Cuộc sống của vợ Việt với gia đình chồng ở vùng nông thôn nước Mỹ

Cuộc sống của vợ Việt với gia đình chồng ở vùng nông thôn nước Mỹ

 

Người vợ Việt chọn sống chung với bố mẹ chồng ở vùng nông thôn nước Mỹ, nhưng vẫn dạy tiếng Việt cho các con mỗi ngày để các bé luôn nhớ về cội nguồn, quê hương.

“Xúc xắc xúc xẻ

Năm mới năm mẻ

Nhà nào còn thức

Mở cửa cho chúng tôi…”

Trong căn nhà nhỏ ở vùng nông thôn thuộc bang Arkansas, nước Mỹ, hai cô con gái nhỏ vừa làm bánh vừa nghêu ngao hát các bài vè tiếng Việt. Hình ảnh 2 cô bé lai Việt-Mỹ hát và đọc thơ, vè tiếng Việt khiến nhiều người thích thú và ngưỡng mộ.

Người đứng sau những video ấy, cũng là người kiên trì dạy 2 con gái học tiếng Việt trên đất Mỹ là chị Nguyễn Hoài Nhân (quê Bà Rịa - Vũng Tàu).

Kết hôn với anh Jason Sciss đã 13 năm nhưng chị Nguyễn Hoài Nhân mới chuyển sang định cư ở Mỹ được một năm rưỡi. Trong căn nhà của bố mẹ chồng chị, 6 người thuộc 3 thế hệ cùng nhau chung sống – một phong cách hoàn toàn khác với suy nghĩ của nhiều người về cấu trúc gia đình điển hình ở Mỹ.

nongthonmy4.jpg
Chị Nhân (ngoài cùng bên phải) cùng 2 con gái nấu nướng

Trước đó, anh Jason dạy tiếng Anh ở Bà Rịa, còn chị làm bánh và bán bánh online ở quê nhà. Trước khi cả hai bước vào mối quan hệ nghiêm túc, chị từng thỏa thuận với anh rằng, chị không có ý định sang Mỹ và anh đã đồng ý. 

“Nhưng sau khi có con, tôi lại nghĩ cho con. Tôi muốn con có cơ hội tiếp xúc với nền giáo dục hiện đại hơn. Cùng lúc đó, ông bà nội tụi nhỏ cũng mong muốn được sống cùng con cháu. Thế là, cả nhà dắt nhau về Mỹ” – chị kể.

Khi mới sang Mỹ, gia đình chị ở một thành phố khác cũng thuộc tiểu bang Arkansas. Trong một lần về thăm ông bà nội tụi nhỏ, chị bị mê hoặc bởi cảnh vật và thiên nhiên nơi đây. Chị tìm hiểu về trường học ở đây thì thấy cơ sở vật chất cũng không thua gì so với thành phố. “Đó là lý do cả gia đình về đây làm nông dân”.

Từ thợ bánh thành nông dân

nongthonmy7.jpg
Gia đình chị Nhân hái quả ngọt sau hơn 1 năm về nông thôn

Thời gian đầu chuyển về đây, chị thích cảm giác mỗi sáng bước ra vườn - được thỏa sức nghe tiếng chim hót, hít thở bầu không khí trong lành, được ngắm nhìn sự thay đổi của thiên nhiên theo từng mùa, đặc biệt là mùa thu.

Mỗi lần bước ra sân, chị lại được ngắm một bức tranh thu thiên nhiên khổng lồ ngay trước mắt, đẹp không bút nào tả xiết. Nhưng sau đó mới thực sự là quãng thời gian khó khăn để thích nghi. 

Khi còn ở Việt Nam, chị chưa từng có kinh nghiệm làm ruộng vườn, thậm chí “trồng cây nào, chết cây ấy”. “Vì thế, làm nông là một công việc vượt quá khả năng của tôi” – chị hài hước chia sẻ.

