Mùa Xuân nho nhỏ

Thế là 10 ngày tết đã qua nhanh, hôm nay mùng 10 tết Ất Mùi những người ưa chuộng tâm linh thì cúng Thần tài để mong tài lộc đến cho gia đình cả năm. Những ngày vui Tết đã qua, mọi người lại trở lại với công việc, bắt đầu xúc tiến tiếp những công việc còn dang dở, và đối phó với những khó khăn và thử thách mới trong  năm 2015 để thu được những kết qủa mong muốn. Trong dòng xuy nghĩ đó xin gửi tặng những người thân một clip PPS mang tên “Mùa Xuân nho nhỏ” lấy theo tên bài hát của Nhạc sĩ Trần Hoàn, do ca sĩ Phương Nga hát để ghi lại những kỷ niệm về Xuân Ất Mùi.

Thông tin đầu năm

     Năm nay chắc là năm bận rộn với vợ chồng tôi. Đầu năm đã về ăn Tết cùng ông anh ở quê. Đến cuối tháng 3 này chúng tôi lại đi Singapore để gặp vợ chồng Mai Anh ở đây. Trước là để gặp mặt hai con và bàn một số việc sau kết hợp du lịch luôn.
   Cháu Mai Anh được mời tham gia hội thảo (được tài trợ kinh phí toàn bộ) Tại Bali (Indonesia) từ 17-3 đến 30-3. Nhân dịp này chồng Mai Anh cũng kết hợp đi Du lịch Indo và thăm cậu em con bà chị ở Singapore luôn thể.
    Hội thảo mà cháu Mai Anh được mời tham dự chỉ diễn ra trong 2 ngày 17/3 đến 19/3. Như vậy từ 20-3  đến 30-3 vợ chồng Mai Anh sẽ tham quan một số nơi ở Indo. Tối 30-3 sẽ bay sang Sing và ở đến hết ngày 1-4  ở nhà cậu em con bà chị đang làm việc ở đây. Tôi và Phương đã đặt vé đi Sing và ở với vợ chồng Mai Anh trong 2 ngày này. Nếu chưa thăm quan hết những nơi cần đến có thể lưu lại thêm ít hôm nữa sau khi vợ chồng Mai Anh đã bay về Mỹ !
      Chồng Mai Anh có mail cho tôi báo là đã mua cho Mai Anh ô tô Mazda 3 để cho Mai Anh tiện đi thẩm vấn xin việc và để đi làm sau này !



      Việc về Việt Nam để gặp họ hàng và để chồng Mai Anh kết hợp du lịch Việt Nam dự định cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Có mấy tin từ gia đình tôi như vậy xin báo để chi họ biết !


Bạn cần biết

Bạn cần biết

  1.           THAY ĐỔI MÃ VÙNG

Cụ thể: Thành phố Hà Nội đổi từ 4 thành 24; Thành phố Hồ Chí Minh đổi từ 8 thành 28; Thành phố Đà Nẵng đổi từ 511 thành 236; Thành phố Hải Phòng đổi từ 31 thành 225; Thành phố Cần Thơ đổi từ 710 thành 292; Thừa Thiên – Huế từ 54 thành 234; Quảng Ninh từ 33 thành 203; Thanh Hóa từ 37 thành 237; Khánh Hòa từ 58 thành 258; Lâm Đồng từ 63 thành 263; Cao Bằng từ 26 thành 206; Cà Mau từ 780 thành 290…
Số dịch vụ khẩn cấp là số dịch vụ toàn quốc có 3 chữ số, cụ thể: 112 là số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn; 113 là số dịch vụ gọi Công an; 114 là số dịch vụ gọi Cứu hỏa; 115 là số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2015.

