Tản mạn mùa hè

Tản mạn mùa hè

Mùa hè nắng vàng rực rỡ

Vẫy vùng tung tăng biển gọi

Xuân qua ve gọi vào hè

Các tour nghỉ mát đón chào

Yên Tử - chùa Đồng cheo leo

In dấu người xưa sáng tạo

Trúc Lâm thiền tự thuở nào

Đời đời luôn luôn ngưỡng mộ

Ba Vì cao cao nghìn mét

Mờ mờ sương toả quanh ta

Đền Đá đen, chùa, đền Thương

Đền thờ Bác Hồ kính yêu

Sapa, Đà Lạt vùng cao

Thành phố trăm hương, ngàn hoa

Bảng lảng mù sương sớm mai

Du khách nơi nơi cảm mến

Tuần Châu, Hạ Long nên thơ

Lên rừng, xuống biển ngẩn ngơ

Người người trở thành thi sĩ

Xúc cảm cảnh đẹp bất ngờ

Đi tiếp Sầm Sơn, Cửa Lò

Thuận An, xứ Huế mộng mơ

Nha Trang nơi biển hiền hoà

Mũi Né, Phan Thiết biển vàng

Vũng Tàu dịu mát đời thường

Tôi mãi muốn là cánh chim

Bay qua nhiều khu rừng xanh

Tôi muốn là con thuyền nhỏ

Nhấp nhô bên bờ biển biếc.

Kim Anh

23/6/07

Đôi điều nhắc lại

Đôi điều nhắc lại
Giải phóng thủ đô Hà Nội là ngày 10 tháng 10 năm 1954, thời tiết Hà Nội lúc đó không còn là mùa hè để có cái nắng chói chang, Ông Bảo là người đâu tiên trở về nhà sau chiến tranh, ông về có 1 đêm. sáng mai lại đi ngay, gần 1 tháng sau ông quay trở lại nhà 53 vào ban ngày

Trao đổi

Trao đổi

Đọc bài viết của bác Ngọc "Nhớ ông Phạm Vĩnh Bảo" đăng trên Blog nhà mình ngày 17.6.2007, tôi lại nhớ đến những kỉ niệm không thể quên về người Bác kính mến.
Đối với ông tôi có nhiều kỉ niệm nhất là những ngày tôi học cấp II tại Trường Trưng Vương, khi đó ông đang làm Giám đốc Sở Kiến trúc Hà nội. Sau này một trong những kỉ niệm mà tôi còn nhớ vào năm 1963, khi biết tôi nhập ngũ QĐNDVN, ông đã viết một bức thư rất tình cảm gửi đến đơn vị dặn dò, động viên tôi rất kĩ lưỡng. Việc này được các anh Phạm Chỉnh Huấn và Phạm Vĩnh Công kể lại là ông còn bắt các vị này thảo luận, góp ý nội dung bức thư ông gửi cho tôi (Rất tiêc tôi đã không lưư được bức thư này).
Về thời điểm ông Phạm Vĩnh Bảo trở về ngôi nhà 53 Lãn Ông gặp bà nội, có một chi tiết trong bài viết của ông Ngọc làm tôi rất suy nghĩ, đó là khi bác Ngọc viết: “Tới năm 1954 sau giải phóng, chúng tôi mới được gặp ông . Hôm đó vào quãng 8 - 9 h tối, một chiếc Com măng ca đỗ trước cửa ngôi nhà 53, trên xe bước xuống là 1 người đàn ông thấp, đậm, mặc một bộ " Đại cán " sẫm mầu, ung dung bước vào nhà..."
Thực ra về thời điểm ông Bảo trở về nhà 53 Lãn Ông gặp bà nội, nếu tôi nhớ không lầm thì lúc đó là buổi trưa mùa hè nắng chói chang, bà nội đang nằm thiu thiu ngủ trên chiếc võng đay trước cái sập vàng đặt ở gian kề với buồng thờ.
Ông Bảo từ ngoài cửa hàng đi đến trước bà, quỳ hai gối xuống đất nói: “Mẹ, con đã về”. Lúc đó tình cờ tôi đứng ngay gần đấy và nghe rất rõ lời ông nói. (Lúc ấy tôi cũng chưa biết đó là ông Bảo, vì cho đến lúc đó tôi chưa một lần được nhìn thấy ông, dù là trên ảnh).
Đúng là người đầu tiên gặp ông Bảo là mẹ tôi, cụ Phạm Thị Yến vì khi đó cụ Yến thường đứng trông cửa hàng thuốc ở gian ngoài của nhà 53 Lãn Ông.
Vào thời điểm này tôi ở trong nhà như đã viết ở trên, nên không được chứng kiến lúc ông Bảo đi xe ô tô tới, cũng như những gì diễn ra như ông Ngọc đã viết.
Xin có vài lời trao đổi để cùng thảo luận cho rõ thêm.

Phạm Vĩnh Thắng.