Vợ chồng chị bắt tay vào dọn dẹp, khai hoang vì cả chục năm nay không ai chăm sóc khu đất của gia đình, cây cỏ rậm rạp um tùm. Lần đầu tiên chị biết cầm máy cắt cỏ, máy cưa cây. “Vừa sợ rắn, vừa bị côn trùng tấn công… bao khó khăn khiến tôi có lúc muốn bỏ cuộc, muốn chuyển đến khu vực đông dân cư hơn.

Tôi có thể học để làm những công việc khác như nhiều người Việt sang đây. Nhưng càng nhìn nỗ lực xây dựng cuộc sống mới của gia đình, tôi càng có thêm động lực và cố gắng từng chút mỗi ngày”.

nongthonmy6.jpg
Những loại rau Việt Nam được chị Nhân trồng trong vườn nhà

Mọi cố gắng của anh chị cùng 2 cô con gái Violet, 8 tuổi và Lily, 11 tuổi cũng dần mang lại kết quả tích cực. Sau 1 năm chuyển về nông thôn, bây giờ cuộc sống của gia đình đã ổn hơn rất nhiều. Hai cô con gái ngày càng năng động, giỏi việc nhà và làm vườn hơn. 

Chị Nhân chia sẻ, hiện tại công việc chính của chồng chị vẫn là đầu bếp. Chị là “nhân sự” chính gây dựng lên một vườn rau hữu cơ cho gia đình. “May mắn là sang đây mình đổi vận. Khu vườn cho thu hoạch khá tốt, đã có rau củ dư để tặng bớt cho bạn bè, hàng xóm”. 

Chị cũng trồng thêm nhiều loại rau thơm của Việt Nam như diếp cá, rau răm, húng quế, ngò gai, sả, lá lốt… Những loại rau này hoàn toàn không được bán ở nơi chị sống, vì ở đây không có cộng đồng người Việt. “Chỉ hơi tiếc là ở đây một năm chỉ trồng rau củ được khoảng 6-7 tháng thôi. Vào mùa lạnh thì không trồng được nữa”. 

Sống chung với bố mẹ chồng

nongthonmy2.jpg
Hai bé Violet và Lily tự tay làm bánh chúc mừng sinh nhật ông nội

Nàng dâu Việt cho rằng, việc chung sống nhiều thế hệ chắc chắn sẽ không tránh khỏi những bất đồng, ngay cả với người thân ruột thịt cũng vậy.

“Nhưng vấn đề là hai bên biết cảm thông, hạ cái tôi của mình xuống một chút, người trẻ tôn trọng người già, người già chiều ý người trẻ thì việc sống chung với ba mẹ chồng cũng không khó khăn lắm. Văn hóa tây, ta gì thì cốt lõi một gia đình hạnh phúc vẫn là yêu thương và tôn trọng nhau”.

Chị chia sẻ, chị rất cảm kích ba mẹ chồng. Ngoài việc yêu thương con cháu, ông bà còn rất tôn trọng ngôn ngữ, văn hóa và ẩm thực Việt Nam

“Ngày trước vì có chút trục trặc về giấy tờ mà tôi không thể sang Mỹ cùng cha con Jason, khoảng một năm rưỡi sau đó tôi mới sang được. Trong thời gian không có tôi bên cạnh, Jason bận việc, ba mẹ chồng chính là người luôn nhắc nhở và đốc thúc Lily ôn tập tiếng Việt vì sợ con bé quên.

Ông bà cũng giải thích cho con bé vì sao phải học tiếng Việt dù đã sang Mỹ. Khi tôi sang đoàn tụ rồi, ông bà lại luôn hưởng ứng và thích thú với những món ăn quê hương của con dâu, và cả những ngày lễ như tết Nguyên đán, tết Trung thu...”.

Chị nói, bố mẹ chồng của chị ở Mỹ cũng không khác bố mẹ chồng Việt Nam là mấy.

