Đọc thơ ông Tiến

Nhân dịp thiên hạ luận về NGƯỜI
Múa rìu viết đại mấy dòng chơi...
Ngô nghê ngứa ngáy cứ cười nhé
"Trình mỏng còn xanh" đành chịu thôi...

CON - NGƯỜI

CON-NGƯỜI là thế Bạn ơi,
Phần CON là VẬT, phần NGƯỜI là NHÂN,
Tiến hóa lịch sử dần dần,
Phần con thoái hóa, phần người trội lên.

Thế mà có lúc NGƯỜI "quên",
"Vật" hơn cả thú, "Nhân" thời thấy đâu?
Lội sông mới biết nông sâu,
Bể dâu mới rõ ai giàu vì ai?
Nhiều khi chướng mắt trái tai,
Hoang mang chẳng biết đúng sai thế nào?
HỌC QUÊN hãy thử xem sao,
Mặc cho mọi chuyện ồn ào Bạn ơi.

Quên đi rác rưởi trên đời,
Quên đi những thứ dở hơi bực mình.
Mau mau học tự khép mình,
Tránh xa đêm tối, đón bình minh lên.

Dừng chơi đúng lúc là nên,
BÌNH YÊN, MẠNH KHỎE hơn tiền cất kho.
Cuộc đời vừa nhận vừa cho,
Cho đi là nhận so đo làm gì.

Được thua, nhiều ít, thị phi...
Làm sao tránh khỏi có gì ngạc nhiên.
Làm gì có chốn thần tiên
Hưởng thụ sẽ được như tiên suốt đời.

Đời là như thế Bạn ơi,
Có tôi có Bạn, người người khác nhau.
Mới là thế giới muôn màu,
Thấy hay thì học, dở thời tránh xa

Trăm năm trong cõi người ta,
Ai mà BẢN LĨNH, ắt là THÀNH CÔNG.
Phạm Nhân


Tranh của Alain Fontenas về Hà Nội

Tranh của Alain Fontenas về  Hà Nội
Alain Fontenas họa sĩ Pháp đã đến Việt Nam 8 lần và không lần nào dưới 2 tháng. Với ông, mỗi lần được trở lại Việt Nam, trong lòng đều trào dâng những cảm xúc đan xen khó tả, nhất là sự lưu luyến trong mỗi lần chia tay. Và khi trở về Pháp, ông luôn mang theo tình cảm của những người bạn Việt Nam thân thiện, mến khách, cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, đang trên đà phát triển mạnh mẽ, để giới thiệu với bạn bè Pháp.
Sau đây là vài bức tranh của ông về Hà Nội


Viet Nam 40 nam duoi goc nhin quoc te: Mot cau chuyen thanh cong
Văn miếu Hà Nội
Đền Ngọc Sơn
Phố Lãn Ông Hà Nội

Gánh hàng hoa
Tham khảo Internet

Những Dự thảo mang dấu ấn cán bộ kém

Mấy hôm nay dư luận đang xôn xao về Dự thảo “QUY CHẾ HỌC SINH, SINH VIÊN”.  Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã phải đăng đàn trả lời chất vấn của Quốc hội.
Tôi xin không bình luận chi tiết của Dự thảo này, chỉ xin đề cập một nội dung trong đó bị phản ứng mạnh nhất đó là qui đinh nếu sinh viên bán dâm tới lần thứ 4 thì bị đuổi học. Chi tiết này bị phê phán là ngớ ngẩn và nực cười.
Mấy năm nay chính trường nước ta đã từng dậy sóng về những qui định, phát ngôn của cơ quan và quan chức. Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ vài vụ như Qui đình người ngực lép không được lái xe máy; bỏ tên Trạm thu phí đường bộ thành Trạm thu giá; rồi thì CSGT nhận vài trăm ngàn không phải là tiêu cực. Nay lại đến vụ Qui định sinh viên bán dân đến lần thứ tư mới bị đuổi học.
Đành rằng các vụ việc trên sau khi dư luận phản ứng đã bị thu hồi, nhưng để lại dấu hỏi lớn nghi ngờ về trình độ cán bộ và lãnh đạo liên quan quá kén và ngờ ngệch đến không thể hiểu được. Bởi nếu chất lượng, tầm hiểu biết tốt có được từ cán bộ thực hiện tới lãnh đao quản lý thì không thể có những qui định nực cười đến như thế.

