Bái phục

Tối hôm vừa rồi tôi ngẩn người xem VTV bà Nguyễn Thị Bình đối đáp bằng tiếng Pháp với những người đối thoại Pháp, Mỹ tại Hội nghi Paris. Đáng nói là bộ phim này không phải của ta, mà là của Hãng thông tấn Pháp ta mua lại.
Bà Nguyễn Thị Bình tôi đã nghe tên từ mấy chục năm nay từ ngày bà là Trưởng đoàn đàm phám MTGPMN tại Hội nghị Pais về Việt Nam tới những năm bà làm Bộ trưởng Giáo dục, Phó Chủ tịch nước. Tôi có một lần trực tiếp gặp bà tại nhà ông Hồ Trúckhi bà là Bộ trưởng Giáo dục.Nhưng nhớ nhất ấy là mấy năm sau khi bà ghé thăm cơ quan tôi với chức danh Phó Chủ tịch nước. Lúc đó tôi phụ trách Văn Phòng đón bà tại sân cơ quan, ngay phút đầu bà hỏi “Chú này tên gì, trông quen quá...”. Tôi “sướng như điên” trước câu hỏi của bà và bắt đầu giới thiệu chức vụ, nhiệm vụ...
Tối đó vừa xem TV tôi vừa tấm tắc với bà xã bái phục, phần vì tôi dốt ngoại ngữ thấy bà Bình nói tiếng Pháp trực tiếp, lưu loát giữa gần chục vị đối thoại có mỗi mình bà là người Việt Nam. Phần vì khi người ta nêu câu hỏi tranh luận, bà trả lời ngay tức thì hầu như không có thời gian suy nghĩ trong khi nhiêu câu tôi nghe xong còn ngẫm nghĩ chưa hiều người ta định hỏi gì. Lại thấy xưa nay báo chí ca ngợi bà là chính xác một gương mặt cương nghị, nói năng nhẹ nhàng khúc triết, đôi khi hóm hình...rất ngoại giao nhưng vẫn ý tứ của một người phụ nữ Việt Nam.
Tiếp đến ngay sáng hôm sau tôi lại đọc được trên VietNam Daily New (Facebook) ngày 28.5.2018 trích nguồn tìm hiểu về Chiến tranh Việt Nam nguyên văn: Cuối tháng 3/1975, Nguyễn Văn Thiệu cử một phái đoàn sang Mỹ xin viện trợ khẩn cấp. Người được giao thuyết trình về tình hình quân sự là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Đinh Văn Đệ.
Thuyết trình "trung thực" của ông Đệ về tình hình quân sự tuyệt vọng của VNCH đã tác động không nhỏ đến việc Mỹ quyết định buông xuôi. Trở lại Việt Nam, ông Đệ báo cáo lên "cấp trên" về thái độ buông xuôi của Mỹ.
Ông là điệp viên của Mặt trận Giải phóng, mang mật danh U4 thuộc lưới VĐ2.
” (*).
Đọc xong tin này tôi lại bái phục lần nữa chúng ta đã có những nhà ngoại giao tài giỏi, lại còn có thêm những cán bộ tình báo nằm vùng tận bộ não của địch. Thế trận Quân sự, ngoại giao ở trong và ngoài nước như thế thắng Mỹ là phải.
Phạm Lê
Ảnh dưới cùng ông Đệ (ngoài cùng bên trái) trong buổi hội đàm với Tổng thống Ford (áo kẻ sọc) tại Nhà trắng ngày 25/3/1975.

Mừng ngày sinh

Mừng Pham Tuấn Phương, thứ nam nhà Di Chi hôm nay 48 tuổi (29.5.1970). Chuc sinh nhật vui vẻ, chờ đón niềm vui mới thiết thực và bổ ích.
Blog gia đình cụ Quang


Chào mừng Lễ Phật Đản (Vesak 2018)

Phật Đản
Thiên Thủ Quan Âm là điệu múa do vũ sư Trương Kế Cương người Trung Hoa sáng tác. Điệu múa được trình diễn bởi 63 người điếc thuộc vũ đoàn Nghệ Thuật Trình Diễn Người Tàn Tật Trung Hoa. Bởi vì không nghe được nhạc nên có 6 người đạo diễn mặc áo trắng điều khiển giúp họ múa đúng nhịp. Điệu múa này diễn tả truyền thuyết Bồ Tát Quan Âm có nghìn tay. Bồ Tát là người sắp thành Phật nhưng vẫn còn vương vấn thế gian nên chưa thành Phật được. Lời nguyền của Bồ Tát Quan Âm: Ngày nào thế gian còn một giọt nước mắt thì ta chưa thành Phật.

Mời đọc thông báo

Tiếp theo kết quả gặp gỡ chi họ tháng 3.2018, tháng 5 có nhiều sự kiên:
-Ông Nguyên sau nhiều tháng sức khỏe bước đầu đã có tiến triển tốt.
-Tuấn Thúy vừa hoàn thành 20 ngày xuyên Châu Âu.
-Hồng Vinh kết thúc chuyến thăm Tây Nguyên.
- Phương Lương vượt sông Hồng sang địa bàn Ecopark.
-Bà Kim Anh cùng con cháu hai lần về thăm Hải Phòng.
-Phạm Ngọc Cường hoàn thành chuyến về thăm nhà.
-Bà Hoàng Thị Dung cùng Hội cựu giáo chức Định Hóa nghỉ hè tại Sầm Sơn, Hải Triều Thanh Hóa.
-Cuộc thi đoán ảnh "CAM DAI" vào giai đoạn trao giải thưởng.
Sang tháng 6 dự kiến còn có các chuyến đi trong, ngoài mước của các thành viên chi họ.
BTC thông báo mời dự gặp gỡ các thành viên nghỉ hưu của chi họ (có thể kèm theo lái xe, người giúp việc, chăm sóc sức khỏe, vệ sĩ). 
Địa điểm Nhà hàng ăn chay Buddha, 163 đường Vệ Hồ, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Thời gian 10h30 ngày Thứ bảy 2.6.2018. (*)
Ban Tổ chức: Định hướng nội dung bà Anh. Chỉ đạo thực hiện bà Nhu. Phụ trách tài chính, liên hệ nhà hàng bà Minh. Thông tin trên Blog, Viber chi họ ông Thắng. Đón tiếp bà Vinh..
Xin kính mời và mong được hưởng ứng tới dự đông đủ, đúng giờ, vui vẻ.
(Kinh phí lấy từ nguồn tài trợ, các đại biểu không phải đóng góp).
Ban Tổ chức kính báo
(*) Di chuyển từ đường Văn Cao theo hướng mũi tên đường ven hồ Chích Sài (bỏ qua Võng Thị), tới giữa nhà thuyền Hồ Tây và tương hai con Rồng vườn hoa Quân ủy Tây Hồ.

