MỘT LỜI THÁNG TƯ

MỘT LỜI THÁNG TƯ
Ngày mai là ngày đầu tiên của tháng tư, theo thống kê còn chưa đầy đủ của chú Thắng trên Blog 53 Phạm Vĩnh, số thành viên của gia đình ta có ngày sinh trong tháng 4 không nhiều như tháng 3 vừa rồi (nhất là khi tháng ba lại có thêm một thành viên mới là chắt Phan Thế Minh sinh ngày 25.3.2007) nhưng là những người đáng nể như:
Đầu tiên phải kể tới những người có ngày sinh chẵn:
-Trưởng lão Phạm Kim Thoa (22.4.1927-22.4.2007), tròn 80 tuổi trùng với ngày sinh của Lênin vĩ đại (sẽ có bài viết riêng).
Kỉ niệm ngày sinh của bác Thoa sẽ là ngày đáng ghi nhớ, và là niềm tự hào của cả nhà ta.
-Nữ doanh nhân Phạm Thị Kim Phượng (11.4.1957-11.4.2007), tính đến ngày hôm nay mới tròn 50 tuổi.
Tài tháo vát, năng nổ trong kinh doanh của Phượng thật đáng nể. Với sự chỉ đạo từ xa đến một vài cơ sở ở nước ngoài, chỉ huy đội ngũ nhân viên hơn 10 người một cách nhịp nhàng, ăn khớp.
Nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ cũng đáng trân trọng, việc cả nhà xuất ngoại là điều bình thường.
Con cái đã có“đủ cả nếp, tẻ” giỏi giang, lại tư vấn chính xác cho cô con gái rượu sinh cháu trai vào đúng mùa Xuân năm Đinh Hợi, điều mà nhiều cặp vợ chồng đang mong ước.
Chắc chắn gia đình Tiến Phương từ năm con lợn này, sẽ còn tiến xa hơn nữa, xứng đáng với vị trí “giàu con út”
Trong tháng tư còn có ngày sinh nhật của các vị sau:
-Nhiếp ảnh gia Nguyễn Xuân Nguyên (2.4.1940-2.4.2007) tuổi Canh Thìn nhiều tài lẻ, ít xuất hiện nhưng luôn đứng ở phía sau ngầm chỉ đạo vợ con, nhất nhất mọi việc phải noi theo.
Là tác giả của những bức ảnh lịch sử “Tứ đại đồng đường” quí hiếm của chi cụ Phạm Vĩnh Quang.
Với tài chụp ảnh, lại khéo léo chớp lấy thời điểm “thiên thời địa lợi, nhân hòa”, Chú đã dễ dàng ra mắt nhà vợ ngay ngày đầu tiên môt cách suôn sẻ, vượt qua tính cẩn trọng vốn có của cụ Quang. Nói thế vì ít khi cụ Quang lại tiếp đón “khách mới đến” một cách thân tình, mà không cần phải qua thử thách “xem đã”(như hồi tưởng của chính chú Nguyên đã viết trên Blog)
Nhân ngày kỉ niệm này của chú Nguyên, tôi xin được nói lời ghi công về những bức ảnh lịch sử được chú chụp vào năm 1963, nhờ đó đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng tư liệu ảnh của gia đình chúng ta.
-Các chắt, chút của cụ Quang -Yến là Nguyễn Thu Hòa, (3.4.2003); Phạm Hương Nhung (28.4.1999) và kết thúc tháng tư là Phạm Lê Gia Minh sinh (30.4.2000) cháu nội của ông Di bà Chi lại trùng với ngày lễ lịch sử của đất nước, ngày Thống nhất Nam Bắc (30.4).
Đây là tương lai của cả đại gia đình ta, của cả xã hội vì không những được bố mẹ chăm bẵm, mà còn có “gen”học giỏi thông minh của bố mẹ, ông bà.

Phạm Kim Anh

Thư gửi TBT Tuấn Minh

Bác Anh và chú Nguyên rất cần cháu cho Paswwod để tự mình viết Blog, không muốn chờ K. và H vì họ rất bận Cháu cố gắng cấp địa chỉ hòm thơ cho hai vị này để chúng ta thêm những cây viết lừng danh làm phong phú Blog, hy vọng ngay ngày hôm nay được thoả mãn . Xin cám ơn trước

Ảnh cháu " Mít " con Khanh Hà đang tập thể dục ở trường Adu

Chúc mừng đồng chí Đoàn đình Hiệp

Chúc mừng đồng chí Đoàn đình Hiệp
Ngày hôm nay, đồng chí Đoàn đnh Hiệp đã được công nhận là Đảng viên chính thức, tuổi Đảng của đồng chí được tính từ ngày 24/3 trở đi ( Đúng ngày sinh nhật Gì Lan )
Đại gia đình cụ Q rất phấn khởi trước tin này . Với trách nhiệm mới, đ/c sẽ mang hết sức lực phấn đấu cho sự phồn vinh của đất nứoc
Chúng tôi nhũng thế hệ đi trước, rất tin tưởng ở Đ/c
Qua đây cũng xin chia sẻ niềm vui này với ÔB Đoàn Hải - Phạm kim Anh

Ảnh mới nhận

Hình ảnh mới nhất vừa từ Đài Loan gửi về :
Thành viên nhỏ tuổi nhất của gia đình ta Phan Thế Minh.
Hai mẹ con cháu Phạm Vĩnh Minh Trang và Phan Thế Minh.

Phạm Vĩnh Thắng
(nguồn Phạm Vĩnh Tiến)

CHÚC MỪNG THÀNH VIÊN MỚI HỌ PHẠM

CHÚC MỪNG THÀNH VIÊN MỚI HỌ PHẠM
Lúc 20g19 phút, ngày 25/03/2007 Chắt PHAN THẾ MINH con trai của hai cháu Phan Thế Thắng và Phạm Vĩnh Minh Trang là con rể và con gái của Ông Phạm Vĩnh Tiến và Bà Phạm Minh Phượng đã chào đời tại Đài Bắc ( Đài Loan ), nặng 3Kg , mẹ tròn con vuông . Thay mặt toàn thể họ hàng chi Cụ Phạm Vĩnh Quang , nhiệt liệt chúc mùng hai cháu Thắng&Trang và Ông Bà Tiến&Phượng nhân dịp đại hỷ này.
Phạm Vĩnh Di

Bà nội

Bà nội

Trên Blog, ngày 9.3.2007 bác Ngọc trong bài viết Nhũng người đàn bà 53 Lãn Ông có nói tới bà nội, tôi xin được góp thêm một chi tiết.
Đó là hồi bé, vào lúc đó trừ chị cả Thoa đi kháng chiến, còn lại 8 anh chị em vẫn ở tại nhà 53 Lãn Ông, tôi hay được bà gọi đọc báo cho bà nghe. Tôi nhớ thường bà hay nằm ở cái võng trước cái sập vàng, phía sau là buồng thờ ở 53 Lãn Ông nghe tôi đọc. Lần nào bà cũng bảo đọc những tin chiến sự, có liên quan tới Việt Minh.
Tôi nhớ dịp đó vào năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ đang diễn ra rất ác liệt, tờ báo tôi hay đọc là tờ Tia Sáng (hay Tin Sáng?, nay là Báo Hà Nội mới) câp nhập tin chiến sự nhanh và nhiều hơn các tờ báo khác trong vùng tam chiến Hà Nội.
Lần nào đọc tới tin nhiều Việt Minh bị tiêu diệt, bà nội đều bảo “nó có chết….ấy! “ (bà nói rất tục, tôi không tiện viết ra ở đây).
Thật tình lúc đó tôi còn quá bé để hiểu được nguyên nhân sâu thẳm trong tâm tưởng của bà, vì sao bà lại hay nói như thế.
Phần tôi cũng chưa có ý thức lắm, nhưng chỉ đơn giản nghĩ là vì bố đang là cán bộ kháng chiến, nên cũng mong Viêt Minh chiến thắng, không chết nhiều như thế, để bố còn về gặp lại anh chị em chúng tôi.
Đến khi khôn lớn hơn tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản bà nội nói như thế, vì bà có ba con trai và một tá cháu đang tham gia kháng chiến.

Bà có một niềm tin mãnh liệt, các con cháu bà là Việt Minh chết làm sao được.
Nay đọc được bài viết của bác Ngọc, lại được biết thêm chi tiết bà còn là người hỗ trợ các chiến sĩ cách mạng của Thủ đô trong thời kì tiền khởi nghĩa, tôi lại hiểu hơn về nội dung ý nhĩa ẩn chứa trong chi tiết câu chuyện tôi vừa kể ở trên về bà nội.

Tôi nghĩ tìm hiểu truyền thống gia đình qua các bậc tổ tiên, cũng là điều bổ ích không chỉ cho lớp trẻ mà ngay cả cho chúng tôi, lớp kế cận già.

Vậy thì các bác lớn tuổi có chuyện gì nữa hãy nên viết tiếp cho con cháu được biết, được hiểu, được tự hào cũng như thông cảm, rút kinh nghiệm cả những điều hạn chế, thậm chí là sai sót, giúp ích cho chính cuôc đời của mỗi người chúng ta.

Phạm Vĩnh Thắng

Chào mừng Bà Phạm kim Lan 65 tuổi

Mừng sinh nhật bà Phạm kim Lan
24/3/1943 – 24/3/2007


Cô Lan nay tuổi sáu lăm
Một đời vất vả, long đong đến già !

Đi theo tiếng gọi của Đoàn
Xung phong tình nguyện, xây lò luyện kim
Mấy năm đào đất đắp nềm
Khi xong nhà máy mới đi học nghề
Hành nghề, hoá nghiệm thép, gang
Tiếp xúc độc, hại, đi làm theo ca

Những năm bom đạn chiến tranh
Những năm bao cấp khó khăn nhường nào
Những năm nhà máy “ Chùm chăn “
Trồng rau, bán quán, nuôi gà, nuôi heo
Chắt chiu, tằn tiện từng đồng
Nuôi con, chăm cháu, đèo bồng Việt + Hương
Tuy " Nghèo ", nhưng sống nghĩa tình
Chăm sóc hai mẹ đến khi về già
Người anh " Tan cửa, mất nhà "
Xẻ chia, đùm bọc, cả nhà người anh
Công này, com cái ghi ơn
Anh em mến phục, mẹ cha vui lòng

Nghe theo tiếng sét ái tình
Bỏ Hà Nội, đến Thái Nguyên “ Chống lầy “
Những năn gian khổ, chiến tranh
Cô sinh hai cháu,hai kiều : Nguyệt, Nga
“ Phát huy “ toàn thắng bảy lăm ( 1975 )
Đến năm bảy tám, cô sinh Việt Hùng

Nhà cô có số xuất dương
Vợ chồng, con cái, công du nước ngoài
Châu Âu, châu Á, châu Phi
Người thì đi học, kẻ làm thương gia
Ngày nay con cái nên người
Sự nghiệpthành đạt,Gia đình vui tươi

Bốn mươi năm, ở Thái nguyên
Bán nhà, bán đất, quay về qưê hương
Ở thuê nhiều chỗ, lắm nơi
Khi con ổn định, ngày nay mua nhà
Mua nhà cô chọn Mỹ Đình
Có sân vận động, bể bơi bốn mùa
Nơi đây, có cả trường “ Tây
Từ lớp mẫu giáo, đến trường chuyên khoa
Có siêu thị, có vườn hoa
Tha hồ mua sắm, ngày ngày dạo chơi
Chơi xa, cô có ô tô
( Mua xe bảy chỗ, đi làm đi chơi )



Bây giờ cô quá thảnh thơi
Cô mua máy tính, màn hình mỏng tang
Máy cô, đã có Micro
Lại còn có cái, “ Hai người thấy nhau “
( Webcam )
Cô còn nối mạng “ Ét eo “
Vào blog Phạm vĩnh, cô xem suốt ngày
Chán xem, cô chát liền tay
Cho cô gái út, tận trời Ăng gô
Chát xong, cô cứ nghĩ suy
Chứng khoán đang bốc, hay mình tham gia ?

Cô ngồi, tính toán một hồi
Du lịch Núi Cốc, hè này, cô khao
Khao từ các cháu trở lên
Từ Nam đến Bắc, gia đình bà Oanh
Tin này các cháu hò reo :
" Ông bà, chú bác, anh em sum vầy ! "

Vì sao có chuyện đổi thay ?
Vì rằng : Như “ số “ cô không phải nghèo
Một lòng ,một dạ thành tâm
Ngày ngày lễ Phật, cầu trời bốn phuơng
Như Lai Phật Tổ động lòng :
Yêu cầu : Bắc Đẩu, Nam Tào sửa sai
Hai ngài suy tính trước sau :
Chỉnh cho : Trước khổ nay thời sướng sau
Anh,em con cháu cụ Quang
Mừng vui khôn xiết, thấy cô thoát nghèo !

