Xem đèn ngày Đại Lễ

Tối qua chúng tôi đã "liều mình" đi xem đèn ngày Đại lễ trên các đường phố khu trung tâm Hà Nội, "liều mình" vì phỏng đoán sẽ rất khó khăn để vào được tới khu vực Hồ Hoàn Kiếm những ngày này.
Chúng tôi thịnh tình mời thêm bà
Phạm Kim Nhu đi cùng cho vui, cũng là để đáp ứng mong mỏi mấy ngày nay của bà (mới hay sáng nay bà cũng đã phóng xe máy dạo vòng hồ Hoàn Kiếm ). Từ đường Kim Mã hàng ngàn xe máy, ô tô lũ lượt đổ về Trung tâm TP. Chúng tôi mấy lần định rẽ ngang theo hướng Ba Đình, dọc đường Điện Biên nhưng không thể nào đi nổi vì ở hướng đó kẹt cứng người và xe. Đành phải vòng vèo mấy phố bên ngoài như Hai Bà Trưng, Lí Thái Tổ cũng không thể vào nổi. Đang nản trí định quay về, bà Nhu nảy ra sáng kiến rẽ vào Nhà hàng Serenad, Ngô Quyền gửi xe, rồi đi bộ vào khu Hồ HK. Rất may đến cửa hàng vừa lúc một chiếc xe xe rời đi, thế là chúng tôi có ngay một chỗ đỗ tuyệt hảo nếu không thì lại phải đi tiếp vì rất nhiều xe ô tô chiếm hết cả một dãy phố. Vừa ngồi vào ghế ở tầng 2, chưa kịp nhận ra bản nhạc Piano "sống" là bài gì chuông diện thoại của tôi đã reo lên dồn dập, Vũ Anh Tuấn từ Mátcơva gọi điện về chúc mừng chuyến đi của chúng tôi tối nay, Tuấn đã trông thấy chúng tôi từ khi vào nhà hàng. Người phục vụ đem Latop đến thế là chúng tôi lần lượt nói chuyện với Tuấn Thuý, cháu Phương Anh và Tuấn Việt rất vui vẻ. Chúng tôi vui mừng chia sẻ tin vui cháu Phương Anh sau kì kiểm tra sức khoẻ tại Thuỵ Sĩ, đã được xác định là mọi việc tiến triển tốt.
Hoá ra nhà hàng gắn Camera phát hình qua hệ thống vệ tinh, từ Mát xcơva Tuấn Thuý có thể theo dõi mọi hoạt động từ nhà bếp tới các phòng khách...
Để xe ở nhà hàng, chúng tôi len lỏi đi bộ ra hồ Hoàm Kiếm tranh thủ chụp mấy bức ảnh kỉ niệm. Rất tiếc, vì chuẩn bị cho ngày khai mạc vào sáng 1.10 nên khu vực vườn hoa Lí Thái Tổ bị cấm và hình như để tiết kiện điện đèn ở khu hồ không bật hết công xuất, có vẻ không hoành tráng như báo đài đưa.
Trên đường về chúng tôi lại vòng vèo len lỏi tới đường Tràng Thi, ngã tư Trần Phú để vào đường Điện Biên Phủ. Quả thật dãy đường này với những chùm đèn đủ loại, nhiều màu sắc lung linh rất đẹp. Do trời về khuya đường phố đã dễ đi hơn, đến đoạn vòng xoay trước cửa Bộ ngoại giao, rất nhiều bạn trẻ dừng xe máy bên đường chụp ảnh ghi lại những hình ảnh đẹp hiếm thấy.
Một chuyến đi tuy vất vả nhưn
g chúng tôi có cảm nhận dường như người dân vào ngày lễ này có ý thức hơn, xe cộ rất đông nhưng không có cảnh chen lấn, họ chấp hành nghiêm chỉnh sự điều khiển của cảnh sát giao thông. Nếu có hạt sạn thì là cảnh người ăn kem ở cửa hàng Tràng Tiền vứt giấy và que kem đầy mặt đưòng, mặc dù đã có thùng rác ngay bên cạnh.
Đang trên đường chúng tôi nhận được tin Tel từ hoạ sĩ tranh cắt giấy Phi Loan, thông gia của ông bà Di Chi cho biết bà đã có mặt tại Hà Nội chiều nay để dự Đại lễ (mặc dầu bà quê Bình Định). Được biết bà ở Hà Nội tới ngày 15.10 chờ hợp chuyến bay với Lê Bạch Hoa từ Dresden, CHLB Đức cùng trở về TP.Hồ Chí Minh (sân bay Nội Bài, 15.10.2010). Chúng tôi lại nhận dược tin bà Phạm Kim Nhu chính thức thông báo đáp ứng nguyện vọng của cậu con trai từ Matxcơva mời các vị bô lão chi Cụ Quang (U.70 đến U.100), những người đã sinh ra và lớn lên ở Hà Nội đến dự họp mặt tại tư gia của bà vào 5h chiều ngày 5.10.2010 để chào mừng ngày Đại Lễ. Được biết ngày này cũng có "truyền hình trực tiếp" bằng Webcam gia đình tới Mat xcơva, TP.Hồ Chí Minh, Nurenberg CHLB Đức, Seul Hàn Quốc và OSAKA, Nhật Bản để bác Di Chi, gia đình các cháu Tuấn Thuý, Cường Uyên, Trang Thắng, Thu (Minh) theo dõi.
Tối qua quả thực chúng tôi đã có một chuyến đi vất vả, nhưng đầy háo hức vì dù sao chúng tôi cũng đã được xem đèn trước ngày Đại lễ nghìn năm có một với nhiều cảm xúc của những cư dân Hà Nội gốc chờ đón giây phút Hà Nội chính thức vào ngày Đại lễ 10.10.


Vĩnh Thắng

Cảnh đẹp mùa thu Hà Nôi

Cảnh đẹp mùa thu Hà Nôi

Lộc vừng lấm tấm nở bên hồ Gươm, hoa sữa thơm ngào ngạt, hoa hướng dương vàng rực theo những những bánh xe tỏa đi khắp phố..., Hà Nội đang ở thời điểm đẹp nhất của năm.

Hoa lộc vừng nở bên Tháp Rùa, hồ Gươm.
Ánh nắng nhẹ man mát chiếu qua từng kẽ lá.
Từng chùm hoa sữa thơm ngào ngạt.



Các thiếu nữ Hà thành bên nhành liễu rủ mặt Hồ Gươm.


Mùa thu cũng là mùa lá rụng. Con đường Phan Đình Phùng như đẹp hơn sau cơn mưa.
Những con đường thủ đô dường như thơ mộng hơn khi mùa hoa hướng dương lại về.
Cô Liên, làng Tây Tựu cho hay hoa hướng dương được nhiều bạn trẻ mua tặng nhau từ đầu thu.
Nhắc đến mùa thu cũng không thể không nhắc đến cốm Làng Vòng, một đặc sản của mùa thu Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.
(Theo vnexpress)

Ngàn năm Thăng Long - Món ngon Hà Nội





NỘM GÀ TRÊN PHÔ LÃN ÔNG



Có dịp đi dạo qua khu phố cổ Hà Nội, đừng quên ghé phố Lãn Ông nếm thử món nộm gà. Nộm gà phố cổ bình dị chứ không sang trọng như món nộm gà xé phay trong các nhà hàng. Một chiếc bàn con, dăm ba chiếc ghế nhựa, một bát nộm thơm ngậy đậm đà, thế là đủ cho một niềm nhớ nhung về Hà Nội.

Trong lúc chờ đợi món nộm mang ra, thực khách cứ mặc sức mà nhẩn nha ngắm con phố nho nhỏ rêu phong, tận hưởng cái gió đêm mát lành đem theo hương thuốc bắc nồng nàn ngai ngái.Cái rêu phong của phố cổ đêm Hà Nội dường như làm cho hương vị món ăn càng thêm quyến rũ.

Không giống như nộm gà ở những nơi khác, nộm gà phố cổ hấp dẫn với bắp cải sống thái chỉ, thịt đùi gà ngọt mềm, lạc rang thơm bùi, thêm vài sợi rau răm cay nồng thái nhỏ. Đừng e ngại cái vị hăng hăng của bắp cải sống, trộn đều tất cả lên với nước trộn chua cay ngòn ngọt, chỉ còn thấy thanh mát lạ lùng.Miếng thịt gà ta vừa mềm vừa ngọt đậm đà, ăn kèm với rau và gia vị nên không hề thấy ngán chút nào. Khai vị với món nộm chua cay mặn ngọt, đủ để khuấy động tất cả các giác quan và khiến người ta thèm ăn hơn.

