Ghi chép trên đường đến Bắc Kinh
Kì 3* :Giữa đường ngắm nhật thực toàn phần.
Cách đây gần một tháng qua mạng Internet tôi đã biết phong thanh sẽ có nhật thực toàn phần, nhưng cũng không quan tâm lắm vì tôi thấy chẳng hấp dẫn bằng xem một trận bóng đá có MU thi đấu.
Tôi nhớ hồi còn bé đã được xem nhật thực một phần, khi còn ở nhà 53 Lãn Ông. Ngày đó có một cách xem là lấy một chậu nuớc, rồi nhìn vào đó để xem “mặt trăng ăn mặt trời” (nhật thực một phần) .
Sáng ngày 22.7.2009, trước khi lên ô tô từ Hàng Châu về Thượng Hải để kịp chuyến tàu đêm về Bắc Kinh, rồi bay về Hà Nội. HDV (Hướng dẫn viên ) báo tin khoảng 8 đến 9h sáng sẽ có nhật thực toàn phần, hiện tượng mấy chục năm mới có một lần. Tin này hình như cả đoàn cũng ít người chú ý, vì tôi thấy họ còn mải bàn tán các chuyện khác.
Lúc đó khoảng gần 9h30 (8h30 VN), khi đang ở địa phận tỉnh Tô Châu trời đang sáng trưng, bỗng dưng tối dần rồi đen nghịt như đêm 30. Hai hàng đèn đường trên xa lộ, các xe ô tô đang chạy trên đường đồng loạt bật đèn sáng trưng. Tiếng ai đó kêu lên Nhật thực đấy, mọi người nháo nhác nhìn ra hai bên cửa sổ ô tô.
Vị khách nữ ngồi ngay hàng ghế trước tôi nhào ra hướng cửa sổ, nhìn ra bên đường. Flash máy ảnh thi nhau chớp chớp lia lịa.
Tôi vội chụp mấy kiểu ảnh từ trong xe nhìn ra ngoài trời tối đen, trong khi xe vẫn chạy bon bon.
Ông Tiến mải mê nhắn tin cho bà xã ở HN, cho vợ chồng Thắng Trang ở Hàn Quốc. Rồi liên tục nhận được lời chia vui của các vị đó, họ mừng cho ông đã được chứng kiến một hiện tượng thiên nhiên hiếm có.
Ngay lúc đó cậu con trai tôi báo tin Hà Nội vừa dứt trận mưa rất to. Cô bạn của bà xã tôi từ ĐSQVN đóng đô ở Bắc Kinh thông báo vừa nhìn qua cửa sổ, thấy bầu trời vẫn trong xanh (có vẻ như cô ấy không quan sát nhật thục?).
Khoảng hơn 10 phút sau trời hửng nắng dần, rồi bừng sáng trở lại. Mọi người lại râm ran bàn tán về nhật thực, khác hẳn với lúc chưa bắt đầu trước đó ít phút.
Câu chuyện Nhật thực lẽ ra sẽ chỉ có như thế, nếu như không có chuyện ngay sau đó trời bỗng đổ cơn mưa rào không ngớt, rả rích cho đến hết cả ngày hôm đó, tiết trời ẩm uớt rất khó chịu. Chuyến bay của chúng tôi về VN chậm hơn 4 tiếng, cùng với hơn chục chuyến bay bị hoãn vì thời tiết xấu máy bay không cất cánh được. Chúng tôi nằm vạ vật ở phòng chờ vừa đói, vừa mệt mỏi rã rời, chỉ mong sớm được bay. Mọi người lại được dịp bàn tán đoán già, đoán non “tất cả là do Nhật thực tòan phần”.
Phạm Lê
*Và hết
Ghi chép trên đường đến Bắc Kinh...
Kì 2: Ân tượng Bắc Kinh
Ân tượng đầu tiên BK có nhiều đường phố hiện đại, không xe máy (mô tô). Tôi thấy có nhiều tuyến đường 6, 8 làn xe ô tô, nhiều cầu vượt có nơi 2 đến 3 tầng cầu (ảnh dưới chụp từ tầng 12 khách sạn nơi chúng tôi ở). Theo hướng dẫn viên (HDV) người Trung Quốc, BK đã cấm xe máy nhiều năm rồi nhưng vẫn còn những người không chấp hành. Khi gặp cảnh sát, đương nhiên là họ sẽ bị phạt rất nặng nhưng họ vẫn đi, vì đó là những người lắm tiền.
