Tết muộn

Chiều nay 27/2/2016 (20 tháng giêng Bính Thân), chúng tôi được đón Cụ bà mẹ vợ cùng gia đình cậu em trai vợ và sáng cùng ngày chúng tôi tiếp bác Kim Anh, cháu Hiệp đến chơi thăm hỏi.

Hôm trước, chúng tôi cũng được đón vợ chồng người bạn từ Đức về vào tận bệnh viện thăm hỏi, chúc Tết muộn. Họ trước đây từng là học sinh của ông Tiến tại trường Cao đẳng 10+3 Hà Nội, hiện đang sinh sống tại nước Đức mấy chục năm nay kể từ những năm 80 thế kỉ trước. Đến nay chúng tôi vẫn giữ được mối liên hệ thân thiết.
Chiều tối qua 28/2, gia đình tôi và gia đình cô em vợ ở sát vách nhau đã tổ chức bữa cơm lẩu tại gia vừa là chính thức kết thúc Tết Bính Thân, vừa là chúc nhau gặp nhiều may mắn trong những ngày tới. 
Chúng tôi vui mừng cùng các vị khách chuyện trò chuyện nhà, chuyên con cái, chuyện sức khỏe.... Đương nhiên là chúng tôi rất vui vì đây là những vị khách Tết duy nhất của gia đình do những ngày Tết cả gia đình bị ốm sốt, không tiếp khách.

Vĩnh Thắng

Biểu diễn với Đèn treo

Chúng ta cùng thư giãn xem nữ nghệ sĩ Emily Kinch biểu diễn trên không với chiếc "Đèn Treo "

Chúc mừng Ngày Thầy Thuốc Việt Nam


Nhân Ngày Thầy Thuốc Việt Nam (27/2/2016) chân thành chúc mừng các thành viên trong chi họ đã tham gia trực tiếp hay gián tiếp việc chăm sóc và bào vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng

Blog Gia Đính Cụ Quang

Bệnh mất trí nhớ

Bệnh Alzheimer do bác sĩ người Đức tên là Alois Alzheimer phát hiện năm 1901  và đựợc Tây Y đề cập đến nhiều khoảng 20 năm nay. Làm sao có thuốc gia truyền từ mấy trăm năm ? Cũng như bệnh AIDS lần đầu tiên xuất hiện ở loài người khoảng năm 1960 tại Congo, cho đến năm 1981 mới xác định được là do vi khuẩn từ loài khỉ truyền sang người, rồi lan tràn qua Bắc Mỹ theo ngả Haiti.

Cho đến bây giờ Alzheimer vẫn được coi như một căn bệnh ác độc không có cách tránh và vô phương cứu chữa. Thật là một hiểm họa cho nhân loại vì số người cao niên trên 65 tuổi ngày càng tăng  nên  mỗi năm  có thêm khoảng 5 triệu người bị mất trí. Tổng số trên toàn cầu hiện khoảng 30 triệu bệnh nhân 

Riêng tại Canada hiện có nửa triệu bệnh nhân và trong vòng 25 năm nữa con số đó có thể lên đến 1.5 triệu vì thế hệ baby boomers (sanh  những năm ngay sau thế chiến  thứ 2) rất đông đúc và  đang đến tuổi hồi hưu.  

Tuởng cũng nên nói thêm là người dân ở các nước tân tiến thường bị mất trí nhiều hơn ờ các nước  hậu tiến và 70% trong số các bệnh nhân thuộc phái nữ.   



Vậy  đối phó với Alzheimer  y học  cụ thể có thể làm gì trong giai đọan  hiện tại  ?

Chúng ta hãy lần lượt  bàn luận về phát hiện, ngăn ngừa, triệu chứng, chữa trị  và nuôi dưỡng.

Alzheimer là bệnh mất trí (dementia) của người già trên 65 tuổi nên đến tuổi này   bác sĩ gia đình ở tuyến đầu hàng năm thường làm một trắc nghiệm thanh lọc (screening test) để loại trừ khả năng bệnh đã nhen nhúm trong não bộ bệnh nhân. Trắc nghiệm này chỉ gồm mấy câu hỏi ngắn gọn nhưng thêm phần chính xác nếu có ngưòi nhà đi cùng hỗ trợ, cho biết rõ chi tiết những triệu chứng lâm sàng quên quên nhớ nhớ của bệnh nhân

Chẩn đoán bệnh chỉ đuợc  khẳng định khi screening test dương tính, bệnh nhâh đuợc gửi đi chụp não bộ bằng brain scan phát hiển cụ thể những tổn thương nơi não bộ dưới hình thức mảng cứng (plaques) và nút rối (tangles) cùng chọc vô xương sống lấy nước não tủy (liquide céphalo-rachidien) có hiện diện những chất đạm bất bình thường như nói sau đây.

