Nước ép giúp diệt tế bào ung thư

Rudolf Breuss đã dành cả cuộc đời để tìm cách chữa bệnh ung thư và cuối cùng vị nhân sĩ người Áo này đã thành công.

11111-1 TIN VUI: Tế bào ung thư bị tiêu diệt trong 42 ngày bằng ly nước ép đã thành công ngoài mong đợi, cả thế giới đang mở tiệc để ăn mừng

Biện pháp của Rudolf Breuss nằm ở chế độ ăn hằng ngày. Chỉ với một ly nước ép hỗn hợp dễ làm, ông đã giúp hơn 45.000 người bị ung thư và các bệnh nan y khác điều trị bệnh hiệu quả. Sau đây là cách tiêu diệt triệt để tế bào ung thư chỉ trong 42 ngày mà Thuốc dân gian hay tổng hợp lại.

Chuẩn bị:

+ Củ cải đường hay còn gọi là củ dền (55%): 550 gram

+ Cà rốt (20%): 200 gram

+ Cần tây (20%): 200 gram

+ Khoai tây (3%): 3 gram

+ Củ cải trắng (2%): 2 gram

Thực hiện:

+ Gọt vỏ, rửa sạch và cho vào máy xay sinh tố.

+ Cho đến khi tất cả đã được xay nhuyễn thành một hỗn hợp đồng nhất thì đổ ra ly và thưởng thức.

+ Uống hết một đợt thì tiếp tục làm một đợt mới khác.

11111-1 TIN VUI: Tế bào ung thư bị tiêu diệt trong 42 ngày bằng ly nước ép đã thành công ngoài mong đợi, cả thế giới đang mở tiệc để ăn mừng

Hiệu quả thu được:

+ Ly nước trái cây đặc biệt này sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch, làm sạch máu và cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Điều quan trọng nhất hơn cả là nó đã được chứng minh có hiệu quả cực cao trong cuộc chiến chống lại các tế bào ung thư.

+ Chế độ chỉ uống hỗn hợp 5 thành phần trên liên tục trong 42 ngày sẽ khiến các tế bào ung thư chết đói trong khi sức khỏe tổng thể của bạn lại được cải thiện triệt để.

Ghi chú:

+ Nguyên liệu sử dụng phải là rau quả hữu cơ không nhiễm hóa chất.

+ Nhớ không lạm dụng nó như mức tiêu thụ của các loại nước trái cây, chỉ uống nhiều như cơ thể đòi hỏi.

11111-1 TIN VUI: Tế bào ung thư bị tiêu diệt trong 42 ngày bằng ly nước ép đã thành công ngoài mong đợi, cả thế giới đang mở tiệc để ăn mừng

Lợi ích của củ cải đường hiếm người biết là gì?

Củ cải đường dồi dào chất chống oxy hóa, C, B1, B2, vitamin B6, axit folic, pantothenic và các chất khoáng như kali, phốt pho, magiê, canxi, natri, sắt, kẽm. Màu đỏ trong củ cải đường hay củ dền đến từ chất betacyanins.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh củ dền được coi là một trong những loại rau tốt cho sức khỏe nhất và cực kỳ hiệu quả trong việc điều trị chống lại bệnh bạch cầu, ung thư. Bởi củ cải đường chứa nhiều ở betain – là loại acid amin có tính chất chống ung thư mạnh. Nhiều nhà nghiên cứu xác nhận rằng betaine khi hấp thụ vào cơ thể sẽ phá hủy các tế bào trong khối u. Thêm vào đó, nó còn là một chất chống viêm và chống oxy hóa cực mạnh.



Đối với người khỏe mạnh, tiêu thụ củ dền sẽ tăng cường chức năng của gan và túi mật, ngăn ngừa táo bón, chữa chứng đau đầu, đau răng, kiết lỵ và những vấn đề về xương khớp, da dẻ, kinh nguyệt. Đặc biệt, củ cải đường cực kỳ có lợi cho phụ nữ mang thai vì nó chứa hàm lượng cao acid folic.

