Chuyện thứ 12: Cấm đốt Pháo Tết, tiếc nhưng lại mừng.

Hôm nay đã là 28 Tết cũng giống như nhiều năm nay cứ vào những ngày giáp Tết này, tôi lại có tâm trạng tiếc vì không được đốt pháo, nhưng rồi lại mừng vì chính điều đó.

Xem ra có vẻ ngược đời đã tiếc lại còn mừng, nhưng đúng là thế. Hồi còn được đốt pháo tôi nhớ Cụ Quang bao giờ cũng chuẩn bị một bánh pháo từ mấy ngày trước đó rất cẩn thận. Có lần tôi còn nhìn thấy cụ đem bánh pháo ra hóng nắng một lát cho dây cháy không bị ẩm, để pháo nổ ròn.

Còn nhà tôi năm nào cũng sài 4 bánh nguyên xi cho đêm giao thừa, sáng mồng 1, sáng mồng 2 và sáng ngày 3 Tết trước khi đến cơ quan làm việc ngày đầu năm, không bao giờ đốt pháo lẻ. Đêm giao thừa tôi treo bánh pháo lên cây bưởi đầu nhà, khi đồng hồ điểm thời khắc giao thừa là lúc tiếng pháo râm ran. Vào năm giá rét mưa phùn lâm râm, làn khói cứ lững lờ trong không gian tĩnh lặng, trời đất chuyển mình lòng người dạo dực, bâng khuâng chờ đón một năm mới tốt lành hạnh phúc.

Từ khi không được đốt pháo, mất mấy năm vào lúc giao thừa đang mải nói chuyện hoặc làm việc gì đó quên bẵng đi, rất tiếc. Không được đốt pháo tiếc thì tiếc đấy, nhưng nghĩ lại thấy khiếp quá vì cứ vào dịp tết những năm được đốt pháo bệnh viện quá tải với những ca thương tâm do đốt pháo vô tội vạ. Tôi đã từng chứng kiến những quả pháo cối to như ống tre, ống bương nằm trình ình giữa lòng đường ngày Tết người đi xe đạp, xe máy nhất là cánh nữ bạt vía kinh hồn. Rồi những quả pháo tép, pháo đùng từ đâu đó quăng vào các bà, các chị đang xúng xình trong bộ quần áo đẹp đón Xuân. Tai nạn pháo cứ rình rập chẳng từ ai, mọi lúc mọi nơi hang cùng ngõ hẻm. Vì thế lại thấy mừng vì từ những năm có lệnh cấm đốt pháo tai nạn giảm hẳn đi rõ rệt, được ngườidân ghi nhận và đồng tình với lệnh cấm của nhà nước.

Tôi đã thăm dò nhiều lứa tuổi nhiều người cũng muốn có tí chút pháo ngày Tết, nhưng có chừng mực và đương nhiên lại rất đồng tình với lệnh cấm đốt pháo. Đa phần đều tiếc vì cho rằng cũng chỉ tại dân mình chưa có văn hoá đốt pháo, “được đằng chân lại lân đằng đầu” đua nhau đốt pháo to nhất, dài nhất, kêu nhất hơn ngưòi nếu không thì đâu đến nỗi nhà nước phải cấm. Chung qui cũng chỉ tại mình mà thôi.

Chẳng hiểu sao tôi cứ nghĩ đến khi nào không còn người vượt đèn đỏ, tất cả 100% đều đội mũ bảo hiềm khi đi xe máy, không còn kẻ phóng nhanh vượt ẩu, không xả rác bừa bãi ra đường, không hái hoa bẻ cây nơi công cộng, không vẽ bậy nơi di tích, không đái bậy…Nghĩa là khi đã rất tự giác làm theo mọi qui định của Nhà nước, khi đó tôi tin là sẽ được đốt pháo Tết (đấy là tôi nghĩ thế)

Nhưng tôi cũng đủ để nhận ra ngày đó không phải là sang năm, sang năm nữa càng không thể là năm nay vì còn phải chờ ý thức tự giác của người dân. Mà muốn được như thế phải chờ lâu lâu, nhưng tôi hy vọng sẽ đến gần hơn. Còn hiện tại những năm qua vào lúc giao thừa khi chuông đã điểm 0h, nhìn lên bầu trời rục rỡ pháo hoa là lúc năm mới đã bắt đầu, thêm một tuổi mới, thêm nhiều điều mới mẻ đang chờ đón trong hy vọng.

Vĩnh Thắng

(Ảnh trên mạng)

Ngôn ngữ Rượu Vang

Thấy gì qua tên rượu?

Các loại rượu vang do Mỹ sản xuất thường đặt tên theo kiểu trước hết là tên giống nho làm ra loại rượu đó, chẳng hạn như Chardonnay, Merlot hay Zinfandel, sau đó mới tới tên vùng đất trồng nho như Sonoma Valley hay California.
Trong khi đó tình hình lại hoàn toàn ngược lại ở các loại rượu vang châu Âu. Địa danh quen thuộc nhất trong tên các loại rượu vang châu Âu là Champagne, đây là tên vùng đất trồng rất nhiều nho ở Pháp. Những khác biệt này một phần là do sự đa đạng của giống nho ở châu Âu, chỉ tính riêng Italia đã có tới hơn 2000 giống nho các loại.
Phân biệt các loại rượu

