Mừng Sinh nhật





Chúc mừng cháu Phạm Lê Gia Minh tròn 10 tuổi, có ngày sinh trùng với ngày Giải phóng miền nam thống nhất đất nước ( 30/4/2000 ). Nhân dịp này chúc Gia Minh sinh nhật vui vẻ, học văn hóa tốt, học đàn piano giỏi, học tiếng Anh khá, học võ Tawekondo chóng lên đai.

Tom và Jerry là một trong những chương trình TV mà Gia Minh thích xem :




Ông Bà Nội


Chào mừng ngày 30 tháng Tư










Chúc mừng lễ Kỷ niệm 35 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ( 30/4/1975 - 30/4/2010) .Nhân dịp này mời các thành viên trong chi họ cùng thưởng thức ca khúc " Đất nước trọn niềm vui " của Nhạc sĩ Hoàng Hà


Blog Gia Đình Cụ Quang

( Nhạc theo Internet )

Lại có những sự trùng lặp

Mấy ngày hôm nay, trên các phương tiện thông tin, nhiều diễn giả đánh giá : Ngày 30 /4 là ngày trọng đại nhất trong nhưng trong nhũng ngày trọng đại của đất nước !
Tối qua 29/4/2010, trong buổi truyền hình trực tiếp cuả VTV1 tại dinh Thông Nhất TP Hồ Chí Minh, qua ý kiến trao đổi của hai vị khách mời thì : Ngày 30/4 quả đúng là một trong những ngày trọng đại nhất của Đất nước
Ngày 22/4 vừa qua trên blog gia đình, tiến sỹ kinh tế Lê Hồng Phương có đề cập tới
“ Những sự trùng lập kỳ lạ “,
Tôi xin bổ xung những sự trùng lập cuả chi họ :
1/ Chú thiếu niên ảnh bên : Phạm lê gia Minh, có ngày sinh vào 30/4, chú là cháu nội cuả ôb Phạm Vinh Di & Đỗ kim Chi, vinh dự cho chú ( Và có lẽ cũng phải đến hàng nghìn người khác nữa cũng có vinh dự này ) ngày sinh của chú được cả nước “ đón mừng “ , năm nay ở quê hương chú sẽ có 14 điểm bắn pháo hoa chào mừng, chẳng biết nới chú đang sinh sống, TP HCM có bao nhiêu điểm bắn pháo hoa trong tối nay ? Nhân ngày sinh nhật lần thứ 10
Chúng ta chúc cho chú : Chăm học như anh, thông minh như bố, tiếng Annh như mẹ và khỏe mạnh như Đavít, đàn giỏi như cô Hương, hát hay như bác Hà, noi gương ông bà nội, cháu sẽ thành đạt !

2/ Cũng có nhiều người cho rằng, đàn ông sinh năm Dậu, năm Mão con đường “ Công danh “ thường phương trưởng ?, nhưng :
Những năm Dậu, năm Mão lại rơi vào đúng năm 1945, 1975, chắc bạn đọc cũng đã rõ Năm 1945 nhà nước Dân Chủ Cộng Hòa đầu tiên ra đời ở nước ta, chấm rứt ách thông trị của thực dân Pháp
Năm 1975 năm thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, sạch bóng quân Mỹ xâm lược, mở ra 1 kỷ nguyên mới cho sự phát triển tiến tới hùng mạnh của dân tộc ta,đất nước ta vào những năm tới
Chi họ chúng ta cũng có những người đàn ông may mắn sinh ra trong những năm đó : Đó là hai cha con Ông VĨnh Thắng và anh Toàn Thắng, ảnh bên, sự trỳng lặp của họ có phần “ hơn “ những điều mà Hồng Phương đã đề cập vì : Họ cùng sinh ra ở nhà hộ sinh 125 rue Henri d’orleans (125 phố Phùng Hưng Hà Nội ), mặc dù hai cụ Quang có 8/9 người con sinh ra ở nhà hộ sinh này, đây là sự trùng hợp duy nhất ! ( Cái điều tiên đoán về con đường công danh chắc có lẽ đúng 100% ? )


3/ / Bạn đọc chắc cũng còn nhớ ngày :
2-4-1940 : Ngày sinh của Ô Nguyễn xuân Nguyên, chẳng những thế, mà ngày :
2-4-1960 : Ngày ông bà Nguyên + Lan “ dắt tay nhau “ ra nhập Đoàn Thanh niên xung phong của Thủ đô Hà Nội lên đường đi xây dựng Khu Gang thép Thái Nguyên


2-4-1975 ; Ngày ông bà Nguyên Lan cùng lên đường đi Trung Quốc để nâng cao nghiệp vụ, kỷ niệm này đã làm bà Lan nhớ lại đúng 100%, thời đó bà đã từng hát cho ông nghe đến mấy trăm lần bài Cưõi ngựa qua thảo nguyên ( Dân ca Tân Cương Trung Quốc ) và cũng ngày này năm 2010 bà đã công diễn tạị bữa tiệc chúc mừng ông 70 tuổi, lời bài hát bà chẳng quyên tý nào ? Đến đoạn điệp khúc : " Là la lá lá la là . . .bà vận khi đưa hơi lên tận soang trán để cộng minh, bà buông câu nhả chữ rất chuyên nghiejp : " Tròn vành rõ chữ " ( Thế mới biết tình yêu lợi hại thật ), khi nghe bà hát tôi lại liên tưởng tới những năm bà là Liên đội trưởng đội Thiếu niên tiền phong trường Lý Thường Kiệt phố Sinh từ ( Nguyễn Khuyến ), bà là quản ca của trường, những năm sau này bà là UVCH Đoàn, Công đoàn phụ trách văn nghệ. Lại 1 sự trùng lặp lý thú phải không bạn đọc ?