Quả thật củ dền là một cây thuốc không thể thiếu trong mọi chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe hay điều trị bệnh tật.

Chúc bạn và gia đình sống vui khỏe mỗi ngày!

(Phụ Nữ News)

Kỉ niệm Thái Nguyên

Năm 1960, có sự góp mặt của hai bác Lan Nguyên từ ngày đầu tiên góp phần cho khu Liên hợp gang thép Thái Nguyên hình thành.
Tôi nhớ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tự hào từ thời Hồng Bàng đến nay, chúng ta mới có được một khu công nghiệp nặng. Từ đó trung đoàn pháo cao xạ 210 được thành lập bảo vệ vùng trời Gang Thép. Tháng 7 năm 1963, khi tôi vừa 18 tuổi 4 tháng trở thành chiến sĩ đại đội một thuộc Trung đoàn đóng trên một ngọn đồi ở Đồng Hỷ, cách trung tâm Gang Thép theo đường chim bay khoảng gần 2km.
Ban đầu thấy tôi có vẻ nhỉnh hơn đồng đội chỉ huy biên chế làm pháo thủ số 1 chuyên nạp đạn, khâu cuối cùng và cũng là vị trí khó khăn nhất khẩu đội. Hằng ngày tôi phải tập nâng quả đạn 21,5kg đưa lên máng tống đạn, lao vào nòng đến hàng chục lần rã rời toàn thân (Xem ảnh bên loại khẩu pháo, pháo thủ số 1 vị trí đúng như tôi đã từng làm năm đó). 
Nhưng dù đã rất cố gắng tôi cũng chỉ chịu được ít ngày, rồi phải đổi người khác khỏe hơn. Từ đó tôi chuyển sang làm pháo thủ số 2, chuyên điều khiển hướng và tiếp đạn cho số 1. Công việc này cũng nặng, nhưng không bằng trước đó.
Ngày ấy máy bay Mỹ đã bay do thám bầu trời miền Bắc, trong đó có Gang Thép nhiều lần. Mấy tháng liền ngày cũng như đêm, đơn vị báo động chiến đấu liên tục. Cứ mỗi lần như vậy chúng tôi phải nhanh chóng ngồi vào vị trí dưới trời nắng đổ lửa hay mưa gió rét, quay vô lăng điều chỉnh nòng pháo hướng theo máy bay địch. Nhiều khi hết báo động vừa ngả lưng ngủ được một tí, lại báo động tiếp rất mệt nhưng sức trẻ chúng tôi vượt qua hết.
Tôi còn nhớ lần duy nhất bắn máy bay do thám Mỹ trên bầu trời Gang Thép. Đến nay không còn nhớ được chính xác ngày tháng, nhưng nhớ đó là một đêm đầy sao cuối năm 1963 chúng tôi vừa ngủ được chốc lát thì có báo động chiến đấu.
Chúng tôi lao ra trận địa pháo đạn được đưa ngay lên máng sẵn sàng rồi lại đặt xuống, nòng pháo cứ dập rình lên xuống, quay đi quay lại từng tý một chỉnh phương hướng rất hồi hộp. Cứ như thế đến vài tiếng rất căng thẳng có lúc như nín thở chờ lệnh, Rồi thì giờ G cũng đến, chúng tôi được lệnh bắn.
Sau loạt đầu tiên bắn theo chế độ tự động từ điều khiển của máy tính chỉ huy, các khẩu đội chuyển sang bắn bằng tay theo lệnh trực tiếp. Tám khẩu pháo to đùng cùng lúc nhả hàng chục viên đạn đinh tai nhức óc, tiếng nổ vang trời, khói bụi mù mịt.
Kết thúc trận đó khi tổng kết rút kinh nghiệm, tôi được khen là lính mới nhưng đã bình tĩnh thao tác, góp phần tiếp đạn kịp thời cho khẩu đội bắn máy bay địch và được thưởng một ngày phép về Hà Nội thăm nhà.
