ĐÔI LỜI GỬI TỚI CÔ DUNG

Núi Cốc năm 2007

Nguyên tiêu được đọc thơ cô
Chúc mừng sinh nhật bác Nhu hôm rằm
Lời thơ mộc mạc đơn sơ
Nặng tình, đậm nghiã, chân thành chị em !
Rắn, Mèo quấn quýt bên nhau *
Động viên, khích lệ, sống vui tuổi già !

*
* *

Du xuân tới đất Đài Loan
Ở chơi với cháu tới khi hè về
Ngoài chơi với cháu,làm gì ?
Vi tính thành thạo, tiếng Anh đủ dùng ?
Khi về Laptops đeo hông
Nối mạng vi tính, chát cùng chị em !

“Chào các bác Oshin ạ”.

“Chào các bác Oshin ạ”.

Về đề tài Oshin vừa được nêu lên, có vị đã ngay tức khắc nhắn tin cho tôi bảo tiếp tục đi, đề tài này đang được quan tâm đấy. Vả lại hôm nay đã là 29 tháng 2, tháng này chỉ có 29 ngày như vậy ngày mai đã bắt đầu là tháng 3 rồi, mà vẫn chưa thấy bài định hướng tháng 3 cho Bog nhà mình của bác Kim Anh. Trong khi chờ đợi tôi xin kể lại một câu chuyện nhỏ dưới đây về đề tài này để quí vị cùng đọc.
Tôi biết nhà ta có nhiều vị đã và đang có Oshin và có rất nhiều kinh nghiệm sử dung Oshin như các vị Di, Nhu, Ngọc, Tiến, Hùng Hương, Hoa Minh, Hà Khanh và gần đây là bác Lan. Đã đành rằng có Oshin tiện lợi biết bao cho nhiêu gia đình neo bấn có gười già và con trẻ. Như nhà ta trước đây đã có bà Vinh Oshin sống với cụ bà dễ chừng tới hơn 6 năm, cho tới tận ngày cụ qua đời. Nhưng cũng có ngàn lẻ chuyện cười về Oshin, có chuyện cười ra nước mắt.
Số là ở xóm tôi mấy nhà liền kề đều nuôi Oshin giúp việc, tất nhiên là mỗi nhà có một yêu cầu công việc cụ thể. Nhưng cứ đến buổi chiều hằng ngày khi gia chủ đã đi vắng hết, vào quãng 15h trong khi chờ xe rác là 6,7 Oshin lại tranh thủ họp “giao ban” rất đầy đủ, ít khi thiếu. Thôi thì đủ thứ chuyện được các bà tranh nhau nói, rồi bình luận sôi nổi lắm. Nào là chuyện từ ông bà chủ yêu ghét nhau thế nào, xấu đẹp keo kiệt hay hào phóng ra sao, đến chuyện con cái ăn học, yêu đương, rồi nhà chủ sắp có chuyện gì gì đó xảy ra…
Khi chuyện nhà chủ mới chưa hết đã lại đến chuyện chủ cũ, tuốt tuột đều được đem ra kể hết. Cứ sau mỗi câu chuyện như thế thường là những lời bình phẩm, kèm theo những trận cười như nắc nẻ khoái trá, đôi khi có cả những lời ca thán chê bai. Những lần đi qua chót nghe được các bà ấy nói mà rợn tóc gáy, toàn chuyện thâm cung bí sử nhà chủ, nhiều chuyện cứ như tình sử các ngôi sao Hồng Công ấy.
Đã thành thông lệ cứ mỗi lần phải đi công việc gặp đúng giờ “giao ban” và cũng là để phòng tránh “hậu hoạ” bị mang ra “giao ban” do sơ hở gì đó của nhà tôi với cánh Oshin cận kề nhà mình, tôi cứ là phải cất tiếng chào thật to từ xa “Chào các bác Oshin ạ”.
May quá cho đến nay một phần nhà tôi vẫn còn "son rỗi" nên chưa phải nhờ cậy đến Oshin, nhưng một phần cũng là nhờ
vào câu chào ấy mà chuyện gia đình tôi vẫn đựoc "bảo tồn", chưa được đem ra "giao ban".

Vĩnh Toàn

Tin mới

Tin mới
(Theo Hà nội mới điện tử, ngày 28/02/2008)
Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2008 sẽ khai mạc trong 2 ngày, từ 30-4 đến 1-5 tại Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.

Lễ hội Du lịch Cửa Lò là hoạt động mở đầu cho đánh bắt vụ cá Nam ngư dân vùng biển Nghệ An và du lịch tắm biển, nghỉ mát hằng năm; đồng thời tiếp tục hưởng ứng chương trình du lịch “Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới”.

Theo đó, cùng với các chương trình nghệ thuật múa hát với chủ đề “Sắc mới Cửa Lò”, các hội thi đua thuyền truyền thống, trò chơi dân gian cũng sẽ diễn ra trong suốt mùa lễ hội.

Cụ thể: giải thể thao, cuộc thi báo chí tuyên truyền về du lịch Cửa Lò, thi khách sạn xanh- sạch- đẹp diễn ra tại Cửa Lò (tháng 4), giải quần vợt Cửa Lò mở rộng, giao lưu các đài truyền hình Bắc- Trung- Nam với đài truyền hình quốc gia Lào, hội thảo du lịch biển miền Trung (tháng 5), giải bóng đá, bóng chuyền học sinh- sinh viên và giao lưu văn hoá văn nghệ với các đơn vị ở Thủ đô Hà Nội với chủ đề “Ba Đình về với Làng Sen” (tháng 6), các hoạt động quảng bá cho du lịch Cửa Lò (tháng 7).

Để phục vụ du khách trong dịp này, UBND Thị xã Cửa Lò đã mở 1 tuyến đường thuỷ từ bờ ra đảo Cát Chân, đưa vào sử dụng một số khách sạn và nhà hàng mới.

Các thông tin trên được đưa ra trong buổi họp báo giới thiệu về Du lịch Cửa Lò 2008 do Sở VHTT, Hội Nhà báo Nghệ An và UBND Thị Xã Cửa Lò tổ chức sáng nay (28/2) tại Hà Nội.


Phạm Lê (suu tầm)

Tin bổ xung, sauTết cháu Hoàng Thu Hà nhân chuyến công tác tại Nghệ An nghe đồn đã tranh thủ tiến hành khảo sát thực địa, chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ hè tại Cửa Lò năm nay, giống như kì nghỉ năm 2007.

Chúc mừng

Chúc mừng
Nhân ngày thầy thuốc Việt Nam xin gửi lời chúc mừng tới bác T.S y khoa Đỗ Kim Chi kính mến, người duy nhất của gia đình ta tận lực với ngành y trong mấy chục năm nay.

Gia đình Phạm Vĩnh Thắng

TÂM, ĐỨC, NHẪN, TÀI

TÂM, ĐỨC, NHẪN, TÀI
Người già xem Ti Vi,
Ngày thầy thuốc Việt Nam.
Thắm đẫm tình nhân ái.
Lại đề cao chữ Tâm.
Cộng thêm một chữ nhẫn.
Lương y như từ mẫu.
"TÂM, ĐỨC, NHẪN, TÀI"
Mấy điều đáng quí thay.