4/Hai ca sỹ ảnh bên có gì lạ : Xin thưa rằng họ cùng tổ chức lễ thành hôn của mình tại Khách sạn “ Khăn Quàng Đỏ đường Hoàng Hoa Thám Hà Nội ( Cách nhau hơn chục năm ? )
Cái anh ca sỹ nhớn ( Áo xám ) sinh vào ngày 19/8 lại 1 sự trùng lặp nữa phải không bạn đọc
Thế đấy ở đời có nhiều điều trùng lặp !
Xin mời các bạn bổ xung thêm những sự trùng lập lý thú

Tin tức

Nhân dịp Lê Bạch Hoa con dâu trưởng ông bà Di Chi từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội công tác, lại đúng dịp ngày lễ 30.4 và cũng là đúng 10 năm ngày sinh cậu con trai thứ Phạm Lê Gia Minh, ông bà Tiến Phượng đã gặp gỡ chúc mừng cháu P.L.G.M, gia đình cháu Bạch Hoa -Tuấn Minh cùng ông bà Di Chi nhân ngày kỉ niệm có ý nghĩa này.
Đây cũng là dip chia tay cháu Pham Trang cùng chồng con chuẩn bị rời Hà Nội, trở lại nhiệm sở tiếp tục công việc sau một thời gian nghỉ dưỡng tại quê nhà.

Phạm Toàn.

Tin buồn

2 - 9 - 1959 -- 26 - 4 - 2010
Anh Nguyễn Quốc Khánh, con trai út của hai bác Hồ Trúc - Hoàng Hà đã mất hồi 16h30' ngày 26 tháng 4 năm 2010 ( tức là ngày 13 tháng 3 năm Canh Dần ) tại nhà riêng 16 Phạm Đình Hồ, hưởng dương 52 tuổi, lễ viếng được tổ chức vào hồi 11h30 ngày 29 tháng 4 năm 2010 ( Tức là ngày 16 tháng ba Canh Dần ) tại nhà tang lế Trần Thánh Tông, đưa tang vào hồi 13h00' cùng ngày, an táng tại Nghĩa Trang quê nhà Đan Phượng Hà Nội
Xin gửi tới bác Hà, cháu Thanh và gia đình lời chia buồn thân thiết,
( Nếu vị nào cần biết thêm thông tin xin liên hệ với số điện toại sau 04. 39713516 )

Tết Thanh Minh

Thực hiện tết Thanh Minh, sáng ngày 25 - 4 - 2010 tức 12 tháng ba Canh Dần, chi họ cụ Tuần đã tổ chức tưởng lễ tưởng niệm các vị tiền nhân tại Nghĩa trang Nhân Chính
Kể từ đầu năm 2010, đây là lần thư 5 con cháu trong gia đình đã đến thăm viếng các cụ
Qua trao đổi với các vị có trách nhiệm, trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sẽ tổ chức tưởng niệm các vị đã khuất tại nghĩa trang Nhân Chính, thời gian, quy mô sẽ thông báo sau
Rất mong các vị hưởng ứng đông đủ








Thư giãn cuối tuần

Thư giãn cuối tuần
Gần đây kênh VTV3 có chương trình hấp dẫn là " Bước nhảy hoàn vũ " vào tối chủ nhật hàng tuần, tham gia xây dựng chương trình này trong chi họ nhà ta có anh Nguyễn Việt Hùng con ông bà Nguyên&Lan. Chúng ta cùng xem videoclip của cặp đôi nhảy giành được giải cao nhất trong hai tuần qua: Ngô Thanh Vân &Jisho( Bulgaria)




( Theo Yume )

Uớc gì sớm được đặt chân lên cầu Cần Thơ.

Sớm nay theo dõi Lễ thông xe cầu Cần Thơ thật ấn tượng. Ấn tượng còn bởi nét kì vĩ, vẻ đẹp uốn lượn giữa vùng sông nước mêmh mang của cây cầu, đáp ứng mong mỏi của nhiều tầng lớp nhân dân vùng đồng bằng Cửu Long và cả nước.
Nhớ là từ sau ngày miền Nam được giải phóng (30.41975), hơn
chục lần đến TP.Cần Thơ lần nào cũng phải xếp hàng rồng rắn từng đoàn xe, chờ đến lượt xuống chiếc phà hai tầng qua sông. Thời gian chờ đợi dài ngắn tuỳ lúc, nhưng cũng không hiếm lần phải tìm mua ổ bánh mỳ ăn cho đỡ đói vì phải chờ đợi quá lâu. Lúc đó tôi chỉ ao ước làm sao có được một cây cầu bắc ngang sông để đi lại được thuận tiện hơn, không phải mất nhiều thời gian chờ đợi như thế.
Cũng ngày đó không hiểu nhận thông tin từ đâu, tôi
đinh ninh một điều khó làm cầu ở nơi đây vì lòng sông rộng, nước sâu lại có dòng chảy manh và hay có lũ cuốn. Hôm nay khi cầu đã khai thông đọc đoạn thông tin ngắn “Đây là loại cầu dây văng hiện đại, có nhịp chính dài nhất khu vực Đông Nam Á. Là cây cầu lớn cuối cùng nối xuyên suốt hệ thống cầu đường trên tuyến QL.1, trục giao thông quan trọng nhất ở Việt Nam hiện nay” tôi rất thán phục và thấy hết ý nghĩa lớn lao của cây cầu này không chỉ đối với đồng bào vùng đồng bằng Cửu Long, với cả đất nước mà còn là của cá nhân tôi.
Thế là mong
muốn của tôi cách nay 35 năm, nay đã thành sự thực. Hôm nay tôi chợt uớc sao sớm được đi trên cây cầu này một ngày gần đây nhất nhân một cơ hội nào đó. Ví như lời mời từ nhà bác Di Chi tham dự một sự kiện của gia đình tựa như lần bác ra Bắc dự đám cưới cậu con trai tôi hồi đầu năm nay, để tôi bay vào đó kết hợp ghé thăm cầu Cần Thơ.

Vĩnh Thắng

(ảnh trên mạng)

Khánh thành Cầu Cân Thơ


Sáng nay, 24-4, tại ĐBSCL diễn ra một sự kiện quan trọng: Cầu Cần Thơ chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động. Đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất khu vực Đông Nam Á và cũng là cây cầu lớn cuối cùng nối xuyên suốt hệ thống cầu đường trên tuyến QL 1 - trục giao thông quan trọng nhất ở Việt Nam hiện nay. Vượt qua biến cố, thử thách, đội ngũ hàng ngàn người gồm chuyên gia, kỹ sư, công nhân Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc đã hoàn thành công trình trong niềm vui tột cùng của người dân miền sông nước Cửu Long.

Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối tỉnh Vĩnh Long và Tp Cần Thơ cách bến phà Cần Thơ hiện hữu khoảng 3,2 km về phía hạ lưu. Tổng chiều dài toàn tuyến là 5,85 km, trong đó phần cầu chính vượt qua sông Hậu dài 2,75km, rộng 23,1 m; tốc độ thiết kê 80km/giờ với 4 làn xe cơ giới và 2 làn thô sơ. Phần đường dẫn vào cầu dài 13,1 km với 9 cầu, trong đó 4 cầu nằm trên địa phận Vĩnh Long và 5 cầu trên địa phận Tp Cần Thơ. Dự án cầu Cần Thơ do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, đại diện là BQLDA Mỹ Thuận, sử dụng nguồn vốn vay ODA của Nhật và vốn đối ứng của VN với tổng vốn đầu tư khoảng 4.832 tỷ VND



Ý nghĩa của trụ cầu Cần Thơ

Ngày 1.8.2007, đó là ngày chủ đầu tư dự án cùng các nhà thầu Nhật tổ chức lễ khởi đầu căng cáp dây văng cầu Cần Thơ. Nghi lễ tổ chức khá trang trọng, chủ đầu tư giới thiệu dự án và tiến độ thi công, đến phần nhà thầu Nhật thông báo về giai đoạn bắt đầu căng cáp dây văng cầu Cần Thơ.

Trong nghi thức và nội dung buổi lễ, tôi ấn tượng nhất là việc nhà thầu Nhật phụ trách về căng dây văng cho biết: “Trụ tháp cầu Cần Thơ được thiết kế theo chữ A. Chữ A này có ý nghĩa rất đặc biệt: A - di. Ở Á Đông, đạo Phật rất phổ biến, khi người ta chấp tay niệm A - di - đà - phật là người ta mong mong ước sự an lành, bình an. Cầu Cần Thơ thiết kế theo ý nghĩa A - di cũng mong muốn an lành, bình an và mang màu sắc văn hóa phương Đông”.

Để minh họa cho biểu tượng trụ cầu Cần Thơ, nhà thầu Nhật Bản đã đứng thẳng người, chắp hai tay và đưa quá đỉnh đầu, hai chân khép lại. Tư thế của nhà thầu này làm tôi thấy rõ biểu tượng trụ cầu Cần Thơ: Chân khép lại, phần giữa bụng hơi to ra và phần tay chắp đưa cao quá đầu là phần văng dây cáp treo. Theo ước tính từ mặt nước trung bình lên đến độ tiếp giáp trụ cầu và mặt cầu khoảng 40m; từ mặt cầu đến phần chữ A tiếp giáp ở đỉnh khoảng hơn 80m, đoạn còn lại từ đỉnh chữ A lên đến đỉnh cao nhất khoảng gần 40m. Tổng số chiều cao của trụ cầu tính từ mực nước trung bình hơn 160m.

Ngày 26.9.2007, xảy ra sự cố sập nhịp dẫn làm 55 người thi công tử nạn, hơn 80 người bị thương tại công trình này. Hai năm sau, khi cầu Cần Thơ sắp hoàn thành, chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, ông Phạm Văn Đấu đã chấp thuận đề nghị của giám đốc dự án liên doanh nhà thầu Nhật Bản TKN là xây dựng nhà tưởng niệm những người lao động xây dựng cầu Cần Thơ tử nạn. Địa điểm xây dựng nằm trong khuôn viên Bồ Đề Cổ tự, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Sư Phước Tấn, trụ trì chùa Bồ Đề cho biết: “Đại diện nhà thầu Nhật TKN có đến làm việc với nhà chùa, xin chùa cho đất xây dựng nhà tưởng niệm những người tử nạn vì sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ vào tháng 9.2007. Nhà chùa nhất trí cho phép nhà thầu xây dựng một nhà tưởng niệm trong khuôn viên nhà chùa, diện tích gần 80m2. Nhà tưởng niệm này do nhà thầu TKN tài trợ. Đây cũng là nơi thờ tự tập trung những người quá cố khi tham gia xây dựng cầu Cần Thơ".

Theo sư trụ chùa Bồ Đề, khi cầu Cần Thơ hoàn thành, nhà tưởng niệm những người tử nạn cầu Cần Thơ xây dựng xong. Gia đình của những người đã hy sinh cuộc sống hẳn cũng yên lòng, vì con em của họ đã hy sinh cho biểu tượng cuộc sống an lành, bình an. Vào những ngày rằm lớn, khách viếng chùa và viếng nơi tưởng niệm của những người hy sinh để có cây cầu vĩnh cửu trên mảnh đất bên bờ sông Hậu.

Trụ cầu Cần Thơ có biểu tượng A - di Nhà tưởng niệm những người tử nạn trong sự cố sập cầu Cần Thơ, 26.9.2007.

( Nguồn :Internet )

Giỗ Tổ Hùng Vương






Hôm nay mọi người được nghỉ lễ mừng Giỗ Tổ Hùng Vương, tôi cung cấp thông tin tìm hiểu trên mạng vài nét về Ngày Lễ đặc biệt này để các thành viên trong chi họ nhà ta tham khảo :

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba


Hôm nay 10 tháng 3 âm lịch, tức 23/4/2010 ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng từ bao đời nay đã trở thành tình cảm thiêng liêng, sâu lắng trong mỗi trái tim người Việt Nam, là điểm hội tụ của tinh thần đại đoàn kết dân tộc, thể hiện lòng biết ơn và ghi nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng

Ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc nhằm mục đích tưởng nhớ đến công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Theo truyền thuyết thì Lạc Long QuânÂu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng.