Nhớ Ông PHẠM VĨNH BẢO

Ông Phạm vĩnh Bảo
1900 - 1964
Ông là con trai đầu của hai cụ Tú ở 53 Lãn ông, ngày 5 tháng 6 năm 1964 ông đã vĩnh biệt chúng ta, về cõi vĩnh hằng.Tới năm 1954 sau giải phóng, chúng tôi mới được gặp ông . Hôm đó vào quãng 8 - 9 h tối, một chiếc Com măng ca đỗ trước cửa ngôi nhà 53, trên xe bước xuống là 1 người đàn ông thấp, đậm, mặc một bộ " Đại cán " sẫm mầu, ung dung bước vào nhà, chúng tôi chưa biết là ai thì mẹ tôi đã thốt lên " ... Cụ ơi anh Bảo đã về ! . . "
Ông là thành viên của phái đoàn đại diện Chính Phủ VNDCCH ở Nam Bộ, ông tập kết ra Bắc làm việc ở UBKHNN
Năm 1956 ông đi học Trường Nguyễn ái Quốc.
Sau khi đê Mai Lâm bị vỡ ( Bộ truởng bị khiển trách, Cục trưởng Cục Đê Điều bị cách chức ), ông được điều về Hà Nội đảm nhận chức Giám đốc Sở Kiến trúc Hà Nội
Từ ngày ông về Hà Nội, việc sửa chữa đừờng trong nội thành, truớc đây thường dùng nhựa nóng thì nay được thay bằng nhựa Nhũ tương ( Nhựa nguội, nhựa lỏng ), việc thay đổi này có tác dụng : Tránh được ô nhiễm môi truờng, không gây ùn tắc giao thông, không gây hoả hoạn, tránh được tai nạn bỏng cho công nhân, ở thòi ấy đây cũng là giải pháp tiến bộ, những năm 1970 khi làm đường nhựa ở vùng giải phóng của Mặt trận yêu nước Lào, tôi có về Hà Nội, tìm hiểu công nghệ sản xuất nhưa Nhũ tương, do điều kiện chiến tranh, việc nhập khẩu các chất phụ gia có nhiều vướng mắc và lúc đó ở ta chưa sản xuất, nên chúng tôi vẫn phải dùng phương pháp đun nhựa tại chỗ

Chiếc cầu này ở Công viên Thống nhất - Hồ Bảy Mẫu - Hà Nội, công trình chào mừng Mùa Xuân năm 1960, vào thời buổi bây giờ, những chiếc cầu vào nhà vườn của các đại gia còn vượt trội rất nhiều về kỹ, mỹ thuật và công nghệ xây dựng, nhưng thời kỳ khôi phục sau chiến tranh, thì đây cũng là công trình đáng kể để phục vụ nhân dân Thủ đô . Công trình này, chủ đầu tư là Sở Kiến trúc Hà Nội - thời ông là Giám đốc

Bạn thấy ông đội mũ nồi , ngồi khoanh tay trước ngực, dáng điệu khoan thai, tự tin, chăm chú theo rõi Bác Hồ đang xem sa bàn Quy Hoạch phát triển Hà Nội sau chiến tranh, chỉ riêng hình ảnh của ông, cũng nhắc nhở chúng ta nhiều điều ?
Những năm 1956 thời kỳ ông học ở trường Nguyễn ái Quốc, tôi hay được gặp ông, cứ vào chiều thứ bảy, hai bác cháu lại đi bộ từ Cây đa Thủ Lệ đến đoạn tránh tầu điện Giảng võ, cũng có khi đến bến tầu điện Kim Mã, ông lên xe đạp đi tiếp, tôi lên tầu về 53 Lãn Ông
Năm 1990 khi thực hiện dự án cải tạo và nâng cấp tuyến đừong 13 đoạn qua Kinh đô cũ của Lào ( Luông pha băng ) tôi có quen 1 gia đình Việt kiều ( Mười Khuê ), tôi có gặp bố anh ta, ông cho biết vào thập kỷ 30 - 40 của thế kỷ trước, ông là thợ lái lu cho ông Tham Bảo
Năm 2000 nhân dịp sang dự lễ Khánh thành và bàn giao đường 7 ở Nam Lào tôi có đi tìm một gia đình người Lào, qua sự giới thiệu của anh Phạm kỳ Nghiêm, bà chủ gia đình này năm 1949 là Huyện uỷ viên của vùng A trô fơ , nơi ông Bảo có đồn điền tại đó, tìm được đến nơi thì bà đã qua đời trước đó mấy tháng.
Năm 2002 khi sang Lào dự lễ khởi công đường 18, (nối với VN ở Kontum ), tôi đã bỏ 1 ngày đi thị sát đồn điền của ông, nhưng kế hoạch không đuợc thực hiện trọn vẹn, vì có điện ở nhà gọi về - Mẹ tôi qua đời !
Bài này tôi định đăng đúng vào ngày 5 tháng 6, nhưng khi mở Blog thì thấy từ ngày 4/6 chủ đề mừng sinh nhật hai cháu nội của ông bà Hải Anh đang được đăng tải, tính để đến năm 2008 mới đăng, nhưng đáp ứng yêu cầu của độc giả , tôi đưa lên Blog vào thời điểm này

Giới thiệu ảnh tư liệu hiếm quí

Trong một lần ra thăm miềm Bắc, bác Di đã được bác Ngọc hướng dẫn đi thăm một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có giá trị của Việt Nam.
Xin giới thiệu một tấm ảnh tư liệu hiếm quí mới tìm thấy, ghi lại hình ảnh hai bác bên bia đá tại Việt Nam Quốc tự Chùa Keo Thái Bình, một ngôi chùa có giá trị lịch sử nổi tiếng.Ảnh do ông Phạm Vĩnh Tiến chụp và cung cấp cho Blog gia đình.