Sau khi thưởng thức món nộm, thực khách có thể gọi thêm bát miến trộn thịt đùi, xôi gà, phở gà,cháo gà, hay nhâm nhi món chân gà rút xương giòn rụm chấm muối tiêu chanh ớt.Quán nhỏ, không tên, nhưng dường như món nộm gà bình dị ở đây đã trở thành một địa chỉ nằm lòng của những người sành ăn./.
(Người Hà Nội/Vietnam+)

Tác dụng của con lươn

THỊT LƯƠN BỔ TRUNG ÍCH KHÍ



Lươn (thường là lươn vàng) được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là hoàng nghiệt hoặc thiện ngư.
Theo đông y lươn là món ăn ngon và vị thuốc tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc với tác dụng bổ gan, tỳ thận, thích hợp với thể trạng nhiệt, rất tốt cho trẻ em gầy yếu, xanh xao, phụ nữ sau khi sinh bị suy nhược, khí huyết không điều hòa ( Lâm Đình Hiệp, Lan Toàn Thắng nghiên cứut.)
Sau đây xin giới thiệu món ăn, bài thuốc từ thịt lươn
.Cách làm: Lấy lươn tuốt cho hết nhớt bằng rơm và tro bếp ( Hay cho lươn đang sống vào 1 túi nilon, cho ít muối vào túi dựng lươn, lươn tự động rãy cho hết nhớt,rủa bằng nước nóng cho sạc nhớt ), rủa lại cho rửa sạch bằng nước nguội, bỏ lòng ruột, để cả con, luộc qua, gỡ lấy thịt, nấu cháo ăn hoặc sấy khô, tán bột uống.
1/ Ở đồng bằng Nam Bộ, lươn nấu với lá rau rút và một số rau gia vị thành món lẩu canh chua, một món ăn - vị thuốc bổ dưỡng phổ biến, có thêm tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương và mùi vị thơm ngon hấp dẫn phảng phất tựa nấm hương của rau rút,
2/ Thịt lươn nấu với ngó sen ăn chữa rong kinh, băng huyết.
3/ Thịt lươn cuốn lá lốt nướng ăn chữa tê thấp, hầm với rau dừa nước là thuốc bổ máu, với đỗ đen có tác dụng bổ thần kinh;
4/ Ninh nhừ với màng mề gà, ăn trị cam tích trẻ em.
5/ Ở Trung Quốc thịt lươn được dùng dưới dạng "lươn hấp cơm", một món ăn-vị thuốc phổ biến ở vùng nông thôn để chữa chứng vàng bủng ở da mặt những người đã qua cơn bệnh nặng (bệnh hoàng thống). Cách nấu như sau: Lấy lươn mổ bụng bỏ ruột, rút chỉ máu dọc theo xương sống, rửa sạch. Cắt miếng, ướp gia vị và nước gừng tươi, trộn đều cho thấm, có thể thêm ít rượu. Khi cơm sắp cạn, đặt thịt lươn lên trên để hấp cho chín. Ăn nóng. Kết quả điều trị rất tốt, sắc mặt sẽ hết vàng.
6/ Người Nhật Bản coi thịt lươn như một loại thực phẩm thông huyết mạch, lợi gân cốt, nên gọi là "sâm động vật". Thịt lươn được chế biến thành những món ăn - vị thuốc ngon và bổ. Món ăn bài thuốc có thịt lươn
7/ Chữa mồ hôi ra nhiều ở tay chân: Lươn 1 con, luộc qua, gỡ lấy thịt, ý dĩ nhân 20g, để sống, phơi khô hoặc sao vàng, giã nhỏ thành bột, gạo nếp 30g vo kỹ, để ráo nước, giã thành bột. Trộn chung 3 thứ, thêm ít muối, nấu thành cháo ăn trong ngày. Dùng 5-7 ngày.
8/ Chữa di tinh, mộng tinh: Củ súng 10g nấu chín, bóc vỏ phơi khô, hoài sơn 50g nấu chín, phơi khô. Hai thứ tán bột, trộn đều nấu cháo với thịt lươn, ăn vào lúc đói. Dùng liên tục một thời gian.
9/ Chữa viêm gan mạn tính: Lươn 2-3 con làm thịt, bỏ ruột, tầm gửi cây dâu (tang ký sinh) 60g; rễ lau 30g, nước vừa đủ. Tất cả đem nấu chín, ăn cả cái lẫn nước.
10/ Chữa thần kinh suy nhược: Thịt lươn 250g, thái nhỏ, hấp cách thủy với hoài sơn, bách hợp, mỗi thứ 30g, nước vừa đủ. Ăn trong ngày.
11/ Chữa bạch đởi, khí hư: Lươn 1 con to lấy phần giữa khoảng 30cm, đốt ra tro; hồ tiêu, tán nhỏ, rây bột mịn. Hai thứ trộn đều, mỗi lần uống 8g với rượu, ngày 3 lần.
12/ Chữa thiếu máu, gầy còm, mệt mỏi: Thịt lươn 10g thái nhỏ, nấu với nước gừng 10-20ml và ít gạo thành cháo. Ăn trong ngày.
Kiêng kỵ: Người bị bệnh sốt rét, kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, không nên ăn lươn\
.TTƯT.DS. Hữu Bảo(Nguồn Suckh

Bạn cần biết

Bạn cần biết
Thông tin dự báo và nhận định thời tiết
Khu vực Hà Nội từ ngày 29/9 đến ngày 08/10 .

- Sáng sớm 29/9: có lúc có mưa rào và dông
- Ngày 29/9: Trời nắng, chiều tối và đêm có lúc có mưa.
- Ngày 30 – 01/10: Đêm và sáng có lúc có mưa rào, ngày nắng giai đoạn.
- Từ ngày 02 – 04/10: ảnh hưởng không khí lạnh nên có mưa và dông.
- Từ ngày 05 – 07/9: đêm không mưa, ngày nắng
.

Bạn đọc cần biết

Bạn đọc cần biết

"Thuc Pham Huu Co" dathang@organicfoods.vn

To : Kính gửi quý khách hàng :

Do thời tiết đang chuyển mùa, các sản phẩm rau hữu cơ của các nhóm nông dân cũng đang trong thời gian giao vụ. Đây cũng là lý do tại sao chất lượng rau thời gian gần đây giảm mạnh. Do ảnh hưởng của thời tiết, nắng và mưa kết hợp kéo dài đã làm cho tình hình sâu bệnh phát triển mạnh. Các loại rau bị ảnh hưởng nhiều nhất là các loại rau ăn lá, đậu. Có những loại rau như Cải canh, cải ngọt, cải bó xôi, cải chíp hoàn toàn bị bọ nhảy xóa sổ. Người nông dân buộc phải hủy toàn bộ số rau này do không đảm bảo được chất lượng. Chính vì vậy, Công ty chúng tôi không đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng và buộc phải từ chối một số đơn hàng. Chúng tôi thành thật xin lỗi quí khách. Tình hình này sẽ kéo dài đến trung tuần tháng 10. Dự kiến nguồn cung sẽ trở lại dồi dào từ ngày 14 tháng 10. Đến cuối tháng 10, công ty chúng tôi cũng sẽ thông báo tới quí vị các loại rau hữu cơ vụ đông.
Một lần nữa trân trọng cảm ơn quí khách đã tin tưởng và dùng sản phẩm rau hữu cơ.
Hãy cùng PDV Organic- Greenkitchen phát triển ngành rau hữu cơ tại Việt N
am .