Kim Anh
(27.2.2008)

CHÀO MỪNG NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM

BS -GĐ Đỗ Xuân Dục tháp tùng Bác Hồ Thăm BV Bạch Mai năm 1955

Hôm nay là ngày thầy thuốc Việt Nam 27/02/2008, đó là ngày mà cách đây 53 năm ( 27/02/1955) Bác Hồ đã gửi thư cho ngành y tế VN với lời chúc " Lương y như từ mẫu "... " Phải xây dựng nền y học của ta dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng, phải coi trong việc phối hợp thuốc đông với thuốc tây"....Ngày 6/02 /1985 HĐBT đã quyết định ngày 27/02 hàng năm là "Ngày thầy thuốcVN ". Thưc hiện lời dạy của Bác,từ đó đến nay ngành y tế VN đã không ngừng phát triển và trưởng thành về nhiều mặt từ tổ chức mạng lưới phòng chữa bệnh đến việc nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, bảo vệ sức khỏe của nhân dân với tinh thần thầy thuốc ngày càng đồng cảm hơn với nỗi đau của người bệnh, đã áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại từ
khâu phòng bệnh, chẩn đóan, đến điều trị các lọai bệnh phức tạp ( ghép gan, ghép thận, ghép tế bào gốc, phẫu thuật tim...) Nhà nước đã có nhiều chính sách miễn, giảm viện phí cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi ,đã giúp cho nhân dân nhiều vùng sâu , xa được tiếp cận với các dịch vụ phòng, khám, chữa bệnh....Nhờ chính sách mở cửa đã có nhiều cá nhân, tư nhân trong và ngòai nước đầu tư xây dựng các phòng khám tư, nhiều bệnh viên tư nhân với qui mô ngày càng lớn và hiện đại đã được họat động ở nhiều thành phố lớn trong nước.Ngành dược VN đã sản xuất được nhiều lọai thuốc phổ thông và biệt dược, đã có mạng lưới phân phối với nhiều chủng lọai, góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho người bệnh trong khi thị trường thuốc nhiều khi chưa kiểm sóat được hiệu quả vì giá cả còn cao.Tuy còn nhiều khó khăn, nhược điểm và thách thức trên con đường phát triển như các bệnh viện công hầu như thường xuyên quá tải, thị trường thuốc còn thiếu những sản phẩm thiết yếu và giá cả chưa ổn định,việc chăm sóc và phục vụ người bệnh còn có những mặt yếu kém...., hy vọng trong thời gian tới ngành y tế và ngành dược VN sẽ ngày càng văn minh , hiện đại, gần gũi người bệnh để phục vụ ngày càng tốt hơn và phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực.
Họ nhà ta cũng có gốc từ ngành y như xa xưa Cụ Bà nội Lê Thi Cả đã chủ trì hiệu thuốc đông y Phú Đức tọa lạc giữa phố cổ Phúc Kiến nổi tiếng của Hà Nội về buôn bán thuốc nam, bắc sau gọi là phố Lãn Ông.Cụ đã truyền nghề cho Bà nội Phạm thị Yến ( phu nhân Cụ Phạm Vĩnh Quang )duy trì cửa hàng sau ngày giải phóng thủ đô cho đến khi có chủ trương cải tạo công thương nghiệp, bà nội phải chuyển sang làm xã viên hợp tác xã văn phòng phẩm.Cho đến nay trong họ nhà ta hầu như chỉ có Bà Đỗ thị Kim Chi (phu nhân Ô. Phạm Vĩnh Di) là theo ngành y, tốt nghiệp bác sĩ nôi khoa từ năm 1965, Bác sĩ Chuyên khoa cấp 2 hệ đào tạo đặc cách năm 1984 ở Trường Đại Học Y Khoa HN, và Tiến sĩ y khoa chuyên ngành tim mạch học năm 1982 ờ Trường Đại học Tổng Hợp Rostock (CHDC Đức trước đây) .Qua hơn 40 năm liên tục công tác trong ngành y (1965-2008) bà đã trải qua nhiều cơ quan y tế như : giảng viên Trường Y sĩ Yên Bái, Bác sĩ Khoa tim mạch BV Bạch Mai HN,Trưởng khoa Tim mạch BV Hữu Nghị HN, Trưởng Khoa Tim Mạch BV Nhân Dân Gia Định rồi Trưởng Khoa Tim Mạch BV Nguyễn Tri Phương tại TpHCM .Trong thời gian đương chức Bà đã tham gia nhiều đề tài nghiên cứu y học cấp Bộ và BV, đã tham gia nhiều Hội nghị về Tim mạch học nhiều nước ở ĐNÁ, là ủy viên BCH Hội Tim mạch Tp HCM. Từ năm 1997 sau khi nghỉ hưu vì cuộc sống, vì lòng yêu nghề, vì sự mếm mộ của bệnh nhân bà tiếp tục mở các phòng mạch tư nhỏ tại Q5, Q3,Q1O tại Tp HCM ,sau làm việc tại các Phòng Khám cho BVĐK tư nhân Hồng Đức và cho đến nay là BVĐK An Sinh ; bà đã được thưởng các danh hiệu tinh thần, nhưng đáng quí nhất là Huy Hiệu Vì Sức Khỏe Nhân Dân do Bô Y tế tặng năm 1990 khi chuyển từ HN vào TpHCM. Hiện nay tuy đã 67 tuổi, Bà vẫn đi làm bằng xe máy từ PMH đến BV xa hàng chục km, qua nhiều trở ngại giao thông, đi làm từ 6g30 sáng đến 17g30 chiều để đáp ứng nhu cầu của người bệnh .
Bà Chi vốn xuất thân từ họ Đỗ có truyền thống về y học như bác ruột GS - Thiếu tướng Đỗ Xuân Hợp - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại Học quân Y và phu nhân là Cụ Nguyễn thị Thịnh - nguyên ủy viên chấp hành đầu tiên của Hội Hồng Thập Tự VN , cha là BS Đỗ Xuân Dục nguyên GĐ BV Bạch Mai và mẹ là Cụ Nguyễn thị Hiến dược tá .Những năm đầu tiên sau khi thủ đô giải phóng các BV đều thiếu thốn về phương tiện và cán bộ, bác sĩ Dục tuy bận công tác quản lý, nhưng vẫn tranh thủ tham gia nghiên cứu và điều trị để phục vụ ngành : đầu tiên Cụ nghiên cứu về Hộp sọ VN, rồi về Sản Nhi, rất quan tâm và đóng góp công sức thành lập Khoa Dinh Dưỡng ở BV BM, Cụ đã viết hai cuốn sách về Dinh Dưỡng Học đã xuất bản từ những năm 80.Tiếp theo Cụ Hợp, Cụ Dục còn có PGS Đỗ Xuân Chương giảng viên nhiều trường ĐH và Trung cấp y khoa, PGS Nguyễn Xuân Bích chồng Bà Đỗ Kim Ngân đều là cán bộ cốt cán của BVQĐ 103 Hà tây, Dược sĩ cao cấp Đỗ Xuân Phong cán bộ cốt cán của ngành duợc VN. BS Đỗ Tuấn Khanh nhiều năm công tác tại BV lớn Paris cho đến khi nghỉ hưu.
Nhân ngày thầy thuốc VN chân thành chúc tất cả các BS và các cán bộ công tác trong ngành y-dược VN dồi dào sức khỏe để phục vụ tốt công tác bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và kính chúc Bà nội Kim Chi quan tâm duy trì sức khỏe, có chế độ làm việc đỡ căng thẳng và hợp lý hơn, để gia đình, họ hàng và xã hội còn có chỗ dựa tư vấn về bảo vệ sức khỏe thêm lâu dài.Mong các con cháu hai dòng họ Phạm và Đỗ sẽ cố gắng học tập theo gương Bà Chi và các bậc tiền bối, để có nhiều cống hiến cho gia đình, xã hội và đất nước.
Cụ Nội Lê thị Cả chủ cửa hiệu thuốc Phú Đức

