Kỉ niệm một chuyến đi Mỹ.

Lnđ: Ông bà Di Chi vừa kỉ niệm tròn 6 năm chuyến du ngoạn khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh tới thăm nước Mỹ tháng 11.2011. Tôi phát hiện ra trong tài liệu lưu trữ của chi họ có ghi về chuyến đi này như sau:
1-Chuyến đi được giữ kín nhất, cho tới ngày khởi hành mới được loan báo.
Trước Nhà Trắng
2-Là thành viên cao tuổi nhất của chi họ đến Mỹ trong năm 2011, khi đang ở độ tuổi trên mức “xưa nay hiếm”.
3-Đã đi qua 8 thành phố New York, Philadelphia, Washington, Las Vegas, Los Angeles, Hollywood, San Jose, San Fransisco.
4-Qua nhiều châu lục và đại dương nhất 4 biển, 5 châu.
5-Di chuyển trên một chặng đường dài khoảng 28.087 km, chưa kể các tuyến đường bộ đi bằng xe bus du lịch đi lại giữa các thánh phố và tiểu bang trong nước Mỹ.
6-Thay đổi nhiều loại máy bay nhất AIR BUS A.321VN Airlines, BOEING 777 American Airline, BOEING 737 – 800, JL 759 Japan Airlines.
Mô hình sợi cáp cầu Golden Gate (San Franersco)

7-Ttranzit tại 5 sân bay của nhiều Quốc gia Tân Sơn Nhất (VN), Narita (Nhật), John F.Kennedy – New York, Las Vegas (Mĩ).
8-Chuyến du lịch dài trải qua nhiều ngày (14/9/2011– đến 25/9/2011)
9-Chuyến đi được ghi lại với tổng cộng 249 bức ảnh, nhiều số liệu thống kê về thời gian, địa điểm, quảng đường...
10.Sau khi kết thúc cuộc hành trình đã được kể lại dài nhất, chỉ tính trên blog 53 đã có tất cả là 15 bài kí sự theo thể loại “Nghìn lẻ một đêm”được khởi đầu từ năm 2011 (14.9.2011 ) vắt sang năm 2012 (18.1.2012).
Thật đúng là một chuyến đi ấn tượng nhất chưa một lão ông, lão bà nào của chi họ thực hiện được trong những năm vừa qua. Theo dự đoán sự kiên tương lai ít nhất phải khoảng hai tới ba chục chục năm tới, các cụ bô lão chi họ may ra mới có thể thực hiện được một chuyến đi tường tự như thế.. .
Phạm Lê

Vài hình ảnh cưới Trang Đông

Ảnh các vị đại diện chi họ tham dự ngày cưới hai cháu Trang Đông
Hai vị cao niên Anh, Ngọc cùng các vị hưu trí chi họ vui vẻ tham dự dự tiệc cưới...
Pham Ngọc Cường kịp bay từ Đức về....
Đoàn Ngọc Khanh vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại Tuần lễ cấp cao APEC
Ông Nguyễn Xuân Nguyên thay mặt chủ nhà tiếp khách quí

Phạm Lê

Lại nói chuyện xem phim....