Ông bạn cưới vợ cho con

Ông bạn tôi chủ nhà hàng Ngân Tính ở Humburg nước Đức vừa tổ chức lễ cưới cho cậu con trai trưởng Đức Tùng vào ngày 20.5.2018.
Lễ cưới xong tạm hoàn hồn bà xã ông ấy gửi cho tôi gần 20 bức ảnh tâm sự “Cảm dộng lắm anh ạ, cưới con mà như là họp mặt bạn bè của bố mẹ, đông vui thân tình. Khách từ trong nước, từ các tỉnh nước Đức và nước bạn quanh vùng mấy trăm người tới dự nhiều người hỏi thăm anh chị...”. Ông ấy thì bảo "Tiếc là không có anh chị, nhà cu Tý sang vui lắm, nhưng thiếu sót tiếp đón các cháu chưa thật chu đáo vì khách đông quá". Ông bạn tôi làm phó nháy kiêm MC nhận xét lễ cưới hoành tráng, đúng chất Việt Nam giữa nước Đức.’.Ông bạn khác thì bảo rất hiếm khi được dự đám cưới Việt thân tình như thế ở nước Đức này. Bọn trẻ thế hệ con cháu sinh ra ở nước Đức giờ sống như Tây, có người yêu là chúng nghiễm nhiêm được phép đóng cửa phòng tiếp riêng. Đến khi muốn cưới cũng đơn giản vài chục người nhẹ tâng, chúng coi cưới chỉ là hình thức sống với nhau mới là chính...


Theo kiểu người Đức ông ấy đã thông báo kế hoạch từ một năm nay rất chi tiết, mấy tháng gần đây mấy lần gợi ý vợ chồng tôi sang dự gặp nhiều anh em quen biết. Rất tiếc chúng tôi không bố trí được đành cử gia đình cậu con trai đại diện tới dự. Các cháu hài lòng được  đón tiếp, bố trí nhà nghỉ chu đáo. Vợ chồng Tuấn Thúy qua giời thiệu của tôi đã đến nhà Ngân Tính mấy lần, đầu tháng vừa gặp nhau ở Humburg, nay nghe tin cưới đã rất chu đáo nhờ các cháu nhà tôi chuyền lời và quà mừng.
Buổi tối đầu tiên tới Humburg cô con dâu tôi kể gặp nhiều người hỏi thăm bố mẹ, rồi điểm ra tên từng người hỏi tôi có nhớ không. Trong thời gian trên 8 năm hai nhiệm kì công tác bên đó tôi đã đi có thể nói là hầu khắp các tỉnh, gặp gỡ rất nhiều người, rất nhiều kỉ niệm khó quên. Nhiều người còn đang ở lại, nhưng cũng có nhiều người đã về Việt Nam tôi từng gặp. Nhớ có lần dừng xe ở đường Hoàng Hoa Thám mua hàng, một ông gọi tên tôi và giới thiệu ở một tỉnh phía Nam nước Đức đã gặp tôi trong một lớp tập huấn. Cũng phải nói là ở một nước xa lạ có nhiều công chuyện, nhờ có mối liên hệ quen biết đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ có thể nói là mỹ mãn.
Năm 1989 trước khi kết thúc nhiệm kì công tác đầu tại Đông Đức vợ chông tôi và cậu con trái lúc đó 12 tuổi, vượt hơn 200km tới chia tay vợ chồng Ngân Tính. Ngày đó Đức Tùng mới đẻ còn nằm trong nôi. Ấy vậy mà giờ đã là một cháng trai cao trên mét tám có bằng cấp, có nghề nghiêp và có căn hộ riêng hôm nay chững chạc trong vai chú rể.
Quả thực thời gian trôi nhanh quá, thấm thoát từ ngày đó đến nay đã gần 29 năm có lẻ. Rất tiếc ngày cưới của cháu Đức Tùng chúng tôi không có mặt, đành gừi lời chúc mọi sự tốt lành hạnh phúc tới đôi vợ chồng trẻ và chia vui cùng bậc sinh thành.
Phạm Lê

Giọng ca chấn động thế giới

Declan Galbraith 01.jpg
Declan Galbraith là tài năng âm nhạc người Anh gốc Ireland. Từ khi mới 2 tuổi, Declan đã thừa hưởng tâm hồn, tài năng và sự đam mê với âm nhạc từ người ông của mình. Cậu bé hát trong vô thức và sống cùng âm nhạc từ dạo đó. Lên 7 tuổi, khả năng thiên phú của Declan được công nhận khi cậu biểu diễn trong lễ hội thường niên Rochester Dickens. Mọi người đều bị chinh phục bởi chất giọng cao vút, lối hát truyền cảm. Đồng thời, khán giả cũng không ngớt lời khen ngợi. Từ đó, cậu bé 7 tuổi bắt đầu được chú ý. Vào năm 2002, Declan đã lập kỷ lục Guinness thế giới khi hát trực tiếp ca khúc "Tell me why" cùng dàn đồng ca 10.000 trẻ em khác. Không chỉ vậy, tiết mục còn được nối liên lạc (bằng sóng phát thanh và vệ tinh) với hơn 80.000 đứa trẻ khác trong các trường học khắp Anh Quốc. Tiết mục này cũng đã gây tiếng vang cho Declan. Nhiều người không ngần ngại gọi cậu là "giọng hát thiên thần" vì chất giọng cao vút nhưng rất dễ chịu của mình.