Mời bạn đọc lưu ý

ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI TRÊN VTV1

Ngày 1/10/2010
Sáng 1/10, Lễ khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội tại vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ và đường Đinh Tiên Hoàng, xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Tại đây sẽ diễn ra các hoạt động văn hoá nghệ thuật đặc sắc, triển lãm giới thiệu các thành tựu kinh tế xã hội Việt Nam và Thăng Long - Hà Nội, các tác phẩm VHNT qua các thời kỳ.... Lễ khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội sẽ được Đài THVN truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Chiều cùng ngày, VTV truyền hình trực tiếp lễ khai mạc triển lãm thành tựu KTXH Việt Nam và Thăng Long Hà Nội.
Buổi tối là chương trình nghệ thuật Đêm huyền ảo hồ Gươm với những ca khúc rất hay ngợi ca thủ đô yêu dấu, hào khí Thăng Long.
Truyền hình trực tiếp Hội thảo quốc tế Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội

13h30 ngày 7/10,

Đài THVN sẽ truyền hình trực tiếp Hội thảo quốc tế Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội vào trên kênh VTV1.
Lễ kỷ niệm Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2010 và trao cúp Thánh Gióng
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, chương trình lớn nhất và duy nhất dành cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam, lễ kỷ niệm và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2010 sẽ diễn ra vào 20h ngày 9/10/2010.
Gắn với con số 1000 năm lịch sử, sẽ có 1000 doanh nhân hành trình về nguồn đến Cố đô Hoa Lư. Đây là dịp để các doanh nhân tri ân những lớp người đi trước, những người đã có công xây dựng Thăng Long Hà Nội, cũng như dựng nước tại Cố đô Hoa Lư, phát huy lòng tự hào về một thời hào hùng của dân tộc, thể hiện rõ nét văn hoá doanh nghiệp, doanh nhân, đạo lý kinh doanh của ông cha, phấn đấu hết mình xây dựng thủ đô và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.



Mittinh, diễu binh và diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội


Sáng ngày 10/10, Đại lễ kỷ niệm sẽ diễn ra mittinh trọng thể cấp Nhà nước, diễu binh và diễu hành tại quảng trường Ba Đình.
Chương trình được tổ chức trọng thể mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống lịch sử, văn hoá của 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Đài THVN sẽ truyền hình trực tiếp lễ mittinh, diễu binh, diễu hành vào 8h00 ngày 10/10 trên kênh VTV1.
Chương trình Nghệ thuật mừng thành công đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Đêm hội văn hoá nghệ thuật mừng thành công Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thể hiện tình cảm đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, sẽ được THTT vào tối 10/10.
Hà Nội nghìn năm văn hiến, Hà Nội - niềm tin và hy vọng, Hà Nội mãi là điểm tựa, là niềm tự hào của các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau.

Đài THVN trân trọng giới thiệu những chương trình đặc sắc mừng Đại lễ ngàn năm Thăng Long Hà Nội trên kênh VTV1. Mời quí vị và các bạn đón xem!

Sưu tầm trên mạng

Bức ảnh Hà Nội khổng lồ


Với ý tưởng thực hiện một bức ảnh khổng lồ ghép từ 1.000 tấm ảnh chụp Hà Nội nhằm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đã được tác giả Dương Vi Khoa ( một chuyên gia tin học) ấp ủ từ lâu . Bức ảnh panorama 6,1 Gigapixels chụp quang cảnh thành phố Hà Nội ra đời đã ngay lập tức khẳng định được giá trị của mình. Bức ảnh Hà Nội ghép từ 1.000 tấm ảnh thực hiện vào dịp cả nước đang chào đón 1.000 năm Thăng Long này cũng được coi là bức ảnh kỹ thuật số chụp phong cảnh Việt Nam lớn nhất hiện nay. Nếu in ra (ở độ phân giải 72dpi), tác phẩm sẽ có diện tích tới hơn 780 m2.Ai muốn xem toàn cảnh bức ảnh này hãy vào trang web : www.hanoi1000.vn

(Theo danviet )

Nhớ về Hà Nội

Nhớ về Hà Nội
Chúng ta cùng nghe ca sĩ Im Tae Kyung ( Hàn Quốc) hát bài " Nhớ về Hà Nội "



( Theo Internet )

Phân luồng và Cấm dường trong mấy ngày Kỷ niệm 1000 năm Thăng Lomg- Hà Nội

(Phục vụ việc đi lại trong những ngày lễ hội)

CẤM ĐƯỜNG TRONG DỊP ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG
Trước Lễ khai mạc vào 7h sáng 1/10, lực lượng chức năng sẽ cấm phương tiện ra vào khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, đồng thời phân luồng, hạn chế phương tiện không đi vào khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Để phục vụ tổng duyệt và lễ diễu hành, từ tối 6/10 đến hết ngày 7/10 và tối 9/10 đến hết ngày 10/10, lực lượng chức năng sẽ cấm phương tiện đi lại là toàn bộ Quảng trường Ba Đình, các tuyến đường Hùng Vương, Độc Lập – Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Cảnh Chân – Bà Huyện Thanh Quan – chùa Một Cột, toàn bộ công viên Bách Thảo, đoạn từ ngã tư Phan Đình Phùng – Hoàng Diệu – Quan Thánh, đường Thanh Niên, Hoàng Hoa Thám, Cửa Bắc – Nguyễn Tri Phương, Hàng Đậu, vườn hoa Vạn Xuân, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Thụy Khuê.
Trong khu vực Quảng trường Ba Đình sáng 10/10 sẽ không cho phép người dân vào tham gia, mọi người có thể xem qua truyền hình trực tiếp hoặc qua các màn hình LED cỡ lớn tại tụ điểm công cộng. Ngoài ra, người dân có thể đứng xem hai bên đường trên các tuyến phố mà đoàn diễu hành đi qua. Đó là các hướng Nguyễn Thái Học – Cửa Nam – Tràng Thi – Hàng Khay – Tràng Tiền – kết thúc tại Quảng trường cách mạng tháng 8 và hướng Nguyễn Thái Học – Kim Mã – Nguyễn Chí Thanh – Liễu Giai – Văn Cao. Những tuyến đường này cũng sẽ cấm phương tiện vào các ngày tổ chức sự kiện.
Tại lễ bế mạc kỷ niệm 1000 năm tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình vào tối 10/10, lực lượng chức năng sẽ thiết lập vành đai bảo vệ và cấm các tuyến đường Cầu Diễn – Hồ Tùng Mậu – Phạm Hùng – Trần Duy Hưng – Lê Văn Lương – Khuất Duy Tiến – Láng – Hòa Lạc – đường 70.
Với các trường hợp người dân trong khu vực cấm người có nhu cầu qua lại cần mang theo chứng minh thư và trình bày cụ thể với những người bảo vệ trong khu vực. Cán bộ, công nhân viên có trụ sở làm việc thuộc khu vực bảo vệ phải có giấy tờ tùy thân hoặc thẻ cán bộ, công nhân viên của cơ quan.
Ngoài ra, từ ngày 7/10 đến hết ngày 10/10, sẽ cấm các xe khách từ 24 chỗ ngồi trở lên lưu hành trên các tuyến đường từ vành đai 3 vào trung tâm thành phố. Các phương tiện này sẽ phải dừng, đỗ tại 8 điểm trông giữ xe và của Tổng công ty Vận tải Hà Nội. Cụ thể là Bến Gia Thụy (Long Biên), gầm cầu Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng), bến xe Mỹ Đình (Từ Liêm), bến đỗ xe Kim Ngưu (Hoàng Mai), Bến đỗ xe Hải Bối (huyện Đông Anh), đường bao ngoài Công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai), đường Hồng Hà (quận Ba Đình), bãi xe Dịch Vọng (quận Cầu Giấy). Vào ngày 10/10, tại các điểm đỗ này sẽ có xe buýt đưa đón miễn phí người dân vào trung tâm thành phố.
Mối quan ngại nhất là ngày 7/10 khi tổ chức tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành tại quảng trường Ba Đình, lực lượng chức năng sẽ cấm đường theo thông báo. Tuy nhiên, đây là ngày đi làm bình thường của người dân nên khả năng ùn tắc giao thông trên một số tuyến phố là khó tránh khỏi.