Phạm Vĩnh Thắng.
Nguồn ảnh: Phạm Vĩnh Tiến

HỌP MẶT GIA ĐÌNH

Tối ngày 10.6.2007, tại nhà hàng Serenada của Tuấn Thúy tại phố Ngô Quyền Hà Nội, bác Nhu đã chủ trì và chủ chi buổi liên hoan ẩm thực thông báo một vài hoạt động hè đã và sẽ diễn ra trong năm 2007 của gia đình ta.
Ảnh 1: Bác Nhu phát biểu khai mạc, vui vẻ thông báo kế hoạch du lịch tại LB Nga và các nước Châu Âu
Ảnh 2: Các bô lão chăm chú lắng nghe.
Ảnh 3: Bốn chị em gái đều vui vẻ tán thưởng
Ảnh 4. Ông bà Tiến Phượng vừa hoàn thành chuyến viễn du Đài Loan và Châu Phi trở về, trao đổi kinh nghiệm với bác Ngọc Phi chuẩn bị lên đường đi CHLB Đức.
Ảnh 5: Cháu Phan Thế Thắng đạị diện các gia đình ở ngoài nước từ Đài Loan bay về kịp dự họp mặt, rồi lại lên đường ngay.
Ảnh 6: Các cháu, chắt của ông bà Thoa-Nông trong buổi họp mặt
Ảnh 7. Các cháu nhỏ con của Khanh, Hùng, Hương đã thay nhau biểu diễn nhiều bài hát và bản nhạc Piano góp phần cho không khí buổi họp mặt thêm ấn tượng.
Ảnh 8: Một Việt Kiều tại Đức có mặt đã nâng cốc chúc mừng
Buổi liên hoan ẩm thực với nhiều móm ăn đặc sản riêng dựa theo thực đơn của Tuấn Thúy điều khiển từ Matxcơva với chất lượng cao, rất ngon miệng.
Có gần đầy đủ thành viên của các gia đình nhỏ trong buổi họp mặt này, rất tiếc là hai bác trưởng Di và thứ Ngọc bận đi công tác xa không tham dự.

Phạm Vĩnh Thắng
Ảnh Phạm Vĩnh Tiến; Thu Hà (ảnh 7)

CHÚC MỪNG SINH NHẬT HAI CHẮT SINH CÙNG NGÀY

CHÚC MỪNG SINH NHẬT HAI CHẮT SINH CÙNG NGÀY
Nhiệt liệt chúc mừng hai chắt Đòan mạnh Đức (con của hai cháu Đòan Chiến Dũng&Mai Thu Hiền) và Đòan Trung Hiếu (con của hai cháu Đòan NgọcKhanh& Hòang Thu Hà) cùng sinh vào ngày 8 tháng 6 này.
Hy vọng hai chắt nay tuy còn nhỏ, nhưng sẽ có nhiều cơ hội may mắn để trưởng thành trong thời kỳ đất nước và từng gia đình có nhiều vận hội mới. Chúc hai chắt dồi dào sức khỏe học tập tốt, noi gương cha mẹ kính yêu.
Ông Bà Di-Chi và gia đình ở SG
( David góp ý hồi 19g51 ngày 9 tháng 6 năm 2007 : Con cũng xin chúc mừng sinh nhật hai em ?Hoan hô David đã tham gia Blog, mặc dầu hơn hai tuần nay đang bận thi - xem 1 comment)

Sinh nhật tháng 6

Tháng 6 chỉ có sinh nhật hai chắt họ Đoàn của các cụ Quang-Yến, cụ Oánh; cháu nội Ông Bà Kim Anh+Đoàn Hải.
- Cháu Đoàn Mạnh Đức (Mun) - sinh ngày 8/6/1999 tuổi Kỷ Mão, con v/c Đoàn Chiến Dũng+Mai Thu Hiền
- Cháu Đoàn Trung Hiếu (Tít) - sinh ngày 8/6/2003 tuổi Quí Mùi, con v/c Đoàn Ngọc Khanh+Hoàng thu Hà

Đặc biệt, hai cháu sinh cùng ngày, cùng tháng, về giờ chỉ chênh nhau 0.5h. Cùng sinh vào ban đêm và cách nhau 4 tuổi như hai ông bố.

