Quốc gia duy nhất trên thế giới cấm phụ nữ ra nước ngoài vì quá xinh đẹp

 

Đây là đất nước có rất nhiều phụ nữ xinh đẹp. Thậm chí nhằm ngăn chặn tình trạng phụ nữ đẹp 'thất thoát', chính quyền còn đưa ra lệnh cấm họ ra nước ngoài kể cả đi du lịch.









Đất nước được nhắc đến này chính là Belarus. Nhưng nhiều người có thể nghĩ rằng Belarus là một phần của nước Nga. Thực tế thì không phải vậy, Nga và Belarus là hai quốc gia hoàn toàn khác nhau. Hai quốc gia này còn có một điểm chung đó là có nhiều phụ nữ đẹp.

Belarus là quốc gia có nhiều mỹ nữ.

Người đẹp Belarus sở hữu làn da trắng, lại còn có đôi mắt to, chiếc mũi cao phù hợp với thẩm mỹ đại chúng. Bạn đi bộ trên đường phố của đất nước này sẽ dễ dàng nhìn thấy những phụ nữ xinh đẹp ở khắp mọi nơi. Ở một số cuộc thi người mẫu quốc tế, phụ nữ Belarus thường đạt thành tích cao.

Mặc dù sở hữu rất nhiều gái đẹp nhưng Belarus lại cấm phụ nữ địa phương kết hôn với người nước ngoài và xuất ngoại. Với một đất nước có dân số ít như Belarus, việc những phụ nữ xinh đẹp, ưu tú ồ ạt xuất ngoại sẽ ảnh hưởng đến tình trạng dân số. Hơn nữa, nếu kết hôn với người ngoại quốc, nghĩa là họ phải theo chồng. Do đó, nếu muốn cưới phụ nữ Belarus, người đàn ông phải nhập quốc tịch và sinh sống tại nơi này.Xét về lâu dài, người đẹp Belarus được nhà nước liệt vào danh sách khan hiếm tài nguyên nên quốc gia này đã có những biện pháp nhất định, thậm chí hạn chế người đẹp trong nước ra nước ngoài.

Theo Thương Hiệu và Pháp Luật

Bí ẩn về ngôi làng ma ám từng được Sách Kỷ lục Guinness vinh danh: Có ít nhất 12 hồn ma lang thang

Bí ẩn về ngôi làng ma ám từng được Sách Kỷ lục Guinness vinh danh: Có ít nhất 12 hồn ma lang thang

 Ngôi làng này sở hữu vẻ đẹp như tranh vẽ nhưng nơi đây lại được mệnh danh là ngôi làng ma ám nhất nước Anh với ít nhất 12 hồn ma được cho là ám ảnh khu vực này.


Pluckley, một ngôi làng đẹp như tranh vẽ ở Kent, không chỉ nổi tiếng vì vẻ đẹp mà còn được mệnh danh là một trong những ngôi làng ma ám nhất nước Anh. Chỉ cách London 90 phút lái xe, Pluckley đã được Sách Kỷ lục Guinness chính thức công nhận là nơi "ma ám nhất" vào năm 1989, với ít nhất 12 hồn ma được cho là lang thang trong khu vực này.

Pluckley-church-5481687_11zon

Ảnh minh họa

Mặc dù Guinness không còn sử dụng danh hiệu này nữa, nhưng điều đó không ngăn cản được những suy đoán về việc liệu Pluckley có còn giữ kỷ lục là ngôi làng ma ám nhất nước Anh hay không và những vụ nhìn thấy ma vẫn tiếp tục được báo cáo ở thị trấn Kentish cổ kính này. Một trong những câu chuyện ma nổi tiếng nhất là Red Lady, bà được cho là thành viên của gia đình quý tộc Dering ở địa phương đã qua đời. Bà được cho là ám ảnh nghĩa trang của Nhà thờ St Nicholas.AD

Câu chuyện bi thảm liên quan đến người phụ nữ này được kể lại rằng, nhiều người đã trông thấy bà lang thang trong nghĩa trang để tìm kiếm ngôi mộ không có bia mộ của đứa con mình. Nhiều lời kể cho rằng bà đã chết trong khi sinh con, đứa con của bà đã chết lưu hoặc đã qua đời ngay sau khi sinh, theo Mirror đưa tin .