"Lĩnh Nam chích quái" thời Trần viết rằng: "Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương." (Hoặc nằm trong truyện Con rồng cháu tiên). Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương. Ngôi Hùng Vương là cha truyền con nối. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các lạc tướng, lạc hầu giúp việc. Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính lớn) có lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ (bộ lạc cũ). Dưới nữa là các bố chính, đứng đầu các làng bản. Dân gọi là lạc dân.Kinh đô của nước đặt ở Phong Châu, Phú Thọ. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) thì lịch sử Việt Nam kéo dài 2.622 năm.Theo "Hùng triều ngọc phả", nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính, tức là 2.538 năm.Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) thì lịch sử Việt Nam kéo dài 2.622 năm

Theo truyền thuyết lịch sử có 18 đời Vua Hùng là : Hùng Dương ; Hùng Hiền (Lạc Long Quân);Hùng Lân ;Hùng Việp ;Hùng Hy (trước) ;Hùng Huy; Hùng Chiêu;Hùng Vỹ ;Hùng Định ;Hùng Hy ( sau); Hùng Trinh ; Hùng Võ;Hùng Việt ;Hùng Anh ;Hùng Triều ;Hùng Tạo ;Hùng Nghị;Hùng Duệ.

Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn" như một tinh thần văn hóa Việt Nam. Ngày này cũng được chính phủ Việt Nam cho phép những người lao động được nghỉ lễ .Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn trọng yếu của lịch sử Việt Nam. Thời kỳ này đã xây dựng nền tảng dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam. Cả dân tộc Việt Nam có chung một Tổ, cùng chung ngày Giỗ tổ. Đồng bào chúng ta từ ngàn xưa, hôm nay và mãi mãi mai sau đều khắc sâu gốc tích, cội nguồn".

Ngày 19-9-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi gặp gỡ các chiến sĩ quân đội chuẩn bị về tiếp quản thủ đô, tại Đền Hùng, Người đã căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

Ngày 19.8.1962, Bác Hồ thăm lại Đền Hùng, Người đã nhắc nhở các cơ quan lãnh đạo địa phương: Phải chú ý trồng thảm hoa, cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành một công viên lịch sử để cho con cháu sau này đến tham quan.

Năm 1963, Bộ Văn hóa đã xếp hạng Đền Hùng là di tích lịch sử quốc gia.

Từ năm 1987, CP đã quyết định xếp khu rừng quanh Đền Hùng là rừng cấm quốc gia để bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên

Ngày 8-2-1994, CP phê duyệt quyết định quy hoạch tổng thể Khu di tích Đền Hùng làm cơ sở pháp lý để Nhà nước đầu tư tôn tạo khu di tích. Một bảo tàng về thời đại Hùng Vương được xây dựng trong khuôn viên Khu di tích (1993).

Theo Quyết định của CP năm nay 2010, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng sẽ được tổ chức quy mô cấp quốc gia trong 10 ngày từ 14/4 đến ngày 23/4/2010 (tức từ ngày 1/3 đến 10/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì và vùng lân cận (tỉnh Phú Thọ).

Tp Hồ Chí Minh với Giỗ Tổ Hùng Vương :


Sáng 7/4/2010 lễ Giỗ tổ Hùng Vương đã được tổ chức long trọng tại đền Vua Hùng, TP.HCM tại Thảo Cầm Viên.







Ngoài ra tại TP. Hồ Chí Minh còn có ít nhất 11 nơi thờ vua Hùng, đó là: Đền các vua Hùng ở công viên văn hóa Tao Đàn (quận 1), Đền Hùng Vương (261/3 Cô Giang, quận Phú Nhuận), Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương (166/33 Đoàn Văn Bơ nối dài, quận 4), Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương (2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1), Đền thờ Hùng Vương (khu du lịch văn hóa Suối Tiên) Đền thờ Hùng Vương (công viên văn hóa Đầm Sen), Đền Trần Hưng Đạo (189/1 Tôn Đản, quận 4), Đền Cửu Tỉnh (96/24 Tôn Đản, quận 4), Từ Quang Phủ (384/105/31 Lý Thái Tổ, quận 10) và đình Hòa Thạnh (378 Lũy Bán Bích, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú)...

Năm 1926, người Pháp cho xây dựng cạnh cổng chính trong khu vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn, đối diện với Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh), một ngôi đền mang tên Đền Kỷ niệm (Temple de Souvenir), Sau năm 1954, đền được đổi tên là Đền Quốc Tổ Hùng Vương và thờ thêm một số nhân vật lịch sử khác, như Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo...Năm 1975, đền đổi tên thành Đền Hùng Vương và giao cho Bảo tàng lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh quản lý.Đền hiện tọa lạc tại địa chỉ số 2, Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Tp HCM.Đền thờ Hùng Vương (Thành phố Hồ Chí Minh) có lối kiến trúc gần giống như các đền ở Huế, với ba mái cong, chia làm ba bậc, trang trí hình rồngphượng. Các bậc đá lên xuống các cửa, hai bên đều có đôi rồng chầu.Trong đền, trên các bao lơn xung quanh, chạm khắc hình hạc, lân, qui, phượng màu đỏ tinh xảo. Các lỗ thông gió xung quanh cũng được chạm khắc.Đền được chống đỡ bằng 12 cây gỗ mật màu đen bóng, đường kính khoảng 50 phân, tượng trưng cho thập nhị chi: tý, sửu, dần, mẹo...Tất cả đều theo phong cách nghệ thuật thời nhà Nguyễn.

Bên phải Đền Hùng Vương (Thành phố Hồ Chí Minh), có đặt một tượng voi đồng lớn nhất Việt Nam.Voi nặng hơn ba tấn, cách tạo hình và nét chạm khắc khá mỹ thuật. Voi được đặt trên bệ làm bằng xi măng hình khối chữ nhật. Bốn mặt bệ, có gắn bốn miếng đồng lớn cũng hình chữ nhật. Cả bốn miếng đều có khắc dòng chữ lưu niệm giống như nhau, bằng bốn thứ tiếng: Việt, Thái, Anh, Pháp:

Đức hoàng đế Paramindr Maha Prajadhipok, vua nước Xiêm, đã tặng để làm kỷ niệm trong việc Ngài ngự qua bên nước Indochine lần đầu, ngự lên tại Sài Gòn ngày 14 Avril 1930.




