MỪNG SINH NHẬT TRONG THÁNG 3
Trưa nay (29-3) tại nhà Hùng-Hương, Cô Liên tổ chức gặp mặt chi họ mừng Sinh nhật cho các vị có ngày sinh trong tháng 3 này và cũng là để mọi người đến thăm căn hộ đẹp của 2 em Hùng&Hương.
Buổi gặp diễn ra rất đầm ấm, thân mật. Mọi người sang năm 2017 này có vẻ khỏe ra !
Cậu Nguyên có tham gia chuyên trò với mọi người nhưng sau do hơi mệt nên không tham gia được phần liên hoan. Món lẩu thập cảm mà cô Liên, Nguyệt, Hương chuẩn bị và có sự để mắt của Cô Nhu rất ngon, hợp với những người cao tuổi. Mọi người còn được nghe Cậu Ngọc và cậu Thắng trình bày LÀNG TÔI, BÈO DẠT MÂY TRÔI...với sự đệm piano của em Hùng
Cậu Nguyên có tham gia chuyên trò với mọi người nhưng sau do hơi mệt nên không tham gia được phần liên hoan. Món lẩu thập cảm mà cô Liên, Nguyệt, Hương chuẩn bị và có sự để mắt của Cô Nhu rất ngon, hợp với những người cao tuổi. Mọi người còn được nghe Cậu Ngọc và cậu Thắng trình bày LÀNG TÔI, BÈO DẠT MÂY TRÔI...với sự đệm piano của em Hùng
Xưa và nay
Một tuần ở Matxcơva ngoài thời gian làm việc, tôi thường ghé qua gia
đình anh chị Tuấn Thúy. Đến nay tôi còn giữ được bức ảnh chụp với cháu Vũ Tuần
Việt (Dim) bên bờ sông Matxcơva. (ảnh bên)
Ngày đó Dim mới 6 tuổi đang học lớp một, cậu
ta bé nhỏ đứng bên tôi.
Từ đó đến nay thấm thoát tính ra đã hơn 17 năm, Dim nay đã sang tuổi 24, tốt nghiệp Đại học ở Manchester nước Anh, hiện đang theo khóa cao học ở Pháp ngành Kinh tế.
Hôm nay tôi lại chụp một bức ảnh với Dim trước khi cháu lên đường sang
Singapor theo một chương trình của khóa học.
Bây giờ tôi trở nên bé nhỏ, đứng
nép mình bên cạnh chàng trai tuấn tú cao to, khỏe mạnh.(ảnh bên)
Nhìn hai bức ảnh xưa và nay ấy, dễ nhận thấy có sự đổi ngôi giữa hai ông cháu.
Sự đổi ngôi ấy diễn ra không hề sắp đặt, rất tự nhiên và rất “đúng qui trình”.
Vĩnh Thắng
Tắt đèn, tiết kiện điện.
Hôm nay 25/3 hơn 170 quốc
gia, vùng lãnh thổ trên thế giới sẽ thể hiện sự quan tâm tới hành tinh bằng
cách hưởng ứng GIờ trái đất, tắt đèn tiết kiện điện trong một tiếng đồng hồ.
Ở nước ta nhiều ngày nay các bạn trẻ đã hưởng ứng bằng các hành động thiết thực diễu hành, vận động, đạp
xe, đi bộ …kết hợp với việc làm sạnh đẹp cảnh quan môi trường sống.
Tối nay từ 20h30 tới 21h30 cả nước ở các
thành phố lớn, các trung tâm thương mại, khu dân cư sẽ hưởng ứng tắt điện và những
thiết bị không cần thiết nhằm tiết kiện điện.
Chỉ cần tắt điện trong một giờ sẽ có thêm từ 400 đến trên 500kwh điện trị giá tới gần 800 triệu VNĐ, một số tiền đáng kể phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và các hoạt động cần thiết khác. Cùng với đó là nâng cao ý thức tiết kiệm điện, giảm tải nguy hại tới môi trường khi phải dùng tới những nguyên liệu sản xuất điện như khí đốt, hóa dầu, than đá...Chúng ta hãy cùng hưởng ứng tắt đèn tối nay.