Pluckley-5481690_11zon

Một nhân vật ma quái khác có liên quan đến gia đình Dering là White Lady, người cũng được cho là ám ảnh nhà thờ. Người ta biết rất ít về bà, ngoại trừ việc bà được chôn cất bên trong bảy chiếc quan tài và một chiếc quách bằng gỗ sồi, mặc một chiếc váy trắng. Đây cũng là lý do bà được đặt tên là White Lady.

Một câu chuyện khá buồn khác là câu chuyện đằng sau Monk và Lady of Rose Court. Người ta tin rằng Monk ám ảnh Greystones, nơi trước đây là nhà thờ, trong khi linh hồn của người phụ nữ được cho là vẫn còn ở trong dinh thự Rose Court.

 

Pluckley-5481691_11zon

Theo truyền thuyết địa phương, có một mối liên hệ nào đó giữa hai người, mặc dù bản chất của mối quan hệ này thay đổi tùy theo từng câu chuyện. Một số người tin rằng họ là bạn bè, những người khác cho rằng họ là người yêu hoặc vướng vào mối tình tay ba.

Bất kể mối quan hệ của họ như thế nào, người ta nói rằng Monk đã chết vì đau khổ, và Lady of Rose Court đã kết thúc cuộc đời mình bằng cách uống nước ép của quả mọng độc và cây thường xuân. Thậm chí còn có những tuyên bố rằng bà đã chết khi đứng bên cửa sổ, nhìn về phía Greystones.

Một Quý bà Tudor cũng được cho là ám ảnh Rose Court, với một số suy đoán rằng bà và Quý bà Rose Court là cùng một thực thể. Có thể nghe thấy hình bóng ma quái này gọi chó của bà trên con đường giữa Greystones và Rose Court.

Ngưỡng mộ cô gái Việt, chàng trai Cuba ở lại TPHCM phụ bán bánh mì


 

Mỗi ngày, Robert đều đặn dậy từ sớm, phụ bạn gái Thanh Huyền dọn hàng bán bánh mì. Ấn tượng tính cách của cô gái người Việt, chàng trai Cuba đã quyết định ở lại TPHCM sinh sống hơn 1 năm qua.

Đến Việt Nam, ở mãi chưa muốn về

6h, hàng bánh mì "cóc" của cặp đôi Thanh Huyền (34 tuổi, ngụ tại quận 12, TPHCM) và Robert Valdes Pedroso (32 tuổi, quốc tịch Cuba) chỉ vừa mở bán, thực khách đã đến chờ xung quanh.

Trong khi bạn gái bận rộn rọc bánh mì, bỏ nguyên liệu và nướng lại bánh, Robert phụ trách việc thu tiền. Ở TPHCM hơn 1 năm, thỉnh thoảng, Robert vẫn còn lúng túng trước tiền Việt và trả nhầm cho khách. Thấy bạn gái nhắc nhở, anh gãi đầu, cười ngại ngùng rồi nói: "Xin lỗi".

Ngưỡng mộ cô gái Việt, chàng trai Cuba ở lại TPHCM phụ bán bánh mì - 1

Thực khách đến hàng bánh mì của cặp đôi từ sớm (Ảnh: Nguyễn Vy).

Chàng trai Cuba vẫn chưa rành tiếng Việt nhưng cố bập bẹ được vài câu giao tiếp đơn giản. Anh đặc biệt nhớ rõ và phát âm chuẩn tên những món ăn mà mình yêu thích ở quốc gia Đông Nam Á này.