Phạm Lê
Ảnh trên mạng

Tin chi họ

Giỗ lần thứ 16 cụ Phạm Thị Yến (cụ bà Quang) năm nay vảo ngày thứ sáu 2.11.2018  (25 tháng chín âm lịch).
Các vị bô lão thượng cấp chi họ đã cho ý kiến năm nay không tổ chức tập trung, các gia đình thành viên căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể mà tiến hành tại gia đình. Yêu cầu hình thức gọn nhẹ, không lãng phí.
Xin kính báo và thông tin cho các  thành viên gia đình ở xa được biết.
Phạm Lê

Bàn luận một tí

Việc dự thảo của Bộ GDDT có mục qui định mức xử phạt học sinh hệ Đai học cao đẳng sư phạm nếu tham gia mại dâm đang gây một làn sóng bàn luận, phản ứng trong dư luận và lan tới cả chất vấn trên Hội trường Quốc hội chiều nay 30.10.2018.
Tôi cũng bất ngờ về điều khoản này, thú thật chưa nghe thấy nói tới bao giờ. Câu chuyện này tiếp tục ra sao xin chờ hạ hồi phân giải. Tôi chỉ xin kể lại câu chuyện thực mắt thấy tai nghe từ năm 1985. 
Số là năm đó tôi sang Đức học tiếng Đức ăn, ở tại trường dạy tiếng 6 tháng.  Tôi không nói về việc học, chỉ xin kể hàng tuần vào tối thứ sáu ở kí túc xá đều có các buổi Disco thâu đêm. Rất nhiều nam nữ học sinh quốc tế tham gia, đương nhiên khoàng gần chục học sinh Vệt Nam chúng tôi cũng có mặt. Có điều học sinh Việt Nam cứ sầm sì với nhau không nhìn thấy các cặp đôi học sinh Đức ôm hôn nhau bao giờ. Lạ nữa là không bao giờ nhìn thấy thầy, cô giáo trong đó có cô giáo dạy lớp tôi mới ngoài 30 tuổi xinh đẹp tham gia các cuộc nhảy với học sinh.
Chúng tôi tò mò dò hỏi các bạn Đức thì ra học sinh không được ôm hôn nhau và thày cô thì bị cấm nhảy với học sinh trong trường. Tóm lại là muốn làm gì thì làm ở ngoài, còn trong trường thì nghiêm cấm.
Ngày đó tôi ngạc nhiên một nước thoáng trong sinh hoạt cá nhân như CHDC mà cũng có qui định ngặt nghèo như thế. Không thấy qui định mấy lần hôn, mấy lần nhảy thì bị phạt chỉ biết cấm là cấm trong trường như thế. 
Có lẽ vì thế mà mọi người khỏi lăn tăn cứ thế thực hiện nghiêm cũng nên, vì họ không phải nhẩm tính mình vi phạm đến lần thứ mấy rồi để dừng lại khỏi bị phạt.
Phạm Lê

ĐI LÀM "NGHĨA VỤ QUỐC TẾ"

Vợ đi làm nghĩa vụ quóc tế đá tới nơi, hôm nay ông Ngô Minh Lương có vài dòng tâm sự:
"Phụ nữ Việt Nam mình hơi vất vả. Hết chăm sóc con lại đến chăm sóc cháu...Đôi lúc cũng muốn buông bỏ, "đời cua cua lo, đời cáy cáy đào" nhưng rồi nước mắt chảy xuôi không dễ gì buông bỏ được !
Thế là bà xã tôi lại phải sang Mỹ làm "Nghĩa vụ quốc tế cao cả" đợt 2 (đợt 1: con gái sinh) ! Nói cho oai vậy thôi chứ đi làm Osin thôi. Khổ nổi là Osin diện này không được trả lương và không thể đổi chủ. Dân ta có câu"cháu bà nội tội bà ngoại" sao mà chí lý thế ! Điều này lại càng đúng với đân Mỹ. Con cái bên Mỹ sau tuổi 18 là bố mẹ hết trách nhiệm, phải tự lo cho cuộc sống của mình...Ông bà chỉ đến chơi thôi chứ không phải chăm sóc như ở Việt Nam mình...
Bà đi, tôi lại phải lọ mọ ở nhà nhưng cũng xác định là mỗi người gắng một tý để giúp đỡ cho con, cho cháu. Mong Trời phù hộ cho cả hai sức khoẻ ! God bless us!..."
Lời bàn của người viết: Ông Lương đã có kinh nghiệm đợt một khi bà xã đi làm nhiệm vụ Quốc tế, lần này chắc chắn sẽ hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ hậu phương để bà xã yên tâm nơi "tiền tuyến" xa xôi.
Phạm Lê (sưu tầm)

Uống bia gây án mạng.

Hôm qua đầu tuần tôi vừa nêu câu chuyện không uống rượu, bia khi tham gia giao thông để hạn chế tai nạn. Sáng nay mở mạng đọc được bài viết của tác giả VT trên An ninh Thủ đô (ANTĐ) bài viết có liên quan cũng chủ đề. 
Xin dẫn nguyên văn bài viết.