Nhưng tại đây tôi cũng có một kỉ niệm thất bại, đáng xấu hổ. Ấy là sau khoảng một tháng huấn luyện súng bộ binh cho lính mới, đơn vị tổ chức bắn đạn thật phần thưởng cũng là một ngày nghỉ thăm nhà. Ông trung đội trưởng đặt nhiều niềm tin vào tôi hy vọng sẽ đoạt giải cho trung đội, vì khi tập tôi được khen tiếp thu nhanh động tác chuẩn. Đến ngày bắn đơn vị trống rong cờ mở như ngày hội, nhưng đến lượt tôi vào bệ bắn, ba phát súng trường CKC thì hai viên đi tìm “vịt trời” mất tích chỉ còn đúng một viên vào vòng tám. Đúng là "thử kêu, đốt tịt" tôi đành nuốt nước miếng bần thần nhìn đồng đội ba phát trúng vòng mưởi cả ba, đạt 30 điểm hớn hở nhận giải thưởng về thăm nhà.
Thời điểm này tôi có đôi lần đến thăm hai bác Nguyên Lan, lúc đó đã là biên chế của Phòng hóa nghiệm gang thép. Thú thật chẳng có thời gian tìm hiểu nơi ăn nghỉ, chỉ kịp thưởng thức xuất bánh cuốn với vài miếng thịt lợn quay, hay là bát phở chân giò lợn của cantin công nhân rồi cuốc bộ quay về đơn vị ngay cho kịp giờ qui định.
đơn vị ăn mãi vài món ăn tập thể với bí đỏ, sắn, khoai lang, rau muống, vài miếng thịt lợn kho mặn chát…Được thưởng thức món đặc sản gang thép ấy sao mà ngon thế nhớ mãi tới tận bây giờ. Quả thực đôi khi nhớ lại tôi thấy lúc đó sao mình vô tâm quá, cứ tự nhiên chén chẳng nghĩ gì. Một xuất bánh cuốn, bát phở đơn giản thế thôi nhưng lúc đó cũng đáng kể so với mức lương ít ỏi của hai bác.
Tôi cũng nhớ có lần đã đến thăm bác Di, lúc đó đang thực tập tại nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn cách tôi khoảng 4 km đường đồi. Một lần duy nhất tôi được bác Anh từ Hà Nội lên thăm. Thực ra mục đích chuyến đi là kiểm tra thực địa, nắm bắt tình cảm của hai bác Lan Nguyên đến mức nào về báo cáo với hai cụ
Cuối ngày chủ nhật Bác để chút thời gian ghé thăm tôi, rất tiếc hai chị em chỉ ngồi nói chuyện được ít phút ở chiêu đãi sở đơn vị thì có báo động đành phải chía tay ra về. 
Hôm vừa rồi nhân kỉ niệm 57 năm ngày hai bác Nguyên Lan lên đường tham gia khởi công xây dựng khu Liên hợp Gang thép Thái Nguyên, được sự đồng ý của bà Kim Anh bác Lan đã đăng ký thành công hai xuất tham gia đoàn các cụ chi họ đi nghỉ ở Tuần Châu từ mồng 4 đến mồng 8 tháng 6 này. 
Tôi đã chuẩn bị sẵn một chai rượu vang xịn để cùng đoàn nâng cốc, chúc mừng hai bác trong buổi liên hoan họp mặt mừng kỉ niệm những sự kiện đã được nêu trong tiêu chí chuyến đi.
Khu Liên hợp Gang thép Thái Nguyên ra đời không chỉ là một ngày kỉ niệm của đất nước, mà còn là ngày kỉ niệm của hai bác Nguyên Lan  thời kỳ tuổi trẻ. Nhưng có ý nghĩa hơn cả là từ bệ phóng “Gang thép Thái Nguyên” đã đưa hai bác cất cánh hưởng những ngày hạnh phúc bên đàn con, cháu nghĩa tình ngày nay.
Vĩnh Thắng
Ảnh 1,2 trên mạng. A3 và A4 (nguồn ô.Nguyên). Ô.Nguyên ngày đầu Gang thép. Bia kỉ niệm ngày Bác Hồ lên thăm Gang thép.

