Nhớ về Phố Lãn Ông


Phố Lãn Ông chụp cuối năm 2009

Trong các con phố cổ của Hà Nội, có lẽ không có con phố nào có mùi hương ấn tượng như Phố Lãn Ông (phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ). Chỉ cần đến đầu phố đã ngửi thấy ngay mùi thơm quyến rũ, đặc trưng của các loại hương liệu, các loại thảo mộc khô dùng làm thuốc đông y mà dân gian vẫn quen gọi là thuốc bắc…được bào chế, bày bán ngay trên phố. Đây cũng là một trong những phố nghề ít ỏi của Thăng Long còn lưu lại đến ngày nay. Tên phố bắt nguồn từ tên gọi của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, một vị danh y nổi tiếng có nhiều đóng góp to lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, người kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư.
Tuy nhiên, tên gọi phố Lãn Ông chỉ mới xuất hiện từ thời Pháp tạm chiếm, trước đó vào đầu thế kỷ XX, phố có tên gọi Phúc Kiến (Rue des Phuc Kien) bởi phần đông dân cư là người Hoa kiều, gốc tỉnh Phúc Kiến đến ngụ cư tại đây. Cùng với hội quán Quảng Đông trên phố Hàng Buồm, hội quán Phúc Kiến ở số nhà 42 phố Lãn Ông là chốn hội tụ của bà con Hoa Kiều xa xứ. Hội quán Phúc Kiến chiếm một khu đất rộng; khi xây nhà Hội quán có xây thêm hai ngôi nhà gác ở hai bên ( số 40 và số 44) cho thuê lấy lợi tức cho hội.Khi dục dịch xảy ra chiến sự biên giới phía Bắc, nhiều cư dân gốc Hoa ở phố LO đã di tản về Trung Quốc.
Phố Phúc Kiến dài một trăm tám mươi mét, có sáu mươi nhà bên phía bắc dãy số chẵn, bảy mốt nhà bên phía nam dãy số lẻ. Những năm 20 vào đầu thế kỷ các nhà trong phố Phúc Kiến hầu hết là nhà phố một tầng; dần dần lác đác có nhà hai tầng. Nhà làm theo kiến trúc cổ: nhà ngoài dài sáu, bảy mét, rồi đến sân giữa chung quanh che mái, có các sân con ở giữa . Ngôi nhà đầu tiên xây hai tầng ở phố Phúc Kiến là nhà số 53, trên gác để làm kho chứa thuốc để bán. ( theo http://wikimapia.org/367506/vi/Ph%E1%BB%91-L%C3%A3n-%C3%B4ng )..Nhà thuốc Phú Đức ở 53 Lãn Ông ở ngay giữa phố trước cửa Hội Quán Phúc Kiến ( sau là đình Phúc Kiến ), lúc đầu do Cụ Nội Lê Thị Cả chủ trì , sau truyền lại cho con dâu là Cụ Phạm thị Yến. Các gia đình thuộc dòng họ Cụ Phạm Chí Lễ - Lê Thị Cả đều sinh trưởng và ở đây từ đầu thế kỷ 19, nhà 53 LO là cơ sở của CM, khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, những người lớn trong dòng họ đã tham gia kháng chiến, sau khi HN được giải phóng năm 1954 họ hàng từ kháng chiến trở về, thời gian đầu có thêm gia đình Cụ Phạm Vĩnh Bảo.Từ đó gia đình Cụ Phạm Vĩnh Quang và Cụ Phạm Vĩnh Hanh ở LO lâu nhất, hiện nay trong dòng họ chỉ còn duy nhất gia đình con gái thứ của Cụ Hanh là Cô Linh ở lại ngôi nhà 53 LO cho đến nay.















