Chuyện tình nước Anh



Hôm nay 29/4/2011 đám cưới thế kỷ của Hoàng gia Anh giữa Hoàng Tử William(con trai trưởng của Thái Tử Charles và Công nương Diana(đã mât) và cô dâu thường dân Kate Middleton sẽ diễn ra trọng thể lúc 11g London tại Tu viện Westminter, sau đó sẽ chuyển đến Cung điện Buckinggham để dự tiệc và ra mắt công chúng. Tham gia hộ tống có đoàn kỵ binh của Hoàng gia, mà việc bảo vệ an ninh đã đặt ra ở mức cao nhất, để đảm bảo cho lễ cưới được thành công được cả nước Anh và thế giới quan tâm theo dõi
Theo báo Thanh Niên : |
Hoàng tử William trao chiếc nhẫn đính kim cương và lam ngọc nổi tiếng của người mẹ quá cố Công nương Diana cho bạn gái với mong muốn tạo nên cuộc hôn nhân trọn vẹn nhằm tránh sai lầm của thế hệ trước. Tuy nhiên, chuyện hoàng tử chọn chiếc nhẫn đính hôn của người mẹ quá cố khiến nhiều người dấy lên cảm giác bất an. Chẳng phải chiếc nhẫn đó đã mang lại sự lừa dối, nỗi bất hạnh và trên hết là cái chết thảm khốc dưới đường hầm Stygian ở Paris của Công nương Diana vào năm 1997?
Thái tử Charles và Công nương Diana; Hoàng tử William và Kate - hình ảnh lặp lại sau 30 năm. Ảnh: House of Windsor |
Tình yêu vô vàn dành cho mẹ
“Chiếc nhẫn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với tôi”, Hoàng tử William giải thích trên đài ITN. “Đó là cách để mẹ có mặt trong ngày trọng đại nhất của tôi và trong nỗi hân hoan mà chúng tôi sẽ cùng nhau chia sẻ. Đây là cách để tôi giữ bà luôn gần gũi với những điều đó”, William nhấn mạnh.
Chiếc nhẫn đã gắn kết 2 người phụ nữ thương yêu nhất trong đời người kế vị ngai vàng nước Anh. Bằng cách trao nó cho hôn thê, hoàng tử trẻ quyết không để hình ảnh người mẹ yêu thương bị xóa bỏ khỏi bức tranh hạnh phúc của hoàng gia. Như lời chàng thiếu niên William lúc đó mới 14 tuổi đã an ủi mẹ khi bà bị tước mất danh hiệu Her Royal Highness vì ly dị Thái tử Charles: “Đừng buồn mẹ ạ, con sẽ phục hồi danh hiệu đó cho mẹ khi con làm vua nước Anh”.
Có thông tin rằng các cận thần chỉ được báo trước vài giờ về sự kiện hôm 16.11.2010 khi Hoàng tử William và hôn thê Kate chính thức tuyên bố họ đã đính hôn. Tuy nhiên, báo giới còn ngã ngửa hơn khi biết được ngày cầu hôn trên thực tế đã diễn ra cách đó khoảng 1 tháng, như William tiết lộ trong cuộc phỏng vấn đặc biệt trên đài ITN. Một cận thần từng thở dài nói hoàng tử đã quyết làm gì thì chẳng ai lay chuyển được, đúng tính cách của một người thuộc gia đình Spencer, ám chỉ Diana Spencer - tên thời con gái của Công nương Diana.
Trong cuộc phỏng vấn nổi tiếng trên đài BBC vào năm 1995, Công nương Diana từng kể lại rằng bà đã khuyên cậu con trai yêu dấu: “Nếu con tìm được người mình yêu suốt đời, con phải luôn gìn giữ và chăm sóc cô ấy, và nếu con may mắn có được người yêu mình thì phải bảo vệ tình yêu đó bằng mọi giá”. Và Hoàng tử William đã làm đúng theo lời mẹ dạy. “Chúng tôi đang mong đợi sẽ chung sống bên nhau đến suốt đời, và cùng đón nhận những gì tương lai sẽ mang đến”, hoàng tử nói.
Quan niệm về trinh tiết
Chính nhờ sự giáo dục của mẹ, Hoàng tử William đã trở thành một người đàn ông quyết đoán và tự quyết định mọi việc trong đời, để tránh hôn thê của mình trở thành một “Công nương Diana thứ hai”. Cách đây 30 năm, có một cô gái cũng xinh đẹp, tự tin và mạnh mẽ như Kate Middleton bây giờ bước vào Hoàng gia Anh để rồi tất cả kết thúc trong bi kịch.