Nhớ bà Hoài An.

Ở nhà ta có nhiều vị và các cháu đã có thời gian sống tại nhà 53 Lãn Ông cùng thời với bà Hoài An. 

Bà Kim Nhu và anh chị Tuấn Thúy những người đã có nhiều năm sống tại nhà 53 Lãn Ông, từ Mátxcova biết tin đã nhờ chúng tôi chuyển lời chia buồn và phong bì viếng tới ông Nguyễn Triêm phu quân của bà.
Từ ngày nghỉ hưu chúng tôi có nhiều thời gian tiếp xúc hơn với vợ chồng bà ấy. Nhiều năm vào ngày tết nguyên đán, tôi và bà xã vẫn đến nhà chúc tết cụ Phạm Vĩnh Hanh gặp ông bà Triêm An. Năm 2010, cậu con trai tôi cưới vợ bà An rất nhiệt tình tới giúp lau chùi, dọn dẹp nhà cửa.
Mới đây nhất khi tôi còn nằm trong phòng cách ly Bệnh viện tháng 3.2016, mấy ngày liền sáng nào bà An cũng đem phích nước nóng vào Viện ngồi chuyện trò chia sẻ với bà xã tôi.
Nào ngờ nhanh thế vừa mới hôm nào giờ bà ấy đã đi xa, mấy ngày nay chúng tôi đã thay nhau chia sẻ với ông Nguyễn Triêm nỗi đau này. Với ông bà Hoài An các thành viên chi họ cụ Quang có những hoàn cảnh tiếp xúc và cảm nhận khác nhau. 
Giờ đây viết vài dòng này nhớ lại ít kỉ niệm với bà Hoài An, xin thắp một nén hương tiếc thương người đã đi xa.
Vĩnh Thắng 

Tin buồn

Bà Phạm Hoài An trưởng nữ cụ Phạm Vĩnh Hanh (sinh năm 1952) sau một thời gian ngắn lâm bệnh nặng được gia đình, người thân, bạn bè và các thầy thuốc tận tình chăm sóc cứu chữa đã qua đời tại Hà Nội vào lúc 5h16 phút, ngày 29 tháng 5 năm 2017 (tức mồng 4 tháng 5 Đinh Dậu}. 
Tang lễ bà Phạm Hoài An được gia đình tổ chức tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông bắt đầu từ 09h ngày 02 tháng 6 năm 2017 (thứ sáu). Lễ viếng từ 13.30 đến 15h. Ngay sau lễ viếng là lễ hóa tang tại đài Hóa thân hoàn vũ Văn Điển, Hà Nội.     
Bà Phạm KIm Anh và các thành viên đại diện chi họ sẽ đến viếng tại nhà tang lễ lúc 13h30, ngày 2 tháng 6 năm 2017.
Chị họ cụ Phạm Vĩnh Quang gửi tới ông Nguyễn Triêm và gia quyến lời chia buồn, sự thông cảm sâu sắc trước đau thương mất mát này.
Blog chi họ cụ Quang