Chỉ cần tắt điện trong một giờ sẽ có thêm từ 400 đến trên 500kwh điện trị giá tới gần 800 triệu VNĐ, một số tiền đáng kể phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và các hoạt động cần thiết khác. Cùng với đó là nâng cao ý thức tiết kiệm điện, giảm tải nguy hại tới môi trường khi phải dùng tới những nguyên liệu sản xuất điện như khí đốt, hóa dầu, than đá...Chúng ta hãy cùng hưởng ứng tắt đèn tối nay.
Phạm Lê
Ảnh hai chị em Bảo Trân, Minh Đức.
Ảnh hai chị em Bảo Trân, Minh Đức.
Cháu Bo 6 tuổi
Tháng 3/2017 con cháu Cụ Quang có 8 người (gồm 3 con, 3 cháu và 2 chắt) kỷ niệm ngày sinh vào Mùa Xuân. Mùa Xuân cũng là mùa đẹp nhất trong năm. Người và cảnh vật như khởi sắc, cây cối đâm chồi nảy lộc. Cháu Minh Đăng (tức Bo) sẽ tròn 6 tuổi vào ngày 23/3/2017. Bước sang 7 tuổi, cháu đang học vỡ lòng để chuẩn bị vào lớp 1.
Nhớ lại những ngày này hơn 70 năm trước, Bà nội cháu lần đầu bước chân đến ngưỡng cửa nhà trường:
Từ 7 tuổi tôi đi học
Trường Nguyễn Văn Tòng, Thanh Quan
Phố Hàng Cót, tàu điện leng keng
Hòa cùng tiếng trống trường
Tiếng trẻ vui rộn rã
Bà giáo Lý như mẹ hiền
Cô Tuyết dịu dàng vui tính
Các Người cho tôi ấn tượng
Thêm gắn bó với học đường …
Trường Nguyễn Văn Tòng, Thanh Quan
Phố Hàng Cót, tàu điện leng keng
Hòa cùng tiếng trống trường
Tiếng trẻ vui rộn rã
Bà giáo Lý như mẹ hiền
Cô Tuyết dịu dàng vui tính
Các Người cho tôi ấn tượng
Thêm gắn bó với học đường …
Sâu sắc hơn là những cảm xúc trong bài “Tôi đi học” (không nhớ tác giả)
“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng … Buổi mai hôm ấy Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường dài và đẹp …
“Hôm nay tôi đi học”
Phạm Kim Anh
22/3/2017
Ngắm Sông Lam..hoài niệm !
Sau 42 năm tôi mới trở về thăm nơi mình sinh ra và trải qua thời thơ ấu-Xã Hưng Phú, huyên Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Chắc có người đặt câu hỏi: "Vì sao ngần ấy năm mới về thăm quê ?"
Tôi xin trả lời là : Tôi đi cùng gia đình lên Nghĩa Đàn theo diện di dân khai hoang nên không còn ai là ruột thịt gần gũi ở Hưng Phú nữa. Bạn cùng trang lứa thì hầu hết đã đi khỏi nơi này làm ăn, sinh sống. Chỉ còn họ hàng xa nhưng các bậc cùng thế hệ với cha mẹ tôi đều đã mất. Con của họ cũng đi làm ăn tứ phương. Một số sinh ra chẳng biết tôi là ai vì sinh sau khi tôi đã di dân lên Nghĩa Đàn.
Tôi trở về Hưng Phú là tìm về mảnh đất nơi tôi đã sinh ra và sống một phần tuổi thơ ở đấy để...hoài niệm ! !
Chắc nghe xong câu trả lời này, mọi người sẽ không còn đặt câu hỏi :"Vì sao ngần ấy năm mới về thăm quê ?" trên comments nữa nhé !
Trở lại sau ngần ấy năm, Hưng Phú có quá nhiều thay đổi ! Đường sá khang trang, nhà cửa của dân được quy hoạch thành dãy thẳng hàng. Nếu không có sự hướng dẫn của câu em Hòa thì tôi cũng chẳng nhận ra mảnh đất mà nhà tôi ở đó !