Mừng ngày sinh

Chúc mừng bà Đỗ Kim Chi, TS.BS chuyên khoa, Phu nhân ông Phạm Vĩnh Di hôm nay thêm một tuổi mới (26.5.1941). Chúc sinh nhật vui vẻ, sức khỏe ổn định, nhiều may mắn vui cùng con cháu.
Blog gia định cụ Quang

Cánh đồng hoa


Minh họa bài viết giới thiệu Hoa Tulip Hà Lan trên blog cụ Quang, đây là bức tranh của cháu Bảo Trân lấy cảm hứng từ những cánh đồng hoa ngày hè Hà Lan.
Phạm Lê

Hai mươi ngày rong ruổi..

Vợ chồng Tuấn Thúy đã về tới Matxơva sau một chuyến đi dài ngày bằng ô tô nhà trong tháng 5 này..
Vừa đặt chân tới nhà Tuấn đã có vài dòng chia sẻ “Hai mươi ngày di chuyển 8500km,tiêu thụ hết 1060 lít xăng, đến và đi qua 12 nước trong khối Schengen. Chuyến vòng quanh EU của vợ chồng tôi đã kết thúc tốt đẹp, sức khỏe và phương tiện di chuyển an toàn tuyệt đối.
Xin chân thành cám ơn họ hàng gần xa, anh chị em và bạn bè thân hữu nơi chúng tôi đã đến, đã dừng chân về sự đón tiếp nhiệt tình và chu đáo. Xin cám ơn tất cả những ai đã luôn động viên ủng hộ, thường xuyên theo dõi chia sẻ về chuyến đi này.
Được thăm quan và trải nghiệm nhiều nơi, ghi lại nhiều hỉnh ảnh và clip tới đây sắp xếp thời gian tôi sẽ post dần lên để mọi người cùng chia sẻ”.
Chúc mừng vợ chồng Tuấn Thúy đã có một chuyến đi thú vị, đầy ý nghĩa thăm thú cảnh đẹp, gắn kết họ hàng bạn bè người thân rất đáng ghi nhớ. Đương nhiên từ Hà Nội đáng nóng rát .mấy hôm nay nhiệt độ tới trên 36, 37 độ C, tôi rất thèm khát có được một chuyến đi như thế. 
Thông tin về chuyến đi tương đối đầy đủ, nhưng vẫn còn một chút chưa thấy đề cập đến cần phải hỏi thêm. Di chuyển một chặng đường dài như thế qua nhiều nước, các vị có phải qua các "Trạm Thu Giá" không?.
Phạm Lê

Phí và giá

Theo Tuổi trẻ Onliens trả lời báo chí bên lề họp Quốc hội chiều 23-5, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) nhận định việc Bộ Giao thông vận tải thay từ "trạm thu phí" đã phổ biến từ trước đến nay bằng "trạm thu giá" là cách dùng ngôn ngữ "gây hiểu lầm, hiểu sai". (Ảnh dưới ông BTGTVT trả lời phỏng vấn bên lề QH đang họp về Thu giá...) 
Vốn là uỷ viên thường trực đương chức Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội ông chỉ ra: "Nguồn gốc khởi xướng chính sách là từ các cơ quan quản lý nhà nước, ở đây là Bộ GTVT. Nếu Bộ GTVT không đề xuất thì Chính phủ sẽ không ban hành nghị định như vậy".
Ông nhắc BTGTVT Nguyến văn Thế "Trong trường hợp này, Bộ GTVT đã chọn sai ngôn ngữ, mà đã sai rồi thì nên khắc phục, đừng có biện hộ bằng cách giải thích từ gốc rễ là luật với nghị định, không nên như thế".
Thực sự tôi không am hiểu về chuyên môn lĩnh vực này không dám bình luận về mặt pháp lí, chỉ có một lăn tăn khi đọc từ “Trạm thu giá” vừa khó hiểu, lạ tai lại thấy buồn cười. 
Bỗng dưng lại nhớ những trường hợp ngô nghê, khôi hài tương tự cũng từ miệng các quan chức mà ra "ngực lép không được lái xe máy, CSGT cẩm vài chục nghìn không phải là tiêu cực và đóng phí là yêu nước...".
Phạm Lê

Hoa tulip Hà Lan

Hoa Tulip Hà Lan

Khi tất cả 7 triệu hoa tulip nở một lần

Hàng năm vào khoảng giữa tháng Tư, Hà Lan được biến thành một xứ sở thần tiên với hàng triệu hoa tulip nở rộ cùng một lúc. Người Hà Lan nổi tiếng với nhiều thứ, nhưng hoa tulip đã trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới, và chúng tôi bắt đầu chụp tất cả các màu.hoa rực rỡ.Chúng tôi đã đến thăm các cánh đồng và khu vườn trên khắp đất nước này . Dưới đây là những gì chúng ta đã thấy :

































Nhìn từ trên không của cánh đồng hoa ở Hà Lan. Quay phim với DJI Phantom 4. Cảm ơn bạn đã  xem 

 Nick Vanderzon .

