Ngày 27.7

Hôm nay ngày 27.7 là ngày truyền thống nhớ ơn các anh hùng, liệt sỹ, đồng bào chiến sĩ đã góp phần xương máu bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam.

Blog gia đình cụ Quang

Chúc mừng sinh nhật Will Cook 27.7...

Mừng anh Will Cook, chảng rể người Mỹ của ông bà Lương Phương Phu quân chị Ngô Mai Anh hôm nay thêm tuổi mới (27.7). 

Chúc sinh nhật vui vẻ, nhiều may mắn, hạnh phúc, gia đình ngày càng tăng tiến.

BloggiađinhcụQuang

Chuyến đi lịch sử

Cách đây đúng 13 năm từ ngày 18 đến ngày 20.7.2008 chi họ đã có chuyến đi nghỉ Tuần Châu, du thuyền Hạ Long với sự có mặt của các vị cao niên tiền bối Lê Uy Vệ và Đoàn Hải mừng bà Lê Quang Minh và ông Phạm Vĩnh Tiến vào tuổi 60.

Vĩnh Thắng

Tự sự

 


Chiều nay mưa lại miên man

Giọt thương, giọt nhớ vỡ tràn giọt mong

Giọt nào nhỏ xuống má hồng?

Giọt nào nhỏ xuống giữa lòng người thương?

Giọt nào thành giọt lệ vương?

Giọt mơ nhỏ xuống thành nguồn tương tư

Giọt nào là giọt thật hư?

Lê Lan

Đọc Dân Trí

Ông Lê Kiên Thành, con trai cố TBT Lê Duẩn: Những khó khăn của Sài Gòn trong đại dịch có lẽ mới chỉ bắt đầu, nhưng kể cả khi Sài Gòn khó khăn thêm 1.000 lần nữa, chắc chắn cả nước cũng sẽ sẵn sàng vì Sài Gòn mà cho đi thêm 1.000 lần nữa.

Tuần trước, tờ báo tôi hay đọc mỗi sáng có câu chuyện về chị nông dân nghèo ở huyện vùng biên Hướng Hóa - Quảng Trị chở con lợn 120 kg ra UBND xã để ủng hộ người Sài Gòn, dù tôi nghĩ, chị nghèo hơn phần lớn người dân ở thành phố đó.

Tuần này, bạn bè tôi ở miền Bắc quyên góp tiền để mua máy thở tặng cho các  bệnh viện đang điều trị bệnh nhân Covid-19. 10.000 y bác sĩ và nhân viên y tế đã được điều động để chi viện cho Sài Gòn - TPHCM.1/4 trên tổng số vắc xin mà Việt Nam hiện có đều dành để tiêm cho người dân Sài Gòn. Cả đất nước đều đang vì Sài Gòn, dành những gì tốt nhất cho Sài Gòn giữa những ngày dịch bệnh.

Nếu không tính đến những năm tháng thiếu ăn, thiếu mặc thời bao cấp, thì có lẽ những ngày này là những ngày khó khăn nhất của thành phố này kể từ sau ngày đất nước thống nhất. Vì từ khi tôi chuyển vào sinh sống ở nơi này từ năm 1989 đến giờ, tôi không có ký ức nào về việc Sài Gòn phải nhận sự hỗ trợ từ từng tấn cá khô, đến từng xe rau củ như những ngày tháng 7 năm nay.

Bao năm qua, thành phố này vẫn luôn là trái tim, là trụ cột kinh tế, là nơi đóng góp 30% tổng thu ngân sách của cả nước. Có lẽ vì đã quá lâu rồi, Sài Gòn không cần được giúp đỡ, nên lúc ngày thường, có vài người vẫn hay băn khoăn khi thấy thành phố này phải gánh vác trên vai quá nhiều trách nhiệm mà không được nhận lại gì.

Nhưng họ cũng quên là, từng có những năm tháng, cả đất nước này đã cùng nhau gánh vác miền Nam, gánh vác Sài Gòn trong suốt những năm dài chống Mỹ.

Tôi nhớ, năm 1983, Ba tôi - cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đại diện cho Bộ Chính trị dự Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ 3. Thời điểm đó, không chỉ TPHCM, mà cả đất nước đều đang phải vật lộn với những năm tháng khó khăn và thiếu thốn thời bao cấp. Đâu đó đã có những ý kiến muốn tách thành phố ra khỏi cơ chế vận hành chung để tự vươn lên.