Cụ Bà nội Phạm thị Yến người tiếp quản Cửa hiệu Phú Đức

GS-BS Đỗ Xuân Hợp( đội mũ) chụp với anh em họ Đỗ năm 1954

Cụ Đỗ Xuân Dục và Cụ Nguyễn thị Hiến

Bà Đỗ thị Kim Chi tham dự HN Tim mạch học ở Indonesia


Bà Chi thăm anh họ BS Đỗ Tuấn Khanh tại Paris

TUẤN MINH&BẠCH HOA và các cháu

Đi đám cưói lại nhớ chuyện “Trong cái rủi có cái may”.

Đi đám cưói lại nhớ chuyện “Trong cái rủi có cái may”.
Trưa nay trời trở lạnh mưa gió ào ào, tôi đội mưa rét đến dự đám cưới con gái ông bạn đồng nghiệp tại nhà khách Công đoàn, 14 Trần Bình Trọng.
Nói là ông bạn nhưng thực ra bác ấy là bậc đàn anh, hơn tôi đến gần 7 tuổi. Tuổi cao, hoàn cảnh éo le hai đời vợ, sinh con muộn nay cô gái trưởng mới lấy chồng ông ấy mừng lắm.
Hôm Tết gặp nhau đã thoả thuận không phải giấy mời, cứ là “Alo” một tiếng là được. Thế mà môt tuần trước đây ông ấy bắt cậu con rể tương lai đèo xe máy, ào đến nhà tôi chốc lát chỉ có mỗi một việc đưa giấy mời cưới con gái. Cũng như mọi đám cưới khác cũng là đón khách, cũng là nâng cốc chúc tụng đôi uyên ương hạnh phúc cho đến đầu bạc răng long. Nhìn hai vợ chồng vui với niềm vui của cô con gái, mà mừng cho họ.
Vợ chồng ông ấy người tỉnh xa về Hà Nội lập nghiệp tai một cơ quan nhà nước, đến ngày nghỉ hưu dễ chừng cũng phải đến gần 40 năm trời. Tích luỹ mãi đến cách đây 15 năm, hai ông bà mới mua được một mảnh đất gần 100 mét vuông trong một cái ngõ sâu thăm thẳm ở phố Đội Cấn, kề bên một con mương nước đen ngòm. Những ngày trời nắng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, rất khó chịu. Niềm vui mua được miếng đất cắm dùi giá rẻ chưa được bao lâu, li ngấm dần nỗi niềm tâm tư vì môi trường ô nhiễm. Lần nào gặp tôi khi nói đến đề tài này, hai vị ấy lai buồn bã ca cẩm số rủi ro địa thế của miếng đất. Những lần đến chơi lần nào tôi cũng cứ phải nín thở mà động viên rằng “khu vực này mỗi ngày lại đông hơn, thôi thì mỗi người mỗi ngày hít một tí, chẳng mấy chốc mà hết sạch cái mùi hôi thối ấy, lúc đó hai bác còn đâu mà kêu rủi nữa”.
Tôi cứ nghĩ nói chơi chơi thế thôi cho vui, nào ngờ mấy năm nay con mương ấy được beton hoá, con đường Giang Văn Minh khai thông tấp nập, nhộn nhịp “ngựa xe như mắc cửi “. Ngôi nhà mới xây to đùng, chưng biển công ty của vợ chồng ông ấy ra măt phố, đáng giá cả mấy ngàn cây vàng chứ chẳng chơi.
Bây giờ cứ mối khi gặp tôi ông ấy lại hỉ hả khuyên “gặp rủi chú em đừng buồn, vì tớ đã nghiệm trong cái rủi có cái may”.
Tôi cũng nghĩ như thế, ít nhất là trong trường hợp này.

Vĩnh Toàn

Đề tài Osin

Đề tài Osin

Gần đây nhu cầu tìm Oshin giúp việc nhà ngày càng tăng, tìm được người đủ độ tin cậy như ý không phải dễ. Có rất nhiều gia đình đã phải thay mấy đời Oshin mà vẫn chưa ưng ý. Do nhu cầu tăng nguồn lai hạn chế, thời gian vừa qua nhất là sau Tết tìm đựoc Oshin rất khó, nhiều trung tâm giới thiệu người giúp việjc đã tăng giá dịch vụ mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng cao.
Về đề tài này có nhiều câu chuyện được viết trên mạng, tôi xin giới thiệu một bài để quí vị đọc tham khảo