Các loại rượu vang đỏ được làm từ những quả nho vỏ màu sẫm. Vỏ nho được loại bỏ trong quá trình lên men, chính các chất như tannin, pigment (còn gọi là anthocyanin) có trong vỏ đã tạo ra màu sắc tự nhiên cho rượu. Đa số các rượu vang đỏ như Zinfandel và Petite Sirah đều được coi là những loại có nồng độ cao và thành phần phức tạp còn các loại khác như Merlot và Pinot Noir thì nhẹ hơn.
Rượu vang trắng được làm từ nhiều loại nho khác nhau song các loại có vỏ màu vàng và màu xanh là phổ biến nhất, ngay cả những loại nho sẫm màu vẫn có thể sản xuất được rượu vang trắng nếu vỏ nho được loại bỏ sớm hơn. Đa số các loại rượu vang trắng như Chardonnay, Chenin Blanc và Pinot Gris đều uống ngon nhất khi mới làm. Rượu vang trắng có nồng độ nhẹ rất đặc trưng. Các loại rượu vang hồng thường bị nhầm là được pha trộn giữa rượu vang đỏ và rượu vang trắng. Điều này có thể đúng với các loại rượu vang rẻ tiền và sản xuất hàng loạt như Blush. Tuy nhiên với những loại chất lượng cao kiểu như White Zinfandel và Grenache thì lại được làm từ những loại nho màu sẫm đã bỏ vỏ để tạo thêm màu nhẹ cho rượu vang. Giống với rượu vang trắng, các loại rượu vang hồng cũng làm từ hoa quả và uống ngon nhất khi mới làm. Các loại rượu vang có gas như Champagne ở giai đoạn chiết xuất ban đầu cũng giống như các loại rượu vang thông thường khác. Nhưng loại rượu này còn có thêm giai đoạn lên men thứ hai để tạo bọt tăm. Các loại rượu vang có gas tiêu biểu là Champagne, Cava, Crémant và Sparkling Brut. Rosé Champagne là loại rượu được chế bằng cách thêm một chút rượu vang đỏ vào rượu vang trắng trước khi đưa vào lên men. Với các loại rượu vang có gas rẻ tiền thì không có giai đoạn lên men thứ hai này mà chỉ được bơm vào khí carbon dioxide tạo bọt, phổ biến nhất là soda. Các loại rượu vang tráng miệng nư Port, Sherry, Madeira và Eiswein còn có tên gọi khác là rượu vang thường hay rượu vang bổ. Hàm lượng đường trong các loại rượu này thường khá cao, có lẽ vì thế mà chúng có biệt danh là “rượu vang tráng miệng”. Mặc dù các loại rượu này thường ngọt song không phải tất cả đều như vậy, do đó, không nhất thiết lúc nào các loại rượu vang tráng miệng cũng phải uống kèm theo các món tráng miệng cụ thể. Các loại rượu vang hoa quả như rượu đào, táo và rượu mâm xôi được làm từ các hoa quả chính theo kiểu từng loại quả riêng biệt hay kết hợp thêm với nho. Bất cứ loại rượu nào trong thành phần có thêm các loại hoa hoả khác ngoài nho thì đều được liệt vào “rượu vang hoa quả”.
Các loại rượu vang đặc biệt

Rượu vang nông nghiệp là những loại rượu được làm từ các nông phẩm ngoài hoa quả và các loại ngũ cốc. Đó có thể là mật ong, hoa quả sấy, thảo dược và các loại hoa (hoa bồ công anh của người Trung Quốc là một ví dụ).
Các loại rượu vang Kosher đều phải tuân thủ quy trình công nghệ rất nghiêm khắc của các giáo sĩ Do Thái. Ngoài ra còn những quy định khác như loại rượu này không được chứa các chất thành phần gia vị hoá học như gelatin, lactose, glycerin, các sản phẩm làm từ ngô hay men không rượu. Các loại rượu vang Kosher chủ yếu dành cho người theo đạo Do Thái trong những ngày lễ Sabbath.Các loại rượu hữu cơ được chiết xuất từ những loại nho mà trong quá trình chăm sóc không sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ. Các quy định tiêu chuẩn về rượu hữu cơ ở các nước không giống nhau.Các loại rượu vang không cồn ban đầu được chiết xuất cũng như các loại rượu vang truyền thống tuy nhiên có thêm một quá trình để loại bỏ hầu như toàn bộ chất cồn trong rượu. Để được xếp vào loại rượu vang không cồn ở Mỹ, nồng độ cồn trong rượu phải thấp hơn 0,5%.
Chọn rượu vang phù hợp với đồ ăn

Rượu vang đỏ dùng với thịt, rượu vang trắng uống khi ăn đồ hải sản hoặc các loại gia cầm. Quan niệm này là cơ bản và trong phần lớn trường hợp đều đúng. Tuy nhiên còn có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng quyết định chọn loại rượu nào cho bữa ăn của bạn. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn.
Đầu tiên và trước hết phải là thị hiếu cá nhân, sở thích của bản thân có tính quyết định hơn hết thảy. Bạn thích hay không thích loại nào cũng không có vấn đề gì hết. Đừng cố uống một loại rượu nào đó bạn không thích chỉ vì lý do rất vớ vẩn là bạn đã nghe ai đó nói, chỉ có bạn mới biết mình thích gì và không thích gì mà thôi.Khi chọn loại rượu nào với món ăn nào bạn đều muốn tạo sự hài hoà giữa đồ ăn và thức uống, không để thứ nào lấn át thứ nào. Với rượu vang đỏ, đa số rượu loại này đều khá nặng và sang trọng, kiểu như rượu California Syrah, chúng tạo cảm giác phù hợp với những bữa tiệc thịnh soạn.Một kết hợp mang tính tương phản thú vị là thịt hun khói với rượu vang trắng hoa quả ngọt. Các đồ ăn có vị cay như thực phẩm của người Mexico,Thái Lan, Trung Quốc hay Cajun sẽ rất phù hợp với loại rượu vang ngọt như Riesling hoặc PinotNoir.Các loại nước sốt kem hoặc những món phomát cần có thêm loại rượu vang có vị kem để cân bằng như Chardonnay, Zinfandel hoặc Merlot. Khi chọn rượu vang tráng miệng bạn nên cẩn thận để khỏi bị quá tải vì độ ngọt. Quá nhiều lượng đường sẽ khiến cho rượu và thức ăn đánh nhau. Không phải tất cả các loại rượu vang tráng miệng đều được uống với đồ tráng miệng. Một số loại, Eiswein chẳng hạn, chỉ mình nó đã là một đồ tráng miệng hoàn chỉnh rồi.
4 quy t
c chn rượu đi kèm vi món ăn

