm điểm của gia đình đã thu được kết quả rất tốt.
Cuộc họp đã xong, tôi mới chợt nhớ ra chết cha rồi quên không làm văn bản ghi nhớ có chữ kí của thư kí và chủ tọa điều khiển cuộc họp để lưu trữ, năm sau còn có cái làm căn cứ rút kinh nghiệm sửa chữa.
Không có văn bản ấy thì sang năm tới chắc chắn khuyết điểm cũ lại tái diễn, chẳng sửa được đâu, sẽ lại “cu như vẫn”, có khi lại còn nặng hơn cả Tết Đinh Hợi vừa rồi.
Nguyên nhân là rất rõ năm nào cũng thế có kiểm điểm thật đấy, nhưng năm nào cũng cố tình quên không ghi văn bản.
Nhưng không sao Tết ấy mà, năm sau nếu sai ta lại rút kinh nghiệm mà thực ra sửa rất dễ, vì khuyết điểm ngày Tết năm 2008 theo nguồn dự báo tin cậy sẽ lại giống y hệt như năm nay Đinh Hợi, chưa phát hiện thấy “chủng loại” mới xuất hiện.
Theo qui định bản kiểm điểm chỉ lưu hành nội bộ, nhưng tôi biết gia đình các bác cũng có kiểm điểm ngày Tết, khuyết điểm cũng chẳng khác gì nhà tôi, rất giống nhau có khác chăng là thêm, bớt chút ít.
Vì thế xin công khai để cả nhà ta cùng xem.


Phạm Vĩnh Thắng
.