Khi oshin chỉ được nết ăn
Hồi mới về nhà chị Mai giúp việc, cả nhà ăn thịt gà thì cô oshin bảo không biết ăn. Chị Mai động viên "cứ ăn thử đi", sau đó người giúp việc biết ăn hẳn, mà chỉ thích thịt đùi, không nhường ai.
Mấy hôm nay, chị Mai cứ hậm hực mãi mà không biết nói ra với ai. Cô oshin của nhà chị nắm được tâm lý chủ nhà đang rất cần mình nên ngày càng "tự nhiên" hơn.
Từ khi sinh đứa con thứ 2 đến nay, con chị được tuổi rưỡi, chị Mai đã phải thay đến 5 "đời" oshin. Mỗi người một tính, một tật khiến cho nhà chị Mai mặc dù cần người lắm cũng đành phải chia tay.
Cô giúp việc 28 tuổi "đương nhiệm" này đã trụ lại được gần nửa năm nhờ tính sạch sẽ, nấu ăn ngon và chăm bé cũng tốt. Tuy nhiên, sau vài ngày, mẹ chị Mai đã phàn nàn: "Đàn bà con gái gì mà ăn cứ xoi xói vào đĩa thịt, gắp lên lại đặt xuống để lựa miếng ngon. Tráng miệng thì một lèo hết bay cân nhãn, chả thèm nhìn ai. Bát đũa nó cứ để bừa ra đấy, cả nhà thấy nó thản nhiên ngồi ăn và xem tivi, khó chịu bỏ về phòng riêng hết rồi mới thấy nó đủng đỉnh xoa bụng dọn Chị Mai cũng đã nhận ra điều đó ở cô oshin mới nhưng nghĩ bụng: "Chắc người ta cũng đói khổ, thiếu thốn nên mới phải đi giúp việc. Ít được ăn ngon nên thời gian đầu mới thế, một thời gian sau sẽ bớt đi".
Nhưng đã qua hai tháng, cái tính không hay đó của cô giúp việc vẫn chẳng hề giảm bớt. Lúc nấu nướng thì ăn từ trong bếp ăn ra, lắm khi cô còn hồn nhiên múc muôi canh nóng hổi, vừa đi vào phòng khách vừa thổi, húp xì xoạt, đứng ngây ra xem tivi rồi lại quay vào bếp, múc muôi khác, ra phòng khách, thổi và xem tiếp... Có hôm buổi sáng trước khi đi làm, chị Mai cất nồi gà rang vào tủ lạnh, chiều về thấy còn lỏng chỏng 3 miếng toàn cổ cánh với chút nước. Bực mình, chị Mai hỏi thì người giúp việc thản nhiên bảo: "Cháu ăn hết rồi".
"Có miếng ăn vào miệng mà mình cứ cằn nhằn nói nhiều thì cũng tội, mà không nói thì bực mình vì đi chợ cái gì cũng đắt, nhiều khi có miếng ngon mình cũng phải nhịn để phần mẹ già, con nhỏ, thế mà...", chị Mai than thở.
Cùng cảnh ngộ với nhà chị Mai, chị Nguyệt cũng thuê phải cô bé giúp việc tốt "nết ăn". Mới 15 tuổi, lúc về nhà chị trông bé như cái kẹo, đen đúa, gầy còm. Đến bữa ăn, cô bé chui tọt vào bếp, nhất định không ăn cùng cả nhà vì "cháu ngượng". Lúc dọn mâm ra ngoài bể nước để rửa bát, nó lại ngồi cần mẫn ăn sạch những gì còn thừa. Ái ngại cho cái tính khí trẻ con, nhà chị Nguyệt đành để phần cho nó để nó ăn riêng. Phần đến đâu, cô bé ăn hết đến đấy. Đã để phần thì phải ra tấm ra miếng, phần ít thì áy náy như là mình đối xử tệ mà phần nhiều thì mâm cơm cả nhà ăn chả còn bao nhiêu, cảm giác của anh chị cũng không được thoải mái. Chỉ vài tuần sau, trông con bé hồng da căng thịt thấy rõ, nhưng bắt thế nào nó cũng không chịu ăn cùng mà cứ đòi một mình một mâm. Bực mình, chị Nguyệt phải cho nghỉ.
Còn oshin nhà anh Tuấn, chị Thanh thì chỉ kết cái tủ lạnh và tất cả những gì để trong tủ lạnh. Cô bảo: "Ở nhà quê, cháu chỉ thèm kem, kem đá cũng được, mà nhà nghèo không có tủ lạnh. Cái gì để trong tủ lạnh cháu cũng thấy ngon". Thế là khi vợ chồng anh Tuấn đi làm, ở nhà cô oshin chốc chốc lại "hỏi thăm" cái tủ lạnh. Tất cả hoa quả, sữa chua, sữa tươi, thức ăn, bánh kẹo, thậm chí cả chai mật ong dành cho con nhỏ của anh Tuấn cũng bị chị oshin lần lượt thưởng thức hết. Cứ lần nào về nhà mở tủ lạnh là chị Thanh lại cáu tiết vì mọi thứ đều bị bốc hơi. Chị bực mình nói: "Từ nay ăn gì phải hỏi cô chú, không được tự tiện". Tưởng nói thế thì nó thôi, ai dè, sáng hôm sau, chị đang đi trên đường thì thấy nó gọi thẳng vào di động của chị hỏi: "Cô ơi, cháu ăn quả táo trong tủ lạnh nhé!". Ngay tối hôm ấy, chị trả cô bé về trung tâm môi giới.
Than thở với một chị bạn cũng nuôi người giúp việc trong nhà, chị Thanh được an ủi: "Không phải mỗi nhà em đâu, giúp việc nhà chị còn ăn tranh cả của con chị nữa cơ. Chị mua thịt bò Úc, cá hồi về để nấu cháo cho con, dặn dò kỹ lưỡng rồi mà đùng một cái chị về đột xuất thấy con mình ăn toàn cháo trắng, nhân thịt cá người giúp việc vớt ăn hết tự đời nào. Bánh quy gần trăm nghìn đồng một hộp mua cho con ăn để kích thích mọc răng, nó cũng chén hết, rồi váng sữa, phomai... cũng thế. Về nhà bắt quả tang nó ngồi ăn, nhét cho con mình cái ti giả, thằng bé cứ giương mắt lên nhìn chị ăn ngon lành".
Chị nói thêm trong tiếng thở dài chán ngán: "Vợ chồng mình chỉ ăn tối ở nhà, bữa trưa chỉ có oshin ở nhà với thằng bé con. Thế mà bữa trưa một mình nó cũng đi chợ, mua cả một con cua bể gần bằng bàn tay về nhà, tự gói nem rán ăn, hết cả trăm nghìn, tiền rút từ tiền đi chợ mình đưa cho. Nói thì nó bảo một mình cũng phải ăn cho tử tế chứ, nó học làm món mới, thấy ngon thì lần sau làm cho chủ ăn!". Cuối cùng thì oshin và chủ nhà lại phải nói lời chia tay, tất cả chỉ vì cái nết ăn...

Bình Minh
(Phạm Lê sưu tầm.)

Họp mặt mừng bác Nhu 69 Mùa Xuân

Trưa nay ngày 23.2.2008, tại Hà Nội đã có buổi họp mặt kỉ niệm 69 năm ngày sinh nhật bác Nhu. Đông đảo các thành viên gia đình đã đến dự vui vẻ, thân tình.
Rất nhiều lời chúc, hoa...đã được gửi tới bác Nhu. Lúc 12h bác Di từ TP. HỒ Chí Minh đã gửi lời chúc mừng qua điện thoại tới bác Nhu, trước đó hai bác Di Chi đã kip gửi tặng bác Nhu chiếc bánh Gato hảo hạng. Gia đình cháu Tuấn Thúy từ Matxcơva qua Webcam đã có các cuộc nói chuyện trực tiếp với các thành viên gia đình.
1.Chủ nhân khai cuộc.
2.Sự bồn chồn, hồi hộp hiện trên khuôn mặt gia chủ.

3.Chủ và khách phút giây vui vẻ.
4.Mỗi người một tay.

5.Cùng nâng côc chúc bác Nhu vào tuổi 70.
6.Thưởng thức bánh Gato của hai bác Di Chi
6.Hai cháu Mít, Tít nói chuyện trực tiếp với anh Tuấn Việt và chị Phương Anh ở Matxcơva
7.Tranh thủ vài pô ảnh kỉ niệm bên cây đào ngày Tết.