Mặc dầu chỉ về có một ngày ở Hưng Phú nhưng theo thói quen ở Hà Nội, sáng 19-3 tôi lại lên đê 42 đi bộ, trước là tập thể dục tý sau là để ngắm dòng Sông Lam và Rú (núi) Thành- hai địa điểm này còn in đậm ký ức trong tôi ! Rú Thành là nơi tôi chăn bò phiên và nhặt phân lúc còn nhỏ. Sông Lam là nơi tôi tắm mát những trưa hè hay chiều tối.
Thời tôi, Sông Lam hẹp hơn. Nhìn từ đê 42 sang quê Mẹ (Đức Quang-Đức Thọ-Hà Tĩnh) gần lắm. Sát sông bên kia là một bãi cát trắng chạy dài.
Chiều hè ngồi ở cánh hàn (kè) 1 để ngắm diều thả bên Đức Thọ và nghe sáo diều thì cực đỉnh khoái...
Đi qua bãi cát này là đến xã Đức Quang của mẹ tôi. Hàng tuần vào mùa thu hoạch mía và nấu mật, tôi đi đò ngang sang ông Cậu (em mẹ tôi) để ăn mía và...uống mật mía đang sôi trên chảo. Ngon và thú vị lắm...
Bây giờ bãi cát đó bị lỡ không còn. Huyện Đức Thọ được phân làm đôi là Đức Thọ và Vũ Quang. Quê mẹ tôi bây giờ thuộc huyện Vũ Quang của Hà Tĩnh
Khi ngắm dòng Sông Lam tôi lại chợt nhớ đến ca khúc: KHÚC HÁT SÔNG QUÊ. Ra Hà Nội tôi làm video có chèn nhạc và lời của ca khúc này để diễn tả lòng mình với Sông Lam thân thương và mảnh đất tôi đã sinh ra rồi phiêu bạt. Xin gứi đến các bạn cùng nghe !
(Trong video ảnh nhỏ ở góc phải là Mẹ tôi. Cụ mất rồi nhưng tôi muốn cho Cụ về ngắm dòng Sông Lam và bên kia bờ Lam nơi Cụ đã sinh ra...! !)
Về quê cũ Hưng Phú
Tôi vốn sinh ra ở xã Hưng Phú huyện Hưng nguyên Tỉnh Nghệ an bên dòng Sông Lam thơ mộng và Núi Thành thân thương. Học đến hết học kỳ 1 năm lớp 6 (1963), tôi theo gia đình di dân lên Nghĩa Đàn (miền Tây Nghệ An). Sau đấy học hết cấp 2 và cấp 3 ở Nghĩa Đàn và đi học Đại học ở nước ngoài từ năm 1968 đến 1975. Sau khi về nước tôi có về thăm Hưng phú và quê Mẹ (Đức Thọ-Hà Tĩnh) một lần vào cuối năm 1975 và mãi 42 năm sau mới quay lại nơi mình đã sinh ra (tháng 3 năm 2017) nhân dịp xã nhà được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới cùng với Hội đồng hương Hưng Phú tại Hà Nội.
Từng ấy năm mới quay lại vì một phần tôi không còn ai thật gần gũi ở đây và một phần vì bận công việc và tính ngại di chuyển lúc còn trẻ của mình !
Quay lại sau 42 năm thấy xã nhà có nhiều thay đổi về mọi mặt. Nhà cửa, đường sá rất khang trang, đi lại rất thuận lợi. Đô thị hóa dần ! Tôi không còn thấy hàng rào bằng cây ngăn cách giữa các nhà mà thay vào đó là những bức tường xây bằng gạch xỉ làm cho láng giềng có vẻ xa cách hơn.
Còn đâu:
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau có dậu mồng tơi xanh rờn...
Không còn các khóm tre xen kẽ trong xóm thôn. Lại càng không nhìn thấy giếng nước xây ở trong làng mà thay vào đó là những giếng nước ngầm lắp bơm nước lúc sử dụng...
Mừng thì mừng cho sự thay đổi nhưng lòng cảm thấy... chạnh buồn...!