Ảnh trên mạng minh họa
“Vũ Duy Doanh cùng 3 người bạn đều trú tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định rủ nhau ra quán uống bia. Nhóm của Doanh ngồi uống được một lúc thì anh Dương Doãn Trung cùng anh trai và 2 người bạn (đều trú tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) cũng vào quán uống bia. Do có quen biết nên 2 nhóm sang chúc bia nhau. Do có người không uống hết cốc bia nên 2 bên xảy ra to tiếng dẫn đến mâu thuẫn, dùng ghế nhựa đánh nhau. Doanh đã cầm nửa viên gạch bi đập vào vùng đầu anh Dương Doãn Trung. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu song đã tử vong tại bệnh viện. Hiện Vũ Duy Doanh đang bị Công an tỉnh Nam Định tạm giam để điều tra, xử lý”
Rõ ràng mời nhau uống một cốc bia không hết liền ẩu đả, dẫn đến cái chết vô lí của một thanh niên là điều không thể chấp nhận được cần lên án và tránh xa.
Phạm Lê 
(Theo ANTD)

ĐI LÀM "NHIỆM VỤ QUỐC TẾ"

Báo cáo với Chi họ là Bà chủ nhà của tôi Lê Thị Hồng Phương đã bay sang Mỹ vào lúc 23g50 phút ngày 28-10 để làm  "NHIỆM VỤ QUỐC TẾ" và đã đến Mỹ an toàn.
Dự kiến sẽ lưu lại ở Mỹ ít nhất 3 tháng !

Gần đến ngày giỗ


Hôm nay là ngày đầu tuần mới, chỉ còn mấy mấy ngày nữa là đến thứ sáu ngày 2.11.2018 (25 tháng chin Mậu Tuất) là ngày giỗ lần thứ 16 cụ Phạm Thị Yến (cụ bà Quang). 
Cùng nhìn lại tấm ảnh cụ Yến chụp cùng cụ ông thời tuổi trẻ. Rất tiếc ngày nay chúng ta không rõ ảnh chụp khi các cụ bao nhiêu tuổi và ở đâu.
Phạm Lê (sưu tầm)

Câu chuyện đầu tuần.

Mấy hôm nay dư luận đang ồn ào vụ việc một phụ nữ ở Tp Hồ Chí Minh lái xe sang BMV uống rượu say, tông mấy xe máy vắng la liệt có người bị thương và cả tử vong.
Cũng như lần này hàng ngày mỗi lần thấy tin tức về tội phạm cướp giật, tai nạn ô tô, xe máy nhất là vào những ngày lễ tết tôi đọc được nhiều coment trên mạng mong muỗn nhà nước phạt thật nặng, cho đi tù đảo xa đẻ ngăn ngừa. Hoặc giả có ý kiến lại cho là chế tài sử phạt của ta nhẹ quá, chẳng ai sợ nên nhờn phải tăng nặng hơn nữa.
Tôi đượcbiết ở những nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Đức, Pháp…người tham gia giao thông rất tự giác thi hành Luật vì mức xử phạt và cách xử phạt rất năng ai cũng khiếp tự ghép mình vào khuôn phép. Còn chống lại cảnh sát ư ví như ở Mỹ, Đức nhẹ thì bị ăn dùi cui, nặng hơn thì hưởng vài phát đạn của cảnh sát. Chứ không như ở ta đánh lại cả cảnh sát, hất cảnh sát lên nắp capo ô tô chạy mấy trăm mét.
Tôi gặp nhiều người Việt sống ở nước sở tại, chưa nói gì tới lứa trẻ mà ngay những người đã quen nếp uống rượu bia lái xe ở Việt Nam mấy chục năm, bây giờ hễ cầm lái ô tô hay xe máy thì một giọt bia, rượu cũng không dám đụng tới. Mà cái hay là bạn bè bàn nhậu cũng không ai mời mọc, nài nỉ cho bằng được. Ở ta lại khác không uống còn bị coi là không phong độ, không quần chúng, coi khinh bàn nhậu thậm chí đánh nhau gây án mạng cũng chỉ vì "con gà ganh nhau tiếng gáy" vì rượu.
Uống rượu, bia không tồi nếu đúng mức cho phép nhưng lái xe ô tô, xe máy thì tuyệt nhiên không nên vừa là giữ an toàn cho chính mình vừa là giữ cho người khác. 
Phạm Lê

Chúc lên đường

Chúc bà Lê Thị Hồng Phương thực thi “Nhiệm vụ Quốc tế” đợt hai "Thượng lộ bình an", hoàn thành xuẩt sắc nhiệm vụ trở về báo cáo chi họ.
Phạm Lê

Gặp nhau ở ngoài nước.