Vì thế, trong bài phát biểu tại Đại hội, Ba tôi đã nói: "Vì cả nước, cùng cả nước, Sài Gòn hôm qua đã được giải phóng. Vì cả nước, cùng cả nước, TPHCM hôm nay nhất định sẽ vượt qua khó khăn và tiến lên…".

Ông bảo, trong bất cứ hoàn cảnh nào, TPHCM là một phần không thể tách rời của Việt Nam, sẽ vì nhau mà hy sinh, cùng nhau mà tiến lên, thời chiến đã như vậy và thời bình nhất định cũng phải như thế.

Trong chiến tranh, người miền Bắc vì dồn sức cho cuộc chiến giải phóng miền Nam mà sẵn sàng bỏ ra tất cả những gì mình có, mà Sài Gòn là điểm đầu tiên của cuộc Kháng chiến chống Pháp và cũng là điểm cuối cùng của cuộc Kháng chiến chống Mỹ, là nơi chứng kiến những sự hy sinh cuối cùng trước giờ phút đất nước thống nhất.

Hồi đó, cứ đi vào chiến trường miền Nam đồng nghĩa với việc đi đến cận kề cái chết, nhưng những ngày còn sống ở miền Bắc, tôi luôn thấy thật kỳ lạ vì ngày ra trận, gương mặt ai cũng mang theo nụ cười rạng rỡ.

Những bà mẹ miền Bắc đã mất con, những người lính đã ngã xuống  ngay cửa ngõ Sài Gòn trước ngày độc lập, họ không bao giờ băn khoăn về việc liệu mình có phải cho đi quá nhiều. Với họ, sự hy sinh này như một lẽ đương nhiên, vì miền Nam cần sự hy sinh của họ, đất nước cần sự cống hiến của họ.

Đó là những hình ảnh tôi ghi nhớ suốt đời mình, nên dù là công dân của thành phố này hơn 30 năm qua, tôi chưa bao giờ thắc mắc khi Sài Gòn phải là trụ cột của đất nước. Vì tôi hiểu rằng, chỉ cần Sài Gòn cần, cả nước sẽ không ngại ngần vì Sài Gòn mà dang tay che chở.

Nhìn cả nước chắt chiu những liều vắc xin quý giá có được dành cho Sài Gòn trong những ngày này, nhìn các bác sĩ khắp nơi về chi viện cho Sài Gòn trong những ngày này, tôi cảm động, nhưng không thấy ngạc nhiên.

Có thể nhiều người nói, Sài Gòn được chi viện tối đa như thế vì Sài Gòn là cột trụ, là 1/3 sức mạnh kinh tế của cả nước. Nhưng tôi tin rằng, nếu như Sài Gòn không phải là thành phố giàu có nhất, mà là nơi nghèo nhất đất nước này, thì cả nước cũng vẫn sẽ dốc sức vì Sài Gòn như thế.

4 đợt dịch Covid-19 ở Việt Nam, tôi cũng chứng kiến những điều tương tự: Khi dịch bùng lên ở Đà Nẵng, cả nước dồn vào tập trung ủng hộ Đà Nẵng. Khi dịch bệnh căng thẳng ở Bắc Giang, tất cả không tiếc sức mình chi viện cho Bắc Giang. Và hôm nay, đến lượt Sài Gòn nhận được sự giúp đỡ đó.

Những khó khăn của Sài Gòn trong đại dịch này có lẽ mới chỉ bắt đầu, nhưng kể cả khi Sài Gòn khó khăn thêm một nghìn lần nữa, thì chắc chắn cả nước cũng sẽ sẵn sàng vì Sài Gòn mà cho đi thêm 1.000 lần nữa. Ngày mai, nếu cả nước gặp khó khăn 1.000 lần, thì Sài Gòn cũng sẽ không chần chừ vì cả nước mà hy sinh 1.000 lần.

Tôi vốn định nói lời cảm ơn với người nông dân ở Quảng Trị đã ủng hộ Sài Gòn con lợn 120 kg, với những người Hà Nội đã góp tiền ủng hộ cả trăm cái máy thở cho Sài Gòn, với những người dân đã nhường quyền được tiêm vắc xin trước cho Sài Gòn mà không hề thắc mắc, vì nhờ họ, những người Sài Gòn chúng tôi biết là mình không cô đơn giữa dịch bệnh.