Chụp trước nhà 53 Lãn Ông

Phố Phúc Kiến có một nghề chính là buôn thuốc Bắc. Cửa hàng bán thuốc Bắc có từ sớm. Quang cảnh cửa hàng bán thuốc cũng giống như cửa hàng các phố khác; ban ngày những tấm cửa lùa hạ xuống kê trên mễ và bậu cửa, trên bày những thúng đựng các vị thuốc sống, những thứ quí thì đựng trong túi vải cất trong ngăn tủ gỗ kê sát tường, dưới nền nhà là dao cầu, thuyền tán dùng cho việc bào chế thuốc. Cửa hiệu có bán lẻ thuốc Bắc kèm theo thuốc Nam. Thuốc Nam có vỏ quýt, sa sâm, quế chi, hạt sen, bán hạ. ).. Dưới mỗi mái nhà, những ô thuốc đóng mở chứa đựng bên trong không chỉ những vị thảo mộc vô tri, vô giác. Có trăm ngàn cách thức để phối hợp chúng với nhau tạo thành những thang thuốc linh diệu, thần tình .Trải qua thời gian, các cửa hàng trên phố Lãn Ông ngày nay vẫn buôn bán thuốc tấp nập, không bị phai nhạt như các phố nghề khác trong khu phố cổ. Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân phường Hàng Bồ, phố Lãn Ông có trên 70 cơ sở kinh doanh Đông Nam dược, chiếm khoảng 90% tổng số nhà mặt phố tại đây. Đây cũng là phố có mật độ dân đông nhất của phường Hàng Bồ. Những người đầu tiên làm nghề thuốc ở phố Lãn Ông chính là Hoa kiều, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến dòng họ Phó đến từ Phúc Kiến. Tuy nhiên, bên cạnh một số lương y gốc Hoa, từ lâu đã có hàng chục lương y người Việt thành danh với nghề thuốc trên phố này. Họ có xuất xứ gốc gác từ nhiều làng quê trên đất nước, phần lớn là từ những làng nghề làm thuốc có truyền thống như Đa Ngưu, Nghĩa Trai, Ninh Hiệp, Đồng Tâm, hay từ những vùng đất thi thư khoa bảng như Nhân Chính, Đông Ngạc, Hành Thiện...












Các hàng thuốc đông y ở phố Lãn Ông


Một đời làm thuốc nổi danh, đến khi khuất núi, người đời cũng không mấy ai nhớ tên cúng cơm của vị lương y ở số nhà 63B phố Lãn Ông, mà chỉ quen gọi tên cụ theo tên làng quê gốc gác - cụ lang Hành Thiện.
Người bán hàng trên phố hầu hết là đàn bà, con gái, họ đều biết chữ nho, thuộc tên thuốc, và mặt tất cả các vị thuốc, xem đơn cân thuốc thành thạo. ..



(Ảnh trên mạng )

Một trong những người làm nghề lâu nhất phải kể đến người con dâu nhà thuốc gia truyền Toàn Mỹ ở số nhà 56. Bà Toàn Mỹ ( chúng tôi gọi thân mật là Thím Lân - lấy theo tên chồng ) thành thạo chữ Nho, ngày ngày đọc sách thuốc, nhớ vị, quen hương của hàng trăm loại thảo dược, thuộc lòng hàng chục bài thuốc Đông y cổ truyền. Tấm hoành phi hình tàu lá mang bốn chữ đại tự thếp vàng "Hạnh lâm xuân sắc" treo trên bức tường phòng thuốc là kỷ vật của vị quan tuần phủ Bùi Thiện Cơ đề tặng Toàn Mỹ do gia đình đã có công cứu quan tuần qua cơn bệnh hiểm nghèo. Lương y Nguyễn Kim Bảng, con trai của bà Toàn Mỹ ở tuổi tứ tuần, hiện là một thầy lang trẻ nhất ở phố Lãn Ông. Theo nghề tổ, giữ nếp nhà vào thời buổi kinh tế thị trường nhộn nhạo trăm mối, thật chẳng dễ dàng. Giờ đây, dòng họ Phó trên phố Lãn Ông vẫn chiếm số đông. Điều này đã được ghi trong các sách địa chí viết về Hà Nội. Lương y Phó Đức Quang là người thuộc thế hệ thứ mười ba của dòng họ. Dù nghề thuốc có lúc thăng trầm nhưng ông luôn gắng sao giữ cho chiếc cán cân tiểu ly gia bảo bao giờ cũng thăng bằng, không thiên lệch. Cần mẫn và thầm lặng theo nếp cũ của gia đình, ông vẫn tự tay sao tẩm một số vị thuốc quý. Mùi đương quy, bạch truật, đan bì, ý dĩ thơm lừng khắp ngõ, vương vào tận chân tóc người qua. Căn nhà số 47 của ông là một trong những nơi bán thuốc lâu đời nhất trên phố Lãn Ông. . .. Nhằm lưu giữ phố nghề truyền thống, thời gian qua, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã phối hợp cùng với trường Đại học Kinh tế Quốc dân xây dựng đề án tuyến phố chuyên doanh. Theo đó, tuyến phố chuyên doanh Đông Nam dược Lãn Ông sẽ được xây dựng dưới hình thức thống nhất về biểu tượng, lôgô, màu sắc chủ đạo…(mỗi cửa hàng có biểu tượng riêng của mình: biểu tượng phù điêu của nhân viên bán hàng, biểu tượng in trên bao gói sản phẩm tuỳ theo mỗi nhà, cửa hiệu và ý tưởng mỗi chủ hiệu). Ðặc biệt, tiêu chí văn minh thương mại đối với hàng hóa kinh doanh tại hai tuyến phố này bảo đảm theo khung giá chung. Mỗi mặt hàng bán theo giá niêm yết. Các đơn vị kinh doanh không lấn chiếm vỉa hè. Hàng phải có nguồn gốc xuất xứ ghi rõ trên mỗi sản phẩm. Phố chuyên doanh Lãn Ông không chỉ đảm bảo hoạt động kinh doanh mà còn có trách nhiệm quảng bá du lịch, khôi phục phố nghề. Trong nhà những người làm thuốc, chân dung của Hải Thượng Lãn Ông thường được đặt ở vị trí trang trọng. Còn những lời răn của Người thì được khắc sâu trong tâm khảm. Gìn giữ danh thơm của nghề không chỉ là chuyện của một thời. Nhớ lại lúc sinh thời khi về hưu Cụ Phạm Vĩnh Quang dù tuổi cao vẫn tận tụy đảm nhiệm công tác quản lý phố Lãn Ông nhiều năm , nên rất được bà con trong phố tôn trọng và quí mến.
.


