"Một kho tàng nhân văn, đỉnh cao tuyệt vời của nền văn hoá dân tộc Việt Nam"!

 Người Việt Nam không còn xa lạ với tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, theo thể lục bát, gồm 3.254 câu.Truyện dựa theo bộ truyện văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (từ năm 1521 tới năm 1567). Về mặt nghệ thuật, cho đến nay Truyện Kiều vẫn là hòn ngọc sáng nhất và là đỉnh cao chói lọi nhất của tiếng nói Việt Nam, của văn học dân tộc. Thiên tuyệt bút này của Nguyễn Du là sự kết tinh tinh hoa của cả quá trình mấy trăm năm hình thành và phát triển nền văn học cổ điển viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Truyện Kiều cũng được xem là hòn đá tảng, đặt nền móng cho sự phát triển của nghệ thuật văn học dân tộc sau này.

Đây là niềm tự hào của Văn học Việt Nam, hay đến nỗi nhà thơ Pháp phải thốt lên:

Một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Đức


Được biết, Truyện Kiều là "thi phẩm tiếng Việt được đọc nhiều nhất mọi thời đại". Tính đến năm 2021, tác phẩm được dịch ra khoảng 20 ngôn ngữ như tiếng Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Mông Cổ, Ả Rập,... Trong đó, bản dịch được đánh giá cao nhất là của học giả Huỳnh Sanh Thông với tựa tiếng Anh The tale of Kieu, xuất bản lần đầu vào năm 1973 tại Mỹ. Các học giả quốc tế đều đồng thanh ca ngợi Truyện Kiều là tác phẩm xứng đáng nhất của nền thơ cổ điển Việt Nam và Nguyễn Du là nhà thơ lớn có một không hai của dân tộc. Nhà văn, nhà thơ Pháp René Crayssac, người dịch Truyện Kiều sang Pháp văn đã thốt lên: "Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du thật là một nền văn chương kiệt tác, tưởng có thể so sánh với những văn chương kiệt tác của bất cứ đời nào, nước nào cũng không thua vậy".Nhà văn Pháp Joocjo Budaren miêu tả Nguyễn Du "là người rất mực nhân đạo ở một thời đại ít nhân đạo" và Truyện Kiều của ông "quả là một bản trường ca kỳ lạ, nghịch đời, hấp dẫn và hiếm có"

Đây là niềm tự hào của Văn học Việt Nam, hay đến nỗi nhà thơ Pháp phải thốt lên:

Một bản dịch Truyện Kiều bằng tiếng Nga


Dịch giả người Trung Quốc Lý Văn Hùng gọi Truyện Kiều là "Việt Nam đệ nhất văn nghệ kỳ thư" và theo ông "về lối văn hàm súc như Truyện Kiều, thi sĩ Trung Hoa nào viết giỏi lắm là tới 300 câu, đã ứa máu; thế mà cụ Nguyễn Du viết những 3254 câu, thời trong văn chương cụ quả là một bậc tiên, bậc thánh".

Trong lời đề tặng bản Kiều dịch sang tiếng Đức xuất bản ở Berlin năm 1964, GS. TS. Johan Dichman viết: "Với tác phẩm này, độc giả Đức tìm thấy một thế giới văn học mà cho tới nay họ chưa từng biết tới: trước mắt họ, thấm nhuần trong Truyện Kiều là cả một kho tàng nhân văn, đỉnh cao tuyệt vời của nền văn hóa dân tộc Việt Nam".