1.Chọn hương vị
rượu phù hợp với khẩu vị của món ăn

Một trong những quy tắc là khi chọn rượu cho thức ăn là xem rượu như một loại gia vị. Nói cách khác, nên chọn những loại rượu làm tăng khẩu vị món ăn. Thay vì nhất nhất làm theo quy tắc cũ là rượu trắng luôn dùng với thịt trắng (gà, thỏ, bê, lợn) và rượu đỏ đi với thịt đỏ (bò, cừu), hãy thử những loại rượu nhẹ hơn cho những món ăn nhẹ và rượu mạnh cho những món chính.
Cuối cùng là cho những mùi vị tương tự đi cùng với nhau. Rượu trắng vị chua như Riesling đi kèm với những món cá có vị chanh hoặc những vị chua khác thì hết chỗ chê. Một số loại rượu đỏ mạnh, như Merlot, vị chocolate hoặc trái cây đậm bổ sung cho những loại sốt đậm, đặc biệt là những loại sốt cay Mexico. Do đó, những loại rượu tự nhiên như Cabernet Sauvignon rất hợp với những món như nấm, cá nướng, và thảo mộc.Lưu ý: Không nên dùng rượu có những vị như lá sồi, măng tây hay những vị phi thức ăn khác (như Pinot Noir) với thức ăn. Những loại này thường không dùng cho bữa ăn và rất khó kết hợp, nên tốt nhất chỉ thưởng thức những loại rượu này riêng mình chúng.
2.Quan sát nhà bếp

Thay vì chọn rượu dựa theo món chính hay món ăn nhẹ, bạn cũng có thể chú ý cách món ăn được chuẩn bị. Chẳng hạn, món thịt gà cacciatore kiểu Ý (gồm cà chua, hành, nấm, thảo mộc, v.v.) hay gà nấu với sốt cà chua đậm có thể dùng chung với rượu đỏ Chianti. Mặt khác, gà cũng rất hợp với sốt vang trắng hay sốt bơ vì cả hai đều nhẹ. Và nhớ giữ cho rượu nhẹ và tươi. Sauvignon Blanc là lựa chọn khá lý tưởng. Tóm lại, chú ý hương vị nổi trội của món ăn và chọn loại rượu phù hợp với chúng. Thông thường nếu rượu được dùng trong nước sốt, một tách cùng loại sẽ là một kết hợp hoàn hảo.
Ngoài gia vị của món ăn, bạn cũng có thể xem cách món ăn được chế biến. Tùy theo đó là món nướng, quay hay chiên mà dùng các loại rượu khác nhau. Thử hình dung sự khác biệt giữa món cá hấp và cá nướng. Những món kho hay hấp thường đi với rượu nhẹ vì chúng nhấn mạnh tính đơn giản của món ăn, trong khi thịt nướng thì nhiều vị hơn nên cũng đòi hỏi rượu nhiều hương vị. Những món áp chảo luôn thích hợp với rượu trắng (như rượu sake bổ sung khẩu vị cho các món Nhật) trong khi những món chiên và nhiều dầu mỡ nên dùng với rượu có vị chua như Sauvignon Blanc.
3.Bổ sung khẩu vị cho nhau

Một phần lý do tại sao chọn loại rượu nào với thức ăn nào lại quan trọng là vì hương vị của chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Sắc độ của một loại rượu, như ngọt, chua, và tannin (chiết từ vỏ cây) có thể ảnh hưởng lớn và làm tăng (hay lấn át) khẩu vị món ăn của bạn. Vài điều cần lưu ý:

-Thức ăn ngọt sẽ làm rượu dường như khô hơn, mạnh hơn và bớt ngọt. Cân bằng món ngọt với rượu không khô như White Zinfandel hay Riesling.

-Những món nhiều vị chua sẽ làm rượu bớt chua, đậm và ngọt hơn. Có thể dùng kèm cá với sốt chua-hay bất cứ món làm từ xà lách hoặc cà chua nào với rượu nhiều acid, như Sauvignon Blanc hay Pinot Gris.
Vị đắng trong thức ăn sẽ làm nổi bật vị đắng từ rượu. Dùng các món đắng chung với rượu trái cây như Chardonnay hay Cabernet Sauvignon. Rượu vị chua sẽ cân bằng độ đắng và giảm ngọt.
-Đồ ăn mặn sẽ làm rượu ngọt ngọt hơn. Kết hợp những vị mặn và xông khói với rượu cồn thấp, ít tannin, và ngọt.
Bạn cũng có thể phá cách bằng cách cân bằng những mùi vị trái ngược nhau. Thử dùng món cà ri châu Á cay, nhẹ với rượu tráng miệng ngọt hay một món cà ri Ấn với rượu trái cây ít tannin như Merlot. Bạn cũng có thể kết hợp rượu ngọt với món có vị chua hoặc cân bằng hỗn hợp rượu như một ly rượu nho tráng miệng ướp lạnh với các món ăn đơn giản.
4. Khởi đầu nhẹ rồi tăng dần

Cũng như bình thường bạn hay bắt đầu bữa ăn nhiều món bằng món khai vị nhẹ và rồi mới đến món chính thì rượu cũng thế. Tăng cường độ theo thứ tự món ăn, bằng cách này bạn sẽ không bị “dư âm” của ly rượu trước đó làm hỏng ly kế của bạn.
Cũng nên nhớ rằng rượu khô luôn dùng trước rượu ngọt và rượu ít cồn trước rượu nhiều cồn. Đây không phải là những quy tắc bất biến, nhưng chúng giúp cân bằng vị giác của bạn.

Tuy vậy, điều quan trọng nhất là làm những gì bạn cảm thấy thích thú. Hãy để khẩu vị của bạn mách bảo việc kết hợp như thế nào tốt nhất cho bạn. Nhớ rằng nếu việc kết hợp không tuân theo những nguyên tắc cơ bản thì điều đó không có nghĩa








CÁCH BẢO QUẢN RƯỢU VANG ĐÃ KHUI

Một khi nút bần bị kéo ra khỏi chai có nghĩa là rượu đã tiếp xúc với không khí, nếu không biết cách bảo quản thì rượu rất dễ bị hỏng. Thế nhưng bảo quản như thế nào và bảo quản trong bao lâu để rượu đã khui vẫn giữ được mùi vị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những cách giúp bảo quản rượu đã khui được tươi ngon.

