Nhà tôi có khách...

Tuần vừa rồi tôi được đón một nhóm khách bất ngờ đến chơi không được báo trước, tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến tình huống được đón họ vào một buổi trưa hè Hà Nội cực nóng.
Khách là bốn cô cháu đồng nghiệp cùng cơ quan với tôi thời chưa nghỉ hưu, bống dưng trưa nay rủ nhau đến thăm. 
Nói là cùng làm việc nhưng do đặc tính công việc, thời gian cùng có mặt tính ra không nhiều so với số năm trong biên chế cơ quan vì chúng tôi phải đi biệt phái vài năm luôn phiên nhau.
Hôm nay tiếp các cháu gái đồng nghiệp lại càng thấy thời gian trôi nhanh thật, mới ngày nào còn là những cô gái trẻ măng vừa tốt nghiệp các trường báo chí, ngoại giao, ngoai ngữ...Trình độ kiến thức thì có, nhưng kinh nghiệm thích ứng với công việc cụ thể lại rất hạn chế. 
Tôi không phải là người phụ trách họ nhưng quá trình làm việc chú, cháu thường trao đổi bổ xung kiến thức cho nhau. Có điều thú vị trong nhóm có một cô cháu khi tôi đóng quân ở Song Mai, Hà Bắc vào năm 1965 lại đúng ngôi làng nơi bố cháu được sinh ra và cư ngụ ở đó cho tới tận bây giờ khi đã vào tuổi 70.  
Gần hai mươi năm rèn luyện kinh qua công tác trong, ngoài nước bây giờ các cháu đóng vai nhân lực chính của cơ quan. Giờ đây cũng giống như con trai tôi đã xấp xỉ trên dưới 40, chồng con, công việc đàng hoàng và cũng có chức vị công tác tuy chưa phải là cao.
Tôi và bà xã tiếp chuyện khách rất thoải mái, vui vẻ, từ ngày về hưu chúng tôi không có điều kiện gặp nhau nhiều. Nhưng vẫn có sự quan tâm thông qua các kênh tin tức, ngày tôi nằm Viện các cháu cũng vào thăm động viên thân tình. 
Quả thực tôi rất bất ngờ khi khách đến chơi, bất ngờ vì thời gian này tôi không có vấn đề gì phải thăm hỏi mà các cô cháu lại nhớ tới đến thăm. 
Trưa nay chủ và khách nói chuyện hồi lâu cho tới khi khách nói lời tạm biệt, vội vã lên xe ra về kịp giờ làm buổi chiều.
Vĩnh Thắng

Thơ Nếu anh còn trẻ

Thơ  Nếu anh còn trẻ
                             

  •                                    Nếu anh còn trẻ như năm ấy
  •                              Quyết đón em về sống với anh
  •                     Những khoảng chiều buồn phơ phất lại
  •                            Anh đàn em hát níu xuân xanh

  •                                                    *
  •                         Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận
  •                              Anh lụy đời quên hết khói sương 
  •                        Năm tháng… năm cung mờ cách biệt
  •                              Bao giờ em hết nợ Tầm Dương ?

  •                                           * *
  •   Nếu có ngày mai anh trở gót
  •              Quay về lãng đãng bến sông xa
  • Thì em còn đấy hay đã mất
  •              Cuối xóm buồn teo một tiếng gà

  •                                                                  Hoàng Cầm 1941

                         ( Đã được Phạm Duy phổ nhạc, nhạc phẩm mang tên Tình Cầm "                                                                                         http://www.thivien.net/

15 câu châm ngôn thức tỉnh thế giới, mỗi câu đều tuyệt diệu

15 câu châm ngôn thức tỉnh thế giới, mỗi câu đều tuyệt diệu


http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/15-cau-cham-ngon-thuc-tinh-the-gioi-moi-cau-deu-tuyet-dieu-p1.html

 