Nhân dịp các cháu Bảo Trân và Minh Đức được nghỉ học một tuần trước khi vào kỳ học mùa Đông, bố mẹ các cháu đã cho đi chơi thăm thú Séc, Đức và Thụy Sĩ (21-26.10.2018).
Trưa qua trên đường sang Thụy Sĩ các cháu đã đến thăm bác Phạm Ngọc Cường ở Tp.Munchen nước Đức ít phút, đây cũng tạm gọi là chuyến đi đáp lễ năm ngoái bác Cường và anh chị Long, Ly đã sang thăm các cháu.
Do thịnh tình của chủ nhà điểm lại thấy chi họ ta cũng đã có nhiều vị tới thăm nhà anh Cường ở Munchen. Nhớ những lần tới thăm trong khi nhà hàng còn khách, người tiếp chúng tôi đầu tiên là hai cháu Long Ly lúc đó còn bé. Chúng tôi đã có những phút dạo chơi đồng cỏ chụp mấy bức ảnh với hai cháu. Tiếc là tôi tìm không thấy để minh họa, đành đưa ảnh bà xã và bà Phi chụp lần chúng tôi gặp nhau hình như là sau lễ Noel năm 2003 thì phải.
Gặp gỡ họ hàng người thân ở ngoài nước chắc chắn là kỉ niệm sẽ còn mãi theo thời gian với hai cháu Bảo Trân và Minh Đức nhà chúng tôi.
Phạm Lê

Thăm mộ, tưởng nhớ bậc sinh thành

Năm nay ngày giỗ cụ bà Phạm Thị Yến là vào thứ sáu 25tháng 9 âm lịch tức 2.11.2018. Hôm qua 25.10.2018 các vị cao niên Anh, Nhu, Ngọc, Lan và chi Minh Nguyệt thay mặt con cháu chi họ đã đến viếng mộ tưởng nhớ hai cụ thân sinh Quang Yến tại nghĩa trang Văn Điển Hà Nội.
Tại đây theo thông lệ hàng năm các vị cũng đã đến viếng mộ hai cụ Duc-Hiến thân sinh bà Đỗ Kim Chi, thông gia thân thiết của hai Cụ Quang Yến.
Phạm Lê

Nhầm Quốc ca

Hôm nay báo mạng đưa tin khai mạc một trận đấu bóng đá của đội U19 Hàn Quốc trong giải bóng đá U19 Châu Á đang diễn ra ở Indonesia , BTC đã phát nhầm Quốc ca Triều Tiên thay vì Quốc ca Hàn Quốc. Bị phia đội HQ phản ứng BTC sửa lại ngay lỗi khá nghiêm trọng này, Quốc ca HQ lập tức được cử hành trận đấu lại diễn ra suôn sẻ.
Cuốc sống không ai có thể nói không hề bị nhầm lẫn, thực ra bất kể mọi việc từ nói năng đến việc làm không thể tránh được nhầm lẫm vấn đề là phòng tránh ra sao. Chỉ riêng chuyện nói năng các cụ xưa vẫn dạy "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", cũng chỉ là muỗn con cháu phải ngẫm nghĩ nói cho chuẩn, cho chính xác.
Ngày còn đi làm vốn là dân Văn phòng phải tham gia tổ chức nhiều sự kiện cho cơ quan tôi thấm điều này lắm vì chứng kiến nhiều vụ nhầm lớn, nhỏ. Có việc cứ tưởng không thể nhầm được, nhưng rồi vẫn cứ nhầm như thường. Xin đơn cử ví dụ.
Ngày đơn vị tôi nhận Huân chương Độc lập hạng nhất có cả cấp cao TW tới dự. Thế mà một ông đồng nghiệp nói trươc Micro vang khắp Hội trường lý do có buổi lễ là để nhận "Huân chương Độc lập hạng ba". Cả Hội trường xôn sao, ngơ ngác rồi ồ lên, có Cụ hưu bực quá gặp lãnh đạo cơ quan "xỉa xói" trút hận một hồi cho bõ tức vì chất lượng cán bộ kém quá.
Còn bây giờ khi đang tuổi hưu cũng có nhiều việc nhầm lẫn, nghĩ một đằng buột miệng nói một nẻo. Hay lĩnh vực lẽ ra không được phép nhầm lẫn, nhưng vẫn nhầm như thường đó là Tiền. Tôi đã trên một lầm trả nhầm người bán tờ 500.000đ, đúng ra chỉ là 20.000 đồng chỉ vì hai đồng tiền này khá giống nhau. May mà người ta thật thà phát hiện ra trả lại ngay không nhận.
Hôm nay nhân chuyện này cũng chỉ là để tự nhắc mình phải cẩn thận mối khi định nói, làm một công việc gì đó dù là lớn hay nhỏ.
Phạm Lê

Ảnh đẹp từ Nga


Cặp Tuấn Thúy một trong những cặp đôi hoàn hảo của chi họ đang tận hưởng mùa Thu Vàng rực rỡ tại nước Nga. 
Được biết cảnh lá vàng rơi diễn ra rât nhanh sau ít ngày rực rỡ, bầu trời sau đó chuyển sang màu xám sịt ướt át, thời tiết chuyển lạnh dần sang mùa Đông. Vì thế dễ hiểu những người sống tại đây thường vào mùa Thu Vàng sẽ tận dụng mọi cơ hội có thể để tận hưởng cảnh sắc, tiết trời đẹp nhất trong năm.
Phạm Lê (sưu tầm)

Ảnh đẹp tuần qua.

