Tắt điện khi dung bình nong lạnh…


Thói quen 'chết người' khi dùng bình nóng lạnh nhiều nhà vẫn mắ, TS Trần Văn Thịnh, nguyên Trưởng bộ môn Thiết bị điện, điện tử, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, mỗi bình nóng lạnh đều được trang bị rơ-le tự ngắt, với nhiệm vụ tự động cấp điện để điều chỉnh nhiệt độ nước trong bình, tự ngắt khi nước đủ nóng và bật khi nước nguội đến một mức nhiệt nhất định.
Rơ-le nhiệt hoạt động dựa trên cảm ứng nhiệt, khi nhiệt độ nước thấp thì dòng điện được đóng để cấp nhiệt cho nước, thường có đèn báo sáng lên khi bình hoạt động, và khi đủ nhiệt, ngắt điện đèn sẽ tắt. Rơ-le này không có chức năng chống điện rò ra nước.
 Trong quá trình tắm và dùng nước nóng, nhiệt độ trong bình sẽ thay đổi. Hệ thống sẽ tự cảm biến và sẽ cấp điện lại cho bình để tiếp tục làm nóng nước, do vậy, khả năng người dùng bị điện giật khi vừa tắm vừa bật bình sẽ tăng cao.
Nhiều nguyên nhân khác làm tăng khả năng rò điện, khiến người dùng bị điện giật như: Thanh cấp điện sau thời gian dài sử dụng bị bám cặn, hao mòn sẽ gây rò điện vào nước; dây điện lắp chung với ống dẫn nước dùng lâu có thể han gỉ, giòn cũng gây rò điện; gioăng cao su cách điện nối với dây mayso, vỏ bình, dây dẫn bị nứt sẽ dẫn điện...
Điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người tắm. Do đó, “rủi ro bị điện giật khi tắm mà không tắt công tắc điện sẽ có thể rơi vào bất cứ ai. Thiết bị điện càng rẻ thì càng dễ gặp rủi ro. Nhưng thiết bị đắt tiền cũng vẫn có rủi ro như thường”, TS Trần Văn Thịnh cho biết.
Khi sử dụng bình nóng lạnh, nếu người dùng mua dòng sản phẩm bình nóng lạnh cao cấp, chính hãng, đảm bảo chất lượng, đầy đủ thông số, an toàn trong tiêu dùng, được lắp đặt đúng quy trình thì vừa tắm vừa bật bình vẫn an toàn.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người dùng không nên làm như vậy vì hiệu suất sử dụng và tuổi thọ của bình sẽ bị giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, trong sản xuất đồ điện thì luôn có xác xuất lỗi. Đồ càng đắt tiền thì xác suất càng nhỏ. Nhưng ai dám khẳng định xác xuất rủi ro đó không rơi vào mình?
Để phòng tránh rủi ro bị điện giật khi sử dụng bình nóng lạnh, theo TS Trần Văn Thịnh thì có thể sử dụng lắp đặt thêm thiết bị chống rò điện vào bình nóng lạnh để yên tâm hơn. Tuy nhiên ngay cả các thiết bị chống rò rỉ điện thì cũng có rủi ro với tỉ lệ nào đó. Do đó, cách an toàn nhất vẫn là tắt điện bình nóng lạnh trước khi sử dụng. Thực tế, nhiều gia đình để cho đẹp nhà tắm thì thiết kế bình nóng lạnh đóng kín. Điều này khá rủi ro nếu xảy ra sự cố như chập, cháy, người sử dụng không biết để ngắt nguồn điện.
“Khi sử dụng các thiết bị điện nói chung, ngoại trừ máy tính để bàn là bắt buộc phải vừa cắm điện vừa sử dụng. Còn lại các thiết bị khác như điện thoại, bình nóng lạnh…tuyệt đối không sử dụng khi đang cắm điện.
Đây là nguyên tắc sử dụng điện an toàn, phòng tránh rủi ro. Đừng để đến khi phải trả giá rồi thì mới bắt đầu cẩn thận, mới nói câu biết thế”, TS Trần Văn Thịnh cho biết.
Phạm Lê sưu tầm



Không thể chủ quan


Tối 27/2, Bộ trưởng Y tế Hà Lan Bruno Bruins cho biết, trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên ở nước này được phát hiện tại thành phố Tilburg, cách biên giới với Bỉ khoảng 25 km về phía Bắc.
Nam bệnh nhân này đã đến vùng Lombardy của Italy. Người này đang được cách ly tại bệnh viện TweeSteden ở Tilburg. 

Trên trang Twitter cá nhân, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết, ông đang theo dõi và liên hệ chặt chẽ với Bộ trưởng Y tế nước này. Thủ tướng Rutte hy vọng bệnh nhân trên sẽ nhanh chóng bình phục. Ông cũng đánh giá cao nỗ lực của các nhân viên ngành y tế của Hà Lan.
Nhớ lại trước ngày con cháu tôi từ Hà Lan lên đường về nước (16.2.2020), tôi có gợi ý nếu được nên lui vài tuần hãy về nước đợi khi hết Dịch…Nhưng câu con trai tôi bảo bên đó hiện giờ người ta chẳng có chống dịch, mọi việc ngoài xã hội vẫn bình thường như thế giới này chưa hề có chuyện gi xảy ra. Chính Phủ Việt Nam ta làm như thế là có trách nhiệm với dân, phòng tránh từ xa và chống dịch quyết liệt như đánh giặc.
Nay thì Dịch virus đã lan ra nhiều nước Châu Âu hôm nay đến Hà Lan. Thế mới biết không thể chủ quan. Tôi lại nhớ tới câu Cúm Virus không phận biệt quốc gia, dân tộc, già trẻ, người có nghề hay thất nghiệp…vì thế chúng ta phải tích cục phòng tránh không chủ quan coi thường và không sợ hãi…
Phạm Lê





Cũng chỉ là tham khảo…


Những người hơn 10 Năm Không thay đổi số Điện Thoại là người có những đức tính này.
Thứ nhất, người mà 10 năm không đổi số điện thoại di động thường không nợ tình cảm của người khác. Bởi theo các nhà nghiên cứu, người ta chỉ thường xuyên thay đổi số điện thoại khi bản thân luôn có sự gian dối, phản bội và có xu hướng thay đổi liên lục để người cũ không còn cách liên lạc với họ. 