Nói về đề tài xe máy anh ta say sưa kể mình phất lên nhờ buôn món hàng ấy sang Việt Nam từ thời những năm 2000, có lần đã dẫn một đoàn 17 chiếc xe tải chở toàn xe máy sang VN bán. Rồi tự hào khoe ít nhất trong 10 chiếc xe máy đang chạy ở VN, sẽ có một chiếc là từ nguồn do anh ta cung cấp.
Một lĩnh vực nữa tôi cho là bạn đã thành công, ấy là không có nạn đeo bám khách du lịch. Thật vậy BK có nhiều điểm du khách tham quan mỗi ngày có tới hàng trăm, hàng vạn người như Vạn lí trường thành, Quảng trường Thiên An môn, Tử cấm thành...nhưng tuyệt nhiên không có người ăn xin, chèo kéo.
Tôi cũng đọc được trên báo chí về tình trạng ô nhiễm môi trường ở BK, bão cát sa mạc ...HDV luôn nhắc chúng tôi cảnh giác với “công ty hai ngón” nơi đông người, khu buôn bán (ám chỉ nạn trộm cắp móc túi), nói thách, hàng giả, hàng nhái.
Nghệ thuật kinh doanh cũng lắm chiêu, như vào cửa hàng bán ngọc trai, ấm đun nước bằng đá, con kì hưu...ngoài lời giới thiệu đậm chất huyền bí lại gắn vào thuyết phong thuỷ, luật âm dương họ còn không cho chụp ảnh, cứ như là đồ quí hếm thiêng liêng lắm.
Tôi còn nhớ ở cửa hàng chè Dr.Tea nổi tiếng bán chè xanh Ô Long và chè xanh sinh thái, sau lời giới thệu và thưởng thức các loại chè miễn phí khách bắt đầu mua người ít một hai hộp, người nhièu vài hộp số tiền tới vài trăm tệ (cỡ tiền triệu VNĐ).
Khi khách khăn gói rục rịch ra về, nhà hàng mới tung chiêu "nếu mua tiếp 4 hộp chè loại 180 tệ/hộp, chỉ phải trả 360 tệ" nghĩa là giảm tới một nửa giá vừa bán(*). Trên suốt chặng đường đi tiếp theo, mỗi khi nhắc lại chuyện này người thì khen họ kinh doanh giỏi, người ấm ức cứ như mình bị một quả lừa siêu hạng.
Tôi nghĩ ô nhiễm môi trường, nước
thải, khói bụi ô tô, xe máy...ở nuớc nào cũng có chỉ khác nhau mức độ nặng nhẹ mà thôi. Nhưng có điều lạ ở BK cho tồn tại công khai chợ hàng nhái, bên cạnh các cửa hàng chính hãng xịn. Ở đây ta có thể mua sản phẩm nhái các hãng nổi tiếng như Lacoste, Luis Vuitton, Mango, Esprit...với giá trên trời, dưới biển. Phổ biến giá mua chỉ bằng 1/3 so với giá do người bán đưa ra, có mặt hàng nói
10 bán chỉ 1,2. Nhái và gía cả thách đố như vậy, nhưng vẫn có rất nhiều khách đến mua thế mới lạ.
Ngắm cảnh Bắc Kinh, ngồi cạnh tôi vẻ trầm ngâm nhiều lần ông Tiến thốt lên thay đổi nhanh qúa, như khu vực trường ĐH.Lâm ng
hiệp nơi bác Đoàn Hải làm NCS vào những năm 60 thế kỉ trước. Ông ấy kể hồi đó cứ vào ngaỳ lễ, Tết, chủ nhật là ông lại đến thăm bác. Lúc đó khu vực này chỉ có con đường nhỏ, xung quanh là đồng ruộng. Bây giờ nơi đây đã là những đường phố lớn, sừng sững những ngôi nhà cao tầng ngất ngưởng bề thế.