Toàn cảnh lễ trao giải Nhất cho đội Huyện Định Hóa tại Chung kết cuộc thi "Vui khỏe cùng người cao tuổi - 2018" do Đài Truyền Hình Thái Nguyên phối hợp Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thái Nguyên tổ chức ngày 19.10.2018.
Chúc mừng bà Hoàng Thị Dung là thành viên chủ chốt của đoàn Huyện Định Hóa đoạt giải nhất cuộc thi năm nay.
Phạm Lê .

Câu chuyện “Quả đất tròn”

Tuần trước nhóm mấy bà bạn học cấp II của bà xã tôi.họp mặt, xem ảnh ông Ngô Minh Lương nhận ra bà bạn cùng tên bà xã tôi là bạn học ĐH cùng khóa ở Rumani những năm 1960. Đúnglà quả đất tròn thật.
Nhân đây xin kể mấy chuyện tình cờ chứng minh “Quả đất tròn”. Số là năm 2002 trong khi lắp chảo xem VTV 4 ở căn hộ của tôi tại Berlin, tôi hỏi anh thợ duyên cớ nào mà biết và hành nghề này ở Đức. Anh ấy nói có bà chị làm Phó TGĐ Đài TH Việt Nam, hỏi kĩ thêm cho rõ là bà Phạm Minh Dương chị ruột bà Phượng. Ít lâu sau ông bà Tiến Phượng cùng cháu Khoa, Trang từ Ba Lan sang Đức đã gặp gớ và có chuyến đi chơi xa cùng ông ấy (xem ảnh).
Ngày ông bà Di Chi cùng Cụ mẹ vợ tôi sang Đức, ông ấy cùng mấy ông bạn tôi ở Dresden dẫn đi tham quan thành phố. Tới thăm Cung điện vua Sứ vùng và điểm tâm tại nhà hàng trên đồi cao nhìn ra sông Enber nơi vợ chồng Tổng thống Kennơdi đã tới vào năm 1963.
Ảnh chụp tại Rostock nước Đức  2002
Lại nữa chúng tôi có một người quen khá thân, trò chuyện hồi lâu hóa ra chồng bà ấy là em trai của ông bạn tôi nhà ở Phố Hàng Buồm hồi học cấp một Trần Nhật Duật, Ngày đó chúng tôi gặp nhau hàng ngày, tôi chơi với cả ba anh em trai trong đó có chồng bà ấy.
Ảnh chụp tại Frankfurt nước Đức 2005 
Còn nữa dần dà chúng tôi quen cả với nhóm bạn gái của bà ấy ở Hà Nội. Năm 2006 chúng tôi được mời ăn bufet trưa tại nhà hàng Sen Hồ Tây, thời điểm ấy nhà hàng đang rất nổi tiếng ở Hà Nội. Bất ngờ được biết chồng bà bạn bà ấy ấy lại là em ruột ông bạn cùng là Học sinh Hà Nội cùng tốt nghiệp PTTH năm 1963, cùng nhập ngũ ngày 5.7.1963 và cùng về một đơn vị với tôi.. 
Trong bữa trưa ấy lại bất ngờ tôi còn được biết một  người bạn nữa của bà ấy có mặt hôm đó là chi Thư, con gái ông Toàn Mỹ phố Lãn Ông rất quen biết của chi họ ta. Thú thực chị Thư có vẻ như tôi mới gặp lần đầu, nhà đó tôi chỉ nhớ bà Uyển, ông Thanh, ông Uẩn sau này hay mua thuốc của ông Bản.
Chúng tôi trong một chuyến đi thăm Boon
Cuối cùng xin kể tôi hay tới làm việc với một Hội người Việt Nam ở một tỉnh xa Berlin. Cô nhân viên thường trực Văn phòng Hội là người tôi phải tiếp xúc thường xuyên, đương nhiên là nhiều lần. Theo cách trong quan hệ công tác, cô ấy xưng hộ cũng như mọi trường hợp khác là “anh. em”. Đến hôm bà xã tôi cùng đi sau một hồi chuyện trò mới hay cô ấy là con gái lớn của ông bạn học Trỗi của bà ấy từ hồi phổ thông, Tôi cũng biết ông ấy khi học ở trường ĐHKT Quân sự, nhưng không biết ông có con gái làm ở đây. Từ đó cô ấy chuyền sang xưng “chú, cháu” mỗi khi làm việc.
Những nhân vât tôi kể trên ngày mới quen biết cách đây mấy chục năm đều còn trẻ, nay thì đã lên chức ông, bà con cháu đầy đủ. Ngay đó chúng tôi hay gặp nhau hội hè, đi chơi cuối tuần trong nước hoặc nước ngoài nay vẫn giữ được mối liên hệ trên mạng hoặc đôi khi gặp nhau. Đúng là "quả đất tròn" thật.
Phạm Lê

Bóng đá hay là thế.

