Tin mới nhất

Sau một tháng tháp tùng bác cả Di trong chuyến ra thăm Hà Nội từ 29.3 đến 27.4.2007, ngày 28.4.2007 bác thứ Ngọc đã đi thăm vãn cảnh Học viện Phật Giáo và chùa Phù Đổng Thiên Vương tại Sóc Sơn Hà Nội.
Trên đường về bác thứ đã ghé thăm "Phủ Thành Chương" của hoạ sĩ Thành Chương cũng thuộc địa bàn trên.
Cùng đi với bác thứ Ngọc có bác kim Nhu, các bậc đàn em Thắng, Minh, Tiến và cháu Toàn Thắng.
Học viện Phật Giáo gồm hai tòa nhà bốn tầng cao lớn, nằm lưng chừng một quả đồi có rừng cây bao phủ. Rất tiếc đây là khu vực do học viện quản lý, nên đoàn chỉ đứng ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp uy nghi của học viện
Khu chùa Phù Đổng Thiên Vương nằm cách Hà Nội khoảng 25km, bao bọc bởi một khu đồi có rừng cây bao phủ và hồ nước trong xanh. Phong cảnh rất đẹp, nên thơ, rất thích hợp với các gia đình và các cháu nhỏ nhà ta đến vui chơi vào những ngày nghỉ.
Bác Nhu trước bàn thờ.
Bác Ngọc và chú Thắng trước đền thờ Phù Đổng Thiên Vương














Bác Ngọc thăm Phủ Thành Chương
"Phủ" nằm trên một phần khu đồi rộng thuộc địa bàn Huyện Sóc Sơn, Hà Nội cách không xa chùa Phù Đổng Thiên Vương. Đây là lãnh địa riêng của gia đình họa sĩ Thành Chương. Tại đây hoạc sĩ đã thiết kê một quần thể xây dựng với nhiều kiểu kiến trúc nhà ở , đền chùa, hồ ao, giếng nước, sân đình...với nhiều cổ vật hiếm quí, thuộc nhiều địa phương và nhiều thời đại.
Xe chở bác Ngọc dừng trước cổng "Phủ" (ảnh trên)

Khu đền Phù Đổng Thiên Vương và Phủ Thành Chương là một địa dự đẹp, lại cách Hà Nôi không xa (gần 25km), rất đáng được lưu ý. Còn gì thoải mái bằng sau những ngày làm việc mệt nhọc, chúng ta đến đây để sả stress và hưởng ngoạn không khí trong lành, mát mẻ.

Phạm Vĩnh Thắng

Ảnh đẹp trong tháng 4


Bố con chú Thắng tăng hoa nhân kỉ niệm 6 năm ngày cưới của hai cháu Đoàn Ngọc Khanh và Thu Hà.
Ảnh được bình bầu là đẹp nhât trong tháng 4 của gia đình ta

Chia tay Bác Cả trở về Nam

Bác Cả ra Hà Nội
Lưu lại gần một tháng
( Tạm xa đất Đô Thành
Nơi ồn ào, sôi động )

Ông trở lại quê hương
Thăm ông bà, cha mẹ
Thăm anh em nội, ngoại
Thăm bạn hữu xa xưa

Bên Hồ Gươm xanh, mát
Trong Thuỷ Tạ ven hồ
Ông hàn huyên bạn cũ
" Giá mà, giạo ấy . . .
Thôi chẳng nhắc chuyện cũ
Dấu kỹ, kỷ niện xưa )

Ông đi thăm thắng cảnh
Núi Cốc cùng Sa Pa
Cất Bà và Bãi Cháy
Giữa biển, trời Hạ Long
Ông hàn huyên bạn mới
( Đức, Ý, Tây Ban Nha )
Nói về vùng sơn cước
Vùng núi đá Kênh Gà

Ông về thăm chốn cũ
Phố Cát và Kim Tân
Thăm chùa Keo - Thái Bình
Thăm Tiên Mai - Hữu Vĩnh

Những đặc sản địa phương

Làm ông nhớ mãi mãi :
Chè Lam đất Thanh Hoá
Mồng Két chùa Bảo Đài
Thịt Dê quèn Tuyết Sơn

Canh Hến dòng sông Đáy

Ngày trở lại Đô thành
Ông tăng thêm hai ký
Tinh thần thêm sảng khoái
Không bứt rứt băn khoăn

Hôm nay ông chia tay
Với anh, em cháu, chắt
Nhớ bao buổi gặp mặt
Hàn huyên chuyện xưa, nay
Trò chuyện mãi không rứt


Ngày mai ông trở về
Cùng con, cháu trời Nam
Nhớ mãi kỷ niện này
Tình anh, em thân thiết

Sang năm ông bảy mươi
Ông tổ chức lên lão
Tận đất trời Ăng Co
Cùng anh, em, con, cháu
Sum vầy, nhớ mẹ cha

Giỗ tổ Hùng Vương

Bổ sung hành trình một chuyến đi

Bổ sung hành trình một chuyến đi
Tháng Ba kỷ niệm đậm đà
Du lịch về Cội, thăm người Thái Nguyên
Tắm suối nước nóng Thuỷ Thanh
Đón cô cháu gái tiện đường ra chơi (Bạch Hoa)

Cuối tháng là đến chú Di
Thăm nơi chốn cũ, thăm bà con ta
Bạch Hoa, cháu Tuấn, cô Nhu
Chiêu đãi đặc biệt, tại gia hai lần (nhà cô Phượng)
Lại thêm người bạn nước Nga (bạn cháu Việt)
Ríu rít chào hỏi, "Gờ-ra-vui-chè"
Tiếp đến "lẩu nấm" Khanh-Hà
"Galăng" là Dũng, cháo ca (cá), huyết sò
Tự mình làm, lựa sức ta
Nên chăng chỉ dám mời hai chú nhà (Tiến-Di)
Hùng+Hương, Vinh thật nhiệt tình
Tuy rằng eo hẹp thời gian như vàng
Lên Định Hoá đón cô Dung
Thăm hồ Núi Cốc cùng người chiến khu
Du thuyền lãng đãng sương mù
Tham quan nhạc nước, trò chơi trên bờ
Sau là du lịch các nơi
Chú Ngọc đã viết nên tôi kiệm lời
Thích nhất tắm suối "Kênh Gà"
Tối về đẫy giấc, nửa đêm không tường
Để khỏi một bóng, một mình
Làm thơ, chơi nhạc như là chú em (Ngọc)

Đến ngày hai sáu tháng tư
Chia tay chú Cả về nơi Đô thành
Chả cá Anh Vũ rộn ràng
Toàn gia ba chục bà con quây quần
Chúc Chú mạnh khoẻ lên đường
Sum vầy gia quyến, đi lâu nhớ nhiều.


Kim Anh
27/4/2007

Cứ thế mà làm…

Cứ thế mà làm…
Một chiều ngày đầu hè 2007, nhân bác Di người sáng lập Blog 53 Phạm Vĩnh đang có chuyến viếng thăm gia đình tại Hà Nội, trên chuyến xe từ Hồ Nuí Cốc về Hà nội, tôi đã có vài phút ngắn ngủi trò chuyện cùng ông về Blog 53, Phạm Vĩnh.
Nhớ những ngày tháng 12 năm vừa rồi khi ra Bắc chủ trì việc bốc mộ mẹ, xây mới ngôi mộ chung cho hai cụ tại nghĩa trang Văn Điển Hà Nội, bác cả Di đã có gợi ý manh nha về việc ra một Blog của gia đình ta.
Hồi đó dịp cuối năm nhiều việc quá, hơn nữa cũng không có điều kiện tìm hiểu từ trước, nên tôi cũng chỉ ầm ừ cho qua.
Nào ngờ về TP.Hồ Chí Minh được ít ngày, bác cùng cậu con trai cả Phạm Tuấn Minh đã cho xuất xưởng ngay Blog mang tên 53 Phạm Vĩnh, bắt đầu từ ngôi nhà 53 Lãn Ông.
Đến nay cũng đã qua đươc trên 1.000 lần truy cập, cũng chưa hẳn tất cả mọi người trong gia đình đều tham gia hưởng ứng. Cũng không phải là không có ý kiến trái ngươc, thậm chí cũng có cả ý chế nhạo Blog là vô bổ, tầm phào. Coi đây chỉ là nơi để các ông bà về hưu đốt thời gian thừa thãi, nói ra những điều đâu đâu ai mà chẳng biết.
Lại đúng thời buổi Blog phát triển tràn lan, có cả Blog đen, Blog xấu, thiên hạ lại được một phen tha hồ bàn luận về Blog, có nhiều lời khen và có cả không ít lời chê. Dư luận như thế, làm sao mà không có dao động trong nhóm Bloger (người viết) nhà mình.
Điều đó là hiển nhiên.
Hãy khoan bàn luận những điều khen chê là đúng hay sai, thì cũng phải thấy là nhờ có Blog mà những người già, những người về hưu, không còn sức để tham gia chính trường (đang rất sôi động) còn có một sân chơi để tâm sự.
Hơn nữa lại được thưởng thức những sản phẩm tinh thần do chính mình làm ra, đó là những bài viết, bài thơ…tuy chưa đạt được tầm cỡ “quốc gia”, thì ít ra cũng là tầm “xóm, phường, làng, xã” (thiết nghĩ với những người về hưu, đã gần hết cả đời người lăn lộn với hỏa xa, cầu đường, lưới điện rồi gang với thép, beton với nhà cửa ...thì danh hiệu văn chương như thế cũng là... cao quí lắm rồi).
Theo hướng đó Bác Di đã nhắc đi, nhắc lại mấy lần Blog này là của nhà mình, mặc kệ ai chê bai, dèm pha, hay dở ta cứ viết, rồi góp ý chỉnh sửa sau ngại gì.
Xem ra lời góp ý của bác cả Di là rất chính xác, ta cứ thế mà làm theo, ngại gì.