Được biết, Truyện Kiều còn được nghiên cứu, giảng dạy ở nhiều quốc gia như Mỹ, Nga,... Truyện Kiều bằng tiếng Anh được Random House, nhà xuất bản lớn nhất nước Mỹ cho ra mắt năm 1973 qua bản dịch của GS. Huỳnh Sanh Thông, giảng viên đại học Yale. Bản dịch được nhiều nhà phê bình cho là dịch đúng và hay. Năm 1983, cuốn sách được Nhà xuất bản Đại học Yale tái bản. Nhiều giáo sư người Mỹ và người Việt đã kiên trì đấu tranh để Truyện Kiều được dùng giảng dạy trong các môn về Việt Nam và Đông Nam Á. Ngoài ra còn có các bản dịch Truyện Kiềusang tiếng Anh của Michael Counsell (NXB Thế giới, 1995), Lê Cao Phan (NXB Văn nghệ Tp. HCM, 1996). Hiện nay, Truyện Kiều đang được giảng dạy trong môn Ngữ văn lớp 9 và lớp 10 của Việt Nam với các đoạn trích được đặt tên như Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều, Thúy Kiều báo ân báo oán, Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng, Thề nguyền.

                      TheoInternet

Khai mạc Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4

 Khai mạc Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4

 Tổ Quốc) - Sáng ngày 21/8, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.

Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc; lãnh đạo các địa phương và 400 kiều bào từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ…

Khai mạc Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài  - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đến dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trân trọng cảm ơn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, lãnh đạo các địa phương đã tới tham dự phiên khai mạc ngày hôm nay.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài  toàn thế giới đã được tổ chức 03 lần vào các năm 2009, 2012, 2016 với sự tham dự trực tiếp của hơn 2.000 đại biểu kiều bào từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ cùng đại diện lãnh đạo của nhiều cơ quan Trung ương và địa phương trong cả nước. 

Qua 3 lần tổ chức, Hội nghị đã tạo diễn đàn trao đổi chuyên sâu giữa kiều bào với trong nước về  những vấn đề mang tính chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các nội dung liên quan tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài,  thực sự trở thành "Hội nghị Diên Hồng" của người Việt Nam ở nước ngoài.

Những ý kiến quý báu, nhiều kiến nghị chính sách của kiều bào đã được các cơ quan chức năng trong nước tiếp nhận, nghiên cứu và chuyển hóa thành các chính sách, quy định pháp luật. Hàng loạt những chính sách mới trong lĩnh vực căn cước, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản… đã được ban hành theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho bà con về nước sinh sống, làm việc, đầu tư, kinh doanh, hướng tới bảo đảm quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài tương đương như người dân trong nước. 

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương tổ chức nhiều  hoạt động ý nghĩa như chương trình  Xuân Quê hương, Đoàn kiều bào dự Giỗ Tổ Hùng vương, thăm quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, Trại hè Việt Nam, Ngày Tôn vinh tiếng Việt…, đưa các thế hệ người Việt xa quê trở về Tổ quốc, góp phần vun đắp tình cảm với quê hương, từ đó thổi bùng khát khao được cống hiến và chung tay góp sức cho sự phát triển của đất nước.

Từ khoảng 4,5 triệu người ở 109 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2016, đến nay đã có hơn 6 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó,  số người có trình độ Đại học trở lên chiếm khoảng 10%, tương đương 600.000 người. Ở hầu hết các địa bàn có người Việt sinh sống đều đã thành lập tổ chức hội đoàn. Các hội doanh nhân, hội chuyên gia, trí thức người Việt thường xuyên có các hoạt động kết nối với trong nước, tạo thành một mạng lưới rộng khắp, liên kết người Việt cả ở trong và ngoài nước.

"Kiều bào ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trong xã hội sở tại. Một số người gốc Việt đã  tham gia sâu vào hệ thống chính trị sở tại ở các cấp; nhiều doanh nhân người Việt nằm trong danh sách các tỷ phú của thế giới; nhiều chuyên gia, trí thức, văn nghệ sỹ kiều bào được vinh danh tại các giải thưởng quốc tế, góp phần làm rạng danh cơ đồ và vị thế Việt Nam. Đồng thời, kiều bào cũng là một trong những cầu nối, đóng góp ngày càng chủ động, tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa sở tại và quê hương đất nước", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Đặc biệt, kiều bào trở thành nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong vòng hơn 30 năm qua, tổng lượng kiều hối chuyển về trong nước đạt hơn 200 tỷ USD, tương đương với lượng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng kỳ. Tính đến hết năm 2023, kiều bào đã đầu tư 421 dự án đầu tư  trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 1,72 tỷ USD; cùng với đó là hàng ngàn doanh nghiệp có vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đó là những con số có thể định lượng, bên cạnh đó còn rất nhiều đóng góp về chất xám, trí tuệ không thể cân đong đo đếm.