Được may mắn sinh trong tháng 6 - cả nước và thế giới chăm sóc tuổi thiếu nhi. Ngày vui nhân đôi, quà nhiều, vui từ trường, khu phố đến gia đình. Ông Bà chúc các cháu hay ăn chóng lớn, học tập tốt, sớm trở thành con ngoan, trò giỏi, không phụ công bố mẹ chăm bẵm, gia đình xã hội vun vén, tin tưởng. Sau đây là tâm sự của các cháu:

Mun tâm sự:


Ông Bà - cháu tám tuổi rồi
Cháu học lớp 2 Thành Công
Hàng ngày mẹ Hiền đưa đón
Thích đọc truyện, mê đá bóng
Thích ghita, mê cờ vua
Như bố Chiến Dũng ngày nào
Là anh của Mít, Tít hai em
Cháu phải ngoan, nhường nhịn em
Không trêu trọc, tranh đồ chơi
Học tốt, ăn nhiều, lớn nhanh
Ít mải chơi, nhãng học bài
Ông Bà, bố mẹ vừa lòng nhiều hơn
Tít tâm sự:
Ông Bà ơi! cháu lớn rồi
Cháu không nhõng nhẽo, giỗi hờn nữa đâu
Thích hát, chơi đàn, biết bơi
Dưới chân tất cả đều thành trái banh
Hàng ngày mẹ Hà đón đưa
Hai chị em, học mẫu giáo cùng trường
Chị can ngăn khi em đánh bạn
Và bênh vực lúc bạn đánh em
Chị Mít sắp lên lớp một
Chị yên tâm, em sẽ tự bảo vệ mình
Tập trung học chữ khó ghê
Hai năm nữa chị và em lại cùng trường./.

Ông Bà Kim Anh-Đoàn Hải
5/6/07

Kỉ niệm Sinh nhật

Kỉ niệm Sinh nhật
Sắp đến ngày sinh nhật cua hai cháu nội ông bà Đòan Đình Hải và Phạm Kim Anh là cháu Đoàn Mạnh Đức sinh 8.6.1999, là con trai của vợ chồng cháu Đoàn Chiến Dũng; cháu Đoàn Trung Hiếu, sinh 8.6.2003, con trai của vợ chồng cháu Đoàn Ngọc Khanh.
Điều đặc biệt là hai cháu Đức và Hiếu đều sinh cùng ngày 8.6, chỉ khác năm. Theo lá số tử vi dự đoán hai cháu đều là quí tử, từ năm 25 tuổi sẽ giàu sang, phú quí hơn bố mẹ nhiều (Riêng cháu Hiếu sẽ làm ăn phát triển ở khu vực từ miền Trung trở vào).
Theo tin mới được biết kỉ niệm ngày sinh của hai cháu Đức và Hiếu là mở đầu cho tháng hoạt động kỉ niệm ngày sinh nhật của gia đinh ông bà Đoàn Đình Hải, Phạm Kim Anh mà đình cao là kỉ niệm ngày sinh nhật dự kiến là hoành tráng của bà Phạm Kim Anh vào đầu tháng bảy năm nay.
Xin chúc mừng hai cháu Đoàn Mạnh Đức, Đoàn Trung Hiếu cùng ông bà Đoàn Đình Hải, Phạm Kim Anh và vợ chồng các cháu Dũng, Khanh.

Phạm Vĩnh Thắng

Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6, lời tâm sự chỉ riêng với các cháu nhà mình

Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6, lời tâm sự chỉ riêng với các cháu nhà mình
Có nên tin lời khen?
Các cháu nhà mình là con các bác Thoa, Anh, Di, Nhu, Ngọc, Lan…nay lớp trưởng thành tuổi cao nhất là U.60, mà trung bình thì cũng nằm trong khoảng U.40 đến U.50. Đến nay mỗi người mỗi vẻ đều giỏi giang, “giang sơn một cõi đi về”, đều đã là ông nọ bà kia cả.
Nhưng trong gia đình đã là bậc cháu thì vẫn là cháu, vì thế nhân ngày Thiếu nhi Quốc tế 1.6 năm nay, tôi xin có một lời tâm sự chỉ riêng với các cháu như sau: “Có nên tin lời khen?”.
Thú thật tôi thuộc tuýp người thích được khen, lời khen ngọt ngào lại càng thích hơn, lưu giữ trong bộ nhớ lâu hơn. Đến ngày hôm nay, tính ra cũng đã nhận được có đến cả trăm ngàn lời khen (kể cả những lời khen mà nội dung lần nào cũng giống lần nào).
Hôm nay, xin kể lại mấy lời khen, đại để như sau:
1-Năm 1963, khi vừa mới 18 tuổi vào bộ đội tôi được khen ghê lắm, trẻ trung (đương nhiên rồi), người Hà Nội gốc, biết đánh Ghi ta từng tưng, hát được i ỉ vài bài, cũng làm được một vài bài thơ, viết kịch, văn nghệ quần chúng ….
Lời khen ấy cũng đeo đuổi tôi nhiều năm, hãnh diện lắm cứ như mình là bậc tài hoa ít ai sánh bằng.
Cho tới ngày về hưu mới giật mình nhận ra mấy chục năm qua mình toàn hát theo, chưa bao giờ môt mình hát được trọn đủ một bài, giọng hát thì cứ lên đến quãng tám, nốt cao là tắc tị. Còn đàn ghi ta bác Ngọc chọn mua cho hàng hiệu hẳn hoi, trên 1 triệu lại kèm theo cái bao đàn giả da đâu như 80.000đ. Cánh cơ quan cũ đến thăm nhìn thấy đàn để ở góc phòng, lại thấy tôi cầm đàn đánh vài nốt một bài tủ tửng tưng. Mới chỉ điểm vài nốt thôi, mà chúng đã khiếp quá buông lời khen “bác toàn diện quá”, lại biết chơi cả đàn Ghi ta nữa.
Nhưng nào họ có biết thầy Việt Hùng nhà mình đến hướng dẫn được đúng hai tiết, mỗi tiết 45 phút, chán quá thầy bỏ luôn, vì thấy trò không có triển vọng tương lai. Còn đàn thì lại nguyên chỗ cũ cho bụi phủ rêu phong, lâu lắm rồi chưa "có dịp" sờ đến.
2-Nhớ ngày về hưu sau lời phát biểu cảm tưởng chất chứa đầy nỗi niềm cảm súc của tôi trước giờ nhận sổ hưu, anh em bạn hữu nâng cốc rượu chúc mừng với lời tấm tắc khen mát ruột, mát gan “Trông bác phong độ quá, chỉ mong sao đến lượt bọn em cũng được như bác”.
Mang lời khen ấy ngay ngày hôm đó, hứng trí điểm mặt những người đã chót có lời khen, tôi chiêu đãi hết tới trên triệu đồng tiền quà tặng tại nhà hàng bánh tôm Hồ Tây.
Rồi cũng với lời khen ấy sướng đến cả năm, có cảm giác như mình vẫn còn “Xuân” chán, phóng xe máy ào ào, mắt đảo điên ngang dọc…
Nhưng rồi ít lâu sau phát hiện lâm bệnh, người gầy nhom phải thực hiện chế độ ăn kiêng triệt để.
3-Về hưu được gần năm, trong một ngày trời mưa gió bão bùng anh bạn có trình độ đại học hẳn hoi, làm việc cùng cơ quan đến hơn 10 năm, lại vừa đi nhiệm kì 4 năm ở Nga về, lặn lội đến tận nhà tôi thì thầm “Em được giao làm một dự thảo qui định…khó quá. Anh em bảo chỉ có bác là đủ tầm, vì bác có trình độ lại có kinh nghiệm viết lách…. Hôm nay em khăn gói trước là đến thăm bác, sau là nhờ bác giúp cho em cái “sườn”, chỉ “sườn” thôi bác ạ, em phát triển thêm rồi xin bác duyệt lại cho”.
Chưa khỏi hết nghi ngờ về động cơ chuyến viếng thăm của khách, nghe được lời đường mật bùi tai (hắn nói ý tập thể anh em tin tưởng đấy chứ, đâu phải mình hắn), lại đúng phần mình nắm vững tôi bỏ ra hẳn 3,4 tháng trời miệt mài suy nghĩ.
Rồi cũng hình thành một bản dự thảo hẳn hoi, có đủ cả ba phần mở đầu, nội dung và kết luận chứ không phải chỉ có sườn bài như yêu cầu.
Ngày hoàn thành tôi đưa dự thảo cho cậu ấy một cách vô tư không tính công, trong lòng hớn hở như là hồi mình vẫn còn đi làm nộp bài cho Thủ trưởng để nhận lấy một lời khen ngợi.
Rồi thời gian trôi qua cậu ấy cũng biệt tăm, chẳng có hồi âm. Gần Tết vừa rồi chợt nhớ tới chuyện này, gọi điện hỏi thì được biết bản dự thảo qui định ấy hầu như không phải sửa, được đánh giá cao và đã được cấp trên duyệt ban hành thực hiện từ lâu, cậu ấy nay đã được lên cấp Vụ.
Tất nhiên không phải cậu ấy được như thế chỉ nhờ cái bản qui định ấy, nhưng rõ ràng là vào cái thời điểm nhậy cảm đó, với bản qui định ấy cũng góp phần làm tăng thêm % cho sự đánh giá của cấp trên đối với năng lực của cậu ấy.
4-Hồi còn ở nước ngoài thỉnh thoảng có bậc đàn em tin cậy về trong nước, chỗ tin tưởng tôi hay nhờ ghé qua xem nhà cửa thế nào, có hư hỏng gì không. Nhưng thật lòng cũng có ẩn ý là muốn được nghe lời khen nhà mình cho sướng.
Quả thật lần nào sang cậu ấy cũng một lời nhà bác đẹp đấy, lại ở vào vị trí đắc địa gần hồ, không khí trong lành như khu an dưỡng, bọn em đang phấn đấu.
Nghe thế mà lòng phơi phới, thế mới bõ công tìm kiếm, xứng “đồng tiền bát gạo” bỏ ra.
Năm 2005 về nước hẳn, một hôm rỗi rãi đến thăm nhà bậc đàn em xem sao. Chưa kịp định vị đã tá hỏa, giật mình họ có cả một Vila trên 500 mét vuông sừng sững ga ra ô tô, sân vườn, bể bơi, ao cá, phòng tập thể hình, mát sa, studio…nhà cửa đẹp đẽ, khang trang, hiện đại hơn nhà mình đến “mấy chục chương”.
Còn nhiều lời khen nữa, nhưng thôi chẳng kể ra đây làm gì.
Bây giờ những lúc rỗi rãi lẩn thẩn ngồi nghĩ lại mới hay, chỉ vì tin vào mấy lời khen ấy mà suốt mấy chục năm qua tôi đâm yên vị, ung dung tự tin ở mình mặc cho sự đời xoay vần, trôi chảy. Vì thế đến bây giờ cái gì mình cũng chỉ ở mức thường thường bậc trung. Nghĩ đi, nghĩ lại thì thấy thế cũng phải thôi, tự mình mà ra thế, chẳng có gì oán trách.
Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1.6, tôi chỉ có đôi lời tâm sự đơn giản với các cháu nhà mình như thế.
Có nên tin lời khen không nhỉ?.

