Món ăn Hà Thành

Tôi là dân tỉnh lẻ , mà là một tỉnh lẻ nghèo nhất nước (Nghệ An) được sống ở Hà Thành từ tháng 11/1975 đến nay. Tính ra đã sống ở Hà thành 35 năm trời. Tuy vậy tôi cũng không dám tự nhận mình là dân Hà Nội và thực lòng tôi cũng không muốn thế. Tôi không có khái niệm trong cuộc đời cùa mình là "thấy người sang bắt quàng làm họ". Trong quan niệm của tôi, tôi không phân biệt nơi sinh ra. Ở đâu cũng có kẻ xấu, người tốt cả. Mình hợp với ai thì chơi không "địa phương chủ nghĩa". Tuy vậy phải công nhận là những người sinh ra cùng một nơi bao giờ cũng có nhiều nét tương đồng hơn. Đã xa Nghệ An ngần ấy năm nhưng tôi vẫn không quên được những quả cà muối Xứ Nghệ vừa giòn lại vùa ngon. Quả cà muối không thể thiếu được khi có bát canh bên cạnh. Nó đậm đà, sâu lắng hơn so với những miền đất khác : Mộc mạc nhưng chân thành ! Tính tôi không thích sống giả tạo; xấu không cần che dấu. Mình như thế nào thì sống như thế không cần sự khen chê của người đời. Sống giả tạo tôi không làm được ! Căng thẳng thần kinh lắm !
Hà Nội là địa phương có nét đặc trưng mà các địa phương khác trong nước không có. Đó là khí hậu và thời tiết tương đối thuận lợi. Không quá nóng, nhưng cũng không quá lạnh. Chỉ "lửng lơ con cá vàng" vậy thôi ! Về ẩm thực thì Hà Nội tôi xếp vào vị trí số một, sau đấy mới đến Huế và các địa phương khác trong nước. Cũng may mắn là một tay tỉnh lẻ như tôi được đi nhiều : trong nước có, ngoài nước có nhưng "dầu có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội" theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Sống ở Hà Nội 35 năm có lẻ, về ẩm thực tôi vẫn thích nhất 2 món là món bún thang và nước luộc rau muống với sấu, ăn với quả cà giòn của Xứ Nghệ quê tôi. Hà Nội chắc chỉ hợp với Nghệ An ở món nước luộc rau muống sấu ăn với cà Xứ Nghệ mà thôi !
Về món bún thang Hà Nội có lẽ tôi được thưởng thức lần đầu tiên tại nhà Cụ Quang ở 53 Lãn Ông (hình như do Cô Nhu nấu thì phải). Sau khi được thưởng thức tôi trở nên thích món ăn Hà thành này. Theo cảm nhận của tôi, bún thang ăn rất nhẹ nhàng, nhưng đủ chất và ăn nhiều nhưng không thấy ngán. Nó vừa mang tính ẩm thực lại vừa mang tính nghệ thuật. Một bát bún thang chuẩn phải có : bún sơi nhỏ, thịt gà xé phay mịn, thịt lợn nạc luộc thái mỏng có chiều rộng 1,5 cm, trứng rán mỏng như tờ giấy cắt càng nhỏ càng tốt, giò lụa thái chỉ, một vài nấm hương, củ cải khô đã được thái chỉ đã ngâm nước mắm+đường, trứng muối (nửa quả cho một bát). Nước dùng là nước luộc gà có ninh với tôm nõn và râu mực. Rau gia vị phải có rau răm, hành lá+củ thái nhỏ. Sau khi chuẩn bị xong, cho bún vào bát tô và bỏ lên trên nó thịt gà, trứng thái nhỏ, một ít bột tôm nỏn giã nhỏ, nửa quả trứng muối, rau răm+hành thái nhỏ rồi cho nước dùng nóng sốt vào. Rắc một ít tiêu, vài miếng ớt vàng lên cộng thêm một chút tinh dầu cà cuống xịn, một tí mắm tôm là có thể thưởng thức rồi. Mọi người hãy khoan ăn mà hãy xem bát bún thang đi. Màu vàng của trứng rán thái chỉ, màu xanh của rau răm+hành lá và màu nâu của giò lụa , màu đen của nấm hương và.. màu trắng của bún. Trông bát bún thang chẳng khác gì một tác phẩm nghệ thuật cả.
Tính tôi hơi khảnh ăn nhưng đối với bún thang tôi có thể chén suốt cả ngày. Nếu tôi không nhầm thì món bún thang là một món ăn truyền thống của Cụ Quang và con cái Cụ. Cái được duy nhất của rể Lương chắc chỉ là thích bún thang giống phía nhà vợ thôi. Ngoài ra không được gì sất !!
Món thứ hai mà tôi thích là nước rau muống luộc dầm sấu. Đây là món đăc sản của Hà thành mà không nơi nào có được. Món nước sấu này thêm tý bột canh và mì chính có vị chua dịu, màu nước trông rất bắt mắt. Uống nước này với mấy quả cà xứ Nghệ giòn tan thì phải nói là tuyệt tác.
Mùa hè nóng nực tôi chỉ dùng 2 loại nước uống là nước luộc rau muống sấu và...bia. Dùng 2 thứ này không sợ bị tiểu đường hay béo phì gì cả ! Phải chăng nước luộc rau muống sấu của Hà Nội và quả cà muối giòn của Nghệ An là một nét hợp nhau của hai địa phương vốn có ít nhiều xung khắc này. Trong cuuộc sống chúng ta nên gắng tìm đến nhau những nét tương đồng và hãy bỏ qua những nét xung khắc thì nhất định sẽ gắn bó với nhau hơn !
(Tôi muốn để bài đăng này ở Mục Tâm sự, không để ở Mục Ẩm thực)