Nhưng tôi nghĩ, lời cảm ơn này có lẽ không cần nói ra, vì đây là những việc người một nước đương nhiên sẽ làm vì nhau.

Nội dung: Tiến sĩ Lê Kiên Thành

(Phạm Lê tham khảo)

Những điểm nhấn ở Lễ khai mạc Olympic 2020

 

 Những điểm nhấn ở lễ khai mạc Olympic 2020

Nỗ lực của các VĐV, sự kết nối quá khứ - hiện tại, thông điệp hoà bình và trình diễn nghệ thuật ánh sáng, công nghệ là điểm nhấn trong lễ khai mạc Thế vận hội Tokyo 2020 tối 23/7.

Lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 bắt đầu bằng màn bắn pháo hoa trên mái vòm sân vận động. Thế vận hội lần thứ 32 trong lịch sử diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, phải lùi một năm vì Covid-19, và không đón khán giản vào xem vì nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ngay trong lễ khai mạc, trên sân có sức chứa 80.000 người, chỉ có khoảng 1000 người, là thành viên ban tổ chức, Uỷ ban Olympic Quốc tế (IOC), các quan chức và khoảng 6000 VĐV, HLV tham dự.

Dịch bệnh bùng phát và các đợt giãn cách khiến nhiều VĐV phải tập luyện một mình, thiếu thực tiễn thi đấu, cọ xát trong khoảng một năm rưỡi. Nhưng niềm đam mê, khát vọng được tham gia tranh tài ở sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh là những sợi dây gắn kết các VĐV trên toàn thế giới, tạo động lực để họ vượt qua mọi khó khăn trở ngại để giành quyền đến với Tokyo 2020.

Tinh thần này được khát quát qua tiết mục biểu diễn mô phỏng cảnh một VĐV đánh mất động lực trong lúc tập luyện rồi sau đó tìm lại nó nhờ động lực từ bên trong.

Lần thứ hai Nhật Bản và Tokyo đăng cai một kỳ Olympic. Sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại được nước chủ nhà thể hiện bằng màn trình diễn giới thiệu năm vòng tròn đan xem biểu tượng của Olympic. Gỗ dùng để làm nên những vòng tròn hôm nay lấy từ cây được các VĐV quốc tế đến Tokyo dự Thế vận hội 1964 gieo mầm.


Phần diễu hành của các đoàn VĐV được bắt đầu theo truyền thống, với đoàn đầu tiên là Hy Lạp - quê hương của phong trào Olympic. Nhưng kế sau đó là một nét mới, lần đầu tiên xuất hiện ở Thế vận hội. Theo đó, các đoàn tiếp theo sẽ lần lượt xuất hiện với tên mỗi đoàn theo thứ tự trong bảng ký tự Kana trong tiếng Nhật, thay vì thứ tự Alphabet như 31 kỳ Thế vận hội trước.


Kình ngư Nguyễn Huy Hoàng và VĐV điền kinh Quách Thị Lan dẫn đầu các VĐV Việt Nam tiến vào sân vận động. Đồng hành cùng họ là sáu VĐV khác, trong đó có kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên.

Trong lúc các đoàn diễu hành, khẩu hiệu của Olympic Tokyo 2020 hiện lên nỗi bật trên nền trắng: "Nhanh hơn - Cao hơn - Mạnh hơn - Cùng nhau".

Nước chủ nhà còn gây ấn tượng mạnh bằng màn trình diễn khó tin của thiết bị bay điều khiển từ xa (drones). 1824 chiếc drones bay trên bầu trời Tokyo và dần chụm lại, tạo hình quả địa cầu trên sân Olympic.

Dàn đồng ca trẻ trình bày nhạc phẩm bất hủ "Imagine" của huyền thoại John Lennon và vợ ông, một nghệ sĩ Nhật Bản - Yoko Ono. "Hãy tưởng tượng mọi người đều chung sống trong hoà bình"... lời bài hát nói lên khát vọng hoà bình của nhân loại.

Một cơn mưa "những chú chim bồ câu bằng giấy" được thả xuống sân Olympic trong phần trình diễn này. Kiến tạo một thế giới hoà bình và tốt đẹp hơn thông qua thể thao là thông điệp giàu ý nghĩa nhất của Olympic.

Olympic Tokyo 2020 có cả thảy 33 môn thể thao, với 339 nội dung tranh huy chương. Lần lượt từng môn thể thao được nước chủ nhà minh hoạ sinh động qua màn trình diễn tạo hình với giấy của các nghệ sĩ.