Phạm Vĩnh Thắng


XUY NGHĨ TẢN MẠN VỀ BLOG GĐ - PV

XUY NGHĨ TẢN MẠN VỀ BLOG GĐ - PV
Blog GĐ- PV ra đời đến nay đã gần nữa năm (23/12/2006-30/5/2007), tuy chưa có cuộc điều tra chính thức nào để phỏng vấn ý kiến của những thành viên thuộc dòng họ Phạm Vĩnh nhận xét về Blog trên, nhưng qua nhiều bài viết đã đăng trên Blog này, hoặc qua nhiều lần mail trao đổi giữa các thành viên, sơ bộ thấy có hai vấn đề nổi bật đáng quan tâm :
a/ Tên Blog là chung của dòng họ PV xuất phát từ ngôi nhà 53 Lãn Ông sao hầu như chỉ có con, cháu chắt chi Cụ Phạm Vĩnh Quang tham gia ?
Nhớ lại những ngày đầu tiên khi ra đời, trên Blog đã có nhiều thành viên thuộc các chi khác từ trong và ngoài nước tham gia, sau thưa dần, mặc dù đã có giải thích, hướng dẫn.Ở đây không phải lỗi của những người sáng lập, và cũng không nên tìm hiểu thêm những lý do chủ quan và khách quan của các thành viên ngay trong chi Cụ Quang và các chi khác chưa tham gia. Nếu các chi khác chưa tham gia thì một chi thường xuyên tham gia cũng có tác dụng duy trì và tên Blog cũng vẫn nên giữ nguyên . Cuộc sống luôn luôn vận động với biết bao mục tiêu và tất nhiên sẽ có vô vàn lý do. Điều quan trọng là không có sự ép buộc, vì bản chất Blog như là một diễn đàn nhỏ mang tính tự do và tự nguyện. Tuy vậy đến nay Blog GĐ-PVvẫn tồn tại, và cần biểu dương những Blogger tích cực, trước hết là các cụ thuộc diện các bô lão đã về hưu như các Ô.Phạm Vĩnh Ngọc, Phạm Vĩnh Thắng ...các Bà Kim Anh, Kim Nhu và nhiều cháu, chắt nữa ..
b/ Trong hoàn cảnh trên Blog GĐ-PV có tác dụng gì và nên duy trì và phát triển như thế nào ?
Giải đáp đầy đủ câu hỏi này quả thực khó trả lời ngay, vì nó phụ thuộc vào sự nhiệt tình của từng thành viên khi thấy được mặt tác dụng của Blog, mặt khác cũng cần một thời gian để có thêm người tham gia .Tuy vậy để cho Blog ngày càng hấp dẫn hơn, cần thêm những chủ đề mới, trang bị thêm những kỹ thuật upload bài và ảnh, kỹ năng viết bài dựa trên cơ sở người biết truyền lại kinh nghiệm cho người chưa biết, để việc tham gia Blog được nhiều hơn. Khi mỗi người tự mình “thao tác “được, sẽ thấy thích thú, và ham mê như Bác Thắng nay đã thành thạo việc Post bài và ảnh lên Blog, chưa nói là đã qua học lớp báo chí , nên nội dung bài viết có nhiều ẩn ý và nay trở thành một Blogger tích cực.Đáng biểu dương các bác nữ như Bác Kim Anh thời gian đầu còn chịu khó gửi bài qua bưu điện từ HN vào SG đề nhờ đăng, nay đã tự mình làm được, rồi tiếp theo các Bác Nhu và Lan cũng đã quen dần Blog ...Gần đây nhiều bài viết của Bác Nhu trên Blog rất hay cả về chủ đề và hành văn. Để không làm ảnh hưởng đến tính chất tự nhiên, thoải mái của Blog , chúng ta kiên trì động viên các thành viên khác còn chưa xem hoặc chần chừ hay chưa quan tâm góp bài viết lên Blog, đáng tiếc số đông lại là lớp trẻ, những người suốt ngày say sưa làm việc hay chơi game trên PC, nên xuy nghĩ thêm ? Hiện nay Admin của Blog
(Tuấn Minh )quá bận, nên chưa kịp thay vài phần cũ như mục giới thiệu Ô Vĩnh Ngọc hát bằng ông Ô. Vĩnh Hải hát, hay mục thay ảnh đẹp nhất trong tuần... nên người xem cảm thấy cái mới cũa Blog chưa được thể hiện kịp thời. Đó cũng là một việc phải sớm khắc phục, bằng phương pháp đơn giản là sớm ra Hướng dẫn thao tác và sử dụng Blog phần 2 (Tuấn Minh đang chuẩn bị ), để có người hỗ trợ TM. Khách quan mà nói so với nhiều Blog hiện có ở VN, Blog –GĐ PV còn nhiều mặt cần bổ xung, nhưng việc trang trí sao cho hình thức của Blog trở nên đẹp, viết bài sao nội dung ngày càng hay, chưa phải là trọng tâm chính.lúc này,vì mục tiêu trước mắt Blog của chúng ta là tạo ra một sân chơi chung lành mạnh, là nơi để thông tin kịp thời những sự kiện mới trong từng gia đình, từng chi hay trong dòng họ, là nơi để bầy tỏ cảm nghĩ ,cảm xúc, là nơi để trao đổi tâm tư, thậm chí có thể sả tress, hay tranh luận và trao đổi kiến thức về xã hội, về gia đình hay các chủ đề khác các như kiến thức tiêu dùng, sức khỏe và có thể cả kinh doanh…Bộ trưởng tài chính Mỹ Henry Paulson trong một lần đến nói chuyện ở Trường Đại Học KTQD Hà nội ngày 8/9/2006 đã phát biểu với các sinh viên “ Quan điểm của tôi là có rất nhiều điều quan trọng hơn tiền và rất có giá trị đó là kiến thức.Có thể đặt ra mục tiêu kiếm tiền trong giai đoạn ngắn, nhưng đừng quên mục tiêu học hỏi, trau dồi kiến thức cho cả cuộc đời “( trích dẫn này không hề có ẩn ý gì , mà nêu ra ở đây để tham khảo, vì trong cuộc sống do hòan cảnh , có nhiều người cả cuộc đời vẫn phải mưu sinh, nhưng cũng có rất nhiều người nghèo ở VN vẫn hạnh phúc không phải vì có nhiều tiền)