Quả thực tôi mới chỉ có vài ngày ngắm cảnh Bắc Kinh, đến được một vài nơi như người cuỡi ngựa xem hoa, chưa có dịp thâm nhập vào các khu khác, có thể nhận định chưa chính xác. Nhưng với tôi, người mới lần đầu tới Bắc Kinh chỉ với những gì đã chứng kiến cũng đã mang đến cho tôi ấn tượng Bắc Kinh phát triền nhanh, hiện đại không ngờ, đáng để chúng ta thán phục.
Ấn tượng đó theo tôi suốt cả chuyến đi, cho đến khi đã ở Việt
Phạm Lê
(*)Một tệ tuơng đuơng gần 3.000 đông VN
Kỉ niệm
Gia đình Cụ Phạm Vĩnh Quang tưỏng nhớ tới liệt sĩ Phạm Vĩnh Tường, con trai cụ Phạm Vĩnh Bảo đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Blog 53
Ghi chép trên đường đến Bắc Kinh...
Từ 17.7 đến 12h đêm hôm qua (24.7), không hẹn mà nên vợ chồng tôi đã đi tuor Bắc Kinh-Thượng Hải-Hàng Châu- Tô Châu với hai bố con ông Tiến. Nói là không hẹn trước là vì trước đó chẳng có bàn bạc, mà đùng một cái gần đến ngày đi đăng kí gặp nhau là nhập hội đi liền.
Khỏi phải nói chúng tôi mừng đến mức nào vì đi cùng với hai bố con ông ấy, bởi ông Tiến đã có thời gian học đại học Thanh Hoa Bắc Kinh danh giá, đi lại Trung Quốc nhiều lần, biết tiếng Tàu, am hiểu lịch sử Trung Hoa. Hai bố con ông ấy lại có kinh nghiệm đi lại nhiều nước, vợ chồng tôi theo chân nhờ vậy được yên tâm thoát cảnh bỡ ngỡ nơi đất khách quê người.
Quả thật với chuyến đi 8 ngày, 7 đêm ấy chúng tôi cứ thế mà đi, mà ăn, mà ngủ...theo như kế họach đã được lập sẵn, chẳng phải suy nghĩ gì cả. Nếu có chăng, chỉ có mỗi một điều suy ngẫm sao cho đúng thời gian đi lại, ăn nghỉ, tham quan...hoặc là có đúng như kế hoạch hay không?. Nếu đúng, hoan nghênh. Nếu sai, cứ việc đòi cho đủ.
Nhiều khi trên đường đi tôi lại nghĩ, giả sử như chuyến đi này mà không được lập trình sẵn theo hợp đồng đã được kí kết với hãng du lịch sẽ vất vả đến nhường nào. Bao nhiêu việc phải suy nghĩ, tính toán đi máy bay nào, chuyến nào, mua vé ở đâu, ăn ở đâu, ngủ ở đâu, ai đưa đón hướng dẫn...
Đúng là “Từ Nhớ niềm Nam nước Pháp” suy ngẫm về “Lập trình chuyến đi’ cho đến bài viết này, vẫn còn không dứt mạch suy ngẫm về khía cạnh tin học “Lập trình chuyến đi”.
Trong chuyến đi này được thăm nhiều di tích lịch sử của Trung Quốc, có những thu hoạch bất chợt sẽ lần lượt giới thiệu để cả nhà đọc chia sẻ cho vui.
Phạm Lê
(Kì sau; Ân tượng Bắc Kinh)
Tin mới

Theo cháu Tuấn do bệnh tình của PA nên gia đình thời gian qua tuy có vất vả lo lắng, nhưng nay bệnh tình có chuyển hướng tốt, nhìn thấy kết quả khả quan cũng là một niền an ủi, động viên đối với gia dình cháu.
Tranh thủ thời gian điều trị, gia đình cháu đã đi thăm thành phố Luzern và Zurich.
Phạm Toàn
Lướt web giúp não tập thể dục

|
Các nhà nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học
( Tham khảo trên mạng )
|
Kiểm tra thư Gmail không cần đăng nhập
Đề thi văn hay

Thường rất ít thí sinh đạt điểm cao trong môn thi văn, thậm chí có em còn bị dưới điểm trung bình. Có thể do lâu nay giới trẻ chí quan tâm đến IT và tiếng Anh, nên ít đọc các tác phẩm văn học. Qua báo chí thì kỳ thi Cao đẳng năm nay có nhiều đề thi văn khó và dễ để các em lựa chọn, đăc biết có đề thi dạng nghị luận( mở ), liên quan đến triết lý nhân sinh của mỗi người, như :
+1. Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng Thống Mỹ A. Licôn ( 1809 -1865 ) viết : ' Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi ". Từ ý kiến trên anh/chị hãy viết một bài văn ngắn trình bầy suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.