Thật vậy, nguyên nhân bệnh tuổi già mất trí kiểu Alzheimer do 2 chất đạm bất bình thường gây nên (proteopathy) làm thoái hóa não bộ (neurodegenerative process) :
-          Senile plaques do chất đạm amyloid beta đóng cứng thành từng mảng trên mặt não bộ, làm óc dần dà teo nhỏ đi.

-          Neurofibrillary tangles do chất đạm amyloid tau tụ lại thành nút rối nơi trạm giao tiếp (synapsis) của 2 giây thần kinh làm công tác vận chuyển luồng kích thích bằng chất acetyl-choline bị rối loạn rồi ngưng tắc hằn.  

Tuy nhiên như người ta  thuờng nói  là không có bệnh mà chỉ có con bệnh nên một số không nhỏ bị mất trí ngay từ những năm  40 - 50 tuổi, nhất là có một hay nhiều yếu tố rủi ro sau đây, cần được phát hiện một cách chọn lựa (selective) :

-          Dĩ nhiên là yếu tố tuổi tác, thường là trên 65 tuổi khi bắt đầu hưu trí. Nhưng đặc biệt là những người bị mắc bệnh Mông Cổ (Down’s syndrome) đa số bị mất trí ngay từ năm 40 tuổi (Early onset dementia). Sau nữa là những người ngay từ khi còn nhỏ tuổi đã mắc bệnh tiểu đuờng (juvenile diabetes mellitus) cũng thường sớm bị mất trí.

-          Di truyền : Đa số bệnh nhân Alzheimer là những truờng hợp đơn lẻ (sporadic)  nhưng có một số bệnh nhân mắc bệnh duới hình thức  gia truyền. Những trường hợp này thường mất trí rất sớm và do 3 loại genes (xin miễn kể tên khoa học phức tạp để tránh dài dòng văn tự)  biến dạng mà sinh ra bệnh (mutations). Cho nên đây chỉ là yếu tố rủi ro chứ không phải quyết định. Trong thực tế, gia đình có người thân bị Alzheimer, ta nên cảnh giác và lưu ý bác sĩ gia đình.

  -  Tiền căn tai biến mạch máu não hay chấn thương sọ não, ngay cả nhữngtai biến hay chấn thương nhẹ  nhưng nhiều lần (mini-stroke, mini-trauma)do nghề nghiệp như võ sĩ quyền Anh, đấu thủ bóng bầu dục, đô vật …

-          Trình độ học vấn kém : VN là một nước hậu tiến tương đối ít Alzheimer  nhưng có lẽ cũng do cha mẹ luôn luôn thúc đẩy con cái lấy học vấn làm đường tiến thân. Thật là một truyền thống tốt đẹp, cần đuợc phát huy.

-    Lạm dụng rượu mạnh, thuốc lá và ma túy : Thuốc lá  và  ma túy  đương nhiên tối kỵ tuyệt đối  nhưng chuyện  uống rượu chỉ có lạm dụng hay tệ hơn là nghiện rượu mới sinh nhiều rủi ro. Vấn đề này sẽ được bàn luận thêm dưới đây :

Không có cách nào tránh bệnh mất trí nhưng có thể trì hoãn (delay) bệnh này nếu ta tuân thủ được những điều chỉ dẫn đã đuợc khảo sát và minh chứng ít nhiều hữu hiệu :
-          Theo một nếp sống năng động về trí óc như tuổi già vẫn năng đọc sách báo, chơi hoặc nghe nhạc, giao tế xã hội và đánh bài... Riêng với các bậc trưởng lão Việt Nam thì mạt chuợc và tứ sắc là hai bộ môn giải trí  rất bổ ích cho trí nhớ.  Nhưng chẳng may có cụ nào xưa nay không chao ù, tới hố bao giờ mà bỗng nhiên nay lại tới hố, chao ù lia chia thì phải thành thật khai báo ngay cho con cháu dắt đi bác sĩ làm screening tests tìm Alzheimer !

-          Vận động thể xác nhẹ nhàng, ít nhất mỗi ngày cũng bỏ ra 1 tiếng đi bộ  thong thả buổi sớm mai. Sống động hơn nữa theo Phương Tây thì tập gym, pilates, danse en ligne… theo Phương Đông thì tập khí công, tài chi, yoga, dưỡng sinh… Điều cốt yếu là phải lượng sức mà tập luyện cho vừa phải. Tập quá lố (over-exercise) e rằng có hại nhiều hơn là có lợi !