Bảo quản bằng tủ lạnh

Cũng như các thực phẩm khác, rượu có thể bảo quản bằng cách để trong tủ lạnh, trong điều kiện nhiệt độ thấp những phản ứng hoá học diễn ra chậm hơn làm cho quá trình ôxy hoá cũng chậm theo. Giảm nhiệt độ rượu cũng là cách ngăn chặn tác động của những vi khuẩn lên men làm chua rượu. Chính vì thế nên để rượu đã khui vào trong tủ lạnh là một trong những bước quan trọng để giữ rượu được ngon cho những lần uống tiếp theo.

Ngoài ra còn có nhiều cách khác bảo quản rượu bằng cách làm giảm tác động của oxy một cách trực tiếp.

Rót bớt rượu sang chai khác nhỏ hơn rồi đem bảo quản trong tủ lạnh

Theo kinh nghiệm của những người uống rượu vang thường xuyên thì một lần uống vừa miệng và không hại cho gan chỉ hết ½ chai 750ml là nhiều nhất. Cho nên trước khi uống nên chắt một nửa chai rượu 750ml sang chai 375ml đóng nút bần lại rồi cho chai nhỏ vào tủ lạnh trước khi uống. Bởi vì thực tế cho thấy làm như vậy lượng không khí giữa bề mặt rượu và nút bần rất nhỏ.

Hút chân không

Hút chân không cũng là một cách để ngăn không cho rượu tiếp xúc với oxy. Đặt nút bằng cao su được thiết kế đặc biệt vào cổ chai rồi dùng bơm để hút không khí ra.

Nếu so sánh giữa rượu được rót ra chai nhỏ bảo quản và rượu được bảo quản bằng cách hút chân không thì rượu bảo quản bằng cách hút chân không hương vị ít hơn, nhạt nhẽo và hả hơi.

Đối với rượu vang nổ

Những cách bảo quản rượu nói trên không phù hợp với rượu vang nổ. Bởi vì nếu rót bớt rượu sang chai nhỏ hơn để bảo quản sẽ làm mất hết ga. Lớp khí cacbonic của bong bóng đã bảo vệ rượu khỏi bị oxy hoá nên bảo quản rượu bằng cách bơm khí nitơ vào là không cần thiết.

Cho nên đối với rượu vang nổ chỉ cần đóng nút bần và bảo quản trong tủ lạnh mà không sợ bị mất đi đặc tính riêng của rượu. Nên dùng nút hít để điều chỉnh áp suất bên trong chai khi mở ra. Làm như vậy giúp bảo quản ga rượu.

Nói chung, phần lớn các loại rượu chỉ nên để đến ngày hôm sau. Bởi vì, các phương pháp bảo quản rượu nêu trên chỉ là những cách trì hoãn thời gian rượu hỏng chứ không phải là cách ngăn ngừa rượu không bị hỏng. Mặc dù có nhiều cách bảo quản nhưng kinh nghiệm cho thấy trước khi dùng nên ước lượng lượng rượu uống bữa đó rồi rót số còn lại sang chai nhỏ hơn, đóng nút bần lại đưa vào tủ lạnh là cách bảo quản rượu tốt nhất. Lưu ý: trước khi dùng nên lấy rượu ra khỏi tủ lạnh trước vài tiếng.

(Theo Internet)


Chuyện thứ 11: Hai vị khách ngày Giáp Tết.

Hôm nay ngày 25 tháng chạp, ngày giáp Tết Tân Mão nhà tôi có hai vị khách “bỗng dưng” đến chơi. Một vị thật sự là “bỗng dưng” vì bất ngờ đến thăm gia đình tôi. Ông tên là Nhân trước đây ở số 71 phố Lãn Ông góc đường Lãn Ông Thuốc Bắc, đã dọn về cùng phố với tôi bây giờ nhưng từ trước đó nhiều năm.

Thực ra ông là lớp đàn anh hơn tôi 4 hay 5 tuổi, hồi còn nhỏ ông là bạn đồng trang lứa của ông Phạm Vĩnh Hải. Trong câu chuyện về phố xưa thỉnh thoảng ông lại tấm tắc hai Cụ Quang Yến lịch lãm, nhân từ. Ông kể vanh vách từ bà Anh, ông Di đến bà Nhu, Lan rồi ông Tiến.

Ông nhận ra tôi là con Cụ Phú Đức một cách tình cờ, khi cả hai cùng đang dạo ben hồ Tây. Thế rồi ông tìm đến nhà tôi hôm nay nói chuyện vui vẻ. Ông bảo hồi bé hay sang nhà 53 chơi bóng bàn, quả thực tôi không nhớ vì theo tôi nhà ta khi đó không có bàn bóng bàn. Nhưng chuyện tôi sang nhà ông tỉ thí bóng bàn ông vẫn nhớ, ông bảo nhà 53 chỉ duy có tôi là đọ được với ống ấy. Chuyện này ông nhớ nhầm hay là ông nói khéo thôi, chứ thực ra tôi toàn thua. Cứ mỗi lần thua tôi lại về nhà luyện “võ” nấy tuần rồi sang phục thù, nhiều lần như thế nhưng vẫn chịu thua toàn tập.

Ông biết nhiều chuyện phố Lãn Ông cũ, say sưa hoài tưởng chuyện Tết nhất là khi nhắc đến các bà chị hoa khôi phố Lãn Ông thời trẻ như bà Dục (nhà ông Hộp), bà Mai, Lan (nhà Cầu Bây), bà Thế (nhà Phó Gia Tường). Cái này tôi nhớ vì từ bé cứ vào ngày Tết bọn tôi hay ngồi trước cửa nhìn các bà chị súng sính áo dài, đẹp nhất là bà Dục lộng lẫy trong chiếc sường sám TQ tha thướt trên hè phố sao mà đẹp thế. Tôi đồng tình khi ông cho là ở các phố cổ như phố Lãn Ông, ngày Tết có hương vị Tết hơn hẳn so với nơi tôi và ông đang sống.