Họp mặt đồng hương Phố Lãn Ông ở TpHCM năm 2008


Phố Lãn Ông, mấy chục năm qua, dân cư cũng có nhiều biến thiên, dịch chuyển. Song người gốc từ xa xưa đã đi nơi khác nhiều.Ở Tp HCM thỉnh thoảng các đồng hương phố Lãn Ông thường tụ họp gặp gỡ, hồi tưởng lại những kỷ niệm khi còn sống ở phố cổ LO.Ngày nay người từ nhiều nơi đến cũng đông hơn. Nghề kinh doanh thuốc đông y ngày càng thêm mở mang là dấu hiệu tốt đẹp cho sự phục hồi, phát triển của nền y học dân tộc. Người dù từ đâu tới, sống ở phố LO, cũng lấy chữ tâm, chữ tín làm đầu trong cách ứng xử, kinh doanh, phục vụ khách hàng. ......Nhà đất phố L0 nay rất có giá, rao bán trên mạng ngày 21/5/2010 một nhà mặt tiền rộng 3,14m, diện tích 150m2
hướng Nam lên tới 23 tỷ VND ?

Khi viết bài này tôi vẫn cảm thấy một không gian phảng phất hương thơm dịu nhẹ, ngọt ngào, ấy là hương thơm của các loài thảo mộc khô dùng làm thuốc đông y mà dân gian vẫn quen gọi là thuốc bắc.
Hà Nội đã vào những ngày hè 2010, các công việc chuẩn bị cho ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long đang gấp rút hoàn thiện, vì chỉ còn 78 ngày nữa .Tại phố Lãn Ông, người dân lại náo nức với tin Lễ hội Đông Y-Dược cổ truyền được tổ chức hàng năm tại phố Lãn Ông sẽ là một trong 3 lễ hội mới chính thức được thành phố đưa vào danh sách phục dựng……?



Nhớ về phố Lãn Ông !!!!

