Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Philippines

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Philippines

 

Sáng ngày 30/1, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đã chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Philippines và Phu nhân
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. và Phu nhân có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 29-30/1. (Ảnh: Tuấn Việt)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Philippines và Phu nhân
Sáng ngày 30/1, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Philippines Ferdinand R. Marcos Jr. và Phu nhân. (Ảnh: Tuấn Việt)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Philippines và Phu nhân
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr đến Việt Nam kể từ khi nhậm chức, tháng 6/2022. (Ảnh: Tuấn Việt)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Philippines và Phu nhân
Chuyến thăm nhằm tái khẳng định quan hệ Đối tác chiến lược vững chắc giữa hai nước, tăng cường tin cậy chính trị ở các cấp cao nhất, tạo xung lực thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực, trước thềm dấu mốc lớn của quan hệ hai nước như kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2025 và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2026. (Ảnh: Tuấn Việt)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Philippines và Phu nhân
Chuyến thăm sẽ góp phần củng cố quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Philippines, mang lại lợi ích thực chất cho nhân dân hai nước, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường đoàn kết ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN, tạo dựng và giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển tại khu vực cũng như trên thế giới. (Ảnh: Tuấn Việt)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Philippines và Phu nhân
Việt Nam và Philippines chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1976. Trong những năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước ngày càng phát triển thực chất và đi vào chiều sâu, nhất là từ khi hai bên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào tháng 11/2015. (Ảnh: Tuấn Việt)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Philippines và Phu nhân
Trong những năm gần đây, kinh tế của hai nước đều có mức tăng trưởng cao tại khu vực châu Á. Là thành viên ASEAN, hai nước cùng đang được hưởng lợi từ các ưu đãi trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế chung ASEAN. (Ảnh: Tuấn Việt)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Philippines và Phu nhân
Trong những năm qua, hợp tác thương mại là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Philippines hiện là thị trường tiêu thụ gạo hàng đầu của Việt Nam với lượng gạo xuất khẩu gạo sang Philippines trong năm 2023 đạt 3,1 triệu tấn (tương đương 1,75 tỷ USD), chiếm trên 38% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước. (Ảnh: Tuấn Việt)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Philippines và Phu nhân
Với nền tảng gần 50 năm quan hệ tốt đẹp, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Philippines lần này sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Philippines nói chung và quan hệ giữa lãnh đạo cấp cao hai nước nói riêng; tăng cường quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực, nhất là kinh tế-thương mại-đầu tư, y tế, giáo dục-đào tạo; quốc phòng-an ninh. (Ảnh: Tuấn Việt)
TheoBaoQuocte.vn

Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà

Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà

 

Núi Bà Đen được biết đến là nơi có tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao nhất châu Á, có ngôi chùa cổ 300 năm thì nay có thêm đại tượng Di Lặc uy nghi được an vị và khai quang trong ngày hôm nay 28.1.

Tọa lạc tại độ cao hơn 900m trên đỉnh núi Bà Đen, đại tượng Phật Di Lặc có chiều cao 36m, chiều rộng lớn nhất 45m, diện tích bề mặt tượng 4.651m2, nặng 5.112 tấn.

Tôn tượng được tạo hình theo một phương thức đặc biệt chưa từng có tại Việt Nam: ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo cảm hứng ruộng bậc thang. So với những bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên thế giới được kiến tạo từ đá, cả về chiều cao và trọng lượng, đại tượng Phật Di Lặc tại núi Bà Đen là bức tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn nhất thế giới.

Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 1.

Đại tượng Phật Di Lặc ngự tọa trên đỉnh núi thiêng cao nhất Nam bộ

BÙI VĂN HẢI

Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 2.

Tôn tượng Phật Di Lặc được tạo tác ở tư thế ngồi trên thác nước chảy tràn với với khuôn mặt hiền từ, nụ cười hoan hỉ, cổ đeo tràng hạt, mắt hướng về phía đông nơi mặt trời mọc

BÙI VĂN HẢI

Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 3.

Sự kiện lễ khai quang đại tượng Phật Di Lặc được tổ chức dưới sự chủ trì của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tây Ninh do Hòa thượng Thích Niệm Thới - Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tây Ninh làm Trưởng ban tổ chức

BÙI VĂN HẢI

Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 4.
Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 5.
Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 6.

Trong Phật giáo, Di Lặc là vị Phật của tương lai

BÙI VĂN HẢI

Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 7.
Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 8.

Niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực của con người thành niềm vui, niềm hạnh phúc. Vì vậy, Phật Di Lặc còn được gọi là Phật cười

BÙI VĂN HẢI

Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 9.

Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Phật Di Lặc mạnh tới mức luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và hoan hỉ của ngài. Song song đó, tại lễ khai quang còn là dịp để Phật tử và du khách được chiêm ngưỡng Cầu Ước - cây cầu tâm linh đặc biệt - nơi để du khách chiêm bái tượng Phật Di Lặc, ngắm bao quát toàn cảnh vùng đồng bằng và hồ Dầu Tiếng mênh mông từ trên cao

BÙI VĂN HẢI

Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 10.

