Chuyến đi đáng nhớ (Kỳ 3 và hết)
Xe xuẫt phát từ Hà Nội vào lúc 7 giờ và đến Cửa Lò lúc14 g30. Dọc đường chúng tôi nghỉ ở Cầu Giát - thị trấn của huyện Quỳnh Lưu để nghỉ ngơi và ăn trưa. Ăn trưa xong xe tiếp tục hành trình để đến Cửa Lò. Ban đầu theo kế hoạch chúng tôi ở khách sạn :"Sóng Biển" là khách sạn của một anh bạn cùng học ở Ru Ma Ni người Nghi Lộc của tôi. Phải thuê ở đây là chỗ quen biết để giá mềm hơn. Đoàn tinh là những người nghèo nên tiết kiệm được tí nào hay tí đó nhưng vì Khách sạn này xa biển nên chúng tôi đổi sang dãy nhà nghỉ một tầng gần nhà nghỉ 382 của Bộ Công an. Ăn uống tại Cửa hàng Tuấn-Nguyệt- một người bạn của tôi ở Cửa Lò.
Từ chiếu 26 đến hết ngày 28/5, Đoàn nghỉ và tắm biến Cửa Lò. Sáng 29/5 theo như kế hoạch đã định, xe đưa đoàn lên thăm quê tôi ở xã Nghĩa thịnh, Huyện Nghĩa đàn, Tỉnh Nghệ An. Ở đây các Cô, các Cậu.. đã thắp hương ở bàn thờ và lên nghĩa địa để tưởng nhớ đến Bố&Mẹ tôi - cháu rể Hà Nội của các vị; thăm nhà ông Anh Hiền của tôi + các cháu và ăn một bữa cơm trưa đạm bạc ở đây. Ăn trưa xong, nghỉ ngơi chốc lát, đoàn chào từ giã ông anh của tôi để về Hà Nội.
Về Cửa lò, con người xứ Nghệ hãy để các vị trong đoàn có ý kiến. Tôi không có ý kiến gì vì sợ không khách quan, "mèo khen mèo dài đuôi" mà ! Có một điều tôi có thể nói được là xin thay mặt ông anh tôi được nói lên lời cảm ơn chân thành đến các Cô, các Cậu đã đến thăm gia đình và thắp cho Bố&Mẹ tôi nén tâm nhang. Chắc các Cụ của tôi nơi chín suối cũng mừng là con mình sống ở nơi đất khách nhưng không bị cô đơn và được cưu mang.
Như trong bài Kỳ I tôi đã nói là tôi có đến 3 quê: Hưng Nguyên nơi tôi cất tiếng khóc chào đời bên dòng Sông Lam huyền thoại và Núi Thành vương vấn ngàn xưa; Nghĩa Đàn nơi tôi đã sống và học tập ở đó 5 năm rồi được chọn đi học nước ngoài. Nơi đây cũng là nơi nằm lại của các đấng sinh thành của tôi. Bố &Mẹ một đời lo cho con, chắt chiu từng hạt gạo, đồng tiền cho con ăn học nhưng con chưa được báo đền. Âu cũng là nghiệp của cuộc đời : "Nước mắt chảy xuôi" mà. Con cầu mong cho linh hồn Bố &Mẹ siêu thoát và bao giờ cũng phù hộ, độ trì cho con cháu. Càng về già con càng hiểu được lòng Bố&Mẹ hơn! Còn quê hương thứ 3 của tôi là Hà Nội. Tính đến thời điểm viết bài này, tôi đã gắn bó với mảnh đất này 36 năm có lẻ. Hà Nội là mảmh đất đã cưu mang tôi, cho tôi gia đình, bạn bè và những người thân. Hà Nội cho tôi những niềm vui, những nổi buồn sâu lắng trong tim. Tôi rất yêu mảnh đất này - mảnh đất mùa nào thức nấy và có nhiều món ăn ngon không nơi nào có được. Mảnh đất có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rất rõ rệt. Mảnh đất có nhiều con người lịch thiệp, hào hoa và biết trọng nhân tài.
Bà xã tôi đã nhiều lần gợi ý chuyển vào Tp Hồ Chí Minh sinh sống nhưng thực lòng tôi không thích vào đó vì Tp này nó ồn ào và tôi thấy không có chiều sâu của nội tâm. Đến tuổi chuẩn bị để về với ông bà, tôi chẳng còn muốn đi và sống ở đâu cả, kể cả nước ngoài. Hơi cổ hủ một tý nhưng thực lòng tôi không có nhu cầu và cảm thấy quá lưu luyến với Hà Nội. Xin cảm ơn Hà Nội thân yêu đã cưu mang tôi từ năm 1975 đến giờ và cho đến lúc tôi trở về với Cát bụi !
Luôn tiện các vị về Nghệ an quê tôi, tôi cũng xin có đôi lời tự bạch về mảnh đất và con người nơi đây. Nghệ An là một vùng quê nghèo, với gió Lào cháy mặt đã sinh ra những con người chắt chiu cho cuộc sống đến mức thái quá để tạo dệt nên huyền thoại "Cá gỗ" cho mảnh đất này. Tuy vậy khách quan mà nói thì con người nơi đây sống rất chân thành, nhiệt tình; chung thủy với bạn bè và rất chịu khổ. Tôi nói rất chịu khổ nhưng không phải chiu khó vì tôi tìm thấy rất ít dân Nghệ đi đánh dày, phục vụ ở các quán nhậu...ở thành phố, mặc dầu nếu chịu khó làm các công việc này thu nhập có khi còn cao gấp nhiều lần làm việc ở quê.Tôi cũng là dân thỉnh thoảng la cà ở các quán nhậu ở Hà Nội và một vài nơi trong nước trong thời gian đi làm và ngay cả lúc đã nghỉ hưu và tôi có cảm nhận như vậy. Dân hai bên bờ Sông Lam nhưng cũng có một vài khác biệt. Con người Nghệ thô ráp, thẳng thắn và bộc trực chứ không khéo léo như con người Hà Tĩnh. Phải chăng Hà Tĩnh có Nguyễn Du với Truyện Kiều bất hủ và lưu bút :
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Nơi ấy hang...hùm chớ mó tay !
Đấy là nói về hai bậc vĩ nhân, còn nói về dân thường thì các vị hãy quan sát cách phục vụ ở Quán Tuấn-Nguyệt ở Cửa Lò (Nghệ An), và quán Việt-Hoa ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Các vị có nhận xét gì không về cách tiếp đón khách đến Cửa hàng mình của hai bà chủ, còn tôi có nhận xét có một vài điểm khác phản ánh tính cách của hai vùng đất bên bờ Sông Lam. Quán Tuấn-Nguyệt bà chủ chỉ lo làm sao cho bữa ăn được chu đáo, không vồn vã ra tiếp khách mà cố gắng làm:'' Vừa lòng khách đến vui lòng khách đi " thôi. Còn quán Việt-Hoa thì bà chủ thân chinh mang rượu "chồng uống vợ vui" ra mời khách và tỏ ra rất niềm nở và ngoại giao với khách hơn. Ai chú ý phần nội dung hơn thì nên vào quán Tuấn-Nguyệt, còn ai châm chước nội dung thì đến quán Việt-Hoa !
Quay lại với chuyến đi về Nghê An của các bô lão chi họ Cụ Quang ngoài Bắc, tôi thấy vừa thuận lòng trời vừa thuận lòng người. Thuận lòng trời nên mặc dầu trước chuyến đi có dự báo bão và biển động nhưng lúc đoàn ta vào cuộc thì bão lại chuyển hướng, trời đẹp suốt trong cả chuyến đi. Thuận lòng người nên ai trong đoàn cũng vui và đặc biệt sức khỏe của các vị cao niên được đảm bảo duy trì suốt chuyến đi, thậm chí say xe cũng không dám động tới các Cụ. Chuyến đi đã cho đoàn về thăm lại và tri ân những người đã ngã xuống ở Nga Ba Đồng Lộc; thăm lại nơi hai danh nhân của thế giới sinh ra là Bác Hồ và Đại thi hào Nguyễn Du, biết thêm về hai địa phương bên dòng Sông Lam huyền thoại và hiểu thêm con người ở nơi đây đồng thời cũng được dịp thưởng thức một vài đặc sản của mảnh đất này để rồi "Ai đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh.." và để '' Giận mà thương..." rồi.. "Gừng cay muối mặn..xin đừng quên nhau" !!
Bài "Giận mà thương"- kích vào nút tam giác để nghe
Chuyến đi đáng nhớ (Kỳ 2)
và thưởng thức một số món ăn đặc sản của Xứ Nghệ như Cháo Lươn ở 70 Trần Hưng Đạo- Tp Vinh, ăn cá Sông Lam, ăn thịt lợn rừng hấp và thịt lợn nít ( lợn mán ) ở nhà Hàng Việt-Hoa bên dòng Sông Lam thơ mộng.Sáng 29/5, sau khi ăn sáng xong, chia tay chủ nhà hàng Tuấn-Nguyệt mến khách, chu đáo; đoàn rời Cửa Lò, bãi biển xinh đẹp lên thăm quê tôi ở xà Nghĩa Thịnh, Huyện Nghĩa Đàn; thăp nén hương lên bàn thờ Bố&Mẹ tôi; lên nghĩa địa viếng mộ Ông Bà và ăn một bữa cơm đạm bạc ở nhà anh Hiền- anh trai tôi. Nghỉ ngơi chốc lát, đoàn lại xuất phát trở về Hà Nội theo Đường Hồ Chí Minh.
Gần 17 g xe đưa đoàn về đến Hà Nội. Trước lúc trở lại gia đình của mình, mọi người ăn một bữa cơm chia tay, kết thúc chuyến đi ở quán Phở Ngon ở Đường Nguyễn Cơ Thạch. Kết thúc một chuyến đi đáng nhớ về Xứ Nghệ quê tôi
Du lịch
Tham gia có các vị Hải Anh, Nhu, Ngọc, Dung,Thắng Minh, Vinh và Lương. Trong khi chờ các thành viên đoàn đưa tin và hình ảnh, tôi xin giới thiệu mấy bức ảnh đã ghi được.
1.Ngay chiều tối 26.5, khi vừa đặt chấn tới Cửa Lò đoàn đã tố chức họp mặt chúc mừng ông Đoàn Đình Hải vừa nhận huy hiệu 60 năm tuổi đảng, điện chúc mừng bà Đỗ Kim Chi lên lão 70 (26.5.1941).
2.Sáng ngày 27.5, đoàn đã tới thăm quê nội, ngoại và mộ Cụ Hoàng Thị Loan thân sinh Cụ Hồ tại Nam Đàn, Nghệ An.
4.Tại khu tưởng niện TNXP cả nước và 10 cô gái TNXP ở Ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh (ngày 28.5.2011).
5.Phút thư giãn trên xe “Túc Túc” tại bãi biển Cửa Lò thử tài nghệ bác lái 80 tuổi Đòan Đình Hải
6.Trên đường Hồ Chí Minh ra Hà Nội đoàn đã đến thăm căn nhà Ngô Minh Lương đã sống từ năm 13 tuổi đến năm 18 tuổi, khoảng gần 6 năm trước khi lên đường du học nước ngoài. Các vị khách nữ tỏ ra rất thích thú bên vườn ngô của gia đìnhvà chụp tấm ảnh kỉ niệm với gia đình, cùng họ hàng và các vị khách hàng xóm thân quen trước khi lên đường trở về Hà Nội
Thông số trên bao bì mỹ phẩm
Đọc thông số trên bao bì mỹ phẩm là cần thiết, nhưng chúng ta hay quên, hoặc không hiểu hết.Dười đây hường dẫn ý nghĩa của các thông số :
+ Expiration date :
Ngày hết hạn sử dụng, thong thường là 3 năm sau ngày sản xuất. Ngoài ra trên bao bì mỹ phẩm còn them ký hiệu ( hình hộp sản phẩm mở nắp) có ghi 12 M hay 6M, có nghĩa là chỉ nên sử dụng sản phẩm trong vòng 12 tháng hay 6 tháng sau khi mở nắp.
+ Fragrance Free :
Sản phẩm không chứa hương liệu. Thích hợp đối với làn da nhạy cảm cao, dễ dị ứng với hương liệu
+ Natural :
Sản phẩm chứa các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên
+Noncomodogenic :
Sản phẩm không gây mụn
+ Oil – free :
Sản phẩm không chứa thành phần gây nhờn, khi dung không tạo cảm giác nhờn và bong dầu
+ Sans agent de conversation :
Không chứa chất bảo quản
+ Hypoallergenic :
Sản phẩm ít gây kích ứng
+ Dermatologically tested :
Sản phẩm đã được kiểm nghiệm dưới sự giám sát của bác sĩ da liễu
+ Normal skin :
Thích hợp với da thường
+ Dry skin :
Thích hợp cho da khô
+ Sun protection/UV filter broadspectrum :
Sản phẩm chống nắng, chống được các tia UV ( tử ngoại) với bước song dài và rộng , cụ thể là chống được hai tia UV-A và UV-B
+Water proof :
Có nghĩa là sau khi sử dụng trên da sẽ không bị trôi do nước. Ví dụ nếu là kem chống nắng, khi bơi sẽ không bị trôi.
(Theo báo Phụ Nữ )
Mừng sinh nhật
Mừng Cô Chi tròn 70 tuổi
Thất thập ngày xưa cổ lai hi
Thấp thập ngày nay chưa là gì
Chẳng qua sang ngưỡng người cao tuổi
Điều trị đều đều nhiều bệnh nhân
Du lịch, hội thảo trong ngoài nước
Mảnh mai nhưng cũng rất dẻo dai
Chúc Kim Chi trẻ khỏe vui tươi
Đóng góp nhiều cho xã hội tương lai
Chị Kim Anh
+ Chiều 25/5/2011 Chị Hồng Phương đang ở Tp HCM đã đến Phú Mỹ Hưng tặng Bà Chi lẵng hoa đẹp mừng sinh nhật tròn 70 tuổi.
+ Tối 26/5/2011 cả gia đình Ông Di đã họp mặt mừng sinh nhật Bà Chi tròn 70 tuổi tại nhà hàng Hoa Việt, đường Hà Huy Tập, Phú Mỹ Hưng.
+ Tối 26/5/2011 đoàn chi họ đi du lịch miền Trung đến Nghệ An Ô. Đoàn Hải và các thành viên đã gọi điện chúc mừng sinh nhật Bà Chi
+Mừng Bà nội Kim Chi tròn 70 tuổi.Chúc Bà nội dồi dào sức khỏe, tư vần điều trị và phòng bệnh cho các bệnh nhân trong gia đình, họ hàng và xã hội đạt kết quả mong muốn.
Các con Minh&Hoa&Phương và các cháu David&Gia Minh
Chuyến đi đáng nhớ
Kỳ 2 : Chuyến đi Cửa Lò - Nghĩa Đàn (phóng sự ảnh)
Kỳ 3 : Cảm nghĩ của bản thân sau chuyến đi
1- Cửa Lò
Đã có người ví rằng địa hình Cửa Lò chẳng khác mấy bãi biển Nha Trang. Cũng một con đường trục chính chạy men theo biển dài hàng cây số có tên gọi Bình Minh như muốn nhô ra biến đón bình minh, đón sóng, đón gió. Cũng bãi biển luôn đông nghịt du khách từ sáng sớm tới chiều hôm…Tiềm năng du lịch của Cửa Lòcòn nhiều lắm. Đấy là đảo Hòn Ngư, là Cửa Hội, là Bãi Lữ… những địa danh không xa mấy Cửa Lò, vừa có sông, có biển, có rừng cây và những quả đồi tạo nên vùng cảnh quan kỳ thú. Thế nên mới chớm Hè, vào dịp cuối tuần nếu không đặt phòng trước, du khách sẽ rất khó tìm được phòng nghỉ.
2- Hưng Nguyên
Huyện Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng tả ngạn sông Lam, phía nam tỉnh Nghệ An. Phía đông giap thành phố Vinh. Phía bắc và đông bắc giáp huyện Nghi Lộc. Phía nam và đông nam giáp sông Lam. Khúc sông dài 25km là ranh giới tự nhiên giữa Hưng Nguyên với các huyện Nam Đàn, Đức Thọ và thị xã Hồng Lĩnh.
Diện tich tự nhiên của Hưng Nguyên hiện nay 165 km2, dân số hơn 11 vạn người, trong đó có 2,2 vạn người theo đạo Thiên chúa. Có 22 xã và 1 thị trấn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 13,2 triệu đồng. Hưng Nguyên là quê hương của cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong, Liệt Sỹ Phạm Hồng Thái, Thượng thư Đinh Bat Tuỵ, Nhà tư tưởng canh tân Nguyễn Trường Tộ; là một trong những cái nôi của cao trào Xô-Viết Nghệ Tĩnh, mà đỉnh cao là cuộc biểu tình lich sử ngày 12/9/1930. Hưng Nguyên là nơi sinh cội nguồn ba vĩ nhân: quê hương bà ngoại Bác Hồ; quê tổ Vua Quang Trung; quê tổ Nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu.Huyện Hưng Nguyên ra đời vào năm 1469, khi vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ hành chính của cả nước. Đại Việt được chia thành 12 thừa tuyên. Huyện Hưng Nguyên thuộc phủ Anh Đô thừa tuyên Nghệ An. Đã hơn 540 năm qua, tên gọi huyện Hưng Nguyên chưa hề thay đổi. Núi Thành và vùng phụ cận, đã từng là quận lỵ, châu Lỵ của các đơn vị hành chính thời ngàn năm Bắc thuộc; cũng là vùng trấn lỵ, tỉnh lỵ Nghệ An từ triều Lê Thánh Tông cho đến đầu triều Nguyễn.Tiếc thay, thiên tai và chiến tranh đã làm biến dạng vùng đất trù phú này. Vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, nhiều trận lũ lụt lớn xẩy ra; và sự biến đổi của dòng chảy sông Lam, đã làm cho khu buôn bán nhộn nhịp không còn nữa. Người Nhật và người Trung Hoa, đã chuyển việc buôn bán ra phố Hiến, Tỉnh Hưng Yên. Từ ngày có Đảng , các cuộc đấu tranh của nhân dân ta đã có tổ chức và lãnh đạo; tiêu biểu là cuộc biểu tình, của 2 vạn nông dân Hưng Nguyên vào ngày 12 tháng 9 năm 1930. Thực dân Pháp đã đàn áp cuộc biểu tình làm cho 217 người hy sinh. Đây là đỉnh cao của cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, vang dội cả Thế Giới và đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Sau cao trào Xô-Viết Nghệ Tĩnh,giặc Pháp thực hiện chính sách khủng bố trắng, nhiều chiến sĩ cách mạng bị bắn và giam cầm. Nhiều tấm gương hy sinh oanh liệt như các đồng chí Lê Mao, Lê Xuân Đào, Võ Trọng Cánh, Nguyễn Hữu Lễ,…Bất chấp hiểm nguy, các đồng chí Chu Huy Mân, Ngô Thúc Tuân, Võ Trọng Ân, Nguyễn Xuân Thành,… đã len lỏi đến từng cơ sở chắp nối liên lạc gây dựng lại phong trào. Nhờ vậy, khi có lệnh tổng khởi nghĩa, Chấp uỷ Việt Minh Hưng Nguyên, đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Vào hồi 17giờ ngày 19 tháng 8 năm 1945, ông Ngô Mậu , Chủ tịch Uỷ ban cách mạng lâm thời phủ Hưng Nguyên ra mắt đồng bào. Sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt từ khi có công cuộc đổi mới, hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân 12% năm. Bộ mặt Hưng Nguyên khởi sắc từng ngày. Vụ lúa hè thu phát triển thành vụ sản xuất chính có năng suất cao. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhà dân cơ bản được ngói hoá. Đường giao thông mở rộng và kiên cố hoá. Hầu hết các gia đình có phương tiện nghe nhìn. Trường học từ Mầm non đến Trung học phổ thông đã từng bước kiên cố hoá, đáp ứng nhu cầu học tập cho con em. Bệnh viện,trung tâm y tế huyện, các trạm y tế xã đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chửa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Có 12 di tích lịch sử văn hoá được xêp hạng cấp Quốc gia, 11 di tích được xếp hạng cấp Tỉnh, trên 110 di tích đang được các địa phương bảo tồn và gìn giữ. Các lĩnh vực xã hội được quan tâm, quốc phòng- an ninh được giữ vững. Hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, và hướng tới phục vụ tốt hơn cho nhân dân.Từ năm 2002 đến nay, Đảng bộ Huyện liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ Vững manh; Năm 2008 nhân dân và cán bộ huyện Hưng Nguyên được Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc; được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Hai./. -
3- Nghĩa Đàn
Huyện Nghĩa Đàn nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Sau khi tách thị trấn Thái Hoà cùng 7 xã phụ cận lập thành thị xã Thái Hoà (Theo Nghị định số 164/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007), huyện Nghĩa Đàn còn lại 24 xã với quy mô diện tích 61.785 ha đất tự nhiên. Vị trí trung tâm mới của huyện được quy hoạch tại xã Nghĩa Bình, cách đường Hồ Chí Minh 1 - 2 km về phía Đông, cách Thành phố Vinh khoảng 90 km và cách thị xã Thái Hoà 8 km về phía Đông - Bắc. Nghĩa Đàn có đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 48, quốc lộ 15A đi qua, có sông Hiếu chảy qua; có vùng đất đỏ bazan cùng với tài nguyên đất đai khác rất thích hợp để phát triển các cây công nghiệp dài ngày cho giá trị kinh tế cao như: cao su, cà phê; cây ăn quả (cam, dứa), vùng nguyên mía liệu và cỏ trồng tập trung…