Ảnh kỉ niệm

Chúc mừng kỉ niệm ngày sinh nhật cháu Phạm Tuấn Phương và Bác Đỗ Kim Chi, giới thiệu ba bức ảnh được công bố lần đầu tiên.
Họp mặt vui vẻ tại nhà 19b Hạ Hồi (bác Chi và cháu Phương lần ra thăm HàNội 1995)

Mùa hè Italia(khu thành cổ)

Trước cửa Hoàn Môn Rôma
Phạm vĩnh Thắng

MẤY LỜI GỬI TỚI TÚ PHÊ
( 29 – 5 – 2007 )

Tú Phê gần tuổi bốn mươi
“ Thuyền “ còn kén gió, “ biển “ khơi xa vời ?
Bao năm sống giữa Đô Thành
Hành nghề Kiến trúc, tiền thu dư thừa
Nhưng vì cứ mải nhìn lên
Sân sau chẳng có, bây giời nằm không ?
Ngày xưa các cụ có câu :
Tiền vào nhà trống...,” gió “ hù mất tiêu
Vừa đây có tới Bình Dương
Tìm nơi cố định, " lần " đường ra khơi
Nhưng rồi vẫn chẳng ra đâu
Quay về thành phố, bây giờ tính sao ?
Tính sao ?, cũng chẳng làm sao
Cứ làm việc nhỏ, dần dần tiến lên
Bao giờ việc lớn đến tay
Tập trung sức lực, ta liền ra tay
Bây giờ còn rỗi tìm ngay
Bến đậu vũng chắc cho thuyền ra khơi
Buồm căng, sóng lượn ngoài khơi
Ở đâu đất tốt, chim lành đậu ngay !
Kiên trì, quyết chí hàng đầu

Bình tâm, nhẫn nại, thành công đến gần

( Đây chỉ là một ý để tham khảo )

Có nhất thiết phải "Cố lên mọi người ơi"?

Có nhất thiết phải "Cố lên mọi người ơi"?

Trên Blog ngày 22.5.2007, Tuấn Minh đã kêu gọi “Cố lên mọi người ơi” bầy tỏ mong muốn mọi người hãy dấn lên, sau khi Blog nhà mình được một công ty nào đó đánh giá tụt mất 500.000 bậc sau 3 tuần trong bảng xếp hạng của họ (mới đây trong một thư gửi cho tôi, bác Di cũng đề cập Blog đang xuống cấp).
Thực sự tôi cũng chẳng hiểu hết giá trị lời đánh giá này đến mức nào (ngay cả khi có được tăng lên 500.000 bậc cũng vậy). Liệu có giông như khi ta được thưởng huân chương, huy chương nhà nước ban tặng không? Hơn nữa tôi cũng chẳng hiểu tiêu chí đánh giá của họ ra sao, để mà còn biết đường có nên phấn đấu hay không.
Điều tôi quan tâm mục đích Blog này để làm gì, để thông tin hay là để được khen, để có tiếng vang.
Tôi nghĩ ta nên cố gắng là một Blog tốt, trước hết phải là một Blog sạch về nội dung và đẹp về hình thức. Theo đó Blog 53 phải là một Blog có nội dung gia đình, dòng họ. Ở đó mọi thành viên có thể trao đổi thông tin về nhiều vấn đề, đặng giúp nhau tốt hơn trong cuộc sống.
Một điều tối quan trọng là làm sao cho Blog sống được lâu, chớ có đầu voi đuôi chuột. Tôi nhớ đến lời dạy của bậc lãnh tụ, đại ý là sinh ra đã khó, giữ được lại còn khó hơn.
Quả đúng thế, ta hãy làm sao đươc như lúc ban đầu sao mà khí thế vậy, biết bao ý tưởng được đặt ra, bao nhiêu biện pháp nghe có vẻ khả thi, bao nhiêu lời động viên, nhiều đề tài sôi nổi, hào hứng tràn ngập trên Blog 53. Nhưng rồi thưa dần người viết, đề tài thì nghèo nàn, phản ứng của người đọc cũng thưa thớt…
Nếu cư tiếp tục như vậy, liệu có tồn tại được lâu?
Ta nên biết và thông cảm ai cũng có kế mưu sinh, ai cũng có hoàn cảnh riêng. Mỗi người có công việc bận rộn theo mục đích của riêng mình. Không ai bận, mà cũng chẳng ai rỗi rãi giống ai.
Vì thế khó có thể nói người này bận, người kia rỗi. Mà chỉ có thể nói được một điều nếu cùng nhau thống nhất đúng về mục đích của Blog này, thực sự có lòng quan tâm đến Blog thì không bao giờ bận cả và thế là Blog sẽ có cơ tồn tại được lâu hơn.
Nếu cùng đồng lòng với khái niệm như thế, mọi việc sẽ tiến triển đều đều, cần gì phải “cố lên mọi người ơi!” để lấy bậc cao của một cái công ty nào đó, mà nếu không có họ ta vẫn có thể làm tốt hơn nếu ta muốn.