Khai mạc Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài  - Ảnh 2.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu trong phiên khai mạc

Theo Bộ trưởng, với sự quan tâm sâu sắc của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương và mọi người dân, trong đó có đồng bào ta ở nước ngoài, công tác người Việt Nam ở nước ngoài đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các mặt, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. 

Năm 2024 đánh dấu chặng đường 20 năm triển khai Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là dịp để chúng ta cùng rút ra những kinh nghiệm, bài học quý báu để đưa công tác người Việt Nam ở nước ngoài lên một tầm cao mới, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới, đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của  bà con.

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 diễn ra trong bối cảnh cả dân tộc ta đang nỗ lực và tăng tốc nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, phấn đấu đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại,  thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Để hiện thực hóa những mục tiêu đó, không thể thiếu sự đóng góp quan trọng của  cộng đồng hơn 6 triệu đồng bào ta ở nước ngoài.

Khai mạc Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài  - Ảnh 3.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc Hội nghị.

Chính vì vậy, Hội nghị năm nay lựa chọn chủ đề "Người Việt Nam ở nước ngoài chung tay  hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước" với nhiều điểm mới và kỳ vọng. Lần đầu tiên  trong khuôn khổ Hội nghị, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức  Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở  nước ngoài. Đây là chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia và New Zealand tháng 3 năm nay, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Thủ tướng đối với công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Diễn đàn sẽ là cơ hội để các chuyên gia, trí thức kiều bào trao đổi về những xu thế phát triển trên thế giới và khu vực; hiến kế về các vấn đề phát triển xanh, bền vững của  đất nước; mở rộng Mạng lưới Đổi mới sáng tạo… 

Ngoài ra, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 4 có 4 phiên chuyên đề diễn ra song song vào  chiều nay gồm "Kiều bào với sự phát triển công nghệ cao của Việt Nam", "Doanh nghiệp, doanh nhân kiều bào đồng hành cùng đất nước", "Đại đoàn kết dân tộc, công tác hội đoàn và vai trò của thế hệ trẻ kiều bào", "Kiều bào - Sứ giả văn hóa và ngôn ngữ Việt". Điểm đặc biệt là, lần đầu tiên một số hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài tham gia với các cơ quan trong nước chủ trì, điều hành một số phiên chuyên đề về lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… Điều này thể hiện vai trò chủ động, tích cực của kiều bào, không chỉ là đối tượng  thụ hưởng chính sách mà còn là chủ thể  triển khai công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Bên lề Hội nghị, Ban Tổ chức bố trí để các đại biểu đi tìm hiểu thực tế tại Khu Công nghệ cao, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và  thăm quan một số di tích lịch sử, văn hóa tại  Hà Nội.

"Chúng tôi kỳ vọng Hội nghị lần thứ 4 lấy trọng tâm là Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 sẽ tập trung trí tuệ tập thể, gia tăng  đại đoàn kết dân tộc, phát huy nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của kiều bào đối với sự  phát triển của đất nước, để đồng bào ta ở trong và ngoài nước cùng chung tay hiện thực hóa  khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh./.

Hồng Nhung

Đại sứ New Zealand xin được làm ở Việt Nam

Đại sứ New Zealand xin được làm ở Việt Nam

 

Nộp đơn cách đây 18 tháng và chuẩn bị kỹ càng trong suốt thời gian đó, song tân Đại sứ New Zealand vẫn bị 'hớp hồn' khi đặt chân đến Việt Nam vào tháng 4 vừa qua.