           Địa Phương              Mã vùng cũ             Mã vùng mới
         TP  Hà Nội                       04                        024
         TP  Hồ Chí Minh               08                       028
         TP  Đà Nẵng                    511` ``                  236
         TP  Hải Phòng                    31                      235
         TP  Cần Thơ                    710                      292
         Thừa Tiên – Huế                 54                     234
         Tỉnh Quảng Ninh                 33`                    203
         Tỉnh Thanh Hóa                   37                     237
         Tỉnh Khánh Hòa                  58                     238
          Tỉnh Lâm Đồng                   63                     263
          Tỉnh Cao Bằng                    26                     206
          Tỉnh Cà Mâu                     780                    290

 Tìm kiếm cứu nạn                       112     Công An                  113
 Cứu hỏa                                     114      Y Tế                       115

Chúc mừng

Nhân 60 năm ngày truyền thống Thày thuốc Việt Nam, chúc mừng bà Đỗ Kim Chi bác sĩ duy nhất của chi họ.
Theo đuổi ngành Y từ năm 1965, kể từ sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội cho tới nay 2015 vào lớp U.80 tròn 50 năm vẫn tiếp tục với nghề "Lương y như từ mẫu", chữa chạy cho nhiều bệnh nhân và tư vấn sức khỏe cho chi họ.  
Thắng Minh
( và con cháu).

Đón Tết Ất Mùi ở quê nhà

           Đã lâu rồi tôi mới về quê ăn Tết cùng ông anh tôi ở xóm 6 xã Nghĩa Thịnh, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An ! Mục đích của chuyến đi là lên tận mộ của Bố Mẹ tôi để thắp cho các Cụ nén tâm nhang của người con biệt xứ và sau đó là để thăm ông anh độc nhất của tôi cùng con cháu và xóm giềng, kết hợp ăn Tết luôn thể.
           Quê tôi hiện nay đã được đổi mới rất nhiều. Đường sá khang trang có ô tô khách từ Hà Nội về quê qua ngõ nhà. Chỉ cần xuống xe đi bộ 10 mét là đã vào nhà. Trước kia từ Hà Nội về quê tôi phải mất gần trọn 2 ngày, còn bây giờ 7 giờ sáng xe xuất phát từ Bến xe Mỹ Đình thì khoảng 3 giờ chiều đã có mặt ở nhà rồi. Lại đi xe giường nằm hẳn hoi nữa. Dân Nghệ An cũng chơi sang ra phết !
         Quê tôi đã có điện và vừa rồi đã có trạm tăng áp nên điện mạnh và không phập phù như trước nữa ! Tôi có cảm giác như là một thị trấn vì chợ búa có ngay trong xã. Gần nhà có thể mua các nhu yếu phẩm, bia, thẻ điện thoại... không phải đi đâu xa !
Tết ở quê có lẽ vui hơn Hà Nội vì từ 30 Tết đã rậm rịch mổ lợn, gói bánh chưng để kịp có bánh làm cỗ cúng giao thừa. Năm nay gia đình ông anh tôi có khoảng 30 con gà, có lợn nên thực phẩm cho Tết thì khỏi phải lo. Cá thì chiều 28 đã mua sẵn ở chợ để vào tủ lạnh. Trong vườn rau của nhà thì có các loại rau thơm và xà lách thì khá nhiều. Măng khô, mộc nhĩ thì đã tự kiếm trong năm có thể xài thoải mái trong dịp Tết.
http://luong1950.blogspot.com/search/label/S%E1%BB%B1%20ki%E1%BB%87n
          Tục lễ trong quê tôi là chiều 30, con cái lên phát quang phần mộ của người thân của mình và làm lễ mời các Cụ, các Bà... về ăn Tết với con cháu. Chiều tối 30 phải làm cỗ để ông bà về dự. Làm cỗ cúng chỉ làm giao thừa và mồng một còn ngày mồng 2 chỉ cúng bánh chưng thôi. Đến chiều tối mồng 3 làm mâm cơm tiễn các Cụ và coi như đã hoàn thành nghĩa vụ với người đã khuất. Mồng 4 Tết mọi người vẫn đi thăm hởi chúc Tết nhau và những người quen trong thôn vẫn cứ tiếp tục vui, ăn uống với nhau. Mồng 6 coi như kết thúc Tết và mọi người lại ra đồng làm việc hay làm những việc khác của mình.
         Mặc dầu đã có lệnh cấm đốt pháo của Công an xã đọc trên loa truyền thanh nhưng đêm giao thừa vẫn có pháo nổ, pháo sáng. Quê tôi có mỏ đá đang khai thác nên có nhiều người người "kiếm" được mìn để nổ đón giao thừa. Nổ mìn vào đêm giao thừa khá nhiều và tiếng đông thì miễn bàn rồi. Ngồi trong nhà mà mái ngói cư rung lên ! 
http://luong1950.blogspot.com/search/label/S%E1%BB%B1%20ki%E1%BB%87n
      Giao thừa có tiếng nổ xem ra cũng có  cái khí thế riêng của nó nhưng vấn đề là người dùng phải có ý thức đừng để xẩy ra tai nạn !
Sau đây là một số hình ảnh chuyến về quê ăn Tết Ất Mùi 2015 ! (Khi xem nếu có quảng cáo xuất hiện hãy tắt nó đi để khởi che mất hình).