Việc đổi số điện thoại thường xuyên cũng có thể hiểu là hành động xóa hết mọi dấu vết của những cuộc tình cũ, những câu chuyện không vui, chuyện làm ăn không thành.
Thứ hai, người mà 10 năm không đổi số điện thoại di động không bao giờ muốn nợ tiền của bất kì ai
 Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn thuận lợi. Ai rồi cũng phải một lần vay nợ, mượn tiền. Nhưng dù có khó khăn thế nào đi chăng nữa, những người trung thành với một số điện thoại thường có xu hướng luôn luôn trả đủ và đúng hẹn. Còn như thói thường, người có ý đồ khất nợ, trả chậm sẽ có xu hướng đổi số điện thoại liên tục để “biệt tích giang hồ”, khiến chủ nợ muốn tìm cũng không thể thấy!
Thứ ba, người mà 10 năm không đổi số điện thoại di động thường sống chan hòa và được mọi người yêu quý
 Các nhà nghiên cứu cho rằng, những người mang nặng “ân oán” sẽ luôn tìm cách tránh né, hạn chế mọi sự đụng độ, cho dù đó là qua điện thoại
 Ngược lại, người thẳng thắn, chính trực, sống chan hòa và được mọi người yêu quý sẽ không chọn cách tránh né vấn đề. Thay vào đó, họ sẽ tìm mọi cách để giải quyết sự việc và luôn giữ thái độ đúng mực nhất.
Cuối cùng, người mà 10 năm không đổi số điện thoại di động thường sống rất tình cảm 

Chính vì sống thiên về tình cảm nên những người này luôn muốn lưu giữ cho mình những kỷ niệm khó quên, dù cho đó chỉ đơn giản là một số điện thoại. Trong ý nghĩ của những người 10 năm không đổi số điện thoại di động, việc dùng số cũ sẽ giúp họ có thể kết nối lâu dài hơn với mọi người – đó có thể là bạn bè hay đồng nghiệp tại công ty cũ…
Trên đây cũng chỉ là những điều tham khảo thú vị, có thể đúng với người này hay không đúng với người khác.
Phạm Lê sưu tầm



Chỉ có Việt Nam làm được như thế.

Sớm nay đọc tin hệ thống tên lửa S.300 hiện đai của Siry mua của Nga không phát huy tác dụng trước không kích của Israel.
Tên lửa S300 Nga
Thời chiến tranh chống máy bay Mỹ những năm 1960-1972 nhờ có tên lửa SAM 2 của Liên xô viện trợ, chúng ta đã hạ hàng ngàn máy bay Mỹ trong đó nhiều máy bay chiến lược B52. Ngày đó chúng tôi trong quân ngũ cứ ước có thêm những tên lửa loại mới chắc sẽ thắng to hơn.
Nhớ hồi năm 1964, SAM 2 lần đầu xuất hiện phía Tây vùng trời Hà Nội một quả tên lửa phóng lên bắn rơi cả tốp  năm chiếc phản lực Mỹ. Dần dà Mỹ rút kinh nghiệm có trận ta bắn chẳng rơi chiếc nào. Rồi chúng ta cũng phải tháy đổi cách đánh. năm 1968-1969 chúng tôi theo đơn vị tên lửa đi phục kích ở Nghệ an. Cả tuần ngụy trang trận địa nằm im mặc cho máy bay Mỹ lượn lờ trên đầu. Chỉ khi thật ngon ăn tên lửa mới phóng lên, bắn xong trúng hay không đơn vị cũng thu quân di chuyển đi nơi khác ngay tức khắc.                                   
Cách bắn cũng khác không phải là một quả mà phải hai quả chặn đầu, khóa đuôi. Có cả chuyện đem tên lửa kềnh càng là thế đi phục kích gây bất ngờ cho địch, chả thế mà có đơn vị tên lửa bắn rơi cả máy bay B.52 trên vùng rừng núi.
                                 Tên lửa SAM 2 bắn rơi B52 Mỹ năm 1972
Năm 2002 tôi đang ở Đức truyền thông đưa tin đồn dập về lực lượng phòng không hiện đại của Sađam Husein (Irag). Những tưởng họ sẽ chống trả Mỹ như VN đã từng, nhưng họ đã thất thủ nhanh chóng khi Mỹ mở chiến dịch công kich. Ngày đó các tướng lĩnh VN bình luận nôm na họ không có cách đánh như VN ta thua là phải.
Tôi đã có gần 5 năm học ĐHQS cũng có chút kiến thức QS sớm nhận ra có vũ khí hiện đại chưa đủ, phải  còn nhờ đến cách đánh. Mà cách đánh như VN nằm trong Nghệ thuật QS dược cha ông đúc kết qua bao đời chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Trở vê bài viết dùng tên lửa bắn rơi máy bay Mỹ theo kiểu chiến tranh du kích rời khỏi công sự kiên cố đi phục kích, có lẽ trên thế giới chưa từng có cả trong lý thuyết và thực hanh và chỉ có Việt Nam mới làm được như thế.
Phạm Lê

Các thực phẩm tin đồn

Trên Facebook, Twitter, Wechat người ta truyền tay nhau lời khuyên được cho là của một chuyên gia hô hấp nổi tiếng của Trung Quốc cũng khuyến cáo súc miệng bằng nước muối để ngừa virus corona mới tấn công.
Nhiều phụ nữ ở Singapore vài tuần qua chia sẻ bài thuốc uống nước đun với tỏi để chữa virus với lời cam kết phương pháp này được một bác sĩ tên tuổi ở Trung Quốc chứng minh là có hiệu quả.
Một số thức ăn khác được nhiều người khuyến nghị trong mùa dịch là kim chi, súp gà, các loài thảo mộc trong y học cổ truyền Ấn Độ. Tại Myarmar, nhiều người còn lan truyền thông tin đặt hạt tiêu xay dưới lưỡi để xua đuổi virus. Ở Philippines, một nhà khoa học đề xuất dùng dầu dừa để điều trị.
Trên thực tế, các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang trong quá trình nghiên cứu chế tạo vaccine chống Covid-19. Họ cũng khẳng định không một loại quả, thực phẩm nào có tác dụng thần kỳ tới độ có thể thay thế loại vaccine dự kiến phải 18 tháng nữa mới được đưa vào sử dụng này. 
Do đó, lời khuyên chung đối với mọi người là thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang ở nơi đông người và tăng cường sức đề kháng cho bản thân trong mùa dịch. Ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước có thể cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp dự phòng nhiễm bệnh do Covid-19 gây ra cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.
Ngoài ra, các thực phẩm giàu vitamin A trong trái cây chín màu vàng, vitamin C có trong cam, bưởi và các loại rau lá xanh, vitamin D trong gan cá, trứng gà, vitamin E trong hạnh nhân, hướng dương, hạt bí có thể giúp tạo thành hàng rào ngăn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, hỗ trợ kích hoạt, nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sữa chua cũng là thực phẩm được Bộ Y tế khuyến cáo có tác dụng giúp ức chế sự nhân lên của virus.
Bên cạnh đó, các gia cũng khuyến cáo người dân tránh ăn đồ ăn sống, tái, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thay vào đó, nên tới các cửa hàng tiện lơi, siêu thị, những nơi cung cấp thực phẩm có chứng nhận an toàn từ các tổ chức uy tín.
Phạm Lê sưu tầm

Nếu không có họ, nhân loại này có thể đã diệt vong!