Câu chyện nhỏ, mà không nhỏ ngày mồng 3 tết sau ngày giỗ bố

Câu chyện nhỏ, mà không nhỏ ngày mồng 3 tết sau ngày giỗ bố
Hôm qua 2 Tết Đinh Hợi giỗ năm thứ 16 ngày cụ ông qua đời đã được hai bác Ngọc Phi và vợ chồng cháu Nga Thi tổ chức tuy bận rộn, vất vả nhưng vui vẻ, ấm cúng đượm không khí gia đình ở nhà bác Ngọc (được biểu hiện bằng tràng vỗ tay cảm ơn vang dội mãi không dứt của mọi người, theo điều khiển của chú Tiến).
Theo như thông báo trên Blog của bác trưởng nam Phạm Vĩnh Di (hiện đang sống ở tận TP.Hồ Chí Minh xa xôi!) đến dự có khoảng 30 người, chỉ trừ những người đang ở xa không về được như bác Di, cháu Hiệp con bà Kim Anh đang công tác ở TP Hồ Chí Minh và các cháu chắt Cường, Tuấn, Mai Anh, Trang...đang ở tận Đài Loan, Nga, Đức, Mỹ...
Trước Tết tôi có kể với một người bạn lớn tuổi, gia đình cũng là người Hà Nội nề nếp năm nay nhà tôi giỗ bố ở nhà ông anh thứ và hàng năm lại phân cho mỗi người làm một lần.
Ông ấy ngạc nhiên lắm bảo giỗ bố mẹ là phải làm ở nhà ông trưởng nam, cùng lắm mới làm ở nhà ông thứ.
Nào ông ấy có biết gia cảnh nhà mình do ông trưởng nam ở tận Sài Gòn, thành ra nhiều việc phải ủy thác cho ông thứ nam đảm nhiệm.
Vì thế nên nhiều khi cũng có lắm chuyện quanh cái chức "trưởng thật, trưởng giả ấy". Đó cũng là do tình thế mà ra đấy thôi, chứ nào ai muốn.
Nhưng dù cho "trưởng giả, hay trưởng thật" mà anh em con cháu không đồng lòng thì dù việc lớn hay việc nhỏ đâu có thể làm được.
Bằng chứng là đây, nhớ hồi cụ bà mất vào phút lâm chung nhà có năm ông con trai vắng tuốt cả năm, ông trưởng nam ở Sài Gòn, ông trưởng thứ đang du lịch ở tận đất Lào xa xôi, một ông ở Thái Nguyên, hai ông bé nhất nhì thì một ông ở Đức, một ông ở tận Ba Lan mùa tuyết rơi trắng xóa. Lúc đó chỉ có mấy bà con gái, con dâu Anh, Nhu, Phi, Lan, Minh và cháu Vinh, thế mà các bà bảo nhau êm thấm, việc trọng đại đâu vào đấy, êm ro.
Chỉ sát ngày đưa tang ông trưởng thật và ông trưởng thứ mới bay về, bổ xung thêm đôi chút và ra tay điều hành theo kế hoạch mà các bà đã sắp sếp sẵn gần xong, chính xác đến không ngờ.
Lại suy ra chức "trưởng thật hay trưởng thứ" cũng chỉ là một hình thức suy tôn cho có trên có dưới, có người đại điện thay mặt điều hành, chứ đâu có chức thật.
Nhà có đông anh chị em, con cháu đảm bảo sự công bằng, không tị nạnh việc lớn việc nhỏ, việc nhiều việc ít là điều tối quan trọng.
Gương tầy trời nhiều gia đình đông con tan nát nhà cửa cũng chỉ vì điều tưởng là đơn giản, nhưng lại rất phức tạp đó-sự công bằng.
May mắm nhà ta, tôi nghĩ chưa đến mức như thế.
Mấy năm nay đã thành lệ cứ luân phiên nhau giỗ bố mẹ như năm 2005 giỗ mẹ ở nhà tôi; Tết năm 2006 giỗ bố ở nhà bác Nhu, bữa cơm họp mặt gia đình hoành tráng sau ngày hợp táng bố mẹ làm ở tư dinh cỡ trên 2.000 mét vuông của chú Tiến Phượng (9.12.2006). Năm vừa rồi giỗ mẹ đến lượt bác Kim Anh, nhưng làm ở nhà cháu Dũng con bác, cũng đông vui đầy ý nghĩa.
Gần đây thấy bác Kim Anh nói giỗ bố trao cho cánh con trai đảm nhận, giỗ mẹ do cánh nữ làm. Cách làm này chưa thấy bác nào cho ý kiến thêm.
Riêng bác cả Di một thân một mình ở trong Nam lại ở vai thay mặt cả gia đình phải đảm nhận tất cả các ngày giỗ, cũng là điều đương nhiên (cũng tại bác thích ở trong đó một mình nên phải thế. Nhưng cũng may cho bác có cháu Tuấn Minh đích tôn của cụ Quang và vợ là nàng dâu thảo hiền Bạch Hoa, giỏi việc kinh doanh lại hết lòng quan tâm giúp đỡ việc nhà, nên mọi việc cũng được hanh thông, đỡ vất vả cho bác cả nhiều)
Đã đến lúc khoản “đầu tiên” cũng nên đặt ra vào thời điểm giá cả mỗi ngày một tăng, các bác đều đã già và nghỉ hưu, con cháu sự nghiệp đường đời phiá trước cũng còn nhiều gian truân, nhiều việc phải làm. Nhà ta lại đông con cháu, mà theo nguồn dự báo ngắn hạn đáng tin cậy quân số nhà mình sẽ còn tăng thêm nữa trong vài năm tới, nếu đi đủ cả không chỉ dừng lại ở mức 30 người như hôm qua, mà còn nhiều hơn nữa.
Với số lượng đông như thế không phải nhà nào cũng có thể thoải mái yên tâm để làm được một ngày giỗ đầy đủ cho ngần ấy người, mà không phải suy tính về ngân quĩ của mình.
Vì thế ta nên đặt ra một thông lệ các thành viên gia đình đóng góp theo đầu người bằng tiền, hoặc bằng hiện vật như góp mỗi gia đình một món ăn.
Nhưng theo tôi góp tiền theo đầu người cho nhà đăng cai, là hợp lí nhất.
Lịch sử nhà ta đã có tiền lệ rồi, hồi bố mẹ còn sống anh chị em đã chẳng đóng góp tiền để phụng dưỡng bố mẹ, nuôi oxin đó sao (chỉ trừ gia đình người con mà cụ đang ở chung, không phải đóng góp tiền).
Nếu nhất trí cách làm này nên có thỏa thuận chung (không cần đưa lên Blog cho thiên hạ biết làm gì) để mọi việc được tự nhiên.
Vì không có sự thống nhất trước người đưa tiền đóng góp, người không. Người đưa cũng ngại, người nhận cảm thấy không ung dung, lại đâm ngại ngần, do dự, đắn đo.
Tiền lệ đóng góp kinh phí ấy nên tiếp tục, như vậy chắc chắn sẽ làm cho không khí gia đình anh em thoải mái hơn, tốt hơn vì ai cũng được góp phần mình làm nghĩa vụ con cháu đối với bố mẹ dù chưa đến lượt mình đăng cai.