Đây là kỷ vật được nhà vua mang từ Thái Lan sang tặng, để minh chứng cho mối bang giao tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan. Sau này, những nhân vật trong chính phủ, trong hoàng gia Thái Lan mỗi lần qua Việt Nam, đều đến viếng tượng voi.

Năm 2005 Tp HCM đã làm một bánh chưng kỷ lục để gửi ra Bắc tham dự lễ

Đền Hùng với nguyên liệu gồm: 1 tấn nếp, 100 kg thịt heo, 200 kg đậu xanh, 350 kg lá chuối và 20 kg lá dong, chiếc bánh chưng sẽ có kích thước "ngoại cỡ" 1,8 x 1,8 x 0,7m. Trọng lượng của bánh sau khi nấu chín nặng 2 tấn, phá kỷ lục của chiếc bánh chưng làng Ước Lễ, Hà Tây nặng 1,4 tấn vào năm 2002. Trong khi đó chiếc bánh dày có chiều dài cạnh đáy 1,8m, cao 0,7m, sau khi chín cũng sẽ nặng đến 1 tấn.




( Tham khảo Internet )


Sự trùng hợp kỳ lạ

Sự trùng hợp kỳ lạ

Hôm nay, thứ năm ngày 22 tháng 4 là ngày sinh nhật của mẹ chúng tôi – Phạm Thị Kim Thoa. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên hôm nay cũng là ngày sinh của Lê Nin – lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới. Sinh thời, mẹ rất tự hào có ngày sinh nhật trùng với Lê Nin. Bà thường nói với con cháu: “Sinh nhật mẹ cả thế giới kỷ niệm”, rồi đùa thêm: “Không chừng mẹ có họ với Lê Nin vì mẹ có bí danh Lê Sâm”. Phải nói rằng gia đình chúng tôi có nhiều người (con cháu chắt) có ngày sinh nhật vào tháng ba, tháng tư và ngày sinh của mọi người cách rất đều nhau – có chung bội số là 7 ngày. Vì thế, nếu như ngày sinh của một người rơi vào ngày thứ nào, thì ngày sinh của những người còn lại cũng sẽ là ngày thứ đó. Chẳng hạn, năm nay ngày sinh của tôi - Hồng Phương (10 tháng 3) là thứ tư, thì cách đúng 1 tuần sau cũng vào thứ tư là ngày sinh của bố - Đoàn Hưng Nông tức Lê Uy Vệ (17 tháng 3), thêm 2 tuần nữa cũng vào thứ tư (31 tháng 3) là ngày sinh của cháu Tô Minh Thu, thêm 1 tuần nữa (7 tháng 4) lại là ngày sinh của cháu Ngô Mai Anh. Cũng cần nói thêm đó cũng là ngày sinh của nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn (mà Lê Duẩn lại ngẫu nhiên có họ trùng với Lê Nin – nếu hiểu tên Lê Nin theo cách Việt). Nếu theo lô gic này thì ngày sinh của mẹ Thoa phải rơi vào ngày 21 tháng tư (tức sau 3 tuần). Nhưng ở đây không hiểu có phải tạo hóa ưu ái lùi ngày sinh của mẹ cho trùng với ngày sinh của Lê Nin hay không mà bị chậm mất 1 ngày. Rồi cũng không hiểu có phải do bố chúng tôi ưu ái chắt trai hay không mà ngày sinh của Đức Nguyên chỉ chậm hơn ngày sinh của bố có đúng 1 ngày. Chỉ có 2 lần chệch hướng này thôi rồi sau đó các ngày sinh lại rơi vào quỹ đạo. Điều đó thể hiện ở ngày sinh của Hương Nhung cúng sẽ là thứ tư tuần sau – 28 tháng 4.  Chúng ta hãy thử chờ đợi xem lô gic này có còn tiếp tục trong tương lai không bởi 1 tuần sau ngày 28 tháng tư sẽ là ngày sinh Các Mác (5 tháng 5) và đúng 2 tuần sau nữa sẽ là ngày sinh của Bác Hồ (19 tháng 5).