Quê hương của Robert là thủ đô Hanava (Cuba). Từng là bác sĩ đa khoa tại Bệnh viện Manuel Fajardo, chàng trai nhanh chóng có một cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, vì tính cách thích trải nghiệm, khám phá, năm 2021, Robert ngỏ lời với mẹ rằng bản thân sẽ sang một quốc gia khác để sinh sống, tìm cơ hội mới.

Ngưỡng mộ cô gái Việt, chàng trai Cuba ở lại TPHCM phụ bán bánh mì - 2

Chàng trai Cuba phải lòng cô gái Việt Nam, quyết định ở lại cùng bạn gái khởi nghiệp (Ảnh: NVCC).

Chàng trai đến Nga làm việc khoảng 1 năm, nhưng dần cảm thấy đất nước này không phù hợp với mình. Nhớ lại lời mẹ kể và chia sẻ của những bạn bè xung quanh, anh nghĩ đến Việt Nam, đất nước thân tình với Cuba. "Đó là một đất nước tươi đẹp, khí hậu và con người đều ấm áp", Robert kể lại.

Nói là làm, chàng trai Cuba lập tức xách hành lý, lên chuyến bay đến TPHCM. Lần đầu đặt chân đến đây, Robert ấn tượng với lối sống, giao thông, con người và ẩm thực. Những người anh gặp qua đều rất thân thiện và đối xử tốt với anh.

"Một trong những điều tôi thích nhất ở Việt Nam chính là công viên giải trí. Tết Việt cũng rất thú vị, bởi có nhiều hoạt động lễ hội", Robert chia sẻ.

Thời gian đầu mới đến TPHCM, chàng trai dự định chỉ ở một thời gian rồi di chuyển đến Đà Nẵng. Thế nhưng, cuộc gặp định mệnh với cô gái Việt khiến anh quyết định ở lại dài lâu.

Nghị lực của phụ nữ Việt Nam

Trong một lần đi dạo, Robert gặp được Thanh Huyền, vô tình nhờ cô chỉ đường. Ấn tượng với vẻ ngoài và tính cách thẳng thắn, hài hước của nhau, cặp đôi nhanh chóng giữ liên lạc rồi hẹn hò sau 1 tuần tìm hiểu.

"Tôi bất ngờ trước sự mạnh mẽ và chịu đựng của người phụ nữ Việt Nam. Họ rất chăm chỉ, làm việc nhiều giờ liền không thua gì đàn ông. Đó là một trong những điều khiến tôi rất ngưỡng mộ", chàng trai Cuba thốt lên. Visa du lịch chỉ kéo dài 3 tháng, Robert phải vội vã đi gia hạn để được ở cạnh Huyền lâu hơn.

Tháng 10, Thanh Huyền bắt đầu khởi nghiệp bán bánh mì, Robert đều đặn phụ giúp bạn gái. Hằng ngày, cặp đôi dậy từ 4h để chuẩn bị nguyên liệu. Đến 6h, cả hai mang ra bán tới 9h mới về nhà nghỉ ngơi.

Ngưỡng mộ cô gái Việt, chàng trai Cuba ở lại TPHCM phụ bán bánh mì - 3

Khoảng 13h-14h, cả hai tiếp tục đi làm cho 2 nhà hàng khác nhau. Robert là nhân viên chăm sóc khách hàng, còn Thanh Huyền là quản lý. Công việc vất vả, phải làm đến 0h mới tan ca, nhưng cặp đôi luôn vui vẻ.

Thanh Huyền chia sẻ rằng trước đây, cô từng khởi nghiệp nhiều lần nhưng biến cố bất ngờ ập tới, cộng thêm thiếu kinh nghiệm nên việc kinh doanh bị thua lỗ. Tiền tích cóp vơi dần, phải nhờ mẹ hỗ trợ, cô gái lúc nào cũng thấy có lỗi.

Vì thế, Huyền cố gắng hết sức để hoàn thiện đam mê khởi nghiệp, thay đổi cuộc sống gia đình. Cô xem lịch trình làm việc 15 tiếng/ngày là không hề hấn gì, bởi bản thân còn nhiều thứ phải chu toàn.