Tay vợt nữ Naomi Osaka nhận vinh dự mang ngọn lửa thiêng Olympic lên đài cao và thắp sáng ngọn đuốc của Thế vận hội 2020.

Naomi Osaka thắp đuốc Olympic Tokyo 2020  

Osaka, có mẹ người Nhật, bố người Haiti, là một biểu tượng cho khát vọng học hỏi, hội nhập với thế giới rồi vươn lên đỉnh cao của thể thao Nhật Bản. Cô được cha đưa sang Florida, Mỹ học quần vợt từ năm tám tuổi. Hiện tại, ở tuổi 23, Osaka thuộc số tay vợt nữ hay nhất thế giới, sở hữu bốn danh hiệu Grand Slam.

Để tạo điều kiện cho Osaka thực hiện nghi thức châm đuốc trong lễ khai mạc, ban tổ chức đã dời lịch đấu của tay vợt này. Theo đó, trận vòng một giữa Osaka với Zheng Saisai sẽ diễn ra vào ngày 25/7, thay vì 24/7 như lịch ban đầu.


Lễ khai mạc khép lại bằng một màn trình diễn pháo hoa rực rỡ nữa. Ngoài một số môn đã thi đấu trước để đảm bảo kịp tiến độ giải, từ ngày mai, các đoàn thể thao sẽ đồng loạt ra quân. Olympic Tokyo 2020 có 11.326 VĐV đua tài, tranh 339 bộ huy chương ở 33 môn thể thao.


Ảnh: Reuters, AP, AFP, Olympics(TheoVNexpress.net)



Đọc báo Hà Nội mới (HNMO)

(HNMO) - Theo Công điện số 15/CĐ-CTUBND ngày 18-7-2021 của UBND thành phố Hà Nội, kể từ 0h ngày 19-7-2021, thành phố Hà Nội áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn địa bàn, mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết; thực hiện nghiêm thông điệp 5K; không tụ tập quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện...

Từ 0h ngày 22-7-2021, Hà Nội tổ chức cách ly tập trung tại các địa điểm cách ly tập trung trên địa bàn thành phố đối với toàn bộ người về từ các địa phương có dịch đang thực hiện giãn cách xã hội, trừ các lực lượng phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Vĩnh Thắng sưu tầm

ĐỪNG ĐỂ THÊM HÀ NỘI BỊ TỔN THƯƠNG!

Dừng tất cả hoạt động không thiết yếu, không tụ tập quá 5 người ngoài công sở, ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết, làm việc luân phiên 50%; không tổ chức đám cưới, đám tang không quá 30 người… đó là những điểm mới nhất trong công điện khẩn của Hà thành!

Chính quyền đã nâng mức chống dịch lên mức gần như cao nhất, quan trọng bây giờ là ý thức chấp hành của chúng ta. Hà thành đang có dấu hiệu tăng nhiệt khi liên tiếp xuất hiện các ca nhiễm mới ngoài cộng đồng, có những chùm chưa xác định được nguồn lây.

Phải chăng Covid vừa tấn công thành phố Hồ Chí Minh, vừa đánh vu hồi vào Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh đã bị tổn thương rồi, phải cố giữ lấy hậu phương Hà Nội để còn chi viện cho tuyến đầu miền Nam!

Mong lắm ý thức của mỗi người chúng ta, chứ cứ như anh gì trong Nam, vẫn vô tư tập thể tục, không đeo khẩu trang,bất hợp tác thì nguy cơ thất thủ rất lớn.

Giặc ở ngay bên cạnh ta, tử thần rình rập ngay bên cạnh ta, hãy vì mình, vì gia đình, vì đất nước mà chúng tay đẩy lùi Covid.

Nguyễn Xuân Thảo

(Facebook ngày 20.7)

Tiễn đưa bà Phi

Sáng thứ năm ngày 6.6 Tân Sửu (15.7.2021), nhằm ngày lành tháng tốt gia đình đã làm lễ tiễn đưa bà Ngô Thi Phi về nới an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa Trang làng Dương Nội, Hà Đông.

Anh Vũ Anh Tuấn trưởng nam nhà bà Phạm Kim Nhu đã tới dự lễ tiễn đưa. Các thành viên chi họ do tuổi cao, bệnh tật và bận công việc không có mặt đã gửi lời chia sẻ cầu chúc bà siêu thoát nơi cực lạc.