Du lịch Tây Nguyên

Từ ngày 13/5 đến 19/5, tôi tham gia chuyến du lịch Tây Nguyên- Nha Trang -Qui Nhơn do Hội hưu trí cơ quan tổ chức. Đoàn đi theo Tour của Công ty CP du lịch Đài Sen, có chương trình và hướng dẫn viên chu đáo. 
Vẫn còn dư âm từ giải U23 Châu Á 2018 tổ chức ở Thường Châu, Trung Quốc hồi tháng 1.2008 với những cầu thủ điển trai của đội U23 Việt Nam Xuân Trường, Công Phượng, Duy Mạnh, Quang Hải, Vũ Văn Thanh và Thủ môn quốc dân Bùi Tiến Dũng chúng tôi háo hức tìm đến Học viện bóng đá HAGL JMG của ông bầu Đoàn Nguyên Đức. Ngắm nhìn cơ ngơi nhà ở, sân bãi và các công trình phục vụ huấn luyện, xem các học viên khóa mới đang tập luyện. Với nhiều người trong chúng tôi có lẽ là lần đầu tiên được tận mắt thấy ngôi trường đào tạo bài bản cầu thủ bóng đá trẻ, càng hiểu thêm lứa câu thủ ấy vì sao đang đượcj người hâm mộ cả nước yêu mến..
Một địa điểm nữa mà chúng tôi không thể quên khi đã vào tới đây là tới thăm Bảo tàng vị anh hùng áo vải lẫy lừng Quang Trung, thăm cây me cổ thụ và giếng nước được lưu truyền  có từ thời Quang Trung. 
Nằm trong tour đoàn cũng đã có thời gian tới Gềnh đá Đĩa ở Phú Yên và thăm quan resort Trung Nguyên, những nơi có phong cảnh đẹp không khí trong lành. (Rất tiếc cà phê ở đây biết là nổi tiếng, nhưng giá quá mắc một cốc cà phê thường 150 ngàn, cốc cà phê chồn đặc sản 300 ngàn nên cả đoàn chỉ có mỗi một vị dám uống cho biết).
Chỉ có một tuần chúng tôi đã đi qua 4 tỉnh Tây Nguyên, Nha Trang và Qui Nhơn. Thời gian ngắn di chuyển nhiều quả thực cũng mệt nhưng rất vui vì được biêt thêm những địa danh mới của đất nước, được gặp lại nhiều anh chị em đông nghiệp cùng cơ quan trong một chuyến đi có lẽ sẽ còn ghi nhớ mãi không quên.
Lê Hồng Vinh





Chia tay tuổi học trò

Mấy hôm nay trên các trang mạng đưa tin, ảnh học sinh THPT chia tay tuổi học trò. Tôi nguyên là cựu học sinh trường CVA Hà Nội niên khóa (1960-1963), đương nhiên tìm đọc không khí ngày chia tay tại ngôi trường cũ của minh.
Hầu như trong chúng ta ai cũng đã từng qua những giây phút như thế, không thể quên. Mỗi thế hệ có những cách biểu cảm riêng, ngày nay các bạn ấy có điều kiện kinh tế, dễ thở hơn khi cách nhìn nhận dư luận cũng cởi mở hơn so với mấy chục năm trước đây nhiều.
Năm 1963 chúng tôi kết thúc năm câp III trong lặng lẽ, chẳng có họp mặt, không cờ hoa, không ảnh lưu niệm. Nụ cười và nước mắt cũng dấu kín, chỉ có sự âm thầm trong cõi lòng từng người bởi “thời thế lúc đó phải như thế”. 
Năm ấy tôi vẫn nhớ mình có một quyển sổ lưu niệm tự đóng ghi lại những dòng cảm nghĩ ngày chia tay bạn bè, chủ yếu là những người thân nên cũng không được nhiều nhưng đọc đi đọc lại rất nhiều lần ngay cả trong những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt. Rất tiếc đã bị thất lạc không còn tìm thấy, tuy vậy ngày nay chúng tôi những người bạn cũ tuỏi học trò cuối cấp vẫn còn giữ được mối liên hệ hằng năm, tuy không thường xuyên và đầy đủ vì thiếu vắng kẻ xa người mất.
Bà xã tôi cũng còn giữ được mấy tấm ảnh ngày bắt đầu kết thúc năm học phổ thông, bước vào trường Đại học mang theo nhiều mơ ước. (Ảnh trên ĐHTH Minsk, Bạch Nga 1967-1973)Ngày nay bà ấy vẫn có những buổi họp mặt, gặp gỡ đi chơi cùng bạn bè xưa..
Hai hôm nay đi khám bệnh định kì qua ngôi trường cũ CVA, lại gợi nhớ bao kỉ niệm thời còn trai trẻ khi mùa hè đến ấy là lúc chia tay tuổi học trò.
Phạm Lê.

Thác Mu thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đẹp như tiên cảnh

Thác Mu thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đẹp như tiên cảnh

'Phát sốt” với thác nước đẹp như tiên cảnh ngay gần Hà Nội

(Dân trí) - Được ví như chốn “bồng lai, tiên cảnh”, thác Mu thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đang là điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều người đam mê du lịch.

Cách Hà Nội chừng 130km, thác Mu thuộc xóm Mu, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đang được xem là địa điểm du lịch lý tưởng, hấp dẫn thu hút nhiều khách tham quan, du lịch.
Cách Hà Nội chừng 130km, thác Mu thuộc xóm Mu, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đang được xem là địa điểm du lịch lý tưởng, hấp dẫn thu hút nhiều khách tham quan, du lịch.
Khác xa với vẻ ồn ào, náo nhiệt của Thủ đô, khung cảnh của thác Mu hiện lên yên bình với không khí trong lành, cảnh đẹp được ví như chốn “bồng lai, tiên cảnh”.
Khác xa với vẻ ồn ào, náo nhiệt của Thủ đô, khung cảnh của thác Mu hiện lên yên bình với không khí trong lành, cảnh đẹp được ví như chốn “bồng lai, tiên cảnh”.
Du lịch thác Mu có 2 mùa: mùa mưa và mua khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9. Đây được xem là thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch bởi thời tiết mát mẻ, nước cũng nhiều nên các tầng thác cuồn cuộn chảy. Trong khi đó, mùa khô thác Mu diễn ra từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Thời điểm này thời tiết ở Mu khá lạnh và nhiều sương mù, thích hợp với những du khách ưa khám phá, trải nghiệm hơn là nghỉ dưỡng. Ảnh: @dinhminh15
Du lịch thác Mu có 2 mùa: mùa mưa và mua khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9. Đây được xem là thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch bởi thời tiết mát mẻ, nước cũng nhiều nên các tầng thác cuồn cuộn chảy. Trong khi đó, mùa khô thác Mu diễn ra từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Thời điểm này thời tiết ở Mu khá lạnh và nhiều sương mù, thích hợp với những du khách ưa khám phá, trải nghiệm hơn là nghỉ dưỡng. Ảnh: @dinhminh15