“Ông bà nào cũng thích được chăm sóc con cháu. Nhưng sự khác nhau là ông bà ở Việt Nam thì hay yêu thương con cháu kiểu bao bọc, sợ tụi nhỏ mệt hoặc làm không đúng ý mình nên cứ lụi cụi làm miết. Còn ông bà ở Mỹ thì cứ để con cháu xoay xở, kết quả ra sao cũng được. Nếu cần giúp thì ông bà sẵn sàng”.

Giữ gìn tiếng Việt cho các con

Từ khi sang Mỹ, môi trường sống của các con chị không có người Việt, nên chỉ còn cơ hội nói tiếng Việt với mẹ trong sinh hoạt hằng ngày. Nhưng điều đó không có nghĩa là chị để cho các con bỏ quên tiếng Việt.

Chị luôn cố gắng giao tiếp, tương tác với các con bằng tiếng Việt nhiều nhất có thể. Chị cũng thường xuyên nhắc nhở và giải thích cho các con về quê mẹ, nơi các con được sinh ra để các con không quên cội nguồn và hiểu được tầm quan trọng của tiếng Việt đối với các con. 

“Sở dĩ tôi coi trọng việc giữ gìn tiếng Việt cho các con, là vì các con còn cả gia đình ngoại ở Việt Nam luôn yêu thương và trông ngóng ngày các con trở về thăm quê. Ngày nhỏ, các con đã được bà ngoại và các dì, cậu yêu thương, chăm sóc rất nhiều.

Tôi giữ tiếng Việt cho các con để một ngày nào đó các con trở lại Việt Nam thì vẫn có thể tương tác tốt với những người thân. Các con về Việt Nam với tư cách là con cháu về thăm quê hương, chứ không phải là khách du lịch đến một đất nước xa lạ.

Ngoài ra, trong thời buổi hội nhập, biết càng nhiều ngôn ngữ càng có lợi thế, tương lai càng rộng mở, thì tại sao mình lại có thể để mất một ngôn ngữ vừa đẹp, vừa là tiếng mẹ đẻ của mình?” – chị tâm sự

Ảnh và video: Nhân vật cung cấp

Đất nước châu Phi tổ chức cuộc thi sắc đẹp cho đàn ông

 


Lainguachan

Tham dự tiệc tân gia 7 nhà mới ở Angola

 


QuangLinhVlog

Khu Ổ Chuột Này Sẽ Trở Thành Một Thành Phố ở Ấn Độ

 


Tự tay làm món ốc xào chuối siêu ngon đãi dân Angola

 


QL Vlog

Đặc sản cá mú 30kg hấp xì dầu, khao dân Angola

 


CongGiapVlog

TRẺ, GIÀ...TƯ DUY KHÁC NHAU!

 TRẺ, GIÀ...TƯ DUY KHÁC NHAU!

 TRẺ, GIÀ...TƯ DUY KHÁC NHAU!

1. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Biết níu giữ là khôn ngoan. Nhưng khi đã già, ta mới nhận ra rằng: Biết buông bỏ mới là trí tuệ!
2. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Người giàu có là người lấy về rất nhiều. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người giàu có là người cho đi rất lớn!
3. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Mạnh mẽ là vượt qua người khác. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Mạnh mẽ là vượt qua chính mình!
4. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Kẻ nói nhiều là kẻ thông minh. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người biết lắng nghe mới là người thông thái!
5. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Nếu ta thắng phải hơn người thua. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Đến nơi là mọi người cùng thắng!
6. Khi còn trẻ, ta thường muốn sống thật lâu. Nhưng khi đã già, ta muốn sống sao cho có ý nghĩa với cuộc đời!
7. Khi còn trẻ, ta thường muốn người khác chấp nhận mình. Nhưng khi đã già, ta nhận ra rằng: Chỉ cần mình chấp nhận mình là đủ!
8. Khi còn trẻ, ta mong muốn thay đổi cả thế giới. Nhưng khi đã già, ta mong muốn thay đổi chỉ bản thân mình mà thôi!
9. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Khi trưởng thành, ta sẽ không còn bị tổn thương. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Trưởng thành là biết điều chỉnh tiếng khóc về chế độ im lặng!
10. Và khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Có tiền sẽ có tình yêu, có vật chất, người ta sẽ yêu quý…. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Lương thiện bạn sẽ có mọi trái tim!
Nguồn ảnh: Mape Academy
Nguồn: ST