Do máy tính bị trục trặc, blog hôm nay mới đưa tin muộn mong được lượng thứ.

Phạm Vĩnh

Bà Phi về nơi an nghỉ mới

 Ngày 15.7.2021 gia đình đưa bà phi vè nới an nghỉ mới, xin có vài lời chia sẻ.

Ngọc Cường về nước chưa lâu

Đưa mẹ về nơi Vĩnh Hằng

Tấm lòng hiếu thảo nghĩa tình

Bà Phi phù hộ cháu con phương trưởng

Kim Anh

Tóm tắt tình hình dịch bệnh

Như vậy, tính đến 12h30 ngày 12/7, Việt Nam có tổng cộng 29.656 ca ghi nhận trong nước và 1.934 ca nhập cảnh. Số ca điều trị khỏi: 9.275/29.656 ca. Số ca tử vong: 123 ca.

(Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 28.086 ca, trong đó có 6.501/28.086 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh).

Có 12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Nam Định, Lào Cai, Quảng Ninh.

Có 8 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Bắc Kạn, Cần Thơ, Thừa Thiên - Huế, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Kiên Giang, Đắk Nông, Quảng Nam.

Hiện nay Tp HCM là trọng điểm bùng phát dịch lớn nhất cả nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân cả nước luôn sát cánh bên cạnh Thành phố với quyết tâm chiến thắng dịch bệnh, vì sức khỏe của nhân dân, vì sự phát triển của Thành phố. Chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực cùng thành phố ngăn chặn, đầy lùi khống  chế dịch bệnh.

Vĩnh Thắng sưu tầm

 

 

 

Italy vô địch EURO2020

 


Hòa 1-1 nhưng Italy(áo xanh ) thắng Anh trong đá luân lưu 3 - 2 trở thành vô địch Euro 2020

VideoMannhanTV

Chúc mừng Bố

“”55 năm tuyệt đối trung thành và cống hiến hết mình vì sự nghiệp của Đảng. Hôm nay người Đảng viên lão thành đã vô cùng xúc động khi được nhận danh hiệu cao quý này

P/s: Vì sức khoẻ đặc biệt nên các cấp Đảng uỷ đã đến tận nhà trao tặng huy hiệu.

Xin chân thành cảm ơn.””

Con gái Minh Nguyệt

Tự sự ngày thêm tuổi mới

BẢY BA hay là ... ba bảy đây?
BÔ LÃO rồi mà ... cứ mê say
Ăn, ngủ, tập, xem...không biết chán
Bệnh ư, thôi kệ ... ĐÁT ĐẾN NGÀY
GIA ĐÌNH êm ấm thật là hay
Người tài chưa phải cũng tiếc thay
Nằm dài chờ sung chưa đến nỗi
Lý lẽ riêng, chung học hàng ngày ...
CÁM ƠN TẤT CẢ hôm nay
Đời được như vậy là MAY cho mình ...
Phạm Nhân
07.07.2021

Mừng ông Tiến 73 tuổi.


Ông Tiến - bút danh Phạm Nhân.

Gieo vần cảm xúc tình thân, đời thường.

Tình thân chi họ bao đời.

Chung lòng, một ý nhớ lời khắc sâu.

Vĩnh Thắng

CHỊ ƠI,

Chị TÁM LĂM TUỔI hôm nay

Tuổi xưa nay hiếm, mốc này vượt xa

CHI HỌ ĐỆ NHẤT LÃO BÀ

Chỉ cần Ừ HỨ... cả nhà đều theo

Đường đời vách núi cheo leo

Thách ghềnh đến mấy cũng chèo vượt qua

Tuổi thơ tai họa thật là

Tưởng không qua khỏi cả nhà xót thương

Chăm ngoan vững bước đến trường

Bà Nội, Bà Ngoại yêu thương nhất nhà

Con ong chăm chỉ thật thà

Vào đời cứ thế tiến xa trong ngành

Chiến tranh, nghèo đói hoành hành

Ngày đêm bom đạn xung quanh nơi làm

Riêng chung mọi việc sẵn sàng

Cùng Chồng gánh vác chẳng màng công danh

LÀM THƠ từ thủa đầu xanh

Đến nay NGÒI BÚT VẪN THÀNH CHỈ NAM

Dạy con dám nghĩ dám làm

Tu nhân tích đức ngày càng thành công

Chị ơi, Chị có biết không

Viên mãn như Chị - ước mong nhiều người

Đến nay Chị có thể cười

Mừng cho con cháu đường đời hanh thông

Xa gần Chi Họ ngóng trông

Chị luôn khỏe nhé, thong dong tháng ngày

Các Em, Con, Cháu hôm nay

Đồng thanh CHÚC CHỊ NGÀY NGÀY BÌNH AN.