Một ca mổ tim…

Lnđ: Vừa đọc được bài báo trên mạng y hệt trường hợp của tôi mổ tim tháng 3/2016. Nhưng chỉ khác một số biểu hiện lâm sàng, tôi mổ phanh ngực còn trường hợp này là mổ nội soi.
(PLO) - Ngày 29-5, GS.TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E cho biết, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch của bệnh viện (BV) này vừa cấp cứu thành công một ca bệnh hiếm gặp u nhầy nhĩ trái có kích thước lớn.
Bệnh nhân là Đ.T.M, nữ, 63 tuổi, quê ở Yên Phong, Bắc Ninh, nhập viện ngày 23-5 với triệu chứng khó thở, tức ngực. Trước đó, bệnh nhân đã đến khám ở BV đa khoa Bắc Ninh. Qua siêu âm các bác sĩ xác định bệnh nhân có khối u trong tim. Bệnh cảnh của bệnh nhân tiếp tục chuyển biến phức tạp và trầm trọng, bệnh nhân được chuyển lên cấp cứu tại Trung tâm Tim mạch, BV E. 
Sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định trong nhĩ trái có khối u lớn gây cản trở dòng máu qua van hai lá. GS.TS Lê Ngọc Thành đã quyết định mổ cấp cứu cho bệnh nhân. Ca mổ diễn ra 4 giờ và thành công tốt đẹp. U nhầy nhĩ trái được cắt bỏ có kích thước lớn: chiều dài 15cm, chiều rộng 6cm. 
Điều đặc biệt ở ca mổ này, thay vì mổ mở theo đường xương ức giống như các bệnh viện khác, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch đã mổ cắt u nhầy nhĩ trái bằng phương pháp nội soi toàn bộ, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh sau mổ, thời gian nằm viện điều trị rút ngắn, đặc biệt vết mổ thẩm mỹ và tránh biến chứng nhiễm trùng xương ức.
GS Thành chia sẻ, ông đã từng chứng kiến một bệnh nhân nữ trẻ (chưa đến 30 tuổi, làm giáo viên ĐH) cấp cứu trong tình trạng hai chân tím tái do tắc động mạch chủ. Nguy hiểm của u nhầy nhĩ trái là một trong những nguyên nhân gây đột tử do u lấp kín lỗ van hai lá, làm cho máu không thể lưu thông xuống tâm thất trái và đi nuôi dưỡng cơ thể, đặc biệt là não. 15% bệnh nhân u nhầy nhĩ trái có thể đột tử.
Theo GS Thành, bệnh nhân tắc động mạch phát hiện u nhầy dễ có yếu tố gia đình. Với nhiều người trong gia đình như bố mẹ, anh chị em ruột cũng có thể bị mắc. Vì thế, cần khuyến cáo người thân của bệnh nhân đó đi kiểm tra, tránh biến chứng xảy ra.
Dấu hiệu của u nhầy nhĩ trái từ mơ hồ đến rõ ràng, có trường hợp không có triệu chứng cho đến biểu hiện đầu tiên là đột tử. Triệu chứng thường gặp nhất là khó thở khi gắng sức (75%). Nếu nặng hơn, bệnh nhân có thể khó thở phải nằm đầu cao, những cơn khó thở kịch phát về đêm và nặng nhất là phù phổi cấp, một tình trạng cấp cứu đòi hỏi phải điều trị cấp cứu. 20% trường hợp có thể xảy ra ngất, nguyên nhân là u tạm thời làm bít tắc lỗ van hai lá. Triệu chứng thay đổi khi bệnh nhân thay đổi tư thế. Yếu liệt nửa người hoặc các dấu hiệu thần kinh khác do một phần khối u bung ra và theo dòng máu làm tắc các mạch máu nuôi não.
U nhầy nhĩ trái là bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp, tỷ lệ mắc 0,2 - 0,3/1.000 dân. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm nhưng dễ gây tâm lý chủ quan đối với người bệnh vì triệu chứng ban đầu thường mơ hồ cho đến khi biến chứng xảy ra.
Vì vậy, để phát hiện sớm, GS Thành khuyến cáo khi có những triệu chứng kể trên, bệnh nhân cần đến trung tâm có phẫu thuật tim để được kiểm tra siêu âm tim nhằm loại trừ khả năng mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Phạm Lê (trích dẫn)
Ảnh của bài báo.


Không đề !

Không đề !


                                                                              Tặng .......