Chào mừng ngày 22 - 4, Mừng Bác Thoa thượng thọ 80

BÀ : PHẠM THỊ KIM THOA - LÊ SÂM
22 - 4 - 1927
Năm 1944, khi đang học những năm cuối của trường trung học tư thục Hoài Đức Phố Hàng Trống Hà Nội, bà đã tham gia các tổ chức đoàn thể của Mặt trận Việt Minh thành phố Hà Nội như Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc Thành Hoàng Diệu
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, bà là Bí thư Phụ nữ khu Đông Thành, Ủy viên Phụ nữ Liên khu 1 ( Thành phố Hà Nội) Ủy viên Đảng đoàn, Phó Hội trưởng Liên hiệp phụ nữ Thành Hà Nội ( bà được kết nạp Đảng ngay tại nhà 53 Lãn Ông, chủ trì lễ kết nạp là bà Bích Như, sau này UVBCHTWƯ Đảng và Ô Nguyễn đức Kiên có 1 thời là thứ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội ), Phó hội trưởng Hội Liên Hiệp Phụ nữ lưỡng Hà ( Hà Nội – Hà đông ), Phó Hội truởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Đông, Bí thư Phụ nữ Huyện Hoài Đức, Truởng ban tuyên huấn Huyện ủy huyện Hoài Đức Tỉnh Hà Đông , Năm 1950 bà công tác tại Văn phòng trung ương Đảng ( Theo điều động của ông Lê văn Lương ), từ tháng 4 năm 1950 bà chuyển đến công tác tại Bộ, thuộc khối Nội chính cho tới lúc nghỉ hưu.
Quá trình tham gia cách mạng bà được xác đinh là Lão thành cách mạng, được tặng thưởng Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương kháng chiến chống Pháp, Huân chương kháng chiến chống Mỹ và nhiều Huy chương, Kỷ niệm chương khác
Gần đây tôi có hỏi chuyện bà : Tạo sao chị có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong công tác đoàn thể * mà chị lại về làm việc tại cơ quan hành chính sự nghiệp ? Bà chậm rãi giải thích : Năm 1950 khi bà phát hiện bản thân bị bệnh tim bẩm sinh, nếu hoạt động trong các đoàn thể sẽ có nhiều trở ngại không những cho cá nhân bà, mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến đồng đội, đến đoàn thể, thậm chí cả đến những gia đình cưu mang mình
Nếu hoạt động đoàn thể, bà phải năng đi lại, xuống cơ sở, lên cấp trên, gần thì cũng vài ba chục km, xa thì hàng trăm km trở lên, thời đó đi lại chủ yếu là đi bộ và đa số phải đi vào ban đêm để khỏi lộ, nhiều lần trên quãng đường đi phải vượt qua nhiều đồn bốt, những vùng giặc đang chiếm đóng, nhiều khi phải đi sâu vào địch hậu, nằm vùng để vận động, nắm tình hình v.v v đấy là chưa kể phải đi vào khu căn cứ của ta : Vùng rừng núi hẻo lánh “Đèo cao, suôi sâu “, trong hoàn cảnh đó, bệnh tình dễ tái phát, và khi đã tái phát sẽ dễ bị lộ và khi đã bị lộ không chỉ thiệt hại cho bản thân mà có khi lộ cơ quan, lộ nhà dân đang cưu mang, thì điều ấy nguy hiểm không lường, vì vậy bà phải chuyển công tác .

Khi nghỉ hưu, bà cũng nghỉ trước mấy năm, cũng do bệnh tật

Bà là người ít nói, sống giản dị, chân thật, rất tình cảm . Quan hệ với bà con trong họ, nhũng nguời thân thích đúng mức, được mọi người vị nể, với bệnh tật bà luôn kiên trì, bình tĩnh điều trị, kết quả tới này gần 60 năm mang bệnh bà vẫn còn đi lại bình thường, thật đáng qúy biết bao . Đáng để cho các lớp cháu ,chắt học tập

Nhân dịp bà thượng thọ 80, chúng ta những người em, con, cháu, chắt ruột thịt của bà, thành tâm chúc bà luôn mạnh khoẻ, để đón chào những những thành tựu mới của đất nước trong thời kỳ hội nhập, chào đón quê hương : Thăng Long ngàn năm tuổi !

Từ 1.000 nghĩ tới 5.000 lần truy cập.

Từ 1.000 nghĩ tới 5.000 lần truy cập.

Đúng hôm chủ nhật 15.4.2007 vừa qua, Blog 53 Phạm Vĩnh đã đạt con số 1.000 lần truy cập, có lẽ con số này mới chỉ tính đối với những người là con cháu họ Phạm Vĩnh Quang (vì như bác Di đã thông báo có tới khoảng trên 80.000 lần truy cập).
Cúng đúng dịp này, tình cờ mở tờ báo An ninh thế giới cuối tháng có một bài viết về Blog, trong đó có đoạn đại ý Blog là của giới trẻ và cũng chỉ là phong trào, mà đã là phong trào rồi cũng sẽ đến lúc tạm lắng và tan đi.
Đang định nói lời chúc mừng, chạnh lòng lại nghĩ liệu Blog nhà mình có đến ngày đạt con số 2.000, 3.000…người truy cập nữa không?
Ngay từ ngày ra đời, Blog 53 cũng cuốn hút được nhiều Bloger là thành viên của nhà ta, các bác tuổi cao tưởng chừng sẽ chẳng bao giờ ngó ngàng đến chiếc máy tính, nào ngờ cũng bắt đầu vui vẻ cùng Blog.
Thế rồi nhiều bài văn, bài báo và bài thơ “bút lông”, “bút sắt”, “bút bi”..tuy chưa đạt đến trình độ như “bút tre” cũng đã được ra đời, rôm rả và hay hay.
Nhưng rồi điểm lại chỉ thấy mấy bác cao niên U70 nhà mình, có bác như bác Kim Anh U.80 mà lại rất nhiệt tình, thơ văn chẳng mất nhiều công sức tu sửa mà vẫn cứ ào ào tuôn ra, loại nào ra loại ấy.
Những tưởng khi Blog ra đời chỉ có giới trẻ 6X, 7X, 8X mới hưởng ứng, vì Blog thực ra cũng là cùng họ hàng gần với Internet. Mà Internet, Chát, với Mail thì bản chất cũng na ná như Blog mà giới trẻ ngày nay lại rất thông thạo (hơn các cụ Khotabit). Nào ngờ lạnh tanh.
Đến đây thì mới hay rằng, nhiều điều xưa nay ta vẫn ngộ nhận tưởng là đúng qui luật, hóa ra lại không phải như thế (đã đành là như có lần tôi đã viết “làm gì có chuyện động trời tất cả đều đọc, tất cả đều viết Blog”)
Đề tài thì may sao vừa ra đời lại đúng dịp giỗ, ngày Tết Đinh Hợi, sinh nhật nên khá phong phú. Rồi thì cũng có sự sáng tạo ra một kiểu sân chơi mới, tạo ra một cuộc thăm dò tác giả cho một hai bức tranh lịch sử gia đình, để tranh luận cho vui. Nhưng xem ra chẳng có mấy người hào hứng.
Có thể đây là lĩnh vực nhạy cảm, đánh giá công lao đối với việc dòng họ. Mà đã là công lao đối với dòng họ, gia đình thì biết ai nào h
ơn ai, nên là một sân chơi không dễ gì đại chúng được. Nhưng cũng có thể đó là thuộc lĩnh vực học thuật, văn chương Blog chưa quen, chưa hiểu, do không có “nghề” nên mới thế chăng?.
Lại nhớ tác giả Tuấn Minh từ TP.Hồ Chí Minh những ngày đầu ra đời Blog đã từng rất tự tin khi quả quyết viết “Blog có lâu dài hay không, là phụ thuộc ở các bác, các cô, các chú….”. Rồi thì từ Đài Loan cháu gái Phạm Vĩnh Minh Trang (người có câu hỏi nổi tiếng trên Blog 53, được bình chọn là tiếng kêu hiệu quả nhất trong năm “Cả nhà ơi có ai đầu tư chứng khoán ko”) cũng đã phải lên tiếng rất sáng suốt ”Để Blog nhà mình được truy cập đến thứ 1.000, chắc phải huy động nhiều anh em 6X,, 7X hơn.”
Nay Blog đã đạt con số 1.000 lần truy cập tính từ 23.12.2006, mừng thì mừng thật đấy, nhưng có còn tiêp đến con số 2.000, 3.000 nữa không mà Tuấn Minh cũng đã phải thốt lên trong bài viết ngày 3.4.2007 “rất tiếc là các bạn trẻ rất ít tham gia…”
Như thế thì việc tồn tại của Blog 53 Phạm Vĩnh đến con số 2.000, 3.000, rồi 5.000 như Tuấn Minh đã bày tỏ mong muốn trên Blog ngày 17.4.2007, rõ ràng không chỉ phụ thuộc vào lớp già, mà là còn ở lớp trẻ nữa chứ.
Vì thế xin dẫn lại một đoạn trong bài tôi đã viết ở mục Đàm Luận hồi đầu khi Blog ra đời, để kết thúc bài này:“…B
log đã mở được hưởng ứng nhanh, nhưng thời gian có hạn, người người bận rộn việc gia đình, việc làm ăn. Rồi phong trào Blog cũng tạm lắng, liệu Blog 53 Lãn Ông nhà mình có tồn tại được lâu?”đến con số 2.000, 3.000..cho đến 5.000 tiếp theo?.
Tuy vậy, mới vừa viết xong đoạn này tôi lại chợt nảy ra một ý nghĩ khác, mình lại mắc bênh thành tích mất rồi, ai lại đi so sánh với hội trẻ nhà mình. Cứ thử bình tâm mà nghĩ xem rồi đây chỉ độ 40, 50 năm nữa thôi, lúc đó các bác U70, U80 nhà mình cứ gọi là đọc mệt nghỉ các bài viết trên Blog 53 Phạm Vĩnh về hồi ức của các cháu Dũng, Minh, Khanh, Hiệp, Trang, Cường ,Tuấn, Hà, Hiền, Thi, Nga, Long, Ly, Ngọc Mai….Mà lúc đó thực ra khoảng cách tuổi tác của các cháu với các bác nhà mình, cũng chỉ tương đương như khoảng cách bây giờ đấy thôi.
Vậy thế thì cũng là điều đúng qui luật, chẳng có gì mà phải vấn vương, các vị cao niên như các bác Đoàn Hải, Anh, Di, Nhu, Ngọc, Nguyên, Lan…lại nên tiếp tục viết thêm nhiều bài, tin, ảnh mới cho Blog được phong phú hơn…đến con số 5.000 lần truy cập, như mong muốn của cháu Tuấn Minh nhà mình.