1. Thuốc tốt trên đời này, mỗi một loại thuốc chỉ có thể chữa một loại bệnh; còn thuốc tốt của tâm linh, trí tuệ và từ bi thì có thể chữa trị tất cả mọi đau khổ.
2. Con người vẫn hay than phiền không thể tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, nhưng kỳ thực, trước giờ nó vẫn ở sâu trong lòng, bạn không cần phải tìm kiếm. Chỉ cần bạn có thể giữ tâm bất động, không “vì dục vọng mà cực khổ, bận rộn suốt cả ngày” thì tự nhiên sẽ cảm nhận được sự tồn tại của nó.
3. Khi trong lòng bạn ngập tràn sự yên vui, thì đi đến đâu cũng đều là hoan hỷ tự tại; khi trong tâm tràn đầy trí huệ thì một cành hoa, cọng cỏ cũng khiến bạn thấy được chân lý.
4. Thế giới mà bạn đang nhìn thấy, chỉ là phản ứng của nội tâm. Trong lúc tâm trạng cởi mở, nhìn thấy ai cũng là bạn bè thân thiết; còn khi đang buồn bực, đi đâu cũng chỉ thấy những khuôn mặt đáng ghét.
5. Mọi người đều cho rằng giàu có và nổi tiếng đồng nghĩa với vui vẻ. Nhưng thực ra, nếu trong lòng bạn ngập tràn niềm vui, bạn vốn dĩ không cần danh lợi. Còn nếu trong lòng bạn không có niềm vui, hiển nhiên là có sở hữu giàu có và nổi tiếng của cả thế giới cũng không có ý nghĩa gì. Nếu bạn chỉ biết suốt ngày bận rộn mong kiếm được nhiều tiền hơn và bảo vệ sự giàu có mà bạn sở hữu, thì thật ra đối với bạn mà nói, chúng đã không có lợi ích thực sự nào nữa rồi.
6. Nếu bạn nhìn cuộc đời bằng đôi mắt phán xét, thế giới này sẽ chỉ toàn những người có khiếm khuyết; nhìn bằng đôi mắt kiêu ngạo, thế giới này sẽ chỉ toàn những người thấp hèn và ngu ngốc; nhìn bằng đôi mắt trí tuệ, bạn sẽ phát hiện ra rằng mỗi người bạn gặp phải, đều có những điểm đáng để bạn học hỏi và tôn trọng.
7. Người có trí tuệ, khi ở một mình sẽ quản thúc tốt tâm của mình và coi đó là cơ hội tốt để tự kiểm điểm bản thân. Còn khi tiếp xúc với người khác, họ sẽ quản tốt cái miệng của mình và coi đó là cơ hội để khiêm tốn học hỏi.
8. Kẻ tự biết mình là ngốc thì không phải kẻ ngốc, còn kẻ tự cho mình là thông minh thực ra lại là kẻ ngốc trong số những kẻ ngốc.
9. Mỗi một người bạn gặp hàng ngày đều là thầy của bạn: Người thông thái dạy đạo lý từ bi, người,  người ngang ngược dậy bạn nhẫn nhục.
10. Tất cả mọi người, tất cả mọi sự vật trên thế gian này đều là có sự liên quan, tương hỗ với nhau. Trong lúc cho đi, thật ra là bạn đang làm lợi ích cho chính mình. Vũ trụ, vạn vật đều là nhất thể. Khi bạn làm hại mặt đất, dòng sông và các sinh linh sống trên đó, thật ra là bạn đang làm hại chính mình.
11. Nếu như bạn muốn thường xuyên vui vẻ, đừng đem niềm vui đặt vào những thứ phù phiếm bề ngoài. Hãy xem sự giàu có của bạn, nhà và xe của bạn đều là mượn của người khác, lợi dụng chúng thật tốt, nhưng không được si mê chúng. Chỉ cần làm được như vậy bạn sẽ hưởng thụ được một cuộc đời đơn giản nhưng vui vẻ.
12. Tài sản lớn nhất của đời người chính là sức khỏe, sự giàu có lớn nhất chính là sự thỏa mãn, thắng lợi lớn nhất chính là không tức giận, thành tựu lớn nhất không gì hơn chính là dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào đều ung dung tự tại.
13. Nếu như vấn đề có thể giải quyết, bạn không cần phải lo nghĩ. Nếu vấn đề không cách nào giải quyết, bạn có lo nghĩ mấy cũng không giúp ích được gì.
14. Mọi người đều thích có thể sống tự chủ, nhưng nếu như bạn nghe người khác nói câu gì đó khó chịu liền nổi nóng, thì bạn chính là đang giao quyền tự chủ cho người khác, rồi dần dần, ngoài bản thân bạn ra, mọi người đều trở thành chủ nhân của tâm bạn. Nếu bạn muốn có thể sống tự do tự tại, thì bạn nên đi học cách làm chủ tâm của mình trước.
15. Tâm là nguồn gốc của sự an vui và cũng là nguồn gốc của sự đau khổ. Thân – khẩu – ý do một cái tâm chứa đầy hận thù và tham vọng gây ra thì chỉ mang đến đau khổ; ngược lại, những hành động, suy nghĩ, lời nói mà xuất phát từ một cái tâm thiện lành thì điều mang lại chính là phúc lạc.
                                                                                                     Châu Yến biên dịch


 Ghi chú : Tôi đã gửi bài này đến 1 số bạn ( U 80 ) gần đây nhận được phản hồi : Vui mừng cám ơm và cho biết " Nếu tôi được biết những điều này vào những năm còn làm việc thi tốt cho tôi biết nhường nào ? Tôi an ủi họ :
-  Nếu ông mà biết được những điều này khi còn đang làm việc, chắc gì bây giờ tôi được gặp ông để hàn huyên 
- Thôi thì bây giờ còn giờ nào thì ông nhắc nhở các cháu nội ngoại !



Vài lời bộc bạnh sau ngày nhà báo 21/6..

Tôi vẫn luôn nhớ ông Tiến có lần nói (đại ý) "Anh em cũng chỉ biết nhau lúc còn bé, sau này có biết gì về nhau". Vì thế tôi luôn hạn chế tới mức có thể chớ dại kể lể về mình, lỡ đâu có người còn hoành tráng hơn nhưng vẫn im lặng lắng nghe và cười thầm.  
Lần này thì tôi buộc phải bộc bạch vì có lời chúc và thông tin của Hồng Phương trên Blog nêu chức danh TBT tạp chí Quê hương nhân ngày nhà báo Việt Nam (21/6).

Trước hết tôi muốn khẳng định chưa bao giờ là nhà báo, sự thật là tôi không có thẻ nhà báo. Do nhiệm vụ công tác từ năm 1985 cho tới ngày nghỉ hưu 2006, tôi đã được qua nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan tới viết lách như khai thác thông tin, kĩ năng viết bài đưa tin, bố cục trang tin, chụp ảnh...nhờ đó có một ít hiểu biết về những liên quan nghề làm báo. 
Tôi được giao kiêm nhiệm thêm phụ trách bản tin của ta ở CHDC Đức (Quê hương 1985-1990), ở Nga (Đất nước 1994-1998) và LB.Đức (Quê hương 2001-2005). Đó là những ấn phẩm chính thức được coi là tiếng nói của cơ quan đại diện VN tại các nước sở tại. Nhận thức nhiệm vụ ấy chẳng phải là to tát gì, nhưng rất nặng nề so với sự hiểu biết của tôi phần vì kiến thức chuyên ngành của mình còn quá ít, phần lại phải chịu áp lực trước sự đánh giá công khai của đông đảo người đọc (không nương nhẹ "cây nhà lá vườn" như đối với blog chi họ). Tôi đã rất cố gắng học hỏi, lắng nghe góp ý chỉ dẫn của những người hiểu biết hơn để hoàn thành công việc.
Đúng là trong nhiện kì (1994-1998) tôi được giao kiêm nhiệm TBT tờ báo Đất nước, Tạp chí Đất nước phát hành rộng rãi trong cộng đồng người VN trên toàn lãnh thổ LB.Nga. Nhưng thực ra từ khuôn khổ của hai ấn phẩm này chúng tôi chỉ nghĩ mình là người phụ trách đúng hơn là TBT, gọi như vậy hơi quá cao so với năng lực và trình độ chuyên môn báo chí của mình.
Tờ báo Đất nước lấy tên công khai là vậy, nhưng thực chất là bản tin thì đúng hơn phát hành hằng tuần. Nội dung chủ yếu lấy nguồn từ TTXVN, các thông tin của cơ quan ĐSQ, từ các cộng tác viên bao gồm những tin tức trong nước, của nước sở tại người VN cần biết, các họat động cộng đồng...Yêu cầu sao cho người Việt Nam học tập, làm ăn và sinh sống trong khi thực hiện nghĩa vụ công dân Việt Nam phải chấp hành nghiên chỉnh luật pháp phong tục tập quán của nước chủ nhà, có cơ sở nhận biết các luận điệu sai trái đường lối chủ trương của Nhà nước Việt Nam nhằm giữ gìn và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Còn Tạp chí Đất nước là ấn phẩm có uy tín trong cộng đồng người Việt nhiều năm từ ngày còn Liên Xô cũ (tôi không nhớ là từ năm nào), tôi chỉ là người tiếp theo được giao nhiệm vụ TBT những năm đầu của LB Nga. Chúng tôi đánh giá Tạp chí là một ấn phẩm có chất lượng chuyên môn cao, có nhiều truyện ngắn, bài thơ,  truyện cười, biếm họa bài nghiên cứu về văn học, nghệ thuật, y tế, phong tục tập quán, kinh tế, lịch sử tác giả là những người có chuyên môn, nghiệp vụ am hiểu thời cuộc...Số lượng tới hơn hai ngàn cuốn, phát hành đều kì hàng tháng. Vào ngày Tết, Quốc khánh 2/9 ra số đặc biệt, bài vở nhiều hơn in ấn nhiều màu đẹp hơn. Bình thường mỗi cuốn thường trên năm, sáu chục trang giấy khổ A.4 có cắt chỉnh bớt và được đặt in tại nhà in của bạn. Vào những ngày lễ, tết số lượng thường tăng gấp rưỡi. Riêng tờ bìa được in theo sự tài trợ của các doanh nghiệp và nhà hảo tâm (có tháng chúng tôi phải đặt in ở trong nước).
Về biên chế rất hạn hữu thường trực chỉ có tôi và hai nhân viên hợp đồng lái xe kiêm phát hành, vi tính. Tôi nhớ trong BBT có nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, nhà văn Nguyễn Huy Hoàng, TS.Báo chí Nguyễn Tuấn Phong (nay là Phó Ban Đối ngoại TW Đảng), Cụ Hồ Quốc Vỹ nguyên Ủy viên UBKH Nhà nước Việt Nam đều là những người đang sinh sống, làm việc nghiên cứu tại Nga nhiều năm. Tất cả đều không có trong biên chế, đinh kỳ 3 tháng một lần họp bàn rút kinh nghiệm, định hướng các số tiếp theo. Tuy vậy uy tín, trình độ nghiệp vụ của các vị ấy đã giúp rất nhiều tới chất lượng ấn phẩm. Thỉnh thoảng có thời gian rỗi rãi tôi lại tìm đến trao đổi, lắng nghe góp ý đặc biệt về kĩ thuật viết lách. Tôi không ngại dấu dốt đưa ra các bản thảo do chính tay tôi chuẩn bị, để được nhận sự góp ý chỉnh sửa. 
Ngoài ra chúng tôi còn nhận được sự cộng tác thường xuyên của GSTS. Nguyễn Văn Huy (sau này là Giám đốc bảo tàng dân tộc học Việt Nam), nhà thơ Châu Hồng Thủy, phân xã TTX và nhiều anh chị em CTV là học sinh, sinh viên (đặc biệt trong lĩnh vực báo chí, truyền thông) và người lao động... Tôi cũng đã có những lần tiếp chuyện nhà báo FGS.TS.Nguyễn Thị Minh Thái, nhà văn Thùy Linh và nhiều nhà văn, nhà báo nhận những lời động viên, đánh giá và góp ý bổ ích. 
Nhiều năm hoạt động hai ấn phẩm trên có vị trí nhất định trong điều kiện truyền thông của cả ta, bạn chưa phát triển như bây giờ trở thành tiếng nói chính thống trong cộng đồng. Đặc biệt vào dịp Tết, Quốc khánh 2/9 nhiều trung tâm thương mại của người Việt Nam đã đặt số lượng lớn Tạp chí làm quà cho nhân viên và hàng trăm bạn hàng của họ. Hai ấn phẩm cũng thường xuyên nhận được nhiều lời khen, chê từ các nhà chuyên môn, các cấp quản lý và anh chị em cộng đồng. Về cơ bản được đánh giá tốt về nội dung, mong muốn sẽ có chất lượng tốt hơn và đẹp hơn.
Rất tiếc tới nay tôi chỉ giữ được vài bản tin Quê hương phát hành tại LB Đức những năm 2000 tới 2005. Còn hai ấn phẩm Đất nước phát hành ở Nga tôi cũng đã đôi lần gửi lời đề nghị tới những người bạn bên đó sưu tầm giúp, nhưng chưa thấy hồi âm. 
Thành thật thì tôi xin nhắc lại một lần nữa tôi mới chỉ là mon men tới cạnh nghề báo. Tuy vậy tôi đã có điều kiện nhận thấy và thông cảm với các nhà báo chuyên nghiệp về những áp lực trong, ngoài khi thực thi nhiệm vụ.
Nhân ngày nhà báo Việt Nam trong khi gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới tất cả các nhà báo chuyên nghiệp của đất nước, tôi cũng xin gửi lời chúc mừng các “nhà báo không chuyên chi họ” cùng tôi đang quan tâm, ủng hộ và viết bài cho “Blog Gia đình cụ Quang.net” và đưa tin, bình luận trên giao diện Viber “Chi họ Cụ Quang”.

Phạm Lê
Bài và hình ảnh trong Bản tin Quê hương phát hành tại Đức.

Tin mới hôm qua.

Chiều tối hôm qua ngày 22/6/2017 (28/6 Đinh Dậu) bà Lan và các vị Minh, Vinh đã tói dự lễ đưa tro cốt bà Phạm Hoài An từ Đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển về chôn cất tại nghĩa trang gia đình ở xã Kim Chung, Đông Anh Hà Nội. Nghi lễ do ông Nguyễn Triêm và gia quyến tổ chức đã diễn ra trang trọng trong niềm tiếc thương của gia đình, họ hàng và bạn bè.
Bà Lan và các vị cùng đi đã kính cẩn thắp nén hương, tưởng nhớ trên mộ hai Cụ Phạm Vĩnh Hanh và Phạm Thị Hoài (nằm phía sau vị trí đặt mộ bà An là mộ chí hai cụ) 


Phạm Lê

Thơ " Gửi con yêu dấu "

Gửi con yêu dấu
Nếu một mai thấy cha già mẹ yếu,
Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân.
Những lúc ăn, Mẹ thường hay vung vãi
Hay tự Cha không mặc được áo quần.
Hãy nhẫn nại nhớ lại thời thơ ấu
Mẹ đã chăm lo tã, áo, bế bồng.
Bón cho con từng miếng ăn, hớp sữa
Cho con nằm trong nệm ấm chăn bông.
Cũng có lúc con thường hay trách móc
Chuyện nhỏ thôi mà mẹ nói trăm lần.
Xưa kia bên nôi, giờ con sắp ngủ
Chuyện thần tiên mẹ kể mãi không ngừng.
Có những lúc Cha già không muốn tắm
Đừng giận cha và la mắng nặng lời
Ngày còn nhỏ, con vẫn thường hay sợ nước
Từng van xin “đừng bắt tắm, mẹ ơi !”
Những lúc Cha không quen xài máy móc,
Chỉ cho Cha những hướng dẫn ban đầu.
Cha đã dạy cho con trăm nghìn thứ
Có khi nào cha trách móc con đâu?
Một ngày nọ khi mẹ cha lú lẫn
Khiến cho con mất hứng thú chuyện trò
Nếu không phải là niềm vui đối thoại
Xin đến gần và hãy lắng nghe cha.
Có những lúc mẹ không buồn cầm đũa
Đùng ép thêm, già có lúc biếng ăn
Con cần biết lúc nào cha thấy đói
Lúc nào cha thấy mệt, muốn đi nằm.
Khi già yếu phải nương nhờ gậy chống
Xin nhờ con đỡ cha lấy một tay
Hãy nhớ lại ngày con đi chập chững
Mẹ dìu con đi những bước đầu ngày.
Một ngày kia, cha mẹ già chán sống
Thì con ơi, đừng giận dữ làm chi!
Rồi mai này đến phiên, con sẽ hiểu
Ở tuổi này, sống nữa để làm gì?
Dù mẹ cha cũng có khi lầm lỗi
Nhưng suốt đời đã làm tốt cho con
Muốn cho con được nên người xứng đáng
Thì giờ đây con cũng chẳng nên buồn.
Con tức giận có khi còn xấu hổ
Vì mẹ cha giờ ăn đậu ở nhờ
Xin hãy hiểu và mong con nhớ lại
Những ngày xưa khi con còn tuổi ấu thơ.
Hãy giúp Mẹ những bước dài mệt mỏi
Để người vui đi hết chặng đường đời.
Với tình yêu và cuộc đời phẩm giá
Vẫn yêu con như biển rộng sông dài.
Luôn có con trong cuộc đời,
Yêu con, cha có mấy lời cho con.
Bố mẹ của con
Sưu tầm

Mừng Bác Nguyễn Văn Trân

Chiều tối 20/6/2017 , tại trụ sở Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  đã trao huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cho nguyên Bí thư Trung ương Đảng  Bác  Nguyễn Văn Trân nay đã trên 100 tuổi
Toàn Chi họ Cụ Quang gốc 53 Lãn Ông Hà Nội chân thành chúc mừng Bác TRÂN, chúc Bác tuổi tuy cao nhưng vẫn  hăng hái đóng góp kinh nghiệm cách mạng cho đất nước và thượng thọ
(Ảnh trên mạng)
Blog Gia Đính Cụ Quang

Chúc mừng ngày Nhà Báo 21/6.

Nhân ngày truyền thống Nhà báo Việt Nam (21-6) chúc “Blog Gia đình Cụ Quang.net" và giao diện Viber “Chi họ Cụ Quang” có nhiều thông tin bổ ích, liên kết các thành viên chi họ ở trong và ngoài nước, thêm nhiều người quan tâm chia sẻ và cung cấp thông tin.
Phạm Lê

Cháu Minh Đức nhập học

Ngày 15/6/2017, cháu Phạm Lê Minh Đức sinh năm 2014 nhà Lan Thắng bắt đầu đến trường nhập học lớp mẫu giáo sau mấy tháng chờ đợi đủ độ tuổi.
Lần đầu tiên tới trường...
Làm quen trường lớp,cô giáo...
                                          Bài học đầu tiên..
Tan học được chị Bảo Trân đến đón, cùng chị thư giãn sau giờ học.
Phạm Lê


Xem phim xong lại nói chuyện thông gia

Tối qua xem xong phim "sống bên mẹ chổng', sớm nay cầm bút viết vài dòng về thông gia. 

Cụ Quang Yến có tất cả 9 người con, đương nhiên có nhiều thông gia. Do hoàn cảnh địa lý, thời cuộc, sức khỏe và tuổi tác mối quan hệ đi lại thăm thú lẫn nhau không phải là thường xuyên và tất cả.
Tôi biết các cụ rất quan tâm giữ mối quan hệ với các thông gia theo một triết lý thường có từ xưa, thông gia tốt sẽ thêm điểm tựa cho các cặp vợ chồng con cái bền vững, dài lâu hơn.
Từ ngày các cụ tuổi cao, sức yếu rồi đi xa các con vẫn duy trì nền nếp tới thăm chúc tết các vị thông gia như ngày các cụ Quang Yến còn sống. 

Chuyện bây giờ tôi mới kể sau ngày bà xã tôi lấy chồng tiếp theo là hai bà em lập gia đình, còn hai ông con trai chưa lấy vợ. Vì việc đi lại của cụ bố vợ không được dễ dàng nên mỗi lần tới thăm, chúc Tết cụ Quang Yến ở Lãn Ông các cụ lại dặn dò chúng tôi đừng bàn tán nhiều khỏi phật ý hai bà em vì cụ ông chỉ tới một thông gia duy nhất là cụ Quang.

Tôi đã có vài lần tháp tùng cụ bố vợ tới Lãn Ông chúc Tết, thăm hai cụ nhà mình. Có một lần đáng nhớ khi cháu Toàn Thắng cũng là cháu đầu tiên bên nhà vợ ra đời được đâu đó vài tháng, cụ bố vợ mang cháu đến thăm các cụ Lãn Ông. 
Tôi mượn được chiếc máy ảnh của một ông bạn vừa ở Tiệp về dự định chụp vài kiểu ảnh, đáng kể nhất là tấm ảnh chụp hai cụ ông ngồi bên chiếc bàn to nói chuyện vui vẻ. Chiếc ảnh kia chụp cụ bà Đỗ Long Giang, cụ ngoại Trương Thị Hảo và cụ Yến ngồi quanh bàn luận hồi lâu về hậu vận thằng cháu. Đây là hai chiếc ảnh tôi cho là rất quí, ghi lại giây phút hai cụ thông gia đàm luận và các cụ bà đáng kính. Nhưng tiếc quá mấy hôm nay tôi lục tung khắp nơi trong nhà tìm không thấy.
Tôi nhớ nhiều năm cứ đến Tết cụ Quang lại sai người mang cành đào nhỏ tặng bên nhà vợ tôi coi như quà Tết. Các cụ nhà vợ đặt trang trọng ở phòng khách, mỗi khi khách tới nhà bao giờ cũng vui vẻ giới thiệu quà Tết của thông gia con gái đầu. 
Sau này khi cụ Quang Yến qua đời tôi lại làm tiếp việc này một cách tự nguyện, rất nghiêm chỉnh trong nhiều năm. Đến nỗi đã thành thói quen khi bàn đến chuyện sắm tết, khoản mua cành đào khỏi bàn vì đương nhiên đã có tôi lo.
Theo thời gian đến thời con cháu yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” tốt hơn, mối quan hệ thông gia cũng nhờ đó mà tốt lên nhiều. Chính nhờ thế mà chi họ ta có nhiều cặp vợ chồng bền vững nay đã đạt đến cấp độ bạc, vàng hay kim cương. Xu hướng này dự báo sẽ còn tiếp tục lên cao nữa, tới mức mà cho tới nay chưa biết nên đặt tên là gì.
Phạm Lê
A1/.Chúc tết cụ bà Phạm Quang Chúc (2012). A2/.Chúc Tết cụ bà Nguyễn Thị Lan (2017). A.3/.Ông bà Di Chi và gia đình cùng thông gia dạo Xuân. A.4/ Hai bà thông gia cùng tên Minh. 

Kỷ niệm Qui Nhơn

Từ 11/6/ đến 14/6 chúng tôi thăm ngắn ngày Qui Nhơn nhân dự Lệ kỷ niệm 50 năm thành hôn của các em Khôi&Vinh và Đính&Cự.Sau hơn 20 năm mới trở lại nơi đây đã có nhiều đổi mới. Tranh thủ thăm vài danh thắng để kỷ niệm :
+ Tháp đôi còn gọi là Tháp Hưng Thạnh do người Chăm xây dựng từ Thế kỷ XII
+ Bảo tàng Vua Quang Trung nơi thờ Vua Quang Trung và Tây Sơn Tam Kiệt nới đây còn có Cây me và Giếng nước tại nhà Vua Quang Trung thời xa xưa



+ Trung tâm Khoa Học Quốc Tế Liên ngành  nơi đây hàng năm đã tổ chức các hội nghị khoa học quốc tề về Thiên văn, Vũ trụ...
+ Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912–1940) tên thật Nguyễn Trọng Trí, tên thánh là Pierre,quê gốc Quảng Bình, nhưng sinh sống và chết tại Qui Nhơn

Câu chuyện “comment-bình luận”

Giờ đây khi mở mạng đặc biệt là Facebook (F.) nhan nhản các tin, clip, bình luận. Ngoài những tin bài có nội dung lành mạnh, hướng thiện còn có cả những tin xấu độc hại với nhiều bình luận về đủ loại đề tài cá nhân, gia đình, xã hội đến chính trị thời cuộc.
Hôm rồi ở Tuần Châu ông Ngọc có nói đại ý chơi F. rất nguy hiểm, nếu không tỉnh táo. Tôi cũng đồng tình như thế, mặc dù thừa nhận cái tốt của F. đem lại thông tin phong phú đa dạng, nhanh và kịp thời...
Còn nói về bình luận (Comment) thì ôi thôi bất kể vấn đề gì cũng có, ít thì một còn nhiều thì vô số. Ngoài những lời bình thể hiện tư duy chính xác nhanh nhậy, còn có những lời bình không căn cứ nói lên sự thiếu hiểu biết của người đọc. 
Còn nhớ khi TT Obarma sang thăm Việt Nam trên báo đăng bức ảnh ông tươi cười tiếp chuyện nhiều bạn nam, nữ ở Trung tâm Hội nghị QG Mỹ Đình. Thế là có ngay lời bình đại để tại sao lại để các bạn nữ ăn mặc hở hang, làm ảnh hưởng đến hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.... Thực ra đó là bức ảnh Tổng thống bắt tay các ghệ sĩ múa VN,  khi họ vừa biểu diến chào mừng các vị khách.
Tôi cũng đã từng góp ý với một người họ hàng bên vợ về một lời bình, khi F. đăng bức ảnh tại một nước Châu Âu ngày Tết Nguyên đán của VN các bà, các chị mặc áo dài nhiều màu sắc cùng vui với các vị khách nước chủ nhà. 
Vị ấy "comment" ngay một câu xanh rờn “Rõ đồ Giao chỉ, trời rét thế mà mặc phong phanh người ta cười cho...”. Thực ra vị ấy không hiểu rằng ngày Tết lễ, chị em ta nên mặc như thế cho trang trọng. Vả lại những người đã có thời gian sống ở Châu Âu đều biết, trong nhà có hệ thống sưởi ấm dù cho ngoài trời có rét đến độ âm cũng không sao người khỏe vẫn có thể mặc áo mỏng như thường.
Tôi có một ông thợ nước, điện hay chữa vặt cho gia đình nhiều năm đến độ tin cậy. Chẳng bõ công tìm hiểu học vấn của ông ấy đến đâu, nhưng ở ông có một điều ghét nhất là cái gỉ gì gi, cái gì cũng biết”, biết cả cái chưa từng biết.
Câu cửa miệng của ông ấy mỗi khi đến nhà là gắn với phạm trù triết học “Qui luật”, tựa như “làm gì có chuyện nhà có tới 5 anh em đều là giáo sư, rõ ràng là sai qui luật” v..v...Rồi ông ấy bình luận đủ thứ chuyện từ trong nhà ra xã hội. Chẳng muốn mất thời gian tôi đành chơi bài tìm mọi cách để ông ấy tập trung vào công việc cho nhanh, đỡ mệt óc nghe ông ấy nói.
Cuối cùng tôi xin kể chuyện này, vài lần tôi đưa cô cháu nội 4 tuổi đi học đàn ở một trung tâm có tên tuổi. Lớp học chia làm hai bên, mỗi bên có từ 4 đến 5 chiếc đàn. Trong phòng rộn lên tiếng đàn âm thanh cao thấp của các bài tập, cô giáo từ trên bục giảng đi tới tận bàn chỉnh sửa chỗ sai của học trò. Tôi phục lắm, hóa ra cô ấy có chuyên môm, mà đã có chuyên môn người ta tinh lắm.
Tôi nghĩ bình luận (Comment)  nghe có vẻ dễ, nhưng thực ra không phải thế. Muốn  cho đúng cẩn phải có những kiến thức nhất định, cần thiết, biết tới đâu nói tới đó chưa biết thì hỏi. Đừng ảo tưởng trở thành các ông thánh nói cho sướng, cho oai thể hiện ta hơn người biết nhiều thứ cả những điều chưa hề biết.
Phạm Lê
Ảnh 1,2 trên mạng. A3. cháu gái Bảo Trân.

Nhà có khách…

Nhà tôi vừa có khách là ông bạn từ Mỹ về đem theo cô con gái nhỏ bất ngờ đến chơi. 
Bất ngờ vì từ 2008 tiễn vợ chồng ông ấy sang Mỹ định cư, chúng tôi chưa gặp lại ít liên lạc
Ông ấy người phố Triệu Việt Vương, dân Hà Nội gốc nay ngót nghét 60. Chúng tôi biết nhau cũng tình cờ, vợ ông là em gái người bạn em trai bà xã tôi. Năm 1994 tôi sang Mátxcơva làm việc, khi đó ông cũng chỉ còn ít lâu nữa là kết thúc thời gian NCS chúng tôi có điều kiện đi lại, thăm thú nhiều nơi.
Về nước được ít lâu ông ấy sang Mỹ làm tiếp tiến sỹ ngành vật liệu gì đó, nghe nói cũng mới mẻ lắm. Sau khi lấy xong bằng TS (Ph.D) đi làm cho một công ty Mỹ chuyên về vật liệu mấy năm, hiện là cộng tác cho một trường ĐH thuộc bang California.
Nghe ông kể ở quận Cam tôi tò mò có tham gia đám cờ vàng ba sọc” không. Ông nói ngay tham gia làm gì họ chỉ toàn mấy người già thua trận ở Việt Nam chạy sang Mỹ, mang nặng hận thù cay cú kích động bà con mong ồn ào dư luận. Nhưng mấy ai hưởng ứng đặc biệt là lớp trẻ, đa phần còn mải làm ăn kiếm sống không bận tâm biểu tình chống đối.
Ông kể cũng chơi với vài người lính VNCH xưa, có người bị ta bắt đi cải tạo vài năm ra tù chạy sang đây. Họ có cái nhìn thực tế hơn chấp nhận là bên thua cuộc, rồi chính họ quay ra phê phán bọn tướng tá ngụy rước Mỹ về thua trận nay lại bày đặt chuyện này kia có làm được trò trống gì đâu mà ầm ĩ.
Thế rồi chúng tôi hứng thú nhắc lại những ngày ở Nga thỉnh thoảng đến thứ bảy, chủ nhật những khi rỗi việc ông lại đem xe đón tôi đi chơi ngắm cảnh, ra Hồng Trường vào công viên Chiến thắng, dạo chơi vườn thượng uyển của Nga Hoàng...Lần nào cũng vậy cuối cùng vẫn là rẽ qua chợ người Việt, mua tiết lợn và một vài thứ gia giảm về nhà đánh mấy đĩa tiết canh, uống một hai cốc bia một cách ngon lành.
Còn về việc làm ăn kiếm tiền ông ấy kín tiếng lắm tôi chịu không biết hoạt động lĩnh vực nào, chỉ nghe ông nói làm ăn phải có đầu óc không thích xô bồ lừa lọc. Hôm nay ông ngỏ ý hỏi thăm vợ chồng Tuấn Thúy tỏ ý thân thiện, cảm nhận là người làm ăn đứng đắn hiểu biết và quan hệ rộng.
Từ sau năm 1998 ở Nga về Hà Nội chúng tôi đôi lần rủ nhau vào hiệu lươn Nghệ An ở Bưởi thưởng thức các món lươn đặc sản Nghệ An, đến hiệu cơm bình dân Hoàng Quốc Việt, đôi lần rủ nhau uống bia sân Cột cờ, Lê Hồng PhongVề khoản bía đi với ông tôi ngầm hẹn không uống quá 2 cốc, ông cũng không bao giờ nài ép tôi uống thêm khi đã nói thôi.
Cho đến năm 2008 chia tay vợ chồng ông bạn sang Mỹ, bà mẹ vợ vui vẻ nếu tôi cũng đi Mỹ bà sẽ cho một bộ bát đĩa giống hệt như đã cho con rể.
Hôm nay chúng tôi nói chuyện hồi lâu đủ thứ chuyện chủ yếu là chuyện gia đình, bạn bè. Trước khi chia tay trả lời câu hỏi dự kiến tới đây thế nào, ông cho biết đã mua nhà ở Hà Nội hằng năm sẽ về thăm anh chị em, họ hàng và bạn bè. Còn ngày mai sang Mỹ chuẩn bị mua nhà mới, tiếp tục ổn định chỗ ở lâu dài.

Phạm Lê
Ảnh 1,2 ở nhà tôi. Ảnh cuối mùa thu vàng Matxcơva (1995)