Dân trí) - Giữa những ngày cả nước gồng mình chống lại dịch Covy – 19 thì cũng là lúc nền y học Việt Nam đón nhận hai tin vui và điều thú vị, trùng vào dịp kỉ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2.
Tin vui thứ nhất, chúng ta đã bước đầu khống chế thành công dịch Covy -19. Tính đến thời điểm hiện tại, đã qua 11 ngày, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp lây nhiễm mới nào. Tất cả 16 bệnh nhân dương tính đã khỏi bệnh và xuất viện. 
Thành công bước đầu này là công sức của cả nước. Song, công đầu thuộc về các thầy thuốc Việt Nam. Họ là những người đứng nơi “hòn tên, núi đạn”, “lửa bỏng, nước sôi”, không quản ngại gian lao, vất vả và hoàn toàn có thể hi sinh cả tính mạng mình vì lây nhiễm.
Nhắc lại sự kiện cách đây 17 năm (2-2003), đại dịch SARS hoành hành tại nước ta. Bệnh viện Việt - Pháp được chọn làm trung tâm nghiên cứu và chữa trị. Một trong những bác sĩ hàng đầu trực tiếp khám và điều trị là Tiến sĩ Carlo Urbani. Thật đau xót, trong quá trình cứu chữa, ông đã bị lây nhiễm căn bệnh này và đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 11 giờ 45 ngày 29-3-2003. Sau 45 ngày, ngoài 6 thầy thuốc tử vong, đại dịch SARS được khống chế mà không một dân thường nào thiệt mạng. Giờ đây, tại một góc nhỏ nơi Bệnh viện Việt - Pháp, ít ai biết về cái miếu nằm lặng lẽ thờ 6 y, bác sĩ trong và ngoài nước đã mất trong cuộc chiến này.
Thông tin thứ hai vô cùng phấn khởi thuộc về các bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.  Ngày 24.2.2020,  GS.TS Mai Hồng Bàng, Giám đốc và GS.TS Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện 108 đã công bố thành công ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống.
Theo báo Dân trí, bệnh nhân được ghép là anh Phạm Văn Vương, 31 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội). Cách đó 4 năm, anh Vương bị tai nạn do máy đột dập khiến toàn bộ 1/3 dưới cẳng tay và bàn tay trái gây dập nát, biến dạng hoàn toàn, buộc phải cắt cụt 1/3 dưới cẳng tay.
Thành công của ca ghép này được báo chí và giới y khoa nước ngoài đánh giá rất cao đồng thời như lời GS.TS Mai Hồng Bàng: “Thành công này mở ra hướng điều trị mới trong tương lai, không chỉ ghép chi thể từ người hiến chết não mà còn từ người sống cho những người bệnh không may bị mất đi chi thể”.
Xin cảm ơn các Thầy thuốc Việt Nam và các thầy thuốc trên toàn thế giới.
Trong một xã hội, tất cả các nghề đều cao quý, đều đáng trân trọng vì đã đem lại cho thế giới này cuộc sống thì riêng nghề y còn đem lại cho chúng ta “sự sống”.  Nếu không có họ, lịch sử thế giới sẽ khác và nếu không có họ, nhân loại này có lẽ đã diệt vong.
Có lẽ bởi vậy mà ở Việt Nam xưa, chỉ có 3 nghề được gọi là Thầy. Đó là Thầy giáo, Thầy thuốc và Thầy cúng.
Theo quan niệm của người xưa, thầy cúng đưa con người ta đến gần với thế giới tâm linh. Thầy giáo cho ta chân trời khoa học và thầy thuốc thì cho ta “sự sống”.
Bùi Hoàng Tám
Phạm Lê sưu tầm

Chúc mừng

Chúc mừng Bà Đỗ Kim Chi TS.BS Chuyên khoa II vị Bác sĩ duy nhất của chi họ nhân ngày truyền thống Thày thuốc Việt Nam 27.2.
Blog gia đình Cụ Quang

Khuyến cáo cảnh giác lừa đảo

Theo Dân Trí Bộ TT khuyến cáo người dân không chuyển tiền cho người lạ qua điện thoại
Cụ thể, Công an TPHCM đã nhận thấy các đối tượng tối phạm công nghệ cao thường sử dụng một số thủ đoạn như: lừa khách hàng tự chuyển tiền bằng cách giả mạo cơ quan điểu tra, thông báo trúng thưởng hay người thân, bạn bè; đánh cắp thông tin bảo mật từ khách hàng như yêu cầu cung cấp thông tin hay qua webiste lừa đảo; sử dụng các cuộc gọi điện thoại giả danh cơ quan nhà nước; sử dụng phần mềm công nghệ cao giả số điện thoại.
Thông báo của Bộ Công an cũng khẳng định, người dân cần giữ bí mật các thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng, xác thực người đề nghị thực hiện giao dịch, kiểm tra website khi giao dịch trực tuyến, hạn chế sử dụng WiFi công cộng.
“Khi phát hiện tài khoản/thẻ phát sinh những giao dịch gian lận hoặc có vướng mắc, phải gọi liên lạc ngay số hotline ngân hàng liên quan, đồng thời tuyệt đối không chuyển tiền, nộp tiền vào tài khoản người khác khi không xác định được cụ thể họ là ai, sử dụng tiền vào mục đích gì, không có giấy tờ từ cơ quan chức năng chứng minh mục đích, nội dung làm việc cụ thể”, thông báo của Bộ Công an kết luận.
Theo Gia Khánh

Sân bay Tà Cơn

Khi chiến dịch Đường 9 Nam Lào xảy ra mình mới chỉ là cậu học sinh tiểu học,biết đến chiến thắng Khe Sanh,trận đánh Làng Vây.
Sự kiện Đại tá Sư đoàn trưởng ngụy Nguyễn Văn Thọ đàu hàng quân Giải Phóng là nhờ được xem Phim tài liệu thời sự do điện ảnh QĐND thực hiện. Ngày đó ngưỡng mộ các chú bộ đội lắm, ngót 50 năm giờ mình mới có dịp tới mục sở thị sân bay Tà Cơn nơi từng là căn cứ QS của Mỹ, tại đây đã diễn ra những trận đánh lớn và dành chiến thắng của quân Giải Phóng.
Vũ Anh Tuấn

Chúng ta sẽ vượt qua thời điểm “tứ bề thọ địch”!