Phạm Vĩnh Thắng

Tin toà soạn



Tôi có hỏi ông, ra Hà Nội ông thấy có gì trở

ngại trong sinh họat không
Ông cho biết : Thời tiết có phần nặng hơn trong nam, một ngay mấy mùa, nhưng đuợc cái nơi ăn, nghỉ quá tốt như " Nhà Điều Dưỡng Cao cấp " : Thoáng mát, tĩnh mịch, sạch sẽ đặc biết nguời phục vụ chu đáo từ ăn uống đến tắm gịăt .
Chỉ phải mỗi tội Ra đây ông phải làm việc tại " Phân xưởng xẻ " từ 21h đến 5 h sáng, gọi điện thoại không thưa, lay không dậy " Đi đâu có lái xe chuyên nghiệp, nếu quá gấp, ngoài giờ, đã có cô cháu ( Cháu nội ông Dư ) phục vụ ông .

Ông đã có nhiều cuộc tiếp xúc với bạn bè, đặc biệt là các bạn người nứoc ngoài : Đức, Ý, Thuỵ sỹ, Niu di lân, Hà Lan, Thuỵ điển, nằm trên boong tầu ở Vịnh Hạ Long hàn huyên với họ, ông cũng đi thăm nhiều nơi ở phía Bắc, nhung không ngày nào ông không gọi điện về để báo cáo với " Sếp ở trong Nam, ( Trước đây ông định 28/4 mới về theo yêu cầu của xếp là 30/4 phải có mặt, để thể hiện tính nghiêm túc, ông đã mua vé về ngày 26/4 , tiết thật ! Ảnh hàng đầu bên phải là 4 thế hệ đấy

Chúng ta đã vượt qua 1000 lượt truy cập...

Chúng ta đã vượt qua 1000 lượt truy cập...
Vậy là chúng ta đã vượt qua mốc 1000 sớm hơn tất cả mọi dự đoán. Chú Thắng là người thắng cuộc vì có dự đoán gần nhất là vào trung tuần tháng 5. Chú Thắng cũng là một trong những người tham gia blog thường xuyên nhất. Xin chúc mừng!

Nhân dịp này tôi có lời chúc mừng đến tất cả các cô chú, các Bác và tất cả anh em trong gia đình. Cám ơn tất cả mọi người đã nhiệt tình ủng hộ blog gia đình (hình như là đầu tiên ở Việt Nam). Blog của chúng ta được ALEXA xếp hạng 1.560.893 trên toàn thế giới Internet, so với hai tuần trước đây đã lên hơn 5000 thứ hạng. Với tinh thần cao như vậy, mốc tiếp theo của chúng ta sẽ là 5000. Mọi người đồng ý không? Lần này sẽ có giải thưởng cẩn thận mới được chứ? Các cô chú cho ý kiến xem quyên góp như thế nào nhé!

Chị tôi, bà Phạm Thị Kim Thoa

Chị tôi, bà Phạm Thị Kim Thoa
Chị là con trưởng của hại cụ Quang Ngọ, là cháu cưng của bà nội vì bà thương cháu gái sớm mồ côi mẹ, mà lớn lên là cháu ngoan, thật thà, biết vâng lời người trên.
Tuy chẳng phải diện “thanh sắc” mặm mà, nhưng với cái duyên con gái, chị được nhiều chàng trai để ý. Có anh cảm mếm lẻn ném thư tình, chị vội sách guốc chạy mất tăm, đến nay trong số đó nhiều người đã có chức vụ cao. Tôi còn nhớ trước ngày cách mạng Tháng Tám thành công, chị lẳng lặng theo bác Thái Hy, chị Hà, Nhân, Bắc…tham gia đoàn thể cách mạng như rải truyền đơn, quyên góp lương thực cứu đói, vận động phụ nữ (*).
Chẳng biết có phải là sinh vào ngày 22.4 như lãnh tụ Lênin, mà chị có duyên làm lãnh đạo ngay từ thời thanh thiếu niên. Năm 18 tuổi đã là Bí thu Phụ nữ khu Đông Thành gồm phố Hàng Bồ, Hàng Bút, Hàng Cân, Phúc Kiến…Khi còn ở nhà chưa thoát ly tham gia phong trào do chỉ gần bà nội và các chị em gái, nên khi đứng trước đám đông người chị không khỏi e dè, lúng túng. Bởi vậy cứ mỗi khi trước giờ khai hội là chị lại đứng trước gương tập diễn thuyết, trình bày vấn đề cho mạch lạc, hùng hồn và dễ nghe.
Ít lâu sau chị thoát lý gia đình đi kháng chiến, sau này khi nước nhà hòa bình thống nhất chị được Nhà nước tặng Huân chương Độc Lập, tặng danh hiệu cán bộ tiền khởi nghĩa do có công lao đóng góp cho cách mạng.
Trải qua nhiều vất vả, khó khăn trên con đường kháng chiến, cuối năm 1947 chị đã kết bạn với anh Lê Uy Vệ (tức Nông) một thầy giáo, nguyên hiệu trưởng nhiều năm của trường tiểu học Công Ích ở phố Bạch Mai (gia đình đã quen biết gần gũi với nhà bà ngoại, cùng anh em đồng hao Đoàn Hải từ trước năm 1945 nay mới biết).
Nhân kỉ niệm 80 năm ngày sinh của chị tôi, bà Phạm Kim Thoa (22.4.1927-22.4.2007) xin được gửi tặng chị một bài thơ:
Chị tôi ăn ở hiền hòa.
Mẹ Ngọ đi xa, lại thương Mẹ Yến
Còn gì hạnh phúc nào bằng
Ông Anh nhân hậu, danh vang cờ Tướng.
Vinh, Phương hai gái giỏi giang
Ba cháu gái du học Âu, Mỹ, Á
Nếp nhà giữ được gia phong
Nhà năm đại, trung tá, nhiều tiến sĩ
Nhân ngày sinh nhật tám mươi
Chúc chị mạnh khỏe, cùng Anh trăm tuổi.
Đón cháu Mai Anh trưởng thành.
Và nhiều chắt nữa - tương lai nước nhà.

