HỌ PHẠM KHÔNG CÓ AI LÀM VUA

 


HỌ PHẠM KHÔNG CÓ AI LÀM VUA

Họ Phạm của lão, tính từ nam ra bắc, từ bắc vào nam, từ đông sang tây và ngược lại, chưa có một triều đại nào mà người đứng đầu một quốc gia, một triều đại lại là người mang họ Phạm.
Theo một minh văn khắc trên một cái chuông đồng được đúc vào năm Mậu Dần Trinh Nguyên thứ 14, tức là vào năm 798, thì trong số 32 dòng họ từ Trung quốc du nhập vào Việt Nam trước đó, đều không thấy có họ Phạm.
Ấy thế nhưng ngay từ năm 542 đã xuất hiện một danh tướng họ Phạm là ngài PHẠM TU, ngày nay, người này được coi là thủy tổ của họ Phạm nước Việt. Chẳng là năm 542 nhà Lương ở phương Bắc sai Tôn Quỳnh và Lư Tử Hùng đem quân sang đánh nước Vạn Xuân của vua Lý Bí. Đến tháng Tư năm 543 thì vua sai tướng Phạm Tu đi đánh tan quân Lương ở Cửu Đức.
Qua các triều đại về sau, chắc cũng có thêm các vị tướng xuất thân từ họ Phạm, song thôi, lão điểm thêm một vị tướng khác là Phạm Ngũ Lão - là danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người góp công rất lớn trong cả hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1288.
Nói thêm một chút, lớp người xưa của họ Phạm làng lão, thuộc thế hệ Nho giáo, cũng có nghĩa theo cách đào tạo của Khổng Tử - không làm quan được thì làm thầy đồ. Điều đó có thể giải thích, tại sao bốn người anh em ruột của ông nội lão, đỗ đạt từ tú tài đến cử nhân thời phong kiến thì chỉ có một người làm quan còn lại là làm thầy đồ hay thầy lang.
Đến lịch sử cận đại, thì có cụ Phạm Văn Đồng, tuy có công lớn cùng với Nguyễn Ái Quốc làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng cũng chỉ đảm nhận chức tể tướng (Thủ tướng). Và, thật là vinh dự, người bay vào vũ trụ năm xưa là một sĩ quan mang họ Phạm – Phạm Tuân.
Đây là thời đại của chúng ta, vì thế chúng ta có thể kể tên hàng loạt những người mang họ Phạm giúp sức cho chính quyền cách mạng. Song có lẽ chức vụ cao nhất cũng chưa thể vượt qua chức tể tướng, mà chỉ là thượng thư hoặc thấp hơn nữa. Nhưng, có một điều, rằng hầu hết những người thuộc họ Phạm đều là những người hết mực trung thành với chế độ mà mình phục vụ trong đó. Thời còn các triều đại phong kiến thì phò vua; chuyển sang chế độ dân chủ cộng hòa thì phò đảng lãnh đạo.
Những người thuộc họ Phạm sống trong làng của lão vừa mới hoàn thành việc trùng tu nâng cấp nhà thờ họ. Người cao tuổi nhất còn lại trong họ là ông anh ruột của lão, được Hội đồng gia tộc triệu về để cắt băng khánh thành. Ông anh của lão vừa cao niên lại vừa cao chức nhất trong họ, nhưng cũng chỉ tương đương chức thượng thư ngày xưa, không hơn.
Đến lượt lão, có lẽ không có gì để có thể tự hào mình là người họ Phạm, vì khi còn là công chức nhà nước, lão cũng chỉ ngang chức “thư lại” ngày xưa. Để lão nói cho các bạn trẻ biết “thư lại” là gì nhé, đó là “viên chức thấp nhất trong một cơ quan bộ, tự, viện, ty hoặc tỉnh, phủ, v.v tại các triều đình xưa”.
Cứ chiếu theo lịch sử từ thời lập quốc đến nay, nước Việt ta chưa có triều đại vua nào xuất thân từ họ Phạm, cái số phận của chúng ta nó thế, nên anh em họ Phạm mình cứ yên tâm mà đem sức ra mà đóng góp tốt nhất cho triều đại mới ngày nay, chả việc gì phải bon chen, nhỉ!
Để kết thúc bài viết, lão xin cụ Nguyễn Du cho phép lão trích hai câu trong “Kiều” của cụ:
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh./.
Hình trong bài: Biểu trưng của họ Phạm.
Ngày 21/03/2024
Ngã Thị Dã

Màn trình diễn drone, pháo hoa rực rỡ trên bầu trời Điện Biên

 


Người dân và du khách rất thích thú với màn trình diễn ánh sáng bằng máy bay không người lái và bắn pháo hoa rực rỡ trong Lễ khai mạc Năm du lịch Quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024.