(Lê Tuấn – khai thác và biên tập từ VNExpress.net)

4. Phân luồng tổ chức giao thông tại một số điểm tổ chức Đại lễ như sau:
4.1. Ngày 01/10/2010 tại khu vực trung tâm hồ Hoàn Kiếm (tượng đài Lý Thái Tổ) Lễ khai mạc. Đai lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Thời gian: từ 05 giờ 00 đến 12 giờ 00. Phương án phân luồng cụ thể như sau:
Cấm toàn bộ phương tiện (trừ xe có phù hiệu ưu tiên) không được hoạt động trên các tuyến đường: Đinh Tiên Hoàng (từ Tràng Tiền đến Trần Nguyên Hãn), Lê Lai, Lê Thạch, Quảng trường Ngân Hàng.
Các phương tiện được phân luồng như sau:
- Các phương tiện đi từ phía Nam đến phố Lý Thường Kiệt rẽ phải đi Phan Chu Trinh – Quảng trường cách mạng tháng 8, rẽ trái phố Bà Triệu, Quang Trung đi các hướng khác.
- Các phương tiện đi từ phía Bắc rẽ tại ngã ba Lò Sũ – Nguyễn Hữu Huân – Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục – các phố Trần Quang Khải, Hàng Gai, Hàng Bông đi các hướng khác.
4.2. Ngày 3/10/2010 xung quanh Hồ Hoàn Kiếm tổ chức giải chạy truyền thống “Báo Hà Nội mới”. Thời gian từ 06 giờ 00 đến 12 giờ 00. Phương án phân luồng cụ thể như sau:
Cấm các phương tiện đi trên các phố: Đinh Tiên Hoàng – Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục – Lê Thái Tổ – Hàng Khay. Các phương tiện phân luồng như sau:
- Các phương tiện đi phía Bắc đến Hai Bà Trưng rẽ đi Trần Quang Khải, Bà Triệu.
- Các phương tiện đi phía Nam đi phía Bắc đi Trần Quang Khải, Hàng Bồ, Hàng Gai, Hàng Bông…và các hướng khác.
4.3. Ngày 8/10/2010 xung quanh hồ Hoàn Kiếm và Quảng trường Ngân Hàng lễ hội đường phố và chương trình văn hóa nghệ thuật của tuổi trẻ thủ đô và cả nước. Thời gian: từ 06 giờ 00 đến 13 giờ 00 và từ 19 giờ 00 đến 23 giờ 00. Phương án phân luồng tổ chức giao thông cụ thể như sau:
Cấm các phương tiện đi trên các phố: Đinh Tiên Hoàng – Hàng Khay – Lê Thái Tổ -Lê Lai, Lê Thạch, Quảng trường Ngân hàng.
Các phương tiện được phân luồng như sau:
- Các phương tiện đi từ phía Nam rẽ phải phố Lý Thường Kiệt đi Phan Chu Trinh – Quảng trường cách mạng tháng 8, rẽ trái phố Bà Triệu, Quang Trung đi các hướng khác.
- Các phương tiện đi từ phía Bắc rẽ tại ngã ba Lò Sũ – Nguyễn Hữu Huân đi các phố Trần Quang Khải, Hàng Gai, Hàng Bông và các hướng khác.
4.4. Ngày 03, 07 tháng 10 năm 2010 diễn tập diễu binh, diễu hành và ngày 10 tháng 10 năm 2010 Đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại Quảng trường Ba Đình. Thời gian: từ 20 giờ 00 ngày hôm trước đến 12 giờ 00 ngày hôm sau. Phương an phân luồng giao thông cụ thể như sau:
- Cấm toàn bộ các phương tiện (trừ các xe có phù hiệu ưu tiên, phù hiệu bảo vệ) không được hoạt động trên các tuyến phố: Hùng Vương – Hoàng Văn Thụ – Chùa Một Cột – Độc Lập – Ông Ích Khiêm – Bà Huyện Thanh Quan – Tôn Thất Đàm – Nguyễn Cảnh Chân – Bắc Sơn – Mai Xuân Thưởng – Lê Hồng Phong – đường Thanh Niên – Hoàng Hoa Thám (từ Mai Xuân Thưởng đến Liễu Giai); Thụy Khuê (từ Quán Thánh đến dốc Tam Đa) – Quán Thánh (từ đường Thanh Niên đến Hòe Nhai) – Phan Đình Phùng (từ Hàng Bún đến Hùng Vương) – Điện Biên Phủ – Chu Văn An – Hoàng Diệu – Nguyễn Tri Phương – Nguyên Thái Học – Tràng Thi – Hàng Khay – Tràng Tiền – các tuyến phố xung quanh quảng trường Cách mạng tháng 8 – Trần Quang Khải – Trần Khánh Dư – Kim Mã – Liễu Giai – Văn Cao – Nguyễn Chí Thanh (đoạn từ La Thành đến Kim Mã) – Yên Phụ – công viên Bách Thảo.
- Cấm toàn bộ các loại xe ô tô tải, xe ô tô chở khách từ 16 chỗ trở lên (trừ xe buýt, xe của Công ty Môi trường thu gom rác, xe có phù hiệu phục vụ lễ diễu binh, diễu hành) không được hoạt động trên các tuyến phố Trần Phú – Sơn Tây – Nguyễn Tri Phương; Cát Linh - Tông Đức Thắng – Lê Duẩn; Hàng Gai – Hàng Bông – Hai Bà Trưng; Lạc Long Quân – Thụy Khuê – Bưởi – Hoàng Hoa Thám – Kim Mã; Lê Duẩn – Phan Chu Trinh – Lý Thường Kiệt; Trần Nhật Duật – Hàng Đậu – Phan Đình Phùng – Hàng Than; Láng – Trường Chinh – Đại La.
- Các phương tiện khi lưu thông đến các chốt phải đi theo sự phân luồng hướng dẫn của lực lượng chức năng.
4.5. Tại các khu vực tổ chức diễn ra các sự kiện: văn hóa, văn nghệ chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội các phương tiện tham gia giao thông phải tuân thủ theo sự hướng dẫn phân luồng của các lực lượng chức năng.
4.6. Trong thời gian diễn ra Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội: Các phương tiện không được phép vào Thành phố có nhu cầu đỗ dừng và nhân dân vào dự Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội từ ngày 28/9/2010 đến hết ngày 10/10/2010 tập kết tại 08 vị trí điểm được phép đỗ xe không thu phí sau: Điểm đỗ xe Mỹ Đình I, Mỹ Đình II, đoạn đường trước Công viên Yên Sở, bãi đỗ xe Đền Lừ, bãi đỗ xe Gia Thụy, bãi đỗ xe Hải Bối, điểm đỗ xe đường Hồng Hà, bãi đỗ xe Dịch Vọng. Tại đây được bố trí xe trung chuyển miễn phí vào nội thành các khu vực theo tuyến thông báo tại bến
(Trích từ Quyết định số 1969/QĐ-GTVT ngày 23/9/2010 của Sở GTVT Hà Nội)

Thông báo

Thông báo
THÔNG BÁO

10h sáng ngày 9 tháng 10 năm 2010 tức ngày 2 tháng 9 năm Canh Dần . Gia tộc họ Phạm ở 53 Phố Phúc Kiến ( nay là Phố Lãn Ông ) tổ chức họp mặt toàn gia tại Lủ - Đình Công

- Nhân ngày giỗ lần thứ 50 của cụ Lê thị Cả tức cụ Tú bà
- Nhân dịp quê hương Thăng Long ngàn năm tuổi, gia tộc tổ chức chúc mừng những thành viên trong gia tộc đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp đến ngày thăng lợi gồn có các vị :
- Cụ Phạm Vĩnh Hanh
Các ông bà :
- Phạm thị Viên tức Hoàng Hà
- Phạm thị Bắc + Nguyễn văn Trân
- Phạm chu Sa + Vũ Oanh
- Lê uy Vệ
- Đoàn Hải
Xin thông báo để các thành viên trong gia tộc : Con, cháu, chắt . . .đến dự đông đủ
Đề nghị mỗi gia đình báo cho BTC số lượng con cháu tham dự chậm nhất ngày 1/10/2010 chi cụ Quang tel 0983571360
Tuy trong thời gian cấm đường, các đại biểu đến dự : Đi theo đường Láng Hạ và đường Kim Ngưu đến Đình Công
Mỗi đại biểu đến dự có trách nhiệm góp 50.000VN Đồng
Mọi thông tin cần liên lạc với BTC gọi cho số điện thoại sau :
0913213996 – 0913211495 ( Hà )
Email :
minhhanghiem@yahoo.com.vn
- Riêng bà Phạm chu Sa sẽ tổ chức chúc mừng tại nhà riêng vào hôi 14h30 ngày 27/9/2010

TM : Ban tổ chức

Phạm Vĩnh Công

Có nên dùng món nướng ?