Vị khách thứ hai là ông Nghiêm Xuân Tỵ cùng bà vợ từ Đức về ăn Tết đến chơi. ông bà đã về nước nhiều lần nhưng đây là lần thứ hai vợ chồng ông ăn Tết ở nhà. Vốn dân gốc Đại Mỗ, Hà Đông sinh ra và lớn lên trên phố Hai Bà Trưng, 1972 – 1976 sang CHDC Đức học giáo viên dạy nghề rồi 1987 sang đó làm đội trưởng LĐHT. Lần này đi với tôi đến nhiều nơi nhất là khu vực Mỹ Đình, ông ngạc nhiên lắm cứ hỏi tới tấp “đây là đâu”.

Ông bảo về Hà Nội có hai điều kinh nhất “giao thông và bụi bặm”, ở Berlrin tắc đường cũng không hiếm, nhưng của người ta là tắc đường trong trật tự và tự giác. Còn Hà Nội tắc trong hỗn loạn, chen lấn. Bụi bặm thì kinh khủng quá, ở Đức người ta cũng xây dựng nhiều nhưng những qui định về môi trường rất nghiêm túc, chứ không như ở ta nên đường phố sạch lắm.

Tôi quen ông ngay khi còn ở Hà Nội từ năm 1977, đến nay cũng đã đươc gần 35 năm. Ông là một người đa tài làm thơ hay, chụp ảnh đẹp, biết nhiều điển tích, thích làm vườn trồng cây, ưa câu cá, thú sưu tầm các bài thuốc dân y Việt, nấu ăn giỏi...và có nhiều lời khuyên hay. Những năm công tác gần nhau ở bên Đức chúng tôi hay có hẹn hò, gặp gỡ đi chơi. Ngần ấy năm nhưng mới gần đây thôi khoảng năm 2004, tình cờ qua câu chuyện phiếm tôi mới đựoc biết ông là bạn học của bác Kim Đính em ruột bác Kim Chi từ hồi phổ thông. Dạo hai bác Di Chi qua Đức cũng có đến thăm vợ chồng ông ở cách Berlin hơn 100km. Ông còn thân chinh đưa hai bác đi thăm mấy chiếc cột điện gió ngoài cánh đồng. Từ đó tôi và gia đình ông càng thân thiết hơn. Thi thoảng ông bà lại điện thoại về TP.Hồ Chí Minh xin tư vấn của bác Chi về bệnh tật, thuốc thang (theo ông bà là rất tín nhiệm).

Ngày giáp Tết được hai vị khách đến chơi, mang theo những cảm xúc khác nhau làm cho không khí đón Tết thêm phong phú.

Vĩnh Thắng.

(Ảnh giữa nguồn bác Di chụp tại ga Furstenwalde 2005)

Ngôn ngữ Rượu Champagne


Ngày Tết ở VN ta hiện hầu như nhà nào cũng có sâm banh (Champagne).

Champagne là vua trong các loại rượu vang sủi bọt, có nồng độ từ 10-12, dịu nhưng cũng đủ say, được mọi người dùng nhiều nhất trong các dịp lễ tết, tiệc tùng kỷ niệm.

Chữ Champagne còn mang ý nghĩa vui vẻ, hạnh phúc, phấn khởi. Được chế tạo bằng loại nho đặc biệt (Chardonnay 24% và Pinot Noir 76%) tại các vùng trồng nho nổi tiếng của nước Pháp thuộc miền Champagne như bình nguyên Montagne de Reims Epernay nằm về phía đông bắc Paris. Riêng các thùng gổ đựng rượu nho có một hệ thống nắp đặc biệt , mở ra đóng vào phù hợp với thời gian đủ cho khí CO2 thoát ra mà không cho các loại khí khác xâm nhập. Khi nho lên men, người ta trộn thêm đường, sau đó đóng nút chai, đặt ngược đầu và ủ vào hầm kín, từ 5 đến 6 năm mới đem ra thị trường tiêu thụ.

Riêng các kỷ thuật xoay chai và tách nấm men ở cổ chai đều là bí thuật không phổ biến. Tóm lại mỗi chai Champagne đều có một lượng nhỏ đường và acid, còn lại là chất Phenol nhưng yếu tố quyết định ngon dở vẫn do mùi vị bí truyền, thuộc nhiều yếu tố như giống nho, men, thời gian lên men, kỹ thuật biến chế.

Hiện thị trường có ba loại Champagne: Loại không ngọt ( bruit), hơi ngọt ( demi-sec) và ngọt (sec). Ngày nay các hãng sản xuất Champagne bắt chước các công ty Brandy vẽ sao làm ký hiệu trên các nhãn chai như 1 sao là rượu 3 năm, 2 sao là 4 năm, và 3 sao là 5 năm. Được biết người chế ra rượu Champagne đầu tiên là một giáo sĩ người Pháp tên Pierre Pérignon. Hiện rượu Champagne đã vượt biên giới Pháp , lan tràn khắp nơi trên thế giới và được sản xuất tại các nước trồng nho.

Ngôn ngữ Champagne và vang có các thuật ngữ sau :

+ Brut Zéro : dưới 3g đường/lít

+ Extra brut : dưới 6g đường/lít

+ Brut : dưới 15 g đường/lít

+Extra sec ( hoặc Extra dry ) : 12 – 2o g đường/lít

+Sec : 17 - 35 g đường/lít

+ Demi sec : 35 – 50g đường/lít

+ Doux : hơn 50g đường/lít

+Blanc de noir : champagne làm toàn bằng giống nho Pinot noir, Pinot meunier

+ Blanc de blanc : champagne làm toàn bằng giống nho Chardonnay

+Champagne rose : champagne hồng

Ngoai ra trên chai rượu còn có thể ghi nơi sản xuất như :

+NM : những công ty mua nho để sản xuất

+ CM : hợp tác xã sản xuất với nho của mình

+ RM : do nhà nông sản xuất

+ SR : do hội các nhà nông sản xuất

+ RC : bán hàng cũa hợp tác xã sản xuất, nhưng mang tên riêng

+ MA : chủ sở hữu là các siêu thị

+ ND : tên nhà buôn

Gần đây trên thị trường xuất hiện những loại champagne trái cây, thực chất là vang nổ làm từ trái cây

Những hiểu biết về rượu vang trái cây

Rượu Vang trái cây được xem là những thức uống tự nhiên có lợi cho sức khỏe vì thực chất chỉ là nước trái cây lên men, có thể dùng làm thức uống hoặc pha chế tạo thành các dạng cocktail.