Phạm Vĩnh Thắng

Lại bàn về Blog 53

Lại bàn về Blog 53
Blog 53 ra đời thật đúng lúc, kết quả thu được, chỉ cần đánh giá qua sự hưởng ứng của bạn đọc, nhân dịp Xuân Đinh Hợi, Minh Trang đã có nhận xét tác dụng của Blog, đây cũng thể coi là ý kiến đại diện, số lượng nguời tham gia viết có phần ít, nhung nguời đọc đông hơn rất nhiều, đấy là thắng lợi ban đầu
Rất nhiều người đã muốn lên tiếng nhung còn ngần ngại, chưa mạnh dạn, phần vì tính khiêm tốn sẵn có của người VN, có phần cũng do ảnh hưởng của nghề nghiệp họ chưa muốn tham gia ( Với nhũng nhà doanh nghiệp ít khi bộc lộ quan điểm của mình, do thương trường rất nghiệt ngã lỡ miệng có khi mất cả sự nghiệp, một sự thật mà ai cũng biết, nói vo thì rễ chứ đặt bút viết thể nào cũng phải "" Chọn từ, sắp ý ", cũng mất thời gian, vì vậy nhiệm vụ của của Blog trong thời gian tới làm sao huy động được nhiều nguời hửong ứng, muốn vậy nên thực sự tự do ngôn luận, viết thoe thể loại nào cũng chấp nhận, vì sao có một vài câu hỏi có vể ngớ ngẩn trong bài viết ngày 4 tết, vì thực tế trong thời gian qua Blog đã có 1 vài mhận xét : Chọn đề tài, chọn thể loại, và chỉ muốn blog phục vụ theo sở thích của mình, và công khai ý tưởng này trên blog, đây cũng không phải là điều gì đáng trách, nhưng thử nghĩ xem. có khi đọc cả cuốn sách rất dầy nhưng chỉ thu hoạc h được vài ý mà thôi . Là 1 xã hội thu nhỏ, nhu cầu bạn đọc không thể nào giống nhau được, cái nào không thích thì đừng đọc, chẳng việc gì mà phải hô hào, đừng viết gia phả nữa, lớp trẻ không thích đâu , điều này hờan toàn sai ? " Dân ta phải biết sử ta ", những người sinh ra ở nửa đầu của thế kỷ 20 ở VN còn phải học thuộc lòng nguồn gốc dân ta là người Go loa ? Lớp trẻ ngày nay nhiều đứa kiến thức về sử đáng quan ngại . .Sơ và ý để nói 1 điều ở đây là cứ để mọi người họ viết theo sở thích, dùng diễn đàn để giải thích, điều chỉnh, không hợp khẩu vị thì không xem . Có như vậy mới tạo được nhiều người tham gia, vẫn duy trì Blog chưa cần phải đổi địa chỉ .

MỪNG SINH NHẬT BÁC NHU ( 21/2 /1939 -- 21/2/2007 )

MỪNG SINH NHẬT BÁC NHU  ( 21/2 /1939  -- 21/2/2007 )

Sáu chín tuổi ta sắp bảy mươi
Bác Nhu trẻ, đẹp tựa năm mươi
Sáng tập thể dục, chăm cây cảnh
Chiều về, đài, báo, blog năm ba

Tối chờ giờ hẹn, lên máy chát
Chát với cháu con , tận nước Nga
Một mình cai quản nhà năm chín
Xuống, xuống, lên , lên suốt cả ngày

Quét, dọn, lau ,chùi, vun, tưới, bón
Trồng hoa, sưả cửa, sửa cầu thang
Ngôi nhà sạch đẹp, trông như mới
Công sức bỏ ra thật đáng khen