Ba tháng trước bộ phim Sống bên mẹ chồng đã gây một tiếng vang lớn, được đông đảo người hâm mộ đánh giá là bộ phim đáng xem. Tuy vậy vẫn có một loạt tranh luận gay cấn trong người xem về quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Người cho là phản ánh đúng với thực tế, người thì cho là nói quá không đúng bây giờ làm gì có chuyện như thế. 
Tôi nằm trong số ưa thích bộ phim này, thích đến nỗi tôi phải báo tin cho các cháu ở xa “đang xem phim, đừng gọi điện” cốt để tập trung theo dõi các tình tiết trên phim. Tuy rằng phim đã chiếu cách nay mấy tháng nhưng tôi vẫn muốn hâm lại tí chút. 
Bình tâm suy xét thấy phim gì đó hình như chưa chuẩn, đúng hơn là chưa chính xác hoặc cần bổ xung cho sát với thực tế ngoài đời ít ra là đối với chi họ ta.
Này nhé bộ phim nói tới bà mẹ chồng khó tính, lúc nào cũng cau có gay gắt có lúc còn giằng co tay đôi với con dâu. Nhưng chi họ ta không như thế, mẹ chồng nàng dâu rất thân tình ví như bà xã nhà tôi rất chiều con dâu, chưa bao giờ to tiếng, luôn tạo mọi thuận tiện để con dâu yên tâm làm việc và chăm sóc hai cháu nhỏ. Hôm vừa rồi nhân ngày sinh nhật con dâu (14.11) bà ấy đã gửi tin nhắn động viên con dâu yên tâm làm nghĩa vụ chăm non chồng con.
Những gia đình ở nước ngoài có điều kiện thuận tiện hơn, mẹ chồng nàng dâu còn thân thiết hơn nữa luôn có những chuyến du ngoạn, dạo chơi chụp ảnh kỉ niệm rất tình cảm. (Thậm chí nàng dâu Minh Thúy còn mạnh dạn đặt tay lên vai mẹ chồng rất tự nhiên trong ảnh kèm theo.)
Lại nữa ở trong phim thông gia hai nhà khách khí, ít khi gặp nhau. Ở chi họ ta ngoài việc cùng nhau đi nghỉ mát, việc du ngoạn ngày lễ tết cũng là thường tình. Thông gia nhà tôi cũng đã từng gặp nhau trong bữa cơm không phải ở hiệu, mà ở tư gia đượm không khí gia đình thân mật. Các con bên thông gia luôn luôn đặt cọc "khi nào cần, hai bác cứ gọi chúng cháu sẽ đến ngay". Mà không chỉ ngoài Hà Nội ở trong TP.Hồ Chí Minh ông bà Di Chi có quan hệ cực tốt với thông gia con trưởng, gần như Tết năm nào hai bên cũng có những chuyến đi vãn cảnh rất thân thiện như Tết 2017 vừa rồi.
Từ lâu tôi vấn noi theo các cụ thân sinh quan hệ thông gia rất quan trọng, có thể không quyết định tới 100% sự ổn định, bền vững của gia đình con cái nhưng lại có tác động vô hình không đo đếm được. Thực lòng trong thâm tâm tôi lúc nào cũng mong cho thông gia hai nhà luôn có được mối quan hệ tốt, làm chỗ dựa tinh thần cho hạnh phúc của con cái nhà mình. Vì thế tôi đã làm một bức ảnh lồng ghép theo suy nghĩ đó. 
Tôi nghĩ giá như những tình tiết này được các nhà làm phim "Sống bên mẹ chồng" biết đến, bổ xung hoặc làm thêm phần hai mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu theo hướng thân thiện hơn phần một nhiều. Khi đó bộ phim sẽ thêm đông đảo người tán thưởng.