P.V. Thắng

ĐÔI ĐIỀU NHÂN NGÀY SINH NHẬT BÁC NHU

Chụp ở Đức năm 2007

Thế là bác Nhu đã bước vào tuổi bảy mươi, ai gặp bác cũng khen bác khoẻ, trẻ, như chưa đến sáu mươi .
Để có sức khoẻ như vậy, bác đã phải trải qua mấy chục năm chiến đấu với bệnh tật , với cơ hàn
Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, sau khi đi tu nghiệp ở Thượng Hải, bác về nhà máy Sắt tráng men Hải Phòng làm việc ở tổ phun hoa phân xưởng tráng men, hàng ngày tiếp xúc với hoá chất, lò nung có nhiệt độ cao, đây là thòi kỳ đầu nhà máy bước vào sản xuất, điều kiện làm việc chưa được hoàn chỉnh, giây chuyền chưa ăn nhập, thành thử chất lượng và năng xuất chưa đạt so với yếu cầu
Thế là một cuộc chạy đua năng xuất và chất lượng, nhiều nguời đã phải làm thông ca, thêm ca, thêm kíp và bác Nhu là 1 trong số những nguời đó, 1 thời gian sau bác đã làm chủ được kỹ thuật phun hoa và là 1 trong nhũng nguời thợ đầu đàn về kỹ mỹ thuật với năng xuất cao, sản phẩm của Bác luôn được đánh giá chất lượng loại A
Nhung đời sống của CBCN thời đó quá nghèo nàn, với đồng lương ít ỏi còn dành dụm nuôi con, hơn thế nữa nhiều lúc còn phụ giúp chồng để chồng có mức sinh hoạt tối thiểu
Mấy năm liền kiên trì phấn đấu giữ vững danh hiệu đầu đàn, và cũng là lúc sức khoẻ đã có dấu hiệu giảm sút
Giặc Mỹ leo thang ra Miền Bắc, Hải Phòng là 1 trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ, nhà máy sơ tán, cháu Tuấn phải gửi về cho ông bà nội trông nom ở Thuỷ Nguyên, đang xoay sở với cuộc sống vừa bị đảo lộn, bác có quyết định đi học đại học, thế là gia đình bác nồi cơm chia ba, ngày ấy phương tiện đi lại cao nhất là xe đạp, cả nhà chỉ có 1 chiếc xe, nhiều khi còn phải nhờ người đèo hoặc đi bộ ( Bây giờ thì thấy lạ, nhưng thời đó đèo nhau hàng trăm km là bình thường )
Sau khi tốt nghiệp, bác về làm việc ở nhà máy Béton Chèm, thế là Tuấn được chuyển về ở với mẹ, cơ quan chưa có nhà tập thể, Tuấn lại về ở với ông bà ngoại ở Lãn Ông, đây là cháu ngoại vào loại có thâm niên “ Kỳ cựu “ ở với ông bà ngoại, từ Chèm về Lãn Ông phuơng tiện tối ưu là xe đạp, tầu điện, xe buýt, taxi là đồ xa xỉ, nhiều nguời dân thời đó đi chợ Đồng Xuân đi bộ là bình thường
Với đồng lương chẳng hơn truớc được là bao, nồi cơm bây giờ chỉ còn chia hai nhung cứ phải chạy đi chạy lại Hải Phòng – Hà Nội và ở cái đất Hà Thành này cũng có phần tốn hơn, trong khi đó Tuấn lại vào học cấp hai, rồi cấp 3, tất nhiên chi tiêu cũng có phần phải “ Nặng tay “ ( Nhưng so với mọi người cũng chẳng thấm vào đâu )
Từ nhân viên phòng kỹ thuật, chuyên viên chính của phòng, thường đại diện phòng cùng với Giám đốc đi quan hệ với các cơ quan bên ngoài, phụ trách tổ KCS ( Kiểm tra chất lượng sản phẩm ), Trưởng phòng KCS .
Sau khi Tuấn tốt nghiệp cấp 3, lo cho Tuấn đi Liên Xô, bác lao vào công việc để quyên đi quá khứ vất vả của mình, đây cũng là thời kỳ đổ bệnh, đầu tiên là bị ngất, chu kỳ ngất mau dần, sau đó quằn quại vì bệnh tật, nhũng cơn đau của bác làm mọi người ái ngại không biết giúp đõ bác bằng cách gì, thời kỳ đó thành phố thường mất điện, có lần gọi xe cấp cứu phải vào tận đồn Công An Hàng Đậu để gọi nhờ điện thoại (Điện thoạ nhà riêng là đồ xa xỉ ) … Rồi mất ngủ liên tục và còn có nhiều biểu hiện của nhũng căn bệnh nặng khác….
Đang là 1 trưởng phòng có năng lực lại tháo vát, có quan hệ đối ngoại tốt, có nhiều triển vọng, bác rũ áo “ Từ quan “ về hưu non
Thế là cuộc chiến đấu chống lại bệnh tật từ đây rất quyết liệt, bác truờng kỳ chăm chỉ luyện tập Thái cục quyền, từ chỗ là học viên, hướng dẫn viên lại còn lưu lại thành phố HCM lên lớp cho các bậc cao niên không thu phí để lại tình cảm tót đẹp đén ngày nay, luyện Yoga, luyện khí công hay đi bộ hàng chục Km/ngày, là những bài tập thường xuyên của bác, bên cạnh đó, chế độ ăn uống bác cũng rất chú ý, chuyền dùng thực phẩm sạch đến 100%, và phù hợp với sức khoẻ người già, bác còn nhũng bài tập rèn luyện sức khoẻ mà mọi người chẳng thể có được, đó là : Ngày ngày lên xuống hàng mấy chục lần ở ngôi nhà 5 tầng để lau chùi quyét dọn, tuới cây, mở đóng cửa, bộ chìa khoá các cửa của bác phải nặng đến hàng kg chứ chả chời ?
Ở bác Nhu có nhiều cái nhất so với anh chị em :
1/ Cái chuyện phấn đấu chống lại bệnh tật, khắc phục bao khó khăn để vươn lên, không cậy nhờ ai, bác là người đẫn đầu
2/ Ngày 21/2/08, ngày sinh nhật của bác đúng vào tết Nguyên tiêu, đây là sự trùng lặp thứ bao nhiêu trong 69 năm hưởng dương của bác ? Phải chăng đây là lần trùng lập đâu tiên ở thiên kỷ 21
3/ Những tia nắng đầu tiên trong năm Mậu Tý ( 2008 ) trải xuống quê hương Hà Nội của chúng ta cũng là ngày 21/ 8 - Mấy trăm năm mới có sự kiện này ? ( Sông Hồng mới có hai trăm năm nước cạn như hiện nay )
4/ Ngay trong ngày sinh nhật bác, trên blogg đã có 4, 5 bài nói về bác, nhưng có điều đặc biết là lần đầu tiên cô em dâu của bác, cô Hoàng thị Dung từ nước ngoài nhờ cháu Trang đăng tải trên blogg, gửi lời chúc mừng bà chị nhân ngày sinh nhật , bằng những vần thơ giản dị nhưng đầy cảm xúc, nhất bác rồi còn gì ? Nào đã hết đâu, cháu Trang tiện thể đăng tải hộ bác Dung cũng “ Đá với “ : Vợ chồng cháu chúc mừng bác. . . đây là cháu đầu tiên chúc bác trên blogg, hiếm có chưa ?
5/ Trong các con cái của cụ Q, bác là người xuất dương đầu tiên, những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước, bác đã có mặt ở Thương Hải ?, Nếu chỉ kể tới nhung người đi du lịch thì bác là người số một trong anh chị em : Riêng Châu Âu bác đã từng có mặt ở Nga, Thuỵ điển, Phần Lan, Áo, Ý, Tây ban nha, Pháp, Đức, Hà Lan, nhiều quốc gia trên bác đã đi lại nhiều lần , đấy là chưa kể tới vùng Đông Nam Á. Bác đi lại nhiều lần, còn du lịch trong nước thì không thể kể hết, chỉ riêng cái việc thưởng thức món gỏi cá Đục ở Mũi Né bác đã thưởng thức vài ba lần ( Lần ở đây không phải tính theo bữa - Lần đến Mũi Né )
6/ Tài nấu nướng của bác chẳng ai lạ, nhưng người được cụ Q ưng ý nhất, hợp khẩu vị của cụ là chỉ có bác Nhu, tới nay gia đình ta có công việc gì về khoản nội trợ là phải có bác quán xuyến mới xong
7/ Hiếm có,.ba nàng dâu cuả hai bác Hải Anh truớc khi ra công khai, bác là người được hỏi ý kiến đầu tiên
8/ Nhiều cháu thủa thơ ấu đã được bác chăm sóc : Minh, Phương ? Cường, Nga, Trang . . .