Phạm Vĩnh Thắng

CHỊ DÂU TÔI

Ngày 26.5.1941 cách đây 66 năm, tại Hà Nội chị dâu tôi Đỗ Thị Kim Chi đã cất tiềng khóc chào đời.
Sinh ra trong một gia đình trí thức Hà Nội gốc, được ảnh hưởng rất nhiều từ truyền thống giáo dục gia đình theo nề nếp xưa. Là chị cả trong một gia đình có tới 5 chị em gái và một cậu con trai út, chỉ duy có mình chị là nối nghiệp cha đi theo ngành y, nay là Tiến sỹ Y khoa chuyên ngành tim mạch, tốt nghiệp tại nước Đức.
Ông cụ thân sinh ra chị là bác sĩ Đỗ Xuân Dục, thuộc lớp trí thức đầu tiên, nổi tiếng của Hà Nội thời trước cách mạng. Ông đã từng có bệnh viện tư, sau này làm Phó Giám đốc chuyên ngành bệnh viện Bạch Mai cho đến khi nghỉ hưu.
Chị Chi không chỉ là chị dâu cả, mà còn là người bạn có ảnh hưởng đặc biệt đối với tôi nhất là trong những năm tôi phải nằm điều trị tại bệnh viện. Tuy tôi hơn chị 2 tuổi, nhưng ở chị tôi nhận được những sự thông cảm, an ủi động viên tư vấn giúp tôi cả về tâm lý, lẫn bệnh lý trong một ca mổ phức tạp, mà tôi đã phải cố gắng vượt qua trong nỗi hoang mang và lo sợ.
Trước khi lấy anh Phạm Vĩnh Di, chị Chi và tôi là bạn học đồng khóa tại trường Trưng Vương, Hà Nội, ngôi trường nữ duy nhất và có truyền thống lâu đời của Thủ đô ta.
Sau này trong những lần gặp gỡ bạn bè vào những dịp hội hè, hay trong các dịp họp mặt hội lớp, hội trường khi gặp lại chị các bạn tôi đều ngạc nhiên vì so với tôi chị trẻ trung, năng động và quyết đoán hơn tôi nhiều. Ở chị vẫn còn đó nét duyên dáng, sự lịch thiệp, tinh tế của người con gái Hà Nội do vậy nhìn chị trẻ hơn cái tuổi 66 nhiều.
Tuy được sinh ra trong một gia đình đông con, nhưng khi về làm dâu trưởng gia đình tôi, chị cũng phải có nhiều cố gắng để thích nghi với gia đình chồng có tới 9 người con. Chị đã có sự quan tâm tới tất cả anh chị em, dâu, rể trong gia đình tạo nên một sự hòa thuận thân thiết.
Cũng như mấy nàng dâu khác trong nhà có nhiều cố gắng trong lĩnh vực chuyên môn của mình, chị đã nỗ lực học tập phấn đấu trở thành bác sĩ chuyên khoa cấp 1,2. Sau này đi tu nghiệp nhiều năm tại nước Đức, trở thành Tiến sỹ chuyên nghành Tim. Có thời đã từng là Trưởng Khoa Tim Mạch bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, một bệnh viên đầu ngành lớn của cả nước, chuyên chữa trị cho các cán bộ trung cao cấp của Trung ương và địa phương.
Chịu nhiều ảnh hưởng về học vấn và cách thức giáo dục của bố mẹ, hai cậu con trai của chị đều đã trưởng thành và tốt nghiệp đại học. Cũng như tôi chị không có con gái, nên tôi và chị đều rất yêu quí con dâu, coi chúng như con đẻ của mình. May sao con dâu trưởng của chị là cháu Lê Bạch Hoa đã đền đáp lại tấm lòng của bố mẹ chồng, chăm chỉ làm trọn nghĩa vụ của người con dâu, nay cùng chồng đã trở thành doanh nhân đầy triển vọng, với sự tư vấn của chú Phạm Vĩnh Tiến nay cháu là Giám đốc điều hành Trung tâm phát triển trí tuệ IDO, một trung tâm giáo dục nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ em đang có tiếng vang tại TP.Hồ Chí Minh.
Nhân kỉ niệm 66 năm ngày sinh của chị Đỗ Kim Chi, tôi viết mấy dòng này gửi tới chị lời chúc tốt đẹp nhất. Mong muốn chị tiếp tục làm trọn trách nhiệm của một người vợ, người mẹ như đã từng làm trong hơn mấy chục năm qua kể từ ngày kết hôn với anh trai tôi Phạm Vĩnh Di, để gia đình ngày càng phát triển, hạnh phúc hơn nữa.

Phạm Kim Nhu

Chỉ là để tham khảo

Chỉ là để tham khảo
Lời nói đầu:
Ngày 15.5.2007, trong phần kết bài viết Hai cách cảm nhận trước một sự kiện tôi đã viết:”Từ đó tôi càng biết nhìn nhận mọi việc một cách thực tế hơn, hóa ra bất kì việc gì cũng sẽ được cảm nhận từ hai phía, với mình sẽ là cực kì vĩ đại (hoặc là cực kì bé nhỏ), nhưng với người khác có thể sẽ là cực kì nhỏ bé ((hoặc là cực kì hùng vĩ).
Triết lý đạo Phật và Khổng Tử, hình như cũng dạy như thế.
Theo triết lý đó, có lẽ cảm xúc cuộc đời sẽ được điều tiết chăng?"
Hôm nay đọc được bài “Bạn thôi than vẫn, đời sẽ đẹp hơn”, tôi cảm thấy có vẻ na na giống như những ý nghĩ của tôi vừa nêu trên đây. Vì thế tôi xin dẫn ra đây bài viết này, cũng cần phải nói rõ việc làm này không nhằm nói về tôi, về bất cứ ai, chỉ duy nhất là để chúng ta cùng tham khảo..

Bạn thôi than vãn, đời sẽ đẹp hơn
21/05/2007 16:27
Nếu đêm nay bạn thấy khó ngủ, hãy nhớ đến những người vô gia cư không có đến một chiếc giường để nằm xuống nghỉ ngơi.

Nếu bạn bị kẹt xe, đừng thất vọng. Trên thế giới này còn có những người mà lái xe là một mơ ước xa vời.

Nếu bạn có một ngày tệ hại ở cơ quan, hãy nghĩ đến người đã không có việc làm ba tháng nay.

Nếu bạn thất vọng vì quan hệ với người yêu đang xấu đi hãy nghĩ đến người chưa từng biết đến cảm giác yêu và được yêu.

Nếu bạn thấy buồn vì ngày cuối tuần đã hết, hãy nghĩ đến người phụ nữ ở một nước thuộc thế giới thứ ba phải làm việc mười hai giờ một ngày, bảy ngày một tuần, để kiếm được 9 USD nuôi sống gia đình.

Nếu xe của bạn bị hỏng, bạn phải đi bộ hàng dặm đường, hãy nghĩ đến những người tàn tật cả đời mong ước có một cơ hội được đi bộ như bạn.