-          Theo một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và điều độ, thí dụ như Mediterranian diet gồm rau cỏ trái cây, bánh mì ngũ cốc, dầu o liu, cá (tránh ăn thịt) và nhất là rượu chát đỏ. Dĩ nhiên chỉ uống từ ít  đến vừa phải mà thôi. Nhậu nhẹt túy lúy hay say mềm tối ngày coi như cấm kỵ  Mập phì sớm đưa đến Alzheimer, nhất là bụng phệ. Vóng số 2 càng to bao nhiêu thì khối óc càng teo đi bấy nhiêu. 

-          Một vài sinh tố và thực phẩm được tiếng có tính cách ngăn ngừa mất trí như sinh tố C, sinh tố D, sinh tố B như niacin, folic acid, thiamine và cyanocobalamine. Uống mỗi ngày từ 3 đến 5 ly cà phê có khả năng làm chức năng nhận thức bớt suy giảm  phần nào. Phải kể thêm bột gia vị cà ry thường dùng trong bếp núc Phương Đông và thào mộc Ginko Biloba đuợc dùng làm thuốc trong y khoa phụ thế (alternative medicine)

-          Thuốc men thường dùng cũng ảnh hưởng dến Alzheimer như thuốc chống viêm loại NSAIDS có khả năng trì hoãn sự suy thoái chức năng nhận thức nhưng kích thích tố thay thế (replacement hormonotherapy) xử dụng trong tuổi hồi xuân lại chẳng giúp cho phụ nữ duy trì trí nhớ tuổi thanh xuân như ta tưởng.

-          Các kim khí nặng như chì và thủy ngân rất hại cho trí nhớ và lạ lùng thay aluminium là kim khí nhẹ còn có khả nămg  độc hại hơn nữa.. Điều này khiến nhà cầm quyền CS Việt Nam bị chỉ trích nặng nề là phạm tội ác khi bán Cao Nguyên Miền Nam cho Trung Quốc khai thác quặng bauxite để  lọc ra alumine rồi biến chế ra aluminium tạo ra bùn đỏ làm ô nhiễm môi trường, gây độc hại vô cùng  cho sức khỏe nhân dân .
  
Bàn về chữa trị, phải nói ngay là bệnh Alzheimer không có thuốc chữa tuyệt căn (nghĩa là tẩy sạch mọi tổn thuơng trong não bộ) mà chỉ giảm thiểu các triệu chứng khiến bệnh nhân có một cuộc sồng dễ chịu hơn, nói theo kiểu thời thượng là được một nếp sồng có phẩm chất hơn (better quality of life) 

Muốn thấu hiểu phương pháp điều trị bệnh Alzheimer cần biết rõ bệnh này có hai mặt (volets) : Một mặt về sự suy thoái các chức năng nhận thức (cognitive impairment)  và một mặt về các rối loạn hành xử và tâm thần (behavioral & neuropsychiatric disorders) . Toàn thể bệnh trạng gây nên một gánh nặng đau khổ cho cả bệnh nhân và những người xung quanh.

-          Mặt 1: Suy thoái về nhận thức  gồm  nhiều khâu như  trí nhớ, định hướng,cảm nhận chú tâm, ngôn ngữ và khả năng giải quyết các vấn đề.

           Trí Nhớ (memory) : Thông thường già cả hay quên những điều vừa xảy ra (mémoire immédiate ou récente) nhưng rất nhớ những chuyện xa xưa (mémoire lointaine) Quá tầm bình thường là phải nghĩ đến Alzheimer như không nhớ ngày hôm qua ăn gì, làm gì, gặp ai…

           Định Hướng (orientation) : Mất định hướng về thới gian là quên ngày tháng, tuổi tác…về không gian là không biết mình ở đâu đi đâu, lái xe loạng quạng, thậm chí ẩu tả…

           Cảm nhận-chú tâm (perception-attention) : Mất cảm nhận chú tâm khiến bệnh nhân không nhìn ra vật dụng hàng ngày như bút giấy hay nồi niêu bếp núc, thậm chí kẻ thân người thuộc, bạn bè con cháu cũng không nhìn ra.

           Ngôn ngữ (language) ngày một hạn chế, nhất là ngoại ngữ. Chung cuộc có thể nín lặng suốt ngày. Một điều đáng chú ý là tỷ số bệnh nhân Alzheimer ở Canada nhiều hơn ở những người độc ngữ và ít hẳn ở những người song ngữ !

            Giải quyết vấn đề (problem solving) :Trước một tình huống thông thường mà bệnh nhân không biết xử trí ra sao. Thí dụ như cứ ngàn ngừ, không quyết định nổi lúc nào nên băng qua đường.