Chiều qua chủ nhật TV chẳng có chương trình gì hấp dẫn, tôi ngồi xem trận bóng đá giải U19 Châu Á giữa hai đội Qata và Indonesia.
Cũng chỉ là bóng đá lứa U19 nên định xem một tí, hay thì xem tiếp không hay thì thôi. Vừa vào hiệp hai được mươi phút tôi định thôi không xem nữa vì Qata đã dẫn trước tới 6-1 trong thế áp đảo hoàn toàn. Cứ tưởng thắng lợi trong tầm tay và việc ghi thêm bàn với các cẩu thủ Qata chỉ còn là muốn hay không. 
Nhưng thật kì lạ sau 10 phút đầu hiệp hai bị Qata ghi liền hai bàn dễ dàng, các cầu thủ Indo bất ngờ "đá như lên đồng", càng đá càng hay họ ghi liên tiếp tới 4 bàn rất đẹp bằng kĩ thuật cá nhân và phối hợp ăn ý rất xứng đáng trong khoảng 20 phút (không có tí may mắn nào). Các cầu thủ Qata lúc này hoảng loạn thực sự từ chỗ mấy phút trước còn cười tươi đá nhu chơi nay chân như cứng lại, vẻ mặt ngơ ngác thất thần liên tục phạm lỗi và nằm sân vì chuột rút.
Khi trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu tỉ số là 6-5, các cầu thủ Qata đổ gục xuống sân dường như họ không hiểu điều gì đã sảy ra. Các cầu thủ Indo ngẩn ngơ tiếc muối nếu đá thêm ít phút nữa, chắc chắn tỉ số sẽ thay đổi cơ hội để gỡ hòa là hiện hữu.
Người xem bóng đá vẫn truyền nhau câu cửa miệng “phút 89 chưa phải là hết”. Xem ra ở trận đấu này đúng là thế, Bóng đã cũng vì thế mới hay, mới hấp dẫn.
Chiều nay U19 Việt Nam ra sân gặp U19 Úc (16h, VTV 6), đối thủ được đánh giá cao hơn Việt Nam về nhiều mặt. Liệu U19 Việt Nam có chiến đấu được như tinh thần U19 Indonesia hôm qua hay không. Chúng ta hy vọng và chờ câu trả lời khi quả bóng lăn chiều nay.
Phạm Lê
Ảnh trên mạng

Chi họ ta “Hậu 20.10”


Dịp 20.10 bà Lê Thị Hồng Phương cùng bạn hứu trong bộ áo dài tại Hội chợ Ẩm thực tổ chức tại Công viên Thống nhất Hà Nội. Bức ảnh đã nhận được nhiều lời tán thưởng về vẻ đẹp tươi trẻ, thanh lịch của Phụ nữ Thủ đô.
Phạm Lê

Thơ muộn ngày 20.10

Cụ, bà, mẹ, chị...cũng là đây
Ung dung tự tại suốt tháng ngày
Vất vả gian lao đời ghi nhận
Chồng con cháu chắt đố thoát tay.
Phạm Nhân
(Từ Anh gửi về)

Tin Định Hóa, Thái Nguyên

Theo tin từ Định Hóa ngày 19.10.2018 tại Thái Nguyên, Đài Truyền hình Thành phố kết hợp Trung tâm chăm sóc người cao tuổi đã tổ chức Chung kết cuộc thi “Vui khỏe cùng người cao tuổi năm 2018”.
Bà Dung thứ hai từ trái sang phải
Có mặt tại Chung kết là 4  đội thi của 4 Huyện, Th  trong Tình đã vượt qua các cuộc thi Vòng loại. Bà Hoàng Thị Dung đội trưởng đội xã Bảo Cường, giải nhất Huyện Đinh Hóa tham gia Chung kết. Mối đội dự thi gầm 5 thành viên phải qua các phần thi Hiểu biết Luật chăm sóc gười cao tuổi, thi năng khiếu và ứng xử. Kết quả đội Bảo Cường đại điện cho Huyện Định Hóa xuất sắc vượt qua 3 đôi thi đoạt giải nhất cuộc thi Chung kết năm nay.
Để đạt được Giải nhất bà Hoàng Thị Dung đã cùng các thành viên trong Đội luyện tập ròng rã trong mấy tháng liền, tìm hiểu các Qui định, chính sách đối với người cao tuổi, tập các bài hát  và múa ở phần thi năng khiếu...
Việc đội xã Bảo Cường được đại diện cho Huyện Định Hóa tham gia Cuộc thi Chung kết cấp Tình năm nay và chiếm giải nhất toàn tỉnh có phần đóng góp lớn của bà Hoàng Thị Dung. Bà trên cương vị đội trưởng đã giữ nhịp động viên toànđội tập luyện, bình tĩnh thi đấu vượt qua các cuộc thi tháng, quí, năm từ cấp Xã, Huyện tới việcđoạt giải cao nhât cuộc thi cấp Tình.
Phạm Lê
(Theo tin, ảnh từ bà Dung)

Chi tiết chứng tỏ “Giận thì giận..."