Mỗi chiếc bánh mì có giá 25.000 đồng, cả hai đều đặn bán 30 ổ/ngày, phấn đấu tương lai đạt 50 ổ/ngày.

Ngưỡng mộ cô gái Việt, chàng trai Cuba ở lại TPHCM phụ bán bánh mì - 4

Để sản phẩm trở nên khác biệt, Huyền chọn bán bánh mì hình tròn, nhân bên trong là các loại rau và thịt heo sốt tiêu đen hoặc gà chiên sốt mustard (Ảnh: Nguyễn Vy).

Ngoài lợi nhuận bán hàng, Thanh Huyền vẫn làm thêm nhiều việc khác để nuôi đam mê khởi nghiệp.

"Còn trẻ nên tôi xem khó khăn là thứ khiến mình có thể cố gắng nhiều hơn, Robert cũng nghĩ như thế. Tìm được một người đồng cảm và thấu hiểu, có cùng chí hướng khởi nghiệp như thế, tôi cảm thấy rất vui", Huyền bộc bạch.

Trước lúc khởi nghiệp khoảng 3 tháng, Huyền chỉ vừa ra khỏi phòng cấp cứu sau ca phẫu thuật u nang buồng trứng. Robert chính là người ở bên cạnh chăm sóc.

Nhờ sự động viên của bạn trai người Cuba, kèm theo động lực và đam mê khởi nghiệp to lớn, chị Huyền như được tiếp thêm sức mạnh để hoàn thiện ước mơ. Cặp đôi cũng đang trong quá trình đăng ký kết hôn, chờ ngày chung nhà.

TheoDantri - Nguyễn Vy - Phan Hằng

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh

 Việt Nam đã có 7 Danh nhân được UNESCO vinh danh gồm Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Việt Nam với bề dày lịch sử văn hóa lâu đời đã sản sinh ra những danh nhân xuất chúng, góp phần định hình bản sắc dân tộc. Trong số đó, 7 nhân vật tiêu biểu đã được UNESCO vinh danh vì những cống hiến vượt thời đại.
UNESCO đã thông qua các nghị quyết vinh danh và kỷ niệm năm sinh, năm mất của 7 danh nhân tiêu biểu Việt Nam. Cụ thể: Kỷ niệm 600 năm ngày sinh Danh nhân Nguyễn Trãi (1980); 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990); 250 ngày sinh Danh nhân Nguyễn Du (2015); 650 năm ngày mất của Nhà giáo Chu Văn An (2019); 200 năm ngày sinh của Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (2021); 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của Nữ sỹ Hồ Xuân Hương (2021) và 300 năm ngày sinh của Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (2023).

1. Người anh hùng toàn tài Nguyễn Trãi (1380–1442)
Nguyễn Trãi (hiệu Ức Trai) sinh năm 1380 tại kinh thành Thăng Long. Thân phụ ông, Nguyễn Phi Khanh, quê gốc làng Chi Ngại (nay thuộc phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau chuyển đến làng Ngọc Ổi (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội). Thân mẫu ông, Trần Thị Thái, là con gái quan Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 1
Chân dung Nguyễn Trãi, ảnh thờ tại Nhị Khê (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Thuở nhỏ, Nguyễn Trãi sống với ông ngoại tại Thăng Long và Côn Sơn. Sau khi ông ngoại qua đời, ông trở về Nhị Khê ở cùng cha. Nhờ sự dạy dỗ trực tiếp của cha và ông ngoại, Nguyễn Trãi sớm bộc lộ tài năng, đạo đức và ý chí lớn lao, đặt nền móng cho những cống hiến xuất sắc sau này.

Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh và được bổ nhiệm làm Ngự sử đài chánh trưởng dưới triều Hồ.