Trái cây tươi không những là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mà còn là thực phẩm tươi phục vụ trực tiếp trong đời sống hàng ngày như cung cấp vitamin, axit hữu cơ, muối khoáng ... cho con người. Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm nên việc bảo quản trái cây tươi là rất khó, dễ bị thối, hỏng sau khi thu hoạch và vận chuyển làm giảm phẩm chất ban đầu của trái cây. Do đó bên cạnh việc bảo quản trái cây tươi thì việc chế biến các loại trái cây cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm nâng cao giá trị sử dụng của các loại trái cây và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời tạo ra ngành sản xuất mới góp phần tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập làm cho người dân.

Từ lâu chúng ta đã biết chế biến trái cây bằng nhiều phương pháp tạo ra các sản phẩm khác nhau nhưng vẫn giữ đuợc giá trị dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho con người như: sản phẩm trái cây ướp đường, trái cây nấu chín, mứt trái cây sấy khô, dịch trái cây lên men để tạo ra các sản phẩm rượu, đặc biệt là rượu Vang trái cây. Mỗi loại trái cây sau khi lên men đều có hương vị thơm ngon riêng biệt cho ta cảm giác sảng khoái.

Rượu Vang - thực chất là sản phẩm dịch nho lên men – đã trở thành một loại rượu truyền thống lâu đời ở các nước có vùng nguyên liệu nho phong phú. Sau này người ta mở rộng sử dụng các loại trái cây khác để lên men. Từ đó có khái niệm mới - rượu Vang trái cây và ngày nay việc làm ra rượu Vang trái cây ngày càng trở nên phổ biến. Trên thế giới hiện đã có hàng trăm loại rượu Vang trái cây khác nhau được sản xuất ở quy mô công nghiệp và quy mô gia đình.

Rượu Vang trái cây là sản phẩm đuợc ưa chuộng nhiều trên thế gíới vì hầu hết trong tất cả các buổi lễ hội, các buổi tiệc gia đình, nó là một trong những đồ uống không thể thiếu được. Rượu Vang trái cây đã trở thành thức uống truyền thống từ xa xưa của người Âu - Mỹ. Hiện nay, người châu Á cũng đã làm quen với rượu Vang trái cây trong mỗi bữa ăn.

Với nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương tuỳ từng mùa, từng thời vụ mà chúng ta tạo ra những sản phẩm rượu Vang trái cây mong muốn.

Bản chất của rượu Vang trái cây là sản phẩm được sản xuất từ nước dịch trái cây bằng phương pháp lên men với sự tham gia của chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Trong thành phần rượu Vang trái cây, ngoài đường bị lên men thành cồn êtylic (độ cồn 90 - 150) còn có những thành phần khác giống ở trái cây chẳng hạn như: vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ .

Ruợu Vang trái cây phần lớn đuợc sản xuất từ trái cây nho, được lên men không qua chưng cất thường có độ cồn từ 9o - l5o với sản lượng hàng năm của ruợu Vang nho trên toàn thế giới khoảng 220 triệu lít. Tuy nhiên số lượng ruợu Vang trái cây được sản xuất từ các loại trái cây khác cũng chiếm một tỉ lệ quan trọng. Ở Liên Xô lượng rượu Vang trái cây chiếm tới 30% tổng sản luợng rượu Vang.

Nước ta là xứ sở của các loại trái cây nhiệt đới như: nho, xoài, dứa, mít… có thể nói đây là nguồn nguyên liệu đa dạng phong phú cho việc nghiên cứu và chế biến các loại rượu Vang trái cây.

Rượu Vang trái cây đúng nghĩa là rượu và được xem là những thức uống tự nhiên có lợi cho sức khỏe vì thực chất chỉ là nước trái cây lên men, có thể dùng làm thức uống cho phụ nữ, hoặc có thể pha chế tạo thành các dạng cocktail.

Rượu Vang thường có khoảng 9o - 15o rượu, cũng có loại rượu Vang có quá trình lên men phụ sinh CO2 (rượu champagne) có loại rượu Vang có thể bổ sung thêm dược liệu như vermouth có mùi rất thơm chứa 21o rượu

(Tham khảo Internet )

Câu chuyện thứ 10: Ngày ông Táo chầu trời.

Hôm nay ngày ông Táo chầu trời, Tết Tân Mão đã gõ cửa mọi nhà. Không khí Tết đã nhộn nhịp khắp nơi nơi.
Nơi tôi ở vốn là một làng xưa ngoại thành Hà Nội, nay đã lên phố vẫn còn lưu truyền nhiều tập tục cũ trong đó có ăn Tết. Nhiều nhà vẫn còn gói bánh chưng tại gia, không mua sẵn ở cửa hàng. Hôm nay xung quanh mùi hương hoa thơm ngát, nhiều nhà đốt vàng mã.

Hôm qua 22 tháng chạp, tôi phóng xe máy ra phố đi tìm cành đào con mà không có. Năm nay đào mất mùa thật sự, cả dãy phố Lạc Long Quân đoạn giáp với Âu Cơ rất nhiều chậu đào thế bày bán. Có nhiều chậu to đùng giá cũng phải tới vài triệu nhưng ít nụ, ít hoa hơn hẳn năm ngoái.

Còn đào cành tịnh chẳng thấy, mọi năm vào ngày này đã thấy bán dọc đường tha hồ mà chọn. Hỏi giá một cành đào con xấu xí, ngưòi bán hét tới 250.000, 300.000đ một cành. Loại như thế năm ngoái chỉ 20 đến 30.000đ là cao nhất.

Cuối cùng trưa nay 23 tháng chạp, đúng ngày Tết ông Công, Ông Táo tôi cũng mua được một cành đào con, chẳng có nụ chỉ có hai ba bông hoa, nhưng đúng là cành đào thật. Tôi đặt bên bàn thờ cùng chiếc bánh chưng con gà, bát miến, mâm ngũ quả khấn ông Táo cho bếp nhà tôi quanh năm đỏ lửa no ấm và mời các Cụ về ăn Tết.