Người Việt ta từ xưa đã có câu cửa miệng lưu truyền từ đời này sang đời khác “giận thì giận, mà thương thì vẫn thương” và nhất là với phụ nứ được ưu ái hơn.
Số là đúng dịp Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 năm nay, những mảnh đời lạc lõng của mấy cô ”làm gái ca ve” vô tình được trình chiếu trên VTV 3  trong bộ phim “Quỳnh búp bê” được khán giả chờ đón hàng tuần. Xin không nói về nội dung phim chỉ nói mấy điều chứng tỏ người Việt Nam mình “giận thì giận, mà thương thì vẫn thương” nhất là với Phụ nữ dù là chỉ trên phim ảnh.
Này nhé không ngờ hai nhân vật Quỳnh gái làng chơi và Cảnh tay bảo kê chăn dắt là hai loại người bị xã hội lên án khinh ghét, nhưng cúng lạ là người xem không ghét bỏ mà lại thương sót mong họ thành đôi. Người xem đang sốt ruột mong mãi thì bất ngờ tập 15 Cảnh và Quỳnh hôn nhau vội vàng trước khi chia tay chạy trốn ông chủ trong cảnh đẫm nước mắt vì tình cảm đã dồn nén bấy lâu nay, Ngay lập tức truyền thông hả hê lên tiêng “Ơn giời, Cảnh và Quỳnh đã hôn nhau”. 
Thế rồi khi anh chồng hụt dàn cảnh cưỡng hiếp vợ chưa cưới Lan ca ve trong tập phim 18 chiếu tối hôm trước, Ngay sáng hôm sau diễn viên đóng vai chồng hụt đăng đàn loan tin rất sợ vì nhận được nhiều tin nhắn đe dọa sẽ tìm đến tận nhà xử, vì tội tiếp tục làm khổ không chịu buông tha Lan ca ve đã hoàn lương.
Đã đành những nhân vật nữ là Gái ca ve, câu chuyện cũng chỉ là trong phim không phải là hình mẫu phụ nữ lí tưởng ta hằng mong muốn, thậm chí là họ đang làm cái nghề xã hội ta khinh bỉ, coi thường. Thường thì vào những trường hợp như thế dư luận sẽ cho là quả báo hay ác giả, ác báo, nhưng trong trường hợp này người xem lại thương xót, mong điều tốt đẹp đến với họ.
Hậu ngày Phụ nữ Việt Nam (20,10) xem phim mà nghĩ phụ nữ nước mình sướng thật luôn được quan tâm, ưu ái.
Phạm Lê
Ảnh trong phim

Gợi ý tham khảo

Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, sáng nay tôi vừa có bài viết "Chia sẻ bữa sáng" cũng chỉ là nhân đây chia sẻ nỗi vất vả xưa nay của các bà nội trợ phục vụ các ông chồng và con cháu..
Nào ngờ vừa nhận được ý kiến tham gia của bà Hồng Vinh, bữa ăn sáng của bà thường ngày gồm “1 cốc to cafe sữa ,1 miếng bánh mì ,1 quả trứng gà mới thấy không mệt”. Còn “Bạn cháu từ hôm qua đến hôm nay đang phổ biến ăn sáng gồm: xôi nếp than, sữa chua, nước chanh mật ong chữa các bệnh mỡ máu ,suy dãn tĩnh mạch chân ... Cháu thấy nên tham khảo”. Cuối cùng là tin nhắn "Ăn theo thực đơn này sau ba tháng sạch mỡ máu".
Góp ý của bà Vinh ờ khía cạnh có thể tham khảo để chữa bệnh tăng mỡ máu, suy giãn tính mạch là đề tài các vị cao niên quan tâm. Xin giới thiệu trên blog chi họ.
Phạm Lê

Ngày Chị em Vui một tí

Ngày Phụ nữ 20-10, các bà các chị bảo nhau:
1.Lấy được người đàn ông tốt, ngày nào cũng là Ngày Tình nhân
2.Lấy phải người hay làm, thì ngày nào cũng là Ngày Tìm việc làm.
3.Lấy phải người tính khí trẻ con, ngày nào cũng là Ngày Thiếu nhi
4.Lấy phải người hay nói dối, ngày nào cũng là Ngày Cá Tháng tư
5.Lấy phải người hay xét nét tra hỏi, ngày nào cũng là Ngày kiểm tra.
6.Lấy phải người có tính vũ phu, ngày nào cũng là ngày Bạo lực gia đình.
7.Lấy phải người ốm yếu bệnh tật, ngày nào cũng là Ngày Y tế.
8.Lấy phải người hay mơ mộng dự tính, ngày nào cũng là Ngày kế hoạch, đầu tư.
9.Lấy phải người tiêu tiền như rác, ngày nào cũng là ngày Ngân hàng
10.Lấy phải người có đầy đủ yếu tố trên, ngày nào cũng là Ngày Tận Thế.
11, 12, 13......Còn có thể phát triển thêm...
Phạm Lê (sưu tầm)
Ảnh sưu tầm trên mạng

Chia sẻ bữa ăn sáng

Tác dụng bữa ăn sáng báo đài đã nói nhiều, ai cũng hiểu rất quan trọng cho sức khỏe cả ngày.