Khi giặc Minh xâm lược nước ta vào năm 1407, ông nuôi chí lớn cứu nước, cứu dân. Nguyễn Trãi tìm đến Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách để hiến kế và một lòng trung thành phò tá Bình Định vương Lê Lợi.

Ông trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Minh, đưa dân tộc đến thắng lợi. Sau khi đất nước được giải phóng, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô Đại cáo” – áng "thiên cổ hùng văn" bất hủ, khẳng định nền độc lập và vị thế tự chủ của dân tộc Việt Nam.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 2
Chân dung Nguyễn Trãi (Ảnh: Internet)

Nguyễn Trãi không chỉ là nhà chính trị thiên tài và nhà quân sự lỗi lạc, mà còn là người có đóng góp to lớn cho sự phát triển văn hóa, giáo dục và những giá trị nhân văn. Với tầm ảnh hưởng vượt thời đại, ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc Việt Nam và góp phần làm phong phú di sản nhân loại.

Ghi nhận những đóng góp xuất sắc và đa dạng của ông, năm 1980, nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh, UNESCO chính thức vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa thế giới. Đây là sự công nhận quốc tế về tài năng và tư tưởng lớn lao của ông, một biểu tượng văn hóa và nhân văn trường tồn.

2. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765–1820)

Nguyễn Du (1765–1820), tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh ra trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Mồ côi cha năm 10 tuổi và mẹ năm 13 tuổi, Nguyễn Du sớm phải đối mặt với những khó khăn, gian truân trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhờ truyền thống gia đình và khả năng thiên bẩm, tài năng văn học của ông sớm nảy nở và phát triển mạnh mẽ.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 3
Tượng Nguyễn Du cao 1,5m làm bằng đồng tại Khu di tích Nguyễn Du ở thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh (Ảnh: Đức Hùng)

Khi làm quan dưới triều Nguyễn, Nguyễn Du từng được cử đi sứ Trung Quốc. Những chuyến đi và trải nghiệm thực tế đã giúp ông tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, mở rộng tư duy, và để lại dấu ấn sâu đậm trong các sáng tác. Chính cuộc đời từng trải đã hun đúc nên những tác phẩm bất hủ, đưa Nguyễn Du trở thành một trong những nhà thơ lớn nhất của Việt Nam.

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du vô cùng phong phú, trải dài suốt cuộc đời ông. Ông để lại ba tập thơ chữ Hán lớn gồm Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm với gần 250 bài. Đặc biệt, tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất của ông – Truyện Kiều – đã trở thành biểu tượng đỉnh cao của văn học Việt Nam.

Di sản văn học của Nguyễn Du không chỉ là minh chứng cho tài năng thiên phú của đại thi hào mà còn là sự kết tinh của hàng nghìn năm văn hóa, văn học dân tộc, kết hợp với tinh hoa văn hóa khu vực Đông Nam Á. Tác phẩm của ông mãi trường tồn như một tài sản quý giá của nhân loại.

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã góp phần đưa văn học Việt Nam vươn ra thế giới, trở thành một phần tinh hoa của văn hóa nhân loại và khẳng định vị thế trên thi đàn quốc tế. Tác phẩm đã được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ, bao gồm Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, và nhiều ngôn ngữ khác, với hơn 60 bản dịch. 

3. “Y thánh của Việt Nam” Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720–1791) 

Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) quê cha ở Hưng Yên, quê mẹ tại Hà Tĩnh, không chỉ là nhà y học lớn mà còn là nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng xuất sắc. Sinh ra trong gia đình có truyền thống học vấn, ông sớm nổi tiếng thông minh, từng đỗ Tam trường và tham gia quân đội chúa Trịnh. Tuy nhiên, chứng kiến cảnh loạn lạc, ông quyết định rời chốn quan trường, về quê mẹ ở ẩn và bén duyên với nghề y sau lần được chữa bệnh bởi lương y Trần Độc.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 4
Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Ảnh: Internet)

Lê Hữu Trác say mê nghiên cứu y học, lấy hiệu danh "Hải Thượng Lãn Ông", biểu trưng cho lối sống thanh cao. Ông xây dựng nền tảng y học Việt Nam dựa trên tư duy độc lập, kết hợp lý luận Đông y với thực tiễn người Việt. Bộ sách “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” của ông gồm 28 tập, 66 quyển, được xem là tinh hoa y học, bao quát từ nội khoa, ngoại khoa đến y đức, vệ sinh và dinh dưỡng. 