Dòng thác trắng xóa đổ ập xuống các mỏm đá tạo thành từng tầng trông rất hùng vĩ, đẹp mắt. Bên dưới dòng thác, mặt nước trong xanh, xung quanh là rừng cây mát mẻ, khung cảnh đẹp nên thơ.
Dòng thác trắng xóa đổ ập xuống các mỏm đá tạo thành từng tầng trông rất hùng vĩ, đẹp mắt. Bên dưới dòng thác, mặt nước trong xanh, xung quanh là rừng cây mát mẻ, khung cảnh đẹp nên thơ.
Thác Mu vẫn chưa được nhiều người biết đến nên cảnh vật ở đây vẫn còn khá hoang sơ, các dịch vụ cũng chưa nhiều. Nhưng bù lại, khung cảnh nơi đây ít chịu tác động của bàn tay con người nên vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên của bản làng, rừng núi.
Thác Mu vẫn chưa được nhiều người biết đến nên cảnh vật ở đây vẫn còn khá hoang sơ, các dịch vụ cũng chưa nhiều. Nhưng bù lại, khung cảnh nơi đây ít chịu tác động của bàn tay con người nên vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên của bản làng, rừng núi.
Cảnh đẹp tại thác Mu Hòa Bình
Cảnh đẹp tại thác Mu Hòa Bình
Đến đây bạn không thể bỏ qua những món ăn đặc sản của Hòa Bình như: ốc núi, cua núi, cơm lam, rau rừng và cá suối nướng… Hiện nay, ngay gần khu vực này cũng có homestay cho bạn nghỉ ngơi với mức giá khá rẻ dao động từ 150 nghìn – 200 nghìn đồng/ phòng. Tuy nhiên, các hàng quán chưa nhiều nên để chủ động, bạn có thể chuẩn bị thêm các thức ăn nhanh như: mỳ tôm, xúc xích hoặc đồ ăn sẵn và vật dụng du lịch cá nhân khác nếu muốn lưu trú lâu ngày.
Đến đây bạn không thể bỏ qua những món ăn đặc sản của Hòa Bình như: ốc núi, cua núi, cơm lam, rau rừng và cá suối nướng… Hiện nay, ngay gần khu vực này cũng có homestay cho bạn nghỉ ngơi với mức giá khá rẻ dao động từ 150 nghìn – 200 nghìn đồng/ phòng. Tuy nhiên, các hàng quán chưa nhiều nên để chủ động, bạn có thể chuẩn bị thêm các thức ăn nhanh như: mỳ tôm, xúc xích hoặc đồ ăn sẵn và vật dụng du lịch cá nhân khác nếu muốn lưu trú lâu ngày.
Từ Hà Nội hiện nay chưa có tuyến nào chạy thẳng tới Thác Mu mà bạn phải bắt xe khách tới Vụ Bản, thuộc huyện Lạc Sơn, Hòa Bình rồi từ đó thuê xe di chuyển tới đây. Ngoài ô tô, bạn có thể lựa chọn phương tiện di chuyển bằng xe máy. Với quãng đường dài 130km, từ Hà Nội bạn chỉ cần khoảng 3 tiếng đồng hồ là có mặt tại thác Mu (Hòa Bình).
Từ Hà Nội hiện nay chưa có tuyến nào chạy thẳng tới Thác Mu mà bạn phải bắt xe khách tới Vụ Bản, thuộc huyện Lạc Sơn, Hòa Bình rồi từ đó thuê xe di chuyển tới đây. Ngoài ô tô, bạn có thể lựa chọn phương tiện di chuyển bằng xe máy. Với quãng đường dài 130km, từ Hà Nội bạn chỉ cần khoảng 3 tiếng đồng hồ là có mặt tại thác Mu (Hòa Bình).
Từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn chạy xe theo đường Nguyễn Trãi hướng về Hà Đông tới ngã ba Ba La (hướng đi tới chùa Hương), đi theo hướng Tế Tiêu – Vân Đình – đường Hồ Chí Minh – rừng Cúc Phương – Vụ Bản (Hòa Bình) – xóm Mu. Từ Vụ Bản tới thác Mu chỉ dài chừng 20km nhưng đường xấu và khá khó đi nên cần phải chuẩn bị phương tiện thật tốt. Từ trung tâm xóm Mu di chuyển thêm 10km nữa là vào trạm thu vé vào Thác Mu với giá 5 nghìn đồng/ lượt. Ảnh: Facebook: Ngọc Lưu
Từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn chạy xe theo đường Nguyễn Trãi hướng về Hà Đông tới ngã ba Ba La (hướng đi tới chùa Hương), đi theo hướng Tế Tiêu – Vân Đình – đường Hồ Chí Minh – rừng Cúc Phương – Vụ Bản (Hòa Bình) – xóm Mu. Từ Vụ Bản tới thác Mu chỉ dài chừng 20km nhưng đường xấu và khá khó đi nên cần phải chuẩn bị phương tiện thật tốt. Từ trung tâm xóm Mu di chuyển thêm 10km nữa là vào trạm thu vé vào Thác Mu với giá 5 nghìn đồng/ lượt. Ảnh: Facebook: Ngọc Lưu
Hiệp Nguyễn

Sầm Sơn vẫy gọi


Mùa hè nóng nực bà Dung đang cùng các bạn hữu Hội cựu giáo chức Định Hóa, Thái Nguyên có những ngày tuyệt đẹp hưởng gió biển mát lành tại bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Phạm Lê