ƯỚP TỎI, BIA, RƯỢU VÀO MÓN NƯỚNG GIẢM NGUY CƠ UNG THƯ
Nghiên cứu của Đại học Kansas (Mỹ) cho thấy, các loại nước sốt với các thành phần gia vị có thể làm giảm 60 - 80% lượng heterocyclic amine (HCAs) gây ung thư trong các món nướng.
Tuy nhiên, không nên ướp nước sốt vào nguyên liệu quá lâu trước khi nướng, vì như vậy có thể giảm thành phần các chất chống oxy hóa có lợi trong nước sốt. Tốt nhất là ướp trước vài tiếng, sau đó khi nướng thực phẩm gần chín thì phủ thêm một chút nước sốt nữa.




Ướp thịt bò bằng vang đỏ hoặc bia 6 tiếng trước khi nướng giúp giảm 40% lượng các chất gây ung thư trong món ăn

Ướp thực phẩm với bia hoặc rượu vang đỏ: Nghiên cứu của Đại học Porto (Bồ Đào Nha) cho thấy, ướp thịt bò bằng vang đỏ hoặc bia 6 tiếng trước khi nướng giúp giảm 40% lượng các chất gây ung thư trong món ăn. Đặc biệt, bia và rượu vang đỏ còn giúp món thịt nướng mềm và thơm ngon hơn.
Nấu trước bằng lò vi sóng: Trước khi nướng nên cho thực phẩm vào lò vi sóng và bật lò ở mức công suất trung bình trong 1 - 2 phút. Các nghiên cứu cho thấy cách làm này có thể giảm đến 90% lượng HCAs. Không nên tận dụng phần nước chảy ra từ thịt khi nấu bằng lò vi sóng vì nước này chứa rất nhiều HCAs.
Nướng ở nhiệt độ thấp: Không nên để lửa quá to hoặc nhiệt độ quá cao vì thịt nướng cháy ở nhiệt độ cao chứa nhiều thành phần gây ung thư.


Nếu dùng lò nướng và các loại bếp điều chỉnh được nhiệt độ, nên để ở mức dưới 162 độ C (là ngưỡng mà HCAs bắt đầu hình thành).
Nguồn NLĐ Baoonline.vn

Thịt vịt lành hay hại ?

THỊT VỊT BỔ THƯỢNG HẠNG

Theo các tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hoà ngũ tạng, lợi thuỷ, trừ nhiệt, bổ hư. Sách Nhật dụng bản thảo còn cho rằng thịt vịt giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần.
Y học hiện đại cũng công nhận thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cũng rất cao.
Vịt có nhiều loại được chọn dùng tuỳ theo mục đích: vịt trống đầu xanh mạnh về lợi tiểu tiện, vịt trắng xương đen trị hư lao nhiệt độc. Để làm thuốc nói chung thì nên dùng thịt vịt mái già. Mua vịt ở những nơi bán bảo đảm an toàn thực phẩm.

Dưới đây là một số món ăn bài thuốc hay từ thịt vịt:






- Vịt hầm sa sâm dưỡng da: vịt già một con, sa sâm 50g, ngọc trúc 50g. Vịt mổ bụng làm sạch (bỏ lòng) hai vị thuốc cho vào túi buộc miệng, nhét vào bụng, gập đầu vào bụng, buộc lại, hầm chín. Thích hợp với người da khô ráp, chảy máu cam, táo bón.
- Canh vịt đỗ trọng hạ huyết áp: thịt vịt 100g nấu 30 phút, gia đỗ trọng 30g, mộc nhĩ trắng 30g. Nấu thêm 15 phút. Ăn thịt vịt, mộc nhĩ, nước canh, bỏ đỗ trọng. Thích hợp với người bị huyết áp cao, đau đầu chóng mặt, mất ngủ.
- Thịt vịt nước mía chữa hen suyễn: thịt vịt nạc 300g, băm nhỏ ướp gia vị, gạo tẻ 100g, nước mía 300ml, ninh nhừ. Cháo chín cho thịt vịt đảo đều, đun tiếp cho chín vịt. Ăn ngày ba lần, liền một tuần.
- Thịt vịt đậu đỏ chữa thiếu máu: thịt vịt 1kg, đậu đỏ 50g, đậu phộng 100g, vỏ bí đao 30g. Nấu thành canh để ăn.
- Thịt vịt với tỏi trị viêm thận: vịt một con làm sạch bỏ lòng, cho vào bụng 50g tỏi (bỏ vỏ) khâu lại, nấu chín ăn cái uống nước, 2 - 3 ngày ăn một con.
- Thịt vịt giảm lao phổi, ho sốt về chiều: vịt làm sạch hầm với chân giò heo hun (hoặc không) để ăn riêng, hoặc ăn với cháo. Có thể thêm mộc nhĩ trắng, củ cải.


- Vịt hầm bách hợp bổ phổi: vịt mái già một con, bách hợp tươi 300g. Vịt mổ bụng bỏ lòng, cho bách hợp vào bụng, tưới hai muỗng rượu, gia vị, bỏ đầu vịt vào bụng buộc chặt lại. Chưng cách thuỷ cho chín. Ăn thịt, lòng và bách hợp. Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn, khạc ra máu, ho lao.
- Vịt chưng bổ thận: vịt trống già một con, đông trùng hạ thảo 10g, rượu, gừng, hành, muối tiêu vừa đủ. Vịt làm sạch, rạch từ đầu thẳng xuống cổ, cho 3g đông trùng hạ thảo vào, lấy dây buộc lại. Còn lại tất cả cho vào bụng (đã bỏ hết lòng), để vào bát lớn, đặt vào nồi chưng. Món này thích hợp với người di tinh, yếu dương, lưng gối yếu mỏi, ra mồ hôi nhiều.

- Canh vịt nấu đan sâm hoạt huyết: thịt vịt 100g, đan sâm 50g. Vịt làm sạch chặt miếng, nấu 60 phút cùng đan áng chiều. Thích hợp với người bị trúng phong bán thân bất toại.
- Vịt ngọc trúc giảm tiểu đường: vịt mái già một con (1,5kg), ngọc trúc 50g, mạch môn đông 50g, rượu vang 30g. Thuốc cho vào túi vải buộc miệng ngâm nước lạnh ba phút rồi bỏ vào bụng vịt. Đầu vịt gập vào bụng, lấy dây buộc lại đặt vào bát to rồi cho vào nồi chưng tới khi vịt chín mềm, bỏ túi thuốc ra vắt lấy nước. Thích hợp với người bị tiểu đường, âm hư miệng khát, uống nhiều nước.

Theo Lương y Minh Chánh
Sài Gòn tiếp thị
http://dantri.com.vn/c7/s7-324976/thit-vit-bo-thuong-hang
- - Cụ Tú rất thích ăn giấm vịt : Thịt vịt luộc chấm với nước mắm ngon + tỏi + ớt + đặc biệt có khế chua thái mỏng - Quả thật rất ngon, hay cụ thích ăn sáo vịt, vịt hầm măng khô v. .v . ..
- Năm 1948 khi gia đình sống ở Kim Tân Thạch Thành Thanh Hóa, từ đền Sòng đi khoảng 2-3 km bên trái có chỗ rẽ và đền Hòe Nhai nơi đây là khu định cư của đồng bào Mường . Theo dân địa phương đây là khu rừng cấm để mộ tổ của các vua họ Nguyễn ( Trong dân thường đồn khu mộ này do Hổ canh giữ ) thôn bản này nằm trong thung lũng giữa hai dãy núi cao, đất mầu, nhiều đầm ao, sẵn cua, ốc nên nuôi vịt rất tốt, vì vậy vịt ở đây rất béo. Theo cụ Hảo ( Bà ngoại tôi : Vịt ở đây rất dễ làm lông, không hôi, tôi đã chứng kiến rất nhiều dịp cụ làm thịt vịt ) Được người tiêu dùng rât ưa chuộng, tên bản, làng được đặt ên cho vịt ở đất này : Vịt Tràng Nhật .Những ngày tết dịp cụ Quang về với gia đình cụ Hảo hay làm thịt vịt, khi nhà có khách . .
Sau nhiều lần truy tìm, đến nay tôi thấy " nhẹ " người
Tuy vậy cái món khoái khẩu " Tiết canh vịt " cũng nên hạn chế tối đa, thật tình tiết canh vịt là loại đứng đầu bảng " Tiết canh "
Nếu sợ vịt hôi, khi làm các vị sát muối, rửa sạch
Đôi điều tâm sự cùng bạn đọc, mong được sự chỉ bảo của các vị