Không chỉ cứu người, ông còn dạy học, viết sách, truyền bá y học, đào tạo thầy thuốc có đạo đức và tài năng. Năm 1781, ông được chúa Trịnh Sâm triệu ra kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán, sự kiện này được ghi lại trong “Thượng kinh ký sự”, phản ánh chân thực cuộc sống kinh thành Thăng Long hơn 200 năm trước.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 5
Tượng đài Hải Thượng Lãn Ông nằm tại Khu du lịch văn hóa- sinh thái Hải Thượng (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)

Hải Thượng Lãn Ông cũng là một nhà thơ tài hoa, sáng tác nhiều bài thơ, ca từ giản dị nhằm truyền tải y học đến mọi tầng lớp nhân dân. Ông mất năm 1791, được nhân dân và giới y học tôn là "Y thánh của Việt Nam", với di tích và miếu thờ ở nhiều nơi để tưởng nhớ sự nghiệp vĩ đại của ông.

4. Anh hùng giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890–1969)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là khởi nguồn cho niềm tin tất thắng cho cuộc đấu tranh vì độc lập và phát triển của Việt Nam. Với khát vọng cháy bỏng, Người bôn ba tìm đường cứu nước, nhận ra chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng các dân tộc bị áp bức. Dưới sự lãnh đạo của Người, dân tộc Việt Nam lập nhiều thắng lợi vĩ đại, giành lại độc lập từ tay đế quốc, thực dân và mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 6
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất (Ảnh: Internet)

Với những thắng lợi lịch sử, Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã vươn mình thành quốc gia độc lập, tự do, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nhân dân từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân đất nước, còn Việt Nam từ nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với vị thế ngày càng quan trọng trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà lãnh đạo kiệt xuất mà còn là nhà văn hóa, nhà giáo dục lớn. Người đã dành cả đời mình cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ người Việt Nam mới, giúp nâng cao tri thức và văn hóa của dân tộc.

Sự nghiệp vĩ đại ấy luôn gắn liền với tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hướng đến mục tiêu giải phóng dân tộc và xây dựng con người Việt Nam hiện đại, tiến bộ.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 7
(Ảnh: TTXVN)

Với khát vọng cháy bỏng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua tư tưởng và hành động thực tiễn, Người không chỉ dẫn dắt Việt Nam giành độc lập, mà còn góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Năm 1987, UNESCO đã thông qua Nghị quyết 24C/18.6.5, chính thức kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người vào năm 1990, vinh danh vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất”.

5. Nhà giáo dục kiệt xuất Chu Văn An (1292–1370)

Chu Văn An (tự Linh Triệt) sinh ra tại thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông được mệnh danh là "người thầy của mọi thời đại" nhờ những đóng góp lớn lao cho nền giáo dục Việt Nam.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 8
Tượng thờ Chu Văn An tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Ảnh: Wikipedia)

Trong suốt cuộc đời, ông theo đuổi triết lý giáo dục nhân văn, đề cao sự bình đẳng trong học tập, không phân biệt giàu nghèo. Ông khuyến khích học tập gắn liền với thực hành, nhấn mạnh việc học suốt đời nhằm phục vụ xã hội.