Source from (Nguồn bài đăng): minh lương và mọi người


Chuyện nên biết


GiadinhNet – Rằm tháng Giêng âm lịch (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những ngày rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Bởi vậy mới có câu: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Vào ngày này, người dân thường đi chùa lễ Phật, cầu mong an lành cho bản thân và gia đình. Việc cúng rằm tại nhà cũng được hết sức chú trọng. Tuy nhiên nghi lễ này thực hiện sao cho đúng thì không phải ai cũng tường tận.
"Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”
Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười). Đứng về khía cạnh văn hóa, rằm tháng Giêng là một lễ lớn theo tín ngưỡng Việt Nam. Là một nước thuần nông, tháng Giêng là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi hạ điền, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mong một năm mùa màng bội thu.


Cúng rằm tháng Giêng mang nhiều ý nghĩa trong đời sống tâm linh người Việt.

Cúng rằm tháng Giêng mang nhiều ý nghĩa trong đời sống tâm linh người Việt.
Theo Phật giáo thì ngày mồng Một và ngày rằm hằng tháng được coi là ngày của Phật, các tín đồ đến ngày ấy phải đi lễ chùa. Rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên, nhiều người tin rằng ngày ấy đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của Phật tử, lại thêm cái không khí vui xuân còn đậm đà cho nên số người đi chùa đông đảo hơn. Bởi vậy mới nói: “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”. Đây còn là ngày vía thiên quan, người ta đến chùa nhương sao để xin giải trừ tai ách. Còn theo Nho học thì xưa ngày này là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển, triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh, xem hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị. Từ đó về sau, lễ hội Tết Nguyên Tiêu đã được lưu truyền rộng rãi trong dân. Trong dân gian với số đông người theo phong tục thờ cúng ông bà thì rằm tháng Giêng trước hết được hiểu một cách đơn giản là ngày rằm lớn. Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái chư Phật, có gia đình cúng thổ công, thần tài hoặc cúng âm hồn các đẳng... Nhưng luôn có cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả.  Số gia đình theo đạo Phật cúng chay và ăn chay. Lễ vật dâng cúng thường dùng rau quả, trầu cau, chè xôi, các món đậu, canh xào...
Với những ý nghĩa trọng đại đó, các chùa đồng loạt tổ chức lễ cúng rằm tháng Giêng nguyện cầu cho quốc thái dân an, xã hội an bình, nhà nhà an vui. Tại các chùa theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy thường kỷ niệm sự kiện trọng đại này bằng cách thọ hạnh đầu đà ngăn oai nghi nằm, thức trọn đêm; hoăc cúng đèn, hay cúng dường đặt bát đến chư Tăng cầu phúc đầu năm. Đối với Phật giáo Đại Thừa, các chùa trong những ngày Rằm đều tổ chức những nghi thức cầu an cho đại chúng, có chùa còn làm lễ Quy y, tạo điều kiện để những người có duyên với Phật giáo được chính thức công nhận và học tập theo những điều Phật dạy.
Nghi thức cúng tại gia
Ngoài việc tới chùa cầu bình an, may mắn, sức khỏe đầu năm trong dịp rằm tháng Giêng, người Việt cũng rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Để đón rằm tháng Giêng, các gia đình thường sắm hai lễ: một là cúng Phật, thần linh và hai là lễ cúng gia tiên vào giờ Ngọ.
Cúng Phật: Là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến.
Cúng gia tiên: Là mâm lễ mặn với các món ăn ngày tết đầy đủ, tinh khiết. Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu. Bánh trôi được nhiều gia đình dâng cúng rằm tháng Giêng để mong mọi việc trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Nếu là Phật tử thì có thể tới chùa hoặc ngồi trước bàn thờ Phật (tại gia) tụng kinh Phổ Môn hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật như sau:
Văn khấn Tết Nguyên Tiêu tại nhà
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là:
........................................................................
Ngụ tại:
........................................................................
Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).