*
Vui thay ! Cô chú Nguyên Lan
Từ nay “ Phú quý “, yên vui tuổi già !


Phản hồi sau một bài viết

Phản hồi sau một bài viết
Ngày 20.3.2007 trên Blog, trong bài viết Xuất sứ của những bức ảnh lịch sử, tôi có nêu ý kiến nên ghi nhận quyền tác giả cho bác Nguyễn Xuân Nguyên, phu quân của bác Phạm Kim Lan về ba bức ảnh chụp đại gia đình, chụp hai cụ Phạm Vĩnh Quang và Phạm Thị Yến, ảnh chân dung cụ Phạm Vĩnh Quang.
Ngày hôm nay, tôi có nhận được bức thư E.mail của bác Nguyên gửi tới, kể lại bối cảnh chụp những bức ảnh đã nêu vào năm 1964.
Bác khẳng đình chỉ là tác giả của hai bức ảnh chụp đại gia đình và ảnh hai cụ Quang , Yến.
Còn bức ảnh thứ ba chụp chân dung cụ Phạm Vĩnh Quang, không phải do bác chụp.
Điều rất thú vị là bác còn khẳng định, bức ảnh chụp bà ngoại mà tôi đã dẫn ra trong bài viết Một hồi ức nhỏ về bà ngoại, đăng trên Blog ngày 19.3.2007 cũng là do bác chụp.
Tôi nghĩ có thể các bức ảnh bác Nguyên chụp chưa hẳn là có giá trị vè nghệ thuật.
Nhưng đối với một gia đình thì thật là những bức ảnh có ý nghĩa lịch sử, có giá trị lưu trữ.
Vì có những tấm ảnh đó mà chính chúng ta, ròi đến con cháu mới có thể nhìn thấy cụ (kỵ), ông, bà, bố, mẹ, cô bác, chú, gì...cách đây trên 40 năm.
Tôi cho rằng việc ghi nhận quyền tác giả cho bác Nguyên không phải là việc đánh giá ai có công lớn, hay công nhỏ hơn đã đóng góp cho gia đình ta.
Mà đơn giản đây chỉ là sự ghi nhận công lao một việc làm có ý nghĩa, đóng góp vào kho tư liệu lịch sử của dòng họ Phạm Vĩnh Quang, theo cách người có công đến đâu nên ghi nhận đến đó.
Rồi đây nếu phát hiện ra vị nào đó làm được những việc lớn hơn với gia đình, chúng ta không ngần ngại gì mà không ghi nhận công đóng góp đó.
Vì thế tôi nghĩ các thành viên gia đình ta với sự khiêm tốn vốn có, hãy ghi nhận sự việc này đúng như ý nghĩa của nó.
Để rộng đường dư luận, tôi xin đăng toàn văn bức thư nói trên để các thành viên gia đình cụ Phạm Vĩnh Quang cùng suy ngẫm:
“Thân gửi chú Thắng!
Thật bất ngờ khi mở trang Blog Gia đình Phạm Vĩnh thấy bức ảnh anh chụp cách đây 43 năm. Đó là bức ảnh" Đại gia đình (GĐ) 4 thế hệ phố cổ 53 Lãn Ông"( Anh đặt tên cho bức ảnh như vậy). Kèm theo ảnh là lời bình của chú Vĩnh Thắng đăng tải.Nhìn bức ảnh đó, anh nhớ lại một kỉ niệm xưa mà anh không thể nào quên, đó là vào mùa xuân năm 1964 ( Tết Nguyên Đán), anh được về thăm GĐ ông bà Quang, bố mẹ vợ tương lai của anh.
Bước vào nhà, anh thấy rất đông người, trong đó nhiều người anh mới gặp lần đầu. Mợ tiếp anh ở bàn nước. Ai đi qua Mợ cũng giới thiệu tên và thứ bậc trong GĐ. Người được giới thiệu cuối cùng là anh Vĩnh Hải( chắc là ở Hải Phòng mới về). Mươi phút sau mọi người tấp nập bày cỗ bàn linh đinh, thịnh soạn lắm: nem cua biển, măng ninh, bóng mực, thịt quay, giò chả và nhiều món ăn khác nữa. Có món măng tây là lạ nhất anh chưa ăn bao giờ.
Sau khi ăn cỗ tiệc xong, cậu mới ngồi tiếp nước anh nhưng vẫn không nói câu nào. Anh hoảng quá không biết nói năng ra sao. Lúc đó anh cũng liều mạng đề xuất ý kiến với Cậu là:" Hôm nay nhân dịp đầu xuân, cháu xin phép hai bác cho cháu được chụp một kiểu ảnh GĐ để làm kỉ niệm". Lúc này Cậu mới nói:" Ừ! Anh chụp đi!" Được phép của cậu, anh vừa mừng vừa lo. Mừng là được Cậu cho phép thực hiện ý định. Lo là địa điểm chụp ảnh. Sân tầng 1 thì không đủ ánh sáng vì máy ảnh không có đèn. Anh cứ chạy ra chạy vào sân trước sân sau đều không đủ sáng. Anh leo cả lên cầu thang tầng 2 thấy có một khoảng sân thượng, mừng quá anh hỏi anh Ngọc hay ai đó( anh không nhớ rõ) là có lên đó được không? Anh ấy bảo lên được! Vậy nhờ anh mời mọi người lên cả trên này chụp ảnh cho rộng rãi và có đủ ánh sáng (hôm đó trời nhiều mây và có cơn mưa).
Sau khi sắp xếp mọi người đứng vào vị trí, anh đứng trên hai bậc cầu thang chụp sang. Để chắc ăn anh bấm liền hai kiểu. May quá cả hai kiểu đều được nhưng không đẹp vì thời tiết xấu. Đó là bức ảnh đại GĐ " Tứ Đại Đồng Đường" duy nhất từ trước tới nay anh chụp được. Ngay bản thân GĐ bên nhà anh cũng chưa bao giờ triệu tập được đầy đủ ba thế hệ trong nhà để chụp một kiểu ảnh.
Các cụ trước đây thường nói nhà ai có " Tứ Đại Đồng Đường" trong cùng một mái nhà, là nhà đó có phúc lớn lắm đấy!
Sau khi chụp kiểu ảnh đại gia, anh thừa thắng lấn tới mời Cậu Mợ chụp chung một kiểu ảnh. Vì quá run nên ngắm nghía thế nào mà đầu Cậu lại nhô lên nền trời nên ảnh không được đẹp.
Tiếp đó anh thấy bà ngoại lưng đã còng đi lại khó khăn nên lại nảy ra một ý là mời cụ chụp một kiểu. Anh nói với chú Thắng là kiếm cho cụ một chiếc ghế bành để ngồi chụp theo kiểu ảnh thờ, biết đâu sau này lại được dùng tới.
Đó là ba bức ảnh được chụp cùng thời điểm Tết 1964 do anh chụp.
Còn bức ảnh chụp chân dung Cậu có ánh đèn và phông màu sẫm là của tác giả nào đó, chứ không phải do anh chụp. Vậy Thắng tìm hiểu thêm bức ảnh chân dung đó là của ai, để công nhận bản quyền tác giả được công bằng.
Việc ba bức ảnh do anh chụp được đưa lên trang blog của GĐ họ Phạm Vĩnh đã là một phần thưởng to lớn với anh rồi! Anh thiết nghĩ cũng không cần phải có một buổi họp mặt để công bố quyền tác giả đâu chú Thắng ạ.
Cuối cùng anh mong rằng trong số tám GĐ anh em chúng ta sẽ có nhiều GĐ đạt được " Tứ Đại Đồng Đường" như bức ảnh năm xưa!

Anh Nguyên.”

Phạm Vĩnh Thắng

Mấy lời gửi cháu Phương Anh

Mấy lời gửi cháu Phương Anh

Bà Nhu có nới với ông :
Đọc Blog, cháu thích Thơ “ ông rất nhiều
“ Thơ “ ông, chẳng phải là thơ
Ông ghép mấy chữ, làm sao cho vần
Có vần cháu dễ nhớ hơn
Thêm yêu tiếng Việt, thêm yêu quê nhà
Long, Ly cùng với Việt, Anh
Đọc thông, viết thạo, tiếng quê hương mình

Mùng sinh nhật

Từ Hà Nội gửi sang Matscơva lơi chúc mừng cháu Vũ Phương Anh nhân ngày sinh nhật 23.3., học giỏi, chăm ngoan, nói chuyện thường xuyên với bà nội ở Hà Nội và moi việc đều tốt dẹp như ý muốn.

Phạm Vĩnh Thắng

Ghi chép sau một chuyến đi..