Và còn nhiều cái bác nhất trong anh chị em, sợ rằng nêu tiếp ra đây không lợi về nhiều mặt

Nhân dịp bác bước vào tuổi 70, gọi là có 1 vài ý “ Tổng kết “ về bác để thế hệ sau suy nghĩ

Chúc mừng sinh nhật Bà nội !

Chụp tại Phần Lan

Chụp trên tầu thủy SERENADE
Chụp tại Thụy Điển
Nhà có số nhà trùng với năm sinh của Bà
Cháu Dim & Bà nội

Cháu Phương Anh & Bà Nội

Ba Bà cháu


Chúng cháu chúc mùng sinh nhật lần thứ 69 của Bà nội, chúc Bà luôn luôn mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi.
Vũ Tuấn Việt và Vũ Phương Anh, hai cháu nội của Bà.

Chúc mừng

Hôm nay chào mừng bác Nhu kỉ niệm 69 năm ngày 21.2.1939. Chúc bác cùng con cháu gặt hái được nhiều điều tốt lành như mong muốn trong năm Mậu Tý và những năm tiếp theo.
Minh, Thắng và Toàn Thắng
(Ảnh chụp ngày 30.4.2007, tại Vườn Quốc gia Ba Vì)

Lời chúc mừng sinh nhật đến chị Nhu từ em Kim Dung - Đài Loan

Lời chúc mừng sinh nhật đến chị Nhu từ em Kim Dung - Đài Loan
"Chúc mừng sinh nhật Chị!"

Nhân ngày sinh nhật lần thứ 69 của Chị
Từ Đài Loan nước bạn một ngày xuân Mậu Tý
Em chúc Chị mạnh khỏe và mọi điều như ý
Xuân năm nay tiết trời giá lạnh
Mà lòng em được sưởi ấm tình người
Chị ơi! Em ước ao một phần nhỏ bé
Như 69 mùa xuân hy sinh lặng lẽ
Chị đã sống âm thầm mà mạnh mẽ
Để đến hôm nay Chị hạnh phúc tràn đầy

Em,
Kim Dung

(Cháu Trang đánh máy hộ bác Dung bài thơ này. Nhân đây vợ chồng cháu xin chúc Bác bước vào tuổi mới gặp nhiều may mắn, luôn mạnh khỏe và hạnh phúc. Chúc bác sinh nhật vui vẻ ạ!)

CHÚC MỪNG SINH NHẬT BÀ KIM NHU


Ngày mai là ngày sinh nhật lần thứ 69 của Bà Phạm thị Kim Nhu (21/2/1939-21/2/2008).Trải qua gần 70 năm của cuộc đời có nhiều buồn, vui cộng với những khó khăn chung của đất nước, của gia đình riêng do hai đợt chiến tranh phá họai trên không, bà đã từ một công nhân ở Hải Phòng, vươn lên học tập tốt nghiệp đại học thành một kỹ sư xây dựng, rồi trưởng phòng Kiểm tra kỹ thuật của một Nhà máy XD lớn ở Hà Nội và nhiều năm công tác ở Văn Phòng Bộ cho đến khi về hưu. Khó có ai trong dòng họ nhà ta có được hậu vận tốt như Bà Nhu là các con, các cháu trưởng thành làm ăn phát đạt, học hành tiến bộ, và có nhiều tư thất sang trọng ở HN và Tp HCM. Bà có lẽ là người được sống và đi nhiều nước ngòai nhất trên thế giới trong họ nhà ta, bà đã nhiều năm ở TQ rồi Nga, đã đi du lịch nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu. Sang năm Mậu Tý chúc bà Kim Nhu dồi dào sức khỏe, cùng các con cháu tiếp tục thành đạt và đi du ngọan thêm nhiều nước nữa.

Bà Nhu tại tư thất ở Q.Ba Đình, Hà Nội

Bà Nhu tại tư thất ở Garden Plaza-Phú Mỹ Hưng-Tp HCM

(Ô.P.V.Dzi và toàn thể gia đình chúc mừng sinh nhật lần thứ 69của Bà Kim Nhu )

Thơ tặng cô Kim Nhu.

Thơ tặng cô Kim Nhu.
Sáu chín tuổi sắp bảy mươi.
Sắp lên lão đấy ai ơi.
Nhưng vẫn thời trang, xe máy
Ít người sánh kịp, so tài.
Du lịch tám, chín, mười nước.
Miếng ngon thiên hạ trải qua.
Đâu bằng đặc sản tự làm.
Bún thang, bún ốc, sốt vang, nem rán.
***
Có tài nấu nướng, rất vệ sinh.
Sạch như lau, bếp núc, thang máy.
Khách đến, khách đi thật tâm đắc.
Món ăn ngon, nhà như khách sạn.
Thanh Thuỷ -suối nóng đã kịp đi
Kênh Gà – đang đợi chờ vẫy gọi.
Kim Anh.
(Kỉ niệm ngày 21.2.1939)

Thêm một lí do nữa...