Ngoài xã đạt chuẩn nông thôn mới, Hưng Phú còn là xã được công nhận là xã Anh hùng ! Thật tự hào cho nơi mình đã sinh ra !
Hội đồng hương Hưng Phú chúng tôi ở Hà Nội về quê theo lời mời cũa Lãnh đạo xã nhà tham dự Lễ đón nhận Danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới (tố chức vào sáng 19-3 vừa rồi).
Chúng tôi-những người con xa quê đã có chuyến trở về thú vị, vui vẻ trong tình cảm của các hội viên, của người thân và lãnh đạo xã nhà !
Về quê nhà tôi còn được thưởng thức món hến xào (hến của Sông Lam)ăn với bánh đa khô nhâm nhi ly rượu trắng do nhà tự nấu rất ngon. Tôi cũng được nhà hàng xóm (anh Thân-Phương) chiêu đãi bát cháo lươn chỉ ăn vào là nhớ và "ngọt lịm tình quê" !
Tưởng nhớ Bố Lê Uy Vệ nhân Sinh nhât lần thứ 100 !
Hôm nay,ngày 17/3/2017 là kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bố tôi: cụ Lê Uy Vệ .Cuộc đời cụ là tấm gương sáng cho các con,cháu ,chắt cụ noi theo . Trong gia đình ,cụ là người chồng yêu thương chăm sóc cụ bà mẫu mực ; người bố chăm sóc,day dỗ các con chu đáo ; người ông tận tụy chăm nom ,đưa đón các cháu : Hương,Thu,Mai Anh đã được ông chăm sóc những năm đầu đời .
Đối với xã hội ,cụ là người tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ từ năm 1939-1945 ,tham gia Đoàn Thanh niên cứu quốc Bạch Mai và đã tham gia giành chính quyền ở Hạ Trì ngày 12/8/1945 là cuộc giành chính quyền đầu tiên ở vùng Hà Nội năm 1945 .Ngày 18/8/1945 cụ lãnh đạo việc phế bỏ quan phủ Thường tín và lập UBND cách mạng huyện Thường tín ...Tham gia Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 .Sau cách mạng Tháng 8 ,cụ là Bí thư Thanh niên Liên khu 2 ( nay là quận Hai Bà Trưng ) .Từ năm 1946 cụ về Hoài Đức là Bí thư huyện uỷ Hoài Đức khoá 1,2 ; Bí thư Liên Bắc ( gồm Hoài Đức, Đan Phượng, Từ Liêm ). Đến năm 1949 cụ lên Việt Bắc và công tác ở Nha Công an.Lịch sử đã ghi nhớ qua các sách" Bình dân học vụ ", " Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu" ,"Lịch sử Đảng huyện Hoài Đức"...Năm 2006 ,Đài Truyền hình Hà Tây đã làm bộ phim "Chân dung một danh cờ" để ghi nhớ những đóng góp của cụ với Hà Tây .
Cụ là người đam mê môn thể thao trí tuệ cờ tướng .Năm 1939 cụ đã chính thức đoạt giải Vô địch Bắc kỳ và gữi vững danh hiệu đó cho đến năm 1942 .Vào google gõ tên cụ sẽ thấy làng cờ luôn nhớ đến cụ .Trên các diễn đàn có nhưng bài viết về cụ của các kỳ thủ Võ Tấn,Lưu Đức Hải ...Những ván cờ kinh điển của cụ được đưa lên YouTube .Ván cờ " Kỳ thủ Việt Nam phế 2 xe tốc thắng" ở Hội đền Hùng Phú Thọ năm 1937 do kỳ thủ Lê Uy Vệ thắng Phạm Quang Hiệp có 380.464 views .Tên cụ được khắc lên bia đá Chùa Vua do thành tích vô địch 3 năm liền .Tháng 7/2016 giải cờ tướng Lê Uy Vệ đã được tổ chức tại Trung tâm TDTT quận Đống Đa .Với Bộ môn cờ cụ đã đi vào lịch sử.
Với họ hàng nội ngoại cụ là người chu đáo ân tình .Cho đến những năm ngoài 90 tuổi cụ vẫn lên Định hoá ,đi dã ngoại Ba vì ,Kênh Gà,Tuần Châu ...cùng các cô chú trong đại gia đình con cháu cụ Quang.