Theo cảm nghĩ của tôi thì Blog của chúng ta đã đạt và chưa đạt được ở hai khía cạnh chính sau :
a/ Về mặt định tính : Blog bản chất là nhật ký điện tử cá nhân hay nôm na là web cá nhân, nhưng chúng ta đã cùng nhau xây dựng dựng thành Blog chung cho gia đình hay dòng họ, đó là ý tưởng mới .
Nhiều ảnh đẹp mang tính thời sự hay những bài viết tuy có thể chưa hay,chưa đúng văn phạm, nhưng đẵ cung cấp
những thông tin nóng bỏng trên Blog , như bài viết về nguồn gốc họ Phạm xuất xứ ở 53 Lãn Ông của Ô. Ngọc rất có giá trị cho các con cháu biết về nguồn gốc của mình , hay chỉ đơn giản như thống kê các ngày sinh, ngày giỗ của các thành viên họ hàng cũng rất giá trị vì sưu tầm công phu, hay những bài viết phản ảnh kịp thời những sự kiện cả vui lẫn buồn trong từng gia đình,của từng chi hay trong họ hàng để mọi người ở trong và ngoài nước có thể cảm nhận ngay trong thời gian rất ngắn, tuy xa cách về không gian,nhưng vẫn thấy gần gũi nhờ công nghệ Internet ( mà trong quyển sách nổi tiếng “ Thế giới phẳng “ của nhà báo Friedman đã đề cập đến).Về kỹ thuật nhiều khi các thành viên chỉ chú ý xem bài hay ảnh, đôi khi thấy chưa hay thì nản xem tiếp, mà quên là chưa thấy hết cái hay của Blog chúng ta do TM đã thiết kế , là đã có những Link đến các bài báo hay đã đăng trên báo viết hay báo mạng, thậm chí các bài viết hay cả trên BLog GĐ-PV, hay những trang web hay khác ( bố trí ở lề trái trang chủ, mà chỉ cần một cú Click vào tên là hiện ra ngay bài báo hay trang web đó ) .Hơn thế nữa dưới mỗi bài viêt sau khi đăng (Post ) có sẵn ký hiệu để người khác khi xem có thể góp ý hay sửa ngay online .Ngoài ra khởi sự chỉ có một người viết thì không thể hình thành Blog chung, do nhiều người cùng viết thì tính cập nhập của Blog sẽ thường xuyên hơn, tất nhiên “ những câu chuyện mang bản sắc quá riêng" thì nên để dành cho Blog cá nhân của từng thành viên. Hiện nay chúng ta chưa biết có bao nhiêu dạng Blog chung đã có ở VN, báo chí đã đề cập đến trang web mới gần đây là : www.webgiadinh.com… như vậy sân chơi này trong một tương lai gần sẽ mở rông để dòng họ này có điều kiện biết về dòng họ kia trên đất nước VN thân yêu có rất nhiều dòng họ khác nhau và biết đâu lại có liên quan với nhau, sẽ giúp chúng ta có điều kiện trao đổi và học tập lẫn nhau, để hoàn thiện Blog GĐ-PV ngày càng hoàn thiện hơn.
Ở đây không hề phủ nhận tính phong phú và tác động muôn vẻ của Blog cá nhân .Kể từ Blog đầu tiên ra đời năm 1994 của Justin Hall ( Mỹ ), đến thuát ngữ Weblog do Jorn Barger đặt ra năm 1997, hay “We Blog “ của Peter Merholz ,đến nay đã có nhiều dạng Blog khác nhau phụ thuộc vào ý đồ mà các tác giả muốn thể hiện như vlog ( Blog có các video clip), linklog (Blog có các đường link đến các trang web hay mà Blog của chúng ta đã có),moblog ( blog viết trên thiết bị di động) v.v…Theo tôi nghĩ Blog cá nhân chỉ hay khi có nhiều fan truy cập, thì cá nhân ấy ắt hẳn cũng phải là những nhân vật “ Người đượng thời”. Nếu theo dõi thì Blog đã là công cụ mà các nhân vật chính trị đã sử dụng (các nguyên thủ quốc gia , như Tổng thống Iran), các nhà kinh tế cũng đã sử dụng (như Blog của các CEO- Giám đốc điều hành của các công ty hàng đầu trên Thế giới, trong đó nổi tiếng là Blog của Bob Lutz- PCT Tập Đoàn General Motors Mỹ), của các văn nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước ( như blog của nữ diễn viên kiêm đạo diễn trẻ Từ Tịnh Lôi- TQ ). Gần đây giới trẻ VN rất say mê đọc Blog của Joe ( tên thật là Joseph Ruelle) một chàng trai Canada nói sõi tiếng Việt, và biết khai thác cái hay của tiếng Việt sau khi du lịch VN, do yêu VN mà ở lại, hiện là MC một show của VTV.Lưu ý chúng ta có thể tìm thấy ngay một số Blog hay mà TM đã lựa chọn ở Mục Blog hay ở lề trái trang chủ để tham khảo.