                   Một thoáng đã qua thòi trai trẻ
                   Lại cùng nhau vui vẻ chút tình già
                  Đầu đã bạc nhung tin còn hớn hở
                   Hãy về đây trò chuyện cùng ta
                
                  Chẳng có buổi chiều nào quá muộn
Nơi thương yêu thường mộng lúc trăng tà
Rượu không uống hãy hân hoan cùng bạn
Nếu có buồn hát lại khúc tình xưa

Dễ nủi lòng khi đọc lại câu thơ
Về tình yêu của những ngày gian khó
“ Nhìn lên trời đêm đêm em có nhớ,
Mặt trăng thường khuất nửa ở trong nhau “

Ngày mai, ngày kia…bạn sẽ về đâu
Ngày thứ ba cứ ngóng chờ bạn đến
Người bạn đường xa ơi, thêm một lần xao xuyến
Tôi nắm bàn tay run
                                   Tôi đón nụ cười hiền

Thời gian trôi rửa sạch ưu phiền
Chỉ còn lại ngày thường ta đang sống
Một miếng ngon quê nhà
Một niềm vui bé bỏng
Đế giờ này ta vẫn nhớ chia nhau !


                                                        Tháng  12/2015
(  Tác giả học Khóa 8 trường ĐHBK Hà Nội, chuyên ngành xây dựng cảng. Người Hải Phòng, ra trường công tác, lập gia đình và định cư ở Hà Nội cho đến nay. Cuối năm 2015 chuẩn bị tổng kết năm của CLB, tôi yêu cầu tác giả cho biết cảm tưởng của mình khi sinh hoạt CLB bằng mấy vần thơ. Bài thơ trên ra đời từ ngày ấy. Tôn trọng tác giả, tôi không nêu tên  )

Mừng sinh nhật.

Chúc mừng Phạm Tuấn Phương, hôm nay thêm một tuổi (29.5.1970), chúc sinh nhật vui vẻ, sớm thực hiện ước mơ.

Blog chi họ cụ Quang

Bạn đến nhà.

Sáng qua ông bạn ít tuổi hơn từ Đức về Việt Nam có công việc, bớt chút thời gian đến thăm. Chúng tôi đề cập thoải mái nhiều đề tài từ trong ra ngoài nước cho tới câu chuyện gia đình, hàn huyên đến hơn 3 tiếng đồng hồ chủ và khách mới chia tay. Ông ấy ra về để lại một gói quà to đùng và một phong bì với lý do “ở xa đến thăm anh chị”.
Chúng tôi kết thân với nhau đã được 32 năm nay từ khi còn trẻ nay ông đã 63, bà xấp xỉ 60 tuổi . Việc quen biết cũng rất tình cờ, cuối tháng 5 năm 1985 sang tới Đức, ổn định chỗ ăn nghỉ ở Berlin được vài ngày tôi được cơ quan cử theo học một khóa tiếng Đức 6 tháng tại trường chuyên dạy tiếng cho người nước ngoài TP.Schwerin cách thủ đô gần 300km. Lớp học có 15 học viên người Việt và các nước khác do hai bà giáo trực tiếp dạy không có phiên dịch. Thưởng thì chiều thứ sáu tôi mới lên xe hỏa về Berlin, tối chủ nhật quay lại KTX học sinh để từ sáng thứ hai đến thứ sáu lên lớp.
Một lần sau ngày học tôi vào cửa hàng bách hóa tổng hợp ở trung tâm thành phố kiếm áo lông thì gặp vợ chồng ông ấy. Chúng tôi làm quen nhau, ông ấy cất tiêng hỏi “Anh người Hà Nội phải không, nhìn là chúng em biết ngay” rồi rủ tôi về căn hộ nhỏ ở cách đó không xa. 
Thế là từ đó những ngày nghỉ nếu không về Berlin, tôi lại đến chơi ăn cơm, dạo phố ngắm cảnh đôi khi còn ngủ lại, lâu dần thành quen thân cho tới bây giờ.
Thành phố Schwerin là địa danh du lịch nổi tiếng nước Đức, cố đô xưa từ thời vua chúa cắt cứ. Ở trung tâm thành phố có một lâu đài cổ rất đẹp là nơi ở của vua chúa sứ vùng, lừng lững soi bóng bên mặt hồ rộng mấy nghìn mét vuông được bao quanh bởi một rừng cây đi ô tô cả tiếng mới hết. Hàng ngày có hàng trăm du khách trong, ngoài nước tới đây thưởng ngoạn cảnh đẹp non nước hữu tình.

