Blog 53, trực chờ “nghi ngờ và ám chỉ” !

Blog 53, trực chờ “nghi ngờ và ám chỉ” !
Chiều nay mở Blog 53 Lãn Ông bỗng hoa cả mắt khi thấy mất tích ba bức ảnh trong tối họp mặt ngày 22.9.2007, mừng thành viên mới Phan Thế Minh từ Đài Bắc trở về. Tôi cứ tự thẩm vấn mình đến tận bây giờ, tại sao lại mất. Tệ thật ai là người đã xóa đi mấy bức ảnh “lịch sử’này?. Đúng là rât đáng nghi ngờ.
Mấy hôm trước trong bài viết Kênh Gà vẫy gọi, tôi có đưa tin nồng nhiệt chào mừng mấy thành viên gia đình từ nước ngoài trở về sau mấy tháng xuất ngoại. Tưởng đâu chỉ cần nêu mấy vị đại diện như vậy là đủ. Ấy vậy mà vẫn còn thiếu và thêm một gợi ý gửi tới, hay là có chuyện “nhất bên trọng, nhất bên khinh?”. Lại thêm một chuyện nghi ngờ nữa.
Trong một lần đưa lên Blog bài viết “Bạn thôi than vãn, đời sẽ đẹp hơn”, cũng chỉ là môt bài dạng đọc thuê lấy trên mạng xuống (tôi bắt chước nghề đọc thuê của bác Di), tôi đã phải cho chạy một hàng tít lớn trên đầu trang “Chỉ là để tham khảo”, kèm theo lời diễn giải dài dòng rất chi là “mùi mẫm” để tỏ rõ sự vô tư của mình “…tôi xin dẫn ra đây bài viết này…cũng cần phải nói rõ việc làm này không nhằm nói về tôi, về bất cứ ai, chỉ duy nhất là để chúng ta cùng tham khảo”. Nhưng tôi đoán sẽ có nhiều vị vẫn liên tưởng bài này hình như có dụng ý ám chỉ mình hay than vãn đây.
Sự tình một vụ việc đến mức nào đâu có thể ngay một lúc giải thích cặn kẽ được nguồn gốc, “tình ngay lí gian” mà. Ví như cái vụ mất 3 bức ảnh vừa nói ở trên, ấm ức buổi chiều ngay sâm sẩm tối mở Blog 53 lại thấy hiện ra sờ sờ 3 bức ảnh ấy vẫn rất rõ nét, vẫn đẹp như “xưa”. Hóa ra là trục trặc do đường truyền mà thôi, nào có mất, nào có ai xóa đâu. Thế mà đã vội nghi ngờ.
Chắc hẳn quí vị còn nhớ cách đây không lâu vị Tổng Giám đốc một khu du lịch nổi tiếng nọ, đã từng phản đối công khai trên công luận một đoạn phim mô tả cảnh đại gia mua bức tranh đấu giá với cái giá cao ngất ngưởng, mà theo ông là ám chỉ chính ông ấy. Rồi có cả một bộ phim VN dài tập do một diễn viên nổi tiếng đóng vai chính bị kiện ầm ĩ, vì bị nghi ngờ là lấy nguyên mẫu đời thường của chính người khởi kiện cho vào phim trường. Đúng là lại nghi ngờ và ám chỉ.
Tối nay tôi viết bài này rồi dẫn ra ví dụ trên để khẳng định là thiên hạ cũng đầy rẫy chuyện nghi ngờ và ám chỉ, chứ đâu có phải chỉ riêng gì Blog nhà mình. Rồi quả quyết từ đây tôi nhất quyết thôi không hành hạ mình bởi nỗi ám ảnh “nghi ngờ và ám chỉ”, để rồi lại tự vận vào thân mình cho thêm phần đau khổ và bực tức.
Quyết tâm là vậy nhưng nào có được lâu, bởi trước khi đưa lên Blog 53 tôi lại mở ra kiểm tra ý tứ bài viết của chính mình một lần nữa. Bỗng đâu hung tin ập đến rất nhanh “Không ổn rồi, bài này đích thị là có vấn đề, rõ ràng là dụng ý ám chỉ mình đây, nghi ngờ lắm?”.
Quí vị thấy đấy, Blog phức tạp và rắc rối đến thế là cùng.
Thật đúng là có biết bao nỗi “nghi ngờ và ám chỉ" đang trực chờ Blog 53 nhà mình.

Phạm Vĩnh Thắng.

"Ao nhà mình..."

"Ao nhà mình..."

Hôm qua, Bác Di đã có một bài viết mới trên Blog 53 mang tựa đề “Suy nghĩ về Blog 53 Lãn Ông của họ nhà ta”. Trong bài viết này bác lại đề cập một lần nữa có tính cơ bản những khái niệm về Blog, đưa ra những nhận xét các bài đã viết trên Blog, gợi ý đề tài và tiếp tục mong muốn có được một Blog 53 của cả dòng họ Phạm...
Tôi dùng chữ lại vì ngày 03.6.2007, bác cũng có bài viết về đề tài này với nhan đề “Suy nghĩ tản mạn về Blog GĐ-PV”. Đem so hai bài viết ấy thì thấy cũng đề cập tới những nội dung na ná như nhau. Không thể phủ nhận những gợi ý có phần lí thuyết cơ bản của bác trong bài viết lần trước, đã giúp cho việc định hướng sự tồn tại và phát triển của Blog 53 ít nhất là trong mấy tháng qua.
Lý thuyết bác đã nêu rằng hay thì thật là hay, nhưng chắc bác cũng đã biết là Blog 53 làm được theo đúng như ý bác điều đầu tiên là phải có người quản lý, cập nhật thường xuyên mới hấp dẫn được. Nhưng Blog làm gì có được điều đó, chẳng nói đâu xa một bức ảnh đẹp được để từ tháng 6.2007, đến tận ngày 20.9.2007 mới được thay. Nếu như không có lời cầu khần xin thay, thì không biết sẽ còn để đến bao giờ. Lại nữa bao lời gợi ý đề tài hấp dẫn lúc ban đầu, cũng như những gợi ý như bác đã nêu trong hai bài trên nào có thực hiện được đâu, chỉ với một lý do rất đơn giản quá xa vời, lấy ai ra mà làm.
Thiển nghĩ muốn làm được như bác phải có người quản trị hay là chính bác phải ra tay. Vì xét trên nhiều góc độ chỉ có duy nhất bác là người thích hợp nhất, vì chính bác đã có công góp phần sáng lập và hiểu biết nhất về lý thuyết Blog nói chung và Blog 53 nói riêng. Nhưng xem ra điều đó là khó vì bác bận trăm công nghìn việc, lấy đâu thời gian mà làm công việc này.
Gần 10 tháng qua kể từ ngày Blog 53 ra đời, con cháu cụ Quang (đâu dám nói tới con cháu họ Phạm), cũng đã dần dần cảm nhận thấy những tiện ích đã đem lại và cả những điều không tưởng của Blog 53 để trở thành Blog của cả họ Phạm. Thôi thì về nội dung đề tài, phạm vi Blog 53, ta chỉ nên như đang có cũng là được rồi, nghĩa là chỉ gói gọi trong “ao nhà mình, con cháu cụ Phạm Vĩnh Quang” cho hợp với sức mình đang có. Lý thuyết về Blog cũng chỉ nên tàm tạm là thế, bây giờ vấn đề là làm sao để những gợi ý mang tính định hướng của bác trong hai bài viết trên, trở thành sự thật mới là điều khó.
Bác đã tiếp tục gợi mở rồi thì mong bác tiếp tục nhiệt huyết như lúc ban đầu mới thành lập, để anh em con cháu nhà cụ Quang còn có nguồn động viên, cùng làm cho Blog được tồn tại thêm được ít ngày nào tốt ngày đó.