Nếu bạn soi gương và thấy một sợi tóc bạc mới, hãy nghĩ đến bệnh nhân ung thư đang trong quá trình trị liệu - họ hằng ao ước có một mái tóc để xem xét có sợi tóc trắng nào hay không.

Nếu bạn thất bại và tự hỏi: cuộc đời này còn có ý nghĩa gì, mục đích của ta là gì, hãy nghĩ đến những người không thể sống đủ lâu để có cơ hội hỏi những điều như vậy.

Nếu bạn là nạn nhân của sự nhỏ nhen, cay độc của người khác, nếu bạn bị lờ đi hay không được tin tưởng, hãy nhớ, mọi thứ có thể còn tồi tệ hơn: bạn có thể chính là những người hẹp hòi, độc ác đó.

Theo Thế Giới Mới/Vnexpress

Cố lên mọi người ơi...

Cố lên mọi người ơi...
Blog của chúng ta đã tụt gần 500.000 bậc trong 3 tuần gần đây nhất. Đây là điều tất yếu nếu chỉ có các bác và các chú tham gia blog, còn các bạn trẻ thì không vì quá bận. Bản thân tôi cũng rất bận đến mức không ghé blog gia đình suốt hơn tháng nay. Không biết làm sao cải thiện tình hình đây?

Sau khi đọc hàng loạt bài của các bác các chú về những kỷ niệm cũ, cháu nghĩ sẽ hay hơn nếu các chú có thể xác định những nơi mình đã từng sống, đã đi qua trên Google Earth, rồi đưa lên blog cho mọi người xem. Thú vị lắm nhé! Google Earth có thể download và sử dụng miễn phí tại đây.

TỰ SỰ: Hai cách cảm nhận trước một sự kiện.

Ngày 10.5.2007, trong bài viết trên Blog của bác Kim Anh "Những ngày sinh nhật ttrong tháng 5" và tiếp đến tối nay 14.5.2007 hai bác trưởng thứ Di, Ngọc cũng đã có đôi lời chúc mừng nhân kỉ niệm ngày sinh nhật của cháu Phạm Toàn Thắng.
Tôi còn nhớ cách đây 32 năm, ngày 15 tháng 5 năm 1975, cả Hà Nội tưng bừng cờ hoa. Tối hôm đó hồ Hoàn Kiếm rực rỡ trong đêm pháo hoa tràn đầy mầu sắc của lễ chào mừng ngày toàn thắng 30.4.1975, nước nhà thống nhất.
Cũng đêm đó Phạm Toàn Thắng chào đời.
1-Đúng 23h25 phút ngày 15.5.1975, chuông điện thoại réo liên hồi, rồi cả nhà Hạ Hồi vui mừng khôn xiết khi từ nhà hộ sinh 167 Phùng Hưng báo về một tin vui “mẹ tròn con vuông, một cháu trai đã được sinh ra”.
Bố mẹ vợ tôi, các dì, các cậu nhất là các dì mừng lắm, chuyện trò râm ran tới sáng về đứa cháu ngoại mới sinh (cháu đầu tiên của cả nhà bên vợ).
Góp thêm vào niềm vui ấy là sự trùng hợp lý thú ít người để ý, đó là 30 năm trước vào năm 1945, bố cháu cũng đã được sinh ra tại đúng nhà hộ sinh ấy.
2-Gần như tức khắc tôi phóng xe xuống Lãn Ông, háo hức báo tin cho bên nội biết là tôi đã có con trai nối dõi. Khi tôi đang thao thao với đầy cảm xúc, các cụ chỉ hỏi mấy câu ngắn gọn đại ý là: “sinh rồi à, con trai, mấy cân…v..v…” rồi lại tiếp tục giấc ngủ bị dở dang. Chẳng có vẻ gì là vui sướng tột độ, như cánh Hạ Hồi bên nhà vợ.
Trên đường ra về vẫn còn đó những chùm đèn xanh, đỏ, tím, vàng…treo lủng lẳng trên cây, như những quả chín nhiều mầu sắc, rủ bóng xuống Hồ Gươm lung linh. Vừa đi, vừa ấm ức 29 năm nay tôi mới có được một cái tin “hot” như thế, mà các cụ nhà mình chẳng háo hức như tôi tưởng.
Khi đã nguôi nguôi, tôi mới chợt nhận ra là vào lúc đó bên nội cũng đã có đến đúng một tá cháu nội, ngoại (Hồng Vinh, Hồng Phương, Anh Tuấn, Tuấn Minh, Tuấn Phương, Chiến Dũng, Ngọc Cường, Phi Nga, Ngọc Khanh, Đình Hiệp, Minh Nguyệt và Phương Nga…). Thì ra đã từng chứng kiến ngần ấy giây phút giống như tôi lúc đó, cảm xúc cũng đã quen và đã được tiết chế, nên mới như thế.
Vì thế mà chuyện trở thành bình thường, rồi nỗi ấm ức cũng vơi đi. Nhưng sự thật ấy thì vẫn còn đó, đã trở thành một kỉ niệm lưu mãi cho tới tận bây giờ.
Từ đó tôi càng biết nhìn nhận mọi việc một cách thực tế hơn, hóa ra bất kì việc gì cũng sẽ được cảm nhận từ hai phía, với mình sẽ là cực kì vĩ đại (hoặc là cực kì bé nhỏ), nhưng với người khác có thể sẽ là cực kì nhỏ bé ((hoặc là cực kì hùng vĩ).
Triết lý đạo Phật và Khổng Tử, hình như cũng dạy như thế.
Theo triết lý đó, có lẽ cảm xúc cuộc đời sẽ được điều tiết chăng?

Phạm Vĩnh Thắng
(Ảnh trên chụp tại sân vận động AC MiLan, Italia)


CHÀO NGÀY
15 - 5 - 07


. . Phải đâu đưa đẩy cháu vào
Ân công truyền lại biết bao nhiêu đời

Chắt tôi còn phải chờ thời

Ngoài 30 tuổi đường đời vinh quang Phải chăng cụ Trương thị Hảo đã đoán đúng ?