Phạm Kim Anh
(*)Hồi đó các chị tập bài hát Tiến quân ca trong buồng thờ nhà 53 Lãn Ông. Gọi là tập lén, nhưng nhiều người biết, kể cả tụi em cũng lén học theo. Riêng về truyền đơn của Việt Minh sau ngày Thủ đô Hà Nội được giải phóng năm 1954, ở trên gác thờ tôi vẫn tìm thấy còn nhiều tờ dấu kĩ ở đó.

Thông tin từ toà soạn ( Thứ 1000 )

Tiến sỹ ON JaMin ra HN, vài hình ảnh đón tiếp hôm đầu

Sắp đến 1.000 lần truy cập, lại nhớ những kỉ niệm về ngôi nhà 53 Lãn Ông.

Sắp đến 1.000 lần truy cập, lại nhớ những kỉ niệm về ngôi nhà 53 Lãn Ông.
Sáng sớm ngày hôm qua vừa mở trang Blog 53 Phạm Vĩnh đã thấy có 992 người truy cập.Sáng nay khi vừa hoàn thành xong bài viết này, mở Blog 53 giật mình thấy đã lên con số 996 rồi.
Cũng đang định sáng nay đến Lãn Ông chụp một kiểu ảnh về ngôi nhà này để minh họa cho bài viết thêm phần sinh động, nhưng lại nghĩ cơ sự này nếu đợi chụp xong về đến nhà thì có lẽ đã nhảy sang con số trên 1.000 người truy cập mất rồi.
Nghĩ vậy tôi bèn quyết định cứ đưa bài này lên Blog, để cả nhà cùng đọc, chia sẻ cho vui.
Cũng như hàng ngày cứ mỗi lần mở Blog 53, tôi không thể bỏ qua mấy dòng chữ ngay đầu trang “Hãy bắt đầu từ ngôi nhà 53 Lãn Ông”.
Nhớ lại đúng ngày 30 tết Đinh Hợi năm nay trên Blog trong bài viết Thử bình chọn sự kiện nổi bật nhất của Blog 53 Lãn Ông tôi đã viết “Blog Phạm Vĩnh, bắt đầu từ ngôi nhà 53 Lãn Ông được đề cử là có cái tên hay nhất đối với gia đình họ Phạm Vĩnh Quang …”.
Thật vậy, hồi còn công tác ở ngoài nước, cứ mỗi lần về Hà Nội họp, thế nào tôi cũng phải ghé qua phố Lãn Ông, đảo qua một lượt ngôi nhà 53, ngắm nhìn ngôi nhà này mà nhớ lại biết bao kỉ niệm thời thơ ấu kể từ khi lọt lòng mẹ, cho đến năm 18 tuổi vào bộ đội (1963). Cũng tại nơi đây bố mẹ tôi đã tổ chức lễ tiếp khách bạn bè, khu phố nhân ngày tôi lập gia đình 11.8.1974.
Nhớ hồi còn đang học Chu Văn An III.B (1960-1963), vào năm cuối 1963 tại ngôi nhà này tôi đã trồng một dàn mướp hương đầy chĩu quả có mùi thơm phức, thỉnh thoảng tôi vẫn hái nấu ăn.
Cũng lạ thật tôi chỉ lấy vài viên gạch quây một góc độ hơn nửa mét vuông, cao độ 1m dưới gầm cái mặt bàn giặt bằng si măng bên dưới gầm cầu thang lên gác hai, rồi đổ ít đất thế mà không ngờ lại sai quả đến thế.

Ở phía sau cùng nhà 53 có một cái sân vườn dài khoảng 20 mét, một bên là sân gạch, còn một bên là đất ở trên đó có trồng một cây bưởi, một cây lựu trắng rất sai quả và ở khu đất dưới thấp hơn là một dàn trầu không xum xuê lá. Trên cái sân này tôi có rất nhiều kỉ niệm, nơi những trận đấu bóng đá đường phố diễn ra rất gay go, sôi nổi hằng mỗi buổi chiều.
Hồi nhỏ tôi rất mê đá bóng nên nghĩ ra nhiều cách để tự tập luyện, như lấy phấn viết học sinh kẻ những con lạch nhỏ ngoằn nghèo xuống mặt sân gạch của cái sân này, rồi tập "rê dắt" bằng cả hai chân luồn giữa con lạch đó.
Trở lại nói về cái sân này nằm ở cuối nhà, lúc đó bọn trẻ chúng tôi được người lớn bảo ở dưới lớp đất ấy là hầm trú máy bay làm từ ngày Nhật đảo chính Pháp năm 1945. Tôi lại còn tưỏng tượng ra ở đó có cả đường hầm chạy thông sang các nhà bên cạnh, có cả xương người nữa chứ.
Nói đến nhà 53 Lãn Ông không thể không nhó tới cái nhà vệ sinh ở tận cuối nhà, nhất là vào buổi tối là một điều khủng khiếp đối với tôi. Có thể không chỉ có tôi mà cả các ông anh, bà chị khi còn bé chắc cũng thế. Vào buổi tối cứ mỗi lần đi vệ sinh là trống ngực đập thình thình, phải có người lớn dẫn vào.
Những năm đó nhà vệ sinh còn dùng loại hố xí cổ hai ngăn, phân đựng trong cái thùng sắt tây, hàng ngày có đội công nhân công ty vệ sinh đem thùng mới đến thay cho thùng cũ đã đầy phân rồi gánh đi, chúng tôi hay gọi là “tổ đổi thùng”.
Thường thì “tổ đổi thùng” kĩu kịt đôi quang gánh đầy phân đi qua giữa nhà, có khi nước phân còn rỉ ra cả nền gạch, có lúc vào giữa bữa cơm mà chẳng ai dám bịt mũi hay than vãn, vì như thế là không tôn trọng và khinh bỉ người lao động (một khái niệm thời đó).
Những ai đã từng một lần ghé qua đều dễ dàng nhận thấy ngôi nhà 53 này to và thoáng đãng là thế, vậy mà bọn trẻ chúng tôi lại sợ ma lắm. Cũng tại người lớn hồi đó cứ thích đem toàn chuyện nào là ma xó, ma đói, ma tàng hình, rồi cả ma cà rồng… ra kể và doạ trẻ con. Sợ đến nỗi mỗi khi đi qua cửa khu nhà hai tầng đặt các loại bàn thờ tối om, giữa ban ngày ban mặt mà sao sợ thế, tôi cứ phải nín thở ù té chạy cho thật nhanh. Sợ ma đến nỗi buổi tối ngồi nghe nói chuyện mà chân cứ phải co lên giường, vì sợ ma kéo chân.
Tôi lại nhớ cứ vào ngày giỗ là mấy cái bàn thờ ở tầng một và tầng hai lại đầy ắp hoa quả, nhất là vào mùa nhãn hoặc mùa vải thì ô thôi nhiều vô kể, từng bó 1kg, 2kg quả to mọng đặt đầy bàn thờ. Thỉnh thoảng rình khi bà nội không để ý, chẳng còn nhớ là lúc đó có còn sợ thần, phật hay sợ ma nữa không, nhưng tôi vẫn lẻn lên gian buồng thờ ở gác hai luân chuyển vặt mỗi túm một vài quả, rồi soay phần cuống đã vặt ra phía sau nhằm “phi tang” để bà nội không nhìn thấy.
Thật đúng là trò trẻ con.
Thế rồi vào tháng 7 năm 1963, đúng vào cái năm tròn 18 tuổi vừa tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm phổ thông được hai tháng, tôi lên đường nhập ngũ, đánh đấu một b
ước ngoặt cơ bản cuôc đời tôi. Từ đó cho đến ngày nay, tôi ít có điều kiện được về sống trọn vẹn ở ngôi nhà này như những năm còn trẻ.
Ngôi nhà 53 này với biết bao kỉ niệm cứ theo tôi từng bước chân hành quân, đi đến nhiều vùng khác nhau ở trong và ngoài nước, trong nhiều tình huống khác nhau, vui có mà buồn cũng có, chỉ với một điều kiêu hãnh là người 53 Lãn Ông mà giữ được mình và mọi điều rồi cũng vượt qua được hết.
Như có lần tôi đã viết lên điều cảm phục bố con cháu Phạm Tuấn Minh đã nghĩ ra cái tiêu đề hay đến thế, nhiều cảm xúc đến thế “hãy bắt đầu từ ngôi nhà 53 Lãn Ông”, gợi vào đúng nỗi niềm sâu lắng trong tâm khảm của thế hệ chúng tôi, những người đã được sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà này.