(Dân trí) - Đây là thời khó khăn nhất khi chúng ta đang “tứ bề thọ địch”. Nếu trước kia chúng ta chỉ phải chú trọng chính từ Trung Quốc thì giờ đây là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và nước láng giềng Campuchia.
Phải khẳng định Việt Nam ta đã có thành công bước đầu quan trọng trong công cuộc phòng chống đại dịch virus Covid – 19. Đã qua 10 ngày (tính đến ngày 26.2), chúng ta chưa phát hiện mới trường hợp nhiễm virus Covid – 19 nào. 
Bệnh nhân cuối cùng trong số 16 người mắc bệnh này đã được chữa khỏi, sẽ xuất viện trong những ngày tới. Hi vọng, sẽ không còn ai mắc bệnh.
Đây là nỗ lực rất lớn của Nhà nước và Nhân dân, là công sức và sự hi sinh, đóng góp của nền y học Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.
Song, đúng như tinh thần của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khi ông ví công cuộc phòng chống dịch như một cuộc chiến. Đến giờ phút này, chúng ta đã thắng chiến dịch mở màn đầu tiên nhưng chưa chiến thắng cả cuộc chiến.
Có thể nói, bây giờ mới là thời khó khăn nhất khi chúng ta đang “tứ bề thọ địch”. Nếu trước kia, chúng ta chỉ phải chú trọng chính từ Trung Quốc thì giờ đây bốn phía là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và nước láng giềng Campuchia.
Đây là các quốc gia hiện đang có nhiều người đang ở Việt Nam và ngược lại, có nhiều người Việt Nam đang lao động và học tập tại đó.
Nếu tại các quốc gia trên, dịch bệnh không được khống chế, có thể sẽ có hàng vạn người Việt Nam trở về và nếu đã từng xuất hiện tâm lý quá hoang mang, lo sợ hơi quá thì giờ đây, cần hết sức cảnh giác với thái độ chủ quan, coi thường.
Vì thế, tại hội nghị trực tuyến Triển khai công tác y tế năm 2020 và phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ngày 25.2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã cảnh báo:
“Tôi rất mừng vì tình hình đến ngày hôm nay người dân đã hiểu hơn, không như thời gian đầu có biểu hiện hoảng sợ quá mức. Tuy nhiên tôi cũng lo vì đó đây có biểu hiện chủ quan lơ là. Tôi xin cảnh báo tất cả các cấp chính quyền không được lơ là”. Ông Đam nói.
Đây là thái độ cần thiết bởi chỉ một sơ sảy nhỏ là vỡ trận, mọi công sức, thời gian, tiền bạc đổ sông, đổ biển. Tính mạng nhân dân bị đe dọa.
Trong khi mặt khác, cuộc sống không chỉ là chống lại dịch bệnh mà còn phải lao động, sản xuất để tồn tại và phát triển bởi dịch bệnh, sớm muộn sẽ qua còn sự sống thì không ngừng nghỉ.

Có lẽ vì thế, tại phiên họp của Thường trực Chính phủ chiều 24/2 về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cần phải kiên quyết nhưng bình tĩnh trong chống dịch, cố gắng thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch tốt, vừa triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm hoạt động bình thường nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để giữ ổn định các mặt đời sống, xã hội.
Dịch bệnh đối với xã hội giống như cơn đau ốm với mỗi cá nhân, nó là cái bất thường. Do đó, nhiệm vụ là vừa phải chống trả cái bất thường, vừa phải duy trì cái bình thường bởi bệnh tật rồi sẽ qua và đời sống luôn cần có những nhu cầu tất yếu của nó.
Làm chủ cái bất thường, duy trì cái bình thường là nhiệm vụ rất khó khăn, song buộc phải vượt qua và tôi tin rằng cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường sau những bất thường như từ ngàn xưa vẫn thế.
Dù vậy, vẫn xin được lưu ý Virus Covid-19 không biết đến quốc tịch, tôn giáo, giới tính, trẻ già, khỏe yếu hay chức tước…
Bùi Hoàng Tám
Phạm Lê sưu tầm

Nhớ ơn các Thày thuốc Việt Nam

Đời người từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời ai cũng cần dến Thuốc- Thày thuốc.
Tôi mấy năm qua đã qua bốn ca mổ lớn lại càng cần đến Thuốc và Thày thuốc. Không có họ tôi đâu còn đến hôm nay.
Mấy ngày nay các Thày thuốc đang ngày đêm quên mình trong chiến dịch phòng chống dịch bênh Corona để không bỏ xót ai không được cứu chữa. Họ quên cả thân mình đến trung tâm vùng dịch để đón đồng bào mình về nước mong sao cho an toàn. Họ còn chống chọi cả với dị nghị đồn đoán thất thiệt từ tin giả của những "Bác sĩ mạng".
Ở chi họ ta Bà Đỗ Kim Chi vi bác sĩ duy nhất chi họ nhiều năm đã tư vấn từ xa sức khỏe, bệnh tật cho chi họ. Bà đã có nhứng đóng góp giúp định hướng ổn định tâm lí, tìm giải pháp chữa trị mỗi khi cần đến.
Nhân ngày Thày thuốc Việt Nam 27.2, xin viết vài dòng tỏ lòng biết ơn các Thày thuốc vì tất cả những gì họ đã và đang làm cho sức khỏe của mỗi chúng ta và của cả xã hội.
Phạm Lê.


THƯƠNG LẮM CÁC ANH...

Lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội nhân dân Việt nam được lệnh toàn quân chống giặc "dịch".
 Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã nói rằng: "Bước đầu chúng ta đã thành công trong phòng chống dịch, bệnh. Kết quả đó có sự đóng góp vô cùng của Quân đội....Khi chúng ta đang ngồi đây thảo luận thì anh em Biên phòng đang nằm lán, ngủ rừng chốt chặn việc người dân xuất nhập cảnh qua biên giới để kiểm soát dịch bệnh. Vì sự an toàn của người dân cuộc chiến này sẽ còn dài."
Giữ vững biên giới, các đường mòn, lối mở...để ngăn chặn người nhập cư, người có thể mang mầm bệnh qua biên giới chính là một trọng trách nặng nề, khó khăn mà người cán bộ, chiến sĩ biên phòng nói riêng, quân nhân đã hoàn thành tốt trong những ngày vừa qua.
Cố lên các anh nhé, hậu phương luôn dõi theo và cầu chúc các anh hoàn thành tốt trọng trách này
TIếng Kẻng
Phạm Lê sưu ầm


Bộ Y tế: Việt Nam không giấu thông tin về dịch Covid-19


Lãnh đạo phụ trách công tác truyền thông của Bộ Y tế khẳng định không có chuyện giấu tình hình dịch bệnh trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Sáng 25/2, Bộ Y tế cùng UBND TP.HCM đã chủ trì buổi cung cấp thông tin dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tại Việt Nam. 