Đại đức Thích Thanh Phương.

Hiểu đúng về cúng sao giải hạn
 Cúng sao giải hạn không phải là một nghi thức Phật giáo mà nguyên thuỷ của nó từ Lão giáo ở Trung Hoa. Sao hạn được tính theo học thuyết ngũ hành xung khắc. Theo sự vận chuyển của ngũ hành, mỗi năm có một vì sao chiếu mạng hợp với tuổi của từng người. Còn hạn là ách nạn, là cách thức riêng ứng với sao chiếu mạng tốt hay xấu. Theo đó, có chín ngôi sao (có sách nói là bảy sao) phát sáng trên trời, đó là: Nhật Diệu, Nguyệt Diệu, Hỏa Diệu, Thủy Diệu, Mộc Diệu, Kim Diệu, Thổ Diệu, La Hầu và Kế Đô. Có sách thêm sao Thái Bạch nữa thành mười sao. Chín ngôi sao này còn gọi là Cửu Diệu, là các sao phối trí theo các phương, sắp xếp theo mười hai chi và ngũ hành. Hàng năm, mỗi tuổi chịu ảnh hưởng của một ngôi sao, gọi nôm na là sao “chiếu mạng”. Do đó, có năm gặp sao tốt, có năm gặp sao xấu. Sao La Hầu và Kế Đô là sao xấu, là loại ám hư tinh, vì hai sao này chẳng thấy được mặt trời. Tuy bắt nguồn từ Lão giáo ở Trung Hoa nhưng tập tục này lại ăn sâu vào quan niệm của người dân Việt, rồi dần dà theo thời gian trở thành một tập tục lâu đời của người Việt. Qua quá trình giao thoa văn hóa, không biết từ bao giờ, nó nghiễm nhiên trở thành tục lệ Phật giáo.
Theo quan điểm của Phật giáo, không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa, bởi vì tất cả đều do nhân quả của chính người ấy làm nên. Đức Phật dạy, không có quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất hiện lên, mà đều do các hành động qua thân, khẩu và ý của con người tạo ra. Mọi sự thành công hay thất bại của mỗi người trong đời chẳng phải do ai ban phát cho, mà do những hành động hoặc lời nói đã tạo từ trước (nhân), cộng với các yếu tố trong hiện tại (duyên), khi nhân duyên đầy đủ thì lãnh thọ quả báo (quả). Tuy nhiên, cúng sao giải hạn là một trong những hình thức phương tiện các chùa Phật giáo vận dụng để đưa chúng sinh đến gần với Phật pháp. Khi vận dụng nghi thức cúng sao giải hạn của Lão giáo, các thầy chủ lễ không sử dụng nghi thức Lão giáo mà thay vào đó là tụng kinh, sử dụng các nghi thức của Phật giáo, để cho những ai chưa phải Phật tử được nghe lời kinh mà thức tỉnh. Những ai đã là Phật tử rồi, có dịp ôn lại lời kinh để việc học Phật, tu Phật càng vững chãi hơn, tinh tấn hơn. Hơn nữa, qua việc cúng bái đó, Tăng Ni có cơ hội tiếp cận, gần gũi và giúp đỡ quần chúng; khuyên họ làm lành lánh dữ, đi chùa tụng kinh lạy Phật, bố thí cúng dường... Tuy nhiên một số nơi khi cử hành nghi thức cúng sao hạn nặng nề, phiền phức, mang vẻ âm u huyền bí, làm mất sự trong sáng của nền tín ngưỡng Phật giáo và bản chất của phong tục. Chính điều đó đã biến phong tục ngày càng mang màu sắc mê tín trầm trọng, kèm theo những đánh giá không tốt về Phật giáo.
Việt Hà (ghi)
Bổ xung thêm :
Về vấn đề cúng sao giải hạn thì trước hết phải khẳng định rằng việc cúng sao giải hạn không phải của Phật giáo, Quan điểm nhân quả của Phật giáo là ai gieo nhân gì thì gặp quả nấy.
Người ta quan niệm có 9 ngôi sao chiếu mệnh là: La hầu, Thổ tú, Thủy diệu, Thái bạch, Thái dương, Vân hớn, Kế đô, Thái âm, Mộc đức. Chín sao này có tính chất tốt xấu khác nhau, mỗi năm mỗi người có một sao sao chiếu mệnh, nên người ta phải cúng sao giải hạn.
 