+2. Hãy viết một bài văn ngắn trình bầy suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau : " Một ngày so với một đời ngừời là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người cộng lại là do mỗi ngày tạo nên "
Quả thật hai ý kiến của hai đề thi trên cũng làm cho người lớn phải xuy nghĩ và soi xét lại kinh nghiệm sống của mình. Hai câu hỏi đặt ra là trong cuộc sống có có phải lúc nào cũng nên trung thực không, thời gian trôi đi rất nhanh mà quĩ thời gian của mỗi người lại có hạn, vậy sống sao cho có ý nghĩa trứơc hết đối với bản thân mình, rồi đến xã hội ?
Trung thực là đức tính cần thiết, và sự giáo dục đức tính này là quan trọng, nhưng trong cuộc sống phức tạp theo tôi không phải lúc nào cũng nên trung thực ( thật thà quá ) ngược lại có khi bị hại.(?)
Một đời người thường tính bằng năm, được qui ra thời gian tháng, ngày. Vậy ngày là một đơn vị nhỏ của đời người, đơn vị ấy nối tiếp nhau tạo nên dòng thời gian của một đời người. Đời người vừa ngắn ( mỗi ngày) vừa không ngắn ( chuỗi ngày ). Sự thành công của con người nhiều khi phụ thuộc rất nhiều về cách mà ta quan niệm về thời gian. Tục ngữ có câu " Thời gian là tiền bạc " (The time is money ) quả không ngoa. Ngày ngày lại qua đi rất nhanh, tức đời người ngày càng trôi nhanh, nếu không biết tận dụng thời gian quả là hòai phí. Nguyên lý của sự thành công chính là biết quý trọng thời gian, biến mỗi ngày ngắn ngủi thành giá trị cả cuộc đời.
Từ "Nhớ lại miềm Nam nước Pháp" suy ngẫm về "Lập trình chuyến đi"
Thú thật đọc bài ấy điều tôi suy ngẫm lại là ở khía cạnh tin học "Lập trình chuyến đi". Tôi không còn nhớ đó là sau chuyến sang Pháp lần thứ nhất, hay thứ hai bác có tặng tôi một chai rượu vang đỏ Bordeaux xịn sách tay (thực tình biết là quà quí hiếm, nhưng ngày đó tôi còn đang thần tượng Whisky, chứ chưa thấy hết giá trị của rượu vang đỏ như ngày nay).
Trong câu chuyện của bác tôi nhớ mãi những tình tiết như hành trình chuyến đi đều đã được lập trình tỉ mỉ, cứ thế răm rắp mà thực hiện chẳng phải lo nghĩ gì (Ví dụ đi máy bay nào, chuyển máy bay ở đâu, ai đón, về khách sạn nào...)
Thời bao cấp cách nay gần 20 năm, khi tin học ở nước ta còn ở thời kì trứng nước, những tình tiết ấy làm tôi thán phục lắm và cứ ao ước bao giờ nước mình cũng được như thế.
Ngày nay câu chuyện "lập trình chuyến đi" như thế đã trở thành phổ biến, không còn là điều xa lạ nữa. Ví như chuyến đi nghỉ Cửa Lò vừa rồi của nhà bác Hải Anh, cả gia đình 6 người đến giờ cứ thế lên xe, đến khách sạn cứ thế ăn nghỉ. Đến ngày về lại cứ thế lên xe, về đến nhà rồi hai bác cứ thế xuống xe, cứ thế ung dung vào nhà chẳng cần phải nghĩ ngợi gì. Vì mọi thứ đều đã được cô con dâu thứ Hoàng Thu Hà "lập trình chuyến đi" từ A đến z, theo một lộ trình hoàn chỉnh.
Nói rộng ra bây giờ bất cứ tuor du lịch, hay là một chuyến đi làm việc nào đó đều có thể được lập trình thông qua hợp đồng kí kết, chẳng còn phải lo lắng gì cả. Thế mới biết ngày nay khoa học kĩ thuật nói chung, ngành tin học nói riêng phát triển quả là nhanh chóng.