             Dần dần không còn khả năng tự túc tự cường, phải ỷ vào những người xung quanh ngay cả trong những hoạt động  của cuộc sống hàng ngày như tắm rửa, thay đồ, ăn uống.(daily living activities)

Tùy theo tầm quan trọng của các triệu chứng nói trên người ta chia sự tiến triển của bệnh Alzheimer làm bốn giai đoạn :
-          Mất trí tiền khởi (pre-dementia) : Quên quên, nhớ nhớ nhất là những sự việc vừa xảy ra.nhưng bệnh nhân còn hoàn toàn tự lập.

-          Mất trí khởi đầu (early dementia) : Quên tên tuổi, quên chỗ ở, quên mọi kỷ niệm gần xa. Còn được gọi là mild cognitive impairment (MCI) hay atteinte cognitive légère (ACL)

-          Mất trí trung độ (moderate dementia) ; Quên bà con bạn bè, không nhận ra những vật dụng hàng ngày, giản dị như cái đồng hồ chẳng hạn.

-          Mất trí cao độ (advanced dementia) là giai đoạn chót của sự suy thoái chức năng nhận thức. Bệnh nhân mất hẳn tự chủ về thể xác cũng như tinh thần !

Thông thưòng đến giai đoạn 2, bác sĩ mới xử dụng thuốc men để giảm thiểu mọi triệu chứng ngõ hầu bệnh nhân có thể sống những tháng năm còn lại phần nào thoải mái. Hai thứ thuốc thường được dùng nhất ở Canada là Aricept và Excelon. Không thể nói thứ nào hay hơn thứ nào, chỉ tùy bệnh nhân  thích hợp với thứ nào hơn mà thôi, nghĩa là bị ít tác dụng phụ (side effects)

Một điều cần khẳng định lần nữa là chưa có thuốc nào trị dứt căn bệnh Alzheimer, nghĩa là xóa bỏ đuợc những tổn thương trong não bộ bệnh nhân. Thậm chí hãng bào chế Pfizer sản xuất thuốc Aricept quảng cáo thuốc này với y giới như sau : “Bắt đầu bằng Aricept, tiếp tục với Aricept” và không chừng phải nói thêm cho rõ là chấm dứt bằng Aricept.

Hai thứ thuốc nói trên đều cùng một cơ chế tác động là tăng cường chất acetyl-choline để giúp não bộ vận chuyển bình thuờng những luồng kích thích. Một loại thuốc nữa có cơ chế tác động tương tự đối với glutamate (một loại neurotransmitter khác) được dùng nhiều tại Hoa Kỳ là Memox trong giai đoạn cao độ chót của Alzheimer nhưng rất nhiều tác dụng phụ.

Phải kể  thêm 2 loại thuốc được biệt dị xử dụng để điều trị Alzheimer là thuốc kháng sinh Minocycline có tiềm năng ngăn cản các chất đạm amyloid beta và tau đóng thêm lên nhựng mảng cứng và nút rối. Và Insuline thường được chích để chế ngự mức đuờng quá cao trong máu nhưng nếu dùng với liều lượng tối thiểu bằng cách hít qua lỗ mũi có thể làm giảm mức đường trong não bộ và trì hoãn Alzheimer được nhiều tháng và giảm thiểu mọi triệu chứng nếu đã bị. 

Kết quả người mắc bệnh Alzheimer trung bình sống được 7 năm, rất ít ai sống quá 14 năm và thường chỉ 3-4 năm là tử vong vì một bệnh đồng hữu (co-morbidités) như tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư nào nữa hay nhất là biến chứng (complications) như sưng phổi vì mắc nghẹn, thân thể bất động tàn tạ sinh lở loét nhiễm trùng hoặc vì hội chứng suy dinh duỡng  do bỏ hẳn ăn uống, đôi khi phải nuôi bằng ống dẫn Ensure vô thẳng dạ dầy (tube feeding)

-          Mặt 2 bao gồm những rối loạn về hành xử và tâm thần :  Khác với chứng schizophrenia (loạn trí hay nôm na là điên thứ thiệt ) bệnh mất trí của người cao niên kiểu Alzheimer được xếp vào loại bênh có tổn thương trong não bộ (organic brain syndrome). Nhưng hầu hết các bệnh nhân Alzheimer đều có những biểu dưong về rối loạn hành xử và tâm thần, nhất là hội chứng trầm cảm (depression) và loạn sảng mất thực tế (psychosis). Điều trị Alzheimer mà bỏ quên điều trị rối loạn thần kinh là một thiếu sót  rất lớn.

            Rối loạn về hành xử gồm nhiều hành vi, thái độ và cách cư xử, có thể biểu dương ở bất cứ giai đoạn tiến triển nào của bệnh Alzheimer nhưng càng về sau càng tệ hại. Thí dụ như :

-          Mê sảng : Sợ trộm cắp, tưởng người phối ngẫu là một kẻ xa lạ giả danh (impostor), không nhận ra căn nhà mình cư trú, nghi kỵ bị bỏ rơi, lừa dối.