Phạm Vĩnh Thắng

Tản mạn mùa Thu

Tập quán nuớc ta và một số nứớc Đông Nam Á thật kì lạ và thú vị, mỗi mùa có một cái Tết đặc trưng như Tết Nguyên Tiêu, Đoan Ngọ, Vu Lan, Trung Thu, ông Công, ông Táo…
Vốn là nước nông nghiệp nên Tết đến là dịp thờ cúng tổ tiên, vui chơi giải trí sau thu hoặch mùa màng. Đặc biệt mùa Thu có tết Trung Thu vào giữ mùa mát mẻ. Mùa thu có nhiều ý nghĩa đối với mọi lứa tuổi và thời tiết:
Muà Thu: -Xua đi cái nắng hè oi ả.
-Lá vàng rơi bay lả tả.
Đối với lứa tuổi thiếu nhi không gì bằng được vui chơi tập thể, đi chơi phố Hàng Mã, phá cỗ dưới ánh trăng rằm với loại bánh cổ truyền bánh nướng, bánh dẻo, các đồ chơi đủ loại từ tre, nứa, lá đến nhôm, sắt, thép…Nhưng với lối chơi xưa từ các đồ chơi làm bằng tre trúc, đất nung lại mang hình tượng trăng sao như đèn kéo quân, đèn ông sao, mặt nạ, múa lân…vừa thích hợp lại vừa giản dị, tiết kiệm không mang tính bạo lực như súng ống.
Với các cháu nhỏ của tôi:
Trung Thu tới Tít tròn tứ tuổi.
Thích tung tăng thăm thú Thủ Lệ
Mít Mai mọi mặt mượt mà.
Năm tuổi thích nhạc, họa, thơ.
Được treo tranh Cung Thiếu nhi.
Với lứa tuổi thanh niên là mùa tìm hiểu, dựng vợ gả chồng
-Nắng Thu dịu mát bên thềm.
-Đợi ai, ai đợi vấn vương tơ lòng.
Hơn nữa với phong cảnh nên thơ, thời tiết dễ chịu lại được các văn nghệ sĩ “nhả ngọc phun châu” ca tụng mùa Thu trong các bài thơ, bài hát như Ao Thu, Giọt mưa Thu, Thu quyến rũ, Buồn tàn Thu, Nỗi nhớ mùa Thu Hà Nội, Mùa Thu vàng, Tiếng Thu thơ thổn thức tuổi trăng tròn.
Tất cả đã thôi thúc nam thanh nữ tú đi tìm một nửa của mình.
Với các bậc cao niên còn gì tao nhã bằng ngắm trăng thưởng nguyệt, vịnh thơ với ấm chè Thái Nguyên đậm đà bên khay bánh cổ truyền, hoa quả đủ loại như cốm xanh, chuối vàng, hồng đỏ, bưởi đào tươi rói.
Tiếc rằng ở thành phố nên không thưởng thức được hết vẻ đẹp của trăng thanh gió mát. Các vị phụ huynh muốn ngắm trăng cứ tưởng tượng qua đôi mắt con trẻ:
Đôi mắt trẻ thơ.
Sáng tựa trăng rằm.
Đôi mắt biết cười.
Đôi mắt biết nói.
Đen như thỏ ngọc.
Là mắt cháu tôi.
Giữ mãi sáng trong.
Cho mắt, cho đời
Mắt cùng ta thức.
Đêm đêm làm thơ.
Mắt cùng ta vui.
Nheo nheo mắt cười.
Mắt cùng ta buồn.
Rơi rơi hàng lệ.
Mắt biết cảm thông.
Những điều xấu, tốt

Kim Anh
(Tháng 9.2007)

XUY NGHĨ VỀ BLOG 53 LÃN ÔNG CỦA HỌ NHÀ TA

XUY NGHĨ VỀ BLOG 53 LÃN ÔNG CỦA HỌ NHÀ TA

BLOG một dạng Nhật Ký trực tuyến (on –line), mà giới IT gọi là WEB 2.0 đã ra đời , tạo nên một phương tiện truyền thông hấp dẫn cho mỗi cá nhân có cơ hội bầy tỏ những xuy nghĩ hay cảm xúc của mình với người thân, bạn bè hay xã hội vể những vấn đề riêng và chung mà mình quan tâm, trên cơ sở đó xuất hiện một hình thức mới giao tiếp trên mạng thông qua góp ý bình luận . Blog đã xuất hiện ở nước ta từ nhiều năm nay và đến nay đã trở nên một nhu cầu không thiếu đuợc của một bộ phận dân chúng, nhất là giới văn nghệ sĩ và các thanh thiếu niên.Trong hòan cảnh đó Blog 53 Lãn Ông ra đòi với mục đích tạo nên một phương tiên để các thành viên trong mỗi gia đình có nguồn gốc từ nhà 53 LÔ có thể thông tin và trao đổi với nhau một cách nhanh nhất, xúc tích nhất mà ngay cả dùng e-mail cũng không thể hiện hết được.Tuy chưa biết dạng Blog không mang tính chất cá nhân mà mang tính chất cho Gia Đình và Họ Hàng như Blog của chúng ta được giới chuyên môn thưa nhận đến đâu, nhưng qua 10 tháng thử nghiệm và tồn tại(23/12/2006 – 23/09/2007) đã thấy đuợc những tác dụng ban đầu mà người quản lý và khởi xướng đã kỳ vọng, biểu hiện ở các điểm sau :