Ảnh internet

Ảnh đẹp Tết tiếp




 Ảnh Tết nhà Bà Kim Lan
Cháu Nhung được giải thưởng chính của trường học tại Úc

Chuyện Tết (tiếp theo và hết)

Chuyện thứ mười lăm “Chia tay Tết Ất Mùi”.
Hôm nay mồng 6 Tết cánh công sở bắt đầu ngày làm việc đầu năm Ất Mùi, kết thúc một kì nghỉ kéo dài tới 9 ngày.
Thế là ở nhà tôi chỉ còn lại hai ông bà già, tiếp tục hưởng không khí Tết. Tiếp tục vì vẫn còn đó mấy cái bánh chưng, mấy khoanh giò, chậu quất, lọ hoa...đậm hương vị Tết và các nhà hàng xóm xung quanh vẫn rộn ràng không khí Tết làng quê xưa.
Tết năm nay thời tiết đẹp, không khí trong lành. Nhưng đẹp hơn cả là thành phố rực rỡ ánh cờ hoa, đường xá sạch, quang đãng vì người ngoại tỉnh đã về quê ăn Tết.
Chi họ ta đã có ngày họp mặt vào ngày 2 Tết ở nhà bà Kim Anh đông vui. Đây cũng là hoạt động chung lớn nhất, có ý nghĩa  và được chờ đợi nhất cả năm. Năm qua chi họ có nhiều niềm vui các cụ bô lão sức khỏe  duy trì ổn định, chủ trì nhiều hoạt động chung. Nhiều cháu học hành tiến bộ đạt kết quả bước đầu, lại có thêm ba thành viên mới là hai chắt An Nhiên và Minh Đức cùng chàng rể Will Cook. Như thế trẻ già đều có tin vui.
Các thành viên ở xa như ông bà Di Chi ở TP. Hồ Chí Minh, gia đình bà Nhu, Tuấn Thúy ở LB Nga ,bà Dug ở Thái Nguyên đều tổ chức Tết vui vẻ hướng về quê nhà và thông tin đều đặn với các thành viên chi họ.
Tết này blog chi họ do bác Di chủ trì đã có đóng góp trong việc đưa tin, phản ánh kịp thời là cầu nối cho các thành viên ở xa về không khí đón Tết của chi họ. Chỉ tiếc là những người thành thạo kĩ thuật vi tính như ông Di ở xa, nhiếp ảnh gia chi họ Ngô Minh Lương về quê ăn Tết không có mặt để ghi chép hình ảnh chi họ, thành ra không có các clip ảnh sinh động như mọi năm.
Gia đình tôi cũng có một cái Tết ấm cúng, vì có thêm cậu cháu nội đích tôn Minh Đức mới sinh được hơn 4 tháng. Còn cô chị Bảo Trân vẫn là người thích Tết nhất, vừa chẳng phải làm gì được đi chơi, lại được lì xì. Tối qua ngày 5 Tết còn được bố mẹ cho dạo phố “vét Tết”, ngắm đèn Hồ Gươm, tạo dáng trước quảng trường Lăng Bác đến tận tối muộn mới về.
Cũng như mọi năm vui Tết chúng tôi vẫn không quên viếng mộ tổ tiên, người thân,  thăm hỏi chúc Tết gia đình các thành viên khác và gia đình các Cụ Phạm Vĩnh Hanh, Phạm Vĩnh Bảo và bà Hoàng Hà.
Nhưng Tết quả cũng mệt mà mệt nhất là bà xã tôi, một tay lo việc sắm sửa lễ Tết, tiếp khách thăm hỏi chúc Tết họ hàng, làng xóm láng giềng…
Nhìn rộng ra cả nước Tết này vẫn còn có hạt sạn chưa trọn vẹn, ấy là tai nạn giao thông vẫn cao, số người chết, bị thương và các vụ ẩu đả đánh nhau vẫn còn nhiều. Nhưng nhìn gần chi họ ta Tết Ất Mùi năm nay nhà nhà ấm vui, no đủ, an lành tuyệt đối.
Hôm nay chia tay Tết Ất Mùi với bao niềm vui, chi họ lại bắt tay vào công việc để rồi chuẩn bị đón một cái Tết mới no ấm, nhiều niềm vui và an toàn hơn vào năm tới - Tết Bính Thân.