-          Bịa đặt chuyện này chuyện nọ như thể có thật để che dấu sự kiện mất trí nhớ, quên hẳn mọi việc đã xảy ra dù mới hay đã cũ.

-          Mơ tưởng sinh ảo ảnh ảo thính (hallucinations) : Trông gà hóa quốc, nghe đông sang tây, ông nói gà bà nói vịt, ông chẳng bà chuộc…

-          Tâm trạng bất thường : Khi vui khi buồn không chừng, hờn giận không đâu, buồn phiền, lo lắng thậm chí đưa đến suy nhược thần kinh.

-          Mất ăn mất ngủ : Bỏ ăn bỏ uống nguyên ngày hoặc nghịch lại ăn uống vô độ. Mất ngủ nguyên đêm nhưng thường là thức giấc từ 1-2 giờ sáng.

-          Dữ dằn trong lời ăn tiếng nói, đôi khi còn thượng cẳng tay, hạ cẳng chân đối với chồng vợ, con cháu.

-          Nhắc đi nhắc lại : Có một vài câu chuyện cũ mềm  mà cứ bắt bà con bạn bè nghe đi nghe lại, mặc dầu đã được khuyến cáo.

-          Bồn chồn đứng ngồi không yên, đi tới đi lui, bực tức gắt gỏng, khó tính khó nết.

-          Dễ dàng gây hấn hoàn toàn vô lý hay vì những lý do thật nhỏ mọn, với những hành vi và thái độ vô cùng khó chịu cho người xung quanh.

-          La hét om sòm hoậc trái lại ngồi khóc thút thít một chỗ ai hỏi không trả lời hay còn òa khóc to lên.

-          Từ chối không cho chăm sóc như thay áo quần, dắt đi tắm rửa, cho ăn cho uống : “Không khiến, mặc tôi, ai thèm…”

-          Bỏ nhà lang thang đây đó mới đầu từ sáng đến tối, sau có thể cả tuần rồi biệt tích giang hồ luôn.

-          Đòi hỏi nhân viên viện dưỡng lão phải đưa về nhà ngay, quần áo chỉnh tề va ly sẵn sàng và lúc ấy thuờng là 2 giờ sáng. 

-          Chấp chứa để dành thành đống những đồ vật hoàn toàn vô dụng khiến căn phòng bừa bãi rác rưởi.

-          Phá phách đồ đạc trong nhà như để hả giận hoặc nữa thu xếp đồ đạc không nghỉ, không thôi.

-          Vệ sinh cá nhân rất bê bối, không tắm, không rửa, không thay áo quần sinh hôi hám ghê tởm.

-          Có những hành vi hay thái dộ có tính cách tình dục không phải chỗ hay không đúng lúc, khiến người chứng kiến phải phát ngượng.

-          Có những hành vi đột xuất như không có suy nghĩ trước khiến người trực diện sinh ngỡ ngàng, bâng khuâng.

-          Ủ rũ bất động (apathy) ngồi hàng giờ ruồi bu kiến đậu không buồn đuổi. Đặc biệt nhất làm nằm co quắp như thai nhi trong bụng mẹ (fetal position).

-          Có một câu hỏi độc nhất nhưng hỏi đi hỏi lại nhiều lần trong một lúc hay ngày này qua tháng khác.

-          Đái ỉa bừa bãi không kìm hãm được hoặc giả cốt ý đề gây chú ý hay làm phiền toái người chăm sóc.

-          Không muốn tiếp xúc với người khác dù xa lạ hay thân thiết. Tự giam hãm mình trong nhà hay trong phòng.



-          Ám ảnh cô đơn sinh ra những hành động khác thường như độc thoại âm thầm, bứt tai bứt tóc, thậm chí tự hủy hoại thân thể (automutilation).

           Rối loạn về tâm thần gồm  5 điều :
 -          Gây hấn (Aggressivity): Chống đối bằng ngôn ngữ dữ dằn (violence verbale) như văng tục chửi rủa, thậm chí dùng bạo lực cụ thể (violence physique) như xô xát đấm đá…

-    Rối động (Agitation) : Đi đứng cuống quýt, lui tới không thôi, không mục đích, lang thang thơ thẩn, lập đi lập lại mãi một vài cử chỉ, cởi đồ ra, mặc đồ vô không ngừng, giấc ngủ xáo trộn, lung tung khi giường khi ghế.

-          Loạn sảng mất thực tế (Psychosis) : Mơ tưởng sinh ảo ảnh ảo thính, mê sảng, lầm lẫn người nọ với kẻ kia.