Ngày 18.3.2007, đoàn đại diện gia đình ta đã lên Định hóa, Thái Ngyên thắp hương tưởng niệm 100 ngày bác Phạm Vĩnh Hải ra đi.
Tham gia đoàn lần này có bác Nhu, bác Ngọc, cháu Lê Hồng Phương và tôi, đặc biệt còn có vợ chồng bác Kim Anh Đoàn Hải, vợ chồng bác Lan Nguyên tất cả là 8 người.
Trời chủ nhật hôm đó đột ngột trở rét đậm, mưa rơi sối sả suốt dọc đường đi cho tới tận khi rẽ vào đường núi đi Định Hóa mới khô ráo.
Ngồi trên xe đều là người cao tuổi, cao nhất là bác Đoàn Đình Hải và bác Kim Anh thuộc lớp U.80, tuổi trung bình là lứa các bác Ngọc, Nguyên, Nhu, Lan và tôi U.70, trẻ nhất là cháu Lê Hồng Phương U.60.
Trên gần suốt quãng đường đi ở vùng đồng bằng mưa rơi sối sả, quất vào cửa kính rào rào. Vào những khúc quanh co của núi rừng, mọi người rất lo nếu xảy ra sự cố thì chỉ còn trông chờ ở mỗi cháu gái Lê Hồng Phương (U.60).
Lúc này mới thấy giá trị của các cháu trẻ nhà mình, tôi cứ ao ước mỗi chuyến đi xa các bác nên cử một, hai cháu thuộc thế hệ trẻ đi cùng để phòng khi “có hắt hơi sổ mũi”, còn có người ra tay ứng cứu các bác cao tuổi.
Rất may là trên xe, cháu gái Lê Hồng Phương rất tự giác, sẵn sàng khi cần thiết, tôi thấy vào những chỗ đường khúc khuỷu, mưa trơn bùn đất nhão nhẽo, cháu đều sắn quần áo, khăn gói chuẩn bị sẵn sàng…nhảy xuống.
Cũng như những lần trước khi lên dự tang lễ, rồi 49 ngày bác Vĩnh Hải chúng tôi đều có cảm nhận họ hàng, làng xóm, các cơ quan của Định Hóa đều rất chân thành đón tiếp đoàn và cùng chia sẻ đau buồn với gia đình rất thắm tình, đạt nghĩa.
Mấy lần gặp gỡ ở trên đó, đều để lại cho anh em dưới Hà Nội tình cảm quí mếm và trân trọng đối với bà con địa phương, ai cũng có cảm giác đúng là những người dân của quê hương căn cứ địa cách mạng.
Bản thân tôi rất tình cờ ngồi ăn cùng mâm với anh Dũng là Trưởng phòng công thương huyện và cũng là người anh em họ với bác Dung, vợ bác Vĩnh Hải. Trong câu chuyện anh ấy đã kể về năm 1987 đã sang Đức học ở trường cán bộ Đoàn, đó là một cơ sở của Đoàn thanh niên tự do Đức FDJ, đã đến nhà tôi ăn cơm, nói chuyện mấy lần. Thảo nào lúc đầu mới nhìn thấy anh ấy, tôi đã ngờ ngợ như đã gặp ở đâu đấy.
Thế mà thấm thoát đã 20 năm rồi, hồi đó tôi đang làm việc tại ĐSQ ta ở Đức, hàng năm TW Đoàn đều cử một đoàn cán bộ sang tu nghiệp về công tác Đoàn, mọi chi phí đều do bạn đài thọ. Anh Dũng lúc đó là Phó Bí thư tỉnh đoàn Thái Nguyên, và là đoàn trưởng khóa học viên này.
Buổi chiều thể theo nguyện vọng của mấy thành viên chưa có dịp lên thăm Tân Trào, đoàn đã đến thăm An toàn khu kháng chiến Định Hóa (ATK) và khu Tân trào lịch sử.
Hanh trình thăm khu Tân Trào lịch sử cũng giống như đoàn đi lần trước, đã đưa tin trên Blog nay tôi không kể lại nữa.
Lần này chỉ có khác là đoàn đến thăm ATK, vì ATK là môt địa bàn liên hoàn gồm sở chỉ huy của tướng Võ Nguyên Giáp, nơi làm việc của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, của cơ quan TW, của bác Hồ…
Để đảm bảo bí mật phòng địch tấn công, mỗi cơ quan ở cách nhau vài cây số, nếu đi hết thì không có thời gian, vì thế đoàn chỉ đến thăm đền thờ Bác Hồ.
Ngôi đền được xây dựng bề thế trên một ngọn núi cao nhìn ra bốn phương trời lộng gió, đây là quà của thành phố Hà Nội xây tặng thủ đô gió ngàn Tân Trào, Thái Nguyên.
Đứng trước ngôi đền thờ bác uy nghi bề thế , mọi người đều cố gắng leo hết hơn trăm bậc thang lát đá đỏ và thắp hương tưởng niệm công lao bác Hồ, mỗi người có một cảm xúc khác nhau.
Với lòng tưởng nhớ lãnh tụ, cộng với công sức rèn luyên nhiều năm nay nhất là luyện khí công, bác Đoàn Đình Hải đã lặng lẽ leo đủ ngần ấy bậc lên tận nhà tưởng niệm cùng thắp hương với đàn em.
Thật là kính phục tiền ẩn sức khỏe của Bác, càng khâm phục bác Đoàn Hải bao nhiêu, lại càng thấy bác Kim Anh sai lầm bấy nhiêu vì lâu nay vẫn giấu kín bác Đoàn Hải ở nhà, không cho bác tham gia vào các hoạt động dã ngoại của nhà ta.
Cũng do cảm xúc tức thời trong thời gian hành trình trên đường, bác Ngọc với sự hưởng ứng động viên của bác Nhu, đã ứng khẩu làm được môt bài thơ “bút bi”, nghe nói sẽ công bố vào một hai ngày tới trên Blog.
Nguồn cảm hứng tưởng đâu chỉ có trên đường, nào ngờ sáng hôm sau mở Blog thấy bài thơ nóng hổi của bác Kim Anh, viết về chuyến đi lên Định Hoa, thăm ATK và Tân Trào với những dòng thơ dạt dào tình cảm:
Một ngày của nghĩa, của tình.
Chú Nguyên, bác (Đoàn) Hải, cùng mình quyết tâm.
Lòng này, đâu quản đường xa.
Thăm Dung, viếng (Vĩnh) Hải, em tôi vẫn còn...
Tôi đã đi cùng vơi bác Kim Anh ba chuyến dã ngoại xa, chưa lần nào thấy bác làm thơ nhanh như lần này.
Thơ được đưa ra nhanh như vậy, có lẽ có phần là do có bác trai đi cùng, tình cảm bấy lâu nay dồn nén, gặp cảnh núi rừng trời đất hữu tình, bất ngờ trào dâng như thời còn trai trẻ, tình tứ da diết.
Bác Kim Lan thì trong môt giây xuất thần, tuyên bố chắc nịch (không còn có chỗ để sửa lại) "vào mùa hè tới đây, sẽ chiêu đãi cả nhà một chuyến Picnic một ngày không mất tiền tại khu nghỉ mát hồ Núi Cốc nổi tiếng (với điều kiện được cả nhà hưởng ứng)".
Còn bác Nhu thì hôm sau báo tin cho tôi biết đêm đó không sao ngủ được, vì cảm xúc trào dâng, bồi hồi vấn vương mấy dòng thơ còn dang dở cho một bài thơ “bút sắt” sắp ra đời.
Tội nghiệp cho cháu Lê Hồng Phương ngồi trên xe mâm mê gói quà lưu niệm cho ông xã, mua được một chiếc áo sơ mi nam dân tộc Tày những 40.000 đồng ngay chính địa danh tân Trào Nà Lừa, nhưng lại lo ông ấy không mặc, thành ra ôm chặt chiếc áo vào lòng thật đấy, mà nào có yên.
Từ sau khi rời đền tưởng niệm bác Hồ, Bác Nguyên ngồi im lặng trầm ngâm không nói gì suốt quãng đường còn lại trên đường về nhà, dáng vẻ ưu tư, lộ vẻ lo lắng (trước lời tuyên bố của bác Lan), hỏi ra mới biết bác đang mải thiết kế chuyến đi hồ Núi Cốc cho cả nhà ta vào mùa hè tới.
Còn tôi hai ngày nay có mặt suốt trên đường Hà Nội với một người bạn mới từ nước Đức về thăm nhà, đến chiều nay mới gọi là tạm yên. Cũng là đúng lúc bác Kim Anh gọi Tel giục viết đưa tin, cảm súc dự trữ đã được hai ngày, nay gặp dịp bất ngờ tôi ngồi viết một mạch mấy dòng ghi chép này, rồi lại xuất kích ngay.
Xin gửi vài dòng như trên tới cả nhà, cùng chia sẻ cho vui.

Phạm Vĩnh Thắng

XUẤT SỨ CỦA NHỮNG BỨC ẢNH LỊCH SỬ

Mấy tháng nay trên Blog nhà mình có đăng ba bức ảnh đen trắng chụp chân dung cụ Phạm Vĩnh Quang, chụp hai cụ Phạm Vĩnh Quang và Phạm Thị Yến cùng một ảnh chụp đại gia đình ta.
Câu hỏi đặt ra ai là tác giả, địa điểm và thời gian chụp những bức ảnh này là khi nào?

1.Về bức ảnh chụp hai cụ
Bức ảnh này chụp hai ông bà cho ta thấy mấy điểm về địa điểm, tuổi tác của cụ Quang.
Bức ảnh chắc chắn được chụp ở sân gác tầng hai nhà 53 Lãn Ông.
Con cháu lớn tuổi của cụ Quang chắc hẳn còn nhớ bên tay trái hai cụ, ở bên trong có một cái phòng, trong đó kê một cái giường góc rất mốt thời đó.
Còn bên tay phải hai cụ là buồng thờ ở tầng hai của nhà 53 Lãn Ông.
Ngay sát sau lưng hai cụ là nhà số 51, nhà bà Phố người Hoa đã ở. Năm 1954 bà Phố di cư vào Nam, chuyển cho bà Bao mẹ chị Châu, anh Bính và anh giáo Ngọ (min) đến ở.
Ở phía xa nơi có hàng cây cau là nhà Phó Gia Tường có anh Quang chơi Piano, vợ chồng anh Hạnh Thế (lưu ý chị Thế là người phụ nữ đẹp nhất nhì Phố Lãn Ông, đã từng làm mê mẩn các ông anh thế hệ bác Di, bác Ngọc ).

Về thời điểm nếu nhìn vào khuôn mặt của cụ ông, thì nhận ra là rất giống với khuôn mặt ở hai hình dưới đây.
Vì vậy giả thiết ba bức ảnh có thể đã được chụp cùng vào thời gian 1956-1966.
Lúc đó cụ Quang nằm trong độ tuổi từ 56-66 tuổi và cụ Yến ở độ tuổi …
Còn tác giả là ai?

2- Bức ảnh chụp đại gia đình.
Bức ảnh này chụp cả đại gia đình ta lúc đó, nhìn vào tấm ảnh thấy rõ mấy điểm sau:
-Ảnh chụp có gần đủ các thành viên gia đình thời đó.
-Những người đã lập gia đình gồm chị Thoa, anh Nông đủ cả cháu Hồng Vinh và Hồng Phương. Chị Kim Nhu đang bế cháu Vũ Anh Tuấn (?).
-Không rõ chị Kim Anh, anh Di, Ngọc, Hải lúc đó đã lập gia đình chưa?

Về thời gian chụp
Người viết bài này nhớ không chính xác, nhưng căn cứ bản thân trong hình thì lúc đó vừa mới vào tuổi 17, 18 rất thích mượn bộ Comple của anh Di mặc cho oai và cũng là để ra vẻ ta đây đã là người lớn, không còn là trẻ con nữa. Hồi đó cả nhà có lẽ chỉ có mỗi một bộ comple đáng giá, bằng vải tuysi len của anh Phạm Vĩnh Di.
Nếu căn cứ vào tuổi 17, 18 của tác giả bài này, thì năm đó phải là 1963 hoặc 1964. Có thể là 1963, vì sau đó vào tháng 7 nắm 1963 tác giả đã đi bộ đội.
Nhưng cũng có thể là vào Tết 1964 vì gần đến ngày Tết, cái tết đầu tiên trong quân ngũ đơn vị lại hành quân di chuyển từ Phù Ninh, Phú Thọ về trại giam Mỏ Chén, Sơn Tây. Do chưa ổn định được doanh trại, đúng vào ngày 28 Tết chỉ huy cho tất cả xả trại về nghỉ ăn Tết 10 ngày.
Vì vậy giả thiết là chiếc ảnh này có thể được chụp cùng với hai ảnh dẫn ra trong bài này, vào thời gian l956-1966.
Về địa điểm:
Nhìn vào tấm ảnh thấy rõ ảnh này được chụp tại gác phía sau tầng hai, sau lưng là phố Hàng Bồ, bên tay trái (nhìn vào ảnh) là nhà 51, bên tay phải là nhà số 55 Lãn Ông. Tại cái sân này vào những ngày hè nóng bức, người viết bài này vẫn từng ra đó nằm hóng mát tới tận đêm khuya.
Còn ai tác giả là ai chưa rõ ?

3-Về bức ảnh chụp chân dung cụ Quang

Nhìn vào bức ảnh này không thể nói lên được điều gì ngoại trừ là ảnh chân dung cụ Phạm Vĩnh Quang, không có địa điểm, không có thời gian.
Nhưng rõ ràng là ảnh đã được chụp vào những năm ở nước ta kĩ thuật ảnh màu chưa phổ cập như hiện nay.
Nhìn vào khuôn mặt cụ Quang và bộ quần áo đang mặc thì rất giống với hình ảnh của cụ ở hai ảnh trên.
Điều đó cho biết ba bức ảnh này đều đã được chụp bởi cùng một tác giả, cùng một địa điểm, cùng một thời gian.
Vậy ai là tác giả của những bức ảnh này?
Xác nhận tác giả
Đang lần tìm xuất sứ của 3 bức ảnh trên, ngày 5 Tết Đinh Hợi, tôi cùng bác Phạm Vĩnh Ngọc trong hành trình đi chúc Tết, đến nhà bác Phạm Kim Lan.
Trong câu chuyện đầu Xuân bác Nguyễn Xuân Nguyên, chồng bác Lan có nêu ý kiến xem ai còn giữ được tấm ảnh chụp đại gia đình ở 53 Lãn Ông cho ông mượm, để photo làm kỉ niệm.
Theo bác Nguyên chính ông là tác giả của bức ảnh này, bác đã kể lại tỉ mỉ quá trình hình thành bức ảnh trên. Ngày đó bác Nguyên vẫn còn đang trong thời kì tìm hiểu bác Lan, chưa phải là thành viên chính thức của gia đình ta, nên “không có giấy phép đứng trong hàng ngũ”.
Bản thân tôi cũng vẫn còn nhớ thời đó bác Nguyên là người rất say mê chụp ảnh, bác am hiểu kĩ thuật chụp ảnh, rửa ảnh (gia đình bác có truyền thống làm phim ảnh)
Mặt khác căn cứ vào những tình tiết trên, tôi có thể khẳng định ba bức ảnh trên được chụp cùng một thời gian, cùng một địa điểm và cùng một tác giả, đó là bác Nguyễn Xuân Nguyên.
Vì vậy nhân ngày sinh nhật của bác Nguyễn Xuân Nguyên xin nêu ra vấn đề này, để các bác Anh, Di, Ngọc, Nhu, Lan và chú Tiến xem xét ghi nhận công lao của bác Nguyên đã đóng góp những tấm ảnh có ý nghĩa lịch sử gia đình vô giá.
Nhờ có những tấm ảnh này mà chúng ta có thể nhìn lại được quá khứ của gia đình và của chính mỗi người chúng ta (
cũng xin được nói thêm chính nhờ có những bức ảnh này, mà ngay từ những ngày đầu tiên bác Nguyên đã ghi được điểm để hai cụ Quang Yến cho phép tiếp cận gia đình nhà mình).
Đây có thẻ coi như một món quà mừng ngày bác Nguyễn Xuân Nguyên bước vào tuổi 68 (2.4.1940 - 2.4.2007).
Vì ý nghĩa có giá trị lịch sử như thế, nên chăng có một buổi họp mặt giao lưu (do bác Lan Nguyên chủ trì đăng cai) về hình thức gần giống như ngày 13.3.2007 ở nhà chú Tiến Phượng vừa qua, để các bác đại diện nhà mình công bố kết luận công nhận quyền tác giả của bác Nguyễn Xuân Nguyên, cho sau này con cháu khỏi tranh luận, xác minh về quyền tác giả của những bức ảnh lịch sử này.
Rất mong các bác cho ý kiến công khai.