Vĩnh Thắng
Ảnh: cháu Bảo Trân.

Tết Ất Mùi.

Tết đã hết rồi, Tết đã qua.
Mà sao hương vị vẫn đậm đà.
Thời tiết năm nay hơi khác lạ.
Không dầm dề, nhè nhẹ nắng mưa.


Cúng giỗ tổ tiên cùng người thân

Lễ chùa cầu Phật được bình an.
Mồng hai Tết đông vui họp mặt
Mừng thọ Ất Dư, sinh nhật Kim Nhu (mồng 3 Tết).

Râm ran từ Hà Nội-Matxcơva.
Chuyện trò cởi mở những ngày qua.
Thăm hỏi công việc và sức khỏe.
Gợi nhớ du lịch, về thăm quê.

Chúc anh em, con cháu, họ hàng.
Mạnh khỏe, hạnh phúc, luôn vui tươi.
Niềm vui đầu tiên từ Xuân mới.
Lan tỏa cả năm đến mọi người.

Kim Anh  
Ảnh bà Kim Anh và hai chị em Bảo Trân, Minh Đức (ngày 5 Tết Ất Mùi)

Chuyện Tết

Chuyện thứ mười bốn:
Chuyện ngõ tôi ở: “Ông tướng, cái cổng và lá cờ mới”.
Tôi ở trong một khu dân cư nằm cuối một con ngõ cụt, ở một làng quê xưa xa trung tâm Hà Nội nay lên phố. Tết Ất Mùi năm nay ngõ tôi có một cái cổng mới, một ông tướng và lá cờ mới.
Nơi tôi ở có 6 hộ gia đình, chung một cái cổng ra vào. Tháng gần cuối năm vừa rồi, ông hàng xóm cách tôi hai nhà được phong tướng quân đội. Biết tin cả xóm mừng cho ông ấy. Càng mừng hơn là ông được lên tướng, khi Quốc hội còn đang luận bàn số lượng tướng nhiều, ít.
Tôi hiểu phong tướng là công việc đại sự của nhà nước, đương nhiên là chuẩn khỏi bàn. Nhưng ở lứa tuổi 70 như tôi cứ nghĩ đến tướng là tôi nhớ ngay tới các vị tướng lừng danh trận mạc Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn…và cao hơn cả là Đại tướng của dân Võ Nguyên Giáp. 
Còn ông là tướng thời bình, bày binh bố trận ra sao nào tôi có biết. Chỉ biết là hằng ngày mỗi khi đi làm về gặp cánh hưu chúng tôi trước sân nhà, lúc nào ông cũng vui vẻ chào hỏi. Cô cháu nội 4 tuổi của tôi cứ trông thấy ông ấy là chào thật to, ông đáp lại cũng to chẳng kém.
Ngày ông lên tướng tôi không có nhà, qua điện thoại nghe tôi chúc mừng xong ông liền ngỏ ý “rửa lon” bằng việc sửa cái cổng chung cho cả xóm. Đương nhiên là tôi ủng hộ, vì sắp Tết rồi mà cái cổng ấy cũng đã xuống cấp, xập xệ..