Phạm Lê
Cửa Lò – Nghệ An
Thủ phủ Nghệ An giảm đi nhiệt độ
Cửa Lò không chỉ biển xanh
Cảnh đẹp xung quanh, địa danh lịch sử
Lên núi thăm Hoàng thân mẫu
Về Kim Liên – quê Bác đậm tình dân
Nghệ Tĩnh – quê hương Nguyễn Du
Đại thi hào với truyện Kiều muôn thủa
Nghi Trung – nơi sinh Hoài Thanh-Hoài Chân
Gần 70 năm tuyển tập “Thi nhân Việt
Sắp kỷ niệm 100 năm ngày sinh tác giả
Nghệ An – đất học, người hùng, nhiều nhà yêu nước./.
KimAnh-ĐoànHải
Tháng 7-2009
Bảo vệ các dữ liệu " riêng tư"
Khi dùng chung máy tính có một điều là người khác có thể dễ dàng “ghé thăm” và vô tình xóa đi những dữ liệu của mình. Nếu là những dữ liệu không quan trọng thì không nói làm gì, nhưng nếu là dữ liệu mang tính “riêng tư” mà chúng ta đã mất bao công sức tạo ra nó thì ...ôi thôi!. Thế hệ già chúng ta ngoài việc tự bảo vệ sức khỏe chúng ta ra cũng phải cố gắng tự bảo vệ lấy những cái gì chúng ta đã có không cho lớp trẻ xâm phạm hoặc làm tuột khỏi tay mình (nếu chúng ta không cho phép). Có phải thế không quý vị? Trong cơ chế thị trường hiện nay cái gì cũng có thể xẩy ra cả, nên không ai bảo vệ chúng ta được ngoài sự tự bảo vệ của chính mình. Phải tự bảo vệ mình trước khi mọi việc đã trở nên quá muộn! Các vị thì không biết thế nào còn tiểu nhân này phải phòng bị gậy thôi!
* là phần mềm không cần cài đặt.

Nhớ lại miền nam nước Pháp

Hôm nay 14/7/2009 là Ngày Quốc Khánh của nước CH Pháp, tôi chợt nhớ tới kỷ niệm của những năm 90 sau khi Nhà nước ta mở cửa việc ra nước ngòai, nhất là các nước Tây Phương đã dễ dàng hơn, vì thế lần đầu tiên tôi đã được đến Bordeaux, Foulayronnes ở miền Nam nước Pháp.
Vào những năm 1990 và 1992 tôi được tới Bordeaux – Pháp để dự Hội Thảo do Tổ chức ACCT ( Agence de coopération culturelle et technique - Cơ quan hợp tác văn hóa và kỹ thuật ) và Institut de l’énergie des pays ayant en commune l’ usage du francaise( Viện năng lượng của các nước nói tiếng Pháp ) mời đích danh tổ chức tại tòa nhà của École Internationale de Bordeaux ở 43 Rue Pierre – Nouilles – 33405 Talence Cedex . Đây là một ngôi trường xây dựng từ xa xưa, trên một khuôn viên rộng, có hội trường, có căng tin và nhà ngủ khá tiện nghi cho các đại biểu tới dự .