Đại sứ New Zealand xin được làm ở Việt Nam- Ảnh 1.

Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline Beresford - Ảnh: NAM TRẦN

Với bà Caroline Beresford, tân Đại sứ New Zealand, Việt Nam vừa quen nhưng cũng vừa lạ. Hành trang của bà đến Hà Nội là niềm hy vọng nâng tầm quan hệ song phương, cũng như đưa quan hệ ASEAN - New Zealand lên Đối tác chiến lược toàn diện trong ba năm Việt Nam giữ vai trò nước điều phối.

Việt Nam là ưu tiên hàng đầu

* Bà vừa bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Cảm xúc của bà trước và sau khi đến đây thế nào?

- Tôi đã nộp đơn xin công việc này khoảng 18 tháng trước và trong thời gian chờ nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, đã có sự chuyển tiếp chính phủ tại New Zealand. Thủ tướng Christopher Luxon lên nắm quyền và ngay lập tức ưu tiên Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.

Sự chuyển giao quyền lực đó đã làm công việc của tôi tại Việt Nam trở nên thú vị hơn. Tôi cam đoan mình sẽ làm việc chăm chỉ với nhóm nhỏ cộng sự nhưng rất có năng lực, để thảo luận với phía Việt Nam về cách chúng ta có thể nâng cấp mối quan hệ, không chỉ có ý nghĩa và thực chất mà còn có thể thực hiện được.

New Zealand là một quốc gia nhỏ, và nếu chúng tôi đạt được quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, đó sẽ là một thành tựu và vinh dự to lớn cho New Zealand.

Tôi đã nghiên cứu rất nhiều trên máy tính và tham gia một số khóa đào tạo ngôn ngữ, được nghe nhiều về Việt Nam nhưng dù có tưởng tượng bao nhiêu, tôi vẫn bị bất ngờ trước sự quyến rũ của Hà Nội. Có lẽ tôi yêu Việt Nam nhiều hơn sau khi đến mất rồi nhưng điều mà tôi vẫn chưa quen là cái nóng của Hà Nội (cười).

Đại sứ New Zealand Caroline Rachel Beresford (phải) trong lễ trình quốc thư tháng 5-2024 - Ảnh: TTXVN

Đại sứ New Zealand Caroline Rachel Beresford (phải) trong lễ trình quốc thư tháng 5-2024 - Ảnh: TTXVN

* Bà vừa nói đã nộp đơn xin vị trí này. Vì sao lại là Việt Nam?

- Thực ra đó là lựa chọn đầu tiên của tôi và trong Bộ Ngoại giao New Zealand, không nhiều người được làm đúng nguyện vọng ban đầu của mình. Tôi đã làm việc trong ngành ngoại giao 24 năm và đây là lần thứ năm tôi công tác ở nước ngoài, nhưng tôi chưa từng đi sứ ở châu Á lần nào.

Thật lòng mà nói, tôi có tình cảm sâu sắc với châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Điều đầu tiên làm tôi ấn tượng với khu vực này diễn ra cách đây rất lâu rồi. Tôi thuộc thế hệ người New Zealand đã trải qua làn sóng sinh viên Việt Nam đầu tiên đến các trường đại học New Zealand.

Tôi đã cùng học đại học với rất nhiều sinh viên Việt Nam, Malaysia hay Philippines và chính điều đó đã khơi dậy sự quan tâm thực sự của tôi đối với khu vực này.

Kể từ đó, tôi đã nung nấu ý định được đến Đông Nam Á bởi với New Zealand, tương lai của chúng tôi nằm ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Còn gì thú vị hơn khi được làm việc tại một nước đang đi đầu trong khu vực là Việt Nam.

Đại sứ New Zealand xin được làm ở Việt Nam- Ảnh 3.

Đại sứ Caroline Beresford chia sẻ Chính phủ New Zealand rất kỳ vọng vào việc nâng tầm quan hệ với Việt Nam - Ảnh: NAM TRẦN

Kỳ vọng vào vai trò của Việt Nam

* Việt Nam đảm nhận vai trò nước điều phối ASEAN - New Zealand từ tháng 7-2024 đến năm 2027. Bà có kỳ vọng gì vào điều này?