Phạm Lê


Vài dòng Tâm sự sau ngày cưới...

Ông Nguyễn Xuân Nguyên
Đám cưới của cô cháu gái yêu quí của tôi đơn giản nhưng ấm áp tình yêu thương quí mến của mọi người. Cảm ơn tất cả.
Ngày xưa ông thay cha đưa cháu đi học (cha vắng nhà). Ngày nay ông thay cha trao cháu cho chú rể trong ngày cưới (vì cha cháu đã đi xa)..Ông còn đợi đến ngày cháu gái thứ hai Minh Khuê lấy chồng.
Chị Minh Nguyệt mẹ cô dâu:
Những đặc biệt nhất trong tiệc cưới Minh Trang - Giang Đông:
-Ông ngoại: mọi ngày ông bình thường chỉ đi dược 1/3 đoạn đường như trong Hội trường ngày lễ thành hôn là phải thở oxy, gia đình đã chuẩn bị xe lăn để dự phòng phương án hai. Nhưng điều kì diệu đã xảy ra, ông đã dắt được cháu gái đến đích và trao tận tay chú rể. Ông còn dặn dò rất cẩn thận và chúc mừng cho hai cháu. Phong cách và tịnh thần của Ông  thực sự là một Quí Ông...
-Phim ngắn: Có một đoạn phim ngắn được bí mật quay ngay sau lễ ăn hỏi (trước lễ cưới 2 ngày) đã lấy đi rất nhiều nước mắt của tất cả các vị khách quí trong khán phòng lúc đó. Lồng ghép trong câu chuyện tình yêu của Trang và Đông là những kỉ niệm gợi nhớ đến người cha đã khuất của Trang. Mẹ vợ là tôi đây đã rất cố gắng để không khóc thành tiếng, mong sao giữ được niềm vui trọn vẹn cho các con lúc đó.
-Cô dâu chú rể song ca hai bài hát được lồng ghép rất mượt mà, đó là những lời tâm tình hò hẹn với nhau, cũng là những tình cảm chân thành nhất họ giành cho nhau. Trước khi hát một phút cô dâu còn đang khóc nấc trong vòng tay ông ngoại, nên cảm xúc lúc đó là thật. Chú rể đã rất khéo léo nâng được từng lời hát để cô dâu theo kịp, đến nỗi anh Đặng Văn Tú guitar đã phải giật míc để phiêu cùng hai bạn trẻ (điều này không có trong kịch bản). Đặc biệt hơn là tiết mục này do bạn gái của cô dâu trực tiếp dựng và đệm đàn.
-Em gái bê nhẫn cưới cho chị Trang: sau rất nhiều phương án được đề ra đến 12h đêm trước ngày cưới mới chốt được chi tiết này. Rất ấn tượng và vô cùng hợp lí khi Minh Khuê đứng cùng mẹ trên sân khấu, mẹ đã không còn cảm thấy cô đơn khi thiếu một bờ vai.
-Nhóm nhảy của các em gái đã âm thầm tập luyện, đây là món quà chúc mừng hạnh phúc anh chị Trang-Đông và cũng là món quà vô cùng bất ngờ giành tặng anh rể Giang Đông. Các em gái đã biểu diễn rất xuất sắc  tạo thêm một điểm nhấn cho chương trình.
-Ban nhạc: tất cả các bản nhạc trong chương trình đều do ban nhạc tứ tấu chơi trực tiếp. Ban nhạc đã chơi và phiêu trong tình cảm nồng ấm của gia đình và không khí trang trọng của buổi lễ.
Điều đặc biệt cuối cùng tôi muốn gửi gắm là gia đình đã nhận được rất nhiều tình cảm yêu quí của tất cả các vị khách. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn vì tất cả.
Phạm Lê 
(ghi lại)