Ảnh chụp tại nơi tổ chức Hội Thảo
Lần đi đầu tiên vào năm 1990 còn khá bỡ ngỡ,nên tôi chuẩn bị rất kỹ lưỡng( mang cả tự điển con ) như hỏi về thủ tục làm hộ chiếu, visa, lúc đó các thủ tục này còn do Bộ Ngọai Giao VN quản lý, và chờ lấy xong được giấy tờ cũng tốn kém về “quan hệ “ và thời gian, rồi đền thủ tục mang ngọai tệ , dù lúc đó chỉ mang có 100USD, nhưng phải lo trước để đi cho dễ dàng. Lần đầu do để quên địa chỉ của Chị Tố Tâm ( em họ ruột ), nên không đến thăm chị được, lần đi thứ hai vào năm 1992 do rút kinh nghiệm nên chủ động hơn và thực hiện được dự định đến thăm chị Tố Tâm ở Foulayronnes cách Bordeaux. hơn 30km về phía
Cả hai chuyến đi trên là những chuyến đi đầu tiên của tôi ra nước ngòai thuộc xứ sở Tây phương theo kinh tế thị trường nên cũng thích thú và mong muốn tìm hiểu nhiều điều. Theo vé máy bay mà BTC gửi thì là hạng Economy của hãng Air France ( vì lúc đó VN Airlines chưa có tuyến bay thẳng từ VN sang Paris như hiện nay ) nên phải bay từ Nội Bài sang Bangkok bằng máy bay của ta , rồi transit qua Bangkok và bay bằng máy bay quốc tế của Air France đến Paris, giữa đường dừng tại sân bay Copenhaguen ( Đan Mạch) , nhưng hành khách không xuống, đến Paris phải dò tìm sang sân bay nội địa để bay tiếp đến Bordeaux cách Paris 500 km về phía nam bằng máy bay nội địa của Pháp . Sân bay Charles de Gaulles - Paris thật rộng lớn với nhiều Gate ( tuyến ), dễ bị lạc, may mà lần đầu tiên tuy có ngỡ ngàng, nhưng tôi vẫn đi đến được sân bay nội địa do chịu khó giao tiếp. tuy nói còn bập bẹ. Máy bay từ sân bay Nội Bài bay đến Bangkok lúc 10g sáng; cảm giác choáng ngợp đầu tiên là thấy sao sân bay quốc tế Donmuang Thái Lan đẹp và to thế, các quầy hàng đều sang trọng và tiện nghi, phải ngổi chờ ở sân bay Bangkok đến 10 g đêm để bay tiếp suốt đêm sang sân bay Charles de Gaulle – Paris. Vì đã chuẩn bị trước không dám tiêu gì, lấy bánh mì ngọt mang sẵn ở nhà ăn cho đỡ đói và uống nước lã có sẵn ở các vòi nước dành cho du khách uống ở sảnh nhà chờ, nằm nghỉ trên ghế cho đến đêm lên máy bay khác sang Pháp. Do không có visa vào Thái, nên không thăm được thủ đô Bangkok ,trong thời gian chờ đợi sốt ruột may gặp một anh bạn VN đồng lứa mà trước đây chưa quen biết, nhưng qua chuyện trò trao đổi ngay tại sân bay Donmuang sau này thành quen và thân với nhau, đó là anh Bùi Duy Dưỡng cán bộ TT Infoterra của Ủy Ban KHKT NN, chuyên viên về môi trường , ghé qua Bangkok để đi tiếp sang Kenia, sau này khi về chúng tôi vẫn thường xuyên gặp nhau ở HN, vì mãi đến cuối năm 1992 tôi mới chuyển vào SG sinh sống cùng với vợ và con đã vào trước từ năm 1990. Tôi còn nhớ hồi đó anh Dưỡng còn tạo điều kiện cho tôi được bay miễn phí vào SG tham dự Hội thảo “Environment et pauvreté “ ( Môi trường và nghèo khổ) để có cơ hội thăm lại vợ và con lúc đó đang ở Hàm Tử - Q5 . Đến

Tòan cảnh Bordeaux
Bordeaux là thành phố của tỉnh Gironde, thuộc vùng hành chính Aquitaine của Pháp, là thành phố lớn thứ hai sau Paris, rộng 4455 ha, với dân số 235878 người năm 2006, mà 1/3 dân số dưới 25 tuổi, kinh tế khá phát triển tốc độ tăng trựởng giai đọan 1999 – 2005 là 7,1 %% cao hơn cả nước Pháp chỉ có 4% . Bordeaux nổi tiếng với những công trình kiến trúc cổ, như nhà thờ lớn Cathédrale St - André xây dựng theo kiểu Gothic từ năm1096 ; các viện bảo tàng nổi tiếng như Musée d’ Art Contemporain thế kỷ 19, Musée d’ Aquitaire…...các trung tâm văn hóa và giáo dục , cả thành phố có 4 trường Đại học, 14 trường Cao đẳng, 2 Viện nghiên cứu , có khỏang 16300 xí nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa .

















