Giỗ cụ Quang ngày 2 Tết..(tiếp ).

Thêm một số ảnh về ngày giỗ cụ Quang mồng 2 tết tại nhà ông bà Tiến Phượng.
1.Cụ Phạm Vĩnh Quang (ngồi) và hai người bạn cùng phố (ông Cầu Bây, nhiếp ảnh gia Nguyến Duy Kiên) ngày Hà Nội mới giải phóng năm 1954
2.Bàn thờ các cụ trang trọng đèn hoa và mâm cỗ cúng

3.Đại diện các cháu chúc Tết các vị cao niên chi họ
4.Toàn gia ông bà Tiến Phượng chủ trì ngày giỗ và buổi họp mặt mừng Xuân đón Tết Đinh Dậu
5.Hai cháu Trang Anh và  Thu Minh cháu ngoại ông bà Tiến Phượng vừa từ nước ngoài về ăn Tết với ông bà.
Vĩnh Thắng

Ly rượu mừng Xuân



Một trong những lý do để ly rượu đó gây xúc động đến thế chính là nó đã từng bị cấm hát trong suốt 40 năm. Trong khi, trước lệnh cấm, theo nhà báo Nguyên Minh, đó là bài hát cực kỳ phổ biến ở miền Nam. Ca khúc phổ biến đến mức, cứ có xuân là phải có Ly rượu mừng. “Bài hát có những câu như bài vè. Nó nhắc và quy tụ hầu hết tầng lớp dân cư. Có anh nông phu lúa thơm hơi, người thương gia lợi tích, người công nhân ấm no, người binh sĩ lên đàng”, chính việc nhắc tới người lính, tới từ “đời lính”, “binh sĩ” mà bài hát này đã không được hát suốt 40 năm. “Chính yếu tố người lính làm bài hát không được hát trở lại. Người lính là người lính nào?”, khi Phương Nam phim muốn ghi bài hát này, họ đã phải cùng gia đình tìm lại tất cả các tư liệu cũ liên quan đến bài ca. Rất may, trong những tư liệu đã quá cũ, gia đình tìm và thấy bản ghi chép, tư liệu cũ của ca khúc này. Qua đó, có thể xác định bài hát được sáng tác khoảng thời gian 1951-1953. Tư liệu cũng cho thấy đó là bài hát mà ông Phạm Đình Chương viết về người lính chống Pháp. Trên cơ sở đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã cấp phép cho bài hát được hát hồi đầu năm 2016. “Đó là bài hát về người lính chống Pháp. Bài hát cuối cùng đã được giải oan”, 
Ly rượu mừng cũng đánh dấu một mốc về biểu diễn trong lịch sử âm nhạc nước ta. Nói đến Ly rượu mừng là nói đến ban hợp ca Thăng Long, ban hợp ca nổi tiếng nhất Sài Gòn. Ban hợp ca gồm 5 người: nhạc sĩ Phạm Đình Chương, bà Khánh Ngọc vợ ông, bà Thái Hằng vợ nhạc sĩ Phạm Duy, bà Thái Thanh và ông Phạm Đình Viêm. “Đây là một ban hát tiên phong những năm 1950

(Tham khảo Internet)




Kê minh thập sách !

Chương trình truyền hình 9h sáng ngày mùng 3 tết của VTV 1 có đăng tải truyện con giáp, có đề cập đến " KÊ MINH THẠP SÁCH "

 Kê minh thập sách : :

  • Điều một: Bền gốc nước, trừ kẻ bạo thì dân chúng được yên.
  • Điều hai: Giữ nếp xưa, phiền nhiễu nên bỏ thì triều cương không rối.
  • Điều ba: Ngăn kẻ lạm quyền để trừ mọt nước.
  • Điều bốn: Loại bọn quan tham nhũng để bớt vơ vét của dân.
  • Điều năm: Mở lối nho phong để ngọn lửa đóm được soi cùng mặt trời mặt trăng.
  • Điều sáu: Tìm những lời trực gián để đường ngôn luận được rộng mở như cửa thành.
  • Điều bảy: Rèn luyện binh sĩ cần lất hạng có dũng lực hơn là hạng vóc vạc lớn.
  • Điều tám: Chọn tướng trước nên lựa người thao lược sau mới đến là bậc thế gia.
  • Điều chín: Khí giới cốt tinh nhuệ hơn là lòe loẹt.
  • Điều mười: Tập trận pháp cần chỉnh tề không cần múa nhảy.
Chắc bạn đọc cũng như tôi đều thống nhất mười điều kể , trên bất cứ ở thời đại nào cũng cần phải có và phải làm bằng đươc thì đất nước mới yên ổn, thanh bình, dân giầu nước mạnh

Với đất nước ta hiện nay Mười điều trên thật cần, cần lắm phải không các bạn ?
      Tiểu sử tác giả : Nguyễn Thị Bích Châu (chữ Hán: 阮氏碧珠, 1356 - 1377 Bà quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định con gái đại thần Nguyễn Tướng Công. Bà được cha mẹ nâng niu đặt tên Bích Châu (碧珠), tự là Bích Lưu (碧琉). Ngụ ý con gái của ông bà quý giá sánh với châu ngọc, lưu ly ở trên đời.
Bà sớm nổi tiếng thông tuệ, hiểu văn chương, biết thi phú, thạo âm luật, lại có dung mạo xinh đẹp, nên rất nổi tiếng trong vùng.
Năm 1373, bà được Trần Duệ Tông tuyển làm cung nhân, lúc đàn ca, khi ngâm vịnh, được nhà vua rất đỗi thương yêu, gọi là Nguyễn Cơ (), ái phi Bích Lưu hay ái phi Bích Châu.
Khi quan quân nhà Trần đến cửa Thị Nại (Quy Nhơn) vua Chiêm là Chế Bồng Nga cho sứ giả đem vàng ngọc tới quan quân ta để trá hàng, nhưng sau đó lại bất ngờ tiến đánh vào lúc nửa đêm. Quân của Trần Duệ Tông bị tấn công bất ngờ, long thể nhà vua lại bất an, Nguyễn Thị Bích Châu cưỡi ngựa tả xung hữu đột cầm quân xung trận và không may bị trúng tên độc sau đó từ trần.
Đền Nguyễn Thị Bích Châu ở thôn Hải Khẩu, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. ( Vũng Áng ? ) Đền có nhiều tên gọi khác nhau như: đền Bà Hải, đền Hải Khẩu, hay đền Chế Thắng phu nhân. Đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu, cung phi vua Trần Duệ Tông, một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn
                                                                         Theo Wikipedia tiếng Việt 


                                             
                                                Đề thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu




 Nới có bia đá ghi " Kế minh thập sách "
Người phụ nữ mới 20 tuổi đã có ý nghĩ vì dân vì nước giám đề xuất với vua và quyên thân mình vì đất nước. Thật đáng là một tấm gương để cho mọi thế hệ học tập
Chiều mùng 2 tết cháu Hương có trao đổi với tôi  đại ý : " Cháu  nói với mẹ cháu sau tết các ông bà có cần đi đâu  ( Trong ngày ) thi mẹ nên tổ chức cho các ông bà " ! 


Họp mặt đầu Xuân, giỗ cụ Quang

Hôm nay ngày 2 tết cũng là ngày giỗ cụ Phạm Vĩnh Quang, con cháu toàn chi họ họp mặt tại nhà ông Tiến Phượng tưởng nhớ bậc sinh thành và cùng nhau đón tết Đinh Dậu 2017.
Năm nay ngoài những thành viên ở Hà Nội, còn có thêm gia đình cháu Trang Thắng (nhà Tiến Phượng), Thu Minh (nhà Vinh Việt), Thúy Dim (nhà Tuấn), Hồng Nhung (nhà Tô Minh Hương) ở nước ngoài về quê ăn Tết. 
Nhiếp ảnh gia chi họ Ngô Minh Lương đã đưa lên blog một vài ảnh, tôi xin bổ xung thêm:
Hậu cần vẫn là khâu cần đến các bà, các cháu nhiều nhất
Các cụ cao niên đàm đạo bàn chuyện chi họ, con cái
Trong khi các chắt nhỏ tìm mọi chỗ có thể chơi
Người lớn tranh thủ chuyện trò lâu ngày mới gặp
Các cụ cao niên nâng cốc khai cuộc.
Các cháu cụ Quang Yến gặp nhau ngày đầu Xuân bên mâm cỗ
Toàn cảnh họp mặt trải dài suốt sân vườn
Không quên thắp hương tưởng niệm hai cụ thân sinh bà Phạm Minh Phượng, phu nhân ông Phạm Vĩnh Tiến
Trước khi ra về cùng nhau chụp một bức hình chung kỉ niệm
Tuy mỗi nhà một món đem tới nhưng bận rộn mệt mỏi nhất vẫn là chủ nhà, bao nhiêu phần việc cho buổi họp mặt trên 40 người vào ngày Tết bận rộn này. Tôi vừa gọi điện cho ông Tiến lúc 20h hơn, bây giờ ông bà mới gọi là hồi sức sau khi thu dọn "chiến trường" trưa nay.
Vĩnh Thắng


Giố Cụ Quang ở Hà Nội

Trưa nay mồng 2 Tết như thường lệ con cháu Cụ Quang lại gặp mặt để tưởng nhớ đến Cụ tại nhà Cô& Cậu Phượng -Tiến.
Năm nay theo tôi dự giỗ của Cụ Quang khá đông đủ (ước chừng 40 người). Lớp trẻ năm nay tham gia đông đủ hơn moi năm. Gia đình Thắng-Trang, Thu-Minh, Hương (cả cháu Nhung-Liên), Hiệp, Dũng..
Đặc biệt năm nay có ông thông gia là bố của Thúy cũng tham dự.Còn ông Dư như mọi lần cũng đến mặc dầu tuổi đã lớn và sức khỏe không được như các năm trước. Bản thân tôi thì luân phiên Tết Hà Nội-Nghệ An. Năm ở Hà Nội năm sau ở Nghệ An. Năm này ở Hà Nội nên cũng đến tham dự giỗ Ông.
Sau đây là một số hình ảnh tôi ghi lại được trên máy điện thoại của mình. Mong mọi người bổ sung thêm !












Mùng 1 yên tĩnh

Mùng 1 yên tĩnh
HÀ NỘI
Không tắc đường, không tiếng còi xe, không tấp nập người mua kẻ bán, sáng mùng 1 Tết bỗng trở thành thời điểm được người dân Hà Nội đặc biệt đón chờ trong 365 ngày.
Những năm gần đây, nhiều người Hà Nội luôn háo hức chờ đợi cảnh tượng chỉ có một lần trong năm - phố xá vắng vẻ và yên bình khác lạ ngày thường nhưng gần gũi với Hà Nội đầu thế kỷ trước.
 
8h sáng, phố Cửa Bắc nối từ hoàng thành Thăng Long (quận Ba Đình) ra đường vành đai Yên Phụ thưa thớt phương tiện.
 
Tranh thủ lúc vắng người, hàng quán đóng cửa, nhóm bạn trẻ rủ nhau đi chụp ảnh tại phố Hàng Than (Hoàn Kiếm).
 
Đường Trần Quang Khải nút giao với cầu Chương Dương (Hoàn Kiếm) - điểm "nóng" tắc nghẽn ngày thường, bỗng rộng thênh thang vào sáng mùng một Tết.
 
Ngõ chợ Thanh Hà vốn tấp nập người mua bán cũng trở nên thanh bình, nhẹ nhàng.
 
Phố Hàng Giấy, nơi có nhiều tụ điểm ăn chơi của giới trẻ, đặc biệt tĩnh lặng.
 
Góc phố Hà Nội, gần cổng chợ Đồng Xuân phong quang, sạch sẽ.
 
Gần 8h sáng, phố Hàng Điếu - nơi bán buôn sầm uất nhất nhì nội thành - vẫn chưa "tỉnh giấc".
 
Ngõ Trạm (Hoàn Kiếm) rực rỡ các màu cờ.
 
Nhiều cô gái trẻ xúng xính áo dài đi chụp ảnh trong tiết trời ấm áp của Tết Đinh Dậu 2017.
SÀI GÒN

Không còn những dòng người đông nghìn nghịt, hối hả... trên các tuyến đường và người dân cũng được "sống chậm lại" trong sáng mùng 1 Tết Đinh Dậu.

Slide
7h ngày 28/1 (mùng 1 Tết) - góc chợ Bến Thành, công trường Quách Thị Trang (quận 1) thường ngày tấp nập xe cộ và người dạo bộ nhưng sáng nay chỉ lác đác vài xe qua lại.
Slide
Cùng thời điểm, hầm Thủ Thiêm xuyên lòng sông Sài Gòn chỉ lác đác vài người qua lại (trái) trong khi thường ngày tấp nập xe của người dân từ quận 1 sang quận 2 (phải) và ngược lại.
Slide
Khu vực nhà thờ Đức Bà (quận 1) vắng lặng, bình yên sáng đầu năm (trái). "Chỉ có những ngày Tết mới thấy mình được sống chậm lại như thế này. Bình thường đường phố lúc nào cũng đông người xe, thân già như tôi cứ ra đường là chóng mặt, không dám băng qua đường thế này đâu", bà Linh (79 tuổi, cán bộ hưu trí quận 1) cho biết.
Slide
8h, đường Nguyễn Tất Thành (quận 4) hướng về trung tâm thành phố khá thông thoáng (trái). "Con đường này ngày thường đông xe từ  sáng sớm. Cứ nhìn vào dòng người lũ lụt rời Sài Gòn về quê ăn Tết là đủ hiểu bình thường ở đây đông thế nào", anh Tư (39 tuổi) chờ khách đi xe ôm, cho biết.
Slide
Đường Cộng Hoà (quận Tân Bình) không còn cảnh ùn ứ kéo dài.
Slide
Ngã tư đường Tôn Đức Thắng (quận 1) với phố đi bộ Nguyễn Huệ thông thoáng, ngày thường đây là giao lộ luôn xảy ra ùn tắc (phải).
Slide
Vẻ đối lập trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) hướng về quốc lộ 13.
Tương tự, đường Trường Chinh giao với đường Tân Sơn Nhì (quận Tân Bình) sáng nay khác hẳn tình trạng ùn tắc nghiêm trọng thường ngày.
( Theo vnexpress)