Sắc đẹp và sự trinh trắng của Diana Spencer, khi đó mới 19 tuổi, được cho là yếu tố chủ chốt khiến Thái tử Charles quyết định lấy cô làm vợ vào năm 1981, dù khi ấy ông đang yêu một người khác tên là Camilla Shand, hiện là Công nương Camilla. Luật lệ bất thành văn của Hoàng gia Anh lúc đó rất rõ ràng: cô dâu của hoàng gia phải là cô gái trinh trắng, AP dẫn lời một số sử gia và nhà phân tích nước này cho hay. Tất nhiên chẳng có quy định thành văn nào về chuyện đó nhưng hoàng gia vẫn muốn tìm kiếm cô dâu trinh nguyên cho vua tương lai của nước Anh, để tránh trường hợp công nương mới có thể mang trong người giọt máu ngoại lai. Vì vậy, dù trái tim Thái tử Charles nghiêng hẳn về bà Camilla nhưng 2 người khi đó không thể nên duyên vì bà đã kết hôn trước đó.
Tuy nhiên, sau khi cưới Diana và có với nhau 2 mặt con, Thái tử Charles vẫn không thể nào quên được người tình cũ và dần bỏ bê công nương. Hoàng tử William đã trở thành bờ vai nương tựa của người mẹ đau khổ, như Công nương Diana từng khẳng định: “William là bạn tâm giao của tôi”.
Deborah Cohen, sử gia của Đại học Tây Bắc ở Chicago (Mỹ), nhận định thất bại trong cuộc hôn nhân của Thái tử Charles và Công nương Diana đã thuyết phục được Hoàng gia rằng những chuẩn mực cứng nhắc của họ không còn hợp thời nữa. Và cũng vì vậy, quan niệm về trinh tiết của Hoàng gia Anh đã thoáng hơn. Năm 2005, Thái tử Charles cuối cùng đã có thể kết hôn với người ông dành trọn con tim, Công nương Camilla, dù Nữ hoàng Elizabeth II vẫn không tham dự hôn lễ. Giờ đây, ngày trọng đại của William và Kate đang đến gần. Ít ai còn quan tâm đến chuyện họ đã ở chung dưới một mái nhà trong mối quan hệ kéo dài gần một thập niên. Cuối cùng, dường như Hoàng gia Anh đã nhận ra được rằng, sau 2 thập niên nhiều biến động trong cuộc sống hoàng tộc, việc trở nên cởi mở hơn sẽ mang lại nhiều hạnh phúc và nụ cười,
Thụy Miên
Tin vui từ Matxcơva
Được biết kì thi này luân phiên được tổ chức mỗi năm m
Năm nay có tất cả 200 thí sinh đến từ mọi niềm đất nước Nga về dự, chi phí toàn bộ cho cuộc thi kể cả việc đi lại ăn ở của thí sinh là do chính quyền các địa phương trang trải, các thí sinh không phải đóng một khoản kinh phí nào. Với kết quả 86 điểm lọt vào top 2, theo qui chế Vũ Tuấn Việt sẽ được cộng thêm 100 điểm nếu thi vào bất kì một trường đại học nào của Liên bang Nga.
Được biết chi họ ta vào năm 1997, cháu Mai Anh con gái của cặp Phương Lương cựu học sinh Amstecdam cũng đã đạt danh hiệu thứ nhì cuộc thi tiếng Anh toàn quốc dành cho HSPT (Hiện Mai Anh đang làm tiến sĩ tại Mỹ). Mới đây vào tháng 11 năm 2010 vừa rồi, cháu Tô Minh Thu cô con gái thứ của nhà Lê Hồng Vinh đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Nhật ở tuổi 34. Nay thêm cháu Vũ Tuấn Việt chắt thứ 3 của Cụ Quang Yến “tuổi trẻ học cao”, đạt danh hiệu top 2 cuộc thi Olimpic tiếng Anh dành cho học sinh THPT toàn Nga là tin mừng mới đối với toàn chi họ nhà.
Chúc mừng Vũ Tuấn Việt và gia đình Tuấn Thuý cùng bà nội Phạm Kim Nhu. Thành tích này mới chỉ là buớc đầu hy vọng Tuấn Việt sẽ nỗ lực hơn nữa để có thêm những bước tiến mới trong những năm tới trên con đường học vấn, làm rạng danh lớp trẻ con cháu Cụ Quang Yến.
Phạm Lê
Mừng cháu đầy tháng
Nhân ngáy sinh của chị cả Kim Thoa
Phụ nữ nuôi con một mình