1/ Tính đến hôm nay đã có gần 300 bài viết trên Blog, mà các Blogger tích cực lại là các Cụ đã về hưu, tuổi đã cao , diện U60 -U80.Các bài viết tuy nội dung chưa phải đã hấp dẫn, văn phong chưa phải đã tốt, nhưng đã đề cập đến nhiều chủ đề không định hướng : từ cảm xúc hay nhận xét mang tính cá nhân về những sự kiện trong gia đình, họ hàng, đến các bài viết có ích chung như nguồn gốc nhà 53 LÔ, các ngày sinh nhật ,các ngày giỗ…,cảm nhận về các chuyến đi du lịch trong và ngòai nước…Một số bài viết đã quan tâm đến những sự kiện “hot “trong nước như : thị trường chứng khóan, bình chọn cho Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên của thế giới, đánh giá xếp hạng các trang web…Tuy vậy số bài viết của giới trẻ còn ít, số người đọc nhiều hơn người viết. Cách đây gần 4 tháng, ngày 31/5/07 theo Blogpatrol có 1276 người trong dòng họ truy cập, đến hôm nay ngày 24/09/2007 đã tăng lên 1809 đó là sự tiến bộ.

2/ Về kỹ thuật thiết kế Blog 53 LÔ cũng có nhũng đặc sắc riêng mà Amin của Blog (TM ) đã áp dụng như : số đông Blog ở VN viết trên nền của Yahoo 360 Blog của chúng ta viết trên nền Blogger của Google, nay đã có phiên bản tiếng Việt. Để lưu trữ, chia xẻ (share) và đăng ảnh (upload) lên Blog đựoc thuận tiện đã sử dụng Flickr ( mà Yahoo Photo đã thông báo đến cuối tháng 9/2007 này không còn lưu các ảnh nữa mà người sủ dụng phải chuyển sang các phần mềm tiện ích khác như Flickr ).Nhờ đó mà nhiều bài viết đã có ảnh minh họa kịp thời, góp thêm phần sinh động, như thông tin kịp thời về sự họp mặt ở HN ngày 23/09/07 . Ngòai ra Blog cũng được liên kết ( link) với nhiều trang web khác nổi tiếng trong nước và những bài viết hay…..Tuy TM đã sọan thào Hướng dẫn khai thác và sử dụng Blog 53 LO, nhưng rất tiếc hiện nay còn nhiều người trong dòng họ chưa quen thao tác , nên phải tiếp tục bồi huấn lẫn nhau để có thêm nhiều người tham gia nhất là các thành viên trẻ.

Thiển nghĩ nếu không có gì trục trặc về các đại gia quản lý Blog và Server chính ở nước ngòai của Yahoo 360 và Google , hy vọng Blog 53 LO tiếp tục được duy trì và hòan thiện, cho dù Admin và những thành viên tích cực khác bận.. Sơ bộ có thể nêu lên vài ý để hoàn thiện
a/ Chú ý search các trang web giới thiệu các Blog mang tính chất chung của GĐ hay họ hàng để học tập thêm, và có thể giao tiếp với các chủ nhân của các Blog đó để học hỏi thêm kinh nghiệm gần đây thấy báo chí có nới đến vài Blog dạng như vậy, thí dụ : webgiađình.org của Lê Hoàng Hiệp…..

b/ Nên có nhiều bài viết về các chủ đề thường nhật hàng ngày để người đọc dễ cảm nhận tính chất
" tự nhiên” của Blog . Albert Einstein nhà vật lý vĩ đại của thế kỷ 20 đã khảng định :” Tất cả những gì thực sự vĩ đại và truyền cảm đều đựoc tạo bởi những cá nhân sáng tạo, trong tự do “ .Khi là Blog cá nhân thì bản sắc cá nhân có thể dễ dàng bộc lộ, bản sắc càng rõ nét thì tính hấp dẫn của Blog cá nhân càng cao.Nhưng ở trường hợp Blog chung như Blog 53 LO để có bản sắc riêng quả là khó, và cần xuy nghĩ thêm. Sơ bộ thấy bản sắc của Blog chúng ta là những thành viên gốc người Hà Nội, xuất phát từ ngôi nhà 53 LO, nhưng để ngừời đọc dễ cảm nhận .Tuy chúng ta cũng không muốn phân biệt với các người ở các địa phương khác, vì ở đâu cũng có ngừời tốt và người xấu,chưa nói trải qua sự biến chuyển của xã hội và từng gia đình cái gọi là “bản chất gốc “ đó đã bị ảnh hưởng và thay đổi, nếu còn giữ được những phần cơ bản quả thật là đáng quí. Nhân đọc bài của TS Đức Úy có đề cập đến “ Người HN “ tôi mới hiểu rõ hơn những đặc trưng của Người HN là có chất trí tuệ, tài hoa, phong nhã,tế nhị kín đáo, nhưng lại có tật “To đầu, nhỏ gan” và xét bình diện chung của cả nứớc thì Người HN chịu ảnh hưởng của thời bao cấp nhiều nhất – thì dụ dễ an phận? Nói đến Nhà 53 LÔ có rất nhiều chi, nhưng rất tiếc đến nay các chi khác còn chưa tham gia hoặc chỉ xem mà không viết, âu cũng là sự hạn chế của Blog? Mong các thành viên chi khác suy nghĩ thêm ?

c/ Để mang tính chất tự nhiên có lẽ không nên định hướng trước các chủ đề cho các thành viên tham gia, nhưng có thể gợi ý như sau : thêm các bài viết về sức khỏe, về kinh nghiêm làm ăn trong và ngòai nước, về sở thích , về cảm nhận qua các chuyến đi du lịch trong và ngòai nước : thí dụ như tôi để ý thì ở Âu Châu không thích Fast Food hay Hard Working như Mỹ, tại sao ở một số nước như Ý lại có sự liên kết nhiều thị trấn thành Slowcities để mọi người có thề đến ở hay du lịch tránh sự ồn ào và căng thẳng của các Thành Phố phát triển cao, dân quá đông…,
d/ Nếu có điều kiện liên hệ với họ hàng Bác Đức Phong (hàng xóm cũ ) biếtđâu lại có cơ hội thu thập thêm nhũng ảnh kỷ niệm về nhà 53 LO thời xa xưa, cách đây nửa thế kỷ ?Nghe nói sắp tới đây sẽ có trang web giới thiệu vế HN của TP, biết đâu lúc đó Blog 53 LO thể đựoc tham gia ?

Vài dòng tản mạn nhân dịp Blog 53 LÔ tròn 10 tháng tuổi

P.V.D


Mừng thanh viên mới

Họp mặt mừng cháu Phan Thế Minh
Như đã biết tháng này nhà ta được đón mấy vị từ nước ngoài trở về, đầu tiên là cháu Nguyễn Thị Minh Nguyệt con gái thứ của ông bà Nguyên Lan từ Angola xa xôi về Hà Nội dưỡng thai chờ ngày sinh nở.