Bước sang Đinh Hợi mong bác khoẻ
Vui cùng con, cháu ngoại trăm năm
Đến năm Mậu Tý hai không tám ( 008 )
Anh, em cùng chúc Bác bảy mươi

Mừng sinh nhật Kim Nhu (21.02.1939)

Mừng sinh nhật Kim Nhu (21.02.1939)

Sáu tám tuổi vẫn ròn tươi
Xe máy nổ vang xóm phố
Bà con tấm tắc khen tài
U bảy mươi dễ mấy ai
Ai không biết tưởng năm mươi
Có ông nghỉ hưu đuổi theo
Ngày ngày đi tập dưỡng sinh
Biết đâu ai chờ ai đợi
Hãy cất giùm tuổi bảy mươi
Đời còn mấy nỗi trên đời
Du lịch tham quan đây đó
Thăm họ hàng, bè bạn thân
Chúc Kim Nhu ngày khỏe ra
Chăm luyện tập, năng đi bộ
Câu lạc bộ luôn đều đặn
Không nghĩ ngợi, “chat”, vui hơn.

Phạm Kim Anh

Văn bản mới tìm thấy

Ông Phạm Vĩnh Tiến vừa gửi cho tôi hai văn bản còn lưu giữ được:
1. Quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 28 tháng 4 năm 1961, tặng thưởng Huân chương Kháng chiến Hạng nhì cho cụ Phạm Vĩnh Quang vì đã có công lao trong cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc chống thực dân Pháp.

2.Quyết định của chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam Trường Chinh kí ngày 08 tháng 10 năm 1984 tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất cho cụ Phạm Vĩnh Quang về công lao đóng góp trong cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc chống Mỹ xâm lược
Xin giới thiệu để cả gia đình ta biết.