Tôi còn gợi ý làm thêm nơi cắm cờ chung trên cái cổng ấy, thay cho các lá cờ được treo ở từng nhà như trước đây. Ý tôi là từ đây ngày Tết, lễ khu dân cư mình phải có một lá cờ chung cho xứng với nơi có một vị tướng mới được phong.
Nể tôi hơn tuổi lại là CCB (tuy ngày ra quân cách nay gần 25 năm, cấp bậc còn thua xa ông bây giờ) nhưng lí lẽ có tình, có lí lại dễ nghe ông ấy vui vẻ “bác nói thế em sẽ làm ngay”. Thật vậy chỉ mấy ngày sau một cái cổng màu sơn trắng, đúng như dự kiến đã được hoàn thành. Cả xóm tôi tấm tắc, khen ông có việc làm thiết thực.
Thế là Tết Ất Mùi năm nay xóm nhỏ nơi tôi ở có “một ông tướng, một cái cổng và một lá cờ mới”.

Phạm Lê

Thăm, chúc Tết.

 Sáng nay mồng 4 Tết thể theo ý kiến của bà Phạm Kim Nhu từ Mátxcơva gọi về, chị Minh Thúy con dâu bà Kim Nhu đã cùng bà xã tôi đến thăm chúc Tết gia đình các con  trưởng của Cụ Phạm Vĩnh Bảo, Phạm Vĩnh Hanh và bà Hồng Hà. 
Hai cô cháu đã thắp hương tưởng niệm các Cụ Hanh, Bảo và bà Hoàng Hà.
                                          Tại nhà ông Dao Du con trai cụ Bảo ở Lủ
Tại nhà ông Tuấn con trai trưởng ông Hanh ở Trung Tự.
                           Tại nhà ông Tài Trí con trai cả bà Hoàng Hà ở Cù Chính Lan.
Phạm Lê

Chuyện Tết.


Chuyện thứ mười ba: “Ấn tượng ngày giỗ Cụ Quang ngày mồng 2 Tết”.
Mấy năm nay ngày 2 Tết hằng năm từ sau ngày Cụ Quang ra đi không chỉ là ngày giỗ, mà còn là ngày họp mặt đầu năm mới của con cháu chi họ.
Năm nay ngày giỗ, được tổ chức ở nhà bà Kim Anh. Lí do đơn giản là 3 cô con dâu của bà, được sự hậu thuẫn của ba đức ông chồng đề xuất với các vị bô lão chi họ cho được đứng ra tổ chức tại gia đình mình. Thường thì ngày giỗ bậc cha mẹ hay làm ở nhà con trai, nay trước đề nghị của các cháu các vị bô lão đã “lách luật” chấp nhận vì thế giỗ năm nay được tổ chức ở nhà bà Kim Anh.