TheoVietnamnet.vn


Thăm ngôi nhà Bá Kiến hơn 100 năm tuổi ở làng Vũ Đại

 

Ngôi nhà của Bá Kiến (tên thật là Bá Bính) nằm trong khu đất rộng 900m2 tại làng Vũ Đại (nay là Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Ngôi nhà đặc biệt này đã tồn tại hơn 100 năm, trải qua 7 đời chủ, từ lâu trở thành điểm tham quan của du khách thập phương.


TheoTienPhong


Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

 

ại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Mật độ dân số ở Vĩnh Tường lên đến gần 1.500 người/km2, trong khi mức bình quân của tỉnh Vĩnh Phúc chỉ là hơn 900 người/km2. Huyện được nhiều người biết đến nhờ những làng nghề như xã An Tường (nghề gỗ), xã Lý Nhân (rèn dao, kim khí...), xã Vân Xuân (buôn bán phụ kiện điện thoại)...

Đặc biệt, thôn Bắc Trại của xã Vân Xuân còn nổi tiếng với những tòa lâu đài tọa lạc giữa xóm làng đông đúc.

W-20240315-161900-3.jpg
Toà lâu đài nằm ở thôn Bắc Trại, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường. Ảnh: Nhị Tiến 
W-20240315-161507-3.jpg
Hai toà lâu đài nằm sát nhau
W-lau-dai-2.jpeg
Toà lâu đài nằm cuối thôn Bắc Trại. Ảnh: Nhị Tiến
W-img-2936-3.jpg
Trên nóc có một mô hình máy bay trực thăng. Ảnh: Nhị Tiến 
w img 2956 3 857.png
Ba kiểu nhà từ cổ xưa đến hiện đại trong bức ảnh được chụp tại xã Vân Xuân. Ảnh: Nhị Tiến

Người dân trong khu vực cho biết, 2 năm trở lại đây, các gia đình trên địa bàn xã trở nên giàu có nhờ công việc kinh doanh, buôn bán phụ kiện điện thoại.

"Cách đây khoảng 2 năm, người dân xung quanh đây vẫn còn nghèo, nhưng kể từ khi người người, nhà nhà đua nhau nhập số lượng lớn phụ kiện điện thoại về kinh doanh, mọi người trở nên rất giàu có”, ông H. một người dân sống gần khu vực cho biết.

Chị V. một người sống trong ngôi làng lâu đài chia sẻ: "Những thương nhân ở đây hầu hết đều còn rất trẻ, lớn nhất cũng chỉ ở độ tuổi 40. Có những anh còn chưa lấy vợ đã xây lâu đài, biệt thự”.

Ngoài 2 biệt thự nổi bật, phía ngoài mặt đường chính của ngôi làng còn có các tòa lâu đài, biệt thự khác.

Tại thời điểm PV VietNamNet ghi nhận, có rất nhiều tòa lâu đài đang được xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện.

Ông Trần Xuân Chính, Chủ tịch UBND xã Vân Xuân cho biết: “Hiện tại trên địa bàn xã có khoảng 8 chiếc lâu đài, số lượng biệt thự thì rất nhiều. Chủ yếu những hộ dân quanh đây kinh doanh mặt hàng phụ kiện điện thoại”.

W-anh-6-3.jpeg
Những toà lâu đài lung linh về đêm. Ảnh: Nhị Tiến
TheoVietnamnet.vn

Hồ sơ "siêu khủng" của nữ giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2023, quê ở Quảng Trị

Hồ sơ "siêu khủng" của nữ giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2023, quê ở Quảng Trị

 

Nữ giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2023 là giáo sư Đặng Hoàng Minh. Hiện giáo sư Minh đang công tác tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nữ giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2023 là ai?

Bà Đặng Hoàng Minh, sinh năm 1979, quê quán Thiệu Phong, Quảng Trị. Trong năm 2023, bà Đặng Hoàng Minh là nữ giáo sư trẻ nhất Việt Nam và cũng là người duy nhất được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư trong ngành tâm lý học.