( Tham khảo thêm Internet, ảnh tự chụp )
Previous
Next Post »
5 Komentar
avatar

Phó Gia Tường, Phó Đức hanh và Phó gia Hội là người làng Đa Ngưu Văn Giang cùng với họ Nguyễn ( Ô Lân+Ô Cả Tháp( bố a. Cường )Đức Phong họ Tạ,và các nhà con gái họ Phó ( Hòa chí Tường, Khải phát tường,Đức Thái, Kim Thành, cô Nhuận v.v.)
Người dân tỉnh Phúc Kiến,chỉcó Hạnh xuân đường,Vạn thọ đường, Bảo sinh đường và Hoàng vĩnh Sinh,và anh Cóng nhì, riêng nhà Hồng Hưng gốc người Phúc kiến những gia đình này đã vào quốc tịch VN từ thế kỷ 19 (Để mua được nhà 36 LO)
Nhà 53 LO người gốc Thanh Đặng Văn Giang ra HN từ tk 15 làm việc ở Thái Y Viện và có nhiều người là tuần phủ Thọ xương
GIơi văn nghệ sỹ nổi tiếng là Nghệ sỹ Nguyến duy Kiên,3 anh em Ta Y, Tạ Hoạt sử dụng vĩ cầm, vợ Y dương cầm, Tạ Phúc guita Hạ Uy Di nổi tiếng,VĐV thể thao có Phó đức Huy cây vợt bóng bàn thứ 7 thế giới thập kỷ 50/20, Sây thủ môn đội Bưu Điện

Balas
avatar

Hoan nghênh trí nhớ của Ô Ngọc về phố Lãn Ông, nói về nhân tài và các nhà hoạt động CM của phố này thì o thể kể hết, trong đó tối có gặp lại Ông Cường con bà Cả Tháp từng vô địch võ sĩ quyền Anh một thời,còn là diễn viên điện ảnh, nay đã 81 tuổi, vẫn chịu khó tham gia các buồi họp mặt phố Lãn ông ở TpHCM

Balas
avatar

Nói về phố L.Ô xin bổ xung ngoài các nhà thuốc "chuyên nhiệp" như Phú Đức, Toàn Mĩ...phải kể tới lực lương "nghiệp dư" là những người buôn chuyến, bán vặt thuốc Nam, Bắc. Chính họ làm đa dạng và nhộn nhịp cho phố chuyên doanh này. Tôi còn nhớ hai ba Vinh và Khôi người Ninh Hiệp trước đây khi Cụ Yến còn hành nghề thuốc, hàng ngày hai bà vẫn đặt mấy thúng thuốc trước cửa nhà Phú Đức, đến tối lại cất vào gầm sạp thuốc nhà 53. Bây giờ bà Vinh đã mua nhà ơ ngay phố LÔ, mở cửa hàng bán thuốc gần nhà Toàn Mỹ. Bà Khôi mua nhà và mở cửa hàng giải khát ở phố Lò Sũ. Phố LÔ còn có một ca sĩ nhí hồi những năm 60,70 được con là triển vọng tương lai đó là cô Thu Thủy nhà ở gần nhà bà Hiếu. Hồi đó chưa có TV, nhưng xuất hiên trên truyề nthanh HN và đài phát thanh TNVN thường xuyên và được hết lời ca ngợi. Lúc đó được coi là triển vọng nhưng ít lâu sau không thấy xuất hiện, không rõ là có theo nghiêp âm nhạc hay không?
Tôi cũng thử dò trên mạng, nhưng chưa tìm ra danh nhân nào có tiếng tăm xuất sứ từ phố Lãn Ông. Những tên tuổi như mấy vị mà ông Ngọc và tôi vừa nêu (trừ nhiếp ảnh gia đáng kính Duy Kiên) còn lại đều ở dạng cấp nội bộ vinh danh đường phố.

Balas
avatar

Anh Cường không phải là võ sỹ quyền anh, anh cũng tập quyền anh nhưng chưa có tên tuổi, tại chợ phiên ở Bờ Hồ anh trúng giải nhất lực sỹ thể hình và sau đó đóng phim Phạm Công Cúc Hoa

Balas
avatar

Tôi xin hai bác Ngọc Di cho được bổ xung:
1.Tôi xin sửa lại muc góp y kiến của tôi ở trên là bà Ninh buôn chuyến, chứ không phải bà Vinh.
2.Tôi đã được chứng kiến tận mắt chiếc cầu tre bắc ngang sông Tô Lịch, ở đoan trên Cầu Hòa Mục phía Ngã Tư Sở bây giờ. Chiếc cầu này dùng cho phim Phạm Công Cúc Hoa mà ông Cường thủ vai chính Phạm Công.
3.Ở nhà ta các vị Anh, Di, Ngọc, Hải, Lan đã rời nhà 53 LO từ những năm trước 60. Đến 1963 là tôi đi bộ đội, nên có thể chỉ nhớ được sự tích trước đó hoặc qua sách vở và Internet. Tôi nghĩ những người gắn bó và biết nhiều sự kiên những năm sau này cho tới tân thập niên 80 (gần 90) là bà Nhu và ông Tiến.

Balas