Ông Vũ Mạnh Cường, Phó vụ trưởng Vụ Truyền thông Thi đua và Khen Thưởng (Bộ Y tế), khẳng định ngoài việc áp dụng mọi biện pháp để phòng, tránh dịch bệnh, Việt Nam luôn công khai tình hình của dịch với người dân và thế giới.
 "Dù đã đạt được những kết quả bước đầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, ngành y Việt Nam sẽ không ngủ quên trên chiến thắng, các ban chỉ đạo vẫn áp dụng khắt khe những nguyên tắc phòng, chống dịch", ông Vũ Mạnh Cường cho biết.
Phạm Lê sưu tầm

Bệnh viện Bạch Mai trong trận bom B52 năm 1972

Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, không quân Mỹ 4 lần ném bom bệnh viện này, dã man nhất là trận ném bom hủy diệt vào đêm 22.2.1972 trong g chiến dịch B52 đánh phá Hà Nội.
Những tài liệu lịch sử ghi lại đêm ấy trời rét căm căm. Hầu hết bác sĩ, bệnh nhân đã được sơ tán. Mỗi khoa chỉ giữ lại vài ba người để trực cấp cứu. Có khoảng 300 bệnh nhân ở dưới hầm.
Khoảng 4h sáng 22/12, nghe tiếng máy bay B52 gầm rú, tất cả bác sĩ, bệnh nhân chui xuống hầm. Hơn 100 quả bom trút xuống cơ sở y tế lớn nhất miền Bắc. Hầm bị sập, 28 người hy sinh, 22 người khác bị thương.
Khi tiếng còi báo yên, tất cả mọi người trở lên mặt đất thì chỉ thấy cảnh hoang tàn. Bệnh viện gần như bị san phẳng, tiếng người kêu cứu khắp nơi. Khoa Da liễu và khoa Tai Mũi Họng là những nơi bị tàn phá nặng nề nhất.
Hệ thống hầm Bạch Mai do người Pháp thiết kế rất vững chắc, bê tông rất dày cũng không chịu nổi sức ép của bom và đổ sập. Nhiều bệnh nhân và bác sĩ bị kẹt dưới hầm. Những người còn sống buộc phải tháo khớp người đã chết để đưa họ ra. Họ vừa làm vừa lo lắng máy bay B52 quay trở lại.
Ông Đỗ Doãn Đại, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai thời kỳ 1969-1982, ghi chép lại: "Bạch Mai khi ấy làm nhiệm vụ cấp cứu cho cả vùng phía nam của Hà Nội và các tỉnh từ Hà Nam về Hà Nội. Vì vậy, Mỹ đánh bom Bệnh viện không chỉ để uy hiếp tinh thần cán bộ, nhân viên trong viện mà còn muốn gây nao núng tinh thần người dân thủ đô".
Bênh jviện Bạch Mai không xa lạ gì với chi họ ta, từ những năm còn 6, 7 tuổi tôi đã theo cụ Bà Yến tới đây khám bệnh, Thật tình cũng chẳng nhớ mình bị bệnh gì chỉ biết là có Cụ Đỗ Xuận Dục thân sinh bà Đỗ Kim Chi lúc đó là Giám đốc Nhà Thương Bạch Mai (tên các Cụ quen gọi ngày đó). Tôi không biết tường tận nhưng được nghe kể lại đêm đó đúng phiên bà Chi trực, chỉ có sự may mắn phút chót mới bảo toàn được tình mạng.
Phạm Lê sưu tầm

Việt Nam đã thắng chiến dịch mở màn đầu tiên

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, đến giờ phút này Việt Nam đã thắng chiến dịch mở màn đầu tiên nhưng chưa chiến thắng cả cuộc chiến. Tình hình dịch bệnh còn thay đổi rất khó lường.
Sáng ngày 25/2, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến Triển khai công tác y tế năm 2020 và phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với 63 tỉnh, thành phố tại hơn 700 điểm cầu.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Việt Nam tính đến tình huống xấu nhất để không bao giờ tình huống xấu nhất xảy ra. Phương châm chống dịch là ngăn chặn triệt để, phát hiện và phát hiện sớm nhất, cách ly và cách ly ngay lập tức, khoanh vùng và khoanh thật gọn, dập tắt và dập tắt triệt để. Việt Nam đã làm rất tốt điều này, Sơn Lôi sang ngày thứ 13.