Có thể là hình ảnh về văn bản
Tất cả cảm xúc:
1,1K

Em Thúy"

Em Thúy"

 Em Thúy" - 1 tác phẩm sơn dầu của họa sĩ Trần Văn Cẩn - người được suy tôn là 1 trong "tứ đại họa sĩ" của thế kỷ 20 "nhất Trí, nhì Lân, tam Vân, tứ Cẩn”.

Cô bé trong ảnh là bà Nguyễn Minh Thúy khi lên 8 tuổi - bà là cháu gái của người họa sĩ lừng danh - sau này, cố họa sĩ Trần Văn Cẩn còn thực hiện thêm 1 bức tranh "Em Thúy" khác, khi này bà Thúy đã 24 tuổi.
Theo thông tin từ gia đình, "cô bé" năm ấy - bà Nguyễn Minh Thúy đã qua đời vào ngày hôm qua - 9/7/2024 - hưởng thọ 90 tuổi.
Vậy là bức tranh của "bác Cẩn" vẽ vẫn ở đó - 1 vị trí trang trọng tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam và được công nhận là Bảo Vật Quốc Gia - còn cô bé Thúy năm nào đã trở thành người thiên cổ nhưng với những người yêu hội họa thì hình ảnh "Em Thúy" 8 tuổi ấy vẫn là tượng đài trong làng mỹ thuật nước nhà, 1 tuyệt tác của thế hệ họa sĩ thế kỷ 20.
PN.Theo: Beatvn
Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản
Tất cả cảm xúc:
36K

Khách Tây chi tiền lên Sapa học cấy lúa, lội ruộng

 


Yeah

Phúc Mập giới thiệu HỦ TIẾU với một người nước ngoài

 


\
PhucmapVlogue

Mang phở Việt đến quê hương của ông già Noel

 


VTV4

Chuyện thú vị về tuyến đường ở Hà Nội vừa được đặt tên 'Trinh Tiết'

 


Ngôi làng Trinh Tiết ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội nằm bình yên bên dòng sông Đáy, không chỉ là một địa danh hữu tình mà còn là biểu tượng của sự son sắt và thủy chung. Mới đây tại Kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Hà Nội, các đại biểu đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên tuyến đường Trinh Tiết ở huyện Mỹ Đức.

TheoTienPhong


Người dân Angola vui mừng thưởng thức bữa ăn sau ngày 1 dài khai hoang

 


QLVlog

Điện thoại có 1 nút nhỏ giúp chặn hết cuộc gọi ngoài danh bạ

Điện thoại có 1 nút nhỏ giúp chặn hết cuộc gọi ngoài danh bạ

 

Khi nhận các cuộc gọi, tin nhắn từ những số thuê bao mà bạn rất không muốn gặp lại lần nào nữa hãy bận nút nhỏ này lên sẽ giúp bạn chặn hết cuộc gọi ngoài danh bạ

Chặn cuộc gọi những cuộc gọi và tin nhắn từ các thuê bao lạ

Khi nhận các cuộc gọi, tin nhắn từ những số thuê bao mà bạn rất không muốn gặp lại lần nào nữa, đơn giản nhất bạn hãy cho chúng vào danh sách đen. Blacklist hay còn gọi danh sách đen là một chức năng của điện thoại cho phép bạn có thể tùy chỉnh chặn số điện thoại bất kỳ mà bạn muốn.

Blacklist hay còn gọi danh sách đen là một chức năng của điện thoại cho phép bạn có thể tùy chỉnh chặn số điện thoại bất kỳ mà bạn muốn.