Phạm Vĩnh Thắng






























































Nhân 100 ngày Vĩnh Hải

Nhân 100 ngày Vĩnh Hải
Hôm qua mười tám tháng ba
Đoàn lên Định Hóa anh em tám người
Đi đường trời lạnh, mưa rơi
Trời thời tê tái, người thời tái tê

Bà con tiếp đón chân tình
Dung còn hơi ốm vì thương Hải nhiều
Bịn rịn cũng phải chia tay
Lên thăm Đền Bác tại Khu An toàn
Di tích lịch sử Tân Trào
Lời thề "Quyết chiến" vẫn còn đâu đây
Lời hiệu triệu tới toàn dân
Đánh Pháp, đuổi Nhật ta giành Tự do
Đường về qua những nơi xưa
Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hương Canh - thuở nào

Một ngày của nghĩa, của tình
Chú Nguyên, bác Hải, nào mình quyết tâm
Lòng này đâu quản đường xa
Thăm Dung, viếng Hải, em tôi vẫn còn ...

Kim Anh
19-3-2007

Ông bà ngoại (Cụ Trương thị Hảo + Phạm Văn Thành)

Ông bà ngoại (Cụ Trương thị Hảo + Phạm Văn Thành)
Quê Bà ngoại - Mọc Quan Nhân
Hai thông gia-người cùng làng, gần nhà
Duyên chi không hẹn mà nên
Bố mẹ bên nhau kết tình phu phụ
Quê Ông ngoại chẳng xa xôi
79 Hàng Đào - nơi Ông Bà gần nhau

Bà thường niệm Phật, tụng kinh
Khi ở nhà, lúc lên chùa cổ kính
Chùa Liên Phái, phố Bạch Mai
Ông Bà, dì cháu vui buồn có nhau
Ông tôi ít nói, hay chiều
Cùng dì Oanh dạo phố, đi cao lâu
Con út trụ cột gia đình
Dì chăm sóc Ông thường hay đau ốm
Thương Ông ngoại sớm ra đi
Hôm sau tôi "nhảy dù" từ trên lầu

Nhớ Ông Bà, nhớ Đáp Cầu
Nơi có bến sông, tàu thuyền tấp nập
Nhớ Bà với những duyên thơ
Khi cháu ngã đau - Bà cầu xin Phật
Đến nay cháu yêu, giống Bà
Ưa du lịch, thích thơ ca, dân dã

Phạm Kim Anh
15/3/2007

Một hồi ức nhỏ về Bà ngoại

Tối nay vừa trở về sau chuyến đi đến nhà bác Vĩnh Hải ở Định Hóa, Thái Nguyên thắp hương tưởng nhớ nhân 100 ngày bác ra đi, tôi mở Blog đọc được bài thơ của bác Kim Anh viết về ông bà ngoại Trương Thị Hảo và Phạm Văn Thành.
Tôi vội ghi lại ngay một hồi ức nhỏ, mà đến nay tôi vẫn còn nhớ rất chi tiết, không thể nào quên về bà ngoại Trương Thị Hảo (ảnh bên).

Đó là vào ngày 6 tháng 8 năm 1968, tôi được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại đội chỉ huy Sư đoàn pháo phòng không 371 bảo vệ cầu Phủ Lạng Thương (Bắc Giang).

Ngay ngày hôm sau từ nơi dừng chân tạm thời tại chợ Tó (Đông Anh, Hà Nội), đơn vị pháo cao xạ của tôi hành quân vào Thanh Chương, Nghệ An chuẩn bị cho những trận đánh mới (lúc này Mỹ đã chuyển từ chiến tranh phá hoại trên toàn lãnh thổ miền Bắc, sang chiến tranh phá hoại hạn chế từ vĩ tuyến 19 trở vào).

Trên đường hành quân dừng ở ga hàng Cỏ, tôi xin cấp trên được tranh thủ chạy về thăm nhà ít phút, cũng là ngầm chào bố mẹ, biết đâu… vì tôi sắp vào vùng chiến sự ác liệt.

Chẳng may hôm đó bố đi công tác, mẹ đi đâu vắng, chỉ còn mỗi bà ngoại ở nhà. Tôi viết vội vài dòng ngắn ngủi báo tin “Hôm qua con vừa được kết nạp vào Đảng, …”.

Tôi đưa cho bà ngoại, để bà chuyển cho bố và cũng báo với bà y như vậy. Nghe xong bà ngoại mừng lắm, rồi gần như nhảy lên vỗ vỗ vào vai tôi, nói như reo lên “cha mẹ mày, bây giờ mới nói cho bà biết”.

Tôi ngạc nhiên lắm, từ trước tới nay trong tâm trí của tôi, bà ngoại chỉ biết có mỗi một việc là tụng kinh niệm Phật, chẳng bao giờ bà nói tới chuyện chính trị, thời cuộc.

Nào ngờ cái việc tôi vào Đảng chẳng có liên quan gì tới nơi cửa Phật, thế mà bà lại mừng đến như vậy.

Từ đó cứ mỗi khi nhớ lại sự việc này, tôi đều cố lí giải nguyên nhân vì sao một người đàn bà học thức bình thường, hầu như chỉ quanh quẩn ở nhà, mà lại có được một cảm súc như thế khi được biết đứa cháu của mình vào Đảng.

Thế rồi năm 1979, bà ngoại qua đời sau hơn ba năm nằm ốm liệt giường bất động. Mọi sinh hoạt đều diễn ra trên chính chiếc giường kê ở gian phòng, mà khi mất bà nội cũng nằm ở đó (tôi được chứng kiến bà nội mất). Đến đây lại có dịp ghi nhớ công sức của mẹ tôi-bà Phạm Thị Yến, một mình vất vả chăm nom bà ngoại (lúc đó chưa có ô xin như bây giờ).

Cái giây phút bà ngoại mất, chỉ có tôi và mẹ tôi có mặt.

Vào lúc đó nghe theo lời mẹ, tôi lấy một chút bông trắng nhỏ để vào mũi bà, một lát không thấy động đậy hai mẹ con mới tin chắc là bà đã qua đời.

Nếu không nhầm thì năm đó bà ngoại ra đi ở tuổi 92, không để lại một lời nhắn nhủ nào cho con cháu cả.

Phạm Vĩnh Thắng











Vài lời nhân 90 năm ngày sinh bác Nông (Lê Uy Vệ) kính mến

Vài lời nhân 90 năm ngày sinh bác Nông (Lê Uy Vệ) kính mến

Bác Nông là bậc cao tuổi đáng kính nhất hiện nay cả về tuổi đời, về thành danh và đạo đức, là bài học cho anh chị em, con cháu cụ Phạm Vĩnh Quang noi theo.
Bác Ngọc đã có bài viết về tiểu sử của bác Nông, tôi xin nói thêm một vài nét sơ lược về công lao của bác trong làng cờ Việt Nam.
Đã có rất nhiều bài báo ca ngợi sự đóng góp của bác Nông cho làng cờ Việt Nam mình, khẳng định trong lịch sử cờ Tướng của nước việt Nam ta, từ xưa tới nay chưa có một danh kỳ nào có những đóng góp lớn lao đối với thể thao trí tuệ như danh kỳ Lê Uy Vệ từ thưở thiếu thời cho tới hôm nay, tận tuổi 90!
Bác Nông với thâm niên chơi cờ đáng nể đến gần 80 năm, với một thành tích hiếm có 4 lần vô địch cờ tướng toàn miền Bắc. Thật vậy từ năm 1936, bác đã là hội trưởng hội cờ Thuyền Quang nổi tiếng của Bắc Kỳ, giữ vững hoạt động của hội này trong suốt thời kì đó cho tới khi bác thoát ly tham gia cách mạng vào năm 1942.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi năm 1954, trở về Hà Nội bác lại đóng vai trò trụ cột tinh thần cho hội cờ tướng này.
Vào những năm 60 của thế kỉ trước Bác Nông là linh hồn vận động tiến tới việc thành lập Hội cờ Việt Nam (1961), nay là Liên đoàn cờ Việt Nam.
Là người góp phần vận động tiến tới tổ chức giải vô địch cờ Tướng toàn quốc đầu tiên của Việt Nam năm 1992, tại Đà Nẵng. Đây được coi là thắng lợi về ý chí của danh thủ Lê Uy Vệ và cũng là bước đột phá có tính lịch sử đối với làng cờ của Việt Nam.
Nhờ đó mà năm 1993, Việt Nam ta lần đầu tiên tham gia giải vô địch cờ Tướng thế giới và cũng năm đó được kết nạp là thành viên của Hiệp hội cờ Tướng thế giới.
Bác Nông tuy là một hảo thủ cờ Tướng, nhưng lại không hề bảo thủ khi đóng góp công sức lớn cho việc vận động du nhập và phát triển môm cờ Vua, cờ Vây ở Việt nam từ khi còn trứng nước.
Là người đầu tiên ủng hộ những môm cờ này vào Việt Nam, mở các lớp huấn luyện ở nhiều địa phương. Làng cờ còn lưu truyền câu chuyện bác cho vay tiền mở giải cờ vua toàn quốc đầu tiên (khi hoàn trả thì đúng lúc đổi tiền, chỉ thu lại giá trị bằng 1/10 lúc cho vay).
Nhờ công lao của bác, Việt Nam ta không những là thành viên của Hội cờ Tướng thế giới, mà còn là thành viên Hiệp hội cờ Vây thế giới từ nhiều năm nay.
Những người trong làng cờ Việt Nam đều thống nhất đánh giá quan điểm tư tưởng của bác Nông là rất rõ ràng, nhất quán bất cứ môm cờ nào có lợi cho việc phát triển trí tuệ, rèn luyện được óc thông minh cho con cháu mình, nòi giống mình thì phải hết lòng gây dựng, không coi nhẹ. Đồng thời bác còn có công vận động giới chức có thẩm quyền mở rộng cánh cửa cho làng cờ Việt Nam hội nhập, vươn ra thi đấu trên các kì đài thế giới
Bác Nông còn là tác giả của những quyển sách, bài viết về cờ như: “Cờ Tướng- Những vấn đề cơ bản”, “ Những ván cờ chọn lọc”” “Cuộc thi đấu hữu nghị”một thời đã được coi là tài liệu nghiệp vụ quen thuộc, được nhiều kì thủ nước nhà tìm đọc.
Bác là một trong những người sáng lập và là Tổng biên tập Tạp chí NGƯỜI CHƠI CỜ. Mười ba năm nay Tạp chí này đã vượt qua nhiều khó khăn, thiếu thốn có lúc tưởng như không còn tồn tại được, nhưng bác vẫn kiên trì bán trụ giữ cho tờ Tạp chí tồn tại và phát triển sánh vai với các tờ báo, tạp chí khác trong làng thể thao Việt Nam.
Gia đình bé nhỏ của tôi luôn tỏ lòng kính phục gia đình hai bác Nông Thoa đã có công đóng góp cho đất nước bốn đại tá, một trung tá (Nông, Việt, Vinh, Lương ,Thoa). Hai cháu gái Lê Hồng Vinh, Lê Hồng Phương ngay từ nhỏ tôi đã biết là những hoc sinh phổ thông, đại học rất giỏi. Ngày nay kế tục truyền thống gia đình ba cháu ngoại Hương, Thu, Mai Anh đều đã trưởng thành và thành đạt tại các trường học tại Úc, Mỹ…
Để kết thúc bài viết này tôi xin được dẫn chứng câu viết của nhà báo Tùng Lâm trên Tạp chí Người chơi cờ số ra tháng 1 năm 2007:
“Lê Uy Vệ là pho sử sống của thể thao trí tuệ nước nhà, là tấm gương về mọi phương diện trong cuộc đời một con người, là tấm lòng cao cả và tình thương sâu đậm với bạn bè, kỳ hữu, cháu con.
Đó là một trong những con người kỳ lạ, hiếm có
Nhân dịp Cụ tròn 90 mùa Xuân, thay mặt làng cờ Việt Nam, thay mặt kỳ thủ khắp nơi, xin kính chúc cụ sức khỏe, trường thọ, như cây cao bóng cả tỏa bóng mát xuống các thế hệ mai sau!”.