Bạn có biết


Hoà trong không khí của cả nước hướng về Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, ngày 10-10, tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng, dự án Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc đã được khởi công xây dựng.
Tượng vua Mạc Đăng Dung tại khu tưởng niệm
Khuôn viên của khu tưởng niệm có diện tích trên 10,5. Dự toán giai đoạn 1 (xây dựng trên diện tích khoảng 2,5ha) của công trình lên tới 60 tỷ đồng. Kinh phí xây dựng được huy động từ nhiều nguồn: Hỗ trợ của Trungương, TP. Hải Phòng, con cháu dòng họ Mạc và nguồn vốn xã hội hóa...
Làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy là nơi Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) về quê nghỉ dưỡng sau khi truyền ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh. Tại quê nhà, Mạc Thái Tổ cho xây dựng Dương Kinh, kinh đô thứ hai của nhà Mạc, với cung điện nguy nga như điện Phúc Huy, điện Hưng Quốc, điện Sùng Đức... làm nơi bàn việc quân cơ, lo toan quốc sự, giúp vua đang ngự tại kinh thành Thăng Long trị vì đất nước.
Năm 2004, từ đường họ Mạc tại thôn Cổ Trai đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ và Bộ VHTT&DL cho phép TP. Hải Phòng được nghiên cứu lập quy hoạch dự án phục dựng Dương Kinh.
Khu tưởng niệm nhà Mạc bao gồm các công trình chính như: công trình tưởng niệm (8600 m2), nhà truyề
n thống (3050 m2), nhà quản lý, khu dịch vụ, hệ thống cây xanh, mặt nước, đường giao thông, hệ thống điện, nước, đồng bộ, bảo đảm vệ sinh môi trường... Tại khu vực quy hoạch và chung quanh khu vực hiện còn nhiều di tích khảo cổ, kiến trúc, địa danh gợi nhớ vùng đất Dương Kinh xưa được xã Ngũ Đoan gìn giữ . Khu vực Giếng Bò, được truyền tụng là đất “rốn rồng”, nơi dựng nhà ở của thân phụ vua Mạc Đăng Dung; bến Cổ Trai - tương truyền có quán hàng nước của thân mẫu Mạc Đăng Dung; Bến Tường - phế tích của điện Tường Quang khi xưa; Gò Gạo - nơi dựng điện Hưng Quốc của nhà Mạc... Đặc biệt, tại xóm Kiều Thôn, xã Ngũ Đoan còn có từ đường họ Mạc do các di duệ họ Mạc dựng lập vào khoảng thời Nguyễn.
Đáng chú ý, trong nhiều đợt khảo cổ gần đây, tại khu vực thôn Cổ Trai xuất lộ những di vật thời Mạc như thành luỹ, hệ thống hào nước, gốm sứ hoa màu lam, đồ sành, đồ đá, đất nung... với những nét hoa văn mang phong cách nghệ thuật điển hình của thế kỷ 16. Theo nhiều sử sách còn ghi lại, nhằm thực hiện chính sách cải cách về kinh tế trong nông nghiệp, mở rộng công thương nghiệp, sản xuất hàng hoá, xây dựng một nền kinh tế hướng ra biển, ngoài kinh thành Thăng Long, vua Mạc Đăng Dung cho xây ở Cổ Trai - quê hương ông, kinh đô thứ hai- Dương Kinh. Ở vị thế gần biển, tiện sông, Dương Kinh xưa có nhiều ngả dẫn ra phố Hiến, Hội An, Thăng Long. Để Dương Kinh trở thành “đô thị ven biển xứ Đông”, nhà Mạc cho xây dựng một số thương cảng “trên bến, dưới thuyền” làm nơi giao lưu hàng hoá trong và ngoài nước, từng bước đưa Dương Kinh xưa trở thành đô thị đầu tiên của Hải Phòng, đô thị ven biển đầu tiên của người Việt.
Trước đây, các sử gia phong kiến cho vương triều nhà Mạc là nguỵ triều nhưng nay cái nhìn đã bớt khắt khe hơn. Triều đại nhà Mạc có những cống hiến nhất định đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Nhà Mạc định đô 65 năm tại kinh thành Thăng Long (1527-1592) và 84 năm (1593-1677) trên vùng núi phía Bắc.
Phan Lệ Huyền
Báo Đại Đoàn Kết ngày 22-4-2010
Ngày 18 - 4 -2010, tại cuộc họp thường niên của Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội các thành viên đã được ông trưởng ban quản lý chất lương dự án xây dựng khu tưởng niệm các vua Mạc ở Dương kinh cho biết :
Đến ngày 15/4/ Canh Dần sẽ cất nóc nhà Thái Miếu, tháng tám năm Canh Dần ( Trước đại lễ 1000 năm Thăng Long 10 ngày ) sẽ tổ chức khánh thành khu tưởng niệm các vua Mạc ( Đợt 1 )
Nắm được thông tin này, Ôb Hải Anh ngày mai 23/4/2010 sẽ trở về quê nội Cổ trai Ngũ Đoan để chuẩn bị đón toàn gia cụ Quang về thăm khu Dương Kinh và quê của Ô Đoàn Hải vào thời gian trọng đại kể trên, đi tháp tùng ông bà kỳ này còn có những chuyên gia có kinh nghiện các mặt như : Hà Mỹ Đình, Hiệp Viện Nhi, Lâm Tây Hồ, chúng ta tin tưởng đoàn sẽ chuẩn bị tốt cho chuyến đi của toàn gia vào tháng 8
Họ Đoàn có món ăn nổi tiếng đất Hà Thành đó là chả cá Lã Vọng, Sơn Hải ở phố Chả Cá Hà Nội, họ Đoàn còn có người nhạc sỹ Tài Danh với Hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng một thời . Đất Hải phòng có canh bánh đa các vược rất được nhiều người ưa thích, gần đây ở khu vực này có trang trại nuôi cá sấu
Chúung ta tin tưởng với sự chuẩn bị chu đáo của ôb Hải Anh. chuyên đi về Dương Kinh sắp tơi của chúng ta sẽ thành công ngoài sự mong đợi
Để nghị các thành viên tích cực tham gia đông đủ

Nhớ tới tiền nhân

Bà Phạm Thị Kim Thoa
Lê Sâm
22-4 - 1927 - 22 - 4 - 2007
Hôm nay là ngày sinh nhật chị cả của chúng ta, bà Phạm thị Kim Thoa, bà đã về với bố mẹ, tổ tiên từ năm 2007 hưởng dương 80 tuổi
Sự ra đi của bà đã để lại lòng tiếc thương vô hạn cuả Chồng, com, cháu, chắt và cácem,
Nhân ngày sinh của bà, xin thắp một nén hương tưởng nhớ tới bà và mong bà khi nghĩ tới trần gian, phù hộ độ trì cho : Chồng, các em và các con luôn mạnh khỏe, các cháu ngày càng thành đạt, các chắt học giởi chăm ngoan

Núi lửa ở Iceland

Núi lửa ở Iceland

Ảnh 'sốc' về núi lửa Iceland

Tối tăm, bụi mù và không hề có dấu hiệu suy giảm... là quang cảnh “quen thuộc” những ngày qua ở khu vực trung tâm của núi lửa tại Iceland.

Trong khi những người dân ở Anh nói riêng và toàn châu Âu nói chung “bế tắc” với giao thông hàng không, người dân Iceland đang phải sống với lớp tro bụi dày đặc bao phủ trên bầu trời, cùng nỗi lo sợ ngập chìm trong biển nham thạch.

Hàng loạt bức ảnh miêu tả màn sương mù đen kịt lan tỏa khắp bầu trời châu Âu, tạo ra một quang cảnh kỳ quái. Hầu hết, màu xanh của bầu trời bị các đám mây đen phong tỏa, tương tự như những cơn lốc xoáy càn quét mặt đất.