Gặp lại chị Tố Tâm và cháu Hương ở Tp HCM
Sau HT lần thứ hai năm 1992 , tôi xin phép BTC nghỉ 2 ngày bằng tiền tự túc để đi thăm chị Tố Tâm ở Foulayronnes, đầu tiên để tiết kiệm chi tiêu, phải đi bộ 2km đến nhà Ga xe lửa để hỏi thủ tục, mới biết ở Pháp xe lửa có nhiều lọai vé, ngồi nằm trong khoang có hay không hút thuốc lá , xe lửa chạy nhanh, êm sau gần 1 tiếng đến ga Foulayronnes gặp ngay chị Tâm đang chờ sẵn,sau gần mấy chục năm mới gặp lại nhau mà giác quan thứ 6 vẫn nhận ra ngay là người nhà.
Foulayronnes là một thị trấn ở vùng trung du thuộc khu Lot et Garone của vùng Aquitaine , diện tích 288ha, dài 15km,rộng 5km, dân số lúc đó khỏang 4899 người .Chị lái xe ôtô riêng đưa đi thăm quanh trị trấn rồi đưa về nhà riêng ở trên đồi, lúc đó thời tiết còn là mùa đông, nên xung quanh nhà chị tuyết phủ trắng xóa. Chiều hôm đến là thứ 7 ở nhà với chị lúc đó chỉ có con gái lớn và con trai thứ, sáng hôm sau chủ nhật tất cả các con chị ở các nơi làm việc về thăm mẹ như con cả làm về IT cho một ngân hàng ở Marselles đi cùng người yêu là một thiếu nữ Pháp xinh đẹp bạn đồng nghiệp người Paris, cô con gái thứ hai cũng làm về thương mại ở Lyon về, cậu con trai út về cùng người yêu là cô gái Pháp nhỏ nhắn, hình như là công nhân rất bạo dạn. Sau một đêm xa nhà vừa lạnh, vừa không ngủ được tôi lấy quyển tự vị Pháp Việt bỏ túi sọan một bài viết với trình độ tiếng Pháp tự học, để sáng mai CN sẽ nói với tất cả các cháu bằng tiếng Pháp về nguồn gốc họ hàng, vì các cháu xa VN khi còn nhỏ lại sinh trưởng tại Pháp, nên không dành tiếng VN,một vài cháu lớn nghe hiểu tiếng VN, nhưng nói không thạo, nhiều khi chị Tâm phải làm phiên dịch cho tôi. Sau những bữa ăn giống hệt như ỏ VN, như có canh chua, dưa muối , chuyện trò càng thêm vui vẻ. Tôi không rõ cảm tưởng của cả nhà chị sau lần gặp gỡ này, nhưng tôi thấy chị Tâm nói tiếng Việt rất giỏi và còn nhớ nhiều kỷ niệm về VN và họ hàng ở HN .
Sáng thứ hai tôi lại đi xe lửa trở lại Bordeaux, và ngày hôm sau bay về Paris kết thúc cuộc hành trình ngắn ngủi khỏang 2 tuần ỡ miền nam nước Pháp. Lần thứ hai đến Pháp tới mới ghé dừng lại được Paris một tuần do có chú Đỗ Xuân Khôi ( em ruột vợ ) lúc đó vừa tốt nghiệp Tiến sĩ quốc gia về hệ thống điện ở Grenoble về Paris thực tập ở Eléctricité de France, do đó tôi có điều kiện tham quan lần đầu tiên một số danh lam chính ở Paris , đến thăm hai bác Thân ( họ ngọai ) đang ở nhà dưỡng lão và vợ chồng anh chị Khanh&Thục con bác ở một chung cư tầng 14 ở Paris. Thấy căn hộ của anh hướng tây nắng khá nhiều, anh nói ở Pháp căn hộ như vậy giá khá đắt , có rất nhiều cây xanh trồng trong nhà, hỏi ra nhờ có lọai giống đăc biệt của Pháp mà đem về VN chưa chắc đã trồng được . Anh Khanh là bác sĩ nôi khoa ở bệnh viện Henri
Đến nay chắc những nơi tôi đã ghé qua cách đây hàng chục năm đã biến đổi nhiều, nhưng những kỷ niệm những ngày đầu tiên ra nước ngòai đến Pháp còn đọng lại trong trí nhớ của tôi .
Trên đường về ghé thăm Paris





PHẠM GIA