Phạm Vĩnh Thắng

Kì ba và hết(*): Kí ức Sở Kiện

Buổi chiều ngày 8.4.2007, sau khi đã đến thăm Phố Cát, nhà ông Điềm và ông Khải ở làng Phú Sơn, Thạch Thành, Thanh Hóa, trên đường trở về Hà Nội chúng tôi quyết định đi tiếp chặng thứ ba của cuộc hành trình ngày hôm đó tới Sở Kiên thuộc tỉnh Hà Nam.
Rời đường quốc lộ số 1, chúng tôi rẽ vào con đường liên huyện hướng về Sở Kiên thẳng tiến. Vượt qua một chặng đường “sống trâu”gồ ghề, lên xuống gập gềnh xe chúng tôi cũng đến được Sở Kiện.
Tại đây vào ngày 7.7.1948, mẹ tôi đã sinh chú út Phạm Vĩnh Tiến (ảnh bên). Chú là người duy nhất trong số 9 anh chị em chúng tôi phải chịu “thiệt thòi” không được sinh ra tại Hà Nội, như 8 ạnh chị em khác.
Ngay từ khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra ít lâu, cả gia đình tôi theo cơ quan bố tản cư về sống ở Hữu Vĩnh, Ứng Hòa, Hà Tây.
Gần đến ngày sinh chỉ có mẹ cùng tôi, chú Thắng (mới trên 3 tuổi ) và dì Oanh vượt mấy chục km theo con sông Đáy tới đây, vì ở đó có bà đỡ và điều kiện y tế tốt hơn ở Hữu Vĩnh.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Trùm Bính, nơi mấy mẹ con chúng tôi đã ở mấy tháng trước khi sinh chú Tiến. Ngôi nhà nay tuy đã có nhiều thay đổi so với khi xưa, nhưng khi vừa tìm thấy ngôi nhà, tôi đã nhận ra ngay cây cổ thụ xưa ở ngay trước cửa nhà, với những trùm rễ như những cánh tay phủ dài xuống mặt đất.
Ông chủ mới đang ở ngôi nhà này cho biết ông Trùm Bính đã bán nhà và dọn đi nơi nào đó, đã từ rất lâu rồi. Hỏi ra mới được biết ông cũng đã mất cách đây nhiều năm, nên chúng tôi không gặp được ông nữa.
Tại đây chú Thắng (lúc đó tuy còn nhỏ) và tôi còn nhớ được một kỉ niệm, số là ngày đó bố tôi luôn dăn “nếu có máy bay Pháp bắn phá, thì con phải bế em chạy vào nhà thờ tránh đạn, bom”. Lúc ấy chẳng hiểu có đúng không, nhưng lan truyền trong dân chúng một thông tin là máy bay của giặc Pháp không bắn phá nhà thờ thiên chúa giáo. Vì vậy giống như gia đình tôi, nhiều gia đình trong vùng cứ mỗi khi có máy bay địch bắn phá là lại bồng bế nhau già trẻ lớn bé chạy vào trong nhà thờ ẩn nấp.
Hôm đó cũng như mọi khi nghe có tiếng máy bay gầm rú, bom đạn nổ chát chúa có vẻ như gần lắm. Nhớ lời bố dặn tôi vội cõng chú Thắng chạy thẳng vào nhà thờ, vì quá sợ và vội vàng chẳng may giữa đường bị vấp ngã, chú Thắng bị văng vào bụi cây ven đường, gào khóc thảm thiết.
Nhưng rồi sau đó, tôi cũng đưa được chú vào trong nhà thờ. May quá hôm đó máy bay Pháp không bắn phá khu vực Sở Kiện, nên không xảy ra việc gì cả.
Sứ đạo Sở Kiện từ xưa đã là một khu vực đạo thiên chúa với quần thể kiến trúc đầy đủ, gồm nhà thờ lớn với kiến trúc thật đẹp, mấy dãy nhà làm trường học và nhà ở cho cha cố và các sơ….
Trước mặt nhà thờ là một dãy phố thẳng tắp, hai bên là hai dãy nhà gạch, mái ngói, có cây cối bao bọc. Gần đó có một cái chợ nằm bên triền sông Đáy, chợ toàn họp về đêm rất đông vui, trên bến dưới thuyền người mua, người bán tấp nập lắm.
Ở đây ngoài kỉ niệm về ngày sinh của chú Tiến, còn có mối tình đẹp của Dì Oanh và chú Uyển mà tôi vừa là nhân chứng, vừa là “liên lạc viên” đưa thư nối các cuộc hẹn hò của hai người, góp thêm một phần nho nhỏ nối đường dây xe duyên, nên vợ nên chồng của dì Oanh và chú Uyển (rất tiếc là chú đã sớm đi xa ngay sau đó ít lâu).
Nhìn chú Tiến lặng lẽ đứng trước nhà thờ lớn và chụp mấy chiếc ảnh kỉ niệm, tôi hiểu và thông cảm với tâm trạng của chú lúc này. Đó có thể là một tâm trạng khó tả khi chú được đứng tại ngay nơi cách đây 59 năm mình đã được sinh ra, nhưng lại chẳng có được một kỉ niệm nào cả. Vì thực ra sau khi sinh chú xong, mẹ tôi cùng chúng tôi đã rời nơi đó ngay, trở về với đại gia đình ở Hữu Vĩnh, còn chú thì mới đẻ, còn quá bé làm sao mà biết được.
Chiều hôm đó trên suốt quãng đường trở về Hà Nội, cùng với nhịp xe đều đều bon trên con đường nhựa phẳng phiu, tôi cứ lâng lâng nhớ lại những kí ức về một thời thơ bé, với những kỉ niệm khó quên về người mẹ tần tảo nặng gánh với đàn con thơ dại, trong một thời điểm đầy khó khăn vất vả; về những người anh em, bà con ruột thịt; về những người dân đã cưu mang chúng tôi như ông Điềm, ông Khải, ông Trùm Bính và nhiều người nữa…; về những địa danh như Phố Cát, Phú Sơn, Sở Kiện…
Thời gian trôi đi nhanh quá, thấm thoát thế mà đã hơn 60 năm rồi, bây giờ chúng tôi đã là những ông già, bà lão ở lứa tuổi U.70, U.80, như chú út Vĩnh Tiến trẻ nhất đoàn cũng đã thuộc lứa U.70 . Nhưng kí ức về những kỉ niệm đẹp của một thời xa xưa cách nay trên 60 năm thì vẫn còn đó mãi mãi, không bao giờ nhạt phai trong tâm trí của tôi và của anh chị em chúng tôi.

Phạm Kim Nhu
(*) Xem Blog 13.4.2007, mục Kỉ niệm

Kì hai: Trở về ngôi nhà cũ, làng Phú Sơn (*)