Những trang trại, ngôi nhà quanh khu vực núi lửa “khoác” lên mình một màu xám xịt, khiến nhiều người tưởng như nửa đêm. Kể từ khi Eyjafjallajokill “bừng tỉnh”, hàng trăm nông dân Iceland đã rời bỏ trang trại nhưng nhiều người đã quay trở lại, sống trong nỗi lo sợ núi lửa phun trào.


Hanna Lara Andrews, chủ trang trại bò sữa dưới chân núi Eyjafjallajokill, cho biết: “Vấn đề lớn nhất là nhiều con đường đã bị phá hủy và chúng tôi không thể gom được sữa. Trang trại của tôi chỉ dự trữ được một lượng sữa nhất định, nếu đường không được thông sớm, chúng tôi sẽ phải vứt số sữa này đi. Nỗi sợ lớn nhất của chúng tôi là lụt lội có thể đến bất kỳ lúc nào. Một số đất của các trang trại bên cạnh đã bị phá hủy”.


Chùm ảnh tro bụi kinh hoàng ở khu vực núi lửa:

668400450_nui_lua_1_in
Các xe ô tô "trốn chạy" lớp tro bụi dài đặc theo sát phía sau.
723756831_nui_lua_2_in

Một ngôi nhà chơ vơ dưới chân núi, ngập chìm trong màn đêm... giữa ban ngày.

2137754044_nui_lua_3_in

Xe cộ, mặt đất đều phủ một lớp bụi màu xám.

325134972_nui_lua_4_in

Nông dân là không thể vận chuyển nông sản kịp thời vì đường hỏng.

2091758170_nui_lua_5_in

Những tia chớp "rạch trời" trên miệng núi lửa đang phun trào.

(Theo Đất Việt )

Thành Chương - chủ nhân Việt Phủ

Thành Chương - chủ nhân Việt Phủ


Cách 30 km Hà Nội náo nhiệt và ồn ào, vượt qua một con đường nhỏ đẹp như lụa, rẽ vào Việt Phủ Thành Chương – là được thụ hưởng không gian thanh bình thân mật như trong một khu làng Việt cổ đã yên ổn cách đây từ buổi xa xưa.


Phủ rộng hơn 10.000m2, lưng dựa vào núi Sóc, kề bên là hồ Kẻo Cả quanh năm nước trong xanh, thịnh về phong thủy. Gần 10 năm kiến tạo, như có phép thiêng, từ một quả đồi hoang vu giờ Phủ đã trở thành một trong những công trình nghệ thuật lớn nhất hiện nay, như một tác phẩm lớn của nghệ thuật sắp đặt do Thành Chương tạo dựng.

Họa sĩ Thành Chương, con người có tình yêu sâu nặng với văn hóa nghệ thuật truyền thống, một người được coi là thần đồng từ nhỏ và hiện là một trong những họa sĩ hàng đầu của nền hội họa Việt Nam đương đại, đã quy hoạch không gian rất tỉ mỉ: nhà ở từng khu vực phải như thế nào, bóng mát ra sao, cây cỏ, cây lưu niên có xén tỉa hay để mọc lùm bụi um tùm, thậm chí từng viên sỏi vứt ở chỗ nào trong vườn cũng đều có sự sắp đặt chi tiết. Kỹ càng nhưng không gượng gạo, tất cả đều toát lên một đời sống tự nhiên, hồn hậu và thuần khiết hồn Việt. Trong không gian Việt Phủ, ta cảm nhận hơi thở văn hóa Việt, hồn cốt Việt và vẻ đẹp xa xưa mang tên nước Việt. Sự khác biệt và điều làm nên danh tiếng của Việt Phủ Thành Chương là ở đó. Hàng ngàn những giá trị vật thể và phi vật thể hiện hữu nơi đây tạo nên một không gian văn hóa Việt tinh tế, sang trọng mà gần gũi, nơi hội tụ của nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc, hội họa, diễn xướng, tâm linh, đời sống dân gian Việt Nam. Quen thuộc bởi truyền thống và lạ lẫm, độc đáo bởi tài năng chắt lọc và sáng tạo của họa sĩ Thành Chương. Không gian văn hóa của Việt Phủ là điểm nhấn mang chiều sâu tư tưởng, văn minh và nhân văn, có tính trường tồn đối với đời sống văn hóa của người dân Thủ đô, là nơi mà những vẻ đẹp Việt đã mất giờ lại được hồi sinh. Việt Phủ thực sự là một bài ca đất nước không viết bằng lời.

Cửa không khóa, Phủ cứ mở cửa thoáng quanh năm. Lúc nào cũng sạch sẽ không một vết bụi. Lúc nào cũng một bộ đồ trà đầm ấm, có phích nước sôi giòn (mà gia đình người giúp việc cứ 3 giờ lại thay nước sôi một lần, cho dù có khách hay không). Ông chủ về Hà Nội cửa vẫn mở, khách đến thấy sẵn một không gian niềm nở và hòa nhã đang đợi chờ mình.

2. 100 người đến thì cả 100 đều thắc mắc: Đồ cổ cứ bày ra như sỏi thế, không sợ người ta lấy mất à? Quả thật trong Phủ đồ cổ vứt lăn lóc ngoài vườn, phơi mưa phơi nắng cứ như vại sành chum mẻ ở góc vườn nhà quê nào đấy. Tất nhiên, không ai nỡ cầm của Thành Chương dù một viên sỏi trong vườn, khi người ta thấy anh tận tụy đến thế trong khu Phủ này, khi anh đã hào hiệp chia sẻ cùng mọi người cái không gian đầy nghệ thuật nhưng thấm đượm tính gia đình. Nơi đây, như một sự may mắn lớn lao, đã cho chúng ta cảm giác được sống lại với tổ tiên, ông bà mình vậy. Không có những mô hình vô cảm, tất thảy chúng đều thân thuộc, đến nỗi bên một ngôi nhà tranh vách đất trong Phủ, chúng ta như ngửi thấy mùi khói bếp đã bay lên trong một chiều của cả ngàn năm trước, như cảm thấy tổ tiên vừa đi qua cổng, vừa xay lúa giã gạo, vừa uống trà và vừa ngồi đàm đạo.