-          Trầm cảm (Depression) : Buồn bã khóc lóc, cảm tưởng bất lực, hạ giá bản thân, lo âu phiền muộn, mặc cảm tội lỗi

-          Ủ rũ bất động (Apathy) : Tự co tự rút thân hình, không thiết làm gì, không còn mong muốn bất cứ điều gì, việc gì.

Chữa trị rối loạn hành xử và tâm thần của bệnh Alzheimer, các bác sĩ có thể xử dụng những phương pháp hữu dược (pharmaceutical) hay phi dược (non-pharmaceutical)
ST

Chế biến món ăn làm với trứng

Chờ một lúc video hiện hình

CHÚC TẾT BÍNH THÂN


Cho đến hôm nay rằm tháng Giêng những ngày Tết Bính Thân đã kết thúc. Theo thông lệ, vào những ngày năm hết Tết đến, tôi thường có sở thích làm vài câu thơ thể loại bút tre chúc Tết mà vần cuối cùng vần với tên năm Nguyên Đán. Tuy nhiên năm nay, phần vì già đi, phần vì vốn văn chương cạn kiệt nên cho đến hôm nay mới nghĩ được vài câu xin trình làng.
THƠ CHÚC TẾT BÌNH THÂN
Nhân dịp Xuân Bính Thân
Chúc họ hàng người thân
Cùng tất cả bè bạn
Một năm mới bình an
Quên đi mọi buồn phiền
Tâm hồn luôn thanh thản
Đầu óc luôn minh mẫn
Tinh thần luôn phấn chấn
Công việc thì chu toàn
Mà vẫn được an nhàn
Lộc vào nhà ngập tràn
Hội nhập cùng Asean
Du lịch khắp Thái lan
Cuối năm được thăng quan
Chuyển đến ở tân gia
Không quên làm điều thiện
Tích đức cho cháu con
Xứng với Tôn Ngộ Không


Hữu ích cho mọi người


Chờ 1 lúc 2 video sẽ hiện lên

1. Nếu làm sai thì sửa theo video sau :





2. Tận dụng kẹp sắt làm những dụng cụ hữu ích



Chúc mừng sinh nhật lần thứ 77 của bác Nhu



                                                          Sinh nhật năm nay bác ở đâu
                                                         Đi Anh, di Pháp hay sang Đức
                                                         ( Hay vẫn quẩn quanh   Mát cơ va )
                                                         Dù ở nơi đâu, mong bác khỏe
                                                        Nguyên tiêu nhớ bác, bác có hay ?

Mừng sinh nhật Bà Kim Nhu




Mừng Bà Phạm Kim Nhu tròn 77 tuổi (21/1/1939).Chúc sinh nhật vui vẻ, dồi dào sức khỏe, sống an bình tại nước ngoài cùng các con.

Blog Gia Đình Cụ Quang

Kể chuyện Tết buồn nhà tôi

Thật không may cả nhà tôi ông bà, bố mẹ, hai cháu nhỏ đều lăn ra ốm từ ngày 30 Tết cho tới tận ngày 7 Tết thành ra chẳng được đón Tết Bính Thân.
Trước Tết chúng tôi cũng háo hức quét dọn lau chùi nhà cửa, thu dọn đồ đạc gọn gàng đón Tết. Từ tối 27 Tết, tôi bám sát cánh thợ nước, thợ điện tới 15h ngày 28 thỉ hòan thành. Về thực phẩm hai ông hàng xóm biếu hai cặp bánh chưng, một ông gói hộ năm chiếc. Cô con dâu đem về 2 chiếc, con gà. Bà xã kip mua thịt thà, rau quả, bánh kẹo. Bà ấy ngay từ 23 tháng chạp đã dinh về một cành đào nhỏ, đặt trên bàn thờ cúng các cụ vì vấn nhớ lời tôi cụ Quang rất thích hoa đào ngày tết. Sáng ngày 30 tết bà ấy lại mua được một cành đào 250 ngàn, đặt trong lọ hoa ở phòng khách. Cô con dâu mãi tới tối 28 tết mới đi chợ hoa Quảng An, mua mấy bó hoa về cặm cui cắm vào lọ hoa .Thế là mọi thứ cũng gọi là tạm đủ tuy không rôm rả so với năm ngoái.Vợ chồng cậu con trai đi làm, mãi tới chiều ngày 27 mới được nghỉ. Theo lệ hằng năm thay mặt bố mẹ cháu tới thắp hương ông nội, ông ngoại ở Văn Điển và Mai Dịch. Đến 21h tới chúc Tết sớm hai bác Ngọc Phi, nhưng tiếc không gặp phải ra về.
Sáng hôm sau ngày 28 tết hai cháu nhỏ lăn ra sốt cao ho, bố mẹ chúng phải đưa tới Viện nhi TW khám bệnh. Tới buổi tối ngày 29 bà xã tôi nhân lực chủ yếu lại lăn đủng ra ốm sốt, ho nằm li bì. Sáng ngày mồng 1 Tết chỉ còn mình tôi tương đối khỏe mạnh theo gia đình cô em vợ lên đường tới chúc Tết Cụ bà mẹ vợ và họp mặt năm mới bên nhà vợ.