Sau khi lọt lòng, cậu đa tham gia giao thông bằng phuơng tiện cơ giới đường bộ

Ảnh chụp ở chùa Keo Thái Bfnh 2007, tại Roma 2004

Ảnhr tư liệu

Xin giới thiệu mấy bức ảnh tư liệu hiếm quí còn lưu giữ được về chuyến đi lịch sử của hai bác Di Chi tại Italia (6.2004)
Hai bác cháu tại đấu trường cổ Roma
Đón bác Di Chi và bà ngoại tại sân bay Roma
Đêm hè Roma

Phạm Vĩnh Thắng

CHÚC MỪNG SINH NHẬT TOÀN THẮNG

CHÚC MỪNG SINH NHẬT TOÀN THẮNG
Chào mừng ngày sinh nhật lần thứ 32 của cháu PHẠM TOÀN THẮNG ( 15/05/1975-15/05/2007), con trai quí của Ông Phạm Vĩnh Thắng và Bà Lê Quang Minh.Từ những ngày xa xưa thường gặp cháu còn nhỏ ở Hạ Hồi, sau hơn 30 năm, rất ngạc nhiên khi thấy cháu đã trở thành một cán bộ triển vọng của ngành quan hệ quốc tế của nước nhà. Nhân dịp này chúc cháu luôn luôn phấn đấu noi gương Ông, Bà. Cha, Mẹ để trở thành một cán bộ ngoại giao tài đức vẹn toàn , trong bối cảnh nước ta đã là thành viên chính thức của WTO , nhiều cơ hội giao lưu và hội nhập quốc tế đã và đang mở ra, đòi hòi những trọng trách mới cho các cán bộ đối ngoại . Nhiều kỷ niệm về tài tổ chức và sự tháo vát của cháu khi có dịp sang thăm nước Italy còn đọng lại trong ký ức của các bác, khi cháu còn công tác tại ĐSQ nước CHXHCN Việt Nam tại Rome. Một lần nữa chúc cháu thành đạt và hạnh phúc.
Bác Vĩnh Di& Kim Chi

Hai ảnh trên gợi chúng ta nhớ đến cái gì ?
Nhìn vào ảnh thứ 2 bên phải các bạn trẻ có biết, thời bao cấp : Tiêu chuẩn lương thực hàng tháng, được phân ra mấy hạng sau : 10kg,13kg,15 kg,18kg, 24 kg . Lương thực không có nghĩa là gạo 100% mà kể cả lương thực phụ như : Ngô, Khoai, sắn, bo bo, mỳ sợi, mỳ bột, bánh mỳ, ( Tỷ lệ độn phụ thuộc vào lương thực phụ được cấp và khả năng cung cấp ) Nhìn vào hàng chữ ta thấy rõ Ban Khoa giáo TW = 13kg như vậy không ai khác đây là tiêu chuẩn gạo hàng tháng của chú Tiến nhà ta .
Với tiêu chuẩn này, các bạn trẻ cho rằng các vị tiền bối ngay xưa chắc sung sứong lắm, gạo ăn hết những 13kg , bây giờ ai ăn hết số gạo đó trong 1 tháng ? Các bạn hãy nên hỏi chuyện ông bà, cha mẹ, chú bác để các vị đó nói cho các bạn nghe 1 thời . . .gian khổ nhung rất vinh quang
Thời đó có 1 câu thành ngữ " Buồn như mất sổ gạo "
Tôi cũng chẳng nhớ đuợc đến bao giờ thì ta không phải ăn độn và đến bao giờ gạo không cần mua gạo theo sổ, xin mách giùm cho tôi
Năm 1962 trong chuyến đi kiểm tra đường 12 cũ ( Đường Mai sơn - Sông Mã - biên giới Lào ) tôi đến Hạt Nà Hạ, anh em ở đây được ăn độn với đỗ nho nhe ( Đậu đen lẫn đậu đỏ hạt bé ) với tỷ lệ 50%, bữa đầu ăn rất thích thú, xong dần dần không chịu được, nhất là khi chan canh . . .

Giới thiệu ảnh tháng 4

Giới thiệu ba bức ảnh bác Di vừa gửi từ TP. Hồ Chí Minh
Ảnh 1: Ngày 30.4.2007, bạn bè vui kỉ niệm sinh nhật cháu Phạm Gia Minh
Ảnh 2: Bên Tháp Chuông chùa Keo, Thái Bình (tháng 4.2007)Ảnh 3: Trung tâm suối nước khoáng nóng, khu du lịch dưỡng sinh Kênh Gà, Ninh Bình (người thứ ba từ trái sang phải là ông Tâm, Giám đốc khu du lịch)Phạm Vĩnh Thắng

Kỳ II: Những ngày sinh nhật tháng 5

Kỳ II: Những ngày sinh nhật tháng 5
Mở đầu tháng 5 là sinh nhật cháu Phạm Ngọc Ly (4/5), con gái rượu của vợ chồng Ngọc Cường-Bích Uyên, chắt của hai Cụ Quang-Yến đã tròn 12 tuổi. Bước sang tuổi 13 đã là thiếu nữ duyên dáng, lại học giỏi, đàn hay, chắc chắn là cháu ngoan của Ông Bà nội Ngọc-Phi. Cháu còn tiến hơn nữa với môi trường học tập ở nước ngoài từ bé lại sống gần cha mẹ (điều mong ước của học sinh đi du học nước ngoài).

Giữa tháng 5 là sinh nhật cháu Toàn Thắng của Ông Bà (15/5). Là chắt duy nhất được Cụ ngoại làm thơ mừng, vừa dịp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sinh trong tháng 5 có nhiều ngày kỷ niệm, chắc chắn cháu không quên ý nghĩa của những ngày lịch sử đó (30/4, 1/5, 7/5, 19/5, ...). Mong Toàn Thắng sẽ thể hiện là nhà ngoại giao xuất sắc tương lai, là thành viên tích cực tham gia các công việc chung của dòng họ, chuẩn bị có "nhà vườn mát mẻ" hơn như Cụ tiên đoán.