Niềm đam mê với đồ cổ có lẽ từ trong máu. Hồi bé, mới bằng "cái mắt muỗi" cậu bé Thành Chương đã suốt ngày lẩn mẩn gom nhặt. Đi bộ đội, vào chiến trường lính ta phải tính từng lạng vật dụng sao cho đỡ nặng, khi di chuyển nhanh nhất, thì anh lính Thành Chương đi qua một bản nhỏ, thấy có con voi đá nham nhở khói đất, nhặt bỏ vào ba lô vì tiếc, thế là cứ ôm cứ cõng cái con voi đá ấy khắp chiến trường, cho tới ngày quay ra Bắc…

Phủ là một từ Việt cổ dùng để gọi một khu nhà lớn. Gọi là Phủ Thành Chương, Biệt Phủ Thành Chương hay Việt Phủ Thành Chương đều đúng. Khi mới xây dựng xong, nhà văn Nguyễn Viện lên thăm và đặt tên là Phủ Thành Chương. Nhà văn Kim Lân, cha của họa sĩ lại bảo: "Phủ Thành Chương có nhiều cái đặc biệt, vậy phải gọi nó là Biệt Phủ". Rồi ông lại nhận thấy ở đây lưu giữ nhiều hồn vía của người Việt, vậy gọi nó là Việt Phủ Thành Chương.

3. Việt Phủ Thành Chương giờ là “danh thắng”, trở thành điểm đến trong chùm tour Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Trọn vẹn vai trò một chủ nhân hiếu khách, Thành Chương vẫn có thể nhiệt tình làm “guide” dẫn khách đi giới thiệu từng góc Phủ, từng món cổ vật có từ hàng trăm năm đến hàng ngàn năm đã được sắp đặt để tỏa ra hơi thở tươi non và nồng ấm của cuộc sống.

"Người ta thường hay nói, biến giấc mơ thành hiện thực. Nhưng với công trình này, ông là người đã biến hiện thực thành giấc mơ" - Raymond Burghard - cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã nhận xét như vậy. Còn Xiomara Perez, Phó Đại sứ Cộng hòa Panama tại Việt Nam thì nói: "Không gian nơi đây thật là tuyệt diệu, và nội dung chứa đựng nơi đây thật là choáng ngợp. Những ngôi nhà, nhưng đồ gỗ cổ, những bức tượng điêu khắc, những lọ hoa, những đồ gốm và vô số những hiện vật xinh đẹp khác nằm trong sự sắp đặt tổng thể đã khiến cho bảo tàng hết sức đặc biệt này trở thành Ngôi Nhà Lớn Của Nghệ Thuật".

Việt Phủ Thành Chương, vương quốc ấy không phải ở trong những giấc mơ xa xôi và mơ hồ của chúng ta. Vương quốc ấy hiện thực đến mức làm cho chúng ta cảm tưởng mình đang thở cùng hơi thở của ngàn xưa tụ lại, sinh sôi và lan tỏa. Việt Phủ, nơi cho chúng ta thấy gần như đầy đủ tài năng và tầm cỡ, tâm sức và ý chí của một người Hà Nội - họa sĩ Thành Chương.


Huy Quỳnh

( Nguồn : Internet )

Vài nét về Thăng Long



o

Thăng Long (chữ Hán: 昇龍) là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, , Mạc, Lê Trung hưng1010 - 1788).

Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồngHán Việt. Ngày nay tên Thăng Long còn dùng trong văn chương, trong những cụm từ như "Thăng Long ngàn năm văn vật"... Năm 2010, là kỷ niệm 1 thiên niên kỷ của Thăng Long – Hà Nội.

bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa

Năm 1243, nhà Trần tôn tạo sửa đổi và gọi Thăng Long là Long Phượng. Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly cho đặt tên là Đông Đô

Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh, vào khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả người Châu Âu đến buôn bán, thì trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ. Theo 1 người đã đến kinh đô Thăng Long là ông William DampierAnh thì tại đây có tới 20.000 nóc nhà, thường thấp, tường trát bùn và mái lợp rơm. Dù vậy cũng có 1 số nhà xây bằng gạch và lợp ngói.[1] Kinh thành có 2 lâu đài rất tầm thường được dựng bằng gỗ. Hoàng cung được xây dựng nguy nga hơn dù cũng làm bằng gỗ.[2] người



Năm 1805, sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đặt kinh đô tại Phú Xuân (Huế) và cho phá thành Thăng Long để xây thành theo phương pháp của phương Tây do kỹ sư Pháp giúp đỡ. Đồng thời vua Gia Long đổi tên chữ Hán của Thăng Long 昇龍, với nghĩa là "rồng bay lên" thành ra từ đồng âm Thăng Long 昇隆, nhưng mang nghĩa là "thịnh vượng"[3] khác nghĩa với thời các triều đại trước, vì cho rằng Thăng Long lúc đó không còn là kinh đô nơi vua ở cho nên không dùng biểu tượng rồng, linh vật tượng trưng cho vương quyền. Gia Long đổi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, còn tại kinh đô Huế cho lập phủ Thừa Thiên, trực lệ kinh kỳ. Thăng Long 昇隆 tồn tại cho đến thời vua Minh Mạng khi bãi bỏ Bắc Thành tổng trấn và thành lập tỉnh Hà Nội, năm 1831 niên hiệu Minh Mạng thứ 12.[4]

Từ tháng 12 năm 2002 đến nay, trên khu vực thuộc Hoàng thành Thăng Long xưa (khu vực giữa các phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc SơnHà Nội), các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên một diện tích khoảng hơn 19 nghìn m², phát lộ một phức hệ di tích-di vật rất phong phú, đa dạng từ La Thành-Đại La (thế kỉ 7-9) đến thành Thăng Long (thế kỉ 11-18) và thành Hà Nội (thế kỉ 19).

Thăng Long-con đường gốm sứ ven sông Hồng

Thăng Long-con đường gốm sứ ven sông Hồng

( Theo Wikipedia )