Bên di ảnh ông Điềm, tại ngôi nhà xưa

Qua chợ Kim Tân, xe đưa chúng tôi tiến về hướng làng Phú Sơn, nơi có nhiều kỉ niệm những năm tháng gia đình tôi đã sống trong thời gian tản cư vào khoảng năm (1947-1948).
Sự thay đổi nhanh chóng của làng quê thời mở cửa, đã làm chúng tôi ngỡ ngàng. Đường như nhỏ lại, nhà cửa san sát khác hẳn với ngày xưa mỗi nhà chiếm cứ hẳn một quả đồi, nhìn thấy nhà nhau nhưng lại xa ngõ, đúng là “gần nhà xa ngõ”.
Chúng tôi nhận ra ngay nơi trước đây là trụ sở Ủy ban Kháng chiến hành chính Huyện Thạch Thành nay là Huyện ủy bây giờ. Đi được khoảng hơn 1km, chúng tôi dừng xe hỏi thăm nhà ông Điềm, nơi gia đình tôi đã ở thời đó.
Thật bất ngờ ngôi nhà đầu tiên dừng lại để hỏi thăm, lại chính là nhà của ông. Vừa bước vào sân gạch bác Di, chú Ngọc và tôi đều bồi hồi nhận ra những nét quen thuộc của căn nhà gỗ ba gian, 2 trái ngày xưa.
Hiện nay con cháu ông đã xây thêm nhà mới trên phần đất vườn cũ, ngôi nhà cũ nay làm nơi thờ cúng hai ông bà và tiếp khách, tụ họp gia đình vào những lễ, tết.
Người tiếp chúng tôi là anh con thứ của ông Điềm. Rất tiếc là lần về thăm này ông bà đã đi xa, chúng tôi xin phép gia đình được thắp nén hương để tưởng nhớ và thầm nói lời biết ơn đến ông bà.
Nhìn bức ảnh ông Điềm trên bàn thờ, tôi hồi tưởng lại hình dáng ông năm xưa và những ngày sống ở đây, được gia đình ông nhường nơi ở, tạo mọi điều kiện cho cả gia đình tôi sống trong những ngày tản cư khó khăn.
Không ai bảo ai, mấy anh em chúng tôi đều đi ra sân tìm lại cây mít ở góc vườn. Cây mít này là loại giống đặc sản của địa phương, mỗi quả to phải đến trên chục cân. Quả nào, quả ấy múi to bằng bàn tay, dày, mọng nước trong suốt và ngọt như mật. Ở vùng này người dân có thói quen không ăn mít, khi mít chín rụng người ta chỉ lấy hột làm lương thực ăn thay bột. Do vậy hồi đó chúng tôi và khách đến nhà cứ việc hái quả ăn thoải mái, nhưng với điều kiện phải để lại hạt làm lương thực cứu đói. Rất tiếc cây mít này đã bị chặt đi, để lấy đất làm nhà mới.
Rời nhà ông Điềm, chúng tôi được anh con trai ông đưa sang nhà ông Khải. Đây là gia đình thứ hai ở thôn Phú Sơn mà cả nhà tôi đã chuyển đến ở, khi nhà ông Điềm bị lụt, nước ngập đến sát chân giường.
Nhà ông Khải ở trên cùng một quả đồi với nhà ông Điềm, nhưng ở cao hơn. Ông Khải tôi nhớ lúc đó mới chỉ đâu đó khoảng 20 tuổi, còn độc thân, ông nhường cả nhà cho gia đình tôi ở, còn ông về nhà ở với bố mẹ đẻ.
Phía sau nhà ông Khải là một vạt rừng xen kẽ có những hàng cây ăn quả như mít, muỗn, bưởi…do ông trồng. Nhà ông cũng như các nhà khác ở vùng đồi này để đề phòng mối xông, nên các cột nhà làm bằng gỗ to đều được đặt trên các trụ đá, tường nhà toàn bằng gỗ cách nền gạch khoảng 25 đến 30 cm.

Gian giữa nhà để trống, hai gian bên có hai dãy ván dài kê suốt chiều rộng nhà, cao chừng 60 cm so với nền. Ở vùng rừng núi này vào lúc từ cuối Thu đến đầu Đông thường có sương mù dày đặc, mưa lâm thâm rơi rả rích suốt ngày, lá cây rụng đầy đường, đất luôn ẩm ướt, tiết trời xe lạnh, đêm đêm rắn hoa cổ mang bành có mào đỏ to bằng bắp tay người lớn, dài bằng đòn gánh, là loại rắn cực độc hay bò vào nhà nằm ở gầm giường ngủ qua đêm tránh mưa lạnh.

Sáng nào cũng vậy ngủ dậy, chúng tôi phải chờ cho có ánh mặt trời lên, sương tan hẳn (khoảng 10 giờ), khi đã biết chắc chắn là rắn đã bò đi, mới dám thò chân xuống giường.
Về loài rắn có nhiều chuyện lắm, nhưng tôi nhớ nhất vẫn là câu chuyện “rắn trả thù” do người dân địa phương kể lại. Mà chuyện này chẳng đâu xa lại sảy ra ngay với gia đình ta, ở tại chính nhà ông Khải.

Số là hồi nhỏ chú Ngọc rất hiếu động, có nhiều trò nghịch ngợm nhất nhà. Một buổi sáng trên đường lên vườn đồi, nhìn thấy hai con rắn cạp nong đen, trắng cuộn tròn vào nhau đang nằm ngủ trên lối đi, chú đã đập chết một con rắn trắng nhỏ hơn (chắc là con cái), rồi bỏ đi chơi. Đến khoảng đầu giờ buổi chiều cùng ngày, mấy chị em đang ngồi ăn khoai luộc nói chuyện vui vẻ. Bất ngờ tôi nhìn thấy con rắn hổ mang đen (có lẽ là con buổi sáng) đã bò sát tới sau lưng tôi và vươn tới phía chú Ngọc với cái mang bạnh ra to tướng, phì phèo hơi từ lúc nào không ai biết (chú Ngọc ngồi chính giưã, quay lưng ra cửa). Tôi vội hét toáng lên, mọi người sợ quá nhảy hết lên giường, rồi người lớn xúm lại đánh chết con rắn độc này.

Thật là hú vía, từ đó trong tâm trí còn non trẻ của tôi, cho tới tận bây giờ khi đã lớn tuổi, tôi vẫn luôn luôn tin là loài rắn có khả năng nhận biết kẻ thù và biết trả thù cho đồng loại.
Laị nói về ông Khải, sau khi bà vợ mất, ông đi bước nữa lấy bà hai. Hôm chúng tôi đến cũng gặp được bà, nhưng ông thì đã mất cách đây 5,6 năm trời, chúng tôi thắp nén hương trên bàn thờ tưởng nhớ ông.
Rời Phú Sơn, tạm biệt gia đình ông Điềm, ông Khải cũng như bác Di, chú Ngọc tôi thật sự cảm thấy hối tiếc, vì lần trở về nơi đây thăm ngôi nhà của hai ông cùng với những kỉ niệm thời tuổi thơ của chính chúng tôi trong một khoảng thời gian đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Pháp cách nay trên 60 năm đã quá muộn, nên không còn được gặp hai ông nữa.

Phạm Kim Nhu
Kì sau tiếp: Hồi ức Sở Kiện

(*) Xem Blog ngày 12.4.2007, mục Kỉ niệm

Ghi chép từ một chuyến đi (bài đăng nhiều kì)

Ghi chép từ một chuyến đi (bài đăng nhiều kì)

Kì một: Về lại Phố Cát, thăm chợ Kim Tân
Nhân chuyến ra Bắc của bác cả Vĩnh Di lần này, ngày 8/4/2007 cánh đàn ông nhà ta gồm bác Di, các chú Ngọc, Thắng, Tiến đã tổ chức một chuyến đi dã ngoại về thăm lại những nơi gia đình ta đã tản cư thời kháng chiến chống Pháp (1947), trong đó chỉ có tôi là thành viên nữ duy nhất tham gia đoàn.
Sau nhiều lần chắp mối, bàn bạc, với tài điều hành của các nhà nguyên là Giám đốc, cán bộ quản lý, nhà giáo dục và nhà ngoại giao, đặc biệt là tay lái lụa của chú út Vĩnh Tiến chuyến đi đã thật suôn sẻ đúng nghĩa của “sự thuận buồm xuôi gió”.
Chiếc xe chở đoàn rời Hà Nội hướng Thạch Thành, Thanh Hóa nơi mà các đây 60 năm vào năm 1947 bảy anh chị em được mẹ tôi, với sự giúp đỡ của bà ngoại và dì Oanh trên đường tản cư đã đưa chúng tôi vượt qua đường rừng từ Rịa vào Kim Tân, thủ phủ của huyện lỵ miền núi hoang vu này.

Lúc này bố tôi là Phó Giám đốc sở Kinh tế Khu 11 đang tiến hành công việc tại Ninh Bình và các tỉnh lân cận.
Ngày đó 7 anh em chị em chúng tôi còn nhỏ tuổi lắm. Người lớn nhất là chị thứ Kim Anh cũng chỉ mới 11 tuổi, nhỏ nhất là chú Vĩnh Thắng mới được 2 tuổi, còn lại chỉ hơn nhau 1,2 tuổi, tôi lúc đó vừa 8 tuổi.
Khi xe vào đến địa phận Huyện Thạch Thành, Thanh Hóa chúng tôi dừng lại chụp mấy kiểu ảnh kỉ niệm trước tấm biển chỉ địa danh huyện với nỗi niềm bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngày đã xa xưa.
Bắt đầu từ đây là con đường xuyên rừng mà 60 năm trước, chúng tôi đã đi bằng chính đôi chân của mình, chỉ trừ cô thứ 6 Kim Lan và chú Thắng là được ngồi trong cái thúng tre, có người lớn gánh theo cùng đồ đạc.
Con đường rừng ngày xưa nay đã được trải nhựa phẳng phiu, hai bên đường không còn cây cối rậm rạp với những vạt nứa chạy dài típ tắp. Chúng tôi còn nhớ ngày đó đường mới mở phục vụ cuộc kháng chiến, chủ yếu là để đi bộ còn hoang sơ lắm, hai bên có những rừng lau sậy, nhiều chim thú và đặc biệt là nơi cư trú của loài hổ Đông Dương, nay đã gần như tuyệt chủng (bác Di còn nhớ, ngày đó cứ mỗi lần đi trên con đường này là phải lấy hai cây nứa cọ sát vào nhau tạo thành tiếng kêu ken két để xua hổ).
Ô tô đi qua đền Sòng tương truyền nơi đây thờ bà chúa Liễu Hạnh mà thủa hàn vi Trạng Quỳnh đã từng đến lễ xin “vay” tiền bà chúa.
Ngồi trên xe chúng tôi háo hức chờ đón giây phút được gặp lại Phố Cát, nơi có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn và 24 cô Sơn Trang, nơi mà khi ở Kim Tân chúng tôi vẫn thường theo bà ngoại đi bộvượt đường rừng tới 7, 8 km đến lễ chùa.
Phố Cát của ngày xưa một bên là đền Mẫu, một bên là dòng suối trong vắt, nước chảy uốn lượn qua các gềnh đá. Dòng suối trong xanh và đặc biệt có đàn cá “môi đỏ” hàng ngàn con, bơi lượn và thường tụ lại dầy đặc mỗi khi khách đến lễ đền cho ăn.
Phố Cát của ngày xưa đẹp là thế, nhưng khi xe dừng lại, chúng tôi ai nấy đều thất vọng vì Phố Cát nay không còn như trước nữa. Dòng suối thơ mộng với đàn cá tung tăng bơi lội, với hàng dây leo điểm sắc hoa tím, hồng, trắng .. soi bóng dưới dòng nước trong vắt khi xưa nay không còn nữa.