Tân nữ giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2023 hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu lâm sàng về Xã hội, Tâm lý và Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quá trình học tập, công tác của nữ giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2023

Bà Đặng Hoàng Minh được cấp bằng đại học ngành tâm lý học của Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) vào năm 2001.

Đến năm 2002, bà Minh nhận bằng thạc sĩ và năm 2007 nhận bằng tiến sĩ ngành tâm lý học đều của Trường Đại học Toulouse II-Le Mirail, Pháp.

Từ tháng 1/2007 đến tháng 1/2009, bà Minh thực tập sau tiến sĩ tại Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ.

Năm 2012, bà Minh được công nhận chức danh Phó giáo sư.

Quá trình công tác, từ tháng 7/2006 đến nay, bà Đặng Hoàng Minh là giảng viên Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trong thời gian trên, từ tháng 9/2006 đến tháng 12/2009, bà Minh là điều phối viên chương trình thạc sĩ tâm lý học hướng nghiệp, Viện Quốc gia về lao động và hướng nghiệp Pháp, Trung tâm Đại học Pháp và Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Từ tháng 9/2009 đến tháng 8/2017 là điều phối viên chương trình thạc sĩ và tiến sĩ tâm lý học lâm sàng, Trường Đại học Giáo dục.

Từ tháng 12/2009 đến tháng 10/2022 bà là Giám đốc Trung tâm thông tin Hướng nghiệp và Nghiên cứu, Ứng dụng tâm lý, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Giai đoạn từ tháng 6/2016 đến tháng 11/2022, bà Minh là Thư ký, rồi đến Chủ tịch Hội đồng khoa học liên ngành tâm lý - giáo dục, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Nafosted.

Từ tháng 12/2022 đến nay, bà Đặng Hoàng Minh là thành viên Hội đồng khoa học liên ngành Tâm lý-Giáo dục, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted); Giám đốc Quỹ Tài năng trẻ Tâm lý-Giáo dục, Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam; Viện trưởng Viện nghiên cứu lâm sàng về Xã hội, Tâm lý và Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục; Chủ nhiệm bộ môn Giáo dục và Trị liệu, Khoa các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục.

Chuyện học đường - Hồ sơ 'siêu khủng' của nữ giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2023, quê ở Quảng Trị
Nữ giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2023 là giáo sư Đặng Hoàng Minh.

Nữ giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2023 sở hữu bảng thành tích ấn tượng

Các hướng nghiên cứu của yếu của tân giáo sư Đặng Hoàng Minh gồm có 3 hướng chính.

Hướng thứ nhất là các vấn đề tâm bệnh của trẻ em và vị thành niên: Các nghiên cứu đánh giá tỉ lệ các rối loạn tâm thần ở trẻ em và vị thành niên Việt Nam như rối loạn trầm cảm, lo âu, trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực, các công cụ đánh giá tâm bệnh,…

Hướng nghiên thứ hai là năng lực sức khỏe tâm thần của các nhóm dân số khác nhau: Các nghiên cứu tập trung phân tích kiến thức, thái độ của người dân về sức khỏe tâm thần như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, v.v cũng như các chương trình nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần.

Hướng nghiên cứu thứ ba là xây dựng và triển khai các chương trình trị liệu tâm lý và can thiệp sức khỏe tâm thần, đặc biệt là các chương trình dựa vào trường học.

Quá trình nghiên cứu, đến nay, giáo sư Đặng Hoàng Minh đã công bố 90 bài báo khoa học, trong đó 23 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín; xuất bản 18 cuốn sách, trong đó có 16 cuốn thuộc nhà xuất bản có uy tín.

Bà Đặng Hoàng Minh đã hoàn thành 10 đề tài nghiên cứu khoa học gồm chủ nhiệm 2 đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, 3 đề tài cấp nhà nước (chủ nhiệm 2 đề tài Nafosted, thư kí một đề tài cấp nhà nước); 5 đề tài quốc tế (đồng chủ nhiệm hoặc thư ký). Ngoài ra bà Minh đã hướng dẫn 4 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Nữ giáo sư trẻ nhất Việt Nam Đặng Hoàng Minh đã được khen thưởng các danh hiện Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm 2015, 2018,2019, 2021, 2022; Chiến sĩ thi đua cấp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020; Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục cho điển hình tiên tiến 5 năm 2010-2015; Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục cho cá nhân có thành tích khoa học xuất sắc năm 2018; Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về thành tích nghiên cứu khoa học các năm 2016, 2022; Bằng khen Tài năng trẻ do Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam trao năm 2017; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT năm 2018…