Chương trình lễ hội Thăng Long tuổi ngàn năm

Chương trình lễ hội Thăng Long tuổi ngàn năm
CHUƠNG TRÌNH LỄ HỘI MỪNG THĂNG LONG NGÀN NĂM TUỔI
( Tại Hà Nội )

Báo Thể thao & Văn hóa Online xin cung cấp tới quý vị độc giả những thông tin chuẩn xác về
các hoạt động, sự kiện diễn ra trong 10 ngày Đại lễ.
1/ Ngày 01 tháng 10 năm 2010: Ngày khai mạc
- 08h00: Lễ khai mạc 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội và đón nhận bằng công nhận Di sản Văn hóa Thế giới khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long tại Vườn hoa Lý Thái Tổ. \
- 09h30: Biểu diễn nghệ thuật tại 5 sân khấu xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
- 14h00: Triển lãm các tác phẩm Văn học- Nghệ thuật qua các thời kỳ tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng.
- 15h00: Khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Nội tại Vườn hoa Giám, Đống Đa và 45 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm.
- 19h30: Khai mạc Tuần lễ phim lịch sử, cách mạng tại Trung tâm chiếu phim quốc gia, 87 Láng Hạ, Đống Đa.
- 20h00: Khai mạc Triển lãm thành tựu kinh tế- xã hội Việt Nam và Thăng Long- Hà Nội tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam, 148 Giảng Võ, Ba Đình.
- 20h00: Biểu diễn nghệ thuật Đêm Hồ Gươm lung linh và trình diễn áo dài truyền thống tại xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm.
- 20h00: Chương trình hòa nhạc Hội nhập Quốc tế- Niềm tin hướng tới tương lai do NSND Đặng Thái Sơn biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội.
2/ Ngày 02 tháng 10 năm 2010 :
- 08h00: Khai mạc trưng bày hiện vật lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, số 9 và 18 Hoàng Diệu, Ba Đình.
- 08h00: Khánh thành rạp Công nhân Hà Nội, 42 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm.
- 09h00: Lễ ra mắt Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến tại Thư viện Quốc gia, 31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm.
- 19h30: Khai mạc Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long- Hà Nội tại khu du lịch Thiên Đường Bảo Sơn, Hoài Đức.
- 19h30: Lễ hội Rồng do Bộ VHTT&DL và Đại sứ quán Tây Ban Nha phối hợpvới UBND Thành phố Hà Nội tổ chức tại Quảng trường Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.
- 20h00: Biểu diễn các ca khúc chọn lọc sáng tác mới chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Nhà hát lớn Hà Nội.
3/ Ngày 03 tháng 10 năm 2010
- 07h00: Giải chạy truyền thống Báo Hà nội mới vì Hòa bình xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
- 09h00: Khánh thành tượng đài Bác Hồ và Bác Tôn tại Công viên Thống Nhất.
- 20h00: Chương trình nghệ thuật Thăng Long- Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh tại Vườn hoa Lý Thái Tổ
4/ Ngày 04 tháng 10 năm 2010
- 08h30: Tổng kết và trao giải Cuộc thi tìm hiểu Thăng Long- Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng tại Nhà hát lớn Hà Nội.
- 09h00: Khánh thành Cung Trí thức thành phố tại Cầu Giấy.
- 15h00: Khai mạc Triển lãm Anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa Việt Nam tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm.
- 15h30: Khai mạc Triển lãm các trận đánh và chiến dịch nổi tiếng trong lịch sửquân sự Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, 28A, Điện Biên Phủ, Ba Đình.
- 17h00: Khai mạc Triển lãm và Liên hoan Thư pháp Thăng Long- Hà Nội tại -Văn Miếu- Quốc Tử Giám. 20h00: Trao Giải Báo chí toàn quốc về 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình.
- 20h00: Biểu diễn các điệu múa cổ Thăng Long- Hà Nội tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm.
5/ Ngày 05 tháng 10 năm 2010
- 09h00: Khánh thành Tượng đài Thánh Dóng tại khu Đền Sóc, Phù Linh, Sóc Sơn.
- 09h00: Khánh thành đường nối Quốc lộ 3 tới khu công nghiệp Nguyên Khê tại Đông Anh.
- 09h00: Giới thiệu công trình nghệ thuật Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại đường Yên Phụ, Ba Đình. 14h00: Khai mạc Triển lãm Nghề gốm Bát Tràng- cổ truyền và hiện đại tại làng Bát Tràng, Gia Lâm.
- 15h00: Biểu diễn võ thuật cổ truyền Hào khí Thăng Long tại Cung thể thao Quần Ngựa, Ba Đình.
- 20h00: Biểu diễn âm nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam tại Nhà hát lớn Hà Nội
. 20h00: Chương trình Văn hóa nghệ thuật Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long tại Vườn hoa Lý Thái Tổ.
6// Ngày 06 tháng 10 năm 2010
- 08h00: Khai mạc Liên hoan nghệ thuật Diều- Hà Nội tại Quảng trường sân vận động Quốc gia Mỹ Đình
- 08h30: Khánh thành Bảo tàng Hà Nội và khai mạc Triển lãm Hà Nội xưa tại đường Phạm Hùng, Từ Liêm.
- 09h00: Khai mạc Triển lãm Những tấm lòng với Thăng Long- Hà Nội tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị.
- 20h00: Chương trình ca nhạc tổng hợp “Hùng khí Thăng Long- Bài ca đất nước” tại Vườn hoa Lý Thái Tổ.
- 20h00: Khai mạc Liên hoan ẩm thực Hà Thành tại Công viên nước Hồ Tây
7/. Ngày 07 tháng 10 năm 2010
- 09h00: Tổng kết và trao giải Cuộc thi quốc tế tìm hiểu “Thăng Long- Hà Nội, điểm hẹn của bạn” tại Nhà hát lớn Hà Nội.
- 14h00: Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển bền vững Thủ đô Văn hiến, Anh hùng, vì Hòa bình tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình (bế mạc ngày 09/10).
- 20h00: Biểu diễn âm nhạc dân tộc tại Nhà hát lớn Hà Nội.
8/ Ngày 08 tháng 10 năm 2010
- 07h00: Chương trình văn hóa nghệ thuật của Tuổi trẻ Thủ đô và cả nước xung quanh hồ Hoàn Kiếm và các sân khấu ngoài trời trên địa bàn Thành phố.
- 09h00: Khánh thành Công viên Hòa Bình tại Xuân Đỉnh, Từ Liêm.
- 09h00: Khánh thành Trung tâm đào tạo vận động viên cấp cao Hà Nội tại Mỹ Đình, Từ Liêm
- 20h00: Chương trình giao lưu Thăng Long- Hồn thiêng sông núi với sự tham gia của 1000 Anh hùng và Mẹ Việt Nam Anh hùng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
- 20h00: Chương trình Lễ hội đường phố của tuổi trẻ Thủ đô và cả nước tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám.
9/ Ngày 09 tháng 10 năm 2010
- 6h00: Đua xe đạp xuyên Việt quốc tế xung quanh hồ Hoàn Kiếm
- 07h30: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, UBMTTQ Việt Nam, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, Thành phố Hà Nội và 62 tỉnh, thành phố vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tượng đài Liệt sỹ.
- 09h00: Động thổ xây dựng Nhà hát Thăng Long tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Xuân Đỉnh, Từ Liêm.
- 09h00: Khánh thành rạp Đại Nam tại 29 phố Huế, Hai Bà Trưng.
- 20h00: Biểu diễn của các Đoàn nghệ thuật quốc tế tại các sân khấu ngoài trời trên địa bàn Thành phố.
10/ Ngày 10 tháng 10 năm 2010: Ngày Đại lễ
- 08h00: Lễ mít tinh trọng thể, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Quảng trường Ba Đình.
- 20h00: Đêm hội Văn hóa Nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Ngoài các hoạt động nói trên, trong suốt thời gian diễn ra Đại lễ tại các quận, huyện, thị xã đều sẽ có những hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ quần chúng nhân dân.