Những ngày tiếp theo lần lượt là bác Phạm Kim Nhu từ Mátxcơva, bác Ngô Thị Phi từ CHLB Đức trở về sau một chuyến du lịch 3 tháng hè thăm con đang sinh sống và làm việc tại hai nước trên.
Cuối cùng là gia đình cháu Phạm Vĩnh Minh Trang từ Đài Bắc về nghỉ phép ít ngày, đem theo “hoàng tử” Phan Thế Minh vừa đầy 6 tháng tuổi.

Tối qua ngày 22.9.2007, tại tư dinh của ông bà Tiến Phượng hai cháu Trang Thắng đã tổ chức họp mặt gia đình, báo cáo ra mắt cậu con trai đầu lòng của mình là Phan Thế Minh.

Cuộc gặp mặt diễn ra rất vui vẻ, đầm ấm với lời chúc mừng thành viên mới Phan Thế Minh và đôi vơ chồng trẻ Trang Thắng.

Phạm Vĩnh Thắng


Nếu quí vị chưa quan tâm?.

Hãy chống ẩm cho máy ảnh KTS!
Tôi thấy hiện nay mỗi gia đinh quí vị nhà mình tối thiểu cũng có một chiếc máy ảnh kĩ thuật số, như nhà bác Anh, bác Nhu…kể cả các cháu cũng có tới 3, 4 chiếc toàn là hàng xịn.
Ta đã biết dùng máy ảnh số rất tiện lợi cho thao tác và quản lý ảnh, tuy nhiên máy ảnh KTS hay bị trục trặc, trong đó có phần là do bị ẩm mốc. Ở nước ta thời tiết ẩm uớt, ngay cả khi trời nắng độ ẩm vẫn cao, chứ không chỉ riêng những ngày mưa gió. Vì thế rất dễ bị sự cố như mốc ống kính, cháy chíp điện tử… Sắp đến mùa giông bão, tôi xin giới thiệu mấy cách bảo quản thu thập được qua "đọc mướm" trên sách báo và tham khảo bạn bè.
1.Đựng máy ảnh trong các hộp bảo quản chuyên dụng, hộp đựng bằng nhựa có đồng hồ đo độ ẩm và có bộ hút ẩm được sạc bằng điện. Tùy theo máy ảnh cỡ nào mà mua loại hộp to hay nhỏ. Giá tiền cao hay thấp tùy thuộc vào kích cỡ loại hộp, có giá từ một đến vài trăm nghìn VNĐ bán ở các hiệu máy ảnh trên đường Lý Nam Đế, Bà Triệu, Hai Bà Trưng…
2.Phương pháp đơn giản hơn như một người bạn của tôi có 3 hiệu ảnh đã làm là ông ta cho máy ảnh vào một ngăn tủ gỗ, rồi chiếu sáng bằng một ngọn đèn 15W đến 25W để liên tục 24 giờ cho không khí khô ráo, kể cả ngày nắng mưa. Theo ông bạn thì cách giữ này rất ưu điểm, ông ấy đã áp dụng hàng chục năm nay. Tôi đã đến xem ngăn tủ ông ta bảo quản mấy chiếc ảnh toàn loại chuyên nghiệp đắt tiền, có cái đến cả hàng chục ngàn đô la.
3.Phương pháp đơn giản hơn nữa là tìm một hộp gỗ, hoặc nhựa kín cho vào trong đó một gói nhỏ hạt chống ẩm, rồi cho máy ảnh vào đậy chặt nắp. Hạt chống ẩm có thể mua ở cửa hàng bán dụng cụ y tế ở đường Tràng Tiền, cạnh hiệu sách Quốc văn cũ giá 21.000VNĐ một gói, chia thành mấy gói nhỏ bằng vải dùng được cả năm.
Mỗi lần dùng xong nên cho máy ảnh vào đó để chống ẩm. Quí vị nếu thấy cần thiết thử làm theo một trong ba cách trên, rất hiệu quả và rất yên tâm cho máy ảnh của quí vị, nhất là với những máy ảnh đắt tiền như của hai cháu Hà Khanh.

Phạm Vĩnh Thắng.
(Sưu tầm)

Kênh Gà vẫy gọi !

Kênh Gà vẫy gọi !
Hôm nay ngày 16.9.2007, chào mừng bác Phạm Kim Nhu vừa từ Matxcơva trở về Hà Nội vào sáng nay sau gần 3 tháng xa Hà nôi. Cũng trong tuần này chúng ta sẽ được đón tiếp bác Ngô Thị Phi từ CHLB Đức và gia đình cháu Phạm Vĩnh Minh Trang từ Đài Loan về Hà Nội.
Đúng dịp các vị ở nước ngoài về, mấy hôm nay trời đang chuyển dần sang thời tiết thu mát mẻ, gợi nhớ những khu nghỉ sinh thái như Thanh Thủy (Phú Thọ), Vườn quốc gia Ba Vì, nước suối Kênh Gà (Ninh Bình).
Tôi xin trích giới thiệu đôi nét về khu nước suối Kênh Gà qua bài viết Du ngoạn Vân Long - Kênh Gà của tác giả Đoàn Loan, đăng trên Dân trí điện tử ngày 24.8.2007 để quí vị tham khảo.
"Ngồi trên thuyền đi quanh Vân Long (tỉnh Ninh Bình), du khách thỏa sức hoà mình với thiên nhiên, mây trời, ngắm loài voọc trắng lấp ló trên những dãy đá vôi. Đây là Khu bảo tồn ngập nước lớn nhất miền Bắc, vốn được mệnh danh là "Hạ Long trên cạn".
Vân Long và Kênh Gà thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội 90km về phía nam.

