Ngày xưa chúng ta khốn khổ, vất vả vì không có điện thoại, muốn
liên lạc chỉ có đưởng đến ""tận ngõ, gõ tận nhà"".
Người ở ngòai nước nào có hơn, năm 1985 trên đường tới CHD.Đức-DDR,
dừng lại Matxcơva một tuần, Vũ Anh Tuấn dẫn tôi tới một Bưu điện để gọi về
Thành phố nơi Tuấn đang làm việc (không nhớ là Bưu điện Trung tâm hay môt
chi nhánh đường phố) thấy đông người ngồi
chờ đến lượt chứ đâu chỉ riêng mình).
Gần mười năm sau 1994 tôi sang Nga công tác 4 năm, bộ phận
tôi ở 4 căn hộ, chỉ có 2 ông Trưởng và Phó là có điện thoại cố định. Năm 1985 tôi sang
DDR 4 năm cũng vậy, không phải căn hộ nào cũng có diện thoại cố định và chỉ có
máy của cơ quan mới nói chuyện đường dài được. Đương nhiên là giá thuê bao đắt,
mà kĩ thuật đường truyền lúc đó cũng chưa phát triển vẫn phải dùng Tổng đài cắm phích nối
liên lạc thủ công.
Ở trong nước thì cực hơn muốn gọi điện chỉ có đến Bưu điện xếp
hàng chờ. Đối với nhà riêng chỉ người có tiêu chuẩn chức danh qui định, nhà
giàu mới có điện thoại cố định. Cho nên mới có chuyện hồi đó chưa hề có khái niệm "buôn dưa lê trên điện thoại" như bây giờ, Vì thế nhà có điện thoại rất yên
tâm không sợ con cái “buôn dưa lê” tốn tiền, đơn giản vì số người có điện thoại
vô cùng ít lấy đâu ra đối tác mà buôn chuyện.
Ngày nay kĩ thuật đường truyền được cải thiện, nhất là từ khi
di động phát triển người ta bắt đầu hắt
hủi điện thoại cố định, chỉ dùng di động (mà nâng cấp soành soạch). Quả thật rất
là tiện lợi, ở đâu có sóng là liên lạc được. Chẳng bù cho năm 2004 đúng kỉ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi tổ chức cho cơ quan đi trên hai xe ô tô tới
Điện Biên đã phải tính tới mượn hai chiếc bộ đàm của quân đội để liên lạc trên
đường.
Gần 10 năm sau tháng 3 năm 2013, chi họ thực hiện chuyến đi
"Qua miền Tây Bắc" lịch sử trên xe có 19 vị, thì có 19
chiếc di động xịn đời mới nhất (100%). Mặc cho núi rừng ra sức chắn sóng,
thông tin vẫn thông suốt (không những thế tín hiệu còn như rót vào tai, phải
che bớt cho đỡ nhức óc).
Bây giờ thì chúng ta thấy đâu đâu cũng cám cảnh người dùng di
động trên đường, nhà ga bến tàu, bệnh viện, quán ăn, lái mô tô, ô tô…ăn ngủ cũng
đi động kèm theo. Đây đó đã có lời phàn nàn nhà có ngày lễ, tết con cháu tụ tập
chúng cứ dán mắt vào chiếc điện thoại quên cả nói chuyện, thăm hỏi.
Đến đây thì
riêng khỏan này tôi bỗng dưng dở hơi ”ước gì như thời không có điện thoại nhỉ”.
Vĩnh Thắng