Thay vào đó, Phố Cát bây giờ người ta đổ đất đắp nền nhà, dựng quán bán hàng với những đồ ăn thời hiện đại như nước ngọt đóng chai, đóng lon, rồi café, sữa, đường, bánh kẹo các loại…Chẳng còn thứ quà quê của địa phương nổi tiếng một thời như chè Lam, bánh mật, bánh đa dừa, bỏng ngô trộn mật …Điều chúng tôi đặc biệt luyến tiếc là suối nay không còn lấy một con cá, nó đã biến khỏi dòng suối này như thể nó chưa bao giờ tồn tại.
Thật tiếc thay Phố Cát ngày nay không còn phong cảnh hữu tình như bức tranh thủy mạc xưa kia, mà nếu còn đến bây giờ chắc sẽ là một điểm đến hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Thế là con cháu chúng ta mai sau, chẳng bao giờ còn đư
ợc chiêm ngưỡng thắng cảnh có một không hai của đất nước.
Thật tiếc lắm thay!!!.
Rời Phố Cát, xe chúng tôi tiếp tục lăn bánh đến Kim Tân. Nơi đây hồi đó thật đông vui, trên bến dưới thuyền, cung cấp các sản phẩm của địa phương như chè xanh, măng rừng, củi đốt…theo dòng sông xuôi về Hàm Rồng cung cấp cho thị xã Thanh Hóa và các vùng lân cận.
Tôi còn nhớ hồi đó tất cả các gia đình tản cư phải tự lo trang trải cuộc sống, nên hầu hết đều phải bươm chải kiếm sống, gia đình nhà chúng tôi là một trong số đó.

Ngày đó mẹ tôi ở nhà thu mua măng, củi đốt, củ nâu của người dân tộc Mường đem hàng từ trên núi xuống bán.
Măng tươi mẹ tôi thái lát đem đồ, rồi phơi khô đóng vào từng bao lớn. Dì Oanh cho cất xuống thuyền, rồi chở đi bán trải rộng từ Vĩnh Lộc đến thị xã Thanh Hóa. Khi trở về dì mua vải, các vật phẩm tạp hóa, văn phòng phẩm để bán.
Lúc đó nhà tôi cũng có một quầy bán vải và các vật phẩm bên trong chợ Kim Tân, do bà ngoại trông coi. Chị Kim Anh lớn nhất nhà được phụ giúp bà bán hàng, lúc đó các cô chú ở cơ quan bố tôi cứ gọi đùa chị là “cô bé hàng xén”.
Nhờ cách kiếm sống đó, mà mẹ tôi một thân một mình còn có đồng tiền bát gạo để nuôi nổi một gia đình với hơn 10 miệng ăn trong hoàn cảnh khó khăn lúc đó.
Chợ Kim Tân tuy là chợ kháng chiến, nhưng các sản phẩm bày bán ở đây ngoài những sản vật của địa phương còn có những sản phẩm phục vụ bà con tản cư rất mới mẻ với người địa phương, nên nó có một nét rất khó quên mang dáng dấp văn hóa đô thị của vùng ven đô Hà Nội, giống như thời trước khi tản cư tôi vẫn thường được bà nội cho đi chơi chợ mỗi khi bà về quê ở làng Mọc Quan Nhân, ngoại thành Hà Nội (nay là phường Quan Nhân, Thanh Xuân).
Chợ KimTân không ồn ào tuy việc mua bán diễn ra tấp nập, nhưng vẫn không kém phần thanh lịch giữa người bán người mua. Khách dạo chợ phần lớn đều là những người từ thành phố về, họ có cùng hoàn cảnh sống giống nhau của một thời gian khó, xa quê. Họ gặp nhau ngoài việc mua bán, còn để giao lưu, thăm hỏi tình hình quê nhà, về người thân ai còn ai mất, hay đang ở đâu đó của thời buổi chiến tranh loạn lạc.

Phạm Kim Nhu
Kì sau tiếp:Trở về ngôi nhà cũ, làng Phú Sơn

Lại nói về Blog cho vui.

Lại nói về Blog cho vui.
Phải chăng tất cả là do Blog?
Thật tình cờ dịp này trên các tờ báo nổi tiếng như Hà Nội mới, Anh ninh thế giới cuối tháng, rồi cả Kinh tế và đô thị…đều có bài viết chung một nội dung về giá trị thật và ảo của Blog.
Thôi thì cũng như mọi bài báo đều có lời khen và chê, khen thì đương nhiên là thích, còn chê thì chẳng ai dại gì lại thích giữa cái thời buổi đang thịnh hành bệnh thành tích lan tràn khắp nơi này.
Blog nhà mình 53 Lãn Ông mấy tháng nay được hưởng ứng nhanh, ít ra là đối với con cháu nhà cụ Quang, nhanh đến nỗi đã nảy sinh những nghi vấn có phần thật mà cũng có phần ảo.
Phần thật thì ví như bác cả Di lần ra Bắc này, đã mấy lần nêu câu hỏi rất chi là vô tư: “Dạo này các vị nhà mình ở ngoài Bắc tập hợp nhau nhiều thế, có phải vì do có Blog 53 Lãn Ông không?”.
Đến nay chưa có câu trả lời chính thức cho bác cả, vì chưa có chủ trương sơ kết, đúc rút kết quả. Mà tính ra đến hôm nay Blog nhà ta cũng mới chỉ đi được đoạn đường hơn 4 tháng (tính từ ngày 23.12.2006), vì thế sẽ là rất sớm để có thể rút ra một điều gì đó gọi là tổng kết, đánh giá thành tích
Tuy vậy cũng thấy có phần thật là từ đầu năm cho đến nay nhà ta cũng có nhiều cuộc xuất ngoại (Picnic), nhiều cuộc gặp gỡ liên hoan nội bộ gia đình với vô vàn lí do (có thật và có cả ảo) với thành phần tham gia đông đảo không ngờ, đủ cả các thế hệ như chú Tiến đã từng nói có cả bốn thế hệ con cháu cụ Quang tham dự.
Hầu hết các cuộc Picnic và họp mặt vui chơi ngay từ khi mới rục rịch chuẩn bị, cho tới ngày thực thi cũng đã được đưa tin, bài và ảnh trên Blog từng ngày một, cũng rôm rả đấy chứ.
Nhờ thế mà đợt này vừa dứt thì dư luận đã âm ỉ lên tiếng dò hỏi, chờ mong một đợt mới kế tiếp cho khí thế.
Lại nữa vào dịp Tết Đinh Hợi vừa qua nhờ Blog, chúng ta cũng đã được tận hưởng một không khí Tết đầy ắp thông tin gia đình.
Rồi cả một trang ngày sinh các thành viên gia đình cứ được bổ xung dần trên trang Blog, đến nay cũng gọi là tạm đầy đủ.
Con cháu xa gần lại hiểu hơn về gia tộc, họ hàng qua các bài viết trên Blog của bác Ngọc về gia phả, mà đỉnh diểm là thông tin về việc tìm ra mộ cụ (ông) nội Phạm Chí Lễ ngay tại nghĩa trang Nhân Chính, Từ Liêm, Hà Nội làm nức lòng cả dòng họ Phạm Vĩnh Quang. Có thể nói đây là tin vui lớn nhất đầu năm Đinh Hợi, mở đầu cho một năm mới nhiều hứa hẹn tốt đẹp.
Xem ra thì thật là nhờ có Blog mà nọi việc mới được như thế. Đó là giá trị thật của Blog 53 Lãn Ông nhà mình, không thể phủ nhận.
Vậy thì đã có giá trị thật rồi, thế thì giá trị ảo của Blog ở đâu và có thật là tất cả do có Blog?
Như đã biết đầu năm nay một tin vui đã đến với cả nhà cụ Quang, đó là một thành viên bé nhỏ đầy triển vọng tương lai của đại gia đình ta chào đời tại đảo quốc Đài Loan vào ngày 25.3.2007- cháu Phan Thế Minh - con trai đầu của cặp vợ chồng còn rất trẻ và cũng rất triển vọng Phạm Vĩnh Minh Trang - Phan Thế Thắng, con của ông bà Tiến Phượng.
Giứa cái thời đang thịnh hành bệnh thành tích này, lại đúng lúc báo đài bàn về giá trị ảo và thật của Blog, thì một câu hỏi nữa vô tình lại được đặt ra liệu tin vui này có phải là do có vai trò của Blog 53 Lãn Ông nhà mình không?
Đã đành là rõ ràng để có thành viên mới này phải là công của hai cháu Trang Thắng, nhưng cũng phải kể đến sự tư vấn chính xác đến bất ngờ của bà Phượng (như lời bác Kim Anh đã viết).
Nhưng ngẫm nghĩ rồi cố ngộ nhận phải chăng từ những thông tin có giá trị trên Blog 53 Lãn Ông về năm Con lợn, về triển vọng tương lai của những người được sinh ra trong năm nay, rồi thì tin tức dồn dập về một phong trào tìm mọi cách sinh con vào năm này thúc dục, nên mới được như thế.
Nếu cứ đà suy luận như vậy, thì quả thật đúng là nhờ có Blog 53 Lãn Ông mới có được một thành quả như thế. Và nếu đúng là như thế, thì đích thị Blog 53 nhà mình ngoài giá trị thật còn có cả giá trị ảo rất lớn, đúng là tất cả nhờ có Blog 53.
Như thế thì đáng được ghi nhận thành tích, để con cháu cụ Quang còn tiếp tục hưởng ứng Blog 53 Phạm Vĩnh.