Ngay sau khi vào địa phận Ninh Bình, bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn đường đi rừng Cúc Phương. Theo hướng này đi thêm 8 km, du khách sẽ gặp khu sinh thái Vân Long bên phải.
Điểm độc đáo ở đây là môi trường cảnh quan được bảo tồn nguyên vẹn, sạch sẽ. Người lái đò thân thiện có thể là hướng dẫn viên, giới thiệu cho bạn những ngọn núi Nghiên, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi Mèo Cào, núi Cô Tiên, núi Voi Dựng, núi Cánh Cổng, núi Mồ Côi... Mỗi trái núi là huyền thoại hấp dẫn.
Giữa khu non nước là những hang động đẹp với nhũ đá kỳ dị như hang Cá, hang Bóng, hang Rùa. Bạn có thể thám hiểm trong mỗi hang để thử cảm giác mới mẻ giữa vùng sông nước mênh mông.
Cách Vân Long khoảng 3km, Kênh Gà vốn nổi tiếng với nguồn nước khoáng nóng. Nước chảy ra từ trong lòng một ngọn núi đá vôi mà không cần khoan xuống lòng đất, nhiệt độ nước khoảng 50 độ C. Điều đặc biệt đối với nước khoáng ở đây là có độ mặn tương đối cao như pha nước muối để súc miệng. Hòn núi này được bao quanh bằng kênh nối ra sông Hoàng Long tạo thành một ốc đảo riêng biệt. Du khách có thể được ngồi trên thuyền, hòa mình vào cuộc sống thanh bình của người dân làng chài.
Khu suối khoáng Kênh Gà đã được đầu tư để phục vu du khách như khách sạn, nhà sàn, nhà hàng và đặc biệt là bể bơi nước nóng, bể sục, bể ngâm."
Hy vọng với sự có mặt của bác Nhu và kinh nghiệm tổ chức của bác, sẽ có một chuyến đi vui vẻ, bổ ích.

Phạm Vĩnh Thắng


Thư ngắn ngày Thứ bẩy.

Thư ngắn ngày Thứ bẩy.
Hà Nội, ngày 15.9.2007
Kính gửi bác Di (và cháu Tuấn Minh).
Hôm nay đã là ngày 15.9.2007, nghĩa là đã giữa tháng 9 sắp sửa sang tháng 10 rồi. Kính mong bác Di thay hộ chiéc ảnh đẹp tháng 6 trên Blog, bằng một ảnh đẹp tháng 9.2007.
Tôi xin đơn cử một trong mấy chiếc ảnh có cháu ngoại ông Tiến Phượng vừa gửi từ Đài Loan về hoặc ảnh cháu nội và gia đình ông bà Kim Anh, Đoàn Hải tại biển Cửa Lò vào ngày 2.9.2007.
Mấy bức ảnh ấy cũng được đấy chứ.

Mong bác Di và cháu Tuấn Minh quan tâm.
Kính
Vĩnh Thắng

Vui một chút

Một chút tâm tư buổi sáng sớm ngày cuối tuần.
Chẳng hiểu sao đêm nay chẳng có chuyện vui, chẳng có chuyện buồn mà mới 3 giờ sáng tôi đã tỉnh giấc, trằn trọc một lúc vẫn không ngủ được. Tôi liền viết mấy dòng ngắn ngủi “Một chút tâm tư buổi sáng sớm ngày cuối tuần”.
Không hiểu các bác nhà mình có như vậỵ không chứ từ ngày bước qua cái tuổi 60, tôi càng thấy thích thú và thân thiết với mấy từ “ngày xưa, ngày trước, hồi đó” kèm theo những chiến tích “hào khí” của chính mình thời trai trẻ xưa kia. Dẫu rằng cái “hào khí” ấy mới chỉ đáng bậc nơi ngõ xóm hẻo lánh, đâu sánh được với các vị anh hùng hảo hán lẫy lừng thế gian.
Vậy mà cứ câu chuyện nào hễ tôi bắt đầu từ chữ ngày xưa, ngày trước, hồi đó thì thấy sao mà khí thế, say sưa và phấn chấn đến thế. Phấn chấn đến mức người nghe đến đoạn chiến tích, “hào khí” ngày xưa ấy của tôi mà không đồng cảm, trót buông lời chọc ghẹo, nghi ngờ hoặc mỉa mai..., thì sẽ bị ghi ngay “điểm đen” trong bộ nhớ của tôi.
Điều này tôi nghĩ cũng là dễ hiểu bởi lẽ đối với những người cao tuổi ai cũng có một thời trai trẻ đẹp đẽ, oanh liệt, xông pha, ai cũng có một thời để nhớ.
Vì thế mong quí vị, nhất là các quí vị trẻ tuổi nhà mình thông cảm cho điều đó.
Nếu như các quí vị cảm thông với tôi như thế, thì tôi lại bắt đầu ngay một câu chuyện mới bằng câu mở đầu rất chi là quen thuộc “ngày xưa, ngày trước, hồi đó tôi đã từng…bay lên vũ trụ”.
Quí vị có tin hay không thì tùy ý.

Phạm Vĩnh Thắng.
Ảnh chụp 6.2007, taị Đà nẵng

CỬA LÒ, NGHỆ AN KÍ SỰ`(ba kì)

Kì ba: Giữa Cửa Lò, nghe môt lời trách.