Bố ơi ! Chúng con luôn cảm nhận được phúc lớn là được làm con của bố mẹ .Bố đã đi vào lịch sử của quê hương Hà Nội một cách bình dị ,an nhiên như tính tình của bố .
Các con của bố: Vinh,Phương,Lương.
Bài viết của chị Vinh, video của Phương&Lương
Tưởng nhớ Bác Lê Uy Vệ
Nhân ngày này toàn gia đình và Chi họ thắp hương tưởng nhớ tới Bác, cầu mong Bác ở nơi vĩnh hằng phù hộ độ trì cho các con, các cháu và họ hàng.
Thông báo gấp
Do tình hình sức khỏe của Ô.Nguyên không ổn định, sốt 3 ngày nay (Có thể do siêu vi hoặc cảm cúm) Nếu tập trung đông có thể lây bệnh cho mọi người. Vì vậy xin phép được hoãn buổi họp mặt (dự kiến ngày 15/3/2017 ) váo dịp khác sẽ có thông báo sau.Thành thật xin lỗi mọi người !!!
Chú thích : Tôi thấy gấp nên thông báo trên Blog cho nhanh, ai liên quan nên liên hệ với gia đình Bà Lan .P.V.D
(Tin nhắn của gia đình Bà Lan qua Viber)
Chú thích : Tôi thấy gấp nên thông báo trên Blog cho nhanh, ai liên quan nên liên hệ với gia đình Bà Lan .P.V.D
(Tin nhắn của gia đình Bà Lan qua Viber)
Valentine Trắng
Bài thơ " Về đây nghe em " của A Khuê
Bài thơ “ VỀ ĐÂY NGHE EM
“ A KHUÊ
- Cuộc sống đôi khi có những điều không thể lý
giải. Nhiều khi, ta không thể lý giải tại sao, cũng tài ấy, sức ấy với người
này thì “ mũ cao áo dài ”, còn người kia thì chỉ lĩnh kiếp “đầu làng xó bếp”…
A Khuê là một nhà thơ vô
danh (hiểu theo nghĩa thị hiếu số đông và theo nghĩa ông không phải là hội viên
Hội Nhà văn VN). Một trong những bài thơ rất hay của ông đã được nhạc sĩ Trần
Quang Lộc phổ nhạc, đó là bài “Về đây nghe em”. Nhưng cũng không nhiều người mê
bài hát ấy biết điều này. Hôm nay tròn một tuần từ khi A Khuê vô danh đã ra đi
về cõi vĩnh hằng do tai biến cấp tính tại Bệnh viện Bình Phước, cầm bút viết về
ông, một con người có số phận kỳ lạ, Ông tên thật là Hoàng Phúc, cha là nhạc
sĩ, danh cầm violin Hoàng Liêu, anh ruột là nhạc sĩ Hoàng Lương, hiện ở Vũng
Tàu. A Khuê, là tên ông tự đặt theo một kỷ niệm riêng. Ông theo gia đình 6 năm
sinh sống ở Quảng Ngãi, 12 năm ở Đà Nẵng, sau về Đồng Nai. Khi lập gia đình A
Khuê xuống Sóc Trăng 14 năm làm ruộng, rồi bất ngờ quay lại Đống Nai ở 8 năm
mãi tới 1998 cả nhà đưa nhau về Bình Phước trong một khu đồi thuộc thị xã Đồng
Xoài. Hồi đầu, chưa biết gì về ông chỉ nghe Ngọc Tân, một nghệ sĩ có giọng ca
hàng đầu của Việt Nam, hát “Về đây nghe em” tôi đã ngờ ngợ rằng, tác giả (phần
lời) phải là người gốc đồng bằng Bắc Bộ. Quả thật, A Khuê sinh ở Tứ Kỳ Hải
Dương năm 1948. Hầu như người ta không biết đến ông ngoại trừ khi nhắc đến tác
phẩm “Về đây nghe em”. Ngày ấy là những năm 90 (thế kỷ trước), vào những đêm
diễn của Ngọc Tân ở TP HCM, bài “Về đây nghe em” được “bis” hằng đêm. Và đó là
bài “đinh” trong nhiều show diễn của Ngọc Tân ở khắp các thành phố trên suốt
chiều dài đất nước. Không chỉ Ngọc Tân mà các ca sĩ trong và ngoài nước như:
Quang Dũng, Tuấn Ngọc… đều chọn bài hát này cho đêm diễn hoặc cho album của mình.