Lời nói đầu: Thưa quí vị Tết năm nay tôi đã có tới 12 trên 19 bài và tin về đề tài Tết Mâu Tý trên Blog 53 nhà mình.
Hôm trước bác Anh truyền lời nhận xét bảo "cậu viết nhiều thế, chắc gì đã hay”. Tôi nghĩ hay dở phụ thuộc vào nhiều yếu tố lắm, đương nhiên trước hết là thuộc về chủ quan người viết. Nhưng vệc hay dở cũng còn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan nữa, như trình độ cảm nhận và lòng vị tha của người đọc. Khách quan mà nói khó có thể có một khái niệm chuẩn mực về hay và dở. Sự thật hiển nhiên mà ta đã từng gặp là cái mà ta cứ tưởng là hay (hoặc dở), thì có người lại cho là dở (hoặc hay).
Xin chưa bàn tới chuyện hay và dở hãy trở lại lý do vì sao tôi viết nhiều như thế, đó trước hết thực sự là một cảm xúc của chính tôi đối với ngày Tết. Hơn nữa như quí vị đã biết nhà ta có những thành viên xa xứ. Ai đã từng có thời gian sống dài ngày ở nước ngoài chắc sẽ cảm nhận được điều này, người xa xứ tuy bận làm ăn nhưng cứ độ Xuân về, Tết đến là không nguôi nhớ về quê nhà, nhớ bố mẹ, họ hàng, nhớ cành đào, cấy quất, nhớ chợ hoa, nhớ ngày đi chúc Tết, nhớ tiền mừng tuổi..nhớ không khí ngày Tết. Chắng thế mà từ Matxcơva xa xôi thỉnh thoảng cháu Tuấn lại yêu cầu mẹ chiếu cái ống kính Webcam vào cành đào, rồi cùng cả nhà bình luận hương vị Tết quê nhà.
Tôi xin giới thiệu bài viết dưới đây của một anh bạn đã từng cộng tác với tôi, về nỗi lòng của người xa xứ nhân ngày Tết. Đọc bài này quí vị sẽ thấy thêm một lý do nữa, vì sao ngày Tết tôi viết nhiều như thế.

Tết trong nỗi nhớ của người xa xứ
Chị Dậu đã đón gần 10 cái tết xa gia đình, và cũng ngót ngần ấy năm làm trông trẻ và giúp việc gia đình ở Berlin, Đức. Sự bận rộn cứ cuốn chị đi nhưng mỗi khi Tết đến, lòng chị lại đau đáu nhớ đến đàn con nơi quê nhà.
Chị Dậu, 56 tuổi, là mẹ của 4 đứa con nên việc chăm sóc trẻ cũng không quá khó đối với chị. Nghề nuôi trẻ cũng bấp bênh, vì khi bọn trẻ bắt đầu đi học là chị lại thất nghiệp. Nhưng được tính chăm chỉ và chịu khó học hỏi, chị lại được gia đình khác thuê ngay.
Hàng ngày công việc bận rộn nên chị không có nhiều thời gian để nhớ đến các con ở Việt Nam. Song cứ mỗi lần Tết đến, lòng chị lại quặn đau khi chợt nghĩ đến các con Tết này lại không có mẹ. Chị thường xuyên nhận được thư động viên của gia đình và đó là nguồn an ủi tiếp thêm sức mạnh, nghị lực để chị an tâm làm việc.
Phải xa quê hương, xa gia đình sang làm dâu xứ người là cả một thử thách với các cô gái trẻ. May mắn hơn chị Dậu, Tâm được sang Đức theo diện đoàn tụ gia đình. Mặc dù được gia đình và chồng động viên an ủi song với Tâm thì nỗi nhớ nhà luôn thường trực. Cứ mỗi lần xem VTV4, Tâm lại mong họ quay thật nhiều phóng sự về Hà Nội, về làng hoa Ngọc Hà, về làng đào Nhật Tân. Khi biết chồng cô đặt vé máy bay đưa cả gia đình về Việt Nam ăn tết, Tâm đã ôm chầm lấy anh oà khóc như một đứa trẻ.
Khó có thể nói hết tâm trạng của anh Trung hơn 10 năm qua, cứ cặm cụi như con ong, cần mẫn như con kiến tha mồi ở Frankfurt. Người đàn ông 48 tuổi này làm rất nhiều việc từ bán thuốc lá, phu khuân vác, bảo vệ, dọn đồ chuyển nhà, bất cứ việc gì ai cần gọi anh đều làm hết.
Con người mà ai cũng nghĩ là chai lỳ ấy cứ mỗi độ xuân về lại trầm ngâm ưu tư hơn, anh làm nhiều việc hơn bạn bè. Có người nói anh ôm đồm nhiều việc quá, Trung không thanh minh, không phân trần. Có người mời anh đến đón giao thừa, anh lặng lẽ ra về khi bữa tiệc chưa tàn trong nỗi nhớ nhà, mặc cho tuyết rơi trên mái tóc điểm bạc vì thời gian.
Khác với mọi năm anh Duy ở Berlin năm nay từ chối mọi lời mời để ở nhà đón một giao thừa năm Mậu Tý - năm bắt đầu của 12 con giáp. Đúng vào thời khắc bắn pháo hoa trên VTV4, anh thắp 3 nén nhang lên bàn thờ lặng lẽ nguyện cầu cho gia đình ở Việt Nam luôn bình an.
"Tết tết tết đến rồi", câu hát vui tươi báo hiệu mùa xuân đã về, song với những người Việt trên đất Đức, Tết là một điều gì đó khác lắm. Vẫn còn những người vội vã đóng cửa hàng, thu dọn ô dù để trở về nhà, với họ mùa xuân luôn tới muộn.

Bài và ảnh Hoàng Hải (từ Leipzig).
(Theo VnExpress, Thứ bảy 16/2/2008)

THƯ GIÃN

THƯ GIÃN

Ảnh vui động vật 'yêu' nhau

Không chỉ con người mà ngay cả các loại động vật cũng có cách độc đáo biểu lộ tình cảm. VnExpress xin giới thiệu chùm ảnh vui nhân ngày Lễ Tình yêu.

K.C (Theo Funpic)

Nguồn www.vnexpress.net


Tự sự: Ngày Tết mọi con đường đều dẫn tới lời khen.