Câu chuyện Chủ nhật: Bolero

Sáng nay chủ nhật tôi vừa xem caphê sáng trên VTV 3, gặp gỡ Quán quân thần tương Bolero năm 2018  Duy Cường.
Ngạc nhiên hơn anh ấy là TS triết học, giảng viên Đại học KHXHNV chuyên ngành Mỹ học. Về dòng nhạc này hãy nghe Quan quân tâm sự sau khi đăng quang Nếu đi sâu vào Triết học, bạn sẽ thấy rằng nó và Bolero không quá khác nhau như nhiều người vẫn nghĩ. Triết học là một lĩnh vực rất rộng và trong đó, Cường chuyên nghiên cứu về Mỹ học. Đây là một ngành khoa học nghiên cứu các quan hệ thẩm mỹ, trong đó cái đẹp là trung tâm và nghệ thuật chính là biểu hiện tập trung rõ nhất. Bolero là một sản phẩm của âm nhạc, của nghệ thuật thì đương nhiên Triết học sẽ nghiên cứu cả Bolero và ngược lại, Bolero sẽ là một địa hạt rất hấp dẫn để Triết học tìm đến.
Còn tôi thực tình chẳng thích thú gì với Bolero và cũng bất ngời nó lại liên quan tới triết học. Tôi chưa bao giờ xem chương trình này trên TV, đôi khi chỉ lướt qua một tí rồi chuyển kênh khác ngay. Tôi không thích vì nghe não nề quá, buồn rười rượi. Thú thật tôi không thích hai ca sĩ được gọi là thày Ngọc Sơn và Quang Lê.
Có thể trình độ âm nhạc của tôi có vấn đề nên mới không thích Bolero. Sự thực là phải đánh giá thế nào VTV 3 đài TH Quốc gia mới có sự ưu ái đến thế, họ dành cả một chương trình dài ngày cho cuộc thi đình đám ấy. Chẳng nhẽ họ làm liều?
Phạm Lê


Lễ cưới của Hoàng tử Anh Harry và diễn viên Mỹ Meghan Markle (19/5/2018)

Tĩnh tâm


Ông Di tĩnh tâm tới thăm Pháp Viện Minh Đắng Quang Quận 2, TP.Hồ Chí Minh.
Phạm Lê

Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh do người Thái Lan xây dựng

 Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh do người Thái Lan xây dựng

Chuyện về Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh do người Thái Lan xây dựng