Đông đủ các thành viên là con, cháu, chắt, chút của Cụ Quang có mặt cùng nhau tưởng nhớ bậc sinh thành. Có ít phút quan sát tôi thấy cậu trưởng Đoàn Chiến Dũng xứng vai anh cả, thay mặt mẹ chững chạc, niền nở, vui vẻ tiếp đón các cô, cậu, anh chị em. Vợ chồng cậu thứ Đoàn Ngọc Khanh trực tiếp phụ trách món "nóng nhất" là thịt nướng. Cô dâu trưởng cùng vợ chồng cậu út Đoàn Đình Hiệp lo phần bếp núc hậu trường…Mọi việc suôn sẻ, tươm tất, chu đáo. Bác Di ở TP.Hồ Chí Minh, bà Nhu ở Mátxcơva và bà Dung ở Thái Nguyên đã gọi điện về thăm hỏi, chúc Tết.thêm phần vui vẻ, mọi người hài lòng.
Ra về bà xã tôi cứ tấm tắc bác Kim Anh sướng thật ngày Tết bận rộn trăm việc may nhờ có ba cô con dâu, cùng ba ông chồng chăm chỉ biết bảo ban nhau gánh vác việc nhà thay mẹ.
Chẳng phải chỉ mình tôi mà qua câu chuyện trao đổi, ông bà Tiến Phượng cũng có cùng ý nghĩ như thế.

Vĩnh Thắn
g

Điệp khúc Mùa Xuân



Ngày hôm nay 22/2/2015 tức  mùng  4 Tết Ất Mùi kết thúc những ngày chính thức của Tết Nguyên Đán, mà sau một năm bươn chải với cuộc sống ai ai cũng  mong đợi đến với những ngày này. Rồi mùng  6 Tết tức 24/2/2015 mọi người lại hối hả trở về với công việc và đời thường, hy vọng rằng dư âm của Mùa Xuân vẫn còn đọng lại trong tâm hồn mọi người để tạo nghị lực lao vào năm mới khắc phục những khó khăn trong công việc, đời sống và sức khỏe.Trên tinh thần đó xin gửi đến mọi người clip PPS "ĐIỆP KHÚC MÙA XUÂN" soạn theo các hình ảnh chợ hoa tết năm nay ở Tp HCM mà nhiều người chưa có điều kiện xem và lồng giai điệu ca khúc cùng tên nổi tiếng của Nhạc sĩ Quốc Dũng để chúc mừng mọi người có khí thế bước vào năm mới 2015
+ Đồng ca ca khúc "Điệp Khúc Mùa Xuân" của Youtube
+ PPS " Điệp khúc Mùa Xuân " do ca sĩ Bảo Anh hát, PVD soạn

Ảnh đẹp nhất Xuân Ất Mùi




                      Cả chi họ chúc mừng Cháu Tạ An Nhiên con anh chị Thi&Nga sinh tháng 3/2014

(Ảnh do Ô.Tiến gửi)

Khách ngày 3 Tết

Trưa nay ngày 3 Tết, chúng tôi đón ông bà Ngọc Phi và vợ chồng Thi Nga cùng cháu bé An Nhiên.
Phạm Lê

Ảnh đẹp Tết Ất Mùi


 Họp mặt chi họ Mùng 2 Tết Ất Mùi tại nhà Bà Kim Anh
 Bà Nhu đi lễ chùa Một Cột tại Moskva
Ngày 30 Tết đón gia đình Khôi&Vinh và Tùng&Diệp ở Hà Nội vào Sài Gòn

Mừng sinh nhật Bà Kim Nhu







Hôm nay 3 Tết Ất Mùi là ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 76 của Bà Phạm Kim Nhu ( 21/2/1939).Chúc sinh nhật vui vẻ, dồi dào sức khỏe,gặp nhiều may mắn sinh sống cùng với các con và cháu tại Nga

Blog Gia đình Cụ Quang

Ngày giỗ Cụ Quang







Hôm nay mùng 2 Tết Ất Mùi toàn chi họ làm giỗ lần thứ 24 của  Cụ Phạm Vĩnh Quang ( mất ngày 16/2/1991 tức ngày 2/1/ năm Tân Mùi ) tại nhà Bác Kim Anh ở Hà Nội và nhà Ông Di ở Tp Hồ Chí Minh
Sau đây là hình ảnh của Ngày giỗ này ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh