Bà Thái Thị Liên - người mẹ phi thường của Đặng Thái Sơn

Bà Thái Thị Liên - người mẹ phi thường của Đặng Thái Sơn

 Nếu như Việt Nam tự hào vì có danh cầm Đặng Thái Sơn thì chúng ta cũng tự hào và cả biết ơn người mẹ tuyệt vời đã sinh ra một nghệ sĩ đạt tầm vóc quốc tế - bà Thái Thị Liên.

Để đất nước sinh ra một thiên tài đó là một may mắn trời cho, nhưng không thể không nhắc tới những người mẹ giản dị mà mang trong mình những phẩm cách tuyệt vời đã sinh ra những tài năng hiếm có đó. Bà Thái Thị Liên là một người mẹ như thế. Tài năng thì đã đành, nhưng ở bà còn có cái đức đặc biệt của một người phụ nữ cao sang mà sau này khi lớn lên, có nhiều trải nghiệm với cuộc đời, Đặng Thái Sơn mới thấm thía sâu sắc cái lớn lao kỳ diệu của mẹ.

Nghe Đặng Thái Sơn kể về mẹ, sẽ hiểu không phải vô cớ mà những người phụ nữ như bà Thái Thị Liên lại sinh ra nhân tài cho đất nước.

Bà Thái Thị Liên và con trai Đặng Thái Sơn Tết Nguyên Đán năm 2022. Ảnh: Facebook Đặng Thái Sơn


Ngọc càng mài càng sáng

Sinh ra trong lá ngọc cành vàng khi đất nước còn bị thực dân đô hộ nhưng bà Thái Thị Liên sẵn sàng từ bỏ cuộc sống nhung lụa tham gia hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Bà lấy chồng và cùng chồng làm cách mạng.

Đang sống giữa đủ đầy ở Tiệp Khắc với chồng con nhưng do yêu cầu của cách mạng bà sẵn sàng trở về giữa núi rừng Việt Bắc khốn khó đủ đường.

Lấy người chồng thứ hai là ông Đặng Đình Hưng trong tình yêu nồng cháy nhưng cũng đầy buồn tủi của phận “rổ rá cạp lại”, con anh con tôi.

Những tủi hờn vì tình cảm không trọn vẹn chưa phải là tất cả, bà Liên và con trai Đặng Thái Sơn của mình trong một giai đoạn khá dài còn phải chịu nhiều khốn khổ vì là vợ, con của một nhân vật Nhân văn giai phẩm.

Nhưng “lửa thử vàng gian nan thử sức”, ngọc càng mài càng sáng. Chính những thử thách lớn lao đời người này càng cho thấy đức hạnh, phẩm cách hiếm có của bà Liên.

Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn kể, giai đoạn ấy bố ông mất việc làm, mẹ gồng gánh một mình nuôi cả gia đình đông đúc con chung - con riêng chỉ bằng nghề dạy đàn trong hoàn cảnh đất nước còn chiến tranh, chia cắt.

Bà gánh cả đàn con lẫn chồng, không khác gì hình ảnh người vợ “nuôi đủ năm con với một chồng” trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.

Hồi đó người mẹ ấy nghèo tới mức khi phải ly hôn chồng để con trai được thuận lợi đi du học Liên Xô thì số tài sản phân chia ghi đủ trong tờ giấy ly hôn nhỏ xíu: một chiếc giường lò xo, một chiếc xe đạp, mấy cái xoong và to nhất là chiếc xe máy Babetta theo tiêu chuẩn dành cho chủ nhiệm khoa piano cho bà Thái Thị Liên; và một cái quạt tai voi, một xe đạp Liên Xô thiếu nhi và mấy cái xoong cho ông Đặng Đình Hưng.

Bà Thái Thị Liên và ba con: NSND Trần Thu Hà, kiến trúc sư Trần Thanh Bình, NSND Đặng Thái Sơn năm 2018. Ảnh: Facebook Đặng Thái Sơn


Người mẹ phi thường

Có bố đấy, nhưng từ lúc được sinh ra, Đặng Thái Sơn đều do một tay mẹ nuôi dưỡng hoàn toàn. Gian nan, tủi nhục thì vô chừng, mà người mẹ, người vợ ấy không một lời than trách chồng hay kể công mình. Sau này lớn lên, trải nhiều nông nỗi đời người, nhìn lại mẹ mình, Đặng Thái Sơn mới giật mình nhận ra sự phi thường của mẹ.

“Nếu là một người phụ nữ khác thì má tôi đã phải lu loa rằng chồng tôi không ra làm sao, nát rượu, không nuôi vợ con. Nhưng má tôi không nói một câu nào”, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn tâm sự.

Mẹ ông, người phụ nữ từng lớn lên trong nhung lụa nhưng khi gặp cảnh nghèo khổ tới cùng cực, lại bị xa lánh, dò xét vì “lý lịch” Nhân văn giai phẩm của chồng vẫn chọn cách đối diện một cách mạnh mẽ và đầy nhân cách.

Cho nên con trai bà biết ơn người bố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách cũng như tư tưởng nghệ thuật của ông bao nhiêu thì cũng biết ơn người mẹ đã nuôi mình, cho mình nghề chơi đàn, truyền cho mình nghị lực lớn cần có trong đời sống cũng như bước đường làm nghệ thuật bấy nhiêu.

Và ông còn đặc biệt hàm ơn mẹ đã luôn một lòng tôn trọng và giữ phẩm giá cho bố ông ngay cả những lúc mà lòng nhẫn nhịn, bao dung và yêu thương của bà cho chồng phải chịu thử thách quá lớn.

Hiểu về bà người ta phần nào hiểu vì sao đất nước lại có được một nghệ sĩ đạt được những thành tựu hiếm có vươn tầm thế giới như Đặng Thái Sơn mà sau gần nửa thế kỷ chúng ta vẫn chưa có được một người thứ hai.

Nghệ sĩ, Nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên năm 2019. Ảnh: Facebook Đặng Thái Sơn

Nghệ sĩ, Nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên vừa qua đời vào 9h37 ngày 31.1.2023 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 106 tuổi.

Theo thông tin từ gia đình, lễ tang bà Thái Thị Liên sẽ được tổ chức từ 7h30 ngày 4.2 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ truy điệu và đưa tang vào 8h45 cùng ngày. Bà sẽ được an táng tại Lạc Hồng Viên, tỉnh Hòa Bình.

Theo nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, cô giáo của mình, bà Thái Thị Liên là người có công lớn trong việc xây dựng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, nhưng bà còn có công lớn với âm nhạc cổ điển Việt Nam khi Khoa piano do bà làm trưởng khoa ngay từ đầu thành lập đã theo chương trình học, giáo trình rất chuyên nghiệp của phương Tây, nơi bà từng theo học.

Ngoài sự nghiệp riêng của một nghệ sĩ piano, một nhà giáo được phong tặng Nhà giáo nhân dân, thì “thành tựu” lớn nhất của bà đó là đã sinh ra và nuôi dưỡng, dạy dỗ cho đất nước một nghệ sĩ như Đặng Thái Sơn.

TThiên Điểu(TheoNguoidothi)

Giọng ca truyền cảm của cô bé Trần Hiền




Suutam

 

Phân tích và Bình luân về Chiến Sự Nga - Ukraine




TheoFB

 

Ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây

Ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây

 Chiếc "thủy phi cơ", tàu tốc hành có lẽ là loại phương tiện thủy "độc nhất vô nhị" ở miền Tây nói riêng, cả nước nói chung, được chế tạo từ đôi bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo của một ông nông dân An Giang.

Người ta biết đến ông Phạm Ngọc Quý (Sáu Quý, 61 tuổi, ngụ xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) bằng cái tên “Vua cầu treo”. 

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 1.

Chưa học hết lớp 3, nhưng cả đời ông mày mò sáng tạo đủ thứ, từ thiết kế đến trực tiếp xây dựng nhà máy xay lúa, cầu treo nông thôn, sà lan, nhà cửa… Lúc 50 tuổi, ông ấp ủ ý tưởng làm chiếc tàu cao tốc mô hình thủy phi cơ. Mãi đến năm ngoái, ông mới có điều kiện thực hiện.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 2.

Điều kiện ấy là kinh phí và thời gian. Ông mải miết đi xây dựng các công trình an sinh xã hội ở nông thôn, vốn liếng tích cóp chắt chiu nhiều năm mới đủ dùng vào niềm đam mê sáng tạo riêng mình. 

Chiếc tàu được thực hiện ròng rã nhiều tháng trời, tiêu tốn khoảng 250 triệu đồng. Riêng phần máy và hộp số, ông Sáu đã bỏ ra 130 triệu đồng.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 3.

Trước đây, ông thường xuyên di chuyển đến các tỉnh ĐBSCL để xây cầu. Chạy đường dài bằng xe Honda khiến ông rất mệt mỏi, gây nguy cơ mất an toàn giao thông. 

Ông nghĩ đến việc thiết kế tàu tốc hành có khả năng chứa nhiều người. Từng chi tiết trên tàu đều do ông nghiên cứu học hỏi, vẽ bản vẽ bằng tay trước khi chế tạo.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 4.

Điểm đặc biệt của chiếc "thủy phi cơ", tàu tốc hành đường thủy là hầu hết nguyên- vật liệu đều đã qua sử dụng, được ông gom chỗ này một ít, chỗ kia một ít. Có thể chúng không thật đẹp mắt, cũ kỹ, nhưng lại tiện dụng và mang nét độc đáo rất nông dân, như tính cách hệch hạc của ông Sáu Quý.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 5.

Ông thiết kế 15 ghế ngồi, bao gồm 14 hành khách. Rất nhiều chi tiết trên con tàu đường thủy do ông “tham khảo” từ mô hình máy bay của Việt Nam Airline, sau khi ông có dịp đi máy bay ra Hà Nội dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc (năm 2000).

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 6.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 7.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 8.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 9.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 10.

Ông suy nghĩ, sắp xếp từng chi tiết máy móc theo cách thức đơn giản mà hiệu quả nhất, dễ thao tác trong quá trình điều khiển. Chỗ nào chưa ổn, ông lại tháo ra, thử cách khác, cho đến khi hài lòng mới thôi.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 11.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 12.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 13.

Chiếc "tàu bay đường thủy" hoàn thành vào đầu tháng 2/2023, dài 11m, rộng 1,6m, bằng chất liệu sắt và composite, được phủ màu xanh mát mắt. Lúc đầu, ông dán keo rất khó khăn, miếng dán chảy xệ, xấu xí. Ông dùng ít keo hơn, động tác thuần thục hơn để miếng dán “ăn” vào thân tàu.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 14.

Đồng thời, ông thiết kế các hệ thống thông gió, đèn chiếu sáng dọc theo tàu, đảm bảo bên trong tàu luôn thông thoáng, mát mẻ, đủ ánh sáng ở mọi thời tiết.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 15.

Phóng viên trở thành “vị khách” duy nhất trên chuyến hành trình ngắn vài chục mét ở khúc sông trước nhà ông Sáu. Tàu rẽ nước êm ái, nhanh chóng không thua gì các loại phương tiện thủy thông thường.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 16.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 17.

Tàu chạy bằng dầu, có thể đạt mức 55km/giờ. Bình quân, 1km di chuyển sẽ hao tốn 0,5l dầu. Từ lúc hoàn thành phương tiện đến giờ, ông chỉ chạy thử nghiệm quanh nơi ở, chưa thể đi xa, do chưa đăng ký với cơ quan chức năng theo quy định.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 18.

Người dân gần đó đã quen mắt với chiếc tàu độc lạ, lai giữa tàu sông nước miền Tây Nam Bộ và chiếc máy bay kiêu hãnh của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.

Ai cũng phục lăn ông nông dân An Giang sáng chế chiếc "thủy phi cơ" độc nhất vô nhị miền Tây - Ảnh 19.

“Tôi dự định đem ý tưởng sáng tạo này đi thi ở cuộc thi khoa học- kỹ thuật cấp tỉnh trong thời gian gần nhất, để chiếc tàu được biết đến rộng rãi hơn. Tôi cũng sẵn lòng chia sẻ kỹ thuật thực hiện với bà con nào yêu thích chúng. Nếu sử dụng chúng làm phương tiện tham quan, du lịch sông nước miệt vườn thì phù hợp vô cùng” – ông Sáu Quý chia sẻ.

TheoDanviet

Người dân Thủ đô thích thú với khối gương 3D khổng lồ

Người dân Thủ đô thích thú với khối gương 3D khổng lồ

 

Người dân Thủ đô thích thú với khối gương 3D khổng lồ

Bốn tấm gương lớn tạo thành khối hộp khổng lồ phản chiếu cảnh quan xung quanh vườn hoa Diên Hồng đã thu hút người dân tới tham quan.

Khối hộp 3D bằng gương được dựng lên nhân dịp triển lãm kiến trúc được tổ chức tại vườn hoa Diên Hồng (vườn hoa Con Cóc, quận Hoàn Kiếm) từ ngày 22/5 đến 4/6.

Bốn tấm kính lớn quây xung quanh đài phun nước 122 năm tuổi, cổ nhất ở Hà Nội nằm trong khuôn viên vườn hoa Con Cóc. Mặt trong các tấm kính trưng bày 10 thiết kế đoạt giải nhà ở và nội thất (Top 10 Awards Pavilion) để giới thiệu đến công chúng.

Top 10 Awards là giải thưởng thường niên do Kienviet Media và Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức nhằm tìm kiếm xu hướng kiến trúc nhà ở đương đại và những đại diện tiêu biểu trong ngành nội thất tại Việt Nam.

Nhiều người dân thủ đô, du khách nước ngoài thích thú với sự phản chiếu không gian của những tấm gương đã dừng chân chụp ảnh, lưu lại những khoảnh khắc thú vị.

Triển lãm đã trở thành điểm đến chụp ảnh của các bạn trẻ thủ đô với hình ảnh phản chiếu của mình trong gương.

Hình ảnh cuộc sống thường nhật tại vườn hoa Con Cóc cũng trở nên khác biệt hơn so với mọi ngày.

Những hoạt động thường ngày của người dân tại vườn hoa Con Cóc được phản chiếu với góc nhìn thú vị qua các mặt kính.

Bảo Trung và Phương Anh (đều làm kiến trúc sư) chia sẻ: "Khá bất ngờ khi bước vào và thấy khối gương bao trọn đài phun nước. Triển lãm rất thú vị và chúng tôi cũng biết thêm được nhiều đồng nghiệp trong ngành".

Từ hơn 231 công trình dự thi, giải thưởng "Top 10 Awards Pavilion" đã chọn 10 công trình Nhà ở và 10 Thiết kế nội thất xuất sắc nhất, đáp ứng các tiêu chí đẹp và công năng, phù hợp với môi trường Việt Nam.

Với chủ đề "Kiến trúc lấy con người làm trung tâm", giải thưởng tôn vinh những giải pháp nâng chất lượng cuộc sống, bền vững, có tính bản địa cao, góp phần tạo dựng một cuộc sống thăng hoa cho người Việt.