Chúng tôi chẳng có quan hệ làm ăn gì, chẳng phụ thuộc gì nhau, tôi cũng chẳng giúp gì được vợ chồng ông ấy. Nhưng vẫn giữ được liên lạc mấy chục năm qua chủ yếu là vì tình thân. Ông ấy nguyên là cựu lính đặc công, ra quân năm 1982 được cử sang CHDC Đức học nghề rồi ở lại làm ăn. Vợ chồng xa nhà lâu năm nhưng vẫn gắn bó với đất nước, vẫn tự hào là cựu đoàn viên thanh niên lao động Việt Nam, đảng viên cộng sản. Tính khí cả hai “rất đặc công”, ai nói xấu Việt Nam, đụng tới Bác Hồ là bật ngay tranh luận tới cùng. Khi cậu con trai đầu giới thiệu bạn gái gốc Việt, ông ấy bắt phải học nói thạo tiếng Việt rồi mới tính tới chuyện cưới xin. (Hôm nay ông ấy khoe con dâu tương lai nói tiếng Việt sõi rồi, hai nhà đồng ý tháng 7 này làm lễ ăn hỏi, tháng 5 năm sau sẽ cưới).
Biết tôi nghỉ hưu lần nào về Việt Nam vợ chồng ông ấy cũng tới nhà, hoặc vào bệnh viện thăm hỏi tặng quà, dúi cho phong bì tiền triệu chữa bệnh. Thi thoảng từ bên Đức lại gọi điện hỏi thăm tình hình, cuối cùng đều kết thúc bằng câu na ná nhau “anh chị nghỉ hưu rồi cần gì cứ phon, cả thuốc thang nữa đừng ngại”. Chúng tôi bào ăn, mặc, ốm đau đâu có đó đủ cả chẳng thiếu gì thỉnh thoảng gọi điện là quí rồi. Nhưng đôi khi nể tình tôi chỉ xin một, hai tuýp thuốc đánh răng hay gói cà phê gọi là cho có với lí do là chất lượng an toàn hơn ở nhà.
Kỉ niệm với vợ chồng ông ấy nhiều lắm kể ra đây không hết, nhưng tôi nhớ nhất là năm 1991 ngày đưa cụ Quang về Văn Điển, khi vừa hạ huyệt xong tôi quay ra thì gặp ông ấy đứng ngay sau lưng. Hỏi ra mới biết vừa về đến Hà Nội được mấy ngày, ông tới H Hồi mới biết tin đưa tang cụ ông liền đến ngay cho kịp làm lễ. Dịp 49 ngày cụ Yến ra đi vợ chồng ông ấy lái xe nhà đem theo 6 mân cỗ đủ đĩa bát, món sào, canh, sôi...đến căn hộ của tôi ở Berlin ngỏ ý dâng cúng cụ rồi cùng tôi tiếp gần 30 thực khách chu đáo. Xong xuôi ngay đêm hai vợ chồng lại thu xếp quay về, kịp công việc sáng hôm sau. Vào ngày tết âm lịch còn gửi cho bánh chưng, giò, chả...do bà xã ông ấy làm để chúng tôi ăn tết. Năm 2015 nhân chuyến về VN cùng mấy ông bạn ở Đức ghé vào Viện thăm tôi. Ít lâu sau vợ ông ấy gọi điện cho bà xã tôi "bay về Đức, bọn em cứ nghĩ chẳng biết anh sẽ ra sao. Khiếp thật.!"
Bây giờ tuy hiếm có thời gian gặp nhau nhưng chúng tôi vẫn giữ được liên lạc, vẫn nhớ những kỉ niệm về vợ chồng ông bạn ít tuổi hơn đang ở nơi đất khách quê người.
Pham Lê
A1. Chúng tôi năm 1986 ở Berlin A2. Với hai bà giáo người Đức và nhóm học sinh VN lớp học tiếng.
A3. Trước cung điện với vợ chồng ông ấy và vợ chồng phóng viên TTXVN. A4. Một chuyến dạo thuyền 2004. A5. Ở nhà tôi sáng qua.