|
Mưa nhớ gì thì thầm ngoài hiên
Bao đêm tôi đã một mình nhớ em
Đêm nay tôi lại một mình
Nhớ em vội vàng trong nắng trưa
Áo phơi trời đổ cơn mưa
Bâng khuâng khi con đang còn nhỏ
Tan ca bố có đón đưa
Nhớ em giọt mồ hôi tóc mai
Gió sương mòn cả hai vai
Đôi chân chênh vênh con đường nhỏ
Nghiêng nghiêng bóng em gầy
Vắng em còn lại tôi với tôi
Lá khô mùa này lại rơi
Thương em mênh mông chân trời lạ
Bơ vơ chốn xa xôi
Vắng em đời còn ai với ai
Ngất ngây men rượu say
Đêm đêm liêu xiêu con đường nhỏ
Cô đơn, cùng với tôi về.....
8 cây cầu có kiến trúc lạ nhất thế giới

1. Cầu Kawazu-Nanadaru Loop (Nhật Bản)
Cầu Kawazu-Nanadaru Loop gồm 2 vòng tròn, mỗi vòng tròn có chu vi 1,1 km, đường kính 80m, là đường một chiều từ núi xuống thung lũng. Chiếc cầu này được xây dựng từ năm 1981. Điều cần lưu ý là lái xe phải đi rất cẩn thận và vận tốc cho phép là 30 km/h. Điều thú vị là khung cảnh xung quanh cầu đẹp đến mê hồn.


2. Cầu Hureai (Nhật Bản)
Chiếc cầu hình tròn dành cho người đi bộ này nằm ở chân đập Hiyoshi, gần Kyoto. Đây chính là một phần của khu nghỉ mát Hiyoshi và được kiến trúc sư tài ba người Nhật Norihiko Dan thiết kế. Thong dong trên chiếc cầu này, du khách có thể ngắm khung cảnh tuyệt đẹp của khu resort Hiyoshi Spring. Cây cầu có đường kính 80m và được xây dựng từ năm 1998.


3. Cầu Langkawi Sky (Malaysia)
Langkawi Sky cách mực nước biển 700m. Cây cầu này là nơi lý tưởng để ngắm nhìn biển Andaman và đảo Tarutao của Thái Lan. Ở đây còn có hệ thống thang máy để phục vụ du khách lên xuống cầu một cách nhanh chóng.


4. Cầu đảo Aiola (Áo)
Nằm ở giữa dòng sông Mur ở Graz (Áo), chiếc cầu Aiola là nơi tắm nắng lý tưởng cho du khách. Ở đây còn có quán bar, quán café rất lãng mạn. Được xây dựng năm 2003, cây cầu này hàng năm thu hút rất nhiều lượt du khách.


5. Cầu Tianjin Eye (Trung Quốc)
Cây cầu này nằm ở sông Haihe, có thể đưa người qua đường lên không trung qua bánh quay Ferris. Nhiều người cho rằng trên thế giới đây là lần đầu tiên xuất hiện chiếc cầu có kiến trúc lạ như thế.
Cây cầu được bắt đầu xây dựng từ năm 2007 và đi vào sử dụng ngày 7/4/2008. Các bánh quay được trang bị thiết bị điện nên cây cầu có công suất chở được 768 người/giờ.