Jetstar Pacific (JPA) vừa tung ra chương trình khuyến mãi bay trong dịp Tết Nguyên đán năm 2011.

Jetstar Pacific (JPA) vừa tung ra chương trình khuyến mãi  bay trong dịp Tết Nguyên đán năm 2011.

Theo Vietnamnet , Thứ Sáu, 24/09/2010), Jetstar Pacific (JPA) vừa tung ra chương trình khuyến mãi với mức giá từ 350.000 đồng/chặng, bay trong dịp Tết Nguyên đán năm 2011.
Theo đó, mức giá từ 350.000 đồng/chặng sẽ được mở bán trên các đường bay giữa TP.HCM - Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng, TP.HCM - Huế. Đường bay giữa TP.HCM - Hà Nội có giá từ 600.000 đồng/chặng, giữa TP.HCM - Hải Phòng, TP.HCM - Vinh có giá từ 650.000 đồng/chặng. Thời gian mở bán bắt đầu từ 9 giờ đến 17 giờ ngày hôm nay (24/9) tại trang web bán vé của hãng (www.jetstar.com), do hệ thống máy tính tự động phân phối trên các chuyến bay khởi hành trong giai đoạn trước Tết Nguyên đán từ 5/1/2011 đến 1/2/2011.
Đây là đợt khuyến mãi trong dịp Tết Nguyên đán (2 - 29/12 Âm lịch), tuy nhiên theo JPA, vé hạn chế bán trên một số chặng bay lệch đầu từ TP.HCM đi Đà Nẵng/Huế/Vinh/Hải Phòng/Hà Nội trong giai đoạn từ 14/1/2011 đến 1/2/2011.
Theo đại diện của JPA, đợt này vé được mở rộng cho tất cả những hành khách đăng ký và thanh toán trực tuyến trên internet bằng các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ nội địa được hãng chấp nhận thanh toán. Vẫn như nhưng đợt khuyến mãi trước đây, chương trình không áp dụng bán tại đại lý và phòng vé chính của JPA và các phương thức đăng ký tại trang web của hãng nhưng lựa chọn hình thức thanh toán sau.
Theo JPA, đây là đợt bán vé giá rẻ nằm trong hoạt động thường xuyên của hãng nhằm mục đích kích thích nhu cầu đi lại trên đường bay nội địa, góp phần đưa dịch vụ đi lại bằng đường hàng không trở nên thuận lợi và phổ biến hơn với nhiều người. Đặc biệt là những hành khách có kế hoạch đi lại sớm.
Ngoài ra, trong chương trình "Rồng May Mắn" 1.000 vé máy bay giá 100.000 đồng/chặng hiện đang thực hiện nhân dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long, JPA cho biết đã có 600 vé máy bay được khách hàng đăng ký trong 3 tuần vừa qua, 400 vé còn lại sẽ tiếp tục được hãng này mở bán trong 2 tuần tới đây (mỗi tuần 1 lần) cho đến 10/10.

Thông tin chi tiết chặng bay, giai đoạn khởi hành và giá vé mở bán:

Chặng bay

Giai đoạn khởi hành

Giá vé mở bán từ (VNĐ)

Đà Nẵng - Hà Nội

5/1/2011 - 25/1/2011

350.000

Hà Nội - Đà Nẵng

5/1/2011 - 25/1/2011

350.000

Đà Nẵng – TP.HCM

5/1/2011 - 1/2/2011

350.000

TP.HCM - Đà Nẵng

5/1/2011 - 13/1/2011

350.000

Hà Nội - TP.HCM

5/1/2011 - 1/2/2011

600.000

TP.HCM - Hà Nội

5/1/2011 - 13/1/2011

600.000

Hải Phòng - TP.HCM

5/1/2011 - 1/2/2011

650.000

TP.HCM - Hải Phòng

5/1/2011 - 13/1/2011

650.000

Huế - TP.HCM

5/1/2011 - 1/2/2011

350.000

TP.HCM - Huế

5/1/2011 - 13/1/2011

350.000

TP.HCM - Vinh

5/1/2011 - 13/1/2011

650.000

Vinh - TP.HCM

5/1/2011 - 1/2/2011

650.000

· Bài của tác giả Ca Hảo (Vetnam net).

Vườn nghỉ dưỡng của Sĩ Hoàng

Vườn nghỉ dưỡng của Sĩ Hoàng

Nhà thiết kế thời trang Sĩ Hoàng ( ở TpHCM ) đã bỏ ra 40 tỷ để thiết kế và xây dựng Khu vườn nghỉ dưỡng cuối tuần có diện tích 20.000 m2, khu vườn được bao bọc bởi mảng rau xanh, hồ cá, nhiều gian nhà cổ... Đây là chốn riêng bình yên để nhà thiết kế thời trang nổi tiếng lui về, lánh cuộc sống đô thị bộn bề.

8 năm qua, bên cạnh công việc bận rộn là thiết kế thời trang và giảng dạy tại các đại học, nhà thiết kế Sỹ Hoàng nuôi giữ cho mình một đam mê khác: làm vườn.

Nhiều năm trước, anh mua được mảnh đất ngập mặn, nhiễm phèn rất nặng nằm ở ấp Long Thuận, Long Phước, quận 9, TP HCM. Mảnh đất này có thể ví như ốc đảo thu nhỏ vì chỉ có con đường đất duy nhất dẫn vào. Xung quanh là đồng ruộng và lạch nước. Nhưng với tình yêu thiên nhiên và mong muốn tạo một chốn riêng xanh mát cho gia đình có nơi sum họp mỗi dịp lễ lạt, Sỹ Hoàng ra sức cải tạo đất hoang thành đất vườn nhà. Trong vườn, từ gian nhà thủy đình mang tên Vọng Nguyệt Trà đến chiếc cầu An Lạc bắc ngang hồ cá, hay gian nhà ăn, nhà bếp... đều có kiến trúc hài hòa, cân đối, chạm khắc những họa tiết kiến trúc thời Lý và "ngốn" hết của chủ nhân khoản tiền tỷ.




(Theo vnexpress)

Tết Trung Thu 2010




Hôm nay là Tết Trung Thu 2010 ( 22/9/2010 tức 15/8/ Canh Dần ).Chúc tất cả các gia đình trong chi họ và các cháu thiếu nhi ăn Tết Trung Thu vui vẻ







Blog Gia Đình Cụ Quang

Ăn shushi tại Nhật Bản

Hôm vừa rồi trong chuyến đi Đà nẵng cùng ông xã, chúng tôi được 1 người bạn cũ của ông xã thết lẩu Nhật bản chạy băng chuyền ở nhà hàng số 71 phố Nguyễn Du, thành phố Đà nẵng.
Ăn lẩu tại đấy, tôi bỗng nhớ lại chuyến đi Nhật vào cuối năm 2008 được cháu Thu thết 1 bữa shushi băng chuyền tại 1 nhà hàng nhỏ (khoảng 50 mét vuông) trong 1 ngõ gần nơi ở. Đó là lần đầu tiên tôi được thấy kiểu ăn băng chuyền.
Tuy nhiên nếu như ở Việt nam ăn băng chuyền theo giá cố định giống như ăn buffet thì ở Nhật ăn nhiều tính nhiều, ăn ít tính ít. Tại nhà hàng đó, tất cả các món chạy trên băng chuyền được phân thành 6 loại với 6 mức giá khác nhau từ 150 đến 400 yên.