Phạm Vĩnh Thắng
(Tổng hợp và Sưu tầm)

-

Chào mừng Bác Đoàn hưng Nông Thượng thọ 90,60 năm ông bà bền chặt bên nhau

Vài nét về Ô Đoàn hưng Nông
Ông : Tên khai sinh là : Lê uy Vệ, tức Đoàn hưng Nông sinh ngày 17-3-1917. Sinh ra và trưởng thành ở Phô Bạch Mai – Hà Nội, cha dạy chữ Nho, mẹ buôn bán lẻ. Lập gia đình vào ngày 8 – 10 – năm 1947 Tại huyện Hoài Đức Tỉnh Hà Đông
Tham gia Hội truyền bá Quốc ngữ từ năm 1937. Hiệu trưởng trường Truyền bá quốc ngũ 1940 – 1945 có trụ sở tại trường Công Ích, ngõ Chùa Liên Phái Phố Bạch Mai Hà Nội

Tham gia Phong trào Thanh niên dân chủ từ năm 1937 ( Thời kỳ Mặt trận Dân Chủ ) là Đoàn trưởng Đoàn Thanh niên phố Bạch mai. Một trong những nhân vật chủ chốt, lãnh đạo cướp chính quyền tháng 8 năm 1945 ở huyện Thường Tín Tỉnh Hà Đông.
Sau CMT8, ông là Chủ tịch Mặt trận, kiêm Bí thư Đoàn TNCQ Liên khu 2 ( Lúc đó Hà Nội chia làm 4 Liên khu). Huyện uỷ viên ĐCSĐD Huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng Tỉnh Hà Đông, ( Nguời chủ trì kết nạp Ô Hoạt, bà Linh, anh, em ông Hồ Trúc vào Đảng). Tỉnh uỷ viên -Trưởng Ban Tổ chức - Đảng Cộng Sản - Tỉnh Hà Đông. Đại tá, Phó Cục trưởng Cục 26 Bộ Công An cho tới khi nghỉ hưu (1979).
Ông Vô địch Cờ Tướng Bắc kỳ từ năm 1939 – 1942
Thành viên sáng lập và là Phó Chủ tịch Hội Cờ VN từ năm 1961, hiện nay vẫn là Phó chủ tịch danh dự. Là Tổng biên tập báo Cờ VN, rất nhiều năm, ông tham gia giảng dạy, đào tạo VĐV trẻ, viết sách, báo về cờ tướng.
Ngồi nói chuyện với ông, tôi mới rõ phần nào, vì sao con cháu ông học giỏi ?
Ngay từ những niên học đầu đời, ông đã tạo cho các con cách sử dụng thời gian sao cho có ích, ông hạn chế tối đa quỹ thời gian vô bổ như : Đánh bài, tán chuyện gẫu, dong chơi phố phường, ngoài giờ học tập, ông hướng cho con đọc thêm những sách tham khảo, hoặc những tài liệu về lịch sử, danh nhân . . . Ông thường đưa các con đi du ngoạn, đến các danh lan thắng cảnh, giúp con cái hiểu thêm về đất nước con nguời VN
Chăm lo sách và đồ dùng học tập đầy đủ, nhũng năm bao cấp, sách giáo khoa không bán tự do, thường học sinh chỉ được trang bị tối đa 50% số sách cần có, bằng mọi quan hệ trên mọi miền đất nước, ông tìm bằng được cho con đủ sách, quan sát một buổi học tập theo tổ, ông chứng kiến cảnh bạn học của con cứ mượn sách của con mình để làm bài, học bài, ông lại tìm cách mua bằng được 1 bộ sách giáo khoa nữa để các bạn của con tha hồ mượn, không ảnh hưởng đến học tập của con
Những năm các cháu đi sơ tán, dụng cụ học tập cũng không dễ mua ,ông tìm cách mua cho đủ, có dự trữ , đề phòng , khi các bạn của con cần chi viện, đặc biệt là ba mặt hàng : Giấy viết, dầu thắp và mực . . .
Bà sức khoẻ yếu, ông tự nguyện làm tất cả những việc trong gia đình. Khái niệm đi bệnh viện, đi điều trị đối với ông quá xa lạ. Sức khoẻ của ông là 1 trường hợp quý hiếm, đang được giới y học quan tâm theo rõi. Tới nay tuy đã 90, mọi sinh hoạt, ông vẫn tự lo. Ông Lê uy Vệ là như thế đấy
Đáng để cho các thế hệ kế tiếp suy nghĩ và học tập.


Sáu mươi năm, ông bà sống bên nhau

Ông sinh năm Đinh Tỵ
Bà Sinh năm Đinh Mão
Lấy nhau năm Đinh Hợi
Ông sinh năm có CMTM Nga
Ngày sinh của bà trùng với ngày sinh Lenin

Đầu xuân Đinh hợi năm nay
Bác Nông thượng thọ 90 tuổi tròn
Bác Thoa tròn tuổi tám mươi
Hai bác mạnh khoẻ,yên vui tuổi già

Từ năm bốn bảy đến nay ( 1947 )
Sáu mươi năm chẵn,ông bà bên nhau
Chiến tranh gian khổ mọi bề
Thời kỳ bao cấp muôn vàn khó khăn
Sinh con chăm bẵm,con ngoan
Mặc cho thiếu thốn,nuôi con trưởng thành

Cô đầu Đại tá Công An
Cô út Tiến sỹ, dạy trường Bách Khoa
Ba cô cháu gái nết na
Tự lo học bổng, đoạt bằng " Mát tơ "
Ba cô nêu chí quết tâm
Lấy bằng Tiến sỹ, báo ơn ông bà

Bao năm vất vả cháu,con
Ngày nay con, cháu, vinh danh hiền, tài
Ông bà phấn khởi làm sao !
Cùng con,cháu,chắt sum vầy bên nhau

Gọi là đôi chữ nôm na
Chúc mừng anh chị, ngày ngày thêm xuân


Em : Vĩnh Ngọc

TIN VẮN LIÊN HOAN GIAO LUU

Vài hình ảnh tối liên hoan giao lưu tại nhà Tiến Phượng.

Chủ nhà tiếp hai bác Nông và Đoàn Hải
Hai bác Nông Thoa và hai cháu ngoại

Chuyện trò vui vẻ

Tối liên hoan giao lưu được tổ chức theo chỉ đạo của bác Ngọc (Phi) do cháu Hoa Minh chủ chi, bác Nhu tài trợ kĩ thuât đã đươc tổ chức tại nhà Tiến Phượng vào tối ngày 13.3.2007.
Các bậc trưởng lão và con cháu của bốn đời thuộc chi Cụ Phạm Vĩnh Quang đều có mặt khá đông đủ.
Tiếc rằng người chỉ đạo là bác Ngọc và gia đình bận việc, không đến dự được.

Phạm Vĩnh Tiến
(Tin và ảnh)

Tin bổ xung.
Tôi xin bổ xung như chú Tiến đã đưa tin, tối ngày 13.3.2007 trời lất phất mưa, nhưng gần như đại gia đình đang có mặt ở Hà Nội đã đến dự buổi giao lưu tại nhà chú Tiến Phượng.
Đăc biệt là sự có mặt của các bác lớn tuổi như vợ chồng bác Thoa, vợ chồng bác Kim Anh, bác Nhu, bác Lan và các cháu chắt, chút của cụ Phạm Vĩnh Quang như ba mẹ con chắt Tô Minh Hương (xem ảnh của chú Tiến chụp).
Ngày hôm đó là buổi họp mặt bình thường, nhưng lại đúng dịp tiễn các cháu Lê Bạch Hoa trở về thành phố Hồ Chí Minh, cháu Nguyễn Thị Minh Nguyệt quay trở lại Angola (ngay sáng ngày kế tiếp) sau hơn một tháng về nhà ăn Tết Đinh Hợi, cháu Hòa và con trai (nhà ông Dư) cũng đang chuẩn bị đi Công Gô làm việc, thành ra lại rất vui.
Các bác, các cháu đều rất nhiệt tình hưởng ứng chuyện trò tâm tình rất rôm rả. Bác Nhu lại một lần nữa xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ tư vấn kĩ thuật, trực tiếp và nhiệt tình chuẩn bị, chỉ đạo các cháu nướng thịt, bày biện bàn tiệc.
Chủ nhà là cô chú Tiến Phượng đã gấp rút hoàn chỉnh nhà ăn ngoài sân vườn có mái che và đèn sáng trưng, thuê bàn ghế, cho mượn cốc chén, cung cấp rượu bia hảo hạng, đáp ứng mọi yêu cầu và rất thịnh tình đón khách.
Đêm đó rất vui, những người có mặt đều ghi nhận nhiệt tình của cháu Lê Bạch Hoa con dâu trưởng của ông Di bà Chi, ra Bắc có vài ngày nhưng vẫn nhớ tới các bác, cô chú và anh chị em đã không ngại ngần tốn kém, vất vả góp phần tổ chức buổi liên hoan giao lưu văn hóa ẩm thực gia đình.
Nhưng tôi thấy tiếc là không có bức ảnh nào ghi lại cảnh bác Nhu, cô Phượng và các cháu dâu Lê Bạch Hoa, Mai Thu Hiền (có cái tên gần giống với diễn viên Mai Thu Huyền)…toát mồ hôi bên bếp than hồng nướng thịt và còn tiếc nếu như có đủ hết cả thành viên gia đình, thì còn vui hơn nữa.

Phạm Vĩnh Thắng

BLOG “Phạm Vĩnh Quang, hãy bắt đầu từ ngôi nhà 53 Lãn Ông”.

BLOG “Phạm Vĩnh Quang, hãy bắt đầu từ ngôi  nhà 53 Lãn Ông”.