- Việt Nam đảm nhận vai trò này quả là đúng người đúng thời điểm. Năm tới, New Zealand sẽ kỷ niệm 50 trở thành đối tác đối thoại của ASEAN, đồng thời Việt Nam và New Zealand cũng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

50 năm đã mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội để phát triển hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đồng thời giúp New Zealand hiểu ASEAN cần và muốn gì. Chúng tôi coi trọng và cam kết bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN.

Đưa quan hệ New Zealand với Việt Nam và ASEAN lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện là nhiệm vụ bao trùm được chính phủ mới giao cho tôi. Chính phủ mới của New Zealand đặt ra mục tiêu cao trong quan hệ với cả Việt Nam và ASEAN, đặc biệt khi các bạn là nước điều phối quan hệ ASEAN - New Zealand.

Do đó, tôi kỳ vọng Việt Nam và New Zealand sẽ có những cuộc đối thoại chặt chẽ không chỉ để làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - New Zealand mà còn giúp chúng tôi tìm ra con đường để trở thành Đối tác chiến lược toàn diện của ASEAN vào năm tới.

Và để đạt được điều đó, tôi sẽ phải nỗ lực đặc biệt để lắng nghe và hiểu những gì Việt Nam cần. Tương tự như vậy là các đồng nghiệp của tôi tại ASEAN.

* Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 trong khi New Zealand đã là đối tác đối thoại của ASEAN từ năm 1975. Điều gì giúp New Zealand có niềm tin lớn vào Việt Nam?

- Một trong những điều quan trọng cần nhận ra về Việt Nam và vai trò của nước này trong ASEAN là tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc tạo ra Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP), đưa ASEAN bắt kịp các nước lớn khác.

Và vai trò của Việt Nam trong việc giúp soạn thảo, công bố AOIP là rất quan trọng. Tất nhiên, tầm nhìn đó cũng bao gồm tất cả các nguyên tắc và lợi ích mà New Zealand chia sẻ với ASEAN.

Việt Nam cũng có một trong những đội ngũ các nhà ngoại giao giỏi nhất khu vực, cởi mở khi làm việc và am hiểu những vấn đề đã, đang diễn ra. Nhiều người đã từng học ở New Zealand nên cũng hiểu rõ chúng tôi. Vì những điều đó và với việc Việt Nam là nước có vai trò quan trọng, dẫn dắt ASEAN, chúng tôi hoàn toàn lạc quan về tương lai.

Việt Nam thật sự "mát tay"

Chia sẻ về mục tiêu nâng cấp quan hệ với ASEAN, Đại sứ Caroline Beresford cho biết New Zealand rất lạc quan và tin rằng Việt Nam có thể đem lại may mắn cho nước này.

Theo bà Beresford, trên vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN - Hàn Quốc, Việt Nam đã đưa hai bên đến gần nhau hơn và sắp thu được "trái ngọt" là nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện trong năm 2024, nhân kỷ niệm 35 năm Hàn Quốc trở thành đối tác đối thoại của ASEAN

TheoTuoiTre

Nga dựng tượng vinh danh các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam

Nga dựng tượng vinh danh các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam

 

Lễ khánh thành tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Matxcơva trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945) được tổ chức ngày 12-8 tại công viên “Yêu nước” (Patriot).

Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tại Liên bang Nga - Ảnh: BÁO NHÂN DÂN

Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tại Liên bang Nga - Ảnh: BÁO NHÂN DÂN

Đại tướng Phan Văn Giang - ủy viên Bộ Chính trị, phó bí thư Quân ủy Trung ương, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tham dự lễ khánh thành tượng đài.

Tham dự sự kiện còn có Thượng tướng Viktor Goremykin - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị quân sự các lực lượng vũ trang Liên bang Nga; Thượng tướng Alexander Fomin, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi.