Phạm Vĩnh Thắng
Mồng 4 Tết Đinh Hợi

GÓP Ý VỀ HAI BÀI VỀ THAY ĐỔI BLOG VÀ DIỄN BIẾN SAU MÙNG 3 TẾT

GÓP Ý VỀ HAI BÀI VỀ THAY ĐỔI BLOG VÀ DIỄN BIẾN SAU MÙNG 3 TẾT
Hài bài trên do Ô Ngọc và Ô Thắng vừa viết ngày 3 và ngày 4 Tết, dưới hai bài đó tôi đã góp ý ngay, nhưng e rằng nhiều người chưa quen xem nội dung góp ý " bị tàng hình", nên chả hiểu vì sao các tác giả lại có nhiều " Ý tưởng nặng nề" đến như vậy ? Do đó tôi đành phải viết bài này lên Blog để trao đổi rông rãi như sau :
a/ Mục tiêu của việc thành lập Blog đến nay còn hỏi thì qủa là đáng ngạc nhiên, vì đã mail trao đổi với các quí vị ở HN từ thủa ban đầu . Nay nhắc lại là mục tiêu chính là phục vụ trao đổi thông tin và các sự kiện hay tâm tư của các thành viên thuộc tất cả các Chi xuất xứ từ 53 Lãn Ông, có nguồn gốc từ Cụ Phạm Như Xuân và Lê thị Cả . Nhưng vừa qua các t/v chi Ô Quang viết nhiều là có các sự kiện nóng bỏng liên quan : Hải mất, Giỗ lần thứ 16, rồi kỷ niệm 100 ngày sinh Cụ Quang. Tôi đã liên hệ qua điện thoại hay mail trực tiếp cho một số t/v tiêu biểu của chi Ô Bảo ( như Á Hồng,cháu Nam , Hằng&Huấn) ở TpHCM và Praha và mail cho GĐAnh Chi ở Pháp mời tham gia và thông tin về việc Hải, Bà Hanh, Việt mất. A.Chi và cháu Emily đã có reply, Hằng&Huấn cũng đã trả lời..Vì ở HN còn có người ngại mở rộng Blog GĐ-PV, thêm vào đó các t/v chi Ô bảo,Ô Hanh, bà Tú cũng chưa tham gia, nên cháu T .Minh mới nêu lên ý kiến để thăm dò , nên hay không nên thay đổi ?
b/ Bản thân Blog là web hay nhật ký cá nhân, nên tên miền miễn phí . Khi sáng tạo thành Blog của dòng họ thì
việc đăng ký tên miền và nộp lệ phí là cần thiết, nhưng để cháu Minh tìm hiểu và giải thích lý do rõ hơn.
Do đó theo tôi hãy để Blog vận động như cũ một thời gian xem tình hình hưởng ứng của dòng họ ra sao, sẽ có quyết định thay đổi trên cơ sở dân chủ( có bàn bạc ).
c/
Blog có cái hay là được cập nhập thường xuyên, bài, tin hay ảnh mới đăng thì " cái cũ " bị đẩy xuống như cuốn chiếu , thậm chí còn " dân chủ " đến mức sau khi đã đăng (Post ) lên ,tùy theo dấu ở dưới bài đó ( hay Click vào Sign in ở trên cùng bên phải) là có thể góp ý hay sửa trực tiếp ( on-line)vào nagy bài đó.Do đó các bài cũ , như bài Họ Phạm không mất đi, mà chỉ dịch chuyển sang trang khác, vì bài mới do "cuốn chiếu " đã chiếm chỗ trên trang "chủ" ( nôm na mặt tiền của Blog ). Muốn tìm lại thật đơn giản :+ Click vào tên bài đó ở dãy tiêu đề bài đã đăng ở cột trái trang chủ hay + Click vào "Older post" lật lại các trang cũ để tìm bài đó ( còn nếu tìm bài mói ,thì củng thao tác tương tự, Click vào " Newer Post".
c/ Bài viết của tôi có đề cập đến thuật ngữ " Trưởng giả, trưởng thực " là câu nói vui và cũng là thực tế. Vì lâu nay Chú Ngọc ,với tài tháo vát và có nhiều kinh nghiệm đối nhân xử thế , nên vẫn đảm nhiệm những trọng trách của GĐ Ô Quang ở HN , nên tôi rất biết mình , biết người và tôn trọng và tán dương vai trò của Chú Ngọc. Chú
Thắng e tôi" buồn "nên động viên là vắng các ông thì các bà cũng vùng lên. Tôi phải nói rõ lại là : khi được tin từ HN báo Cụ Yến đi cấp cứu vào BV BM, mà các con trai trọng yếu ở HN đang còn ở nước ngoài chưa về kịp , tôi phải ra ngay sân bay mua vé kiểu " ai không đi thì thay " để kịp ra HN, và trực theo phân công từ ngày Cụ vào BV cho đền khi Cụ đi, cả ngày lẫn đêm ( phải ở nhà Ô Lập gần cổng sau BV Bạch Mai để ra vào cho tiện ) Chỉ trước đó vài phút do buồn ngủ , nên vào phòng bên cạnh ngủ , để Cô Liên trực nên khi Cụ nhắm mắt tôi không có mặt, khi Cô Liên gọi mới chạy vô . Do lúc đó các chú chưa về sau khi thảo luận nôi bộ, chính tôi đã quyết định ngày đưa tang vào thứ sáu (để kịp báo các cơ quan tới dự và có thể cho mượn thêm ô tô , vì thứ bẩy nghỉ ) và tổ chức tang lễ tại ngay BV BM chứ không chuyển lên Phùng Hưng ( sau khi lấy tư cách là con Cụ Dục vận động và được gỉai quyết trước không phải xếp hàng ( lúc đó cũng có một đám tang đang chờ).Khi mọi người đông đủ , tang lễ đã được tổ chức chu đáodo có sự đóng góp to lớn của tập thể , trong đó về phái nữ cần kể đến vai trò tích cực của Cô Nhu( liên hệ với PH ), cháu Hồng Vinh ( đi tiền trạm xuống VĐ ) và cháu Minh Trang..( trực đêm và nhớ Bác Nam tác động tới kíp trực..)
Vài dòng trao đổi cho Xuân thêm vui.
Phạm Vĩnh Di