Thế là Blog Phạm Vĩnh nhà mình ra đời đến nay hình như đã được gần 4 tháng (*), mà nghĩ cũng lạ chẳng hiểu Tuấn Minh có thai nghén đủ 9 tháng 10 ngày hay không mà oạch một cái cho ra đời ngay tức khắc, chẳng thấy nói đến “sự đau đớn” gì cả.
Mà cũng vì thấy thiên hạ ào ào vào Blog tôi cũng quên không hỏi ngày khai trương bác Di, cháu Tuấn Minh nhà mình có làm lễ động thổ cầu may có mời cánh báo chí, đài truyền hình HTV.9, VTV, phóng viên nhiếp ảnh đến đưa tin như Bạch Hoa đã làm ngày khai trương Ido năm vừa rồi hay không nhỉ mà bài vở dịp này xem ra có vẻ bắt đầu nhộn nhịp.
Người truy cập tuy chưa đến hồi báo động cấp nọ, cấp kia vì nghẽn mạch nhưng đã tới con số xấp sỉ 650 (dù sao cũng là lớn hơn nhiều so với hồi…chưa từng có).
Lại cứ tưởng nếu bác Di, cháu Minh nhà mình mà quên làm lễ động thổ thật thì hiểm họa là nhãn tiền, may sao mọi việc lại êm thấm không ngờ.
Bước đầu cứ tưởng là toàn điều thuận đáng mừng, cứ thế mà thẳng tiến. Nhưng rồi cũng đã dần hé lộ những vấn đề cần trao đổi thêm cho rõ ràng, hợp lí hơn.
Nhớ ngày đầu tiên bác Di với trọng trách trưởng nam (chỉ là riêng với nhà cụ Quang thôi đấy) đã gửi mấy thư với lời mời chào vẫy gọi rất là tha thiết, rất là nồng nàn mà khiêm tốn “từ Nam ra Bắc, rồi lan ra cả toàn cầu” (lời trong bài viết Đôi điều tản mạn về Blosg 53) rồi tới cả ngoài phạm vị con cháu cụ Quang.
Cánh thư đã bay đi bốn phương trời bắt đầu chớm mỏi, nhiệt tình là thế mà nào có mấy hồi âm (thực hiệu quả).
Mới đây thôi chiều ngày 25.2.2007, bác Phạm Vĩnh Công con trai út của cụ Phạm Vĩnh Bảo gọi Tel báo tin cháu Bình Minh con ông Phạm Dao Đu tâm sự “mở Blog ra chỉ thấy bài và ảnh về cụ Quang, sao bảo là của cả dòng họ Phạm Vĩnh được”.
Thế rồi với giọng rất là nghiêm chỉnh mà tỉnh bơ, bác nói tiếp “những vấn đề liên quan của dòng họ nếu chính xác hãy viết ra, còn chưa xác minh kiểm chứng chớ nên đưa lên Blog làm gì”.
Chỉ nghe đến đấy tôi lại nghĩ mấy chuyện viết cho vui vui ngày Tết vừa rồi, chỉ để riêng cho con cháu nhà cụ Quang nhà mình biết như “trưởng giả và trưởng thật”, chuyện giỗ to rồi giỗ nhỏ, chuyện có mặt hay không trong ngày trọng đại tang lễ cụ bà, chuyên 6 rồi lên đến 9, 10 người sinh ra trong tháng ba này…nếu chót có sai, dễ được anh em mình góp ý, bỏ qua.
Nay nhỡ có những đề tài nhạy cảm hơn, chẳng hạn như Blog họ to hay Blog họ nhỏ… chẳng may lọt ra ngoài phạm vi ấy, lại gặp bậc “trượng phu, suy diễn rộng” có khi chuyện vui vui thành chuyện “bia đá khắc sâu, ngàn thu còn đó”.
Nghĩ mà khiếp quá.
Tất nhiên ta cũng chẳng nên coi cô cháu Bình Minh, cũng như ông anh Phạm Vĩnh Công là đủ tư cách duy nhất thay mặt cho cả dòng họ đáng kính của cụ Phạm Vĩnh Bảo.
Nhưng đó lại là ý kiến của một thành viên, cũng vào loại anh hùng hảo hớn dọc ngang trời đất nào có sợ ai, cũng đáng để ta tham khảo suy nghĩ về phạm vi Blog.
Một, hai thành viên không phải con cháu cụ Quang đã nói như thế, còn hơn vài chục thành viên nữa vẫn còn nằm “ngoài vùng phủ sóng” có nghĩ như vậy không, đố mà biết được.
Bài học nhỡn tiền dự kiến họp mặt họ Phạm Vĩnh tại nhà hàng Sen, Hồ Tây Hà Nội năm 2005 mặc dầu đã đặt chỗ, đã có thư mời với đầy dủ lí lẽ rất là kín kẽ, lại do người có thứ bậc cao nhất trong dòng họ hiện vẫn còn sống là cụ Phạm Vĩnh Hanh kí tên đứng mời.
Thế nhưng kế hoạch họp mặt vẫn tan vỡ không thành, chỉ với mỗi một điều mà ngay hồi đó cả tôi, bác Nhu, bác Ngọc, cháu Hồng Vinh và Tài Trí vẫn tin là được (chỉ duy có mỗi chú Tiến là tỏ ý nghi ngại ngay từ đầu).
Nhưng mãi tới năm 2006, tôi mới được biết nguyên nhân là “thiên thời chưa lợi, nhân chưa hòa”.
Vậy có nên chủ quan, duy ý trí mọi việc đâu cứ thế mà chảy trôi, ngọt ngào, tắc lự được hưởng ứng ngay lời mời chào Blog (do nhà mình khởi xướng).
Vậy thì Blog này là của chung dòng họ lớn Phạm Vĩnh, hay chỉ là của riêng nhà cụ Phạm Vĩnh Quang cũng nên để tâm nghiên cứu sau vài tháng thăm dò, thử thách.
Nói dòng họ Phạm Vĩnh thì to và rộng lắm, nếu chỉ tính riêng trong phạm vi con cái của cụ Phạm Chí Lễ và Lê Thị Cả thì gồm các gia đình cụ Phạm Vĩnh Bảo, cụ Phạm Vĩnh Quang, cụ Phạm Vĩnh Hanh và gia đình cụ bà Phạm Thị Hài ở bên Pháp.
Nói gia đình hẹp là riêng từng gia đình, ví như gia đình cụ Phạm Vĩnh Quang, cụ Phạm Vĩnh Bảo…
Ta hãy thử nghĩ xem nếu là Blog của dòng họ lớn mà chẳng có ai ngoài con cháu cụ Quang sắn tay vô, thì mang danh Blog dòng họ chung làm gì.
Nhưng để có được cái danh Blog chung ấy mà lại chỉ có con cháu cụ Quang thực hiện, liệu có thực tế và có thể “đội đất vá trời” mãi được không?
Vậy nên chăng vẫn lấy đầu đề 99% là như cũ, chỉ nên thêm 1% là chữ Quang vào sau chữ Phạm Vĩnh cho phân định rõ “cột mốc biên giới” nhà mình và cũng là để tỏ lòng khiêm tốn cho bậc cao thủ hơn không phải con cháu cụ Quang thông cảm, hiểu ra ta đây cũng biết người biết ta, biết trọng trên, nhường dưới.
Ấy vậy thì sao không gọi là Blog Phạm Vĩnh Quang, hãy bắt đầu từ ngôi nhà 53 Lãn Ông cho vừa bảo tồn được vốn cũ, mà lại tiếp thu được ý tưởng mới do tình thế mới đem đến.
Đến đây thì rõ ràng Blog Phạm Vĩnh Quang đương nhiên là của con cháu cụ Phạm Vĩnh Quang, chẳng lẫn vào đâu được, chẳng ai có thể chất vấn.
Vị nào ngoài diện đó, có tình cảm hoặc có nội dung chuyên đề liên quan cần trao đổi thì xin hãy đề đạt nguyện vọng được tham gia chuyên đề ấy, ta đâu phải mời mọc.
Còn ngôi nhà 53 Lãn Ông đương nhiên là của chung dòng họ lớn, chứ không phải là của riêng nhà cụ Quang. Nhưng thực tế lại có thể coi là tài sản “vi vật thể” thiêng liêng của riêng cụ Quang, cũng như là của riêng cụ Bảo, cụ Hanh…
Như thế phạm vi nhỏ, đối tượng nhỏ, nội dung gần gũi thiết thực, người trong nhà hiểu nhau, sai đâu kiểm chứng rồi sửa chữa chín bỏ làm mười được ngay, dễ được đồng tình hơn.
Khi điều kiện chín muồi Blog hấp dẫn hơn hãy nên ra biển lớn hội nhập, lúc đó chẳng cần mời vẫn có nhiều người xếp chỗ đợi đến lượt tham gia.
Khi đã thống nhất Blog riêng như thế phần nội dung có thể ưu tiên cho từng lứa tuổi, từng thế hệ trong nhà mình, cho từng thời gian cụ thể như đợt kỉ niệm ngày giỗ cụ Quang, rồi đợt Tết Đinh Hợi vừa qua tôi thấy cũng phong phú, hấp dẫn đấy chứ.
Nhưng về đạo đức và lễ giáo gia đình, lịch sử dòng họ phải là chung của con cháu cụ Quang, không thể riêng cho lứa tuổi nào và phải đề cập thường xuyên.
Đối tượng viết và đọc, đương nhiên là toàn thể thành viên gồm cả già và trẻ.
Người viết và người đọc cũng không nên quá cầu toàn, làm gì có chuyện động trời tất cả đều đọc, tất cả đều viết.
Mấy tháng qua cho thấy người viết thì ít, người đọc thì nhiều. Tình cảnh này sẽ còn dài dài nhiều tháng, nhiều năm nữa theo sự trường tồn của Blog nhà mình (mãi mãi?).

Vậy thì nên thế nào?.
Nói thì đơn giản thế, nhưng từ nay đến khi đã là Blog riêng lại là một dãy công việc liên hoàn, mà việc nào xem ra cũng quan trọng cả.
Trước hết việc tối quan trọng đầu tiên là phải đổi mới tư duy, chuyển từ Blog họ lớn sang Blog họ nhỏ.
Rồi đến phần kĩ thuật lại phải nhờ cậy đến hai bố con bác cả Phạm Vĩnh Di và Phạm Tuấn Minh can thiệp, để đúng là Blog của riêng nhà mình Phạm Vĩnh Quang.
Phần khái niệm đổi mới tư duy thì tôi cũng như các bác, các cháu đều rất am hiểu, rất tường tận vì chúng ta cũng đã thực hiện nhiều năm nay rồi, công việc ấy rất quen.
Nhưng phần kĩ thuật Blog thì lại chẳng hiểu gì cả, vì thế lại đâm sợ.
Sợ vì nghĩ sẽ laị phải trải qua 3 ,4 chương vất vả cật lực nữa như thời tôi mới tập tễnh thử vào Blog thật nhanh (xem bài Blog 53 kí sự).
Nghĩ sợ là thế, nhưng lần này trong thâm tâm lại thấy tin tưởng hơn.
Thực ra sợ nhưng mà lại thấy vui, thế mới ngươc đời chứ.
Vui vì nghĩ thế nào bác Di và Tuấn Minh cũng lại có “thông báo mới về một phương pháp nhanh vào Blog nhà mình 53 Lãn Ông, Phạm Vĩnh Quang” thật chu đáo, tỉ mỉ mà lại đúng là thật nhanh (vì trước khi công bố phương pháp này lên báo, đài hai bố con bác cả đã có làm thử vài lần trong phòng thí nghiệm ở Đào Duy Anh, Sài gòn cho thật sự chính xác).

Phạm Vĩnh Thắng
(*) Cũng nên ghi nhận ngày chính thức ra đời của Blog, để sau này lịch sử đỡ phải tranh luận, xác minh.

Lời cảm ơn

Lời cảm ơn
Nhân dịp đến tháng sinh nhật của tôi, ngày 10 tháng 3, tôi đã được các bác,các cô chú và các cháu, chúc mừng sinh nhật bằng 1 tràng pháo tay rất rộn rã, đây là lần đâu tiên, tôi được hửong vinh dự này với đông ngừoi tham gia, chắ sẽ còn nhiều điều chúc tốt lành đến tôi trong vài ngày tới
Qua Blog, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các vị và các cháu
Thann ái : Phạm vĩnh Ngọc

Đôi lời xin thưa nhân ngày sinh nhật.