Sáng sớm ngày hôm ấy tôi và bác Đoàn Hải đắm mình trong làn nước trong xanh của biển Cửa Lò, xua tan mệt mỏi của một chặng đường dài hơn 5 giờ đồng hồ bon bon trên đường từ Hà Nội tới đây ngày hôm trước.
Nhìn bác tuổi đã sấp sỉ 80, thế mà vẫn băng băng luớt đi nhẹ nhàng trong làn sóng biển nhè nhẹ với kiểu bơi ếch, rồi lại bơi ngửa, khoan thai, dưỡng sức mới thấy đời có biết bao nhiêu điều thú vị, bất ngờ mà mình chưa biết. Vừa bơi hai anh em vừa chuyện trò đủ thứ chuyện Đông, Tây, Nam, Bắc, chuyện xưa rồi đến chuyện nay.
Vuốt vội những giọt nước của một đợt sóng nhẹ vừa ập tới, bác bảo “tôi có điều trách chú viết về cháu Dũng nhân ngày sinh nhật là khen hơi quá lời, cháu nó còn phải phấn đấu nhiều lắm”. Nghe lời trách ấy giữa trời nước mênh mông, mát mẻ tôi nhớ lại ngày 19.8.2007, trong bài “Một lời chúc giản dị” nhân ngày sinh nhật của Đoàn Chiến Dũng tôi đã viết “các cụ xưa dạy đời người có hai điều rất cơ bản, đó là sự nghiệp và ngôi nhà. Mới bước vào tuổi 40, Đoàn Chiến Dũng đã có cả hai.”
Viết như thế tôi cứ nghĩ là hay lắm, chí tình lắm bởi Dũng đã có cả hai, bây giờ chỉ còn ngồi nhâm nhi tận hưởng mà thôi. Mà đúng thật năm qua là một năm chuyển mình của Dũng, khi một lúc đạt hai sự kiện tầy đình nhận công việc mới đầy triển vọng và mua nhà mới. Hai việc ấy đâu phải một chốc một lát mà được, cũng phải lao tâm khổ tứ lắm đấy chứ.
Xưa nay vẫn biết đời người có hai việc lớn là nghề nghiệp và nơi dung thân-ngôi nhà. Hai việc ấy từ xa xưa ông cha rất chăm chút để lại cho con cháu trước khi nhắm mắt, suôi tay. Nhưng ngẫm nghĩ sâu sa thì có biết bao nhiêu người cũng có đủ cả sự nghiệp, nhà cửa đàng hoàng, khang trang, hiện đại nhưng nào có được yên thân bởi bao thói hư tật xấu trên đời ập tới như xì ke ma túy, rượu chè, cờ bạc, đề đóm đó thôi.
Nhân chuyện bác Đoàn Hải góp ý, tôi lại nhớ cách đây hơn một tháng trên Blog bác Ngọc viết về thời điểm ông Bảo về Lãn Ông, theo bác là vào buổi tối. Tôi có viết một bài chỉ để thảo luận cho sôi nổi, theo sự ghi nhớ của tôi ông Bảo về vào buổi trưa nắng chang chang, chứ không phải là buổi tối. Sau đó bác Ngọc viết một mầu tin bảo vệ ý kiến của mình, còn mựợn lời bác Kim Lan xác nhận đúng là như thế cho thêm phần chắc chắn. Rồi mấy hôm sau bác Lan gọi điện cho tôi nói chú nhớ không đúng, phải như bác Ngọc mới đúng, chứ không phải là buổi trưa như chú viết.
Lần này ở Cửa Lò bác Kim Anh trực tiếp nghe bác trai góp ý, sợ tôi tự ái vì lời trách của phu quân liền bảo đấy là chú ấy động viên cháu.
Kể ra bác Kim Anh cũng khéo lựa lời, khéo nghĩ ai lại đi trách người ta chỉ vì khen con mình, mà lần sau như thế còn ai dám khen nữa. Nghe vậy rồi để đó vì tôi cũng đã quen chuyện góp ý đúng sai cho các bài viết của mình, đâu có phải là chuyện thắng thua mà để tâm cho thêm phần bức xúc.
Tôi nghĩ thực ra vấn đề rất đơn giản, văn chương đâu phải ai viết ra cũng là hay, là đúng không thể sai. Biết bao bậc hiền triết thông thái, uyên thâm mà vẫn bị người đời lôi ra khen chê đó thôi. Vì thế việc góp ý cũng là đương nhiên.
Tôi không phải là người có tính hay “lên gân lên cốt”, nhưng tôi vẫn còn nhớ một câu chuyện từ mấy chục năm nay. Câu chuyện ấy kể lại rằng (đại ý) khi còn sống mỗi một bài viết, cụ Hồ đều đưa cho những người giúp việc xem góp ý rồi mới sử dụng. Bậc vĩ nhân thiên tài cả thế giới kính phục như cụ còn như thế, huống chi là bậc vô danh như tôi có vô vàn cái sai, không có ai góp ý mới là điều lạ.
Chiều hôm đó rời bãi tắm tôi và bác Đoàn Hải lại dẫn nhau đến quán Hương Lộc, làm môt bát cháo ngao đặc sản Cửa Lò nóng hổi, ngọt lịm, thơm nức mùi hành răm quên hẳn chuyện văn chương Blog rắc rối, chỉ còn văng vẳng tiếng sóng vỗ rì rầm, lòng thanh thản, chẳng có chuyện gì sảy ra vì lời góp ý của Tiên sinh nghe ra cũng có lý.

Phạm Vĩnh Thắng

CỬA LÒ, NGHỆ AN KÍ SỰ (ba kì)

Kì hai: Nguyên nhân của thành công.
Tối nay ngồi đọc lại bài viết Tiếp nối - Hội nhập và Phát triển của Đoàn Ngọc Khanh trên Blog ngày 06.9.2007, về chuyến đi ngày 2.9 tới quê nhà họ Hoàng ở Nghệ An, hóa ra Ngọc Khanh cũng viết được đấy chứ.
Thú vị là bài viết có cả ba thế hệ thuộc “thì quá khứ gần, hiện tại và tương lai”. Mà có cả ba cái thì ấy thì bài văn mới thành bài văn và cuộc đời này mới tồn tại được. Thử hỏi nếu thiếu một trong ba cái thì ấy, liệu cuộc sống này có đơm hoa kết trái được không và cuộc đi này liệu có thành công.
Ngọc Khanh dường như cho rằng sở dĩ chuyến đi của họ Đoàn về nhà họ Hoàng ngày hôm ấy thành công ngoài sự đón tiếp thịnh tình, chân thành của nhà họ Hoàng thì phần lớn là do “thì qúa khứ gần” như hai bác Đoàn Hải, Kim Anh, các cô chú Thắng, Tiến, Minh, Phượng quyết định.
Tôi cho rằng đánh giá như thế là không công bằng, bởi cuộc đi này là sự hội nhập của cả “ba thì”. Giả sử nếu không có sự góp mặt của lớp người thuộc thế hệ hiện tại như sự năng nổ, hoạt bát, chu đáo của Hoàng Thu Hà ngay từ lúc khởi đầu. Không có sự ra tay của Ngọc Khanh gạt rơm mở đường cho xe chạy như bức ảnh minh họa kèm theo. Và nếu như không có thế hệ tưong lai với sự náo nhiệt ngộ nghĩnh của hai cháu nôi Mit Tít, thì cuôc đi này đâu có thành công được như thế.
Bao giờ cũng vậy, một chuyến đi cũng như một câu chuyện có rất nhiều nguyên nhân, nguyên nhân phụ và nguyên nhân chính. Theo cách xưa nay vẫn tổng kết tôi lại đi tìm nguyên nhân của mọi nguyên nhân thành công của chuyến đi này là đâu nhỉ?.
Xin thưa đó là nếu như hai bác Đoàn Hải và Kim Anh không có cô con dâu thứ họ Hoàng quê ở Nghệ An, thử hỏi chuyến đi này về Nghệ An liệu có thành hiện thực hay không?.
Có thể đấy mới chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

Phạm Vĩnh Thắng

CỬA LÒ, NGHỆ AN KÍ SỰ (ba kì)

một:. Chuyện bây giờ mới kể.