“Chúng ta xác định chống dịch trong thời đại này là thời đại thông tin, vì thế dùng thông tin để minh bạch tất cả. Chúng ta chủ động ngay từ đầu, làm việc với các nhà mạng, cơ quan báo chí, công ty công nghệ thông tin để đưa thông tin ngay, thật, kịp thời, minh bạch nhất có thể ra tất cả các loại hình kể cả mạng xã hội”, Phó thủ tướng nói.
Theo Phó thủ tướng phải minh bạch mới cảnh báo đến cho nhân dân nguy cơ và việc cần làm để mọi người dân tham gia chống dịch. Chống dịch không phải chỉ là công việc của riêng ngành y tế, biên phòng mà đầu tiên, kiên quyết là từng người dân phải ý thức được. Đây là lần đầu tiên lực lượng quân đội tham gia toàn diện. Lần này có thể coi như là diễn tập cho các tình huống ứng phó dịch bệnh nói riêng và các vấn đề về an ninh nói riêng.
Việt Nam có thể nói đã kiểm soát tốt dịch bệnh dù là quốc gia có biên giới đất liền với Trung quốc, giao lưu đường hàng không, đường bộ, đường thuỷ, không chỉ khách du lịch mà số lượng qua lại làm ăn rất đông.
“Chúng ta được đánh giá là nước có nguy cơ cao nhất lây nhiễm nhưng đến nay chúng ta chỉ có 16 ca dương tính. Đến nay, toàn bộ 16 bệnh nhân đã khỏi bệnh”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Phó thủ tướng ví công cuộc phòng chống dịch như một cuộc chiến. Đến giờ phút này chúng ta đã thắng chiến dịch mở màn đầu tiên nhưng chưa chiến thắng cả cuộc chiến. Tình hình này còn thay đổi rất khó lường, quan trọng là có lòng tin, bám sát chỉ đạo, kiên trì kiên định các biện pháp chống dịch.
 “Tôi rất mừng vì tình hình đến ngày hôm nay người dân đã hiểu hơn, không như thời gian đầu có biểu hiện hoảng sợ quá mức. Tuy nhiên tôi cũng lo vì đó đây có biểu hiện chủ quan lơ là. Tôi xin cảnh báo tất cả các cấp chính quyền không được lơ là”, Phó thủ tướng nói.
“Không lo sợ thái quá, có hành vi không cần thiết như trước, bước vào môi trường hoàn toàn mà vẫn đeo khẩu trang là không cần thiết. Tuy nhiên khi  ra chỗ công cộng đông người, trên phương tiện giao thông công cộng tại thời điểm hiện nay vẫn cần thực hiện các biện pháp dự phòng cho bản thân và cho cộng đồng là cần đeo khẩu trang, không nhất thiết phải đeo khẩu trang y tế”, Phó thủ tướng cho biết thêm.
Phó thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục bám sát 5 nguyên tắc chống dịch trên. Công việc cần triển khai ngay trước mắt là tiếp tục kiểm soát chặt chẽ những người đến từ vùng dịch, trước đây là các tỉnh của Trung Quốc bây giờ là 2 địa phương của Hàn Quốc. Tại thời điểm bây giờ phải cách ly, là biện pháp tốt nhất. Đã cách ly chắc chắn có sự bất tiện cho người được cách ly, nhưng đây là trách nhiệm với bản thân mình và trách nhiệm với cộng đồng.
Việc cách ly ở tỉnh biên giới- nơi giao lưu nhiều và đông nên giao cho lực lượng quân y, quân đội tổ chức. Việc phân tuyến từ các tỉnh biến giới về các tuyến trong này đã có văn bản chỉ đạo giao cho Bộ quốc phòng chủ động triển khai. Các tỉnh có trách nhiệm hợp tác hỗ trợ thực hiện.
Phó thủ tướng yêu cầu đảm bảo cách ly thật tốt, an toàn, không để lây nhiễm trong khu cách ly, trong bệnh viện. Mục tiêu cố gắng để ngắt dịch sớm,
“Tinh thần là không được lơ là nhưng như Thủ tướng đã chống dịch thành công là tốt nhưng cũng phải đưa cuộc sống sản xuất kinh doanh sớm trở lại”, Phó thủ tướng nói.
Nam Phương


Ngày Thày thuốc VN 27.2

Ngày 27 tháng 2 năm 1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế từ đó gợi mở ý tưởng ngày Truyền thống ngành Y Việt Nam.
Ngày 6 tháng 2 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng đã đưa ra quyết định chính thức lấy ngày 27/2 hằng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam nhằm nêu cao trách nhiệm và tài trí của người cán bộ y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Từ đó trở đi ngày 27 tháng 2 hàng năm được xem là ngày tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế tại Việt Nam và được gọi là Ngày Thầy thuốc Việt Nam. 
Năm nay ngày Truyền thông Thày Thuốc Việt Nam nhằm vào Thứ tư ngày 27.2.2020. Do vì cả nước đang dồn sức chống virus mọi hoạt động tổ chức kỉ niệm, chúc mừng tặng quà, họp mặt...sẽ không tiến hành như mọi năm.
Phạm Lê

Ghi chép xuyên Việt


Từ trái qua phải  29 Liệt sĩ Đống Đa, Hà Nội tại Nghĩa Trang Trường Sơn, di tích Đường 9 Khe Sanh, Nhà Rông KonTum.
Vũ Anh Tuấn

Những tấm ảnh trên đường xuyên Việt

Rời Hà Nội từ sáng 22.2.2020 qua những chặng đường cặp đôi Tuấn Thúy ghi lại vài nét bằng hình ảnh sinh động.
-Thư giãn chốc lát tại trạm nghỉ sau khi đi qua Rừng Cúc Phương trên đường vào TP. Thanh Hóa.
-15h ngày 22.2.220 tại cột cây số O Tân Kỳ đường Hồ Chí Minh huyền thoại thời chống Mỹ (được biết đơn vị chú Thắng đã bị hai máy bay Mỹ quần thảo ném bom suýt chết khi vừa ra khỏi cửa rừng).
Vượt qua sân bay Tà Cơn căn cứ máy bay Mỹ trong trận Đường 9 Khe Sanh nổi tiếng, nay trở thành Bảo tàng chiến tích chiến tranh thời Chống Mỹ, chúng tôi tới thắp nén hương tưởng nhớ các Liệt sĩ tại Nghĩa trang Trường Sơn, Quảng Trị-
Theo Vũ Anh Tuấn (còn tiếp)
Phạm Lê Sưu tầm

Mẹo vặt nội trợ


Rã đông thịt theo hướng dẫn của Phunutoday chỉ cần 7 phút là đã có thể đem thịt đi chế biến.
Trước hết pha nước ấm khoảng 40 độ C bằng cách pha nước lạnh và nước sôi theo tỷ lệ 5:1, thêm 2 muỗng canh đường vào cùng, khuấy đều rồi bắt đầu thả miếng thịt đông lạnh vào, đảm bảo trong vòng 7-10 phút miếng thịt mềm tươi.
Phạm Lê sưu tầm


Mừng ngày sinh

Mừng chị Nguyễn Thanh Lâm phu nhân anh Đoàn Đình Hiệp tròn 42 tuổi  (23.2.1978). Chúc sinh nhật vui vẻ, nhiều niềm vui, sự nghiệp và gia đình thăng tiến.
Blog gia đình cụ Quang

Giữa trời Xuân thời chống dịch

                                      Chị Lê Hồng Phương và các bạn…  
Phạm Lê


Chúc mừng, thăm Bà Nhu

Nhân ngày bà Nhu thêm tuổi mới, ông bà Tiến Phượng cùng bà Minh nhà tôi và con cháu tối qua 21.2 đã tới chúc mừng tại tư gia.
Gia đình cháu Thắng Lan vừa ở nước ngoài về đã có lời chia sẻ, thăm hỏi sức khỏe vì thời gian bà Nhu nằm Viện các cháu không có mặt ở nhà.
Anh chị Tuấn Thúy có tư vụ ở miền Trung đã ở lại một ngày để cùng chia vui với các vị khách. Theo anh Tuấn cuộc gặp mặt đơn giản không có tiệc tùng nhưng không khí đầm ấm, vui vẻ.
Phạm Lê