b/ Về mặt định lượng chúng ta cần suy nghĩ đánh giá khách quan của các Công ty theo rõi đánh giá về Blog GĐ-PV .
Cách đây vài tháng Blog GĐ-PV xếp hạng quanh thứ 1tr5, đến ngày 31/5/2007 tụt xuống hạng thứ 3,023,089, link với server chủ của Blogger.com là 80298 ( chưa chắc là số lượt truy cập) Tuy về đánh giá chung ( Review) vẫn được xếp hạng 4 sao 5. Còn số lượng người trong dòng họ truy cập mới đạt con số nhỏ bé là 1276 lượt ( theo blogpatrol.com).Chúng ta mới tham gia vào sân chơi này còn nhiều điểu chưa rõ về các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của một Blog , thí dụ căn cứ vào những số liệu trên thì thứ hạng dù là ở 1tr5 hay 3tr là trên tổng số bao nhiêu Blog chung hay riêng, của riêng nước VN hay khu vực hay thế giới ? rồi Rank link hôm nay là 80298 ý nghĩa là gì ? Hiện nhiên điều tồn tại mà chúng ta phải để ý quan tâm là Blog đang bị tụt hạng , đáng buồn là số người ngay trong dòng họ Phạm Vĩnh truy cập Blog còn ít , trung bình một ngày khoảng 7 lượt/ngày Hướng cải tiến ra sao đây, đó là câu hỏi đặt ra cho tất cả các thành viên muốn duy trì Blog GĐ-PV lâu dài.
Cuộc thi “ Tìm ngôi sao Blog 2007” tại Tp HCM vào ngày 16/11/2006 do Công ty Giải pháp doanh nghiệp An Thành kết hợp với Nhà Văn hóa TN TpHCM đồng tổ chức , đã treo giải thưởng ngôi sao vàng là 6 triệu đồng, sao bạc là 3 triệu đồng. sao đồng là 2 triệu đồng với tiêu chí là Blog có chủ đề sáng tạo, hấp dẫn, mang tính thời sự, thu hút nhiều độc giả, có ảnh hưởng đến cộng đồng, hành văn mạch lạc,hình ảnh phù hợp ( xem các trang web: www.ngoisaoblog.com hay http://blog.izday.com).Tuy cuộc thi trên là chỉ dành cho Blog cá nhân, còn thi Blog chung chưa có.Cá nhân tôi nghĩ để Blog chung của chúng ta muốn vươn lên được thì cần trao đổi thêm :
- Lớp già vẫn nên cố ghắng tham gia vì có nhiều vốn sống và thời gian, nhưng cố gằng thêm chủ đề mới .
- Vận động lớp trẻ còn đang ngủ ( biện pháp ra sao đây ?)
- Tăng thêm việc Hướng dẫn kỷ thuật về Blog
- Có nên có Ban biên tập không ?

- Có biện pháp thống kê động viên và thưởng ?
Báo chí cũng nói nhiều đến Blog đen, blog xấu., thậm chí theo Cty quản trị mạng ScanSafe ( Mỹ )còn báo động là 80% Blog hiện nay ( ở mỹ hay trên thế giới ? ) là Blog đen ( bao trùm cả hai ý là sex và spam ). Blog của chúng ta không thể là đen, nhưng khi đã gia nhập mạng thì cũng nên đề phòng Virus tấn công , và cũng cần thận trọng về cung cấp thông tin khi public lên mạng
Vài dòng tản mạn xuy nghĩ về Blog chúng ta, mới quí vị cùng trao đổi.
P.V.D