Mỗi sáng các bà nội trợ phải chọn lựa trong số nhiều loại món ăn ví dụ như  bún, bánh cuốn, xôi, phở, bánh mỳ, bánh giò…Mỗi thứ lại có những loại khác nhau như bún thì có bún thang, bún gà, bún mọc, bún cá. bún chả, bún ngan, bún vịt, bún bung. Xôi thì có xôi lạc, xội xéo, xôi đậu đen, xôi dừa vừng. Phở thì có phỏ gà, bò… 

Đối với các vị tuổi cao sức yếu chọn lựa bữa ăn sáng không dễ vì nhiều thứ kiêng như hạn chế mỡ, tinh bột, thịt. Tôi may mắn có bà xã còn chạy mua sắm được nên bữa sáng cũng không đến nỗi khó khăn. Nhưng nói như vậy cũng không có nghĩa là dễ dàng, bởi bà ấy phải tính toán lựa chọn mua sắm hằng ngày vất vả.
Thông thường như sáng nay tôi ăn một chiếc bành mỳ kẹp tí Pate (hoặc trứng rán), một cốc nhỏ cà phê và một quả chuối. Bắt chước bánh Mỳ miền Nam tôi cho thêm ít rau sống nhà trồng như rau xà lách, húng quế, bạc hà chỉ thiếu ít nước sốt là y hệt bánh mỳ nổi tiếng Phú Mỹ Hưng bác Di ưa dùng.
Ngày nay thực phẩm sẵn đa dạng ăn sáng dễ chọn lựa hơn, nhưng đôi khi vẫn nhớ lại những bữa sáng thời nhỏ những năm 50, 60 thế kỉ trước. Khí đó cụ bà phải lo bữa sáng cho nhiều là tám đến chín miệng ăn, ít là ba, bốm người rất vất vả. Khi đó thường là vài củ khoai sọ luộc chấm muối vừng (cao cấp hơn đôi khi có tí đường kính trắng), khoai lang hoặc sắn luộc, gói xôi nếp. 
Tôi đặc biệt nhớ món bún bung của bà hàng rong gánh qua phố Lãn Ông, một hai miếng sườn, vài cái dọc mùng giòn, một ít nước sườn cà chua đựng trong cái bát ô tô bé khi ăn cho thêm tí dấm ớt. Phở thì ít khi được ăn, ngày thi hết cấp II trường Trưng Vương II năm 1960, cụ bà cho đâu như 5 hào bồi dưỡng mò ra gánh phở bò đẩu đường ăn một bát “cao cấp nhiều thịt” ngon lành. Nhờ thế mà ngày đó đỗ thứ 104 trên tổng số hơn 300 thí sinh, đủ điểm vào trường cấp III Chu Văn An. Hay như có buổi tối được theo cụ Phạm Vĩnh Bảo đến phố Tạ Hiền làm một bát phở chua Lạng Sơn, chỉ một bất thôi nhớ mãi tới tận bây giờ.  
Mấy tháng trước tôi sang Hà Lan và Nga thấy ở đó ăn sáng thuận lợi hơn nhiều. Có nhiều thứ nhưng chủ yếu là bánh Mỳ và các loại bánh từ bột mỳ kèm theo bơ, sữa, pho mát, Patê, giỏ, thịt các loại đã cắt ra từng lát mỏng ăn kèm mật ong, mứt hoa quả rất thuận tiện cho người dùng.  
Nhưng có điều nếu theo Internet Việt Nam thì toàn là loại thức ăn phải hạn chế sử dụng, toàn là đồ ăn sản xuất công nghiệp nhiều chất bảo quản. Ngon thì có ngon, thuận tiện thì có thuận tiện thật nhưng ăn mà vẫn lo liệu có ảnh hưởng tới sức khỏe không. Nhưng rồi thì cứ phải ăn nếu độc hại ở những nước tiên tiến như thế họ chắc là phải hiểu hơn ta cái gì ăn được, cái gì không.
Tóm lại là lựa chọn ăn sáng là bài toán không dễ cho các bà nội trợ, nhất là đối với người già, người nhiều tuổi. Còn với cánh đàn ông nói thế để có một sự thông cảm cho các bà khi chọn lựa món ăn sáng.
Phạm Lê
Ảnh trên mạng