Nói chuyện điện thoại với hai bác Anh, Nhu được biết các vị cũng đang cúng ngày ông Táo. Bà Nhu có vẻ bài bản hơn, đang chuẩn bị ra hồ Tây thả mấy con cá chép vàng như tục lệ ngày ông Táo chầu trời. Tôi nói chuyện với Hồng Vinh, mải chuyện hỏi thăm sức koẻ bác rể cả, quên hẳn chuyện ngày ông Táo không hỏi. Nhưng tôi chắc là Vinh cũng có chuẩn bị, vì bác rể cả đã về nhà từ ngày hôm qua. Gần chiều tối 3 cháu dâu trong tốp "cháu dâu năng động nhất" chi họ: Thu Hà ,Thu Hiền,Thanh Lâm ào đến chơi chuyện trò râm ran làm cho ngày ông Táo nhà tôi hoá ra lại thêm vui.

Ngày ông Táo mua được cành đào con tuy không được đẹp, nhưng tôi lại thấy yên lòng vì đã có không khí Tết trong nhà, đúng như lời Cụ Quang “Tết không có đào, coi như không Tết”.


Vĩnh Thắng

Chuyện thứ chín: Họp mặt ngày Tết.

Ngaỳ Tết những cuộc gặp, họp mặt là không thể thiếu. Ngày 24.1.2011 (21 Tháng Chạp), tôi dự họp mặt các Cụ hưu nhân ngày Tết Tân Mão do cơ quan cũ tổ chức.

Cũng như mọi năm phần đầu là cuộc họp nội bội các cụ, Ban Liên lạc hưu thông báo một số tin tức liên quan đương nhiên chiếm phần nhiều là về sức khoẻ, ai còn, ai mất và kế hoạch năm tới. Vẫn hội truờng mọi năm nhưng năm nay người kín đặc không phải vì các Cụ đến nhiều hơn năm ngoái, mà là do xuất hiện thêm mấy “Cụ trẻ” mới ra nhập hội hưu. Hoá ra danh giới già trẻ chỉ là gang tấc, vừa mới trẻ ngày hôm qua, “chớp mắt” hôm nay đã là già rồi.

Một bà chị đồng nghiệp cũ ngồi cạnh nay đã gần tuổi 80, vẫn hăng hái “nhiệt tình như xưa” quay sang tôi hỏi liên tục về thời cuộc. Vẫn cái giọng xưa “Tao hỏi chú mày…”, chắc chị chưa kịp quen là tôi sắp 66 tuổi rồi. Lãnh đạo đương thời định đứng lên giải thích mấy điều bà chị nêu về thời cuộc, nhưng các Cụ khác gạt phắt đi yêu cầu để vào bữa tiệc vừa ăn, vừa trao đổi vì sắp 12h rồi. Đúng lúc đó tôi cũng cảm thấy đói, chợt nghĩ hoá ra các Cụ cũng như mình tuổi già mau đói phải ăn đúng giờ không thì xỉu.

Bữa tiệc theo kiểu Buffet như mọi năm giữa sân cơ quan, thời tiết lại đẹp nhưng có lẽ do ảnh hưởng của giá cả giáp Tết tăng vọt thực đơn không hoành tráng như năm ngoái. Tôi điểm vài món, vừa ăn vừa tranh thủ chụp một tấm hình với ông bạn đồng nghiệp sắp về hưu.

“Xếp hưu” hàm Thứ trưởng gặp tôi sau cái chạm cốc trách “này ông, cưới con trai quên mời tôi đấy nhé”. Tôi ầm ừ cho qua, thực sự là tôi không mời chứ không phải là quên vì khi còn đi làm ông ấy chỉ ưa cánh nịnh hót, chèn ép tôi đến không ngóc đầu lên được. Người như thế việc hệ trọng con mình mời làm gì nhỉ, lại lây nhiễm vi rút hại người và cũng chỉ nên là đồng nghiệp hưu chứ đâu có thể là bạn hưu tốt được.

Tôi ở laị hàn huyên với mấy anh em còn trẻ có người biết có người không, mấy lần nhấp nhổn định về nhưng nghe cánh trẻ khen, sướng tai lại nấn ná ngồi thêm cho đén khi các Cụ hưu đã về hết mới ra về.

Họ khen về hưu chúng em chỉ mong đụơc vô tư như hai bác. Ừ họ nói thế có vẻ thật tâm, về hưu là lúc rỗi rãi thời gian để gặm nhấn quá khứ dễ ưu tư so sánh thiệt hơn. Nói hoàn toàn không vô tư cũng không phải, nhưng tôi cũng phải cố tìm học cách vô tư để “sống vui, sống khoẻ” lúc tuổi già.


Vĩnh Thắng

Tin mừng

Tin mừng
Hôm nay, 25 tháng giêng năm 2011, sau khoảng 5 tuần chiến đấu với bệnh tại khoa cấp cứu Bệnh viện lão khoa Quốc gia, bác rể cả Đoàn Hưng Nông tức Lê Uy Vệ đã được ra viện. Tuy nhiên đây mới là chiến thắng bước đầu. Để cuộc sống trở lại bình thường thì còn phải qua 1 lộ trình phục hồi chức năng bởi cơ thể đã bị xơ cứng sau một thời gian dài chỉ nằm trên giường.
Chiến thắng đó không chỉ của tập thể y bác sỹ bệnh viện, nội lực của bản thân người bệnh mà còn là chiến thắng của tất cả những người  thân, họ hàng bạn bè đã quan tâm thăm hỏi động viên. Chặng khó khăn nhất đã vượt qua, hy vọng rằng trong tương lai gần, cùng với sự ấm áp lên của thời tiết và sự tiếp tục phát huy của các nhân tố trên, sức khỏe của bác rể cả sẽ được phục hồi để quay trở lại cuộc sống bình thường.
Xin cám ơn những tấm lòng.