“Về đây
nghe em, về đây nghe em
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc.
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng
nồi ngô khoai
Kể chuyện tình bằng
hạt lúa mới
Và về đây nghe lại tiếng nói
Thơ ấu khúc hát ban đầu
Về đây nghe em.
Về đây nghe em
Về đây thả ước mơ đi hát dạo
Để đời đời làm giọt sương mai
Để chào đời bằng lòng mới lớn
Để hận thù người người lắng xuống
Và tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi
Này người ơi vươn cao vươn cao
Đem ánh sáng hân hoan
trên trời
Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương?
Nụ cười tươi trên môi em thơ
Là tiếng hát hân hoan cho đời
Và về đây cho nhau nụ cười tương lai
Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây đứng hát trên sông nước này
Chở lòng người trở về quê hương
Chở hồn người vào dòng suối mát
Chở thật thà vào lòng
dói trá
Bà nhạc hoa xin tạ chút ơn/
Hạnh phúc khi đã gặp nhau.”
A Khuê tự coi mình là một gã chăn bò và đã
chăn bò thực sự (theo nghĩa đen) cho tới khi từ giã cõi đời. Ông vẫn làm thơ và
nhiều bài thơ hay của ông, dù chưa xuất bản trong các tập hay tuyển tập nhưng
được người ta truyền khẩu. Từ Hải Dương, A Khuê vào tuốt Nam Bộ, sự hòa trộn
giữa chất đồng bằng Bắc Bộ và sống cuộc sống phong trần mang nhiều tính cách
anh Hai giang hồ. Nhưng có thêm sự điểm pha cái gì đó của đồng bằng Bắc bộ
khiến cho thơ của A Khuê vừa mơ mộng, tinh tế vừa rất ngang tàng chân thực.
Sống đời chăn bò, bò theo ông vào thơ: “… Lùa đàn bò say/ Đi đâu cuối ngày/ Ta
phải ta hát/ Đời khuất chân mây…”. Hay “Lùa đàn bò say/ ngất ngưởng trong
sương/ Ta phải ta hề/ Áo mát trần truồng…”. A Khuê có những câu thơ vẽ đúng
chân dung chính mình: “Ta có hồn phiêu bạt/ Sinh ra đời để đi”. Hay “Đồi trăng
không ngớt vi vu/ bữa nay tôi nhậm sương mù thở than/ Đồi trăng mỏng diệu diệu
vàng/ Hồn bay, bay giữa hai hàng hoa lê…”. Không chỉ thơ, nghe nói ông có tới
300 ca khúc, đã có 3 tập nhạc đang chờ xuất bản. Hình như có 36 bài trong 1 CD
đã được FPT chọn mua để phát sóng trên kênh nhạc số. Gần đây những ca khúc của
A Khuê như “Tình Thiên thu” được Trần Thu Hà thu âm, , “Viễn mộng” được Tấn
Minh sử dụng… A Khuê làm ruộng, đốt củi, làm than, nuôi lợn,chăn bò và A Khuê
thơ là một, vẫn là A Khuê ấy. “Về đây nghe em… Về đây thả ước mơ đi hát dạo/ Để
đời đời làm giọt sương mai…Này người oi vươn cao vươn cao/ Đem ánh sáng hân
hoan trên trời/ Rọi vào đời…” . Nghe đâu đây, câu thơ của ông đang ngân vang,
những câu thơ không vô danh còn sống mãi. Trần Thị Trường ( )
Vài lời ngày thêm một tuổi.