Bốn chị em sinh tư với Bác Đồng

Bốn chị em sinh tư với Bác Đồng
Đúng 40 năm sau ca sinh 4 gây "chấn động" Hà Nội thời bấy giờ, 4 đứa trẻ được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đỡ đầu và đặt tên lần lượt Bắc - Nam - Thống - Nhất đều đã trưởng thành và có cuộc sống riêng.
Ngày 17/4/1977 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (khi đó gọi là Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương), ca sinh 4 được coi là "chấn động" thời bấy giờ được đông đảo người dân Việt Nam biết đến.
40 năm về trước, sản phụ Bùi Thị Hương thậm chí còn không hay biết mình sẽ sinh một lúc 4 người con. Các bé gái khi đó được chính cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận đỡ đầu và đặt những cái tên đầy ý nghĩa, lần lượt: Bắc - Nam - Thống - Nhất.
Cuộc sống hiện tại của những chị em được đặt tên Bắc - Nam - Thống - Nhất trong ca sinh 4 đầu tiên ở Hà Nội - Ảnh 1.
Vợ chồng bà Hương cùng 4 cô con gái chụp ảnh với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Cứ 10 phút lại đẻ 1 đứa, suýt thì quên đứa con út trong bụng
Căn nhà nhỏ hơn 40 m2 của bà Bùi Thị Hương (73 tuổi) nằm trong con ngõ sâu của khu tập thể Yên Ngưu (huyện Thanh Trì, Hà Nội). Sau nhiều lần thay đổi chỗ ở, bà Hương chuyển về đây sống cùng người con gái út Nguyễn Như Nhất và đứa cháu ngoại. Chuyện của 40 năm về trước, bà Hương vẫn nhớ như in từng chi tiết. Hồi ức về những năm 70 lúc này như một bộ phim lịch sử được tua lại, tất cả hiện lên rõ nét như chỉ mới hôm qua.
Năm 1970, bà Hương sinh con gái, con trai đầu lòng nhưng tiếc thay bé trai không thể giữ được. Tới năm 1977, bà mang thai lần thứ 2 và thời đó, bản thân người phụ nữ 32 tuổi cũng chẳng nghĩ trong cơ thể mình đang có tới 4 hài nhi bé bỏng.
Cuộc sống hiện tại của những chị em được đặt tên Bắc - Nam - Thống - Nhất trong ca sinh 4 đầu tiên ở Hà Nội - Ảnh 2.
Ca sinh 4 của sản phụ Hương rất được báo chí năm đó quan tâm.
Cuộc sống hiện tại của những chị em được đặt tên Bắc - Nam - Thống - Nhất trong ca sinh 4 đầu tiên ở Hà Nội - Ảnh 3.
Niềm hạnh phúc của vợ chồng trẻ bên 5 cô con gái.
Đến tháng thứ 7 của thai kỳ, toàn thân bà Hương phù nề kinh khủng. Khi chụp phim siêu âm, bác sĩ lúc bảo thai nhi có 8 chân, 2 đầu, lúc sau lại thành 8 chân, 3 mình. Nhiều người ác ý đồn đại rằng bà mang "quái thai" nghi do bị nhiễm độc thai nghén. Không bận tâm lời nói gièm pha của người đời, bà Hương nhập viện trước 1 tháng chờ sinh con.
"Tháng thứ 8 bác trở dạ, bác sĩ cũng không nghĩ là sinh tư. Khi chứng kiến các bé lần lượt chào đời, cả bệnh viện nhốn nháo ồn ào cả lên, ai nấy đều rất ngạc nhiên", bà Hương tâm sự.
Chủ nhật ngày 17/4/1977, nằm trên bàn đẻ cứ 10 phút sản phụ Hương lại sinh 1 cháu. Khi 3 người con lần lượt chào đời, bà không nghĩ bên trong bụng vẫn còn bé thứ 4. Các y tá thực tập khi đó cứ tưởng hết rồi, suýt nữa thì bỏ quên người con út. Chị Nhất do đó ra ngoài chậm hơn các chị 5 phút, bị nước ối tràn vào mắt dẫn đến đục thủy tinh thể. Tổng cộng 45 phút tất cả cho ca sinh hiếm gặp thời bấy giờ.
Thấm mệt sau khi sinh 4 người con, bà Hương mệt ngủ thiếp đi và ngày hôm đó cả gia đình vì quá bất ngờ cũng chưa nghĩ tới việc đặt tên cho các con. Nhà nước lúc đó vô cùng quan tâm tới trường hợp đặc biệt của mẹ con sản phụ Hương. Ngay ngày hôm sau, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đích thân gọi điện hỏi thăm, đồng thời cử cán bộ xuống bệnh viện đặt tên cho các bé lần lượt là Bắc, Nam, Thống, Nhất.