Phía sau lưng và bao quanh tượng Di Lặc Bồ Tát là thác nước nhân tạo khổng lồ với chiều cao 35m, tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ trên đỉnh núi Bà Đen. Phía xa là tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn

BÙI VĂN HẢI

Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 11.

Thác nước được kết hợp với hệ thống đài phun nước sử dụng công nghệ tạo những đợt sóng trào độc đáo, cùng với nhiều dải ánh sáng ấn tượng, làm nên một show nhạc nước đậm sắc màu thiền định

BÙI VĂN HẢI

Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 12.

Núi Bà Đen có khí hậu mát mẻ, dễ chịu quanh năm. Với độ cao khoảng 986m so với mặt nước biển, trên đỉnh núi thường xuyên mây trắng che phủ, đó cũng là điểm đặc biệt thu hút du khách đến với núi Bà

BÙI VĂN HẢI

Vào những ngày rằm hay ngày lễ lớn của Phật giáo trong năm, trên đỉnh núi Bà sẽ tổ chức nghi lễ dâng đăng và thả đèn hoa đăng cùng các Phật tử gần xa để cầu bình an và may mắn.

Theo thống kê từ Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain, những ngày cuối cùng của năm 2023, mỗi ngày có đến hàng ngàn lượt khách đi cáp treo lên chùa và đỉnh núi. Chỉ tính riêng ngày 1.1.2024, có đến 20.700 lượt khách đi cáp treo viếng chùa để tạ lễ cuối năm và hòa vào không khí đón năm mới rực rỡ trên đỉnh núi.


Thủ tướng Campuchia ra tuyên bố mới về căn cứ hải quân phía nam Biển Đông




TheoThanhnien

 

Ngắm 'đệ nhất song long' Bình Dương

Ngắm 'đệ nhất song long' Bình Dương

 

Trong khi rồng ở một số nơi được người dân chê bai, ví như rắn, lươn, giun… thì cặp rồng tại tỉnh Bình Dương được cộng đồng mạng dùng những cụm từ rất kiêu để khen ngợi như 'rồng nhà người ta', 'đệ nhất song long'. Cặp rồng ở Bình Dương hiện đang làm thủ tục để được công nhận xác lập kỷ lục Việt Nam.

Ghi nhận của phóng viên báo Tiền Phong, đến sáng 27/1, cặp rồng tại tỉnh Bình Dương đã được các nghệ nhân hoàn thiện.

Ghi nhận của phóng viên báo Tiền Phong, đến sáng 27/1, cặp rồng tại tỉnh Bình Dương đã được các nghệ nhân hoàn thiện.

Linh vật rồng được thiết kế để chào đón Tết Giáp Thìn 2024, đặt tại đường Hồ Văn Cống (phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một). Đây là làng nghề truyền thống có tuổi đời hơn 300 năm.

Điểm độc đáo và được đánh giá “độc nhất vô nhị” của cặp rồng tại Bình Dương là vật liệu để tạo thành đề từ lu, hủ, loại gốm sứ truyền thống nổi tiếng.

Anh Thuận, nghệ nhân chính, chịu trách nhiệm thực hiện cặp rồng này cho biết, mỗi con rồng có tới 38 cái lu cỡ lớn và có khoảng 20.000 chiếc hủ.

Ngoài ra, có nhiều chi tiết để tạo nên một con rồng hoàn chỉnh cũng được dùng bằng gốm, loại đất sét được nung lên.

Phần đầu rồng được thiết kế rất tinh xảo, hoàn toàn bằng gốm.

Điểm rồng phun lửa.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Tám, chủ cơ sở lò lu ở phường Tương Bình Hiệp là người tài trợ toàn bộ số lu, hủ để thực hiện cặp rồng ấn tượng này. Cơ sở lò lu gia truyền của ông Tám có tuổi đời hơn 160 năm.

Phần đuôi rồng cũng được dùng loại đất sét, đặc trưng làng nghề truyền thống Tương Bình Hiệp.

Chia sẻ với phóng viên báo Tiền Phong, đại diện chính quyền phường Tương Bình Hiệp cho biết, đang làm thủ tục để được công nhận xác lập kỷ lục cho cặp rồng mang đặc trưng vùng miền này.

Chân rồng được thiết kế với nhiều hủ nhỏ xếp chồng vào nhau.

Cặp rồng không chỉ để chào đón Tết Giáp Thìn 2024, mà để xuyên suốt, trở thành một biểu tượng của làng nghề Tương Bình Hiệp.

Từ sáng sớm, người dân đã tới cặp rồng để check - in.

Nhiều lu, hủ được bố trí bên đường rất đẹp, mang đặc trưng của làng nghề gốm sứ Bình Dương.

TheoBaomoi - Hương ChI