Nhân kỉ niệm ngày sinh (12.3.1945-12.3.2007), tôi đã nhận được nhiều lời chúc mừng và quà tặng của nhiều người từ trong, ngoài nước gửi tới (ngay tối ngày 12.3 tới tận 21h giữa trời mưa lất phất, vợ chồng cháu Nga Thi còn đến nhà chúc mừng tôi).
Thông qua Blog tôi xin gửi lời cảm ơn chung.
Biết là còn nhiều vị muốn gửi quà, hoa và lời chúc mừng nhân ngày này, nhưng lại do dự chưa gửi đi, chỉ vì thông cảm cho tôi, không muốn nhắc đến cái “điểm mạnh nhất” hiện nay của tôi đó là tuổi đã bắt đầu cao, quãng đường đến đích vì thế mà lại gần thêm lên.
Mà cũng lạ người Việt Nam mình, lúc tuổi cao lại không thích ai nhắc tới ngày sinh nhật, mà chỉ thích nghĩ tới 100 năm nữa khi mình đi chơi rất xa không nhớ đường về, con cháu sẽ còn nhớ đến nữa hay không? Tóm lại là không thích cái thì hiện tại, mà chỉ mơ ước thì tương lai… ngày giỗ của chính mình.
Tôi thì lại nghĩ cái ngày mình sinh ra ấy cũng là một ngày kỉ niệm đáng nhớ, và cũng là dịp để tưởng nhớ bậc sinh thành đã sinh ra. Hơn nữa, nếu không có cái ngày này thì làm gì có cái ngày mà 100 năm nữa, con cháu còn có cái để mà nhớ.
Vậy thì năm sau xin cứ tự nhiên mà làm sinh nhật, các bác các cháu nếu nhớ đến tôi đừng ngại gì mà không gửi một lời chúc, hoặc là nếu chót dại nhận lời của tôi đến dự sinh nhật thì hãy đến cho vui đừng ngại tốn kém, nhưng nhớ đừng đem theo bánh ga tô, hoa quả và đồ lưu niệm.
Năm nay rất tình cờ, tự nhiên tôi nghĩ ra việc thống kê những người sinh ra trong tháng ba, với sự góp sức của bác Anh, bác Lan, bác Nhu và cháu Lê Hồng Phương thế là trên trang Blog nhà mình lần lượt xuất hiện 11 vị có mặt trên đời vào những ngày tháng ba này.
Rồi thì từ đó mỗi người một ý, lại thêm ý tưởng về việc tổ chức chung ngày sinh nhật của những người sinh ra trong tháng ba bằng cuộc Picnic ở khu vườn sinh thái nước nóng Thanh Thủy, Phú Thọ lấy ngày sinh chẵn 90 tuổi của bác Lê Nông đáng kính làm chủ đề chính.
Rất tiếc là trước đó, chỉ tính trong tháng giêng của năm 2007 còn có những ngày kỉ niệm các bậc vĩ nhân nổi tiếng, tài giỏi hơn tôi ra đời như bác Di (3/1), cháu gái Minh Trang giỏi giang (3/1) và ba cô cháu dâu nổi tiếng tài năng, nói năng thỏ thẻ, đi đứng nhẹ nhàng tựa như mây bay Phương Thúy (1/1), Thu Hà (5/1) và Bích Uyên (6/1).
Nổi tiếng là thế, nhưng nào họ có được lên Blog ầm ĩ, lại còn được hưởng một chuyến đi Picnic khu nước khoáng Thanh Thủy, Phú Thọ (ngày 10.3.2007) như tôi lần này.
Chỉ nghĩ thế mà thấy mình đúng là quá may mắm, còn các vị ấy đúng là thiệt thòi quá, lại không gặp may nữa.
Cuộc đời tôi đến hôm nay bình tâm ngồi nhẩm tính lại, cũng chẳng có chiến tích gì đặc biệt lắm. Tuổi nhỏ đi học, lớn lên vào bộ đội rồi chuyển ngành làm viên chức nhà nước cho đến ngày nghỉ hưu.
Đơn giản là thế thôi.
Nhân ngày sinh nhật, bà xã tự nhiên lại đặt câu hỏi “anh có bài học kinh nghiệm nào đó bổ ích nhất không?”.
Nghĩ mãi thì thấy cũng có nhiều bài học bổ ích lắm, nhưng nói là nhất thì chỉ thấy có mỗi một bài có giá trị nhất, rồi so sánh cân đong một cách khiêm tốn, kĩ càng thì hóa ra từ cái việc thành đạt nhất cho đến việc thất bại, dở dang, từ việc chẳng ra đâu vào đâu đến cái việc to lớn đùng đùng, đâu đâu cũng thấy hình bóng ẩn hiện, đó là hai chữ quyết đoán.
Thật vậy, chỉ duy mỗi một bài học đó đã làm ra tôi như ngày hôm nay, 100 năm sau cũng vẫn như thế, đúng như tôi vốn có.
Nhân ngày kỉ niệm sinh nhật, tôi lần tìm trong tập ảnh kỉ niệm còn lưu giữ được để giới thiệu minh họa bản thân với quí vị nhà mình.
Không ngờ cái căn bệnh thành tích cũng đã ăn rất sâu vào việc sinh nhật, cũng như vào tuổi già của tôi từ bao giờ không biết, có lẽ là đã rất lâu rồi, không thể nào sửa nổi vì trong thâm tâm đã tự nhủ phải phản ánh đúng sự thật hiện tại.
Nhưng đầu thì nghĩ thế mà tay lại vơ lấy môt chiếc ảnh chụp vào mùa hè năm 1964 (ảnh trên), khi đó tôi vừa qua tuổi 18 được mấy tháng.
Nhìn vào ảnh này, quí vị thấy hình như tôi có vẻ phong độ và trẻ hơn bây giờ rất nhiều.
Tất nhiên là hồi đó tôi có nhiều ưu điểm, thành tích hơn.
Mong các vị thông cảm, việc xuất hiện tấm ảnh này vào ngày sinh nhật của tôi, cũng là do căn bệnh thành tích tiềm tàng ấy mà ra đó thôi, tôi nào có chủ định.
Xin có vài lời kính thưa.

Phạm Vĩnh Thắng


Bà tôi (cụ Lê thị Cả)

Bà tôi (cụ Lê thị Cả)
Bà nội quê Mọc Quan Nhân
Là gái cưng chiều, đảm đang sau này
Lấy chồng từ thuở mười ba
Góp phần xây dựng nhà 53 Lãn Ông
Chủ hiệu Phú Đức một thời
Khách hàng tấp nập tìm thày, thuốc hay

*
* *

Bà tôi hay mắng nhưng chiều
Nuôi đàn con cháu hơn hai mươi người
Bà năng cho về thăm quê
Thăm ông Cả Ò - anh trai chị dâu
Thăm đền, chùa, đình Quan Nhân
Đình thờ Hùng Lãng Công - Trình Nghĩa Vương
Bác Chắt, Hai Giữa, Ba Ty
Họ hàng thân thích keo sơn những ngày
Ngọt ngào chị Kẹo, Mật, Mỡ
Phúc hậu chị Bốn, Nhâm, Tý, Tỏi, Hành
Anh Giai, Hướng, Cấn, Bính, Phúc
Các em Yên, Tân, Vân-Thuỵ, Đào, Châu
Trường sơ tán tránh bom Nhật
Cùng cô Thảo, chị Sa gần cầu ao giếng nước
Quan tâm trong họ ngoài làng
Bà lo giỗ, Tết cũng vài chục mâm

*
* *

Vui nhất tìm thấy mộ ông
Lâu nay không biết - vẫn gần kề bên
Âm dương cách trở đã lâu
Duyên chi đưa đẩy Ông Bà gần nhau
Nhớ Bà với những công lao
Chuyến xe dã ngoại vẫn chờ Bà tôi ./.


Phạm Kim Anh
(Hưởng ứng bài "Những người đàn bà nhà 53 Lãn Ông")

Phía sau một chuyến đi

Chuyện còn ít người biết
Hai ngày sau chuyến Picnic ngày 10.3.2007 nhân kỉ niệm những ngày sinh trong tháng ba dư âm vẫn còn, tôi xin kể ba mẩu chuyện nho nhỏ đằng sau chuyến đi này cho người ở ngoài nước biết.
1.Chuyện thuê xe.

Nhiều thành viên tham gia đoàn Picnic thấy đoàn đi hai xe 12 chỗ, góp ý với tôi sao không thuê 1 xe 24 chỗ cho tiên lợi và tiết kiệm được tiền, mọi người lại có dịp được ngồi nói chuyện vui vẻ với nhau.
Góp ý như vậy là quá chính xác, nhưng thưc ra chuyện xe cộ hôm đó là như sau.
Đúng kế hoạch như đã định là ngày 10.3.2007 lên đường, ngay từ ngày 5 Tết Nguyên đán tôi đã thuê được một xe 24 chỗ với giá thân tình rất rẻ chỉ có 1.000.000 đồng cho hành trình Hà Nội-Thanh Thủy-Yên Kì-chùa Mía-Hà Nội cùng với việc đưa đón trong khu vực nội thành (chưa tính lệ phí đường).
Nhưng đùng một cái vào chiều ngày 8 Tết, cháu Hồng Phương đến nhà tôi thông báo ngày 10.3 anh Lê Nông không đi được, phải hoãn sang ngày 17.3.
Mấy ngày sau anh Nông lại cho biết thu xếp đi được vào ngày 10.3, tôi rất mừng vì nếu đi ngày 17.3 thì nhà bà Lan sẽ không đi đủ 5 người vì cháu Nguyệt sang Angola vào ngày 14.3, cháu Việt Hùng đi TP Hồ Chí Minh cũng khoảng đó, vợ chồng chú Tiến Phượng cũng đi vắng, cháu Phi Nga có thể đi Sơn La theo như thông tin của ông Ngọc.
Nhưng quay lại hợp đồng 10.3 thì cậu lái xe đã kín lịch, nhân lời nơi khác rồi.

Bác Anh nghe lời bác Đoàn Hải choàng khăn tắm…
Thế là tôi lại gọi điện đi tứ phương, nhờ cơ quan liên hệ giúp. Ngày 7.3 kí được hợp đồng với môt công ty tư nhân xe 32 chỗ giá 1.400.000 đ (chưa tính lệ phí đường) với lời khẳng định xe mới, chất lượng tốt, phục vụ đúng yêu cầu.
Mọi viêc tưởng là ổn thỏa, nào ai ngờ 16h30 chiều ngày 8.3, câu lái xe này gọi điện đề nghị rút ngắn hành trình, 8h30 khởi hành và 2 h chiều về Hà Nội.
Nếu theo yêu cầu đó, thì không thể thực hiện được nguyện vọng của một số bác đến Yên Kì và thăm chùa Mía.
Tôi biết hàng năm các bác gái nhà mình như bác Kim Anh, bác Lan và cháu Vinh (một hai lần có cả tôi và cháu Minh Trang con chú Tiến cùng đi) đều phải đi đăng kí theo xe Phùng Hưng rất vất vả.
Mặt khác biết là họ bắt bí mình, tôi cương quyết không chịu, yêu cầu thực hiện như hợp đồng đã thỏa thuận. Cuối cùng tôi mạnh dạn cắt hợp đồng, tìm nơi khác tuy chưa hội ý với ai cả..
Vào ngày này là dip 8.3 rất nhiều cơ quan, cá nhân có nhu cầu thuê xe đi chùa và khu nghỉ vui chơi giải trí, đăc biệt là xe từ 12 đến 32 chỗ đều bị cháy hàng, không còn xe để thuê (điều này báo đài cũng đã đưa tin)
May sao tôi thuê được 2 xe 12 chỗ như các vị đã biết, với giá 4.500 đồng một km (chưa tính lệ phí đường).
Tuy có đắt hơn so với lúc ban đầu, nhưng trong thời gian ngắn xử lí như vậy là kịp thời, nếu càng hoãn thì có thể chuyến đi sẽ không thành hiện thực vì lại sẽ thiếu nhiều thành viên, hơn nữa khí thế có thể sẽ không còn như trước nữa.
Lí do thuê hai xe 12 chỗ là như vậy.
2.Chuyện sức khỏe
Điều lo nhất là về sức khỏe vì đoàn ta có nhiều vị cao tuổi, trước khi đi bác Kim Anh rất lo cho bác Đoàn Hải, nhiều chuyến đi xa trước đây có lần bác Anh đành ngậm ngùi ở nhà chăm sóc bác trai.
Nhưng chuyến đi này hóa ra ngược lại, bác Đoàn Hải rất khỏe manh, tỉnh táo, tham gia mọi hoạt động của đoàn, lại còn thuyết phục được bác gái chỉ cần khoác khăn tắm, không cần mặc áo cứ thế mà xuống bể nước khoáng, bơi giữa trời giá rét (ảnh trên)
Sáng qua tôi có làm một cuôc khảo sát nhỏ qua điện thoại gọi đến bác Nhu, bác Anh, bác Phi, chú Tiến, cô Phượng, cháu Phương, cháu Bạch Hoa…mọi người đều bảo ăn ngủ tốt, nên tiếp tục tổ chức đi như thế.
Bác Kim Anh còn bảo bác Đoàn Hải dư sức đi Định Hóa, Thái Nguyên vào ngày 18.3 tới (là 100 ngày bác Phạm Vĩnh Hải ra đi).
3.Chuyện cuối cùng.
20h ngày 10.3.2007 vừa ăn cơm xong, tôi nhận được điện thoại của cậu Chiến lái chiếc xe đi Yên Kì gọi đến thông báo nhặt được một chiếc ví và ĐTDĐ của cô có tên là Phương rơi trên xe. Tôi hỏi ngay có tiền không, cậu ấy bảo cháu chưa xem hết các ngăn.
Tôi gọi ngay Tel cho cháu Phương, khi được thông báo cháu Phương mới hốt hoảng nói trong đó có nhiều tiền lắm, vì cháu định thanh toán tiền cho cả chuyến đi này.
Một lát sau cậu lái xe gọi điện báo tin có tiền, nhưng cậu ấy để nguyên vẹn không xem là bao nhiêu.
Thế rồi tôi lại động viên cháu Phương tìm đến nhà cậu ấy ngay, lúc đó cũng đã đến 21h rồi.
Sáng nay ngày 12.3, tôi chợt nhớ ra chuyện này hỏi thăm cháu Phương được biết không mất đồng nào, còn nguyên vẹn số tiền mấy triệu đồng đem đi.
Thật may là nhà ta đã gặp được một người lái xe tốt, có lẽ là do ngày đầu năm mới nhớ tổ tiên, đi thăm mộ và lễ chùa nên mới được phù hộ như thế.
Đấy là ba chuyện cỏn con, chứ còn mấy chuyện nữa như chuyện ăn kiêng cũng có đến 101 kiểu vì có người kiêng ăn mỡ, có người kiêng ăn cá, có người lại kiêng ăn thịt nấu nhừ, có người kiêng ăn rau, người lại không ăn nếu cơm không còn nguyên hạt... Có bác phải đem cơm nắm đi ăn suốt cả bữa, cũng chỉ vì…đang trong thời kì ăn kiêng.
Còn ngủ thì cũng có đến 102 kiểu kiêng, có bác gái kiêng không nằm chung với bác trai một chăn, có bác kiêng không gối đầu, rồi có bác kiêng không nằm đầu về hướng Nam (hoặc Tây), có bác kiêng ngủ nhắm mắt, lại có bác kiêng ngủ không ngáy (tức là phải ngáy rất to)..v..v..và v..v…
Tóm lại là nhiều kiểu kiêng lắm, không thể kể hết được, nhưng kiêng kiểu gì chăng nữa mọi người vẫn cười nói suốt chuyến đi, về nhà chưa thấy ai phàn nàn.
Mà có gì phải phàn nàn cơ chứ, mọi việc đều vui vẻ như thế cơ mà.
Nếu các vị không tin, xin cứ nhìn vào tấm ảnh bác Ngọc đọc thơ "con cóc" của tác giả Lê Hồng Phương tôi gửi kèm theo đây sẽ rõ.