Cuộc sống hiện tại của những chị em được đặt tên Bắc - Nam - Thống - Nhất trong ca sinh 4 đầu tiên ở Hà Nội - Ảnh 4.
Cuộc sống hiện tại của những chị em được đặt tên Bắc - Nam - Thống - Nhất trong ca sinh 4 đầu tiên ở Hà Nội - Ảnh 4.
Lớn lên, 4 chị em Bắc - Nam - Thống - Nhất vẫn luôn được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng quan tâm như con cháu trong nhà.
Sau khi sinh, bà Hương phải nằm viện 2 tháng mới được về nhà. Đến thời điểm Tết năm đó, chuyến thăm bất ngờ của cố Thủ tướng cho đến tận bây giờ bà vẫn chưa thể nào quên. "Đúng mồng 2 Tết năm đó, bác Phạm Văn Đồng cùng 7 chiếc ô tô chở đường, sữa, quần áo đến thăm gia đình bác ở nhà tập thể Trung Tự. Mỗi tháng bác Đồng cho mỗi cháu 5 hào, sau tăng lên mấy trăm ngàn đồng cho đến khi các cháu đủ 18 tuổi. Bản thân bác cũng được cho hưởng 2 lương, 1 lương hưu và 1 lương nuôi 4 đứa con".
Nhớ lại lời dặn dò của bác Đồng trước khi ra về, bà Hương xúc động nhắc lại nguyên xi: "Cháu rất là giỏi, một mẹ nuôi 4 đứa con. Cháu cần gì cứ nói, nghèo thì nghèo cũng phải có cái áo len".
4 bé gái may mắn được bác Phạm Văn Đồng quan tâm và thương yêu, cứ một năm khoảng 2-3 lần bác lại cho người xuống đưa 4 cháu lên nhà chơi và cho ăn cơm. Những bức ảnh sờn mòn theo năm tháng ghi lại khoảnh khắc Bắc, Nam, Thống, Nhất bên cạnh bác Đồng được gia đình trân quý và xem như "báu vật".
Ngày cố Thủ tướng mất, cả nhà bà Hương thương tiếc như một người bố, một người ông đã ra đi. "Lúc sinh thời, ông quan tâm và yêu quý 4 cháu. Nghe tin ông mất, ai cũng nhìn ảnh ông mà khóc, cố gắng đưa ông đi đến nơi về đến chốn để trọn vẹn đạo lý ở đời".
Mẹ không nhận ra con, người yêu không nhận ra người thương vì quá giống nhau
Bắc, Nam, Thống, Nhất sinh ra mỗi bé chỉ nặng hơn 1 cân, sức khỏe yếu lại thường xuyên ốm đau khiến "công cuộc" nuôi 4 cô con gái không phải là đơn giản. Cứ ốm là cùng ốm, đau cùng đau, đói cùng đói, một bé vào viện bà Hương lại ẵm 3 người con còn lại chạy theo. Một thời sau khi sinh, dù được Nhà nước cho hưởng 2 suất lương nhưng nhà khi đó 7 miệng ăn thì chừng đó âu cũng không đủ. Bởi vậy ngay khi sức khỏe ổn định sau sinh, bà Hương cũng tranh thủ nuôi lợn, nuôi gà, trồng rau, bán cháo lòng, bán hàng cơm, trông trẻ...
"Lương giáo viên của chồng cũng không đủ nên bác phải làm đủ thứ nghề để có thêm thu nhập nuôi nấng các con. Đến khi về hưu, bác lại nhận trông giữ trẻ cho bà con hàng xóm", bà Hương tâm sự.
Cuộc sống hiện tại của những chị em được đặt tên Bắc - Nam - Thống - Nhất trong ca sinh 4 đầu tiên ở Hà Nội - Ảnh 5.
Những cô gái năm đó đã dần trưởng thành...
Cuộc sống hiện tại của những chị em được đặt tên Bắc - Nam - Thống - Nhất trong ca sinh 4 đầu tiên ở Hà Nội - Ảnh 6.
Bà Hương nói đùa may khi chụp bức ảnh này mỗi chị mặc 1 màu áo dài nếu không cũng khó phân biệt.
Cách đây 14 năm, chồng bà mất vì căn bệnh ung thư. Các con khi đó cũng đã lớn khôn và lập gia đình riêng. Chị Bắc lấy chồng ở phường Xuân Đỉnh, hiện có 2 con. Chị Nam, chị Thống cùng lấy chồng và ở huyện Thanh Trì. Hiện ba chị cùng góp vốn và mở hiệu làm tóc chung.
Riêng cô út Như Nhất vẫn đang ở cùng mẹ và cháu gái hơn 20 tuổi là con của chị gái đầu. Chị Nhất vì thị lực yếu từ khi sinh ra nên đang làm việc tại Trung tâm Người khiếm thị huyện Thanh Trì. Cứ sáng chị đi tối lại về, chuyện nhà cửa, nấu cơm bà Hương tự tay lo liệu.
Cuộc sống hiện tại của những chị em được đặt tên Bắc - Nam - Thống - Nhất trong ca sinh 4 đầu tiên ở Hà Nội - Ảnh 7.
4 chị em của ca sinh 4 thời đó bây giờ đều đã có cuộc sống gia đình riêng.
Nói về tính cách của 4 cô con gái, bà Hương tự hào cho biết các con bà đều ngoan ngoãn, hiếu thảo. Được biết, ngoài tên do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt cho, 4 chị còn được gia đình gọi bằng tên khác đó là Thủy - Chung - Hiếu - Thảo. Từ nhỏ cả 4 có giọng nói đều rất giống nhau. Đặc biệt khuôn mặt của chị Bắc và chị Thống "y xì" như hai giọt nước đến nỗi không chỉ mẹ mà người yêu lắm khi cũng nhầm lẫn, không phân biệt được.
Ở tuổi 73, sức khỏe bà Hương giảm dần. Nhất là mấy năm nay bà bị bệnh tim nên chẳng rõ thuốc để ở nhà bao nhiêu là đủ. Cứ hàng tháng, bà lại đi viện khám và uống thuốc thường xuyên. Dù là thế nhưng bản thân bà vẫn cảm thấy may mắn vì đã có thể nuôi nấng được các con khôn lớn, trưởng thành. Đến bây giờ, niềm vui của người mẹ đơn giản là giây phút cả gia đình cùng nhau đoàn tụ dịp lễ, Tết. Lúc này cả nhà đông đúc, tiếng cười nói của các con, các cháu khiến bà có thêm niềm vui, nghị lực để sống tốt, sống khỏe.
Cuộc sống hiện tại của những chị em được đặt tên Bắc - Nam - Thống - Nhất trong ca sinh 4 đầu tiên ở Hà Nội - Ảnh 8.
Bà Hương hạnh phúc xem lại những bức ảnh xưa cũ.
Ngược dòng ký ức của những năm 70 về hiện tại cũng đã hơn 40 mùa xuân, ấy là bấy nhiêu nghị lực và kiên cường của một người mẹ đầy bản lĩnh và kiên cường. 4 chị em dù mang tên Bắc - Nam - Thống - Nhất hay Thủy - Chung - Hiếu - Thảo đều là những đứa trẻ đặc biệt, là nguồn cội sự sống của bà Hương. 
(Theo Kênh 14.vn)