Những tưởng sẽ được hưởng trọn vẹn Tết Bính Thân, nào ngờ đến chập tối ngày 1 Tết khi vợ chồng cậu con trai đưa hai cháu nhỏ vừa đi khám lần hai ở Viện nhi về thì tôi lên cơn sốt, rét, ho từng cơn. Cuộn tròn mấy cái chăn nằm cạnh lò sưởi cả đêm mà vẫn thấy rét run. Sáng ra tôi treo một cái biền trước cửa nhà “Gia đình nhiều người ốm. Xin được lượng thứ, thông cảm không tiếp khách” và thông báo mọi người quen biết. Mấy người bạn ở nước ngoài về ăn Tết ngỏ ý tới chơi, nhưng chúng tôi cũng đành phải từ chối.
Chiều ngày mồng 4 Tết tôi phải nhập Viện cấp cứu vì sốt cao, sau khi thăm khám họ chẩn đoán sốt virus viêm phế quản. Thế là nằm Viện mãi cho tới hôm qua thứ sáu 19/2 mới được về thăm nhà, tới thứ hai này lại nhập viện để theo dõi tiếp.
Hôm trước từ trong bệnh viện nhìn trên blog ảnh chi họ họp mặt tai nhà ông bà Tiến Phượng đông vui, tôi tiếc lắm. Vì cả năm hầu như chẳng đi đâu được, chỉ chờ ngày mồng 2 được gặp anh chị em và các cháu ngày giỗ cụ Quang nhưng lại không thành. Tôi cũng tiếc cho cô cháu nội 5 tuổi, mấy ngày trước Tết thỉnh thoảng lại hỏi “ông ơi mai là Tết à…” háo hức lắm, nhưng rồi sát Tết cháu lại lăn ra ốm mãi tới chiều nay chủ nhật 21/2 mới được mẹ cho đi chơi công viên cưởi tít.
Mấy ngày ốm nằm Viện tôi cũng được các bác, các cháu vào Viện thăm hỏi cho quà, người ở xa gọi điện chia sẻ nhờ thế cũng giảm được chút tiếc nuối khi không được tự do đón Tết tại nhà.
Chiều tối nay tôi tranh thủ viết vài dòng kể chuyện “Tết buồn nhà tôi”, kèm tấm ảnh chiều qua nghe tin tôi về nhà chú Tiến ghé thăm liền chụp cho tôi một chiếc ảnh bên cành đào gọi là vớt vát hơi Tết muộn. Đây cũng là tấm ảnh duy nhất của cả nhà tôi Tết năm nay. Hy vọng sang năm chúng tôi sẽ có một cái Tết vui vẻ, hoành tráng và dồi dào sinh lực hơn năm nay.

Vĩnh Thắng

Cúng Rằm tháng giêng

Cúng Rằm tháng giêng
Ngày 15/1 hay còn gọi là ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng theo lịch âm của người châu Á. Có nơi thậm chí còn quan niệm "Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng".
Rằm tháng giêng là ngày quan trọng trong đời sống tinh thần của người Châu Á nói chung và người Việt nói riêng, tuy nhiên không nhiều người biết đến ý nghĩa, cách chuẩn bị đồ lễ và văn khấn trong ngày lễ Tết này.

Vì sao rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng giêng, đêm rằm đầu tiên của năm mới) được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là "Lễ hội đèn hoa" hoặc "Hội hoa đăng", có thể bắt nguồn từ tục cúng tế thời Hán Vũ Đế, với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc, có thể kéo từ 13 đến 17 tháng giêng. Được yêu chuộng là những lồng đèn có hình thù rồng, phượng, mười hai con giáp hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích. Ngoài ra còn những tập tục khác như: cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi (gọi là "thang viên" - viên tròn trong nước), thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ. Người Đài Loan còn ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả bay lên trời. Nhiều người còn coi đây là mùa Valentine phương Đông, tương tự như lễ Thất Tịch. Thơ Đường xưa đã viết: Nguyên tiêu chi dạ hoa lộng nguyệt, mùa trăng tròn lung linh sắc màu hoa đăng rực rỡ cũng là dịp Ngưu Lang Chức Nữ hiện đại gặp gỡ se duyên.
Ở Philippines, có lễ hội diễu hành truyền thống vào ngày rằm tháng giêng, đánh dấu khởi đầu năm mới. Ở Việt Nam, những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An cũng có nhiều sinh hoạt đặc biệt.
Rằm tháng Giêng còn là lễ thượng nguyên, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Cùng với rằm tháng Giêng, còn có rằm tháng bảy là lễ trung nguyên và rằm tháng mười là lễ hạ nguyên.