Công trình là biểu tượng minh chứng tình cảm của người dân nơi đây dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như minh chứng cho tình hữu nghị Thái-Việt.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thời gian dừng chân tại Thái Lan, hòa mình với đời sống của kiều bào để tuyên truyền cách mạng. Gần một thế kỷ đã trôi qua, những địa điểm Người lưu lại trên đất Thái đã được bà con Việt kiều góp công, góp của xây dựng nên những khu lưu niệm nhằm tưởng nhớ đến công lao của Người.
Tuy nhiên, có một công trình khá đặc biệt - đặc biệt ở chỗ nó ra đời từ ý tưởng và sự đầu tư của chính quyền Thái Lan - đó là Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Đông, xã Pamakhab, tỉnh Phichit.
Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Đông được xây dựng trên khu đất với diện tích 6.400 m2 gồm một tòa nhà bảo tàng 2 tầng, một ngôi nhà sàn và các công trình phụ trợ.
Dấu ấn gắn kết tình hữu nghị Việt- Thái
Trong chuyến công tác tại Thái Lan mới đây, chúng tôi đã có dịp đến thăm Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại bản Đông, xã Pamakhab, tỉnh Phichit. Khu lưu niệm này được khởi công xây dựng vào tháng 13/2013 trên diện tích 6.400m2, thuộc dự án xây dựng Làng hữu nghị Thái-Việt. Bản Đông là nơi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mùa Thu năm 1928 đã dừng chân trong một khoảng thời gian ngắn để tuyên truyền vận động cách mạng trước khi rời đi các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.
Gần thế kỷ đã trôi qua, ký ức về Người vẫn được bà con Việt kiều và cả người dân Thái Lan lưu giữ và công trình lưu niệm là một biểu tượng minh chứng tình cảm của người dân nơi đây dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như minh chứng cho tình hữu nghị, gắn bó Thái-Việt.
Ngôi nhà sàn nằm trong khuôn viên rợp bóng cây, được phục dựng đúng kích cỡ và kiểu dáng như ngôi nhà sàn Bác Hồ đã từng ở tại bản Đông, xã Pamakhab, tỉnh Phichit cách đây gần một thế kỷ.
Ông Somporn Lekuthaipanich, Chánh văn phòng Tổ chức quản lý xã Pamakhab, tỉnh Phichit - người quản lý chính tại Khu lưu niệm đưa chúng tôi vào khoảng sân với thảm cỏ xanh ngắt, dưới những tán cây lá xum xuê, phía trước Khu lưu niệm bản Đông Hồ Chí Minh. Ông Somporn cho biết, công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện những hạng mục cuối cùng gồm tòa nhà chính là Bảo tàng Hồ Chí Minh bản Đông với thiết kế 2 tầng.
Tầng 1 hiện đang trưng bày những hiện vật mang đậm nét văn hóa truyền thống của Việt Nam như áo dài, nón lá… cũng như những hình ảnh quan khách Việt Nam và Thái Lan ghé thăm bảo tàng. Tầng 2 của tòa nhà hiện đang được sắp xếp để trưng bày những thông tin, hiện vật về quá trình hoạt động cách mạng tại Thái Lan nói chung và tại tỉnh Phichit nói riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cách tòa nhà bảo tàng chính của Khu lưu niệm không xa, trong vườn cây xanh mướt là ngôi nhà sàn bằng gỗ kiểu Thái với 7 bậc cầu thang và cửa sổ trước nhà mô phỏng lại đúng ngôi nhà mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở tại bản Đông. Hiện trong chính giữa ngôi nhà sàn này đang đặt bàn thờ và bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía bên phải là chiếc tủ gỗ đơn sơ trên có những chiếc đèn dầu đã nhuốm màu thời gian, chiếc chõng tre hay những chiếc giỏ mây đơn sơ đựng vật dụng, quần áo. Những hiện vật này đúng với những đồ dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng khi dừng chân hoạt động cách mạng tại bản Đông.
Bàn thờ và tượng Bác Hồ được đặt trang trọng chính giữa trong ngôi nhà sàn.
“Để phục dựng lại ngôi nhà sàn này, chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu sách vở, tài liệu. Sau đó mang những hình ảnh này về hỏi những người già ở khu vực này xem có giống hình ảnh ngôi nhà khoảng 100 năm trước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ở hay không. Sau khi có hình mẫu rồi, chúng tôi tiến hành xây dựng nhà theo đúng kích cỡ và kiểu dáng ngôi nhà xưa. Như những cột nhà sàn này có tuổi thọ hơn 100 năm được chúng tôi mua từ 3 ngôi nhà sàn cũ gộp lại”, ông Somporn Lekuthaipanich cho biết.
Sau hơn 4 năm xây dựng và hoàn thiện, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Đông vẫn đang tiếp tục được chính quyền Thái Lan và tỉnh Phichit đầu tư phát triển. Trong quá trình xây dựng, tỉnh Phichit đã ký Biên bản ghi nhớ với Viện Bảo tàng tri thức quốc gia Thái Lan, trực thuộc Văn phòng chính phủ để phát triển nơi đây thành bảo tàng khám phá tri thức kiểu mẫu Thái Lan. Đó là bảo tàng vừa kết hợp du lịch vừa là nơi học tập, nghiên cứu lịch sử. Chính quyền tỉnh Phichit mong muốn khu lưu niệm không chỉ là nơi dành cho việc học tập, tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn phát triển nơi đây thành khu du lịch cộng đồng của xã Pamakhab.
Chiếc tủ gỗ đơn sơ, trên có những chiếc đèn dầu đã nhuốm màu thời gian và chiếc chõng tre, những chiếc giỏ mây đơn sơ đựng vật dụng, quần áo.
“Việc xây dựng làng hữu nghị Thái-Việt, đặc biệt là khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Đông là dấu mốc chứng tỏ mối quan hệ Thái Lan-Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp. Làng hữu nghị Thái-Việt sẽ là một dấu mốc được lưu lại trong tâm trí mỗi người dân tại tỉnh Phichit. Công trình này sẽ giúp nhiều người biết đến tỉnh Phichit hơn. Phichit không chỉ có những ngôi chùa đẹp mà còn là nơi lãnh tụ của Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng có thời gian hoạt động cách mạng. Các em nhỏ đến đây tham quan, tìm hiểu sẽ thấy tự hào hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều quan trọng nhất, đây là Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh duy nhất được xây dựng trên đất Thái Lan bởi người Thái và ngân sách của chính quyền Thái Lan. Đây là công trình quan trọng và rất đáng tự hào mà người Thái dành cho các bạn Việt Nam”, ông Virasak Vichitsengsri, Tỉnh trưởng tỉnh Phichit, cho biết.
Dù chưa chính thức khai trương nhưng đã có rất đông du khách biết và đến tham quan, tìm hiểu về Khu lưu niệm.
Lòng kính trọng với Chủ tịch Hồ Chí Minh là động lực lớn để vượt qua những khó khăn
Cho đến nay, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Đông đã gần hoàn thiện và sắp chính thức khai trương đón khách tham quan. Tuy nhiên, ít người biết rằng, ý tưởng xây dựng công trình này đã vấp phải vô vàn khó khăn, thậm chí là hiểu lầm từ nhiều phía.
Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Somporn Lekuthaipanich, Chánh văn phòng Tổ chức quản lí xã Pamakhab bồi hồi nhớ lại những ngày đầu tiên với vô vàn khó khăn để xin chính quyền thông qua Dự án xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Đông.
Lòng kính trọng và những câu chuyện được nghe về quãng thời gian hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan dường như là một cái “duyên”, là động lực để ông Somporn Lekuthaipanich gắn bó với dự án Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Đông ngay từ thủa ban đầu.