Ngày 6 Tết các công sở, công ty đã chính thức khai cuộc năm mới nhưng với nhiều người Tết vẫn còn cho đến ít nhất là Tết Nguyên Tiêu ngày 15 giêng Mậu Tỹ. Cành đào nhà tôi vẫn còn nở hoa chưa tàn dư âm ngày Tết vì thế vẫn còn, tôi vẫn còn nói đến chuyện Tết thêm một lần nữa cho vui.
Thưa quí vị hiện không có văn bản nào qui định nhưng quen lệ mấy năm nay cứ đến ngày mồng 1 sau khi vui bữa cơm Tết bên nhà vợ, cả nhà tôi lại đảo một vòng chúc Tết anh em bên nội, đến tối mịt mới về tới nhà.
Cũng lại theo thông lệ đã thành nếp nhiều năm do bác trưởng nam ở trong Nam, nên người đầu tiên chúng tôi đến chúc Tết đương nhiên là bác thứ nam Ngọc (Phi). Biết tính hai bác cẩn thận và vốn chúng tôi lại là người hay gặp rủi ro, nên bao giờ cũng phải thông tin đi lại sao cho mình không phải là những vị khách đầu tiên. Lại cũng giống như mọi năm, năm nay vừa bước qua sân tới cửa phòng khách nhìn thấy cây quất cao ngất ba tầng tán xòe rộng, đủ ba thế hệ quả mọng chín vàng lại điểm những quả xanh và nụ chớm nở vợ tôi đã ngay tức thì thốt lên “nhà bác có cây quất đẹp thế”.
Đến nhà chú Tiến thật tình tôi không thể không nói lên lời khen cây đào thế sừng sững giữa sân vườn, dáng uốn lượn kiểu cách. Nói thật cây đào ấy đặt ở đó mới xứng tầm vì chú có cái sân vườn tới cả mấy trăm mét vuông, chứ giả sử cây ấy mà đặt ở nhà tôi dễ chừng nuốt gọn cả căn nhà mất.
Thế rồi đến chiều tối ngày 3 Tết các bác Ngọc, Phi, Nhu và cô chú Tiến, Phượng rồi hôm sau đến lượt vợ chồng cháu Khanh Hà, Hùng Hương…đến nhà tôi chúc Tết. Ngắm nhìn cành đào khiêm tốn đặt ở góc phòng khách hồi lâu, đến lượt các vị ấy cất lời khen “cây đào nhà này đẹp thật, nhiều hoa, nhiều nụ, dáng thanh thanh đúng đào Nhật Tân”. Ngày Tết nuốt từng lời khen như nở từng khúc ruột, thấy vui vui.
Buổi tối ngày mồng 8 khi không khí Tết bắt đầu lắng dần không còn khách nữa thư thả ngồi điểm lại công việc ngày Tết, ngắm cây đào gặm nhấm từng lời khen của các vị khách vẫn chưa hết lâng lâng chín tầng mây. Quả thật cây đào nhà tôi đúng là cũng có hoa, có nhiều nụ chưa nở thật có lẽ tới Tết Nguyên Tiêu mới nở hết. Đang say sưa vói dư âm ngọt ngào của những lời khen ấy, bà xã đột nhiên bảo “cây đào nhà mình cũng chỉ vào loại thường thuờng bậc trung vì thân thì mảnh mai, cánh hoa thì nhỏ lại thưa thớt”. Nghe bà xã nói tôi ngắm kĩ lại thêm mấy lần nữa mới bừng tỉnh thấy vị ấy nói cũng có lý, đúng thế thật cũng gọi chỉ là tạm được thôi không thể sánh được với cành đào nhà bác Nhu, theo tôi cành đào ấy mới xứng đáng nhận được lời khen là cành đào đẹp nhất nhà mình Tết Mậu Tý năm nay (ảnh chụp 17h ngày 7 Tết, 12.2.2008)).
Còn cây đào nhà tôi nhiều nhược điểm mà vẫn nhận đuợc nhiều lời khen, thế mới biết ngày Tết mọi con đường đều dẫn tới lời khen.

Vĩnh Toàn

CHÀO MỪNG NGÀY LỄ TÌNH NHÂN VALENTINE


Hai Cụ Phạm Vĩnh Quang&Phạm Thị Yến

Ông Bà Phạm Vĩnh Tiến& Phạm Minh Phượng

Các cháu Hùng&Hương

Các cháu Thắng&Trang

Hai GS&PGS Phong&Hồng tại tư dinh

Các cháu Tuấn&Thúy

Ông Bà Ro&Chi

Ông Bà Phạm Vĩnh Thắng&Lê Quang Minh

Hai cháu Nam&Hà

Hôm nay ngày 14/02 là ngày Lễ Tình Nhân Valentine, giới trẻ đã và đang yêu nhau rất quan tâm đến ngày này. Đó cũng là một đặc điểm về đời sống văn hóa mới khi VN hội nhập với thế giới, do một số phong tục và lễ nghi của các dân tộc trên thế giới đã được quan tâm và du nhập vào VN như lễ Valentine.Trên Blog này vào ngày 15/02/2007 tôi đã có một bài viết về lịch sữ Lễ Valentine. Tóm tắt lại ngày Valentine được bắt đầu từ thời Đế chế La Mã dưới sự trị vì hà khắc thời Hòang đế Claudius đệ nhị do gặp nhiều khó khăn tuyển mộ các chàng trai tham gia các cuộc chinh phạt đẫm máu vì HĐ cho rằng họ nặng tình yêu với gia đình và người yêu, nên cấm tất cả các lể đính hôn hay đám cưới Một linh mục ở thành La Mã sau được gọi là Thánh Valentine tốt bụng đã giúp đỡ cho các cặp tình nhân có thể bí mật cưới nhau. Vì hành động nhân ái này mà Thánh bị bắt giam , bị tra tấn rồi bị hành hình vào đúng ngày 14 tháng 2 năm 270 trước Công Nguyên .Ngày 14 tháng 2 còn là ngày biểu tượng truyền thống cho tình yêu, thần ái tình luôn đóng một vai trò không thể thiếu được trong các ngày lễ của tình yêu và với các cặp tình nhân, đó là hình ảnh một đứa trẻ tinh quái có cánh, cầm cung có mũi tên tình ái có thể bắn xuyên thủng những trái tim của những chàng trai, cô gái buộc họ phải "yêu nhau " say đắm.
Tuy vậy nhân ngày này chúng ta cũng có thễ đề cập đến những "cặp tình nhân " từ cổ chí kim đã ghi dấu ấn trong
lịch sử dòng họ chúng ta, mà kết quả của tình yêu bền vững trải qua những thăng trầm của thời cuộc và những biền đổi của năm tháng vẫn duy trì và phát triển đến ngày nay.Rất tiếc là chưa sưu tầm được đầy đủ các ảnh về các " cặp tình nhân" trên từ già đến trẻ, tôi chỉ minh họa ngẫu nhiên vài hình ảnh tượng trưng trên Blog này, và mong sẽ nhận được thêm các ảnh khác do các thành viên bổ xung thêm . Tôi đã dự lễ kỹ niệm 10 năm thành hôn của vợ chồng GS Ngô Thành Phong và PGS Phạm Ánh Hồng ở TpHCM cũng rôm rả như cưới lần đầu tiên. Hy vọng rằng nếu điều kiện cho phép trong họ nhà ta cũng sẽ tổ chức các lễ kỷ niệm cưới đồng, vàng bạc ...cho các cặp tình nhân nay đã thuộc lớp già . Không rõ qui định chính xác tên gọi các lễ cưới theo độ dài của thời gian, có thể tham khảo như sau :
1.Paper Wedding (Giấy) 2.Calico – Cotton (Vải sợi) 3.Muslin – Leather (Da) 4.Silk (Lụa) 5.Wood (Gỗ) 6.Iron (Sắt) 7.Copper – Wollen (Đồng) 8.Electric appliance (Đồ điện) 9.Pottery (Gốm) 10.Tin (Thiếc) 11.Steel (Thép) 12.Linen (vải lanh) 13.Lace (Ren) 14.Ivory (Ngà) 15.Crystal (Pha lê) 20. China (Sứ) 25. Silver Jubilee (Bạc) 30. Pearl (Ngọc trai) 35. Coral – Jade (san hô - cẩm thạch) 40. Ruby (Hồng ngọc) 45. Sapphire (Ngọc Bích) 50. Golden (Vàng) 55. Emerald (Ngọc lục bảo) 60. Diamond Jubilee (Kim cương)

Ông Bà Phạm Vĩnh Di&Đỗ thị Kim Chi

Tuấn Minh&Bạch Hoa