Vê việc có thay đổi địa chỉ blog ? Giõ ngày tết

Vê việc có thay đổi địa chỉ blog ? Giõ ngày tết
Về việc thay đổi đổi địa chỉ bolg chưa thây phân tích ưu,khuyêt để mọi người thấy, nhằm sớm hưởng ứng,do vậy cần bổ xung thêm thông tin,Kinh phí đã nêu không có vân đề gì lớn
Cái quan trọng nhất không thấy đưa ra đê thảo luận : Tieu chí blog 53 là gì ?
Gia đình Phạm vĩnh ở 53 Lãn ông chỉ được viết những vấn đề gì ?
Tại sao bài viết Họ Phạm ở 53 ...lại xoá đi không đăng tải, trong khi đó bạn đọc đều hoan nghênh ? Tại sao lại ra lệnh cấm không được nới về gia phả, không đươc báo tin buồn của những người trong dòng họ . Thật khó hiểu ?
Hôm qua tối mùng 3 tết, một nguời Việt ngụ cư ở Muyních 20 năm, dến chơi bạn dược xem blog 53, anh ta khen quá trời qua đàm thoạ với mạng Yahoo.
Những năm bao cấp, khi cụ Quang đi xa, trong anh em rất mừng cho cụ, cụ đi vào ngày Tết sẽ không bao giơ mất giỗ, đến nay cac con cụ đa sỗ đã tới 70 tuổi, việc tổ chức cho 30-40 ( Tính cả các cháu con chú, bác ) ngừoi ăn vào dịp tết là 1 chuyện phải bàn vì :
- Không có dịch vụ nấu cỗ và dịch vụ thu dọn
- Cúng cái gì ? để hợp khẩu vị mọi người, tuổi cao phải kiêng nhiều thứ lắm, phần khác, cái ông nhà nước này để cho các loại thự phẩm nhiều độc tố tung hoành một cách quá thoải mái trên thị trường ? Hơn nũa 30,mùng 1 đã làm mọi ngừoi quá ngán, thừa,ế là 1 điều cực kỳ nan giải, không phải đơn giản huỷ là xong đâu ?
- Hay di Khách sạn, mới chỉ là ý nghĩ thôi cũng thấy không được rồi
_ Quay trở lạo mỗi người 1 món ?
- Việc này phải thảo luận, để có cách thống nhất, dặng cho mọi người khỏi áy náy,
- Với gia đình tôi, chỉ có 2 ông bà già,rọn xong ngày nùng 2, ngày nùng 3 chỉ ngồi thở cũng không xong ?_

THĂM CHÚC TẾT ĐINH HƠI CỤ PHẠM THỊ OANH

Sáng nay, mùng 2 Tết Đinh Hợi Ô.Phạm Vĩnh Di đã đến Q.6 TpHCM để thăm và chúc Tết Cụ Oanh, 86 tuổi , em ruột Cụ Bà Phạm Vĩnh Quang, vừa điều trị ở BV Trưng Vương về trước Tết. Sức khỏe Cụ tuy
đã hồi phục, nhưng còn gầy yếu. Ảnh có chụp hai con gái Cụ là Cô Hồng và Cô Hường, đã phải nghỉ việc Nhà Nước để về phụng dưỡng Mẹ kính yêu. Cụ Oanh đã có thời gian dài sống cùng với GĐ Cụ Quang lúc khó khăn khi đi tản cư, và khi HB lặp lại ở HN. Cụ Oanh đã có công quan tâm chăm sóc các con Cụ Quang khi còn nhỏ, nay hầu hết đã về hưu . Năm mới chân thành Chúc Cụ thượng thọ.

Các con, cháu Cụ Phạm Vĩnh Quang.