Những biện pháp mạnh để chống dịch ở Việt Nam

Cách ly hàng nghìn người dân trở về từ vùng dịch, thiết lập 4 vòng kiểm soát xã Sơn Lôi... là những biện pháp đã triển khai để ngăn virus corona lây lan.
Sáng 21/2, tại hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin về các biện pháp Việt Nam đã triển khai để chống covid-19 thời gian qua.
"Ngay từ đầu, thay vì ra văn bản định hướng chung, các cấp có thẩm quyền đã nhanh chóng chỉ đạo cụ thể, coi đây là nhiệm vụ chính trị, huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia", ông nói. 
Nhiều biện pháp lần đầu tiên được Việt Nam triển khai để phòng, chống dịch, như: Kiểm soát việc nhập cảnh của người nước ngoài đến từ hoặc đi qua vùng dịch theo quy định; các hãng hàng không dừng chuyến bay đến 31 tỉnh của Trung Quốc; 3.000 chiến sĩ biên phòng đóng tất cả đường mòn, lối mở dọc biên giới; bắt buộc cách ly 14 ngày với tất cả công dân Việt Nam trở về từ vùng dịch...
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, so với dịch SARS 2003 thì các biện pháp lần này ở mức độ mạnh hơn rất nhiều. Đơn cử với việc cách ly tập trung, trước đây Việt Nam chỉ cách ly được một chuyến bay trong ít ngày, hiện nay hàng nghìn người được cách ly tại doanh trại quân đội trong gần nửa tháng. Ngoài ra, lần này biện pháp kiểm soát nhập cảnh được thực hiện rất nghiêm ngặt.
"Đến nay Việt Nam vẫn giữ nguyên các biện pháp này. Khi tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc tiến triển tốt hơn thì chúng ta có thể nới lỏng, nhưng sẽ cân nhắc kỹ trước khi quyết định", ông Long nói.
 Ông cũng khẳng định, Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng chống dịch, từ cơ sở cách ly, phương án xét nghiệm, phác đồ điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV. Các cơ sở đã chuẩn bị đủ khả năng cách ly cho khoảng 30.000 người; đủ giường nằm điều trị y tế cho bệnh nhân. Việt Nam cũng phân tuyến điều trị tới tuyến huyện với 700 huyện, 1.300 bệnh viện trên toàn quốc.
"Quan điểm của chúng tôi là không xây dựng bệnh viện dã chiến theo kiểu Trung Quốc mà chỉ trưng dụng cơ sở có sẵn", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Ảnh Người Việt từ vùng dịch trở về được cách ly, kiểm tra sức khoẻ hàng ngày ở doanh trại quân đội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Giang Huy
Đối với xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc - nơi có nhiều người nhiễm Covid-19 nhất, giải pháp cách ly được áp dụng chặt chẽ, cương quyết. Theo ông Long, 4 vòng kiểm soát đã được thiết lập.
Đầu tiên, tất cả người nhà của bệnh nhân cách ly tại bệnh viện ở mức cao nhất. Người tiếp xúc gần (140 người) cách ly tại cơ sở tập trung. Những người gián tiếp (tiếp xúc với những người tiếp xúc) thì không được ra khỏi nhà. Lực lượng dân phòng, cơ quan y tế giám sát, kiểm tra sức khỏe hàng ngày. Và biện pháp cuối cùng là cách ly hạn chế với toàn xã.
"Cả xã hơn 10.000 dân, chúng ta cách ly từng vòng để đảm bảo không lây ra cộng đồng. Tại nhà có bệnh nhân, cơ quan y tế trực tiếp tiêu độc, khử trùng, sát khuẩn tất cả bề mặt và niêm phong, sau 14 ngày mới mở. Những bệnh nhân chữa khỏi ở bệnh viện vẫn chưa được trở về nhà ngay, vì về nhà vẫn có thể lây nhiễm", ông Long cho hay.
Ngoài ra, các địa phương trên toàn quốc đã cho học sinh nghỉ học để tránh rủi ro. Giải pháp này được Thứ trưởng Y tế đánh giá là "hơi mạnh quá".
"Cơ quan y tế cho rằng những địa phương không có dịch thì phải có biện pháp an dân, để người dân yên tâm cho con em đi học. Còn những vùng nào có dịch, tiếp tục nghỉ đến khi hết dịch", ông Long nêu ý kiến.
Theo Hoàng Thùy VnExprres
(Phạm Lê sưu tầm)

Chúc Mừng Sinh nhật Cô Nhu

Hai cháu Phương&Lương chúc mừng Sinh nhật Cô: Sức khoẻ và Mọi sự Tốt lành !


Thư cảm ơn

Bức thư gia đình Trung Quốc nhiễm Covid-19 gửi bệnh viện Chợ Rẫy
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, vừa chia sẻ bức tâm thư của anh Li ZiChao - một trong hai người Trung Quốc mắc Covid-19 - đã được Bệnh viện Chợ Rẫy chữa khỏi bệnh. 