Tư tưởng giáo dục tiến bộ của Chu Văn An không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ người Việt mà còn góp phần làm giàu thêm giá trị nhân văn trong khu vực. Những quan điểm của ông vẫn còn phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện đại, hướng đến xây dựng một xã hội phát triển bền vững và công bằng.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 9
Chu Văn An là người chính trực, không màng danh lợi (Ảnh: Internet)

Chu Văn An là người chính trực, không màng danh lợi. Ông đỗ Thái học sinh thời Trần Minh Tông nhưng không ra làm quan mà về quê mở trường Huỳnh Cung dạy học. Nhiều học trò của ông thành đạt, như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, đều đỗ Thái học sinh và giữ chức vụ cao trong triều đình. Ông không chỉ dạy chữ mà còn giáo dục đạo đức của bậc trí nhân quân tử. Uy tín của ông lớn đến mức vua Trần Minh Tông mời ông làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, dạy các hoàng tử, trong đó có Trần Hiến Tông.

Dù chọn nghề giáo, Chu Văn An không lẩn tránh thời cuộc như nhiều người mà nhập thế với tinh thần Nho giáo, đóng góp qua con đường đào tạo nhân tài. Nhân cách và sự nghiệp của ông được sử sách ghi nhận, lưu truyền qua các di tích như đền Thanh Liệt, Huỳnh Cung, Văn Điển, và Phượng Sơn (Hải Dương). 

6. Ngọn cờ thơ ca yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1822–1888)

Nguyễn Đình Chiểu, hay còn gọi là Cụ Đồ Chiểu, tự Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ Hối Trai, sinh ngày 1/7/1822 tại làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Quận 1, TP. Hồ Chí Minh).

Nguyễn Đình Chiểu dù không thể nhìn thấy ánh sáng nhưng sở hữu trái tim sáng chói và tầm nhìn sâu sắc về thế nhân. Ông kiên quyết chống lại thế lực đen tối bằng ngòi bút tài hoa, để lại nhiều tác phẩm mang đậm tính nhân văn như Lục Vân Tiên, Dương Từ-Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp và các bài thơ, văn tế nổi tiếng: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn điếu Trương Định…

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 10
Tượng Nguyễn Đình Chiểu tại Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) (Ảnh: Nguyễn Lâm Duy Quý) 

Tác phẩm Lục Vân Tiên thể hiện triết lý đạo nghĩa, ca ngợi cái tốt, phê phán cái xấu với tinh thần Nho giáo được cách tân, gần gũi đời sống Nam Bộ. Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc đánh dấu ông là người mở đầu dòng văn học yêu nước, kính trọng người nông dân như anh hùng trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.

Trọn đời, Nguyễn Đình Chiểu dạy học, truyền thụ đạo lý và nhân cách Việt Nam, đồng thời hành nghề y, tận tụy cứu người. 

7. Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là nữ thi sĩ nổi bật và tiêu biểu của văn học Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 11
"Bà chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương (Tranh của họa sĩ Bá Siếu)

Bà được coi là một hiện tượng độc đáo trong nền văn học nước nhà, dám viết lên những điều mà nhiều nhà thơ cùng thời không dám đề cập. Thơ của Hồ Xuân Hương mang phong cách riêng, đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam và có sức lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới.

Thơ Hồ Xuân Hương mang tư tưởng nhân văn sâu sắc, đấu tranh đòi quyền sống, quyền yêu, và hạnh phúc, đặc biệt cho phụ nữ. Con người trong thơ bà hiện lên với những nhu cầu trần thế, chính đáng, khẳng định quyền bình đẳng, quyền yêu thương, và được sống tự do. Tiếng nói nữ quyền vang vọng trong các tác phẩm như Bánh trôi nước, Thiếu nữ ngủ ngày, Động Hương Tích, hay Lấy chồng chung.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 12
Chân dung nữ sĩ Hồ Xuân Hương (Tranh: Tạ Tâm)

Bên cạnh đó, Hồ Xuân Hương mạnh mẽ phê phán chế độ phong kiến, giáo lý Nho giáo và những hủ tục kìm hãm con người, tạo ra bất công giới. Bà táo bạo khơi dậy ý thức phản kháng xã hội, vừa khích lệ khát vọng

TheoInternet