Cuối tháng 5 là sinh nhật của hai mẹ con cô Kim Chi và Tuấn Phương (26/5 và 29/5). là sự kết hợp hài hoà - có thể tổ chức sinh nhật chung, đồng thời mẹ Chi là người hiểu con út nhất (như các bà mẹ khác).

Kim Chi có thành tích đáng nể trong học tập và công tác, thái độ làm việc nhẹ nhàng và tận tình với đồng nghiệp, bệnh nhân, giữ được y đức truyền thống của ngành và gia đình. Là cố vấn duy nhất về tư vấn sức khoẻ của chi Cụ Quang, nhiều năm đã theo dõi sức khoẻ và điều trị cho hai Cụ. Có một bác sĩ của bệnh viện Hữu Nghị đã nói với tôi "Tiến sĩ như chị Kim Chi mới đúng là Tiến sĩ". Chúc Kim Chi khoẻ luôn để giúp đỡ bệnh nhân và gia đình nhiều hơn, tạo niềm vui trong công việc dù sắp đến tuổi thất thập.

Nghề kiến trúc sư của Phương rất có triển vọng trong thời đại "bùng nổ" xây dựng và trang trí nội thất. Nhà nhà, nơi nơi đều cần những "kiến trúc sư giỏi" tư vấn (nhưng nhiều khi không dám mời vì sợ chi phí cao). Mong cháu tìm "một nửa" của mình, tốt nhất cùng ngành với mẹ Chi để tăng thêm nghề y trong gia đình.


Kim Anh
9/5/2007

Kỉ niệm sinh nhật

Kỉ niệm sinh nhật

Hôm nay ngày 04.5 là kỉ niệm ngày sinh của cháu Phạm Ngọc Ly, từ Hà Nội gửi tới cháu Ly lời chúc mừng học giỏi, chăm ngoan, giúp đỡ được nhiều việc cho bố mẹ.
Nhân ngày kỉ niệm này tôi lần xem lại những ngày sinh trong năm của các thành viên gia đình ta, thấy có một điều đặc biệt, năm nay nhà ta nhiều vị có ngày kỉ niện chẵn.
Xin liệt kê như sau:
1.Bác Đoàn Hưng Nông (Lê Huy Vệ) sinh 17.3.1917, tròn 90 tuổi.
2.Cháu Vũ Phương Anh sinh 23.3.1987, tròn 20 tuổi
3.Phạm Minh Phương, sinh ngày 11.4.1957, tròn 50 tuổi.
4.Phạm Kim Thoa, sinh ngày 22.4.1924, tròn 80 tuổi.
5.Lê Thị Bạch Hoa, sinh ngày 19.12.1967, tròn 40 tuổi.
Nếu kể thêm người có ngày kỉ niệm sinh nhật vào ngày "Hoàng đạo", "năm con lợn vàng" rất đặc biệt là kỉ niệm ngày sinh của chú Phạm Vĩnh Tiến (đúng vào 7h, ngày Thứ bảy, ngày bảy, tháng bảy, năm 2007) như vậy có tất cả là sáu ngày kỉ niệm đặc biệt trong năm nay.
Bốn trong số sáu ngày kỉ niệm trên đã được thân chủ cùng gia đình tổ chức với nhiều hoạt động rất hoành tráng, đó là kỉ niệm sinh nhật của các vị Nông, Thoa, Phượng, Phương Anh.
Tới đây chúng ta lại chờ đón tiếp ngày kỉ niệm sinh nhật của hai thành viên gia đình là Phạm Vĩnh Tiến và Lê Thị Bạch Hoa, đây cũng là hai thành viên rất nổi tiếng và rất gần gũi của gia đình ta (đặc biệt trong hàng cháu, Bạch Hoa là cháu dâu đích tôn của dòng họ nhà cụ Phạm Vĩnh Quang, là một trong số các cô cháu dâu tài danh rất thành đạt của nhà ta, lại là người khóa sổ những ngày kỉ niệm đặc biệt trong năm 2007).
Hai ngày kỉ niệm này dự đoán sẽ có nhiều điều thú vị bất ngờ, được nhiều người trong gia đình ta rất quan tâm theo dõi và sẵn sàng hưởng ứng.
Với những ngày kỉ niện chẵn, hoặc ngày giỗ, ngày tết nói chung cũng như với hai ngày kỉ niệm đáng ghi nhớ của chú Phạm Vĩnh Tiến và cháu dâu Lê Thị Bạch Hoa nói riêng, chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra một hình thức tổ chức gọn nhẹ, không quá nặng về tiệc tùng ăn uống, nhưng vẫn đảm bảo được giá trị của những ngày kỉ niệm này, mà lại rất là "hoành tráng".
Nhưng điều cốt lõi phải làm sao cho điều "đầu tiên" là không quá nặng gánh cho gia chủ (tất nhiên là phải được gia chủ có đồng ý tổ chức hay không), làm sao cho gia chủ không khỏi qúa bận tâm, lo lắng khi sắp đến ngày kỉ niệm của mình.

Phạm Vĩnh Thắng





Giới thiệu ảnh

Ảnh mới tìm thấy:

Ông Ngọc, ông Thắng tại đỉnh Ba Vì (1.5.2007)
Ảnh Phạm Vĩnh Tiến

Điều tâm sự không chỉ với người già

Điều tâm sự không chỉ với người già
BA ĐIỀU TIẾC VÀ MỘT ĐIỀU LIÊN TƯỞNG
Tháng 4 đọc ba bài kỳ kí sự sau một chuyến đi của bác Nhu khi đến thăm Thạch Thành, Thanh Hóa và Sở Kiện, Hà Nam thấy có hai điều tiếc.
1-Đến làng Phú Sơn tìm được ngôi nhà cũ nơi gia đình ta hồi tản cư năm 1946 đã ở, có biết bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ ở đó. Nhưng ông Điềm, ông Khải chủ nhà không còn nữa, các ông đã mất nhiều năm trước đó.
Thật tiếc vì đã đến quá muộn.
2-Tới Sở Kiện, Hà Nam trở lại nơi cách đây gần 60 năm chú Phạm Vĩnh Tiến đã được sinh ra tại đây (07.7.1948). Tìm được ngôi nhà ông Trùm Bính của làng đạo này, nơi cụ Yến đã ở chờ ngày sinh.
Nhưng chỉ còn đó ngôi nhà với cây cổ thụ, rễ phủ từ ngọn xuống mặt đất như những cánh tay dài nhiều ngón bấu víu vào mặt đất. Nhưng người thì cũng đã đi xa từ lâu rồi.
Lại tiếc vì đến quá muộn.
3-Dịp 30.4 năm nay có một đề tài gây sôn sao dư luận, ai là người viết bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện cho Đại tướng, Tổng Thống chính quyền ngụy Sài Gòn Dương văn Minh đọc trước loa phát thanh.
Rất tiếc là "bên nguyên, bên bị" chưa bên nào đủ chứng cứ thuyết phục là chủ nhân của bài viết đó.
Từ ba điều tiếc vừa nêu trên đây, có điều thuộc về việc nước và có cả điều thuộc việc nhà, lại liên tưởng nhều việc gia đình chưa được nghe các cụ nhà mình kể lại.
Suy ngẫm ra có cả lỗi của bậc cha mẹ, nhưng bậc con cái cũng không chịu hỏi lấy một câu. Còn thời gian thì cứ trôi đi thật nhanh.
Thật tiếc.
Đã đành thời trai trẻ lại gặp đúng thời loạn lạc chiến tranh, thế hệ chúng tôi mải mê việc nước, việc nhà, không quan tâm lắm tới lịch sử gia đình, việc bố mẹ thời trẻ thế nào, kiếm sống ra sao, nuôi chúng tôi thế nào, có kỉ niệm gì thật sâu sắc không?
Nay các cụ đã đi xa, còn rất nhiều điều muốn biết, muốn hỏi mà nào có hỏi được nữa đâu.
Thật là tiếc.
Nếu gọi cụ Quang, cụ Yến là thế hệ thứ nhất, thì khoảng 50 năm nữa thôi thế hệ thứ hai là lớp con của các cụ, lứa các bác nhà mình hiện đang sung sức ở tuổi U.70, U.80, người trẻ nhất là chú út Phạm Vĩnh Tiến cũng đã gần 110 tuổi. Đến lúc đó các vị ấy còn biết bao nhiêu việc bận tâm phải lo nghĩ, lấy đâu thời gian mà nhớ lại chuyện xưa, cách đó những trên trăm năm(?).
Khi đó các cháu nhà mình sẽ lại giống y hệt như chúng tôi bây giờ, mới kịp nhớ ra còn nhiều điều muốn hỏi bố mẹ, cô bác.
Nhưng xem ra sẽ là rất tiếc, vì đã quá muộn rồi.
Ba điều tiếc và một điều liên tưởng là thế.
Mấy điều như thế, không biết có "gía trị" gì cho thời buổi "tiền, tài" ngày nay.

Phạm Vĩnh Thắng

Bà ngoại tôi

Cụ Trương thị Hảo
( 1890 - 1979 )

Cụ Trương thị Hảo là bà ngoại của chúng tôi, cụ quê gốc ở Mọc Quan Nhân nay là Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội, thủa thiếu thời cụ ở quê ngoại : Lang Tài - Gia Lương - Thuận Thành - Bắc Ninh, nay là huyện Lương Tài - Bắc Ninh
Cụ có 7 anh chị em : Chị cả, cụ Cả Trịnh, anh : Cụ Đô Tiệp ( Bố bà Vĩnh ) chị : Cụ Lý ( ông Lợi ), chị : Cụ đốc Hoàng gia Hội, em Cụ Đô Kỷ ( Ô Cảnh, bà Loan ) , em Cụ : Trương thị Vinh ( cụ Đỗ long Giang) Cụ lập gia đình với ông ngoại tôi cụ Phạm văn Thành ( Cụ Thành có 4 anh chị em : Chị cả cụ Ba Đạt ( tên chồng, ông nội tiến sỹ Đỗ kim Chi ). anh cụ Cả Thuyết, em Cụ Phạm văn Hoan - chưa có gia đình
Vinh dự thay cho gia đình hai chú út được cụ thể hiện cảm xúc của mình qua những vần thơ mộc mạc nhưng đầy cảm xúc thương yêu
Ảnh này được chụp vào mùa Xuân năm 1964
Cảm ơn nhiếp ảnh gia Nguyễn xuân Nguyên đã để lại cho thế hệ sau một vật qúy giá
Thời ấy tự chụp ảnh không phải ai cũng có điều kiện . Giấy, phim không có bán tự do

Giới thiệu ảnh mới tuần qua

1-Ảnh mới từ Đài Bắc gử về:
Hai mẹ con Trang - Thế Minh thăm Viện bảo tàng Tôn Trung Sơn tại Đài Bắc.
2-Vài hình ảnh du ngoạn Ba Vì 1.5.2007

Dừng chân tại Resort Tản Đà

Chú Tiến, bác Ngọc tại Vườn quốc giá Ba Vì

Bác Nhu giữa chân đèo


Ảnh:Phạm Vĩnh Tiến

Danh sách ngày sinh nhật gia đình ông Phạm Vĩnh Quang

Danh sách ngày sinh nhật gia đình ông Phạm Vĩnh Quang
Được sự hợp tác của các bác, các cháu tôi đã sơ bộ tập hợp đươc danh sách ngày sinh của các thành viên gia đinh cụ Phạm Vĩnh Quang.
Tuy nhiên chắc chắn còn có sai sót, chưa đầy đủ, mong có sự bổ xung sửa chữa, trước hết là tên, ngày sinh của từng người, những người trong từng gia đình riêng, rồi gia đình chung ….
Mọi sự góp ý, bổ xung hoặc thay đổi xin liên hệ:
thanghahoi@yahoo.com
Tháng giêng
Nguyễn Thị Phương Thúy 1.1.1968
Phạm Vĩnh Di 3.1.1938
Nguyễn Thị Thu Hà 5.1.1976
Phạm Vĩnh Minh Trang 3.1.1982
Trần Thị Bích Uyên 6.1.1970
Dương Xuân Huy 12.1.1998 (cháu ngoại ông Vĩnh Hải)
Nguyễn Hạnh Linh 12.1.2005 (con cháu Việt Hùng)
Nguyễn Thị Minh Trang 21.1.1994 (con cháu Nguyệt)
Tô Quang Việt 24.1.1949, mất……2007.