Chuyến đi của nhà họ Đoàn về Nghệ An từ ngày 01 đến ngày 03.9.2007, quí vị đã được thông tin về chuyến đi này qua mấy bài viết trên Blog những ngày vừa qua.
Cũng giống như cuộc thi Hoa hậu quốc tế người Việt vừa diễn ra, cũng có những chuyện bên lề chuyến đi này chưa được nói tới. Hôm nay tôi xin được kể với quí vi hai câu chuyện nho nhỏ để thấy chuyến đi cũng muôn mầu đấy chứ, nghĩa là cũng có vui vẻ hỉ hả, cũng có vất vả và cũng có cả chuyện như đùa mà thành thật.
Câu chuyện thứ nhất là khi đoàn xe gồm hai chiếc hoành tráng tiến vào nhà họ Hoàng, các thành viên trong đoàn đã ngồi tề chỉnh đâu vào đấy, bàn tiệc đã bầy ra đầy đủ, hai bác Đoàn Hải và Kim Anh lặng lẽ nhẩm đi nhẩm lại lời phát biểu trước hai họ đã mấy lần, mà vẫn chưa thấy chú Tiến xuất hiện.
Mọi người đưa mắt hỏi nhau, tìm kiếm. Tôi đi ra ngoài ngõ thì được chứng kiến cảnh hai chú cháu đang hì hục giaỉ quyết sự cố bất ngờ vừa sảy ra. Cháu Khanh chui vào gầm xe gỡ từng bụi rơm cuốn vào trục xe (xem ảnh), chẳng là hôm đó trời nắng to dân làng đem rơm ra phơi đầy đường. Tôi vội ghi lại được một tấm hình giây phút này, xin giới thiệu cùng quí vị. Rất tiếc là sau đấy chú Tiến còn cho biết trước đó cháu Hà cũng sắn quần chui vào gầm xe như thế. Nhưng tôi không có mặt nên không ghi được, nếu có chắc là quí vị cũng`sẽ được thưởng thức một bức ảnh cũng thú vị lắm đấy.
Chuyện thứ hai là đến ngày 03.9 trên đường về Hà Nội, trong khi chờ hai bà Minh, Phượng vào chợ hải sản mua quà, tôi và bác Đoàn Hải, Kim Anh sà vào quán bánh cuốn đầu đường mỗi người ăn một xuất bánh cuốn với chả Nghệ An. Hóa ra đây là món khoái khẩu mà bác Đoàn Hải ao ước mấy ngày qua khi phải ăn toàn hải sản.
Ăn xong ngon hay không ba anh em chúng tôi chưa kịp tổng kết, thì lại nẩy sinh ra nhu cầu “giải quyết hậu quả” để cho chuyến đi mấy trăm km được bén đồng thông giot, khỏi bứt rứt trong lòng. Trong mấy phương án chỉ còn cách quay lại khách sạn Ánh Sáng là nơi 3 ngày qua đoàn đã ở đó, để xin được giúp đỡ giải quyết. Bác Kim Anh vốn tính hay lo cứ ái ngại vì vừa mới chào người ta ra về, nay quay lại chẳng có lí do gì chính đáng chắc gì họ đã cho vào.
Xe vừa tới cổng may sao gặp lúc hai cô cháu bà chủ đang đứng ở sân, tôi bèn nhẩy xuống lấy máy ảnh ra với vẻ lưu luyến mời chào đon đả chủ và khách cùng làm một kiểu ảnh kỉ niệm khách sạn Ánh Sáng. Lời đề nghị thế mà được chấp nhận ngay rất vui vẻ và quí vị thấy đấy nét mặt của bốn ngừoi trong bức ảnh mới rạng rỡ làm sao, còn bức ảnh xem ra cũng đẹp đấy chứ.
Chụp xong thì mọi việc cứ tự nhiên như kế hoạch đã định, “hậu quả” đã được giải quyết chúng tôi lại lên đường. Nhờ vậy mà cả chuyến đi về Hà Nội hai bác Kim Anh, Đoàn Hải cười nói râm ran rất vui vẻ suốt quãng đường dài mấy trăm cây số.

Phạm Vĩnh Thắng





















Tiếp nối - Hội nhập và Phát triển

Trước tiên, cháu xin thay mặt hai họ Đoàn-Hoàng chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị em đã tổ chức, tài trợ và tham gia cuộc gặp thượng đỉnh tại Nghệ An nhân ngày Quốc Khánh. Xin chúc mừng cả đoàn ta đã có một chuyến đi thành công rực rỡ về mọi mặt.

Hôm nay, tuần lễ thượng đỉnh APEC sẽ bắt đầu tại nước Úc xa xôi. Nhưng Tiếp nối-Hội nhập-Phát triển không chỉ là quốc gia đại sự, mà còn là câu chuyện của mỗi gia đình, dòng họ, thể hiện ngay trong chuyến đi vừa rồi.

Tiếp nối

Được tham dự chuyến đi này, con cháu càng thấy rõ truyền thống hào hùng của gia đình cũng như tài thao lược của các bậc cha chú. Để có sức khoẻ tuyệt luân + thần kinh thép chèo lái đoàn xe vượt hàng trăm cây số như chú Tiến; sức mạnh "một cái phất tay khiến núi lở mây tan" như cô Phượng; hay phong thái ung dung mà bản lãnh thượng thừa có thể bơi ra tận ... phao số 0 như bác Đoàn Hải hay cô Minh, viết bài dễ như "lấy chữ trong túi" như chú Thắng, bậc con cháu theo được hẳn còn mệt. TỰ HÀO-PHẤN ĐẤU!

Hội nhập

21 người trong tấm ảnh chung kỷ niệm làm chúng ta liên tưởng tới các vị lãnh đạo của 21 nền kinh tế APEC. Khi những nền kinh tế lâu đời của Nghệ An hay non trẻ như TítMít hội nhập với những nền kinh tế hùng mạnh tại chùa Sét hay Tây Hồ, điều đó chỉ có thể đem lại những điều tốt đẹp.

Để có tấm ảnh đó, chúng ta cần ghi nhận công lao của một người luôn
có mặt nhưng không bao giờ xuất hiện trong các bức ảnh. Do vậy, người viết xin dành lời cảm ơn đặc biệt cho anh mà nếu không có sự tham gia nhiệt tình và hiệu quả của anh, chúng ta sẽ khó có thể có những chuyến đi thành công cùng với những tấm hình đẹp. Một điều khác làm tấm hình có hơi hướng APEC là có lẽ chỉ các vị cấp cao lắm mới được hưởng những cống hiến tận tuỵ của anh trong công việc. Những chiến công thầm lặng của anh mang vẻ đẹp huyền ảo của tà áo dài Việt Nam mà người viết vẫn thường được nghe bạn bè quốc tế ca ngợi khả năng "che hết mà không dấu gì" (cover everything but hide nothing). Hy vọng những phấn đấu không mệt mỏi của anh sẽ "đơm hoa kết trái" và đem lại cho anh những "mùa vàng bội thu" như trong ảnh dưới đây. Và chính anh, hội tụ trong mình đủ các đức tính cần thiết, sẽ là người tiếp nối phất cao ngọn cờ vẻ vang của truyền thống gia đình trên con đường hội nhập và phát triển trong thời đại mới. ĐOÀN KẾT-ĐẠI ĐOÀN KẾT!