TIN MỚI ĐẦU XUÂN ĐINH HỢI

Hôm nay ngày 18/2/2007, tức Mùng 2 Tết Đinh Hợi là Ngày Giỗ lần thứ 16 của Cụ Phạm Vĩnh Quang đã được tổ chức trọng thể tại nhà Ô.Phạm Vĩnh Ngọc (con trai thứ nhưng là Trưởng thực ) ở HN và nhà Ô.PhạmVĩnh Di(con trai trưởng nhưng là Trưởng giả) tại Tp HCM. Tới dư giỗ tại nhà Ô Ngọc có tới 30 người, đặc biệt nhà Hai Bác Dư&Ất ( con nuôi Cụ Quang ) có đủ 4 cặp con Để noi theo ý nguyện của Cụ Quang là cứ vào dịp Mùng 2 Tết hàng năm tổ chức họp cả họ ( khi Cụ còn khỏe ), sáng nay Ô Di đã đi thăm và Chúc Tết Cụ Phạm Thi Oanh là em ruột Cụ Bà Quang ( Phạm Thị Yến ) ở Quận 6,TpHCM , vừa ở bệnh viện về và thăm mừng Nhà " cuối tuần " mới của vợ chồng Giáo Sư - Tiến sĩ Tóan Học Ngô Thành Phong Phó Giáo Sư - Tiến Sĩ Sinh Học Phạm Ánh Hồng ( con Bác - Cụ Phạm Vĩnh Bảo ) tại Quận 8 Tp HCM. Nhà mới xây, một tầng ( do nằm trong khu qui hoạch ) có khuôn viên 200m2, tọa lạc trên thửa đất có ao và vườn đầy cây trái rộng 9m, dài 21m , xe ôto có thể đến và để trên sân vườn khá rộng, có nhiều lối đi đẹp xung quanh .
Đúng trưa kịp về cúng Cụ ở ĐDA và liên lạc với đại giỗ tổ chức tại nhà Ô Ngọc ở Thủ Đô thân yêu. Tết năm nay lần đầu tiên hãng Pacific Airlines có bán vé rẻ, thậm chí khứ hồi SG-HN chỉ có 15,000đ, nhưng rất khó và không thể mua được vào dịp Tết NĐ, nên rất tiếc không có điều kiện hội ngộ với anh, chị em ở Thủ Đô thân yêu.
Tin nhanh từ SG

Chúc mừng năm mới

Chúc mừng năm mới
Nhân dịp đầu năm mới Đinh Hợi 2007 vợ chồng cháu Tuấn-Thúy xin kính chúc sức khỏe các bác, cô chú trong gia đình một năm mới an khang và chúc các anh chị em , các cháu đang ở trong nước cũng như ngoài nước luôn có sức khỏe tốt , hạnh phúc và thành đạt trong mọi lĩnh vực. Cầu chúc cho đại gia đình ta mọi sự tốt lành và thịnh vượng. Một năm cũ qua đi xuân mới đã tới cũng như bao Tết khác năm nay gia đình cháu lại không có dịp đoàn tụ cùng đón năm mới tại Hà nội nhất là ngày mai là ngày giỗ ông và cũng là dịp gia đình kỷ niệm năm ông tròn 100 tuổi, không được gặp mặt đông đủ với toàn thể gia đình, từ Mátxcơva lần nữa cho phép cháu lời tri ân tới ông bà, thắp thêm nén nhang cùng mọi người lên ban thờ ông.
Mong các bác , cô chú luôn là nguồn động viên gắn kết thế hệ chúng cháu cùng nhau cố gắng hơn cho từng cá nhân, từng gia đình sự an khang và thịnh vượng.

Có nên đổi địa chỉ blog là www.phamvinh.net ?

Có nên đổi địa chỉ blog là www.phamvinh.net ?
Năm "Con Heo Vàng" được dự đoán sẽ là năm may mắn và phát đạt cho mọi người, nhân dịp này tôi cũng chúc tất cả các bác, các chú, các anh em và các cháu trong gia đình dồi dào sức khỏe, vạn sự hanh thông, "vui chơi và hưởng thụ như Heo Vàng, làm ăn phát đạt hơn Heo ". Năm nay Minh Trang mà sinh con gái là "hên" lắm đấy, trông "dáng" em và ông xã thì điều này có khả năng đến 90% rồi. Cũng hy vọng năm nay Tuấn Phương và Đình Hiệp sẽ lập gia đình, cho thỏa lòng mong đợi của cha mẹ và mọi người. Và ngôi trường tiểu học IDO của Minh Hoa & chú Tiến sẽ đông nghịt học sinh, các phụ huynh đều hài lòng, còn các chủ đầu tư hòa thuận cùng nhau tấn tới.

Năm mới co ý tưởng mới, không biết gia đình mình có nên đổi địa chỉ blog sang www.phamvinh.net hay không (phí đăng ký khoảng 15-30 USD/năm). Tên 53lanong.blogspot.com chỉ là tên tạm thời dùng cho blog (tất cả các blog trên blogger đều có địa chỉ blogspot.com). Đề nghị mọi người cho ý kiến nhé.