Tháng hai
Nguyễn Đức Minh 9.2.1975 (chồng Tô Minh Thu)
Lê Hồng Vinh 13.2.1951
Nguyễn Thị Minh Nguyệt 16.2.1971.
Phạm Thái Sơn 18.2.1962 (con rể bà Lan)
Phạm Kim Nhu 21.2.1939

Tháng ba
Mai Thu Hiền 6.3.1972
Phạm Phị Nga 8.3.1972
Lê Hồng Phương 10.3.1950
Phạm Vĩnh Thắng 12.3.1945
Dương Hương Quỳnh 12.3.2001 (cháu ngoại ông Hải)
Phạm Hoàng Việt 15.3.1978
Lê Nông 17.3.1917
Nguyễn Đức Nguyên 18.3.2006 (con Thu)
Phạm Vĩnh Ngọc 20.3.1940
Vũ Phương Anh 23.3.1987
Phạm Kim Lan 24.3.1943
Tô Minh Thu 31.3.1976

Tháng tư
Nguyễn Xuân Nguyên 2.4.1940
Nguyễn Thu Hòa (con Thu) 3.4.2003
Ngô Mai Anh 7.4.1982 (con Phương)
Phạm Thị Minh Phương 11.4.1957
Phạm Kim Thoa 22.4.1927.
Ngô Minh Lương 27.4.1952
Phạm Hương Nhung (con Hương) 28.4.1999.
Phạm Lê Gia Minh (con Phạm Tuấn Minh) 30.4.2000

Tháng năm
Phạm Ngọc Ly 4.5.1995
Phạm Toàn Thắng 15.5.1975
Đỗ Kim Chi 26.5.1941
Phạm Tuấn Phương 29.5.1970.

Tháng sáu
Đoàn Mạnh Đức 8.6.1999 (con Dũng)
Đoàn Trọng Hiếu 8.6.2003 (con Khanh)

Tháng bẩy
Phạm Kim Anh 6.7.1936
Phạm Lê Đa Vít (cháu nội ông Di) 6.7.1992
Phạm Vĩnh Tiến 7.7.1948
Phạm Hoàng Mai 15.7.1965

Tháng tám
Lê Quang Minh 9.8.1948
Vũ Tuấn Việt (cháu nội bà Nhu) 12.8.1994
Đoàn Chiến Dũng 19.8.1966
Phạm Ngọc Cường 27.8.1969
Phạm Vĩnh Minh Khoa 27.8.1989

Tháng chín
Cụ Phạm Vĩnh Quang 4.9.1906, mất 2 tháng giêng Tân Mùi.
Nguyễn Huy Cường (con rể bà Lan) 16.9.1965

Tháng mười
Đoàn Đình Hải 3.10.1931
Nguyễn Phương Nga 5.10.1968
Phạm ngọc Long 7.10.1996
Phạm Tuấn Minh 7.10.1966
Ngô Thị Phi 8.1o.1941
Đoàn Đình Hiệp 13.10.1974

Tháng mười một
Hoàng Thị Kim Dung 1.11.19…(vợ ông Vĩnh Hải)
Tạ Đình Thi 11.11.1972
Dương Mạnh Hà 12.11.1975 (con rể ông Vĩnh Hải)
Phạm Vân Hương 19.11.1975 (con gái ông Vĩnh Hải)
Nguyễn Thiều Hương (con dâu bà Lan) 22.11.1978.

Tháng mười hai
Cụ Phạm Thị Yến 1.12.1912, mất 25.9 Nhâm Ngọ
Tô Minh Hương 10.12.1974
Đoàn Ngọc Khanh 13.12.1970
Đoàn Ngọc Mai 15.12.2001
Lê Bạch Hoa 19.12.1967
Phạm Hương Liên (cháu ngoại ông Vĩnh Hải) 23.12.2001
Nguyễn Việt Hùng 27.12.1978
Vũ Anh Tuấn 29.12.1962

Phạm Vĩnh Thắng
(Sưu tầm)

Đôi lời tháng Năm

Đôi lời tháng Năm
Kỳ I: Nhớ ngày 18-3

Hôm nay mười tám tháng ba
Chúng cháu tưởng niệm ngày Bà ra đi
Thành tâm khấn Phật, cầu Trời
Ông Bà chứng kiến cháu con thật lòng

Bà tôi hiệu diệu Sắc Thân
Phả tường Bồ Tát, Phật ban trên đời
Bà rằng kiếp trước là Người
Cận kề bên Phật nên thời không quên
Mọi việc phát triển đều đều
Con cháu, chắt, chút bầu đoàn Bà ơi!

Cõi Niết bàn, Bà mỉm cười
Mong con cháu khoẻ, thuận hoà, vui tươi

Thế giới của Bà là "Phật và Thơ". Thời trẻ, Bà thường cùng em ruột là bà Đỗ long Giang đi lễ đền chùa nhiều nơi, sau này là đi với các cháu. Những phong cảnh đẹp, cảnh quan trang nghiêm nơi cửa Phật đã in sâu trong tâm trí Bà, nên việc "tức cảnh sinh thơ" là điều hiển nhiên. Bà thường làm thơ về đêm và cho là "Phật giáng bút". Thấm nhuần đạo lý "Từ bi hỉ xả" của nhà Phật, Bà năng làm
việc thiện, an chay niệm Phật, cầu cho "quốc thái dân an".