Bức thư bằng tiếng Anh, có nội dung như sau:
Kính gửi bác sĩ Nguyễn Tri Thức, giám đốc BV Chợ Rẫy, TS.BS Lê Quốc Hùng, trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang và cùng ê-kíp…
Chúng tôi là hai cha con bệnh nhân nhiễm virus corona tới từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.
Chúng tôi đã rời bệnh viện được ba ngày, nhưng tâm trí chúng tôi dường như vẫn còn nằm lại đó. Chúng tôi không thể quên được ấn tượng sâu sắc và tươi đẹp mà bệnh viện Chợ Rẫy đã để lại.
Cha tôi đã đặc biệt giao cho tôi phần việc phải làm là: Hãy cảm ơn Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế và cảm ơn tất cả những y bác sĩ tại bệnh viện Chợ Rẫy đã chăm sóc cho chúng tôi.
Thật sự gia đình chúng tôi cảm thấy rất tiếc, khi việc chúng tôi đến đây đã khiến các bạn gặp phiền phức. Chúng tôi muốn cúi mình chào các bạn. Rất xin lỗi các bạn!
Sự chuyên nghiệp và ân cần của  bác sĩ trong khám chữa bệnh đã dành cho chúng tôi, chúng tôi ghi nhớ từ tận đáy lòng, đặc biệt là vị bác sĩ đã cho cha tôi uống thuốc thêm 10 ngày khi ông ấy không còn nằm viện. Hành động quan tâm và chăm sóc tử tế ấy khiến chúng tôi rất cảm động.
Chúng tôi cảm ơn rất nhiều cho những bữa ăn ngon và cây trái cho gia đình tôi suốt thời gian nằm viện. Sau những gì các bạn đã làm, chúng tôi phải có sự hồi đáp xứng đáng với tình cảm này, nhưng vì thị thực đã hết hạn và thời gian gấp gáp, chúng tôi đã không làm được gì hơn thế.
Ở một thành phố xa lạ, chúng tôi không thể tìm được trái cây, đồ ăn phù hợp hay những món quà khác để gửi lại những y bác sĩ đáng mến đã chăm sóc mình. Chúng tôi thấy xấu hổ và tội lỗi đối với tất cả những y bác sĩ vì chúng tôi xem họ như những người bạn, những người mà chúng tôi phải có sự đáp lại xứng đáng.
Chúng tôi đã nghĩ về chuyện tặng bệnh viện một tấm bảng lớn để làm kỷ niệm, song lại không đủ thời gian để làm được điều đó. Dù rời khỏi đây đầy tiếc nuối, nhưng sự tử tế của các bạn chúng tôi vẫn ghi nhớ rất sâu.
Sau khi quyết định, gia đình chúng tôi nhất trí sẽ trở lại Việt Nam xinh đẹp lần nữa trong tương lai, khi mọi thứ ổn thỏa. Chúng tôi sẽ trở lại Chợ Rẫy lần nữa để thể hiện niềm cảm kích sâu sắc tới những người bạn tuyệt vời của gia đình.
Cảm ơn,cảm ơn Việt Nam, cảm ơn chính phủ Việt Nam!
Phan Nhơn
(Phạm Lê sưu tầm)

Đọc báo sáng nay

Mừng, nhưng không được phép chủ quan!
(Dân trí) - Chúng ta không được phép chủ quan và vẫn phải nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng dịch với người dân trong điều kiện tổ chức lại việc sản xuất và học tập, sinh hoạt.
Một thông tin vô cùng phấn khởi được PGS.TS Lương Ngọc Khuê,  Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) công bố ngày 20/2, đó là 15/16 ca bệnh ở Việt Nam đã âm tính với virus này, trong đó 14 ca được xuất viện ngay trong chiều cùng ngày.
Kết quả nói trên đã khẳng định sự hiệu quả trong phác đồ điều trị của Việt Nam, dù trên thế giới tính đến hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Đáng mừng hơn là nhiều ngày nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm mới dương tính nào với Covid-19.
Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều ngày 17/2, Covid-19 Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Việt Nam chuẩn bị công bố hết dịch tại một số địa phương, như Khánh Hòa - đã đủ điều kiện theo quy định. Thanh Hóa cũng đã qua 23 ngày không phát sinh bệnh nhân mới, đang chờ đến mốc 30 ngày theo quy định để có thể công bố hết dịch.
Trong bối cảnh diễn biến dịch phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cũng ghi nhận Việt Nam đã xử lý dịch bệnh này rất tốt.
Theo nhận xét của WHO, Chính phủ đã khởi động hệ thống ứng phó ở giai đoạn đầu của dịch - tăng cường giám sát, đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh tại các cơ sở y tế và tăng cường xét nghiệm bên cạnh thực hiện các hoạt động truyền thông và hợp tác đa ngành.
WHO cho rằng, năng lực của Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, đã tăng lên đáng kể.
“Chúng tôi gọi đây là năng lực quốc gia trong việc sẵn sàng ứng phó và kiểm soát các vấn đề y tế khẩn cấp và năng lực này đã được thử thách và kiểm nghiệm qua các sự kiện thực tế ở Việt Nam và bây giờ là Covid-19”, tổ chức này ghi nhận.
Đặt trong bối cảnh thế giới có tới 75.735 người bị nhiễm bệnh, 2.128 người trường hợp tử vong; trong đó có 74.578 ca nhiễm và 2.118 ca tử vong ở Trung Quốc (số liệu đến ngày 20/2), Việt Nam lại nằm ngay cạnh Trung Quốc rất khó tránh khỏi ảnh hưởng, thế nhưng chúng ta vẫn kiểm soát tốt tình hình. Điều đó càng khiến chúng ta có quyền tin tưởng và tự hào! Quả thực, không có một kết quả tốt đẹp nào “tự dưng mà có”. Nói như PGS Khuê, thành công đến hôm nay là do Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp theo đúng tinh thần của Thủ tướng “chống dịch như chống giặc”.
Dẫu biết trong cuộc chiến ấy, sẽ có những xáo trộn nhất định khi học sinh phải nghỉ học, sẽ có những thiệt hại lớn về kinh tế khi hoạt động sản xuất, giao thương có phần bị đình trệ, gián đoạn… Song, chúng ta đều thống nhất rằng, “dù có phải hy sinh lợi ích kinh tế, vẫn phải đặt ưu tiên cho phòng, chống dịch lên trên”.
Kết quả đạt được cho đến giờ phút này có thể coi là “kỳ tích”, song dịch vẫn còn đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục ghi nhận thêm hàng trăm ca nhiễm mới mỗi ngày, cho nên bảo toàn được thành quả mới là điều quan trọng.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng lưu ý rằng, tình hình chung của thế giới, ở Trung Quốc tình hình dịch còn căng thẳng, nặng nề.
Tại Việt Nam, theo báo cáo Bộ Lao động,  Thương binh Xã hội có rất nhiều chuyên gia, công nhân ở Trung Quốc tới đây sẽ quay lại làm việc; trên thế giới, có những nước có điều kiện kinh tế tốt nhưng đã có bệnh nhân tử vong, các nước hàng xóm có những con tàu cập cảng có người bệnh cách ly. Việt Nam vẫn còn 01 bệnh nhân cách ly. Chưa kể virus corona là một virus mới, chưa thể biết hết cơ chế tiếp tục lây lan như thế nào.
Do vậy, người viết đồng ý với quan điểm, chúng ta không được phép chủ quan và vẫn phải nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng dịch với người dân trong điều kiện tổ chức lại việc sản xuất và học tập, sinh hoạt.
Theo Bích Diệp
(Phạm Lê sưu tầm)

Chúc mừng tuổi mới.

Mừng bà Phạm Kim Nhu hôm nay sang một tuỏi mới (21.2.1939). Chúc sinh nhật vui vẻ, sức khỏe ổn định, nhiều may mắn vui cùng con cháu, họ hàng bạn hữu gần xa.
Blog gia đình cụ Quang