Phạm Nhân

Mừng hai bà cháu thêm tuổi mới

Bà Anh, Đavid sinh nhật hôm nay.(*)

Vào ngày Cô Vid lây lan nhanh

Liên hoan, họp mặt đành phải hoãn

Nhờ qua tin nhắn “Chúc bình an 

Vĩnh Thắng

(*)Bà Anh tuổi 85 (6.7.1936); Đavid tuổi 29 (6.7.1992).

Chuyện về bức ảnh quí

Năm nào cũng vậy cứ đến ngày 5.7, tôi lại mở tấm ảnh duy nhất thời gian gần 19 năm quân ngũ ra ngắm lại nhớ tới ngày nhập ngũ (5.7.1963). Năm nay là đã 58 năm.

Hàng ngồi bên phải là ông Nguyễn Văn Bắc học sinh giỏi toán Hà Nội, năm 1969 là giảng viên ĐHKTQS dạy tôi môn siêu cao tần. Ông bên trái hàng ngồi là Mai Anh con chủ hiệu ảnh Phương Đông đối diên Tháp Bút Bờ Hồ. Rất tiếc ông Bắc đã ra đi được hơn 15 năm, còn ông Mai Anh một năm nay lâm bệnh nghỉ dưỡng tại nhà.  

Bức ành hiếm quí này được chụp tại hiệu ảnh Phương Đông vào năm 1964, khi chúng tôi vào tuổi 19 và đã ở quân ngũ được một năm (*).

Phạm Lê



Tâm tình của mẹ trẻ MINH TRANG


 Khi tâm hồn vẫn muốn được trẻ trung, ham vui như thời sinh viên...

Nhưng đập vào mắt những khoảnh khắc thực tế này mới nhận ra là đã cận kề trung niên, BILL con trai lớn sắp cuối cấp 2... mà chợt thấy lòng ngổn ngang

VideoMT


Chào sự kiện tháng 7.

Chào mừng Vĩnh Tiến tuổi bảy ba

Là người cao tuổi chứ chưa già

Gắn bó bên bạn đời Minh Phượng

Nhà thơ, nhà lí luận sâu xa

Đã lâu chú chẳng màng bôn ba

Vui thú đoàn viên tựa triết gia

Làm thơ lên mạng soi tin tức

Hỗ trợ mọi người hiểu biết thêm

*****   

Mừng cháu Đa Vít tròn hai chín

Sự nghiệp, gia đình được hanh thông

Chúc hai ông cháu luôn vui khỏe

Ông Tiến mong con cháu về nhà

*****

Tưởng nhớ Ông nội Phạm Chi Lễ

Cụ tổ họ Phạm Vĩnh – nhà 53

Kim Anh

 

 

Khi cùng bảng đấu với Trung Quốc

Được tin cùng bảng đấu với Trung Quốc tranh vé Vòng loại 3 Word Cup 2021 gây nhiều cảm xúc trong khán giả và cả các Tuyển thủ Quốc gia.

Trung vệ Đội Việt Nam, người nổi tiếng với hình ành cắm lá Quốc kì trên nền băng tuyết tại sân vận động Thường Châu 2018 chia sẻ: “Thua đội nào thì thua chứ tuyệt đối không để thua Trung Quốc. Chúng tôi sẽ tập trung vào đối thủ Trung Quốc. Bởi đấy là một trận rất hấp dẫn. Các cầu thủ sẽ cố gắng rèn luyện để có trạng thái tốt nhất, đấu pháp hợp lý trước đối thủ. Đến bây giờ, khoảnh khắc tôi cắm lá cờ Việt Nam tại Thường Châu, Trung Quốc sau trận chung kết U23 châu Á 2018 trên nền tuyết trắng xoá vẫn rất cảm xúc và xúc động”.

Vãn biết đá bóng là môn thể thao đối kháng phụ thuộc nhiều vào yếu tố, việc đội ta có thắng được Trung Quốc hay không ngoài yếu tố tinh thần còn cá yếu tố kĩ thuật và cả mau mắn nữa. Không ai có thể dám chắc 100% đội ta sẽ thắng, nhưng về tinh thần vè ý chí thì Duy Mạnh nói đúng, không thể thua Trung Quốc khi họ luôn coi thường chúng ta.