Hoàng Yên

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ho-so-sieu-khung-cua-nu-giao-su-tre-nhat-viet-nam-nam-2023-que-o-quang-tri-a613960.html

Sự thật rùng rợn ngôi mộ bọc lồng sắt kỳ dị nhất thế giới

Sự thật rùng rợn ngôi mộ bọc lồng sắt kỳ dị nhất thế giới

 Một nghĩa trang ở ngoại ô thị trấn Catawissa, Pennsylvania, Mỹ khiến nhiều người tò mò vì có 2 ngôi mội được bọc lồng sắt. Một số người cho rằng, người xưa làm như vậy để ngăn xác chết "đội mồ sống lại" hoặc trấn yểm hồn ma...

 Bình luận 0
Sự thật rùng rợn ngôi mộ bọc lồng sắt kỳ dị nhất thế giới- Ảnh 1.

Nhiều người không khỏi tò mò khi nhìn thấy hai ngôi mộ được bọc lồng sắt tọa lạc tại một nghĩa trang ở ngoại ô thị trấn Catawissa, bang Pennsylvania, Mỹ. Trong đó, một ngôi mộ thuộc về Sara Ann Boone - người qua đời năm 1852. Bà là vợ ông Ransloe Boone.

Sự thật rùng rợn ngôi mộ bọc lồng sắt kỳ dị nhất thế giới- Ảnh 2.

Ngôi mộ được bọc lồng sắt còn lại khắc tên Asenath Thomas. Bà qua đời năm 1852 và là vợ ông John F. Thomas.

Sự thật rùng rợn ngôi mộ bọc lồng sắt kỳ dị nhất thế giới- Ảnh 3.

Sarah là chị gái của chồng Asenath. Cả hai người này đều chết trẻ. Đặc biệt, Sarah qua đời chỉ vài ngày sau khi Asenath mất.

Sự thật rùng rợn ngôi mộ bọc lồng sắt kỳ dị nhất thế giới- Ảnh 4.

Một số người dân đồn đại rằng, sở dĩ hai ngôi mộ trên được bọc lồng sắt kiên cố như vậy là vì có lý do. Theo lời đồn, Sara và Asenath tử vong là do bị ma cà rồng hoặc ma sói tấn công.

Sự thật rùng rợn ngôi mộ bọc lồng sắt kỳ dị nhất thế giới- Ảnh 5.

Vì vậy, sau khi thực hiện tang lễ, người thân chôn cất Sara và Asenath trong hai ngôi mộ có lồng sắt kiên cố ở phía ngoài.

Sự thật rùng rợn ngôi mộ bọc lồng sắt kỳ dị nhất thế giới- Ảnh 6.

Họ làm như vậy được cho là vì không muốn người thân "đội mồ sống lại" trở thành ma sói hoặc ma cà rồng đi hại người khác.

Sự thật rùng rợn ngôi mộ bọc lồng sắt kỳ dị nhất thế giới- Ảnh 7.

Điều này xuất phát từ quan niệm của người xưa cho rằng, nếu một người bị ma sói hoặc ma cà rồng cắn thì sau khi chết sẽ trở thành sinh vật rùng rợn như kẻ đã tấn công họ.

Sự thật rùng rợn ngôi mộ bọc lồng sắt kỳ dị nhất thế giới- Ảnh 8.

Vì vậy, những ngôi mộ có lồng sắt ở phía ngoài được xây dựng để ngăn xác chết "đội mồ sống lại" gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người dân.

Sự thật rùng rợn ngôi mộ bọc lồng sắt kỳ dị nhất thế giới- Ảnh 9.

Một giả thuyết khác cho rằng, hai ngôi mộ được bọc lồng sắt trên được xây dựng như vậy để ngăn kẻ gian đào mộ, trộm xác hay các món đồ tùy táng giá trị.

Sự thật rùng rợn ngôi mộ bọc lồng sắt kỳ dị nhất thế giới- Ảnh 10.

Đến nay, không ai có thể lý giải một cách chính xác về những bí ẩn bủa vây hai ngôi mộ được bọc lồng sắt ở nghĩa trang trên.

TheoDanviet.vn