Trong giai đoạn 1926-1930, một số thanh niên Việt Nam yêu nước được đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) giới thiệu đến Matxcơva học tập. Khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, các đồng chí đã tình nguyện gia nhập Trung đoàn quốc tế thuộc Lữ đoàn đặc nhiệm Bộ binh cơ giới (OMSBON) của Bộ Dân ủy nội vụ Liên Xô tham gia trận chiến bảo vệ thủ đô Matxcơva.

Mùa đông năm 1941-1942, các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Matxcơva và cùng quân dân Xô viết đánh bật phát xít Đức ra khỏi cửa ngõ Matxcơva. Ba đồng chí là Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo, Lý Thúc Chất đã hy sinh tại mặt trận.

Năm 1986, Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô đã truy tặng huân chương, huy chương cao quý đối với các chiến sĩ này.

Năm 2020, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đề nghị phía Việt Nam phối hợp rà soát, xem xét khả năng cung cấp thêm thông tin về cá nhân và thân nhân của các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam đã tham gia chiến đấu bảo vệ Matxcơva trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, để bổ sung vào cơ sở dữ liệu trong Bảo tàng “Con đường ký ức” thuộc Nhà thờ chính Các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga tại công viên Patriot.

Cùng với đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng Bộ Quốc phòng về việc Nga đề nghị tham gia ý kiến đối với phác thảo tượng đài các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã chỉ đạo Cục Tuyên huấn chủ trì nghiên cứu, đề xuất; sau đó báo cáo, đề xuất thủ trưởng Bộ Quốc phòng đồng ý với phác thảo tượng đài do phía Nga chuẩn bị. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị cùng địa phương và gia đình các chiến sĩ rà soát, lựa chọn hình ảnh, tư liệu phù hợp để cung cấp cho phía Nga qua kênh ngoại giao.

Cụm tượng gồm 3 bức tượng do nhà điêu khắc Alexey Chebanenko sáng tác, được đặt tên “Các đồng minh - Chiến sĩ Việt Nam”, khắc họa hình ảnh các chiến sĩ Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo, Lý Thúc Chất trong trang phục Hồng quân Liên Xô chốt giữ tại vị trí phòng thủ bảo vệ Matxcơva và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại tướng Phan Văn Giang bày tỏ xúc động khi cùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga và các đại biểu khánh thành tượng đài; đồng thời nhấn mạnh Bộ Quốc phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam đánh giá cao và trân trọng cảm ơn Bộ Quốc phòng, Các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga đã xây dựng tượng đài.

Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ: tượng đài các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam ở ngoại ô Matxcơva, cùng với Đài tưởng niệm các quân nhân Liên Xô/Liên bang Nga - Việt Nam đã hy sinh vì hòa bình và ổn định khu vực tại tỉnh Khánh Hòa vừa là minh chứng của truyền thống lịch sử, vừa là biểu tượng cho những nỗ lực củng cố và làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Tại buổi lễ, Đại tướng Phan Văn Giang đã thăm hỏi, động viên bà Lê Thị Phượng, con gái một trong những chiến sĩ tham gia bảo vệ Matxcơva là Lý Phú San (Lê Phan Chăn), hiện đang sinh sống tại Matxcơva. Đại tướng Phan Văn Giang đã tặng bà Lê Thị Phượng lá cờ Tổ quốc với mong muốn gia đình luôn luôn hướng về quê hương, Tổ quốc và hy vọng bà và gia đình sẽ sớm về thăm quê hương Việt Nam.

TheoTuoiTre

Vào bếp làm món mỳ xào thịt bò cho anh em nông trại ở Angola

 


QLVlog

Cá Voi Nhô Đầu Chặn Mũi Du Thuyền Hóa Ra Nó Đang Phát Tín Hiệu Cầu Cứu


VieNetwork

 

Chuyện Việt Nam ở bán đảo Kamchatka, Nga



VTV4