Vĩnh Thắng

PHÓNG VIÊN ANH NÓI VỀ HIỆN TƯỢNG LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG.

Sưu tầm trên mạng có bài viết :Theo John (phóng viên người Anh thường trú tại Việt Nam) có lẽ trên thế giới này hiếm có một dân tộc nào lại yêu quý lá Quốc Kỳ của dân tộc mình hơn người dân Việt Nam...

Ông viết: ""Tôi đã từng tác nghiệp khắp nơi trên thế giới- nhưng khi đến Việt Nam thì mới thực sự choáng ngợp về người dân nơi đây .

Ngày Tết - khắp nơi trên cả nước Việt Nam treo cờ , ngày Quốc Khánh , ngày Giải Phóng Miền Nam 30/4 , ngày lễ hội truyền thống ở địa phương... đặc biệt nhất là những khi đất nước này có dịp ăn mừng về đội tuyển bóng đá của họ sau mỗi trận đấu hoặc khi đón đoàn cầu thủ từ nước ngoài trở về...

Ở đâu cũng thấy cờ đỏ sao vàng, ở đâu cũng thấy những khuôn mặt hân hoan rạng ngời- không kể thanh niên mà có cả người già , trẻ em...

Tôi nghĩ : Việt Nam không phải là một quốc gia quá hâm mộ bóng đá - nhưng phải thừa nhận họ quá hâm mộ lá cờ đỏ sao vàng- bởi vậy cho nên họ chỉ đợi những dịp nào đó để họ có lý do, có cái cớ ... để được mang lá cờ của mình ra cùng hò hét với mọi người...

Tôi đã từng đi lọt vào giữa biển người , biển cờ trong những đêm Hà Nội không ngủ - tôi mới cảm nhận rằng ở đất nước này có một tinh thần dân tộc vô cùng to lớn- tinh thần đó không thể nào là tự phát, không thể chỉ có được một vài trăm năm- tinh thần đó chắc chắn đã có trong mỗi con người ở dân tộc này từ ngàn đời vì vậy mới thấm được ... như một thứ văn hoá truyền thống được kế thừa từ đời này qua đời khác ...

Đó chính là một tinh thần đoàn kết - người dân họ chỉ mượn sự kiện để được cầm cờ, mượn được cầm cờ để được hoà mình vào không khí gắn bó tinh thần dân tộc triệu người như một - Chắc cũng bởi thế cho nên ... dân tộc này mới đánh đuổi tất cả những giặc ngoại xâm hùng mạnh nhất ra khỏi bờ cõi..."

Lời tâm sự: Đọc xong đoạn viết trên tôi nhận ra chính mình cũng rất thích treo cờ tại nơi ở của mình vào những dịp Lễ, Tết chính thức của Nhà nươc. Không những thế tôi còn ngó quanh ngõ xóm nhìn lá cờ trước các tòa nhà với niềm thú vị khó tả. 

Từ hồi nhỏ tôi đã chứng kiên cụ Quang mấy ngày trươc Lễ, Tết đã đem lá cờ ra kiểm tra, rồi là phẳng phiu rất cẩn thận. Thế rồi ngày nay tôi cũng lặp lại y hệt như thế.

Vĩnh Phạm sưu tầm

 

Số liệu dịch bệnh từ 27.4 tới 30/6/2021

 1,Tổng số ca 13.584 (khỏi 6.840, chết 81 ca.

-Nơi nhiều nhất Tp.Hồ Chí Minh 3.998 ca

-Ít nhất Cần Thơ, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Bạc Liêu (mỗi nơi 1 ca).

-14 tỉnh đã qua 14 ngày không có ca mới (Yên Bái, Quảng Trị, Huế, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Bạc Liêu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Phú Thọ và Hà Nam

2. Vaccines

-Quĩ ủng hộ vaccines thu được 7.810 tỷ VNđ

-Đã tiêm 3.776.980 người (tới 30/6)

3. Hà Nội 468 ca. Hiện đã quq 4 ngày không có ca mới.

Dịch bệnh có những yếu tố lây lan bất thường, ngườidân cần thực hiện chiến lược của Nhà nước phòng tránh lây lan 5K và Vaccines.

Vĩnh Thắng sưu tầm