Previous
Next Post »
7 Komentar
avatar

Từ khi chuyễn vào Nam sinh sống, cứ ngày giỗ Cụ Quang nhà tôi o quên làm món bún thang, vì sinh thời Cụ rất thích. Nhưng đối với dân SG, bún thang không khoái khẩu bằng bún mắm, thậm chí o ngon bằng hủ tiếu Nam vang.Âu cũng là thói quen của từng địa phương. Dù sao mổi nơi có một ẩm thực riêng,gọi là đặc sản. Thế mới tạo nển ẩm thực VN phong phú.
P.V.D

Balas
avatar

Hoan hô Lương có bài viết ngắn gọn, xúc tích và rất thật, nhưng chỉ cần điều chỉnh chủ ỉt :
Củ cải đã thái nhỏ phơi khô, khi dùng vào món thang có ngâm vào nước mắm+đương miễn sao hơi đậm mền chứ không gắt, mắm tôm cho vào bát thang không vắt chanh, chanh vắt sau tùy theo ý thích của từng người và điều quang trọng nữa là phải có trứng muối, làm bát thang thêm bùi và bắt mắt

Balas
avatar

Tôi bổ xung thêm hình như phải có môt ít thịt lợn thái chỉ (như thuốc lá) trên bát bún thang. Nước dùng thì phải cho thêm môt, hai cái râu mực cho thơm mùi mới ngon.
Ở chi Cụ Quang đa phần con cháu đều biết nấu bún thang, như nhà bác Anh, bác Lan nghe nói cũng hay làm bún thang. Nhưng vì là thông tin nội bộ gia đình, thực hư ra sao chưa được kiểm chứng nên chưa thể kết luận được về chất lượng.
Ở chi họ ta người nấu giỏi nhất bún thang phải kể tới là bác Nhu, có thể tham khảo kinh nghiệm chuẩn bị thực phẩm, gia vị và cách chế biến

Balas
avatar

Đúng là làm được bát bún thang đặt tiêu chuẩn Hà Thành xem ra cũng nhiều kỳ công lắm.

Balas
avatar

Thành thật cao lỗi do tôi đọc chưa kĩ, nên đã bổ xung thêm chi tiết thịt lợn và râu mực cho món bún thang. Thực ra NML đã viết đầy đủ, tuy thế lại phát hiện ra một điều lí thú, chứng tỏ nhà NML đã rất thành thạo trong việc ăn và nấu Bún Thang.
Theo đà trao đổi tôi nghĩ Bún thang chỉ ngon, nếu người ăn là số đông (từ 3,4 người trở lên). Chỉ có hai người không thể tận hưởng hết hương vị của món ăn này. Sự thật là vào mỗi dịp lễ, Tết. Đặc biết là vào ngày 3 têt hằng năm, số con cháu đến ăm Bún Thang do cụ bà Quang khi còn sống nấu (sau này là bác Nhu) thường là từ trên 20 người, lúc ấy quả là thấy rất ngon.
Tôi cũng đang suy nghĩ đề nghị công nhận món Bún Thang là món ăn "Quốc Bún" của gia đình chi họ Cụ Quang. Khi đã công nhận như thế, kể từ nay ngày giỗ của hai Cụ chỉ có món này thay vì các món ăn hiện đại, áp dụng kĩ thuật số thời nay?.

Balas
avatar

Cháu vừa bổ sung vào sau khi Cậu góp ý đấy Cậu Thắng ạ! Có điều là bổ sung quá nhanh nên Cậu không nhận ra đó thôi!Hi..Hi..

Balas
avatar

Tôi cứ ngỡ cuộc trao đỏi về "Quốc bún" đến ý kiến thứ 5 của tôi là kết thúc. Nào ngờ bà Nhu gọi điện cho tôi bổ xung ngắn gọn (vì bà đang bận trông cháu)"các chú còn thiếu một thứ rất quan trọng quyết định hương vị của Quốc Bún thang là ruốc tôm, chứ không phải vài con tôm rắc trên mặt bát như NML viết".
Xem ra để Blog 53 phong phú, nên chăng phát huy dân chủ góp ý kiến trao đổi.

Balas