“Có một điều mà tôi không thể nào quên đó là khi vào thắp hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi đã khấn xin rằng: “Con là cán bộ làm việc tại bản Đông, xã Pamakhab, tỉnh Phichit - nơi Người đã từng dừng chân hoạt động cách mạng. Con muốn giới thiệu những điều này cho mọi người cùng biết. Và nếu có thể cũng muốn xây dựng một khu lưu niệm về Người”. Tỉnh Phichit cũng thật may mắn khi Bác Hồ đã dừng chân ở đây và góp phần xây dựng nên những câu chuyện lịch sử của tỉnh. Cho đến nay, chúng tôi đã nhận được sự hợp tác, giúp đỡ từ rất nhiều phía, kể cả những người tôi chưa quen biết. Người dân Phichit cũng ủng hộ hơn 400.000 bath, hơn cả mong đợi. Tôi thầm nghĩ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa họ đến giúp đỡ, động viên chúng tôi”.
Ông Somporn Lekuthaipanich (áo xanh) - người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Đông.
Khi vấn đề tư tưởng được giải quyết, việc thu thập thông tin là một trở ngại lớn tiếp theo. Do quãng thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu lại Phichit không dài và phải hoạt động bí mật nên có rất ít tư liệu được ghi lại. Ngoài việc tìm kiếm thông tin qua các tài liệu lịch sử tại Cục lưu trữ quốc gia, ông Somporn và các cộng sự phải bỏ công sức đi gặp và tìm hiểu thông tin từ những người cao tuổi trong cộng đồng người Việt tại Thái Lan, người dân địa phương cũng như hợp tác với Bảo tàng Hồ Chí Minh của Việt Nam.
“Tại cuộc họp năm 2012, đại diện phía Bảo tàng Hồ Chí Minh khẳng định thông tin Phichit là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu trú trong quá trình hoạt động cách mạng tại Thái Lan là đáng tin cậy. Sau đó, vào năm 2013, chúng tôi đã đến Bảo tàng Hồ Chí Minh tìm hiểu và gặp được tài liệu trưng bày về khoảng thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh sống tại Thái Lan và có ảnh lưu lại là vào năm 1928-1929, trong đó có câu đề cập đến tỉnh Phichit và Udon, tiếp đó là Nakhorn Phanom. Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Chu Đức Tính đã tặng lại chúng tôi tài liệu nghiên cứu của mình có đề cập đến việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói đến bản Đông Phichit, là tại xã Pamakhab hiện nay”, ông Somporn cho biết.
Sau 5 năm thực hiện dự án, khu đất với diện tích 6.400 m2 đến nay đã được đầu tư khang trang với tổng nguồn kinh phí gần 16 triệu bath, các công trình phụ trợ đã tương đối hoàn thiện. Với ông Somporn, niềm vui và cũng là nguồn động viên lớn nhất chính là có rất nhiều người Thái biết và đến thăm quan, tìm hiểu về Khu lưu niệm dù chưa chính thức khai trương.
“Đây sẽ là nơi kể về những câu chuyện, các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại bản Đông, tại sao Bác Hồ lại chọn bản Đông, bản Đông có những gì hay... tiếp theo là tạo sự gắn kết, là nơi học tập nghiên cứu lịch sử để người dân cảm nhận được rằng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Đông là một phần của cộng đồng. Đây là địa điểm rất đáng tự hào, là biểu tượng của sự gắn kết tình hữu nghị Thái - Việt. Sau khi tìm hiểu những thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi càng thêm yêu, kính trọng Người bởi lối sống giản dị, tình yêu đất nước, không nghĩ đến lợi ích cá nhân.”, ông Somporn tự hào nói.
Khu lưu niệm sẽ là nơi lưu giữ tình cảm của người Thái với Bác Hồ
Dù chỉ dừng chân tại bản Đông, xã Pamakhab, tỉnh Phichit trong khoảng thời gian ngắn, nhưng với người dân Thái Lan, ký ức về Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn là hình ảnh đẹp. “Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người có vị trí quan trọng đối với mỗi người dân Việt Nam mà còn là người có vai trò quan trọng trên thế giới. Việc xây dựng khu lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như lịch sử của tỉnh Phichit của chính quyền Thái Lan là điều đáng hoan nghênh. Nó giống như một hình tượng để mọi người học tập, noi theo. Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng Người vẫn ở trong trái tim mọi người”, đây là tâm sự của ông Virasak Vichitsengsri, Tỉnh trưởng tỉnh Phichit khi dẫn chúng tôi thăm quan Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Đông.
Ông Virasak Vichitsengsri, Tỉnh trưởng tỉnh Phichit: "Đây là công trình quan trọng và rất đáng tự hào mà người Thái dành cho các bạn Việt Nam"
Là người Thái bản địa, ông Chaloem Phephuong, Chủ tịch Hội quản lý xã Pamakhab, không dấu nổi niềm tự hào, vinh dự khi Bác Hồ chọn nơi đây là địa điểm hoạt động Cách mạng đầu tiên trên đất Thái. “Cách đây 40 năm, khi còn nhỏ tôi đã theo bố tôi đến khu vực này và biết khá rõ nơi đây. Bố tôi kể cho tôi nghe rằng, nơi đây trước kia là ngôi làng của người Việt Nam ở… Cách làm ăn, kiếm sống của người Việt Nam ở đây cũng khá giống người bản địa nơi này. Hồi bé tôi có nghe mọi người nói rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh sống ở đây nhưng không có bằng chứng bởi người Việt không tiết lộ gì cả…Chúng tôi thấy tự hào và vinh dự vì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn xã Pamakhab là nơi ở trong quá trình hoạt động cách mạng giải phóng dân tộc. Chúng tôi muốn xây dựng nơi này thành địa điểm du lịch, tìm hiểu của mọi người về vị anh hùng của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi cũng mong muốn mở rộng khu vực này cho xứng tầm với vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Những kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được lưu truyền tới thế hệ thứ 2, thứ 3 người Thái gốc Việt. Cô Surimol Mongkol Xahan, 30 tuổi, là thế hệ thứ 3 sinh ra và lớn lên tại bản Đông, xã Pamakhab, tỉnh Phichit. Hiện Surimol là cán bộ phụ trách văn hóa xã. Ngay từ khi còn nhỏ, Surimol Mongkol Xahan thường được ông nội là người Việt kể cho nghe những câu chuyện về quê hương, về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính tình yêu, sự gắn bó ấy đã thôi thúc Surimol khi lớn lên mong muốn đóng góp một phần công sức hướng về Tổ quốc. Công việc hiện tại được phụ trách tại Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Đông phần nào thỏa mãn niềm mong ước ấy.
“Tôi không nói được tiếng Việt nên bản thân phải tự học hỏi rất nhiều để biết được tổ tiên, nguồn cội của mình. Tôi cảm thấy rất tự hào khi nơi đây Bác Hồ đã dừng chân hoạt động Cách mạng. Bác Hồ là nhà lãnh đạo, là tấm gương để mọi người nơi đây học tập và noi theo”.
Cũng giống như cháu gái mình là Surimol Mongkol Xahan, cô Pornphen Phephuong, 50 tuổi rất phấn khởi khi Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Đông tại xã Pamakhab, tỉnh Phichit đã được triển khai xây dựng và cũng không lâu nữa nơi đây chính thức được khánh thành. Khu lưu niệm này là nơi giúp cô cũng như nhiều kiều bào khác tại Thái Lan bày tỏ lòng thành kính với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh, đồng thời là nơi nhắc nhở những người con mang dòng máu Việt không quên nguồn cội của mình.
Thế hệ người Thái gốc Việt thứ 2, thứ 3 như cô Pornphen Phephuong và Surimol Mongkol Xahan luôn tự hào với gốc gác Việt Nam - nơi đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Mặc dù chưa chính thức mở cửa nhưng nơi đây vẫn là địa điểm dừng chân thăm quan và học tập của cả người Thái và khách du lịch. Theo thống kê, năm 2017 có khoảng 1.000 khách đến thăm khu lưu niệm. Ngoài ra, có khoảng 100.000 người tìm kiếm thông tin về Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Đông thông qua Google map.
Chắc chắn khi mở cửa chính thức, Khu lưu niệm sẽ là địa điểm thăm quan, tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tình hữu nghị Việt - Thái của đông đảo người Việt Nam và Thái Lan, góp phần thắt chặt mối tình hữu nghị giữa hai nước./.
Nhóm PV và Cơ quan thường trú VOV tại Thái Lan(thực hiện)