Mỗi mức giá cách nhau 40 yên và món ăn của mỗi mức giá được bày trên 1 màu đĩa giống nhau. Ví dụ: nếu là đĩa màu đen thì có giá 400 yên. Cạnh mỗi bàn ăn, đều có bức ảnh 6 màu đĩa với giá ghi chú ở bên dưới. Khách ăn xong cứ chồng đĩa lên nhau lẫn lộn các màu. Khi ăn xong gọi chủ đến tính tiền. Bà chủ chỉ cần đưa đầu dò lên trên mặt chồng đĩa, có tiếng kêu tít (tương tự như tính tiền ở siêu thị) là ra giá của bữa ăn.
Sau đó bà chủ ấn vài động tác vào máy tính quấn quanh bụng là tòi ra hóa đơn thanh toán. Toàn bộ máy tính và in này chạy bằng pin nên bà chủ có thể di động khắp nhà hàng mà tính tiền. Thấy tôi có vẻ nghi ngờ về tính chính xác, cháu Thu thử nhẩm lại bằng cách xếp riêng từng màu đĩa rồi nhân với giá quy định. Tất cả đều đúng. Thật là tiện lợi.
Thế mới biết, ở Nhật công nghệ cao đã len lỏi vào mọi ứng dụng đời thường của cuộc sống.
Bài của Hồng Phương, ảnh của Minh Lương

(Tôi tìm mãi trong Blog 53 Lãn Ông nhưng không có danh mục "Ẩm thực " để cho bài này vào. Thật là thiếu sót nếu Blog này - Blog của những người Hà Nội gốc sành ăn lại không có mục này. Vì vậy tôi xin phép được mở thêm danh mục "Ẩm thực " )

Khánh thành tượng đài Thích Quảng Đức

QĐND - Sáng 18-9, UBND Thành phố Hồ Chí Minh; Thành hội Phật giáo; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức khánh thành tượng đài Thích Quảng Đức.



Tượng đài Thích Quảng Đức.

Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu vào ngày 20-4-1963 tại ngã tư Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu để phản đối sự đàn áp dã man của chế độ độc tài Mỹ-Diệm. Công trình được khởi công từ ngày 6-11-2007. Tượng và phù điêu được đúc bằng hợp kim đồng nhập khẩu từ U-crai-na và Hàn Quốc. Tượng cao 6m, đường kính 4m, phù điêu phía sau tượng cao 3m, dài 12m. Khuôn viên sân vườn với diện tích 1848m2 bao gồm sân lễ, lối đi dạo, hồ sen, cây xanh, thảm cỏ, công trình phụ, hệ thống trang, thiết bị được thiết kế xây dựng ngầm, hiện đại…


Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 20/3/2963 phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm

Thăm Triển Lãm Quốc tế ELENEX - 2010

Thăm Triển Lãm Quốc tế ELENEX - 2010
Từ ngày 15 -17/9/2010 Triễn Lãm Quốc Tế về Thiết Bị điện trong xây dựng và Tự động hóa công nghiệp ELENEX - 2010 ( Electrical, Buiding& Industrial Automation Exhibition ) đã được khai mạc với qui mô khá hoành tráng tại Trung Tâm triễn lãm SECC tại Phú Mỹ Hưng do Trung Tâm Triển Lãm Hongkong phối hợp với các cơ quan liên quan của VN đồng tổ chức .Tham gia Elenex 2010 có hàng trăm công ty ở 30 nước trên thế giới. Tôi đã tham gia lễ khai mạc và tham dự Hội thảo với chủ đề Smart Grid ( Hệ thống lưới điện thông minh ) là mục tiêu phát triển xanh của hệ thống điện tương lai mà nước Mỹ đã đầu tư 45 tỷ USD để triển khai dự án này ở Mỹ và Hàn Quốc là nước đầu tiên ở Châu Á đã khởi công nghiên cứu và thực hiện dự án này từ năm 2009 tại đảo Jeigu với mô hình thử nghiệm, trên cơ sở đó sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Rất tiếc với tính chất hiện đại trong thiết kế lắp đặt các gian showroom của các công ty tại TL này khá qui mô, đẹp và khá tốn kém mà TL chỉ tồn tại trong 3 ngày, quả lãng phí.


Mừng sinh nhật









Mừng Anh Nguyễn Huy Cường (con rể Ông Bà Nguyên&Lan ) tròn 45 tuổi ( 16/9/1965). Chúc sinh nhật vui vẻ, dồi dào sức khỏe , gia đình hạnh phúc.

Tuấn Phương ở Tp HCM

Ghép ảnh bằng Photoshop

Đôi khi vì lí do hay mục đích nào đó chúng ta cần đến việc ghép ảnh để tăng người thân hay để...vui đùa một tý. Có nhiều cách ghép ảnh với các phần mềm khác nhau : như lồng ảnh vào một bức ảnh nền theo kiểu trích ra như ảnh Hàn Quốc bằng phần mềm Magic Photo Editor...nhưng để mang tính chuyên nghiệp "ghép ảnh in như thật" thì không phần mềm nào giúp chúng ta làm được điều đó bằng phần mềm chuyên xử lí ảnh Photoshop. Photoshop giúp các vị hầu hết các công việc xử lí ảnh và đòi hỏi người dùng cần có ít nhiều kiến thức về tin học và đã phải có thời gian kha khá làm quen với nó. Sau đây tôi chỉ muốn chia sẽ với các vị phần ghép ảnh (giản lược) để các vị có thể ghép được ảnh theo kiểu "nghiệp dư" thôi. Còn để ghép ảnh chuyên nghiệp không ai có thể nhận ra đó là ảnh ghép thì phải có trình độ chuyên sâu và phải có con mắt nghệ thuật một tí. Điều này chúng ta không cần mà chỉ để cho các hiệu ảnh làm thôi ! Bài viết sau sử dụng kỹ thuật MIX màu của AGP để tách hình và tôi đã lược giản các bước để các vị có thể làm được. Công việc đầu tiên là các vị phải chuẩn bị 2 ảnh : một ảnh làm nền và một ảnh để ghép vào ảnh nền đó. Ảnh để ghép nên được cắt xén (Crop) nhỏ nhất để khi ghép đỡ tốn công tẩy hình nền của chúng. Sau khi đã có 2 bức ảnh, các vị mở Photoshop ra. Tôi hướng dẫn các vị làm trên Photoshop CS3 nhưng trên các phiên bản khác cũng làm tương tự thôi. Các vị làm thứ tự theo các bước dưới đây :
1. Mở 2 bức ảnh nguồn , tôi mở 2 ảnh sau (một ảnh chụp bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng; còn ảnh kia chụp Cậu Thắng và tôi ở Ba Vì trong chuyến dã ngoại ngày 9/9 vừa qua). Hai bức ảnh nguồn nên có độ phân giải cao. Lúc mở xong, các vị phải vào Window>Arrange>Tile Vertically thì mới hiện lên 2 ảnh mà mình đã mở được. Sau khi đã thấy 2 ảnh trên giao diện của Photoshop, các vị phải nhấn vào bức ảnh mà các vị muốn là ảnh nền để ghép ảnh cần ghép vào.
(Muốn xem ảnh to hơn, các vị ấn đúp vào nó để mở ra ở một cửa sổ mới nhé)

2. Dùng Move tool để kéo bức ảnh cần ghép vào ảnh nền vào nơi ta muốn đặt nó
Sau khi kéo ảnh cần ghép vào ảnh nền ta được :

3. Nhấn Ctrl+T để cân chỉnh kích thước của ảnh ghép mới đưa vào

4- Chọn công cụ tẩy để xóa nền của ảnh ghép
Thêm Ảnh
Bước tẩy xóa nền của ảnh ghép theo tôi là rất quan trọng quyết định chất lương của bức ảnh ghép và mất nhiều thời gian. Phải rất tỉ mỉ, kiên trì và cả một chút khéo tay nữa thì mới xóa hết hình nền của ảnh ghép và không xóa nhầm sang nó. Để làm tốt việc xóa nền của ảnh cần ghép, các vị nên phóng to ảnh cần ghép lên bằng cách ấn vào phím Z trên bàn phím. Lúc đó trên giao diện của Photoshop ở phía trên góc trái cò hình 2 kính lúp. Kính lúp có dấu + là để phóng to còn có dấu - là để thu nhỏ. Muốn phóng to các vị ấn vào hình kính lúp có dấu + sau đấy nhấn tiếp vào ảnh để phóng to. Thu nhỏ ảnh thì ấn vào hình kính lúp có dấu - và làm tương tự
4. Sau khi tẩy xóa nền của ảnh cần ghép, ta được kết quả ghép như sau :
Nếu tôi đưa bức ảnh này lên và tung tin là tôi vừa đi nghỉ ở bãi biển Mỹ Khê - Đà Nẵng với Cậu Thắng của tôi về, các vị có tin không. Chắc là tin rồi !
Chúc các vị thành công. có gì vướng mắc mail cho tôi theo :ngominhluong@gmail.com