Chuẩn bị đồ lễ cúng rằm tháng Giêng

Ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau. Nhưng tựu chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn. Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên).
Mâm cỗ cúng Phật gồm:
Hoa quả. Chè xôi.
- Các món đậu.
- Canh xào không thêm nhiều hương liệu.
- Bánh trôi nước.
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cỗ cúng gia tiên:
Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.
- 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.
- 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.
- Hương
- Hoa tươi
- Vàng mã
- Đèn nến
- Trầu cau
- Rượu, thuốc lá
Văn khấn Tết nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) tại nhà
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
- Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
- Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
- Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ...............................................
Ngụ tại:........................................................................
Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Ngày Valentines

Tặng quà ngày Valentine.
          Có chàng trai nghèo. Ngày lễ tình yêu không có tiền mua quà tặng bạn gái. Nghĩ mãi nảy ra một ý.
          Chàng đến cửa hàng bán đồ pha lê năn nỉ cô bán hàng để lại cho mình một món đồ hình trái tim đã bị vỡ với giá gần như cho không.
          Chàng hẹn sáng ngày Valentine sẽ đến nhận và trước khi về không quên dặn cô bán hàng gói lại thật cẩn thận. Sáng hôm sau chàng ung dung đến nhận quà rồi đến thẳng nhà bạn gái. Trước mặt nàng, chàng vờ hấp tấp ngã làm vỡ món quà quý.
           Vẻ hối lỗi, chàng mở gói quà ra, chẳng ngờ cô bán hàng quá cẩn thận đã gói riêng từng mảnh vỡ.

Ân hận

           Hai cụ già tổ chức ăn mừng 50 ngày cưới và cũng là ngày lễ Valentine ở nhà hàng. Xong tiệc, cụ bà thấy cụ ông chảy nước mắt. Bà cảm động lắm và hỏi:
          - Chắc ông hạnh phúc vì thời gian tuyệt vời chúng ta đã có 50 năm qua phải không?
           Cụ ông không trả lời và suy nghĩ xa xăm. Đoạn ông trả lời:
          - 50 năm trước, cha của bà gí súng vào tôi và dọa bỏ tù tôi 50 năm nếu tôi không cưới bà. Phải chi hồi trước tôi can đảm một chút thì lẽ ra ngày mai là tôi mãn hạn tù rồi.

Thứ mà đàn ông ai cũng muốn

           Tàu chìm, một chàng trai trôi dạt vào hoang đảo, phải mất một thời gian dài, anh ta mới thích nghi được với hoàn cảnh. Tuy nhiên, còn một thứ anh ta khao khát mãi...
          - Bất ngờ, vào một ngày nọ cũng có một thiếu nữ tuyệt đẹp trôi dạt vào hoang đảo. Anh ta cố gắng làm cô tỉnh lại và hỏi:
          - Cô có giữ lại được thứ gì không?
          - Cô gái trả lời: Không, chỉ còn một thứ mà đàn ông các anh ai cũng muốn.
          - Chàng trai kêu lên sung sướng:
          - Trời ơi! Cô mang theo bia à?



Xem lại click REPLAY

Kim hầu náo Xuân 2016


Năm nay là năm khỉ và cũng tròn 30 năm kể từ khi bộ phìm Tây Du Kí trình chiếu năm 1986. Diễn viên Trung Quốc Lục Tiểu Linh Đồng đóng vai Tôn Ngộ Không  cũng đã sang tuổi 56 nhưng thủ pháp vẫn rất linh hoạt, hài hước.Màn trình diễn "Kim hầu Náo Xuân 2016"  của Lục Tiểu Linh Đồng được hỗ trợ cùng kỹ thuật đồ họa vi tính và màn ảnh sân khấu hiện đại. Kỹ xảo ánh sáng sân khấu và trình diễn màn hình 3D giúp Lục Tiểu Linh Đồng “biến hóa” đầy kỳ ảo.Hôm nay là Mùng 5 Tết kết thúc Tết Bính Thân mời chi họ cùng xem clip video trên :

Mùng 4 Tết

Sáng Mùng 4 Tết Bính Thân gia đình Minh&Hoa và gia đình Phí Nga rủ thăm Chợ Hoa Xuân Nguyễn Huệ - Sài Gòn (Bà Chi ốm, Phương ở nhà)
                                                              Ảnh chụp với Tuấn MInh
 Chụp vời chú khỉ được nhà hàng thịt nướng Nhật ở Vincom tặng
 Ăn kem tại cửa hàng Nhật ở trung tâm thương mại Vincom - Quận 1