Ngày 6 Tết

Thế hệ con cụ Quang bây giờ thấp nhất là 60 tuổi, cao nhất là 93 và đều có gia đình con cháu đề huề. Mỗi gia đình đón Tết Kỉ Sửu một cách khác nhau, nhưng nói chung là tươm tất và vui vẻ.

Như mọi năm, năm nay mọi nhà cũng sắm sửa ít nhất là một hai cặp bánh chưng, hộp kẹo bánh, hoa quả, cành đào, cây quất. Điểm giống nhau là sắm sửa đều có hạn mực, không lãng phí bởi thời buổi kinh tế suy thoái, hầu bao cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Đến chúc Tết các gia đình ngày mồng 1 Tết thấy cảnh giống nhau là hầu như chỉ có hai ông bà ở nhà, con cái hoặc ở riêng, hoặc ở nước ngoài. Nhà tôi chỉ có 3 người, tối 30 tôi phải mời thêm khách bên vợ đến ăn cơm cho nhà đỡ trống trải. Còn ngày mồng 1, mồng 3 toàn trên tầng cây số, không ăn cơm nhà. Riêng ngày 2 Tết may nhờ có ngày họp mặt đại gia đình nhân ngày giỗ Cụ Quang, nhà cửa mới trở nên đông vui.

Nhộn nhịp nhất có lẽ là nhà bác Anh và bác Lan bởi con cháu ở nhà đông đủ. Nhớ buổi sáng ngày 29 tháng Chạp ở nhà bác Anh, tôi nghe thấy bác chỉ thị qua điện thoại cho cô con dâu thứ chuẩn bị các món ăn ngày 30 Tết đủ các món gồm 3 bát to, 3 đĩa to, nước uống 3 loại, hoa quả 5 thứ.

Không khí Tết còn kéo dài tới ngày mồng 5 Tết, buổi tối tôi và ông Ngọc nhận lời đến nhà ông Tiến Phượng ăn bữa cơm tối, cũng là để chia tay cháu Trang Thắng về Hàn Quốc tiếp tục côngviệc sau một thời gian về Hà Nội ăn tết với bố mẹ. Ngày Tết vẫn chưa dừng ở đó, hôm nay 6 tết chúng tôi gồm các vị Ngọc, Thắng, Minh, Tiến, Phương, Lương vượt đường xa hơn 20 km về Định Công ăn Tết với gia đình các ông Du, Công ,Huấn là các con trai của cụ Phạm Vĩnh Bảo. câu chuyện quanh nâm cơm cúng ngày 6 Tết thật vui vẻ kéo dài tới tận 21h mới tan.

Ngày Tết vừa hưởng khí trời Xuân, con cháu gặp nhau sau một năm làm việc vất vả là một nề nếp truyền thống đẹp, gắn kết các thành viên gia đình, tưởng nhớ bậc sinh thành là một việc nên duy trì.

Mùng 6 Tết






Hôm nay
31/1/2008 là ngày Mùng 6 Tết , là ngày nghỉ chính thức cuối cùng của Tết Kỷ Sửu. Cả năm 2008 mọi người đều làm ăn vất vả, để mọi chi tiêu dồn cho 5 ngày Tết. Nhìn chung tuy tình hình kinh tế trong và ngòai nước còn khó khăn do ảnh hưởng của khủng hỏang kinh tế thế giới, nhưng Tết năm nay trên đất nước ta vẫn nhộn nhịp tưng bừng đón Xuân với nhiều niềm hy vọng mới. Riêng chi họ nhà ta lại xum họp đông đủ trong Mùng 2 Tết ở HN, có mặt cả thành viên ở xa như Bà Dung phu nhân Ô. Phạm Vĩnh Hải tận Định Hóa Thái Nguyên, hay các thành viên của Chi Cụ Phạm Vĩnh Bảo ( anh ruột Cụ Quang ) như các Ông Du, Huấn, Công ở HN và Bà Ánh Hồng, vợ chồng cháu Nam ở SG đã đến dự lễ Giỗ lần thứ 17 Cu Quang và chúc Tết lẫn nhau. Trong ngày Tết gia đình chúng tôi không quên đi lễ Chùa ở Quận 7, TpHCM và chắc ở HN mọi nhà cũng vậy.

















Thứ hai 2/2/2009 mọi người đều đi làm bình thường, các cháu lại tiếp tục đi học. Ô. Lê Thức Chi từ Paris có gửi về ảnh chụp rất nhiều con trâu khá đẹp . Chúc cho năm mới sẽ có nhiều may mắn và thuận lợi mới cho từng thành viên của chi họ nhà ta.







Cảm nhận Nhật bản

Cảm nhận Nhật bản
Tháng 12 năm 2008, được sự giúp đỡ của vợ chồng cháu Tô Minh Thu, 2 mẹ con tôi (Hồng Phương và Mai Anh)được du ngoạn Nhật bản khoảng 2 tuần. Mặc dù chỉ lưu lại trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng nước Nhật đã để lại nhiều ấn tượng cho 2 mẹ con tôi. Qua blog gia đình này, tôi muốn chia sẻ những cảm nhận của mình có thể còn phiến diện mong được đóng góp thêm ý kiến. Để tiện theo dõi, tôi chia bài viết ra thành các chủ đề nhỏ viết dần trong nhiều kỳ.
Kỳ 1: Giao thông Nhật bản
Tôi bay từ Hà nội đến Nhật vào 5 giờ sáng. Cháu Minh vào tận sân bay Kansai đón tôi và đưa về nhà bằng xe ô tô con. Chúng tôi đi trên đường cao tốc 1 chiều, mặt đường cao ngang với các tòa nhà mười tầng. Dọc hai bên đường có xây lan can bê tông và trên các tấm bê tông đó là tấm kim loại che chắn. Cháu Minh bảo là để lái xe không nhìn được ra xung quanh làm mất tập trung khi lái xe. Mặt khác, các khu dân cư cũng đỡ bị ồn bụi vì xe đi. Bản thân các đường cao tốc cũng chia làm nhiều tầng và nhiều làn khác nhau. Đường cao tốc bao quanh và xuyên suốt thành phố OSAKA. Từ sân bay đến thành phố khá xa. Cháu Minh bảo là người Nhật đã lấp biển để xây sân bay này với mục đích để xa khu dân cư, không làm ảnh hưởng đến dân. Trên đường về tôi cũng thấy có các trạm thu phí nhưng xe của cháu Minh vẫn đi qua không bị dừng lại. Tôi cứ tưởng không bị mất tiền, nhưng sau mới được giải thích rằng ở nóc xe có lắp thiết bị điện tử thu phí tự động. Các xe ô tô ở Nhật hầu hết đều được gắn màn hình định vị. Xe đi đến đâu hiện hình đến đó. Nếu cần đi đâu, chỉ cần tra máy đường đi mà không cần tra bản đồ. Xe đi theo chiều tay trái (như Anh và Úc).Tuy nhiên chỗ ngồi của lái xe thì bên phải hay trái đều được. Buổi chiều hôm đó cháu Minh bay về HN cho đến lúc mẹ con tôi về Minh vẫn chưa sang. Do đó, trong hầu hết thời gian ở Nhật chúng tôi buộc phải sử dụng phương tiện công cộng để di chuyển vì taxi bên ấy rất đắt. Phương tiện công cộng ở Nhật chủ yếu là tàu điện ngầm và nổi. Tôi đã đi tàu điện ngầm ở Nga, Mỹ, Úc nhưng sang Nhật vẫn bị bất ngờ về hệ thống bán vé, tính giá vé và soát vé tàu (tàu ngầm cũng giống như tàu nổi nên nhiều lúc đi tàu nổi cứ ngỡ tầu ngầm). Người Nhật áp dụng kỹ thuật điện tử để thiết lập hệ thống bán vé và soát vé hoàn toàn tự động. Để đi đâu đó, trước tiên bạn xem bản đồ đường đi (treo trong nhà ga bằng tiếng Nhật và tiếng phiên âm), xác định giá vé để đến được ga đự định (giá vé mỗi chặng khác nhau và có khoảng 5 -6 loại giá từ 130 đến 780 yên), sau đó ra máy bán vé (ghi hướng dẫn bằng tiếng Nhật và tiếng Anh), đút tiền giấy (máy sẽ hút vào)hoặc bỏ tiền xu vào lỗ (khi đút trên máy sẽ hiện ra số tiền đã đút vào máy để dễ theo dõi), ấn số lượng vé và giá vé, máy sẽ thò ra vé (ở góc máy sẽ hiện ra số lượng vé đã thò ra, thường vé bị kẹp díp nên nhiều người cứ tưởng thiếu vé). Nếu có tiền thừa, máy sẽ trả lại (cả bằng tiền giấy và tiền xu). Nhận được vé điện tử (hình chữ nhật 2 x 3 cm), bạn đút vào máy soát vé, các thanh chắn sẽ mở ra và bạn đi qua được. Tuy nhiên, phải nhớ lấy lại vé nhô lên ở đầu kia máy soát và khi ra khỏi ga, bạn lại phải đút vé đó thì máy mới cho bạn ra (nếu như bạn mua đủ giá vé). Tuy nhiên vé nằm lại trong máy luôn chứ không nhô lên như lúc vào nữa (bằng cách đó máy thống kê luôn số lượt người đi qua và số tiền đã thu được để đối chiếu với số liệu ở máy bán vé). Nếu bạn mua vé với giá rẻ hơn quy định thì vào được ga, đi được tàu nhưng khi ra khỏi ga, máy soát vé sẽ không cho bạn ra. Trong trường hợp đó, bạn phải quay lại bên trong, tìm máy chỉnh vé (fare - ở ga nào cũng có) đút vào máy vé điện tử (đã mua khi vào ga), máy sẽ hiện lên số tiền còn thiếu, bạn đút số tiền thiếu vào, máy sẽ cho ra 1 vé điện tử mới và với vé đó bạn có thể ra khỏi ga. Trong nhiều trường hợp, bọn tôi cũng không biết mình sẽ đi đâu, qua bao lần chuyển bến nữa nên để đơn giản, khi vào cứ mua loại vé rẻ nhất, rồi khi ra nhờ máy chỉnh vé tính lại tiền cho mình trả nốt. Thời gian đầu, 2 mẹ con tôi cứ lách cách mỗi lần đi một lần nhìn bản đồ, xác định giá vé. Mãi sau mới biết nếu đi nhiều lần trong ngày thì có thể mua vé ngày, mua 1 lần đi cả ngày, vừa đỡ lách cách lại có phần rẻ hơn 1 chút. Tuy nhiên sau 12 giờ đêm thì vé ngày hết hiệu lực. Ngoài ra có thể mua vé tháng (như cháu Thu mua vé tháng lại là sinh viên nên được giảm giá 10%). Có loại vé tháng chỉ có cho tàu điện ngầm, cũng có loại vé tháng kết hợp cho cả tầu điện ngầm với xe buýt. Tuy nhiên, hình như không có vé tháng cho tất cả các phương tiện công cộng (như Úc chẳng hạn)vì ở Nhật các hãng tầu hỏa (tầu nổi) là của tư nhân mà mỗi hãng có giá vé cũng như chất lượng phục vụ khác nhau nên không đồng nhất vào chung 1 vé được. Còn tầu điện ngầm và xe buýt thì của nhà nước (thành phố quản lý) nên chung vé tháng được. Ngoài ra tôi cũng chứng kiến những người Nhật khi đi qua máy soát vé chỉ chạm thẻ vào đầu máy là qua được, thậm chí có người đập điện thoại di động vào là qua (không cần đút vào khe và lấy lại vé ở đầu kia). Hỏi ra mới biết, máy trừ tiền qua thẻ đã nạp tiền sẵn. Có lần chúng tôi mua vé vào ga rồi mới phát hiện ra nhầm đường. Thế là gặp nhân viên trực ở đấy, đưa vé họ xem và biết chưa đi (mặc dù đã đục lỗ ở vé) nên được hoàn lại tiền. Các ga tàu điện ngầm của Nhật đều có các tủ đựng đồ (loker). Để sử dụng các tủ này (với các ô to nhỏ khác nhau và giá cũng khác nhau), bạn phải mua vé tự động (tương tự mua vé tàu). Khi đó, máy sẽ thò ra vé điện tử (to bằng CMT)và với vé đó, bạn có thể mở được ngăn tủ đã chọn, cất đồ, khóa bằng mã số bạn chọn và khi lấy thì đút vé rồi bấm lại mã số ngăn tủ sẽ mở ra. Một lần, ngẫu nhiên khi đi tàu qua thành phố Odubai ở Tokyo, chúng tôi vào toa đầu tiên. Tàu chạy đúng giờ, có thuyết minh đầy đủ nơi đi nơi đến, dừng đóng mở cửa rất chuẩn (2 lớp cửa - cửa tàu trùng với cửa ga). Lúc này chúng tôi mới ngã ngửa ra là tầu không có người lái - tất cả là tự động.
Nếu tàu ngầm thuộc sở hữu nhà nước và không chia ra nhiều loại tàu thì tàu nổi (train)ở Nhật lại do các hãng tư nhân điều hành và được chia ra nhiều loại: tàu chậm (local), tàu nhanh vừa (express), tàu rất nhanh (supper express), tàu cho phụ nữ (ladies only). Tàu chậm thường cho những người già, hưu trí, tàn tật. Tàu nhanh và rất nhanh chỉ khác nhau ở số lượng ga dừng giữa chừng. Tàu cho phụ nữ chỉ chạy vào khoảng 8 - 10 giờ sáng để những người phụ nữ bận rộn có thể vừa ngồi vừa trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến công sở. Với mỗi loại tàu, trên bảng điện tử được biểu thị bằng các màu khác nhau và ở các thành phố cũng khác nhau. Ví dụ, ở Osaka, màu đỏ là tàu cực nhanh thì ở Tokyo lại là màu xanh. Trong thời gian ở Nhật chúng tôi cũng sử dụng xe buýt cả ở Tokyo cả ở Osaka và cũng nhận thấy sự khác biệt. Ở Osaka, cứ 200 yên là có thể đi từ đầu đến cuối 1 tuyến xe buýt, còn ở Tokyo thì không hẳn vậy. Nếu như ở Osaka khi lên phải lên cửa trước, mua vé trước mặt lái xe rối xuống cửa giữa thì ở Tokyo lại lên cửa giữa và xuống cửa trước. Khi xuống mới mua vé.
Trong thời gian ở Nhật, khi di chuyển từ Osaka đến Tokyo, mẹ con tôi cũng bấm bụng (vì giá vé cao) đi thử tàu cao tốc chạy bằng từ trường với tốc độ 350 km/ giờ - tốc độ nhanh nhất thế giới tính đến thời điểm hiện nay - với hy vọng được thưởng thức các cảm giác mới lạ. Tuy nhiên, chẳng có cảm giác gì đặc biệt cả vì chẳng khác gì đi máy bay. Thế là khi quay về Osaka, 2 mẹ con lại đi xe buýt 2 tầng và giá vé ở đây lại phụ thuộc vào ... bề ngang của chiếc ghế nên trên cùng 1 chiếc xe có đến mấy loại vé. Mặt khác, người ta lại xếp cho chị em ngồi ở phía cuối, còn anh em lại được ngồi ở nửa đầu xe. Thật là bất bình đẳng. Cuối cùng, tôi muốn nói đến taxi ở Nhật. Taxi cũng sẵn (dễ gọi)và chỉ khác với ở Việtnam là có show giá ở đầu xe (đó là giá đi 2 km đầu tiên, còn tiếp theo tính như thế nào thì tôi chưa kịp tìm hiểu vì toàn đi đoạn ngắn) và 2 cánh cửa phía sau do lái xe điều khiển đóng mở tự động, hành khách không phải và không thể đóng mở. Nếu đi 1 nhóm 3 -4 người với cự ly ngắn và có đồ đạc cồng kềnh thì đi taxi tiện và rẻ hơn so với tàu điện ngầm.

Điểm Tết...

Ngày Tết lướt qua một hai gia đình nhà Cụ quang ở Hà Nội, chụp đựơc một vài tấm ảnh xin giới thiệu cùng cả nhà.
Chiều 1 Tết tại nhà ông Ngọc, ở nhà chỉ có hai ông bà. Ông Ngọc bảo "soạn được mân cỗ ngày Tết khó, không thể đủ món vì không có người ăn. Chỉ có nhà bà Anh là sướng vì đông con cháu ở Hà Nội
"
Quả thật đúng như ông Ngọc đã nói, tại nhà bà Anh`sau đó khoảng 1 giờ...
hai ông bà hả hê vì con cháu đến chúc Tết, nhất là hai cháu nội MÍt Tít làm náo động cả nhà.

21h30 cùng ngày, ông bà Tiến Phượng và vợ chồng người bạn từ phố Nguyễn Trường Tộ đến chúc Tết, lúc này ở nhà tôi cũng chỉ có hai ông bà.

Nhưng đến ngày 2 Tết nhà tôi đông vui hẳn lên, vì có nhiều khách đến nhà.
Người ta bảo ngày Tết đông khách là điềm vui cho cả năm. Hy vọng là như thế.
Phạm Lê

Giỗ lần thứ 17 của ông Quang

Cháu xin được bổ sung thêm một số hình ảnh giỗ lần thứ 17 của ông Quang tại nhà Cậu Thắng và cô Minh


























Ngày giỗ Cụ Quang

Chiều tối qua lúc 17h tại nhà ông bà Thắng Minh, gần 50 người là con cháu Cụ Quang hiện đang sinh sống tai Hà Nội đã họp mặt nhân ngày giỗ lần thứ 17 của Cụ.
Đến dự còn có các Ông Du, Huấn, Công đại diện chi họ Cụ Phạm Vĩnh Bảo và bà An chi họ Cụ Hanh.

1.Thắp hương trên bàn thờ Cụ Quang
2.Ngày giỗ cũng là ngày con cháu họp mặt ngày Tết. Mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng
.Đầu bếp chính và bộ phận "bếp núc" hoạt động tích cực
4.Mọi người tập trung tại phòng khách hát mấy bài ca quen thuộc
và rất say sưa...
5.Thưởng thức bản nhạc Piano "Valse Favorite" của Moda.
6.Cùng nâng cốc chúc mừng năm mới sức khoẻ và thành đạt.(Trước đó vào chiều hôm qua ngày 1 Tết, bà Ánh Hồng con gái Cụ Bảo cùng vợ chồng cháu trai trưởng đem đồ lễ đến nhà Ông bà Di Chi ở TP.Hồ Chí Minh nhân ngày giỗ Cụ Quang.)

Phạm Lê

TƯỞNG NHỚ CỤ QUANG



( 1916 - 1992 )

Hôm nay ngày 27/1/2009 , tức mùng 2 Tết Nguyên Đán, toàn thể các gia đình thành viên của chi họ Cụ Quang đều tưởng nhớ tới Ngày Giỗ lần thứ 17 của Cụ Phạm Vĩnh Quang ( 1992 -2009). Sinh thời Cụ vốn là người hiền hậu được gia đình, tòan thể họ hàng, bà con xóm giềng vô cùng quí mến. Vào ngày mùng 2 Tết hàng năm khi xưa, Cụ thường tổ chức họp tòan họ Phạm chi Cụ Tổ Phạm Như Xuân, đó là một lễ nghi hay mà rất tiếc sau này vì nhiều lý do khách quan và chủ quan chưa duy trì được. Các con cháu Cụ trong dòng họ nên xuy nghĩ kỹ vấn đề này để khi có cơ hội tiếp nối noi gương Cụ duy trì tổ chức lại ngày họp họ này của đại gia đình chúng ta. Khi Cụ ra đi về cõi vĩnh hằng, Trời Phật cũng chứng giám công đức của Cụ nên Cụ đã vĩnh biệt chúng ta đúng vào Ngày Mùng 2 Tết, chứ không sớm và muộn hơn. Nhân ngày này các thành viên chi họ nhà ta sẽ tập trung đông đủ vào 17 giờ chiều nay tại nhà Ông Bà Quang Minh&Vĩnh Thắng ở Quận Tây Hồ để cùng thắp hương cúng và kính nhớ tới Cụ, người Cha, Ông, Cụ thân yêu của chi họ nhà ta. Các con cháu dù ở xa, hay đi xa cũng hướng về HN ngày này để tưởng nhớ tới Cụ .Chúc hương hồn cụ bình an nơi vĩnh hằng .
Blog Gia Đình Cụ Quang

CUNG CHÚC TÂN XUÂN







Hôm nay ngày 26/1/2009 tức Mồng 1 Tết Kỷ Sửu Blog Gia Đình Cụ Quang xông nhà mọi gia đình trong chi họ nhà ta với lời chúc năm mới dồi dào sức khỏe, an khang thịnh vượng, gặp nhiều may mắn cho tất cả mọi gia đình và từng thành viên. Mùng 1 Tết là ngày thiêng liêng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán . Hai chữ " Nguyên Đán " gốc từ chữ Hán có nghĩa là : Nguyên là sự khởi đầu, Đán là buổi ban mai. Theo lịch sử Trung Hoa Tết Nguyên Đán có từ thời Tam Hòang Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời gian . Ngày mùng 1 từng gia đình đều ước mong hay lựa chọn người có đạo đức, tài lộc đến xông nhà. Trong ngày này việc đầu tiên là mọi người chúc Tết các bậc lão thành và chúc Tết lẫn nhau với tinh thần vui vẻ, bỏ qua cho nhau những gì không hay của năm cũ , trong lòng mỗi người tràn đầy hòai bão về hạnh phúc và thịnh vượng sẽ gặp hái được trong năm mới, và cả gia đình thường ăn mặc đẹp và chỉnh tề rủ nhau đi lễ Chùa. Ngày Mùng 1 rất kiêng kỵ những sự to tiếng, ồn ào hay đánh vỡ bát đĩa sẽ gây chuyện chẳng lành cho cả năm. Nói dại xa xưa các Cụ kể rằng, nếu chẳng may trong gia đình có người thân mất vào ngày 30 Tết, cũng phải cố gắng gói gọn tang lễ trong ngày 30 mà không nên để sang Mùng 1, nếu mất vào ngày Mùng 1 cũng để sang ngày Mùng 2 mới phát tang. Ngày Mùng 1 mở đầu năm mới với những dấu hiệu tốt lành của những lời chúc tụng lẫn nhau của người lớn trong nội bộ gia đình, với hàng xóm hay bạn bè và trẻ con còn được lì xì bằng những phong bì đỏ chói. Trong ngày này xa xưa các cụ không quét nhà, hót rác dù đêm giao thừa xác pháo đốt mừng Tết đầy nhà , vì sợ mất lộc năm mới.






Năm nay Tết Kỷ Sửu là tết Con trâu. Trong lịch sử can chi của người phương Đông số thứ tự 2 là Sửu. Giờ Sửu từ 1 - 3 giờ đêm là lúc mà mọi người còn ngủ say, thì Trâu ta vẫn thản nhiên nhai cỏ. Tháng Sửu là tháng chạp là tháng mà thiên hạ nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết. Trong 12 con vật con trâu là to và khỏe nhất, ở một nước nông nghiệp như nước ta Trâu sớm được thuần hóa và là con vật nuôi trong nhà rất gần gũi với con người. Đối với nhà nông Trâu còn là công cụ đắc lực giúp đỡ người nông dân trong các công việc đồng áng và các công việc nặng nhọc khác, mà ca dao VN đã có câu ca :
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngòai ruộng, trâu cày với ta
Cầy cấy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quên công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngòai đồng trâu ăn.....

Vai trò của con trâu rất được người nông dân coi trọng, nên ca dao mới có câu :" Con trâu là đầu cơ nghiệp " hay " Tậu trâu ,lấy vợ, cất nhà. Trong 3 việc ấy, thật là khó thay ".
Năm Mậu Tý với sự ma lanh của con chuột lòai người đã len lỏi tìm mọi mưu kế để khắc phục những khó khăn trong đời sống do lạm phát và khủng hỏang kinh tế thế giới gây ra. Năm Kỷ Sửu là năm vất vả, nếu biết kiên trì, quyết tâm và cố gắng lòai người sẽ gặp hái được nhiều may mắn. Trên tinh thần đó chúc cho tất cả các thành viên chi họ nhà ta thực hiên câu đối mừng Xuân phỏng theo báo TTCN :

Năm Tý qua, dẫu phong ba, chúng ta chung tay cùng vượt sóng
Năm Sửu đến, mặc bảo táp, chúng ta cứng cáp đón bình minh

Chúc mừng Năm Mới
Blog Gia Đình Cụ Quang

Mail chúc từ Paris ngày Mùng 1 Tết


Xin kính gửi lời chúc Cậu Hanh, các Anh Chị và tất cả gia đình một năm mới Kỷ Sửu mạnh khỏe, thật nhiều hạnh phúc, thâm tâm an lạc

Thân mến
Chi, Rô, Tố Loan Sỹ Kim

Vịnh bài 'Vui Tết Kỷ Sửu-Sự kiện gia đình" cuả Chú Thắng "

Vịnh bài 'Vui Tết Kỷ Sửu-Sự kiện gia đình" cuả Chú Thắng "
Chú Thắng không nói về mình
Bổ xung hai việc rành rành chẳng sai
Giỗ Bố Mẹ trong năm nay
Quang Minh, Vĩnh Thắng đảm đương ân cần
Lại thêm viết Blog đêù đềù
Thông tin chính xác , nhanh tay kịp thời

Minh Phượng, Vĩnh Tiến cũng hay
Tuần Châu tổ chức đến lần thứ hai
Du thuyền trên Vịnh Hạ Long
Người đi lần đâù vui mừng siết bao

Xe bon bon lên Định Hoá vưà rồi
Vui lòng kẻ ở, buồn người ra đi
Còn nhiều sự kiện dành lại năm sau
Cho đủ hai chục, cả họ cùng vui

Kim Anh

Đón Giao Thừa


Hôm nay 25/1/2009 là
Ngày Giao Thừa của Năm mới mọi nhà trong chi họ nhà ta chắc đã chuẩn bị để cúng giao thừa vào 12 g đêm nay theo phong tục cổ truyền, nhưng ít ai hiểu ý nghĩa của lễ tục này. Cúng giao thừa hay còn gọi là Lễ Trừ Tịch là lễ để đón các Thiên binh cuối năm đi thị sát hạ giới, vì rất vội nên không vào nhà, vì vậy bàn thờ cúng thường đặt ở ngòai cửa chính mỗi nhà. Tùy theo lòng thành của gia chủ, đồ cùng thường có thủ lợn hay gà luộc, bánh chưng, mứt kẹo, hoa quả, rượu...và không quên thắp 2 ngọn nến . Giao Thừa theo tự điển Hán Việt của Cụ Đào Duy Anh có nghĩa " cũ giao lại, mới đón lòng " . Về tâm linh mọi người và thiên hạ đều hy vọng vào những điều tốt lành, may mắn sẽ có trong năm mới, nên cúng Giao thừa cũng để tiễn đưa những điều không hay của năm cũ trứoc khi đón mừng năm mới. Hồi còn sinh sống ở HN, tối giao thừa anh, chị em thường rủ nhau dạo quanh Hồ Hòan Kiếm và đến gần Giao thừa thì về nhà. Tối Giao thừa trên TV thường có nhiều tiết mục đặc sắc như " Táo công lên trời " hay các chương trình ca nhạc hấp dẫn .Khác với phong tục Âu Châu đêm giao thường mọi người đổ ra đường nhảy múa vui vẻ, và tiềng sâm banh nổ ròn đúng lúc 12g đêm. Giao thừa ở Á châu ngược lại mọi nhà quây quần trong gia đình ấm cúng của mình, và chờ thời khắc đúng thời điểm chuyển năm cũ sang năm mới trong không khí hân hoan của những tráng pháo thật hay tượng trưng nổ ròn rã. Nhiều nước Á châu như Nhật không còn đón Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết ta mà chỉ đón Tết Tây theo tập quán chung của thế giới hiện đại. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng người VN chúng ta chắc không thể bỏ Tết Ta và như vậy hàng năm mọi người đều vui vẻ với nhiểu ngày lễ cuối năm gần nhau : Noel, Tết Tây và Tết Ta. Vì để dành tối nay cung Giao Thừa, đêm qua chúng tôi tranh thủ mở đầu du Xuân Kỳ Sửu bằng đi tham quan chợ Hoa Xuân trên đường Nguyễn Huệ ở Q1, TpHCM. Tuy ban tổ chức có nhiều cố gắng trang trí và trình bầy bắt mắt chợ hoa đẹp nhất cả nước này, nhưng người đi xem đông nhiều hơn hoa, nên khó mà len tới gần chỗ trưng bầy các lòai hoa để mà ngắm và thưởng thức, tuy vậy không có những cảnh ngắt hoa, bẻ cành như đã diễn ra ở Hội Hoa Xuân HN vừa qua.


























Vui Tết Kỉ Sửu, sự kiện của gia đình.

Nhà ta trong năm 2008 có nhiều sự kiện đáng ghi nhớ. Ngày Tết cho thêm phần vui vẻ, xin điểm tên 13 sự kiện được bình nổi bật nhất.

1. Được coi là lớn nhất, vui mừng nhất, hứa hẹn nhiều triển vọng tuơng lai nhất ấy n Đoàn Chiến Dũng có thêm quí tử Đoàn Đức Khôi vào ngày 17.9.2008. Nâng tổng số con cháu nhà Cụ Quang lên 73 người gồm con, cháu, dâu, rể, chắt, chút, chít.
2.Bậc trưởng lão nêu tấm gương kính phục, nguồn động viên con cháu, anh em qua sự nhiệt tình tham gia gần như tất cả các cuộc họp mặt chính thức của gia đình trong năm mặc cho đã 93 tuổi, thời tiết bất thường mưa to gío rét, nắng nực chính là bác rể cả Đoàn Hưng Nông kính mến.
3.Phần lớn các bài viết định hướng đều đặn hằng tháng cho BLog 53, nhiều bài thơ chủ đề sinh nhật và giỗ chạp trong năm đều là sản phẩm đến từ nhà thơ “nổi tiếng tại gia” Phạm Kim Anh hiệu Kim Anh, Đoàn Hải Anh, Anh Hải và Hải Anh.
4.Xứng với công sức mấy chục năm chờ đợi, đến nay ông bà Di Chi đã đạt được gần mức 100% như ý muốn. Đó là vụ đền bù giải toả nhà ở cũ bằng một căn hộ mới tại Phú Mỹ Hưng, TP. Hồ Chí Minh bề thế có trị gía được tính bằng tiền tỉ VNĐ, đang hứa hẹn sản sinh lãi ròng hằng tháng.
5.Lần đầu tiên sau hơn 7 tháng trời kể từ tháng 7.2008 rời Nội sang Matxcơva thăm con cháu, bác Nhu đã xuất hiện mạnh khoẻ, vui vẻ trên Blog Cụ Quang trong buổi kỉ niệm ngày sinh nhật của cô con dâu Nguyễn Minh Thuý vào đúng ngày đầu năm mới 1.1.2009.
6.Chuyến đi “thị sát” của bác Trưởng thứ nhà Cụ Quang, Phạm Vĩnh Ngọc tại khu mộ hai cụ Quang Yến, bác Thoa và cháu Việt tại nghiã trang Văn Điển, thăm nhà ông bà Tiến Phượng ngay sau trận ngập lụt lịch sử tại Hà Nội cuối tháng 10 đầu tháng 11 để kiểm tra hậu qủa đối với gia đình là nét đẹp truyền thống "gần dân" của bậc cao niên họ Phạm, nhà Cụ Quang.
7.Cũng là lần đầu tiên kỉ niệm sinh nhật 100% tiệc tùng, đã được thay bằng hình thức mới có nhiều thành viên gia đình tham gia. Đó là kỉ niệm 60 năm ngày sinh ông Phạm Vĩnh Tiến, bà Lê Quang Minh bằng cuộc đi Picnic tại Tuần Châu và du ngoạn Hạ Long (7.2008). Ngay lập tức tạo ra “cú hích” cho ra đời cuộc tắm nước nóng khóang, tắm bùn “ấn tượng“ của gia đình họ Đoàn tại Thanh Thuỷ, Phú Thọ nhân kỉ niệm 77 năm ngày TS.Đoàn Đình Hải cất tiếng khóc chào đời (3.10.1931) và tiếp thep đó là chuyến thăm niềm Nam “thắm tình họ hàng, thân tình bạn bè” cũng của gia đình này vào dịp tháng 12.2008 để kỉ niệm ngày sinh của cô con dâu thứ Hoàng Thu Hà (5.1).
8.Ba bài trên Blog Cụ Quang, cùng chủ đề kỉ niệm về người đã khuất là bài viết của nhà Phương-Lương v à Tô MinhThu (Nhật bản). (Bài 1 “Hồi ức về mẹ” của TS.Lê Hồng Phương là bài viết dài nhất trong năm, với những tình tiết lịch sử qúi hiếm được nêu trải dài theo một thời gian lịch sử hơn 60 năm, xuyên qua hai thế kỉ từ những năm 40 thế kỉ 20, cho đến năm 2008 của thế kỉ 21. Bàì 2 của Ngô Minh Lương về những tâm sự nhân “ngày giỗ khó anh Việt”. Bài 3 của Tô Minh Thu là những kí ức tuổi thơ về “Những mùa hè” đi nghỉ cùng ông bà, mẹ và nguời bố đã khuất Đại tá Tô Quang Việt.)
9.Thành công nhất trong năm thuộc thế hệ con cháu gia đình phải kể tới Phạm Ngọc Ly, cháu nội ông bà Ngọc Phi vào tuổi 14 đã được nhận học bổng từ CHLB Đức du học tiểu học tại nước Mỹ. Người thứ hai là Phạm Vĩnh Tuấn Khoa, con trai ông bà Tiến Phượng năm 2008 vừa bước vào tuổi thanh niên, vừa tốt nghiệp PTTH đã xuất ngoại ngay Anh quốc học Đại học.
10.Người đầu tiên trong gia đình có dàn Năng lượng điện mặt trời đầu tư tới 50.000 Euro, phục vụ cho sinh hoạt gia đình và kinh doanh là Phạm Ngọc Cường hiện đang sống tại Nurnberg, CHLB Đức. Sự kiện này ghi "một dấu ấn mới, ở tầm cao mới, áp dụng tiến bộ KHKT và hình thức kinh doanh mới với những dạng năng lượng mới (!!!)".
11.Người đầu tiên là con cháu Cụ Quang được lên hình trong chương trình truyền hình chính thức VTV.1, chủ đề “Tư vấn về mua hàng tiêu dùng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Kỉ Sửu” chuyên mục “Sức sống mới” ngày 09.12.2008. Không phải ai khác chính là TS.Lê Bạch Hoa, GĐ.Công ty AXIS Tp.Hồ Chí Minh, con dâu cả giỏi giang của ông bà Di Chi.
12.Người được coi là gặp may nhất trong năm chính là Vũ AnhTuấn. Số là trong kì nghỉ phép ngắn ngày tại Việt nam đã được tận mắt chứng kiến một sự kiện 49 năm mới có-đội tuyển bóng đá Việt Nam đăng cai chức Vô địch Đông Nam Á trên sân Mỹ Đình, Hà Nội vào tối ngày 28.12.2008.
13.Sự kiện nổi bật cuối cùng, người có công lớn nhất điều phối, duy trì và nâng cấp Blog 53 Cụ Quang, tác giả của nhiều bài viết thuộc nhiều thể loại tư tưởng, khoa học kĩ thuật, tình yêu, văn hoá, thể thao, y học, du lịch, chuyện vui, cinema, nhiếp ảnh...với những số liệu dẫn chúng tỉ mỉ, chính xác công phu..chính là bác cả trai TS. Phạm Vĩnh Di (71 tuổi).

Phạm Thắng