Hôm
nay 12/3, tôi ngậm ngùi chia tay tuổi 71 để bước
vào tuổi 72 (12/3/1945). Thực
tình bây giờ tôi đâu có hứng thú với cái ngày này so với cách nay mấy
chục năm, nhưng rồi vẫn phải nhớ và làm một cái gì đó để ghi nhận cái ngày mình có ở trên đời này.
Giờ đây đã thấy chân tay yếu hơn, mắt mờ nhìn không
rõ, tai nghe kém hơn, ngại dao du tụ tập.
Nói tới
chuyện ăn uống bia, bọt
hững hờ không còn hấp dẫn nữa chỉ quan tâm đúng giờ và đừng để đói hạ đường huyết. Hàng ngày uống một đống thuốc, đôi khi giật mình “uống chưa nhỉ ?”. Tôi không nghĩ còn trẻ để hão huyền “ta đây vẫn còn trẻ”, nhưng cũng chẳng bao giờ
nghĩ đã già mà nhụt khí vẫn vận động,
vẫn
cầm bút và tập tành…đôi chút cho vui.
Nhớ ngày này năm ngoái tôi vẫn
còn nằm bất động trong bệnh viện, ông bà Tiến Phượng chiếu cố đến tận giường
bệnh tặng hoa mừng sinh nhật. Năm nay ngày sinh nhật được ở nhà, tươi tỉnh hơn nhận được nhiều lời chúc của người thân họ hàng, bạn hữu
xa gần, được đón khách đến chia vui. Theo đó thì rõ ràng là có bước tiến
hơn năm cũ, theo
đà này mong rằng năm sau sẽ còn tiến hơn nữa.
Mấy hôm nay bà xã thỉnh thoảng lại ướm hỏi ngày này có làm gì không. Tôi bảo thôi nhớ được thế là tốt rồi, khỏi làm gì cho vất vả. Ấy vậy nhưng từ sáng nay bà ấy đã tất bật đi chợ mua hoa
quả, lo dọn dẹp nhà cửa dù sao cũng là “ngày khác thường” của gia đình. Chiều tối
qua
cô cháu nội 6 tuổi có cậu em hùa theo gọi
điện “chúc mừng sinh nhật ông”. Chắc là bố
mẹ chúng mớn lời, đạo diễn. Dù thế vẫn “sướng cái bụng”, hóa ra bọn trẻ còn nhớ đến mình.
Đã đành từ đây lại tiếp tục những năm tháng tuổi cao sức yếu, nhưng được
an ủi con cái trưởng thành, hai cháu nội đủ nếp tẻ mọi việc hanh thông, họ hàng bạn bè xa gần còn nhớ tới.
Chỉ nghĩ đến đó rồi tự nhủ quăng đi cái tuổi tác, nỗi lo bệnh tật để rồi “sống vui, sống khỏe” dài dài cho vui cửa, vui nhà.
Vĩnh Thắng
Nhắn gửi bạn già
NHẮN GỬI BẠN GIÀ
Hỡi các bạn già của tôi ơi!
Đừng có tủi thân, hoặc trách đời
Thời gian, năm, tháng, qua nhanh lắm
Hãy sống từng giây phút tuyệt vời.
Bao năm lăn lóc, cũng đủ rồi
Bôn ba thời vận, sống nổi trôi
Nhục vinh, sướng khổ, đều có cả
Giờ chỉ mình ta, với đất trời.
Cuộc đời là thế đó bạn ơi
Có trách, có than, cũng đã rồi
Chỉ gây mâu thuẫn, thêm buồn khổ
Chẳng ích lợi chi, lúc cuối đời.
Buông bỏ hết đi, cất làm gì
Để hồn thư thả, lúc ra đi
Tiền bạc, lo âu, giờ vô nghĩa
Hận thù, xung đột, chẳng ích chi.
Thời gian còn lại, có là bao
Hãy cố vui lên, chớ u sầu
Thực hiện những gì mình mơ ước
Để đừng hối tiếc, lúc lìa nhau.
Sức khoẻ, là niềm vui lúc tuổi già
Là liều thuốc bổ, chẳng gì qua
Tình thương, tha thứ là sức mạnh
Hạnh phúc, bình an, đến mọi nhà!
(tác giả : Bối rối)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)