Blacklist hay còn gọi danh sách đen là một chức năng của điện thoại cho phép bạn có thể tùy chỉnh chặn số điện thoại bất kỳ mà bạn muốn.1ể có thể chặn cuộc gọi ngoài danh bạ theo chức năng Blacklist, hãy thực hiện theo các bước sau:


Bước 1: Truy cập vào hình bánh răng ở trên góc phải màn hình. Ở mục này bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau như: số riêng tư, số chưa biết,...Nếu bạn đang muốn chặn cuộc gọi ngoài danh bạ nên ở mục này bạn hãy kích vào mục “Số chưa biết”.Bước 2: Nhấp vào biểu tượng dấu cộng (+) để thêm số điện nào đó mà bạn muốn chặn. Lúc này, hệ thống cũng sẽ hỏi lại rằng bạn có muốn chặn tin nhắn hay chặn cuộc gọi. Bạn chỉ cần lựa chọn cách thức mà bạn muốn chặn là xong.Cách chặn tất cả cuộc gọi ngoài danh bạ đối với điện thoại iPhoneBước 1: Bạn mở điện thoại và truy cập vào phần “Cài đặt” trên màn hình. Sau đó, bạn lướt tìm đến danh mục “Không làm phiền”.Bước 2: Tiếp theo bạn chọn vào mục “Cho phép cuộc gọi từ”. Ở bước này nếu bạn không tắt mục "Cuộc gọi lặp lại" thì số ngoài danh bạ sẽ không thể gọi bạn được lần 1, nhưng vẫn gọi được lần 2, 3,.. Bạn nếu muốn tắt hẳn và không nhận cuộc gọi ngoài danh bạ thì cần tắt mục "Cuộc gọi lặp lại".Bước 3: Tiếp tục chọn vào mục “Tất cả liên hệ” là hoàn tất. Lúc này, bạn chỉ nhận được các cuộc từ các số điện thoại đã được lưu trên danh bạ.

Bước 4: Cuối cùng, mở tính năng “Không làm phiền” ở trung tâm điều khiển.

Lưu ý, với cách này, bạn nên cân nhắc kỹ vì khi tắt mục này rồi, bạn sẽ không nhận được các cuộc gọi từ nhà tuyển dụng, người thân/ bạn bè đã đổi số điện thoại mới. Do đó, cách tốt nhất bạn nên lựa chọn cách chặn cuộc gọi đến là số lạ cụ thể.

Cách chặn cuộc gọi ngoài danh bạ trên dòng điện thoại Android

Cách tốt nhất bạn nên lựa chọn cách chặn cuộc gọi đến là số lạ cụ thể.

Cách tốt nhất bạn nên lựa chọn cách chặn cuộc gọi đến là số lạ cụ thể.

Bước 1: Bạn hãy truy cập vào màn hình gọi điện và sau đó nhìn bên góc phải màn hình có dấu 3 chấm. Khi đó, bạn bấm vào đó.

Bước 2: Sau khi nhấn vào biểu tượng “3 chấm” thì bước tiếp theo cần làm đó là bạn sẽ chọn mục “Cài đặt”, rồi tiếp đến là chọn vào mục “Cài đặt cuộc gọi”.

Khác với các dòng điện thoại với hệ điều hành iOS, ở hệ điều hành Android, tại mục “Cài đặt cuộc gọi” sẽ có 2 chức năng khác nhau để lựa chọn. Một là “Blacklist” để chặn các số cụ thể và hai là chế độ “Call Barring” chặn các cuộc gọi ngoài danh bạ.

Bước 3: Bạn chọn chế độ Call Barring. Đây là chế độ giống như chức năng cấm làm phiền như trên Iphone. Khi bật tính năng này, hệ thống của điện thoại sẽ cho phép bạn có thể tự động chặn tất cả mọi cuộc gọi đi và đến từ tất cả thuê bao lạ.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vncopy link