Enlarge this imageReduce this image Click to see fullsize

6. Cầu lượn sóng Henderson (Singapore)
Cầu Henderson cao 36m so với đường Henderson, đây là cây cầu dành cho người đi bộ cao nhất ở Singapore. Cây cầu này dài 274m, nối công viên Mount Faber với công viên Telok Blangah Hill.
Cầu Henderson có kiến trúc hình sóng rất đẹp, đặc biệt là khi có ánh đèn vào đêm.


7. Cầu Tokyo Bay Aqua-Line (Nhật Bản)
Cầu Tokyo Bay Aqua-Line là sự kết hợp giữa cầu và đường hầm trên vịnh Tokyo. Tokyo Bay Aqua-Line nối thành phố Kawasaki với thành phố Kisarazu. Cây cầu dài 14km, bao gồm 4,4km đường cầu và 9,6km đường hầm trong vịnh Tokyo. Trên cầu có một đảo nhân tạo có tên là Umihotaru, nơi tập trung nhiều nhà hàng và các địa điểm vui chơi giải trí.


8. Cầu Banpo (Hàn Quốc)
Cầu Banpo là một cầu lớn ở trung tâm thành phố Seoul bắc qua sông Han. Cây cầu này có chức năng nối Seocho với tỉnh Yongsan. Cầu Banpo được trang bị 38 máy bơm nước và 380 chiếc vòi ở 2 bên.


Bước nhảy hoàn vũ đợt 2

" Bước nhảy hoàn vũ " đợt 2 sắp được khởi diễn tại Hà Nội ngày 17/4/2011, thep phiên bản Dancing with Stars của Mỹ.Tham gia lần này có các người mẫu như Vũ Thu Phương, Huy Khánh, các diễn viên như Đại Nghĩa, Thanh Thúy,Kim Hiền, các ca sĩ như Thu Minh, Thủy Tiên, Hứa Vĩ Văn, Nguyên Vũ và Đăng Khoa.
Chúng ta sẽ chờ xem đợt 2 này có gì hấp dẫn hơn đợt 1, với 2 MC chính của chương trình là Thanh Bạch và Đoan Trang. 4 vị giám khảo là Chí Anh, Khánh Thi , Lê Hoàng và Trần Tiến
50 năm trước...
50 năm trước vào lúc 6h07 (giờ Nga) ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ người Nga Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào không gian vũ trụ, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Tôi nhớ ngày đó đang học lớp 8 trường Chu Văn An III.B, buổi chiều hôm ấy loa phóng thanh của nhà trường vang lên giong nói sang sảng, khúc triết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng thông báo tin này ngay tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội giữa kì họp Quốc hội nước ta đang diễn ra tại đây.
Cho đến cuối ngày tan giờ học mới là lúc chúng tôi túm lại bàn tán rôm rả, mỗi người thêm một ý mê mẩn đến khi trời tối hẳn mới về nhà quên cả đói.
Ngày đó các thông tin cũng như sự hiểu biết của tôi và các bạn cùng lớp về chinh phục vũ trụ rất ít ỏi, ít hơn bây giờ nhiều. Nhưng bao trùm là sự kinh ngạc, thán phục, hết lời ca ngợi “anh cả Xô viết” là nhất thế giới đã vượt xa Mỹ. Chúng tôi hay lấy một câu thơ của nhà thơ Xuân Thuỷ đế minh hoạ cho sự kiện này “Trái đất my ôm, ôm chẳng nổi. Trời cao ta với tận cung mây” để nói lên sự kinh ngạc của lứa tuổi trẻ chúng tôi lúc ấy về trí tuệ, tài tiên đoán tương lai của ông(*).
Đến hôm nay đã là 50 năm sau sự kiện mở đầu ấy, loài người dẫn đầu là Nga và Mỹ đã có những hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ. Hy vọng là sẽ còn có những bước tiến mới vĩ đại hơn nữa.
Phạm Lê
Ảnh trên mạng .(*).Rất tiếc tôi không nhớ tên bài thơ này.