Phát triển
Chuyến đi này còn là dịp để hơn một lần ăn mừng muộn sinh nhật của anh Phạm Vĩnh Tuấn Khoa - một người như các cháu TítMít nhận xét là "cao to hơn cả cây". Phảng phất trong những lời tự truyện hiếm hoi của anh, chúng ta đã nghe được những từ như "du học", "MBA" .... hứa hẹn mở ra một tương lai đầy triển vọng cho quốc+gia.

Cuối cùng, chúng ta cùng hy vọng và chúc cho Bill Phan (The Minh) của chúng ta sẽ kết hợp được sức mạnh kinh tế+chính trị của gia đình để trở thành Bill Gates hay Bill Clinton trong tương lai. ỔN ĐỊNH-DÀI LÂU!


Hanoi, 06-09-07
Khanh-Hà

Loi hoi tham tu Taipei-Taiwan




Chau chao ca nha!

Lau lam roi chau moi vao blog gia dinh, thay cang ngay cang co nhieu bai viet va anh rat phong phu nhung van khong thay 6x,7x viet bai nhieu. Chac anh chi ban cong viec, ban con cai nen ko co nhieu thoi gian. Chau viet vai dong de hoi tham ca nha va nhan tien chau post vai tam anh cua cu Bill (Phan The Minh) nha chau len de cac bac duoc update a.

Chuc ca nha vui ve va khoe manh!
Chau Trang-Thang va cu Bill

Theo chân họ Đoàn về Nghệ An

Sáng qua đúng ngày Quốc Khánh 2.9.2007, chúng tôi được theo chân họ Đoàn do hai bác Kim Anh, Đoàn Hải dẫn đầu về quê họ Hoàng ở Nghệ An.
Thực ra không phải đợi đến hôm nay hai họ mới gặp nhau, mà đã có nhiều cuộc gặp mặt chí tình tại Hà Nội từ trước đó. Nhưng gặp gỡ tại chính quê nhà của họ Hoàng mới đúng là lần đầu tiên thật. Lẽ ra cuộc đi này đã sớm hơn rất nhiều nhưng phải đợi tới gần 7 năm sau ngày thành hôn của Đoàn Ngọc Khanh và Hoàng Thu Hà, với “bài tốt nghiệp xuất sắc” sinh hạ được “một công chúa và môt hoàng tử” thì cuộc gặp mới được thực hiện.
Trưa hôm ấy gần như có mặt đông đủ cả nhà họ Hoàng gồm anh em ông nội, bà nội, các bác, cô, gì và con cháu đang ở quê nhà đều có mặt để tiếp đoàn.
Nhìn hai họ Đoàn Hoàng gặp nhau tay bắt mặt mừng trong cảnh cờ xí tung bay rợp đường ngõ xóm, Flash của mấy chiếc máy ảnh số chớp chớp liên tục, xen kẽ những lời chào mừng và những câu chuyện rôm rả của chủ và khách bên mâm cơm đặc sản thịt dê đồi, gà và các loại rau nhà…đủ biết là cuộc gặp đã được chờ đợi từ lâu và mọi rào cản chẳng bao giờ có, chỉ có thời gian là chậm chễ. Chẳng thế mà sát ngày khởi hành cô cháu dâu Hà sau nhiều năm mong đợi, nay với vẻ bồn chồn hiếm thấy, thỉnh thoảng lại nhắn tin cho tôi. Chưa hết còn bất ngờ gửi cho chú một bức thư dài chưa từng có, chất chứa đầy nỗi niềm chờ mong ngày gặp mặt tại quê nhà cho xứng danh con dâu nhà họ Đoàn. Bức thư còn mô tả chương trình gặp mặt, hướng dẫn đường đi thật chi tiết đến từng chặng nghỉ dọc đường, quán ăn nào bên đường nên vào, nên gọi món gì… thật là chu đáo. Ngỡ rằng như vậy cũng đã là đủ, nào ngờ ông thông gia họ Hoàng đã cùng vợ chồng cháu xuất quân từ Hà Nội về quê trước một ngày, để “tư vấn và trực tiếp tham gia vào công việc chuẩn bị đón tiếp cho phần thân thiết.
Chỉ mới như vậy thôi, cũng đủ thấy ông bà Kim Anh, Đoàn Hải khéo chọn nàng dâu và cuôc đi này được chào đón tưng bừng như thế chẳng có gì là ngạc nhiên cả.
Có mặt ngày hôm ấy vui thì vui thật đấy, nhưng trong một phút xao lòng tôi chợt thấy vừa tiếc, lại vừa “tự hỏi vị thế của mỉnh trong chuyến đi này là gì nhỉ?”. Quả vậy, nói tiếc là tiếc cho bác Kim Nhu đang ở mãi tận nước Nga xa xôi, không kip về để tham dự cuộc gặp này.
Ai cũng biết bác là người rất tinh mắt, tinh đời tuy không phải là “bà mối, nhưng ngay từ khi còn manh nha bác đã không tiếc công sức, thời gian nồng nhiệt bắc “nhịp cầu tre” cho hai họ Đoàn Hoàng bén duyên cùng nhau.
Còn nói “tự hỏi vị thế của mình trong chuyến đi này là gì nhỉ?” nghe ra có vẻ hơi quá lời chăng?. Xin thưa thật đúng là như thế, chẳng có gì là quá lời cả vì nếu có bác Nhu ở nhà thì cái xuất theo chân này, chắc gì đã đến lượt tôi.
Trong khi hai họ đang ríu rít chuyện trò tôi chợt nghĩ đến Đoàn Đình Hiệp, lẽ ra cũng có mặt trong chuyến đi này, nhưng đến phút chót vì bận việc cơ quan đành hẹn dịp khác. Tôi nhẩm đoán chẳng bao lâu nữa, nhà họ Đoàn sẽ lại có cuộc gặp mặt tại quê hương của cô dâu mới. Khi đó sẽ còn tưng bừng hơn nữa vì tôi biết mọi việc đã được hai bác Hải, Anh chuẩn bị tươm tất từ rất lâu rồi.
Giờ đây mọi việc đã sẵn sàng và nói như những người lính thì “đạn đã lên nòng", chỉ còn chờ Hiệp "nổ súng" mà thôi.

Bài và ành Phạm Vĩnh Thắng

Ảnh từ trên xuống dưới: Họ Đoàn đáp lễ. Chung một tấm ảnh kỉ niệm. Chuẩn bị bàn tiệc. Ra về vui vẻ.