Phạm Vĩnh Thắng

Cảm nghĩ một chuyến đi.

Chuyến đi Picnic đến khu du lịch sinh thái nước nóng Thanh Thủy, Phú Thọ nhân kỉ niêm ngày sinh nhật của 11 thành viên gia đình mình ngày hôm qua 10.3.2007, là chuyến đi thứ ba của con cháu cụ Quang trong năm 2007.
Chuyến đi này vẫn tôn vinh ngày sinh 90 năm bác cả Lê Nông kính mến, nhưng vì hai bác đến phút chót không đi được nên tham gia đoàn chỉ có mặt mấy thành viên sinh tháng ba là Phạm Phi Nga (8.3), Lê Hồng Phương (10.3), Phạm Vĩnh Thắng (12.3), Phạm Vĩnh Ngọc (20.3) và Phạm Kim Lan (24.3).
Ai cũng có cảm giác vui, không ngờ các bác nhà mình tuổi cao như bác Đoàn Hải, Kim Anh, Kim Nhu, Ngọc Phi và hai bác Nguyên, Lan lại dẻo dai đến thế, vượt cánh thanh niên 50, 60 tuổi. Cánh nữ nhà mình, bác Nhu “đầu taù” xung hơn cánh đàn ông.
Nhà ta đông người năm nào cũng thế vừa tổ chức kỉ niệm sinh nhật người này xong, đã lại thấy báo tin đến lượt người khác. Vào tháng có nhiều người sinh nhật như tháng ba này, thì đúng là phải có dịch vụ “dự sinh nhật thuê” mới hết được.
Nhớ hồi tháng 8 năm 2005 tôi về nước, đến tháng 3 năm 2006 bác Ngọc nảy ra sáng kiến chọn tôi làm vật thí nghiệm “cậu Thắng tổ chức chung kỉ niệm ngày sinh nhật cho mấy người đang có mặt ở Hà Nội gồm Phạm Phi Nga (8.3), Phạm Vĩnh Ngọc (20.3), Phạm Kim Lan (24.3)”.
Mặc dầu biết là nhiệm vụ nặng nề, nhưng phần thì tôi cũng thích tụ tập, phần thì nghĩ bác thứ đã nghiêm chỉnh giao thì phải làm, thế là tôi làm một bữa cơm mừng sinh nhật chung ở nhà tôi có đầy đủ các bác đến dự.
Tưởng thế là xong, nào ngờ đến ngày sinh nhật bác Ngọc, rồi bác Lan…theo lệnh mấy anh chị em lại rủ nhau mua hoa, bánh ga tô lần lượt đến từng nhà chúc mừng sinh nhật.
Năm nay do có Blog nên viêc thống kê có đầy đủ hơn, việc phát hiện ra người có sinh nhật tháng ba cứ tăng dần từ 6, đến 7 rồi cuối cùng chốt lại là 11. May sao chỉ có 11, nếu hơn nữa và nếu cứ theo cách cũ thì đúng là cứ mà theo nhau đi sinh nhật, cũng phải sang đến tháng sau mới hết mệt.
Ngày mồng 2 Tết cháu Hồng Phương đứng ra mời cả nhà đi chơi xa, mừng sinh nhật bác Lê Nông (90 tuổi) và sinh nhật cháu (10.3). Thế là mọi người hưởng ứng ngay, lại cũng là sáng kiến của bác Ngọc thay vì tổ chức cho từng người thì làm chung một lượt, lấy ngày chẵn của bác Lê Nông làm chuẩn. (Thực ra năm nay thì thế, nhưng đến năm 2010 lúc đó bác Ngọc vừa tròn 70, thì không biết sẽ còn tổ chức theo cách này nữa không? hay là đúng ngày của bác, bác lại thay đổi kiểu khác).
Chuyến đi đã được khẳng định ngay từ ngày 18.2.2007 là ngày 10.3.2007 sẽ lên đường. Mọi việc thuê xe, lên báo lên đài, lên Blog đã hoàn tất kể cả việc báo cáo bác cả Di đang ở Sài Gòn.
Tham gia chuyến đi này có mặt đại diện đủ các gia đình (trừ gia đình bác Vĩnh Hải) gồm các bác Kim Anh, Đoàn Hải; Kim Nhu; cả nhà tôi 3 người; chú Tiến cô Phượng; nhà bác Lan đông nhất có đủ cả hai bác, cháu Hùng, cháu Nguyệt cùng cô con gái Nguyễn Thị Minh Trang, nhà bác Ngọc có đủ 4 người hai bác và vợ chồng cháu Nga Thi; cháu Hồng Vinh và vợ chồng Hồng Phương.

Các bác nam ngồi xem các bác nữ tắm

Có nhiều người rất nhiệt tình hưởng ứng, như cháu rể Tạ Đình Thi từ Thanh Hóa cấp tốc phóng về Hà Nôi ngay buổi sáng hôm lên đường.
Ngay bác Vĩnh Ngọc liền mấy ngày trước đó, với tư cách là người tổ chức tôi đã mấy lần gọi điện mời tham gia đoàn, nhưng bác đều không khẳng định vì ngày hôm đó 10.3 bác có một buổi làm việc rất quan trọng (đấy là theo lời bác, nhưng vì bác không cho biết việc gì, nên tôi đâu có biết). Mãi tới tối ngày 9.3 bác mới thông báo cho tôi biết thành phần nhà bác tham gia đoàn.
Đặc biệt bác cả Di ở xa không tham gia được đã chu đáo cử cháu Lê Bạch Hoa là con dâu trưởng, đồng thời là cô cháu dâu đích tôn của cụ Quang bất ngờ không báo trước bay từ Sài Gòn ra kịp ngày khởi hành làm cả nhà choáng váng, cũng bất ngờ theo. Bạch Hoa tham gia mọi hoạt động của đoàn rất nhiệt tình, cũng nhờ tập YOGA mấy năm nay, lại không ngại tốn tiền, vất vả tung hoành ngang dọc xếp hàng mua...bánh tẻ (loại đặc biệt rất đắt tiền 2.000VNĐ một chiếc) là đặc sản hiếm có của chùa Mía, Sơn Tây tặng cho cả đoàn tổng cộng là những 20 chiếc. Sự có mặt của cháu Bach Hoa góp phần cho chuyến đi càng thêm vui vẻ. Nhìn Bạch Hoa mọi người lại tiếc không có hai bác cả Di Chi cùng đi.
7h sáng ngày 10.3, đoàn Picnic gồm 21 người sau khi điểm tâm tại nhà hàng phở cao cấp (không fooc môm) Thăng Long 111 Láng Hạ, cơ sở tin cậy của chú Tiến Phượng rồi lên đường.
Trời hôm qua mưa lất phất bay, ẩm ướt, không rét lắm nhưng dễ chịu. Đến khu nước tắm các bác gái nhà mình rất xung, khởi đầu là bác Nhu để nguyên si quần áo nhảy ào ngay xuống bể tắm nước khoáng nóng 30 độ, rồi bác còn vận động kéo theo tất cả các bác gái, cháu gái cùng theo.

Tốp ca truyền thống trên nhà sàn khu nghỉ

Còn cánh đàn ông nhà mình yếu hơn thì ngồi trên bờ uống rượu vang, nghe bác Ngọc bình luận thời cuộc và ngắm các bác gái nhà mình…tắm.
Bữa cơm trưa hôm đó thật vui vẻ, chuyện trò râm ran. Lại còn có bài vè toàn vần "è" dài hơn 4 trang của nhà thơ bút tre Lê Thị Hồng Phương, do bác Ngọc trình bày tới gần nửa tiếng mới hết.
Sau đó mọi người còn đến khu nghĩa trang Yên Kì thắp hương tưởng niệm bậc tổ tiên của gia đình và thăm chùa Mía nổi tiếng ở Sơn Tây.
Chuyến đi đã kết thúc vui vẻ, trên đường về mọi người lại râm ran chuyện trò, quên cả mệt nhọc của một chuyến đi xa. Cháu Lê Hồng Vinh nói “làm sao mỗi năm cả nhà ta tổ chức được một hai, lần như thế này thì tốt”.
Không biết các bác, các cháu thế nào chứ tôi nghĩ chuyến đi này như thế là thành công lắm, sáng nay bà xã tôi nói bơi trong nước khoáng dễ chịu lắm, bữa trưa ăn căng cả bụng, đêm ngủ một giấc ngon lành đến tận sáng.
Có được chuyến đi này phải ghi công ý tưởng khởi đầu và phần tài trợ chủ yếu của vợ chồng cháu Phương Lương, bao gồm toàn bộ tiền thuê xe và phát sinh đến gần 2.000.000 VNĐ.
Mỗi thành viên tham gia đoàn chỉ đóng góp 100.000VNĐ bao gồm tiền ăn, phòng nghỉ, vé vào cửa là quá ít so với phần tài trợ của vợ chồng cháu Phương Lương.
Thức ăn có thể không ngon lắm, khẩu vị cũng có thể không hợp lắm vì nhà mình nhiều bác cao tuổi lại ăn kiêng (có bác phải đem thức ăn riêng đi theo).
Tôi nghĩ tới đây cũng phải nên suy nghĩ tiếp phương án tổ chức thế nào cho hơp lí, nếu còn muốn duy trì hình thức này.
Trước hết là khoản kinh phí, nếu chỉ trông chờ vào phần tài trợ, thì khó mà có thể tiếp tục được.
Chũng ta cũng phải nên quen dần với số lượng người đi, ai có điều kiện đi thì đi, không phải nhìn nhau mà đi, không nhất thiết là phải cho có đủ thành phần tham gia.

Ví như chuyến đi này vì theo lệnh bác thứ, từ hôm mồng 2 tết đã thống nhất cả nhà cùng tham gia nên tôi thật vất vả gọi điện thăm dò, rồi cả mời mọc quí vị tham gia, mãi đến tận chiều tối ngày hôm trước mới biết rõ được số lượng người để còn xếp xe, đặt xuất ăn. (Ai bảo chỉ có các bác vui, ảnh trên).
Hơn nữa đã đồng lòng đi mà có tốn kém ít tiền, không hợp khẩu vị một tí, có mệt mỏi một tí xin đừng vấn vương, vì một cuộc đi chơi chung đông người đến thế, làm sao mà vừa lòng hết được tất cả mọi người, điều chính yếu là đã có được một chuyến đi với không khí gia đình vui vẻ mà mình đã đồng tình tham gia.
Nếu có sơ xuất chưa vừa ý ai đó, thì lần sau ta sẽ rút kinh nhiệm tổ chức tốt hơn.
Đấy là tôi suy nghĩ thế, chứ trên xe ra về mọi người vẫn vui vẻ chuyện trò, quên cả mệt nhọc.
Bác Kim Nhu bổ xung thêm bằng cách nhắc lại ý tưởng của cháu Phạm Tuấn Minh (đang ở Sài Gòn) và Vũ Anh Tuấn (đang ở Matxcơva) từ mấy năm trước là cứ mỗi năm một lần sẽ thay nhau tổ chức cả nhà một hoạt động vui vẻ và bổ ích (như lần này).
Mong rằng ý tưởng của hai cháu ở từ hai nơi rất xa Hà Nội, sẽ được các bậc bề trên hưởng ứng và sớm thành hiện thực.

(Ghi chú: bác Ngọc đã đăng mấy bức ảnh trong phần đưa tin nhanh sau cuộc đi, nay tôi xin bổ xung cho thêm phần phong phú. Vì dung lượng ảnh lớn để các bác đọc xong vài ngày, cháu Minh có thể xóa ảnh được, tôi vẫn vui lòng).

Phạm Vĩnh Thắng
(Bài và ảnh)