Phạm Vĩnh Thắng

Minh hoạ bài viết của bác Nhu

Đằng sau 4 người là bảng địa danh Thạch Thành

Đền Phố Cát ngày nay đang được trùng tu, nhưng, cảnh quang bây giờ khác xưa nhiều quá, vạt rừng lĩm xanh cao vút, bạt ngàn nay không còn nữa, nhường chỗ cho việc đào bới loang lổ, xây dựng tự phát không có quy hoạch, môi truờng ô nhiễm . Bác Di đứng truớc đền thỡ Mẫu, sau lưng bác,trước đây là dòng suối trong xanh, sau đền Mẫu là 1 thác nước cao 4m, nứớc đổ suốt ngày đêm, hàng trăm đàn cá môi đỏ lựợn quanh trông vui mắt, nay không còn nữa, đoạn suối này trở thành ao tù . Tiếc thay !

Thư gửi Ô :NGUYỄN XUÂN NGUYÊN


Ông NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
2-4-1940 * 2-4-2007

Ông với tôi cùng tuổi
Cùng xa nhà từ sớm
Cùng hành nghề vất vả
Cùng gian khó vươn lên

Vợ, ông lấy trứoc tôi
Con, ông hơn một đứa
Nhà, Mỹ Đình hơn tôi
Gia đình ông, vui. khoẻ

Hôm nay ông sinh nhật
Mừng ông thêm một tuổi
Mong ông khoẻ mạnh hơn
Để hai cùng " Phấn đấu "
" Thọ " hơn các cụ ta

Gửi Vũ tuấn Việt


Tặng Vũ Tuấn Việt, cháu có biết những ai đấy không ? Trả lời ông truớc khi bay trở về Nga
Phó nháy Nguyễn Thái Nguyên

Sơ ý chết người !

Sơ ý chết người !

Các luơng y và đầu bếp nổi tiếng Trung Quốc đã khuyếnh cáo các bà nội trợ và các chủ quán ăn, phải hết sức lưu ý đến những loại thực phẩm không được ăn cùng 1 lúc với nhau vì chúng tạo ra độc tố có hại cho sức khoẻ thậm chí chết ngay trên bàn tiệc
1/ Mật ong, sữa, sữa đậu nành . Ăn cùng tắc tử đề phòng mau mau
2/ Thịt dê, ngộ độc do đâu ? Chỉ vì dưa hấu xen vào bữa ăn
3/ Thịt gà kinh giới kỵ nhau Cùng ăn 1 lúc, ngứa đầu, phát điên
4/ Động kinh chứng bệnh rành rành . Là do thịt lợn rang chung Ấu tầu
5/ Ba ba ăn với rau Sam . Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân
6/ Thịt gà, rau cải có câu : Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô
7/ Chuối hột, ăn với mật đường . Bụng phình, dạ trướng dọc đường phân rơi
8/ Cải thìa, thịt chó xào xô ? Ăn vào đi tả, hôn mê, khó lường
9/ Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi ! Ăn vào chắc chết mười mưoi rõ ràng
10/ Quả Lê, thịt Ngỗng, tưởng thường . Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao
11/ Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh . Ăn vào cùng lúc liên thanh " Sấm " rền
12/ Đường đen, với sữa đậu nành . Đau bụng, tháo dạ hoành hành suốt đêm
13/ Thịt rắn kỵ củ cải cải xào Ăn nhiều sao thoát lưỡi dao tử thần
14/ Cá Chép, Cam thảo nhớ rằng : Trúng độc tức khắc, không cần hỏi tra
15/ Nôn mửa, bụng dạ, không yên Vì do hải sản ăn liền trái cây
16/ Chuối tiêu, khoai môn phiền hà . Ruột đau quằn quại như là dao đâm
17/ Nước chè, thịt chó no say . Thường xuyên như thế có ngày ung thư
18/ Ba ba ăn với rau Dền . Trúng độc, nguy hiểm, chớ nên coi thường
19/ Khoai lang, hồng, mận, ăn vô . Dạ dầy, viêm loét, tổn hư tá tràng
20/ Gan lợn, giá đậu, nực cười . Xào chung, mất sạch, bổ tuơi ban đầu
21/ Vitamin C chớ có coi thường Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò
Chẳng may ăn phải, vài giờ . Chúng tạo chất độc bảng A chết người
( Không nấu các loại nhuyễn thể với những phụ chất giầu vitanin C )
Tránh cho làng xóm, quê hưong, Thức ăn tương phản, trăm đường hiểm nguy
Thu Hằng - Thế giới mới 706 trang 28
Đề nghị các vị hướng dẫn các pho to để lưu giữ trong gia đình


CHÚC MỪNG SINH NHẬT CHÚ XUÂN NGUYÊN

CHÚC MỪNG SINH NHẬT CHÚ XUÂN NGUYÊN
Ngày 2/04/2007 là ngày sinh nhật lần thứ 67 của Ô. NGUYỄN XUÂN NGUYÊN ( mà tôi thường gọi thân mật là Chú Nguyên )là phu quân của Bà Phạm Kim Lan ( em ruột thứ sáu của tôi ). Chú sinh trưởng trong một gia đình cách mạng với người Anh cả đáng kính là Ông PHAN NGHIÊM nhà quay phim nổi tiếng thời đầu Cách Mạng Chống Pháp và là một trong những người có công xây dựng Ngành Điện Ảnh VN. Vì vậy khỏi phải ngạc nhiên khi những bức ảnh có giá trị " lịch sử " của Chi Cụ Phạm Vĩnh Quang, đều do Ô.Nguyên chụp, trong đó có bức ảnh chụp gần đông đủ toàn bộ gia đình, gồm các con cái , dâu rể của Cụ Quang tại 53 lãn Ông HN năm 1963 .
Tình cảm keo sơn đã kết nghĩa vợ chồng giữa Chú Nguyên và Cô Lan trải qua bao nhiên năm tháng gian khổ và thử thách , cùng nhau tạm biệt nơi sinh trưởng là Thủ Đô HN,để xây dựng Khu Gang Thép Thái Nguyên từ năm 1962, cho đến khoảng năm 2000 mới trở về sinh sống tại HN, vui với các con cháu đã nuôi dưỡng trưởng thành như cháu Nguyễn Việt Hùng một biện tập viên âm nhạc triển vọng của VTV3 - Đài THTW Việt Nam..
Nhân dịp 2/04/2007 thay mặt toàn thể các anh chị em và các cháu ở trong và ngoài nước của chi Cụ Phạm Vĩnh Quang chân thành chúc mừng ngày sinh nhật làn thứ 67 của Ô.Nguyễn Xuân Nguyên.

PHẠM VĨNH DI