Phụ thân Bà là người biết nghề thuốc và dạy học. Con nhà nề nếp, nữ công gia chánh giỏi, học ít nhưng đủ chữ để làm thơ, hiểu đời. Bà biết gọt củ Thuỷ Tiên, thêu thùa, làm tương rất ngon. Bà răn dạy các cháu vào khuôn phép, anh chị em phải nhường nhịn nhau, chăm học, nghe lời người trên. Trong kháng chiến 9 năm, việc đưa các cháu đi thăm đình chùa ở địa phương cũng là một cách rèn luyện "tu nhân tích đức", rèn luyện sức khoẻ - nhiều lúc đi bộ 5-7 km. Do đó những năm tháng gian khổ ấy nhưng chị em tôi không biết đến bệnh viện, bệnh xá (một phần cũng do khí hậu nông thôn thoáng đãng). Vì thực phẩm khan hiếm, Bà chia đều thức ăn nên con đàn cháu đống mà không hề cãi cọ, tranh nhau. Bà hiểu và gần gũi các cháu, có thưởng, phạt, khen chê thậm chí làm thơ khen. Sau đây xin trích một số bài thơ của bà:

Núi Tiên Mai (Ứng Hoà)
Tôi tản cư ở làng Hữu Vĩnh
Quả núi kia thiên định từ bao
Trên thờ Phật, cao cao chót vót
Gió vi vu, man mác vui thay
Ấy là làng Tiên Mai thờ Phật.......(1948-1950)



Sơ tán
Kể từ mùng tám tháng ba
Đang ở Hà nội đi ra ngoại thành
Bởi vì đang có chiến tranh
Cho nên tôi phải lánh mình ra đi
Phật đưa đến cửa từ bi
Tay chuông tay mõ tôi thì tụng kinh
Đêm ngày trong dạ đinh ninh
Cầu Trời khấn Phật nước mình vẻ vang. (1967-1969)

Thơ khen + mừng thày Tiến
Mười hai tháng sáu vừa rồi
Khen cho thày Tiến là người thông minh
Đảng viên kết nạp tự mình
Thức khuya dậy sớm tận tình biết bao
Học sinh nô nức tưng bừng
Đem hoa đến tặng để mừng thầy đây
Bạn thân ơi biết đâu nào
Thơm danh nức tiếng siết bao vui mừng
Chè ngon bánh ngọt vui thay
Trận mưa to quá ngập tràn đầy sân
Sau này vui sướng vô ngần. (Bà ngoại 1973)

Mừng chắt Toàn Thắng
Tháng năm Toàn Thắng ra đời
May thay giải phóng kịp thời làm sao
Lớn lên tất hẳn làm thầy
Quang Minh - Vĩnh Thắng vui mừng siết bao
Phúc đâu đưa đẩy cháu vào
Ân công truyền lại biết bao nhiêu đời
Chắt tôi con phải đợi thời
Ngoài 30 tuổi đường đời vinh quang
Nhà vườn mát mẻ sẵn sàng (Cụ ngoại 1975)


Kim Anh
4/5/2007

Chúc Mừng sinh nhật

Chúc Mừng sinh nhật
Hôm nay chúng ta chào mừng ngày kỉ niệm lịch sử 30.4, chúc mừng sinh nhật cháu Phạm Gia Minh (2000) con trai thứ của Phạm Tuấn Minh và Lê Thị Bạch Hoa, cháu nội của ông bà Phạm Vĩnh Di và Đỗ Thị Kim Chi.
Như vậy là vừa kết thúc tháng tư bằng ngày kỉ niệm sinh nhật của cháu Phạm Gia Minh, chúng ta lại bước sang tháng năm với kỉ niệm ngày sinh của nhiều thành viên gia đình cụ Phạm Vĩnh Quang.
Mở đầu là ngày sinh của cháu Phạm Ngọc Ly (04.5.1995), hiện nay cháu đang sống ở CHLB Đức cùng với bố mẹ là Phạm Ngọc Cường và Trần Thị Bích Uyên Uyên.
Cháu Ly học văn hóa vào loại giỏi, được học Piano từ bé rất bài bản, đã từng đi biểu diễn nhiều nơi do nhà trường và địa phương tổ chức.
Đặc biệt tuy sinh ra, lớn lên và học tập ở nước Đức từ bé đến nay, nhưng cháu nói tiếng Việt rất sõi, điều mà nhiều gia đình Việt Nam sinh sống ở nước Đức rất mong muốn con em mình được như thế.
Tiếp đến là ngày sinh của cháu Phạm Toàn Thắng (15.5.1975), con trai của ông bà Phạm Vĩnh Thắng và Lê Quang Minh. Đây có lẽ là một trong số ít ỏi thành viên của gia đình ta (trên 50 người) hiện còn làm việc trong các cơ quan nhà nước. Ngoài việc lo hoàn thành nhiệm vụ ở công sở, còn cố gắng tham gia các hoạt động của gia đình.
Nổi bật nhất trong tháng năm là kỉ niệm ngày sinh của bác dâu trưởng Tiến sỹ Y khoa, tốt nghiệp tại CHLB Đức Đỗ Thi Kim Chi (26.5...), phu nhân của bác cả TS.Phạm Vĩnh Di. Bác Chi là địa chỉ tin cậy nhiều năm không chỉ đối với các bênh nhân trong đó có nhiều vị là lãnh đạo TW, địa phương và với gia đình của bác, mà còn là bác sĩ điều trị và tư vấn sức khỏe cho các thành viên gia đình ta.
Cuối cùng là kỉ niệm ngày sinh nhật của con trai thứ ông bà Phạm Vĩnh Di và Đỗ Kim Chi, Kiến trúc sư Phạm Tuấn Phương (29.5.1970). Người đã có nhiều năm "dùi mài kinh sử" và có nhiều kỉ niệm với các trường Đại học Kiến trúc trong Nam ngoài Bắc, liên tục cộng tác với nhiều công ty kiến trúc, mới đây lại vừa xuất hiện trên TV giới thiệu sản phẩm xây dựng.
Hiện nay Phạm Tuấn Phương còn đang cân nhắc, chọn lựa nơi cộng tác vì có nhiều lời mời của nhiều công ty ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Xin gửi lời chúc mừng chung.

Phạm Vĩnh Thắng