Đôi điều gửi tới Mai Anh



*

Mai Anh trở lại Hoa Kỳ
Vào ngày cận tết, cự kỳ buồn tênh
Quê hương nhộn nhịp đón xuân
Một mình lần lũi về nơi xứ người

*


*

Tuổi thơ sống với ông bà
Tới khi đi học mước ngoài mới thôi
Bà “ đi “ cháu chẳng có nhà
Ông lâm bệnh nặng, cháu về thăm ông

*

*

Tháng trời túc trực bên ông
Hôm nay đến hẹn, buộc lòng phải đi
Ra đi chĩu nặng nghĩa tình
Ông đang vật vã, ra đi sao đành ?

*

Nhưng vì sự nghiệp mai này
Quyết tâm gành được mảnh bằng Ph G ( * )
Quê hương chờ đón ngày về
Ra tay chung sức dựng xây nước nhà

*


( * * )

*

Yên tâm vững bước mà đi
Gia đình nội ngoại, chẳng chê trách gì
Mong sao cháu sớm thành tài
Luôn luôn mạng khỏe, đi, về bình an
Ông trẻ
Ghi chú : ( * ) Ph G = Tiến sỹ - Anh ngữ
( ** ) : Cảm động trước thịnh tình của chắt hai cụ gửi lộc tới cháu

Kinh doanh nhà hàng

Thật thú vị trong chi họ nhà ta hầu như các bậc trưởng lão đều có duyên với “ nghề đầu bếp”. Đáng kể là các Ô.Ngọc, Thắng, Tiến.Ô Ngọc là chuyên gia nấu nướng các món đặc sản và rất sành về bếp núc. Ô Thắng nấu được nhiều món ngon, đặc biệt các món làm với “ lươn “. Ô Tiến thì giỏi vế ẩm thực Âu Châu và các đồ uống. Bà Nhu là chuyên gia nấu nướng giỏi có tiếng từ thời gia đình gốc còn ở 53 Lãn Ông- Hoàn Kiếm – Hà Nội và vẫn còn giữ “ nghề “ cho đến tận bây giờ. Từ khi về hưu do Bà Chi phải đi làm cả ngày, nên Ô.Di bất đắc dĩ trở thành “đầu bếp” lo các bữa cơm của gia đình...



Bếp trưởng - Ô.Ngọc



Cháu David du học nấu ăn


Thế nhưng thế hệ trước chưa có ai dám mạnh dạn kinh doanh nhà hàng như thế hệ trẻ trong chi họ nhà ta sau này. Kể tử Tuấn Minh&Bạch Hoa khi còn du học ở Ba Lan những năm 1990 để mưu sinh đã mở cữa hàng ăn uống ở Warsovie, sau này nhượng lại để về nước làm ăn, đến nay vẫn nuối hy vọng cuối đời mở 1 quán ăn chay tại Sài Gòn khi có điều kiện. Cường&Uyên khi sang lao động ở CHHC Đức nay là CHLB Đức sau khi kết hôn đã mở cửa hàng ăn uống khá qui mô ở biên giới Đức tận vùng xa xôi của tỉnh Nuremburg và vẫn duy trì làm ăn phát đạt cho đến tận ngày nay. Tuấn &Thúy tuy mưu sinh tại nước Nga xa xôi, nhưng vẫn điều khiển từ xa cửa hàng ăn uống khang trang tại trung tâm thủ đô Hà Nội, cho đến nay khi Thúy về nước thì quản lý điếu hành trực tiếp. Gần đây nghe nói Thạc sĩ Tô Minh Hương đã mở 1 cửa hàng ăn uống sang trong tại khu đô thị cao cấp Ciputra ở Hà Nội..Quả thực lớp trẻ nhà ta vừa học giỏi ( từ Đại Học đến trên Đại học ) lại giỏi kinh doanh nhiều thứ,trong đó có lĩnh vực ẩm thực. Gần đây khi kết thúc trung học phổ thông với 18 tuổi cháu David đã muốn noi theo gương cha mẹ và các anh chị thích chọn nghề quản lý khách sạn nên đã xin cha mẹ sang du học tại Brisbane – Australia với những năm đầu tiên là học về nấu ăn. Trong cơ chế kinh tế thị trường với quan điểm mới về chọn nghề không câu nệ và ép buộc như xa xưa phải chọn nghề có danh như kỷ sư, bác sĩ…miễn là phục vụ tốt cho gia đình và xã hội. Chúng ta cùng ghé thăm 3 nhà hang ăn uống trên nhé :

+ Nhà hàng “Hà Nội “

Do Cường&Uyên đầu tư tọa lạc tại Zur Altmuhl Gunzenhausen tỉnh Nuremburg bang Bayern, vùng Franken nước CHLB Đức. Chúng tôi đã có dịp tới thăm cửa hàng Hà Nội vào năm 2005, bố trí khang trang, trang trí nội thất có nhiều đồ vật là hàng trong nước đem từ VN sang
















Nhà bếp khá rộng, ngoài các món ăn chế niến theo kiểu VN còn có các món ăn phổ biến ở Châu Âu, đặc biệt là kem kiểu Ý.

+ Nhà hàng “ Serenade”

Do Tuấn&Thúy cùng với bạn bè đầu tư, tọa lạc tại vị trí đăc địa của trung tâm thủ đô Hà Nội là 18D Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm gần Nhà Hát Lớn. Đúng như tên gọi “Serenade” ( Khúc nhạc chiều) , ăn uống ở đây ngoài ẫm thực phong cách Âu Châu còn có âm thực VN lại còn được thưởng thức nhạc sống du dương Piano do các pianist nghiệp dư biểu diễn. Chi họ nhà ta thường tụ họp tại đây để liên hoan.
















+Nhà hàng “Jasmine garden”

Do vợ chồng Hương (cháu hai bác Nông&Thoa) đầu tư ơ khu P2 Ciputra ( đô thị mới của thủ đô HN ) đúng như tên gọi “ Jasmine Garden “ ( Vườn Nhài ) nhà hàng được trang trí hiện đại theo phong cách Âu châu với ẩm thực phong phú
















Dịp Tết Tân Mão này chắc có nhiều thành viên trong chi họ nhà ta sẽ tới liên hoan tại Serenade và Jasmine Garden ở Hà Nội.Chúc năm mới Tân Mão cả 3 nhà hàng trên kinh doanh phát đạt.